Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

11. Nói chuyện cùng học sinh tại Rajghat, 5 tháng giêng 1954

Wednesday, July 13, 201100:00(View: 5731)
11. Nói chuyện cùng học sinh tại Rajghat, 5 tháng giêng 1954

J. KRISHNAMURTI
BÀN VỀ SỢ HÃI [ON FEAR]
Lời dịch: ÔNG KHÔNG – 2009 –
HarperSanFrancisco, A Division of HarperCollinsPublishers

PHẦN I

Nói chuyện cùng học sinh tại Rajghat,
5 tháng giêng 1954

Tôi muốn nói về một chủ đề có lẽ khá khó khăn, nhưng chúng ta sẽ cố gắng và khiến nó càng thẳng thẳn lẫn đơn giản bao nhiêu càng tốt. Bạn biết hầu hết chúng ta đều có loại sợ hãi nào đó, phải không? Bạn biết sợ hãi đặc biệt của bạn chứ? Bạn có lẽ sợ hãi người thầy của bạn, người bảo mẫu của bạn, cha mẹ của bạn, người lớn tuổi, hay một con rắn, hay một con trâu, hay điều gì người khác nói, hay chết, và vân vân. Mỗi người đều có sợ hãi; nhưng, đối với những người trẻ những sợ hãi khá hời hợt. Khi chúng ta lớn lên, những sợ hãi trở nên phức tạp hơn, khó khăn hơn, tinh tế hơn. Bạn biết những từ ngữ tinh tế, phức tạp, và khó khăn, phải không? Ví dụ, tôi muốn thành tựu; tôi không là một người già nua, và tôi muốn thành tựu trong một phương hướng đặc biệt. Bạn biết từ ngữ thành tựu có nghĩa gì? Mỗi từ ngữ là một khó khăn, phải không? Tôi muốn trở thành một nhà văn lớn. Tôi cảm thấy nếu tôi có thể viết, cuộc đời của tôi sẽ hạnh phúc. Vì vậy tôi muốn viết. Nhưng chuyện gì đó xảy đến cho tôi, tôi bị tê liệt; và suốt cuộc đời của tôi tôi sợ hãi, tôi tuyệt vọng, tôi cảm thấy tôi đã không sống. Vậy là điều đó trở thành sợ hãi của tôi. Vậy là khi chúng ta lớn hơn, nhiều hình thức khác nhau của sợ hãi hiện diện, những sợ hãi của bị bỏ lại một mình, không có một người bạn, bị cô độc, mất tài sản, không có vị trí, và vô vàn loại sợ hãi khác nữa. Nhưng lúc này chúng ta sẽ không tìm hiểu những loại sợ hãi rất tinh tế và khó khăn bởi vì điều đó cần đến nhiều suy nghĩ hơn.

Rất quan trọng rằng chúng ta – bạn, những người trẻ và tôi – nên suy xét vấn đề về sợ hãi này, bởi vì xã hội và những người lớn tuổi nghĩ rằng sợ hãi rất cần thiết để giữ gìn sự cư xử đúng đắn. Nếu bạn sợ hãi giáo viên của bạn hay cha mẹ của bạn, họ có thể kiểm soát bạn tốt hơn, đúng chứ? Họ có thể nói, ‘Làm điều này và không làm điều kia’ và chắc chắn bạn sẽ phải vâng lời họ. Thế là sợ hãi được sử dụng như một áp lực luân lý. Ví dụ, những giáo viên sử dụng sợ hãi trong một lớp học đông người như một phương tiện kiểm soát những học sinh. Không phải vậy sao? Xã hội nói sợ hãicần thiếtnếu không, những công dân, những con người, sẽ chỉ chuyển động và làm mọi sự việc một cách hỗn loạn mà thôi. Thế là sợ hãi trở thành một cần thiết cho sự kiểm soát con người.

Bạn biết sợ hãi cũng được sử dụng để văn minh hóa con người. Những tôn giáo khắp thế giới đã sử dụng sợ hãi như một phương tiện kiểm soát con người. Đúng chứ? Họ nói rằng nếu bạn không làm những việc nào đó trong cuộc đời này, bạn sẽ bị đền bù lại nó trong đời sau. Mặc dù những tôn giáo giảng về tình yêu, mặc dù họ giảng về tình huynh đệ, mặc dù họ nói về sự hợp nhất của nhân loại. Một cách tinh tế, hay rất thô thiển, trắng trợn tất cả họ đều duy trì ý thức của sợ hãi này.

Nếu bạn học cùng nhiều học sinh trong một lớp học, làm thế nào giáo viên có thể kiểm soát các bạn? Anh ấy không thể. Anh ấy phải sáng chế những phương cách và những phương pháp để kiểm soát các bạn. Thế là, anh ấy nói, ‘Hãy ganh đua. Hãy trở thành giống như cậu trai đó mà thông minh hơn em nhiều’. Vậy là, bạn đấu tranh, bạn sợ hãi. Sợ hãi của bạn thường thường được sử dụng như phương tiện để kiểm soát bạn. Bạn hiểu chứ? Liệu không quan trọng khi sự giáo dục nên loại bỏ sợ hãi, nên giúp đỡ các em loại bỏ sợ hãi, bởi vì sợ hãi làm thoái hóa cái trí? Tôi nghĩ, trong một trường học của loại này điều cốt lõi là mọi hình thức của sợ hãi nên được hiểu rõ và xóa sạch, loại bỏ. Trái lại, nếu bạn có bất kỳ loại sợ hãi nào, nó làm biến dạng cái trí của bạn, bạn không bao giờ có thể thông minh. Sợ hãi giống như một đám mây đen trong cái trí của bạn và, khi bạn có sợ hãi, nó giống như đang đi bộ dưới ánh mặt trời với một đám mây đen trong cái trí của bạn, luôn luôn sợ hãi.

Vì vậy, không phải chức năng của sự giáo dục là để được giáo dục – đó là, hiểu rõ sợ hãi và được tự do khỏi nó? Ví dụ, giả sử bạn ra ngoài mà không xin phép hiệu trưởng hay giáo viên của bạn và khi trở lại bạn sáng chế những câu chuyện rằng bạn phải đi với ai đó, trong khi bạn lại vào rạp chiếu phim, mà có nghĩa bạn sợ hãi. Nếu bạn không sợ hãi giáo viên, bạn nghĩ bạn sẽ làm điều gì bạn thích và những giáo viên cũng nghĩ như thế. Nhưng hiểu rõ sợ hãi hàm ý nhiều, nhiều hơn làm chính xác điều gì bạn muốn làm. Bạn biết có những phản ứng tự nhiên của thân thể, phải không? Khi bạn trông thấy một con rắn, bạn nhảy tránh. Đó không là sợ hãi, bởi vì đó là phản ứng tự nhiên của thân thể. Trước sự nguy hiểm, thân thể phản ứng; nó nhảy tránh. Khi bạn trông thấy một vách núi đứng, bạn không mù quáng đi ven theo nó. Đó không là sợ hãi. Khi bạn trông thấy một nguy hiểm, hay một chiếc xe đang chạy đến rất nhanh, bạn lướt qua hướng khác. Nó không là một thể hiện của sợ hãi. Đó là những phản ứng của thân thể để tự-bảo vệ nó khỏi sự nguy hiểm, những phản ứng như thế không là sợ hãi

Sợ hãi chen vào khi bạn muốn làm cái gì đó và bị ngăn cản không được làm nó, phải không? Đó là một loại sợ hãi. Bạn muốn đi xem phim; bạn muốn ra ngoài đến Benares trong một ngày và giáo viên của bạn không cho phép. Có những nội quy và bạn không thích những nội quy này. Bạn muốn đi. Thế là dựa vào một lý do nào đó bạn đi và bạn quay trở về. Giáo viên của bạn phát hiện bạn đã trốn đi, và bạn sợ hãi bị trừng phạt. Thế là, sợ hãi chen vào khi có một cảm giác rằng bạn sẽ bị trừng phạt. Nhưng nếu giáo viên của bạn dịu dàng nói chuyện với bạn về lý do tại sao bạn không nên đi đến thị trấn, giải thích cho bạn về những nguy hiểm, ăn uống những thức ăn không sạch sẽ và vân vân, bạn hiểu rõ. Thậm chí nếu giáo viên khôngthời gian để tìm hiểugiải thích cho bạn toàn vấn đề của tại sao bạn không nên đi, bởi vì bạn cũng suy nghĩ, thông minh của bạn được đánh thức để tìm ra tại sao bạn không nên đi. Vậy là không còn vấn đề, bạn không đi. Nếu bạn muốn đi, bạn nói chuyện về nó và tìm ra.

Làm chính xác điều gì bạn thích với mục đích thể hiện rằng bạn được tự do khỏi sợ hãi không là thông minh. Can đảm không là đối ngịch của thông minh. Bạn biết trong những trận chiến, họ rất can đảm. Vì vô số lý do họ nhậu nhẹt dùng thuốc men, hay làm mọi sự việc để cảm thấy can đảm; nhưng đó không là sự tự do khỏi sợ hãi. Chúng ta sẽ không tìm hiểu điều đó, không cần thiết lắm.
Liệu sự giáo dục không nên giúp đỡ các em học sinh được tự do khỏi mọi loại sợ hãi – mà có nghĩa, từ giờ trở đi hiểu rõ tất cả những vấn đề của sống, những vấn đề của tình dục, những vấn đề của chết, quan điểm quần chúng, uy quyền hay sao? Tôi sẽ bàn luận tất cả những vấn đề này, để cho khi bạn rời nơi này, mặc dù có những sợ hãi trong thế giới, mặc dù bạn có những tham vọng riêng của bạn, những ham muốn riêng của bạn, bạn sẽ hiểu rõvì vậy được tự do khỏi sợ hãi, bởi vì bạn biết sợ hãi là rất nguy hiểm. Tất cả mọi người đều sợ hãi điều này hoặc điều kia. Hầu hết mọi người đều không muốn gây ra một lỗi lầm, không muốn làm mọi sự việc sai trái, đặc biệt khi họ còn nhỏ. Vì vậy, họ suy nghĩ rằng nếu họ có thể tuân theo người nào đó, nếu họ lắng nghe người nào đó, họ sẽ được bảo phải làm gì, và bằng cách làm những điều đó, họ sẽ đạt được một kết thúc, một mục đích.

Hầu hết chúng ta đều rất bảo thủ. Bạn biết từ ngữ đó có nghĩa gì, bạn biết bảo thủ có nghĩa gì? Kiềm chế, ngăn ngừa. Hầu hết chúng ta đều muốn vẫn còn được kính trọng và thế là chúng ta muốn làm mọi sự việc đúng đắn, chúng ta muốn tuân phục cách cư xử đúng đắn, mà, nếu bạn tìm hiểu nó rất kỹ càng, bạn sẽ thấy nó là một thể hiện của sợ hãi. Tại sao không gây ra một lỗi lầm, tại sao không tìm ra? Nhưng cái người mà sợ hãi luôn luôn đang suy nghĩ ‘Tôi phải làm mọi việc đúng đắn, tôi phải được kính trọng, tôi không được để cho công chúng nghĩ tôi là thế này hay thế kia’. Con người như thế từ cơ bản, nền tảng, thực sự, bị sợ hãi. Một con người tham vọng thực sự là một con người bị sợ hãi, và một con người bị sợ hãi không có tình yêu, không có thông cảm. Nó giống như một con người bị vây kín sau một bức tường, trong một ngôi nhà. Trong khi chúng ta còn trẻ, rất quan trọng phải hiểu rõ điều này, hiểu rõ sợ hãi. Chính bởi sợ hãi mới khiến chúng ta tuân phục, nhưng nếu cùng nhau chúng ta có thể nói chuyện về nó, cùng nhau lý lẽ, cùng nhau bàn luậnsuy nghĩ; vậy thì tôi có lẽ hiểu rõ nó và thực hiện nó; nhưng thúc đẩy tôi, ép buộc tôi, phải làm một việc mà tôi không hiểu rõ bởi vì tôi sợ hãi bạn, là sự giáo dục sai lầm. Phải không?

Vì vậy, tôi cảm thấy trong một nơi như thế này rất quan trọng phải thấy rằng cả người giáo dục lẫn người được giáo dục nên hiểu rõ vấn đề này. Tánh sáng tạo, có sáng tạo – bạn biết nó có nghĩa gì? Viết một bài thơ trong chừng mực nào đó là sáng tạo, vẽ một bức tranh, nhìn ngắm một cái cây, thương yêu cái cây, con sông, những con chim, những con người, quả đất, cảm thấy rằng quả đất là của chúng ta – đó là sáng tạo trong chừng mực nào đó. Nhưng cảm giác đó bị hủy diệt khi bạn có sợ hãi, khi bạn nói ‘cái này là của tôi, quốc gia của tôi, lớp học của tôi, nhóm của tôi, triết lý của tôi, tôn giáo của tôi’. Khi bạn có loại cảm giác đó, bạn không sáng tạo, bởi vì chính là bản năng của sợ hãi đang phát biểu cảm giác này, ‘cái của tôi’, ‘quốc gia của tôi’. Thật ra, quả đất không thuộc về của bạn hay của tôi; nó là của chúng ta. Và nếu chúng ta có thể suy nghĩ như thế, chúng ta sẽ sáng tạo một thế giới hoàn toàn khác hẳn – không phải một thế giới của người Mỹ hay một thế giới của người Nga hay một thế giới của người Ấn, nhưng nó là thế giới của chúng ta, của bạn và của tôi, của những người giàu có và của những người nghèo khổ. Nhưng sự khó khăn là: khi có sợ hãi, chúng ta không sáng tạo. Một con người sợ hãi không bao giờ có thể tìm được Chân lý hay Thượng đế. Đằng sau tất cả những tôn thờ của chúng ta, tất cả những hình ảnh của chúng ta, tất cả những nghi lễ của chúng ta, có sợ hãi và, thế là, những Thượng đế của chúng ta không là những Thượng đế, họ là những cục đá. 

Vậy là, trong khi bạn còn bé, rất quan trọng phải hiểu rõ vấn đề này; và bạn chỉ có thể hiểu rõ khi bạn biết rằng bạn sợ hãi, khi bạn có thể nhìn ngắm những sợ hãi riêng của bạn. Nhưng việc đó đòi hỏi nhiều thấu triệt, mà chúng ta muốn bàn luận lúc này. Bởi vì nó là vấn đề sâu sắc nhiều, mà những người lớn hơn có thể bàn luận, chúng ta sẽ bàn luận điều đó cùng những giáo viên. Nhưng chính là chức năng của những người giáo dục phải giúp đỡ những người được giáo dục hiểu rõ sợ hãi. Chính là những giáo viên phải giúp đỡ bạn hiểu rõ sợ hãi của bạn và không kiềm chế nó, không đàn áp bạn, để cho khi bạn rời nơi này, cái trí của bạn rất rõ ràng, nhạy bén, không bị hư hỏng bởi sợ hãi. Như ngày hôm qua tôi đã nói, những người lớn đã không tạo ra một thế giới đẹp đẽ, họ chất đầy tối tăm, sợ hãi, bại hoại, ganh đua; họ đã không tạo ra một thế giới tốt lành. Có lẽ nếu bạn, khi ra khỏi nơi này, ra khỏi Rajghat, có thể thực sự được tự do khỏi mọi loại sợ hãi hay hiểu rõ làm thế nào gặp gỡ sợ hãi trong chính bạn và trong những người khác, vậy thì có lẽ bạn sẽ sáng tạo một thế giới hoàn toàn khác hẳn, không phải một thế giới của cộng sản hay của những người tiến bộ, và vân vân, nhưng một thế giới hoàn toàn khác hẳn. Thật ra, đó là chức năng của sự giáo dục.

Học sinh: Làm thế nào chúng ta loại bỏ sợ hãi?

Krishnamurti: Bạn muốn biết làm thế nào loại bỏ sợ hãi? Bạn biết sợ hãi của bạn là gì? Hãy theo tôi chầm chậm. Sợ hãi là cái gì đó liên quan đến cái gì khác. Sợ hãi không tồn tại một mình. Nó tồn tại liên quan đến một con rắn, đến điều gì cha mẹ của bạn có lẽ nói cho một giáo viên, đến chết; nó liên quan đến cái gì đó. Bạn hiểu rõ chứ? Sợ hãi không là một sự việc một mình nó, nó tồn tại trong tiếp xúc, trong liên hệ, trong va chạm đến cái gì khác. Bạn có ý thức, nhận biết rằng bạn sợ hãi liên quan đến cái gì khác? Bạn biết bạn sợ hãi? Bạn không sợ hãi cha mẹ của bạn, bạn không sợ hãi những giáo viên của bạn hay sao? Tôi hy vọng bạn không, nhưng bạn có thể sợ hãi. Bạn không sợ hãi rằng có lẽ bạn không đậu những kỳ thi hay sao? Bạn không sợ hãi rằng mọi người sẽ nghĩ bạn tử tế và đúng đắn và nói bạn là một con người vĩ đại hay sao? Bạn không sợ hãi hay sao; bạn không biết những sợ hãi của bạn à? Tôi đang cố gắng chỉ cho bạn làm thế nào bạn có những sợ hãi, nhưng bạn và tôi đã mất hứng thú rồi. Vậy là trước hết bạn phải biết sợ hãi của bạn là gì? Tôi sẽ giải thích cho bạn rất chầm chậm. Sau đó bạn cũng phải biết cái trí, phải biết tại sao nó sợ hãi. Sợ hãi là cái gì đó tách rời khỏi cái trí, và cái trí không tạo ra sợ hãi, hoặc bởi vì nó đã nhớ lại hoặc bởi vì nó tự-chiếu rọi chính nó vào tương lai hay sao? Bạn nên quấy rầy những giáo viên của bạn cho đến khi họ giải thích cho bạn tất cả những điều này. Bạn dành ra một tiếng đồng hồ mỗi ngày cho môn toán hay môn địa, nhưng bạn lại không dành ra thậm chí chỉ hai phút về những vấn đề quan trọng nhất của sống này. Liệu bạn không nên cùng những giáo viên của bạn dành ra nhiều thời gian thêm nữa về đề tài này, làm thế nào được tự do khỏi sợ hãi, hơn là chỉ bàn luận về toán học hay đọc một quyển sách giáo khoa hay sao?

Một trường học được đặt nền tảng trên một loại sợ hãi nào đó là một trường học thối nát, nó không nên hiện diện. Cần rất nhiều thông minh của những giáo viên và các em học sinh để hiểu rõ vấn đề này. Sợ hãi gây bại hoại, và muốn được tự do khỏi sợ hãi người ta phải hiểu rõ cái trí tạo ra sợ hãi như thế nào. Không có sự việc như sợ hãi nhưng chỉ là cái trí tạo ra cái gì. Cái trí cần chỗ trú ẩn, cái trí muốn an toàn, cái trí có những hình thức khác nhau của tham vọng tự-bảo vệ; và chừng nào tất cả những sự việc này còn tồn tại, bạn sẽ có sợ hãi. Rất quan trọng phải hiểu rõ tham vọng, phải hiểu rõ uy quyền; cả hai là những thể hiện của tình trạng bị quy định này, mà là hủy hoại.
Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 4386)
Tư Tưởng Phật Giáo Trong Thi Ca Nguyễn Du - HT Thích Như Điển
(View: 3505)
Phật Giáo Việt Nam Tại Châu Âu - HT Thích Như Điển
(View: 8277)
Tư Tưởng Phật Giáo Trong Văn Học Thời Trần - Tác giả: Nguyễn Vĩnh Thượng
(View: 6023)
Emily Elizabeth Dickison là nhà thơ lớn của Mỹ trong thế kỷ thứ 19. Bà sống phần lớn cuộc đời trong cô độc.
(View: 4489)
Ni Giới Việt Nam Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ - Thích Nữ Giới Hương. Hồng Đức Publishing. 2020
(View: 3438)
Tác phẩm “Xây dựng hạnh phúc gia đình” của Hòa thượng Thích Thắng Hoan là cẩm nang hướng dẫn xây dựng hạnh phúc cho người Phật tử tại gia.
(View: 13236)
“Nói Thiền tông Việt Nam là nói Phật giáo Việt Nam. Và những bậc cao Tăng làm sáng cho Phật giáo, làm lợi ích cho dân tộc từ thế kỷ thứ 6 mãi đến nay đều là các Thiền sư.”
(View: 5479)
Ai đã truyền Việt Nam Phật Giáo qua Trung Quốc: Khương Tăng Hội, người Việt Nam. Vào năm nào: năm 247 tây lịch.
(View: 4271)
Tư tưởng Phật giáo trong văn học thời Lý bản PDF - Nguyễn Vĩnh Thượng
(View: 10186)
Thầy Tuệ Sỹ Là Viên Ngọc Quý Của Phật Giáo và Của Việt Nam - Nguyễn Hiền Đức
(View: 8408)
Dưới Bóng Đa Chùa Viên Giác - hồi ký về một ngôi chùa đã đi vào lịch sử Phật giáo tỉnh Quảng Nam. Viên Giác Tùng Thư 2019 - Nhà xuất bản Liên Phật Hội
(View: 27595)
Tác phẩm Trí Quang Tự Truyện bản pdf và bài viết "Đọc “Trí Quang Tự Truyện” của Thầy Thích Trí Quang" của Trần Bình Nam
(View: 6336)
Tôi đặt bút bắt đầu viết "Lời Vào Sách" nầy đúng vào lúc 7 giờ sáng ngày 21 tháng 6 năm 1995 sau khi tụng một thời kinh Lăng Nghiêmtọa thiền tại Chánh điện.
(View: 6081)
Có lẽ đây cũng là một trong những viễn ảnh của tâm thức và mong rằng những trang sách tiếp theo sẽ phơi bày hết mọi khía cạnh của vấn đề, để độc giả có một cái nhìn tổng quát hơn.
(View: 6663)
Ai trói buộc mình? Không biết có bao giờ chúng ta tự đặt câu hỏi đó với chúng ta chưa? Đến chùa học pháp hay đi tu chỉ để cầu giải thoát. Mục đích tu hoặc xuất gia là cầu giải thoát sinh tử. Giải thoát có nghĩa là mở, mở trói ra. Cầu giải thoát là đang bị trói. Nhưng ai trói mình, cái gì trói mình? Khi biết mối manh mới mở được.
(View: 6618)
Sống Trong Từng Sát Naphương pháp thực tập sống tỉnh thức, sống và ý thức về sự sống trong từng mỗi phút giây. Đây là phương thức tu tập dựa trên tinh thần Kinh Bốn Lãnh Vực Quán Niệm.
(View: 5987)
Nguyên bản: How to practice the way to a meaningful life. Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma. Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(View: 8494)
Mối Tơ Vương của Huyền Trân Công Chúa (Phóng tác lịch sử tiểu thuyết vào cuối đời Lý đầu đời Trần) HT Thích Như Điển
(View: 5079)
Nguyệt San Chánh Pháp Số 84 Tháng 11/2018
(View: 12885)
Nhẫn nhục là thù diệu nhất vì người con Phật thực hành hạnh nhẫn nhục thành thục, thì có thể trừ được sân tâm và hại tâm, là nhân tố quan trọng để hành giả thành tựu từ tâm giải thoátbi tâm giải thoát.
(View: 22342)
Tác giả: Diệu Hạnh Giao Trinh sưu tầm và kể chuyện, Nguyễn Minh Tiến hiệu đínhgiới thiệu
(View: 6844)
Cảm Đức Từ Bi - tác giả Huỳnh Kim Quang
(View: 7898)
Một bản dịch về Thiền Nhật Bản vừa ấn hành tuần này. Sách nhan đề “Thiền Lâm Tế Nhật Bản” của tác giả Matsubara Taidoo. Bản Việt dịch do Hòa Thượng Thích Như Điển thực hiện.
(View: 7199)
Tuyển tập “Bát Cơm Hương Tích” của Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng là một phần lớn của đời tác giả, ghi lại những gì Thầy mắt thấy tai nghe một thời và rồi nhớ lại...
(View: 6668)
Quyển sách "Hãy làm một cuộc cách mạng" trên đây của Đức Đạt-lai Lạt-ma khởi sự được thành hình từ một cuộc phỏng vấn mà Ngài đã dành riêng cho một đệ tử thân tín là bà Sofia Stril-Rever vào ngày 3 tháng giêng năm 2017.
(View: 9028)
THIỀN QUÁN VỀ SỐNG VÀ CHẾT - Cẩm Nang Hướng Dẫn Thực Hành - The Zen of Living and Dying A Practical and Spiritual Guide
(View: 6516)
Mùa An Cư Kiết Hạ năm 2016 nầy tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 67 để sang năm 2017 xuất bản với nhan đề là "Nước Mỹ bao lần đi và bao lần đến"
(View: 6016)
Người đứng mãi giữa lòng sông nhuộm nắng, Kể chuyện gì nơi ngày cũ xa xưa, Con bướm nhỏ đi về trong cánh mỏng, Nhưng về đâu một chiếc lá xa mùa (Tuệ Sỹ)
(View: 14928)
TĂNG GIÀ THỜI ĐỨC PHẬT Thích Chơn Thiện Nhà xuất bản Phương Đông
(View: 21262)
Người học Phật có được một tài liệu đầy đủ, chính xác, đáng tin cậy, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ tra cứu khi cần...
(View: 7415)
Tác phẩm nầy chỉ gởi đến những ai chưa một lần đến Mỹ; hoặc cho những ai đã ở Mỹ lâu năm; nhưng chưa một lần đến California...
(View: 7169)
Từ Mảnh Đất Tâm - Huỳnh Kim Quang
(View: 6746)
Một năm lại sắp trôi qua với những vết tích điêu tàn, khổ nạn để lại trên khắp trái đất. Nhìn lại, chúng ta không khỏi giật mình, và chạnh lòng thương tưởng
(View: 6838)
Chung trà cuối năm uống qua ngày đầu năm. Sương lạnh buổi sớm len vào cửa sổ. Trầm hương lãng đãng quyện nơi thư phòng..
(View: 6357)
Một năm lại sắp trôi qua với những vết tích điêu tàn, khổ nạn để lại trên khắp trái đất. Nhìn lại, chúng ta không khỏi giật mình, và chạnh lòng thương tưởng
(View: 7923)
Nước lũ từ thượng nguồn cuồn cuộn đổ về, lại thêm nước từ đập thủy điện ồ ạt xả ra. Dân không được báo trước.
(View: 7850)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dươnglưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoátgiác ngộ cho...
(View: 9026)
Là người mới bắt đầu học Phật hoặc đã học Phật nhưng chưa thấm nhuần Phật pháp chân chính, chúng tôi biên soạn...
(View: 6886)
Hôm nay là ngày 10 tháng 6 năm 2015, tại thư phòng chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc, tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 65 của mình...
(View: 7257)
Bắt đầu vào hạ, trời nóng bức suốt mấy ngày liền. Bãi biển đông người, nhộn nhịp già trẻ lớn bé. Những chiếc...
(View: 10952)
Phật giáo ra đời từ một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại - Ấn Độ - và nhanh chóng phổ biến tại các nước phương Đông...
(View: 20907)
Trong tập sách nhỏ này tôi đã bàn đến hầu hết những gì mọi người đều công nhậngiáo lý tinh yếu và căn bản của Đức Phật... Con Đường Thoát Khổ - Đại đức W. Rahula; Thích Nữ Trí Hải dịch
(View: 30739)
Tôi cảm động, vì sống trong đạo giải thoát tôi đã tiếp nhận được một thứ tình thiêng liêng, trong sáng; một thứ tình êm nhẹ thanh thoát đượm ngát hương vị lý tưởng...
(View: 16693)
Tập sách do Minh Thiện và Diệu Xuân biên soạn
(View: 20392)
Phật GiáoVũ Trụ Quan (PDF) - Tác giả: Lê Huy Trứ
(View: 11426)
Hạnh Mong Cầu (sách PDF) - Lê Huy Trứ
(View: 15044)
Đọc “Dấu Thời Gian” không phải là đọc sự tư duy sáng tạo mà là đọc những chứng tích lịch sử thời đại, chứng nhân cùng những tâm tình được khơi dậy trong lòng tác giả xuyên qua những chặng đường thời gian...
(View: 8091)
Báo Chánh Pháp Số 48 Tháng 11/2015
(View: 10818)
Nguyệt san Chánh Pháp Tháng 10 năm 2015
(View: 8231)
Báo Chánh Pháp Số 46 Tháng 9/2015 - Chuyên đề Vu Lan - Mùa Báo Hiếu
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant