Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

09. Từ quyển Sổ tay của Krishnamurti, Paris, tháng chín 1961

14 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 5398)
09. Từ quyển Sổ tay của Krishnamurti, Paris, tháng chín 1961

J. KRISHNAMURTI
BÀN VỀ SỢ HÃI [ON FEAR]
Lời dịch: ÔNG KHÔNG – 2009 –
HarperSanFrancisco, A Division of HarperCollinsPublishers

PHẦN 2

Từ quyển Sổ tay của Krishnamurti
Paris, tháng chín 1961

14 Tháng chín

sợ hãi. Sợ hãi không bao giờ là một thực sự; nó hoặc đến trước hoặc đến sau hiện tại năng động. Khi có sợ hãi trong hiện tại năng động, nó là sợ hãi à? Nó ở đó và không có tẩu thoát khỏi nó, không lẩn tránh nào có thể được. Kia kìa, tại ngay khoảnh khắc thực sự đó, có chú ý trọn vẹn vào ngay tích tắc của hiểm nguy, thuộc cơ thể hay tâm lý. Khi có chú ý trọn vẹn không có sợ hãi. Nhưng sự kiện thực sự của không-chú ý nuôi dưỡng sợ hãi; sợ hãi phát sinh khi có một lẩn tránh khỏi sự kiện, một tháo chạy; vậy thì chính tẩu thoát đó là sợ hãi.

Sợ hãi và nhiều hình thức của nó – tội lỗi, âu lo, hy vọng, thất vọng – ở đó trong mọi chuyển động của liên hệ; nó ở đó trong mọi tìm kiếm an toàn; nó ở đó trong điều tạm gọi là tình yêu và tôn sùng; nó ở đó trong tham vọngthành công; nó ở đó trong sống và trong chết; nó ở đó trong những sự vật thuộc vật chất và trong những nhân tố thuộc tâm lý. Có sợ hãi trong quá nhiều hình thức và ở mọi mức độ của ý thức chúng ta. Phòng vệ, chống cự và phủ nhận phát sinh do sợ hãi. Sợ hãi bóng tối và sợ hãi ánh sáng; sợ hãi đi và sợ hãi đến. Sợ hãi bắt đầu và kết thúc cùng ham muốn được an toàn; an toàn cả bên trong lẫn bên ngoài, cùng ham muốn được chắc chắn, được bền vững. Sự liên tục của bền vững được tìm kiếm trong mọi phương hướng, trong đạo đức, trong liên hệ, trong trải nghiệm, trong hiểu biết, trong những sự việc bên ngoài và bên trong. Tìm kiếm an toàn và được an toàn là tiếng gào than vô tận. Chính đòi hỏi khăng khăng này nuôi dưỡng sợ hãi.

Nhưng liệu có vĩnh cửu, bên ngoài hoặc bên trong? Có lẽ trong một giải pháp, phía bên ngoài, có lẽ có, và thậm chí việc đó cũng chỉ tạm thời; những chiến tranh, những cách mạng, tiến bộ, tai nạn, và những động đất. Bắt buộc phải có thực phẩm, quần áo, và nơi nghỉ ngơi; đó là nhu cầu thiết yếu và cần thiết cho tất cả. Mặc dù nó được tìm kiếm, mù quáng và có lý do, liệu có lần nào có được sự chắc chắn bên trong, sự liên tục bên trong, sự bền vững bên trong? Không có. Lẩn tránh khỏi sự thật này là sợ hãi. Không đủ khả năng đối diện sự thật này nuôi dưỡng mọi hình thức của hy vọngthất vọng.

Chính tư tưởng là cái nguồn của sợ hãi. Tư tưởngthời gian; tư tưởng của ngày mai là vui thú hoặc đau khổ; nếu nó tạo vui thú, tư tưởng sẽ theo đuổi nó, sợ hãichấm dứt; nếu nó gây đau khổ, chính lẩn tránh nó là sợ hãi. Cả vui thú lẫn đau khổ đều gây ra sợ hãi. Thời gian như tư tưởngthời gian như cảm thấy mang lại sợ hãi. Chính hiểu rõ về tư tưởng, bộ máy của ký ức và trải nghiệm, là sự kết thúc sợ hãi. Tư tưởng là toàn qui trình của ý thức, những sự việc hiển lộ hay những sự việc che giấu; tư tưởng không chỉ là cái sự việc được suy nghĩ nhưng còn là nguồn gốc của chính nó. Tư tưởng không chỉ là niềm tin, tín điều, ý tưởnglý luận; nhưng còn là cái trung tâm từ đó những thứ này phát sinh. Trung tâm này là nguồn gốc của tất cả sợ hãi. Nhưng liệu có trải nghiệm về sợ hãi hay liệu có nhận biết được nguyên nhân của sợ hãi mà từ đó tư tưởng đang tháo chạy? Tự-bảo vệ thân thểthông minh, bình thườnglành mạnh nhưng mọi hình thái khác của tự-bảo vệ, phía bên trong, là sự chống cự và nó luôn luôn củng cố, tập hợp sức mạnh, mà là sợ hãi. Nhưng sợ hãi phía bên trong này biến đổi sự an toàn bên ngoài thành một vấn đề của giai cấp, danh tiếng, quyền lực, và thế là sinh ra sự nhẫn tâm khi ganh đua.

Khi toàn qui trình này của tư tưởng, thời giansợ hãi được hiểu rõ, không phải như một ý tưởng, một công thức trí năng, ngay đó sẽ có kết thúc hoàn toàn sợ hãi, hiển lộ hay che giấu. Hiểu rõ về chính mình là sự tỉnh thứckết thúc của sợ hãi.

Và khi sợ hãi kết thúc, ngay đó cái quyền lực dùng nuôi dưỡng ảo tưởng, hoang đường, những tầm nhìn, cùng hy vọngthất vọng của chúng cũng kết thúc, và chỉ đến lúc đó có khởi đầu của một chuyển động vượt khỏi ý thức, mà là tư tưởngcảm thấy. Chuyển động đó đang làm trống không mọi hốc hẻm tận cùng trong thân tâm và những khao khát lẫn ham muốn bị che giấu sâu thẳm. Tiếp theo khi có trống không tổng thể này, khi tuyệt đốichính xác không có gì cả, không ảnh hưởng, không giá trị, không biên giới, không từ ngữ, vậy là trong tĩnh lặng tuyệt đối của không gian-thời gian đó, có cái không thể gọi tên.

15 tháng chín

Một buổi tối đẹp, bầu trời trong và dù có ánh đèn thành phố, những vì sao vẫn sáng rõ; dẫu rằng cái tháp ngập tràn ánh sáng từ mọi phía, người ta có thể trông thấy đường chân trời xa xa và ở phía dưới trên con sông là những mảng ánh sáng; dù luôn có những tiếng gầm thét của xe cộ, buổi tối này vẫn thật thanh bình. Thiền định rón rén len vào người ta giống như một con sóng đang chồm lên len lỏi trong những hạt cát. Nó không là một thiền định mà bộ não có thể giam giữ trong mạng lưới của ký ức; nó là cái gì đó mà toàn bộ não phải nhượng bộ và không kháng cự. Nó là một thiền định vượt khỏi mọi công thức, phương pháp; phương phápcông thức và lặp lại hủy diệt thiền định. Trong chuyển động của nó, nó nhận vào mọi thứ, các vì sao, sự náo động, sự yên lặng và dải nước. Nhưng không có người thiền định; người thiền định, người quan sát phải kết thúc cho thiền định hiện diện. Đang triệt tiêu người thiền định cũng là thiền định; nhưng khi người thiền định kết thúc ngay lúc đó có một thiền định hoàn toàn khác hẳn.

Vẫn còn rất sớm vào buổi sáng; chòm sao Orion vừa ló dạng trên đường chân trời và chòm sao Thất tinh gần đỉnh đầu. Tiếng ầm ĩ của thành phố đã mất hẳn và vào giờ đó không có những ánh đèn trong mọi cửa sổ và có một cơn gió mát mẻ, dễ chịu. Trong chú ý tổng thể không có trải nghiệm. Trong không-chú ý lại có; chính không-chú ý này mới tập hợp trải nghiệm, tăng thêm vô số ký ức, dựng lên những bức tường kháng cự; chính không-chú ý này mới tạo tác những hoạt động tự cho mình là trung tâm. Không-chú ý là tập trung, có nghĩa loại trừ, một cắt bỏ; tập trung biết đến sự xao lãng và sự xung đột vô tận của kiểm soát lẫn kỷ luật. Trong trạng thái không-chú ý, mọi đáp trả đến bất kỳ thách thức nào đều không đầy đủ; không-đầy đủ này là trải nghiệm. Trải nghiệm dẫn đến không-nhạy cảm; làm đờ đẫn bộ máy của tư tưởng; làm dày dặc những bức tường của ký ức, và thói quen, công việc hàng ngày, trở thành nguyên tắc. Trải nghiệm, không-chú ý không có tự do. Không-chú ý là thoái hóa dần dần.

Trong chú ý tổng thể không có trải nghiệm; không có trung tâm mà trải nghiệm, cũng không có một chu vi mà trong đó trải nghiệm có thể xảy ra. Chú ý không là tập trung, mà đang làm chật hẹp, đang giới hạn. Chú ý tổng thể bao gồm, không bao giờ loại trừ. Sự hời hợt của chú ý là không-chú ý; chú ý tổng thể gồm cả những sự việc hời hợt lẫn những sự việc che giấu, quá khứảnh hưởng của nó trên hiện tại, di chuyển vào tương lai. Tất cả ý thức là từng phần, bị hạn chế, và chú ý tổng thể bao gồm ý thức, cùng những giới hạn của nó và thế là có thể hủy diệt những biên giới, những giới hạn. Tất cả tư tưởng đều bị quy địnhtư tưởng không thể tự-cởi bỏ chính nó. Tư tưởngthời gian và trải nghiệm; căn bản nó là kết quả của không-chú ý.

 Cái gì tạo ra được chú ý tổng thể? Không phải bất kỳ phương pháp hay bất kỳ hệ thống nào; chúng tạo ra một kết quả, được hứa hẹn bởi chúng. Nhưng chú ý tổng thể không là một kết quả, giống như tình yêu; nó không thể bị thúc đẩy, nó không thể bị gây ra bởi bất kỳ hành động nào. Chú ý tổng thể là sự phủ nhận những kết quả của không-chú ý nhưng sự phủ nhận này không là hành động của biết chú ý. Cái gì giả dối phải bị phủ nhận không phải bởi vì bạn biết trước cái gì là sự thật; nếu bạn biết cái gì là sự thật, cái giả dối sẽ không hiện diện. Sự thật không là đối nghịch của giả dối; tình yêu không là đối nghịch của hận thù. Bởi vì bạn biết hận thù, bạn không biết tình yêu. Sự phủ nhận của giả dối, sự phủ nhận những sự việc của không-chú ý không là kết quả của ham muốn đạt được chú ý tổng thể. Thấy cái giả dối như cái giả dốisự thật như sự thậtsự thật trong cái giả dối không là kết quả của so sánh. Thấy cái giả dối như cái giả dối là chú ý. Cái giả dối như cái giả dối không thể thấy được khi có quan điểm, suy xét, đánh giá, quyến luyếnvân vân, mà là kết quả của không-chú ý. Thấy tất cả kết cấu của không-chú ý là chú ý tổng thể. Một cái trí chú ý là một cái trí trống không.

Sự tinh khiết của cái khác lạ là sự bao lasức mạnh không thể xuyên thủng được của nó. Và sáng nay nó ở đó cùng tĩnh lặng lạ thường.

16 tháng chín

Một buổi chiều rực rỡrõ ràng; không một đám mây. Đẹp đến nỗi quá ngạc nhiên khi có một buổi chiều như thế trong một thị trấn. Mặt trăng lơ lững giữa những vòm cung của cái tháp và toàn cảnh có vẻ giả tạo lẫn huyền ảo. Không khí thật dịu và dễ chịu làm người ta nghĩ đây có lẽ là một buổi tối mùa hè. Trên ban-công rất yên tĩnh và mọi tư tưởng đã lắng xuống và thiền định dường như là một chuyển động tình cờ, không có bất kỳ phương hướng nào. Nhưng dẫu vậy, vẫn có nó. Nó không bắt đầu từ nơi nào và liên tục vào trống không bao la, không đáy nơi là bản thể của mọi sự vật. Trong trống không này có một chuyển động bùng nổ, lan tràn mà chính bùng nổ của nó là sáng tạo và hủy diệt. Tình yêu là bản thể của hủy diệt này.

Hoặc chúng ta tìm kiếm qua sợ hãi, hoặc bởi vì được tự do khỏi sợ hãi, chúng ta tìm kiếm mà không có bất kỳ động cơ nào. Tìm kiếm này không bắt nguồn từ bất mãn; không hài lòng với mọi hình thức của tư tưởngcảm thấy, nhưng hiểu rõ sự quan trọng của nó, không là bất mãn. Bất mãn dễ được thỏa mãn khi tư tưởngcảm thấy đã tìm ra một hình thức nào đó của trú ẩn, thành công, một vị trí hài lòng, một niềm tinvân vân, chỉ bị kích động lại khi chỗ trú ẩn đó bị tấn công, bị lung lay hoặc bị phá vỡ. Với qui trình này hầu hết chúng ta đều quen thuộchy vọngthất vọng. Tìm kiếm, động cơ của nó là bất mãn, chỉ có thể dẫn đến một hình thức nào đó của ảo tưởng, một ảo tưởng tập thể hay cá thể, một nhà tù của nhiều quyến rũ. Nhưng có một tìm kiếm mà không có bất kỳ động cơ nào cả; vậy thì nó có là một tìm kiếm hay không? Tìm kiếm hàm ý, không phải vậy sao, một mục tiêu, một kết thúc đã được biết hoặc được cảm thấy hoặc được hình thành từ trước. Nếu nó được hình thành từ trước, nó là sự tính toán của tư tưởng, sắp xếp vào cùng nhau tất cả những sự việc nó đã biết hoặc đã trải nghiệm; để tìm ra cái gì được tìm kiếm sau khi đã sáng chế ra những phương pháphệ thống. Đây không là tìm kiếm gì cả; nó chỉ là một ham muốn có được một kết thúc hài lòng hoặc chỉ tẩu thoát vào trong một ảo tưởng hoặc hứa hẹn nào đó của một học thuyết hay một niềm tin. Đây không là tìm kiếm. Khi sự sợ hãi, sự thỏa mãn, sự tẩu thoát mất đi sự quan trọng của chúng, vậy thìtìm kiếm không?

Nếu động cơ của mọi tìm kiếm đã mất đi – bất mãnthôi thúc để thành công đã kết thúc – có tìm kiếm không? Nếu khôngtìm kiếm, liệu ý thức sẽ bị thoái hóa, trở nên trì trệ? Trái lại, do bởi tìm kiếm này, đi từ một cam kết này đến một cam kết khác, từ một giáo phái này đến một giáo phái khác, đã làm yếu đi năng lượng cốt lõi đó dùng để hiểu rõ cái gì là. Cái gì là luôn luôn mới mẻ; nó không bao giờ đã là và nó không bao giờ sẽ là. Sự giải phóng năng lượng này chỉ có thể được khi mọi hình thức của tìm kiếm kết thúc

17 tháng chín

Ngày hôm nay nóng nực, ngột ngạt và thậm chí những con chim bồ câu cũng đang giấu mình và không khí oi bức nên ở trong một thành phố không dễ chịu chút nào cả. Một đêm mát mẻ và một vài vì sao nhìn thấy được thật sáng, thậm chí những ngọn đèn thành phố cũng không thể làm mờ chúng. Chúng ở đó cùng sự mãnh liệt kinh ngạc

Hôm nay là một ngày của cái khác lạ; nó tiếp tục yên lặng suốt ngày và có những khoảnh khắc nó lóe lên, trở nên rất mạnh rồi yên lặng lại, để tiếp tục yên lặng. Nó ở đó cùng mãnh liệt đến độ mọi chuyển động đều không thể thực hiện được; người ta bị bắt buộc phải ngồi xuống. Khi thức giấc lúc nửa đêm nó ở đó cùng sức mạnhnăng lượng vô biên. Trên hàng hiên, cùng những tiếng gầm rú của xe cộ không liên tục lắm, mọi hình thức của thiền định đều không đủ và không cần thiết vì nó bao la quá không còn đo lường được. Nó là một phước lành và mọi thứ có vẻ ngô nghê lẫn ấu trĩ. Vào những dịp này, bộ não luôn luôn rất tĩnh lặng nhưng không mê muộitoàn thân thể bất động. Đó là một sự kiện kỳ lạ.

Con người chẳng thay đổi gì cả. Qua hình thức nào đó của cưỡng bách, áp lực, bên ngoài và bên trong, con người thay đổi, mà thực sự chỉ là một điều chỉnh. Sự ảnh hưởng nào đó, một từ ngữ, một cử chỉ, làm con người thay đổi khuôn mẫu của thói quen nhưng không nhiều lắm. Sự tuyên truyền, một tờ báo, một biến cố, cũng tạo ra sự thay đổi, trên một mức độ nào đó, dòng chảy của cuộc đời. Sợ hãi và phần thưởng phá vỡ thói quen của tư tưởng nhưng chỉ để sửa đổi vào một khuôn mẫu khác. Một sáng chế mới, một tham vọng mới, một niềm tin mới cũng tạo ra những thay đổi nào đó. Nhưng tất cả những thay đổi này chỉ xảy ra trên bề mặt, giống như cơn gió mạnh quét trên mặt nước; chúng không có căn bản, sâu sắc, hủy diệt. Tất cả những thay đổi gây ra bởi một động cơ, không là thay đổi gì cả. Cách mạng xã hội, kinh tế là một phản ứng và bất kỳ thay đổi nào được tạo ra từ phản ứng không là một thay đổi cơ bản; nó chỉ là một thay đổi trong khuôn mẫu. Thay đổi như thế chỉ là điều chỉnh, một sự việc máy móc của ham muốn để có được thanh thản, an toàn, thuần túy chỉ là sự sinh tồn thuộc vật chất.

Vậy thì cái gì tạo ra sự thay đổi cơ bản? Ý thức, những sự việc hiển lộ và che giấu, nguyên bộ máy của tư tưởng, cảm thấy, trải nghiệm, ở trong những biên giới của thời giankhông gian. Ý thức là một tổng thể không thể phân chia; sự phân chia, nhận biết được và không nhận biết được, hiện diện ở đó chỉ cho sự thuận tiện khi giao tiếp xã hộitruyền đạt nhưng sự phân chia không là sự thật. Tầng bên ngoài của ý thức có thể và thay đổi chính nó, điều chỉnh chính nó, bổ sung chính nó, sửa đổi chính nó, thu được hiểu biết, kỹ thuật mới; nó có thể tự-thay đổi chính nó để phù hợp đến một khuôn mẫu kinh tế, xã hội mới nhưng những thay đổi như thế chỉ ở bên ngoài và mỏng manh. Qua những giấc mộng, tiềm thức, tầng bên trong của ý thức, ý thức giấu giếm, có thể và bộc lộ hay gợi ý một cách gián tiếp những thúc bách của nó, những đòi hỏi của nó, những ham muốn được lưu trữ của nó. Những giấc mộng cần những diễn giải nhưng người diễn giải luôn luôn bị quy định. Không còn nhu cầu có những giấc mộng nếu trong suốt những tiếng đồng hồ thức giấc có một tỉnh thức không chọn lựa mà trong đó mọi tư tưởngcảm thấy máy động đều được hiểu rõ; rồi thì giấc ngủ sẽ hoàn toàn có một ý nghĩa khác hẳn. Sự phân tích tiềm thức hàm ý người phân tích và vật được phân tích, người kiểm duyệt và vật được kiểm duyệt. Trong hành động này không những tạo ra xung đột nhưng chính người phân tích bị quy định nên sự đánh giá, sự diễn giải của anh ấy, không bao giờ có thể đúng sự thật; nó sẽ bị biến dạng, bị xuyên tạc. Vì thế tự-phân tích hoặc được phân tích bởi người khác, dù chuyên nghiệp bao nhiêu, có lẽ tạo ra vài thay đổi hời hợt bên ngoài, một điều chỉnh trong liên hệvân vân nhưng sự phân tích sẽ không tạo ra một thay đổi cơ bản cho ý thức. Phân tích không thay đổi ý thức.
 

18 Tháng chín

Mặt trời muộn buổi chiều đang ở trên sông và lẫn trong những chiếc lá ửng đỏ của cây cối mùa thu dọc theo một đại lộ dài; những màu sắc đang chói lòa cực mạnh và có đủ mọi màu khác biệt; con sông chật hẹp cũng bừng bừng. Một hàng người thật dài đang chờ đợi dọc theo bến phà để đón con thuyền dạo chơi và những chiếc xe hơi đang tạo ra sự ồn ào kinh khiếp. Vào một ngày nóng nực hầu như không thể chịu đựng nổi trong một thị trấn lớn; bầu trời quang đãngmặt trời không biểu lộ một chút nhân từ. Nhưng sáng nay khi còn rất sớm và chòm sao Orion vẫn còn lơ lững trên đầu và chỉ có một hoặc hai chiếc xe hơi đang chạy qua dọc theo dòng sông. Trên hàng hiên có tĩnh lặng và thiền định cùng cái trí và quả tim mở toang, đang tiến sát vào chết. Mở toang hoàn toàn, mong manh hoàn toàn là chết. Vì vậy chết không chừa một ngõ ngách nào để có thể tìm được chỗ ẩn náu; ngay trong cái bóng, trong những hóc hẻm bí mật của tư tưởngham muốn cũng có chết. Chết luôn luôn ở đó đón chờ một quả tim đã bị tàn tạ trong sợ hãihy vọng; nó luôn luôn ở đó nơi tư tưởng đang chờ đợi và quan sát. Trong công viên, một con cú đang hú lên và nó là một âm thanh dễ chịu, thật rõ ràng và quá sớm; nó vang lên và bặt tăm trong những khoảng ngừng không đều đặn và nó dường như thích giọng điệu riêng của nó vì không có một con cú nào đáp lại.

Thiền định phá vỡ những biên giới của ý thức; nó xé nát cơ cấu của tư tưởngcảm thấytư tưởng khuấy động. Thiền định bị trói buộc trong một phương pháp, trong một hệ thống của những phần thưởng và những hứa hẹn, làm tê liệt và kềm hãm năng lượng. Thiền địnhgiải phóng cho năng lượng tràn đầy, và kiểm soát, kỷ luật và đè nén phá hỏng sự tinh khiết của năng lượng đó. Thiền định là ngọn lửa đang đốt cháy mãnh liệt mà không để lại tro bụi. Từ ngữ, cảm thấy, tư tưởng luôn luôn để lại tro bụi và sống dựa vào tro bụi là phương cách của thế giới. Thiền định là hiểm họa vì nó hủy diệt mọi thứ, không còn cái gì sót lại, thậm chí không còn một mảy may của ham muốn và trong trống không không đáy, bao la này có sáng tạo và tình yêu.

Tiếp tục – sự phân tích, thuộc cá thể hoặc chuyên nghiệp, không tạo ra sự thay đổi của ý thức. Không nỗ lực nào có thể thay đổi nó; nỗ lựcxung độtxung đột chỉ củng cố thêm những bức tường của ý thức. Không có lý luận, dù hợp lý và khôn ngoan, có thể giải thoát được ý thức, vì lý luậný tưởng bị gây ra bởi ảnh hưởng, trải nghiệm và hiểu biết và tất cả những việc này là những đứa trẻ của ý thức. Khi tất cả việc này được nhìn thấy như giả dối, một tiếp cận giả dối để có được thay đổi, phủ nhận cái giả dối là làm trống không ý thức. Sự thật không có đối nghịch và tình yêu cũng vậy; theo đuổi đối nghịch không dẫn đến sự thật, chỉ cần phủ nhận đối nghịch. Không có phủ nhận nếu nó là kết quả của hy vọng hay của điều đạt được. Chỉ có phủ nhận khi không có phần thưởng hoặc trao đổi. Chỉ có phủ nhận khi không có điều đạt được trong hành động phủ nhận. Phủ nhận cái giả dốitự do khỏi tích cực; tích cực với đối nghịch của nó. Tích cựcuy quyền cùng chấp nhận, tuân theo, mô phỏng của nó, và trải nghiệm cùng hiểu biết của nó.

Phủ nhận là cô đơn; cô đơn không còn tất cả ảnh hưởng, truyền thống và không còn khao khát, cùng lệ thuộc vào quyến luyến của nó. Cô đơn là phủ nhận tình trạng bị quy định, nền tảng quá khứ. Cái khung trong đó ý thức hiện hữu và có sự tồn tại của nó là tình trạng bị quy định của nó; ý thức không chọn lựa được tình trạng bị quy định này và phủ nhận toàn bộ nó là cô đơn. Cô đơn này không là tách rời, cô độc, sống trong trình trạng tự khép kín. Cô đơn không là rút lui khỏi cuộc sống; trái lại nó là tự do tổng thể khỏi xung độtđau khổ, khỏi sợ hãi và chết. Cô đơn này là sự thay đổi của ý thức, chuyển đổi hoàn toàn của cái gì đã là. Cô đơn này là trống không, nó không là trạng thái tích cực của đang là, cũng không là không đang là. Nó là trống không; trong ngọn lửa của trống không này cái trí được làm tươi trẻ, trong sạchvô nhiễm. Chính vô nhiễm tự nó có thể thâu nhận cái không thời gian, cái mới mẻ mà luôn luôn đang hủy diệt chính nó. Hủy diệt là sáng tạo. Nếu không có tình yêu, không có hủy diệt.

Ra khỏi thị trấn trải dài vô tận là những cánh đồng, những cánh rừng và những quả đồi.
 

19 tháng chín

Có một tương lai không? Có một ngày mai, đã được lên kế hoạch sẵn; những sự việc nào đó phải được làm; cũng có ngày mốt, với tất cả những sự việc bắt buộc phải được làm; tuần tới và năm tới. Những việc này không thể thay đổi được, có lẽ được bổ sung thêm hoặc được biến đổi hoàn toàn nhưng nhiều ngày mai vẫn ở đó; chúng không thể bị phủ nhận. Và có không gian, từ đây đến đó, gần và xa; khoảng cách tính bằng cây số; không gian giữa những thực thể; khoảng cách mà tư tưởng bao phủ trong một ánh chớp; phía bên kia của con sông và mặt trăng xa xôi. Thời gian để bao phủ không gian, khoảng cách, và thời gian để băng qua con sông; từ đây đến đó, thời gian cần thiết để phủ không gian đó, nó có lẽ mất một phút, một ngày hay một năm. Thời gian này bởi mặt trời và bởi đồng hồ, thời gian là một phương tiện để đến. Điều này khá đơn giảnrõ ràng. Liệu có một tương lai ngoài cái thời gian theo tuần tự và máy móc này? Liệu có một đang đến, có một kết thúcthời gian là cần thiết?

Những con chim bồ câu đang ở trên mái nhà, thật sớm vào buổi sáng; chúng đang kêu gù gù, rỉa lông và rượt đuổi nhau. Mặt trời vẫn chưa lên và có một ít đám mây lơ lửng bay, rải rác khắp bầu trời; chúng vẫn chưa có màu sắc và tiếng ầm ĩ của xe cộ vẫn chưa bắt đầu. Vẫn còn nhiều thời gian để những ồn ào thường lệ bắt đầu và xa khỏi những bức tường này là những ngôi vườn. Vào chiều tối hôm qua, bãi cỏ nơi không một ai được phép dẵm lên dĩ nhiên ngoại trừ những con chim bồ câu và một vài con chim sẻ, rất xanh tươi, xanh choáng ngợp và những đóa hoa ánh lên rất rực rỡ. Mọi nơi khác là con người cùng những hoạt động và công việc vô tận của anh ấy. Có một cái tháp, kết cấu hoàn chỉnh và vững vàng, và lúc này nó ngập tràn ánh đèn sáng rực. Bãi cỏ dường như úa vàng và các bông hoa sẽ chờ đợi héo tàn, vì mùa thu đã ở khắp mọi nơi. Nhưng đã từ lâu trước khi những con chim bồ câu xuất hiện trên mái nhà, ở hàng hiên thiền địnhhân hoan. Không có lý do cho ngây ngất này – có một nguyên nhân cho hân hoan không còn là hân hoan nữa; nó đơn giản chỉ ở đó và tư tưởng không thể giam cầm nó và biến nó thành một kỷ niệm để ghi nhớ. Nó quá mạnh và năng động nên tư tưởng không thể chơi đùa cùng nó và tư tưởng lẫn cảm thấy trở nên rất tĩnh và tỉnh. Nó đến cuồn cuộn đợt sóng này sang đợt sóng khác, một sự vật linh động không cái gì có thể kềm hãm và cùng hân hoan này có phước lành. Toàn bộ sự việc vượt khỏi tất cả tư tưởng và đòi hỏi. Có một đang đến không? Đến có nghĩa là sống trong đau khổ và trong cái bóng của sợ hãi. Liệu có một đang đến phía bên trong, một mục đích phải được vươn tới, một kết thúc phải đạt được không? Tư tưởng đã xếp đặt một kết thúc, Thượng đế, thiên đường, thành công, đạo đức, và vân vân. Nhưng tư tưởng chỉ là một phản ứng; một phản hồi của ký ức và tư tưởng nuôi dưỡng thời gian để bao phủ cái không gian giữa cái gì là và cái gì nên là. Cái gì nên là, lý tưởng, thuộc từ ngữ, thuộc lý thuyết; nó không có thực tại. Thực tại không có thời gian; nó không có một kết thúc phải thành tựu, không khoảng cách phải đi tới. Thực tại là và mọi thứ khác không là. Không có thực tại nếu không có chết đối với lý tưởng, đối với thành tựu, đối với kết thúc; lý tưởng, mục đích là một tẩu thoát khỏi thực tại. Thực tại không có thời gian và không có không gian. Và ngay đó có chết không? Có một đang tàn tạ; bộ máy của các cơ quan thân thể hư hỏng dần, bị sụp đổ mà là chết. Nhưng điều đó không tránh khỏi, như chì của cây bút này sẽ mòn đi. Đó là sự việc gây sợ hãi à? Hay chết của thế giới đang trở thành, đang kiếm được, đang thành tựu? Thế giới đó không có giá trị; nó là thế giới của giả tạo, của tẩu thoát. Thực tại, cái gì là, và cái gì nên là là hai sự việc khác biệt hoàn toàn. Cái gì nên là trói buộc vào thời gian và khoảng cách, đau khổsợ hãi. Chết của những chiếc lá này chỉ là một thực tại, cái gì là. Không có tương lai đối với cái gì là; tư tưởng, mà nuôi dưỡng thời gian, không thể vận hành vào thực tại; tư tưởng không thể thay đổi thực tại, nó chỉ có thể tẩu thoát khỏi thực tại và khi tất cả mọi thôi thúc để tẩu thoát chết đi, lúc đó thực tại trải qua một biến đổi lạ thường. Nhưng phải có chết đối với tư tưởng mà là thời gian. Khi thời gian như tư tưởng không còn, vậy thìthực tại, cái gì là không? Khi có hủy diệt thời gian, như tư tưởng, không có chuyển động trong bất kỳ phương hướng nào, không có không gian để bao phủ, chỉ có tĩnh lặng của trống không. Đây là hủy diệt tổng thể của thời gian như hôm qua, hôm nay và ngày mai, như ký ức của tiếp tục, của đang trở thành.

 Vậy là đang là không thời gian, chỉ còn hiện tại năng động nhưng hiện tại đó không thuộc thời gian. Nó là chú ý không có những ranh giới của tư tưởng và những biên giới của cảm thấy. Từ ngữ được sử dụng để truyền đạttừ ngữ, biểu tượng, không có chút ý nghĩa nào trong chính chúng. Sống luôn luôn là hiện tại năng động; thời gian luôn luôn thuộc về quá khứ và vì thế thuộc về tương lai. Và chết đi thời gian là sống trong hiện tại. Chính sống này là bất tử, không là sống trong ý thức. Thời giantư tưởng trong ý thứcý thức bị gói trọn trong cái khung của nó. Luôn luôn có sợ hãiđau khổ trong mạng lưới của tư tưởngcảm thấy. Kết thúc của đau khổkết thúc của thời gian.

23 tháng chín

Thời tiết oi ả và khá ngột ngạt, ngay cả trong các ngôi vườn; thời tiết đã quá nóng nực trong một thời gian dài là điều bất thường. Một cơn mưa lớn và thời tiết mát mẻ sẽ dễ chịu nhiều lắm. Trong những ngôi vườn họ đang tưới nước bãi cỏ và bất kể sức nóng và thiếu mưa bãi cỏ sáng rực và lấp lánh và những đóa hoa thật tuyệt vời; có vài cây đang nở hoa, trái mùa, vì mùa đông sẽ ở đây mau thôi. Những con chim bồ câu ở khắp mọi nơi, nhút nhát lẩn tránh đám trẻ và vài em nhỏ đang vui vẻ đuổi bắt chúng và những con chim bồ câu biết việc đó. Mặt trời đỏ chói trong một bầu trời nặng nề và ảm đạm; không có màu sắc gì cả ngoại trừ trong những đóa hoa và trong bãi cỏ. Con sông mờ đục và chảy lờ đờ.

Thiền định vào giờ đó là tự do và nó giống như đang thâm nhập trong một thế giới không biết được của vẻ đẹp và tĩnh lặng; nó là một thế giới không hình ảnh, biểu tượng hay từ ngữ, không những đợt sóng của ký ức. Tình yêu là chết của mỗi một giây phút và mỗi một chết là đang làm mới mẻ của tình yêu. Nó không là quyến luyến, nó không có gốc rễ; nó nở hoa không cần nguyên nhân và nó là một ngọn lửa đốt cháy những giới hạn, những hàng rào được thiết lập cẩn thận của ý thức. Nó là vẻ đẹp vượt khỏi tư tưởngcảm thấy; nó không được xếp đặt vào nhau trên tranh vẽ, trong từ ngữ hoặc khắc chạm trên đá. Thiền địnhhân hoan và cùng nó có một phước lành.

Thật kỳ lạ khi mỗi người đều khao khát quyền lực, quyền lực của tiền bạc, chức vụ, khả năng, hiểu biết. Trong khi đang giành giật quyền lực, có xung đột, rối loạnđau khổ. Kẻ ẩn dật và người chính trị, người nội trợ và người khoa học đang tìm kiếm nó. Họ sẽ giết chóc và hủy diệt lẫn nhau để giành giật nó. Người khổ hạnh qua tự-từ bỏ, kiểm soát, đè nén giành được quyền lực đó; nhà chính trị nhờ vào lời nói, khả năng, khôn khéo của ông ấy nhận được quyền lực đó, sự chi phối của người vợ vào người chồng và của ông ấy vào bà ấy cảm thấy được quyền lực này; vị giáo sĩ mà đã chấp thuậnđảm nhận trách nhiệm của chúa của ông ấy, biết quyền lực này. Mọi người tìm kiếm quyền lực này hoặc muốn hợp nhất với thần thánh hay quyền lực vật chất. Quyền lực nuôi dưỡng uy quyền và cùng nó xuất hiện xung đột, rối loạnđau khổ. Uy quyền làm hư hỏng người có nó và những người gần nó hay đang tìm kiếm nó. Quyền lực của vị giáo sĩ và nguời nội trợ, của vị lãnh đạo và người tổ chức có khả năng, của vị thánh và người chính trị địa phương là tội lỗi; quyền lực càng lớn bao nhiêu thì tội lỗi càng nhiều bấy nhiêu. Nó là một căn bệnh mà mọi nguời đều bị nhiễm và ấp ủ và tôn sùng. Nhưng cùng nó luôn luôn xuất hiện xung đột, rối loạnđau khổ vô tận. Nhưng không một ai khước từ nó, lơ là nó.

Cùng nó là tham vọngthành côngnhẫn tâm đã được biến thành kính trọng và vì thế được chấp nhận. Mọi xã hội, đền chùa và nhà thờ dâng tặng nó cái phước lành và vì vậy tình yêu bị xuyên tạc và hủy diệt. Và đố kỵ được tôn sùngganh đualuân lý. Nhưng cùng nó có sợ hãi, chiến tranh và đau khổ, tuy nhiên không một người nào lơ là nó. Khước từ quyền lực, trong mọi hình thức, là khởi đầu của đạo đức; đạo đứcrõ ràng; nó quét sạch xung độtđau khổ. Năng lượng gây hư hỏng này, cùng những hoạt động xảo quyệt vô tận của nó, luôn luôn mang lại bất ổn, và bất hạnh không tránh khỏi của nó; không có kết thúc cho nó; dù nó được đổi mới và rào chắn bao nhiêu chăng nữa, bởi luật pháp hay bởi tập tục luân lý; nó sẽ tìm được lối ra, lén lút và không cần mời mọc. Vì nó ở đó, được che giấu trong những ngõ ngách bí mật của những tư tưởng và những ham muốn của con người. Chính những sự việc này phải được xem xéthiểu rõ nếu muốn không còn xung đột, rối loạnđau khổ. Mỗi một người phải làm việc này, không qua người khác, không qua bất kỳ hệ thống của tưởng thưởng hay trừng phạt. Mỗi một người phải tỉnh thức được kết cấu của bản chất giả tạo riêng của anh ấy. Thấy cái gì là, là kết thúc của cái gì là.

Với sự kết thúc hoàn toàn quyền lực này, cùng rối loạn, xung độtđau khổ của nó, mỗi một người đối mặt cái gì anh ta là, một gánh nặng của những ký ức và tình trạng cô độc đang đào sâu thêm. Ham muốnquyền lựcthành công là một tẩu thoát khỏi tình trạng cô độc này và những tro bụi mà là ký ức. Muốn vượt khỏi chúng, người ta phải thấy chúng, đối mặt chúng, không phải lẩn tránh chúng theo nhiều cách, bằng chê trách hoặc qua sợ hãi cái gì là. Sợ hãi chỉ nảy sinh trong ngay hành động chạy trốn khỏi sự kiện; cái gì là. Mỗi người phải tuyệt đốihoàn toàn, tự nguyện và dễ dàng dẹp bỏ quyền lựcthành công và ngay lúc đó trong khi đang đối mặt, đang thấy, đang tỉnh thức một cách thụ động, không có chọn lựa, những tro bụi và cô độc có một ý nghĩa hoàn toàn khác hẳn. Sống cùng một cái gì đó là thương yêu nó, không phải quyến luyến. Sống cùng những tro bụi của cô độc phải có một năng lượng vô hạn và năng lượng này xuất hiện khi không còn sợ hãi.

Từ quyển Đường bay của Chim Đại bàng
London, 16 tháng ba 1969
 

Đối với hầu hết chúng ta, tự do là một ý tưởng và không là một thực sự. Khi chúng ta nói về tự do, chúng ta muốn được tự do phía bên ngoài, làm điều gì chúng ta ưa thích, đi lại, được tự do diễn tả mình trong những cách khác nhau, được tự do suy nghĩ điều gì chúng ta muốn. Sự diễn tả phía bên ngoài về tự do dường như quan trọng lạ lùng, đặc biệt trong những quốc gia nơi có sự độc tài, chuyên chế; và trong những quốc gia đó nơi sự tự do phía bên ngoài có thể được người ta lại tìm kiếm mỗi lúc một vui thú nhiều hơn, mỗi lúc một sở hữu nhiều hơn.

Nếu chúng ta tìm hiểu kỹ càng sự tự do hàm ý điều gì, để bên trong, trọn vẹn, và tổng thể được tự do – mà sau đó tự diễn tả chính nó ra phía bên ngoài trong xã hội, trong liên hệvậy thì dường như đối với tôi, chúng ta phải hỏi liệu cái trí của con người, đã bị quy định nặng nề như nó là hiện nay, có thể được tự do? Nó phải luôn luôn sống và vận hành bên trong những biên giới thuộc tình trạng bị quy định riêng của nó, đến độ không có thể được tự do gì cả? Người ta có thể thấy rằng cái trí, đang hiểu rõ bằng từ ngữ rằng không có tự do ở đây trên quả đất này, phía bên trong hay phía bên ngoài, vậy thì nó bắt đầu sáng chế tự do trong một thế giới khác, một giải thoát ở tương lai, thiên đàng, và vân vân.

Hãy gạt bỏ tất cả những khái niệm thuộc học thuyết, lý thuyết về tự do để cho chúng ta có thể tìm hiểu liệu những cái trí của chúng ta, của bạn hay của tôi, có khi nào được tự do thực sự, được tự do khỏi sự lệ thuộc, được tự do khỏi sự sợ hãi, sự lo âu, và được tự do khỏi vô vàn những vấn đề, cả tầng ý thức bên ngoài cũng như những tầng sâu thẳm hơn của ý thức bên trong. Liệu có thể có tự do thuộc tâm lý hoàn toàn, để cho cái trí con người có thể bất chợt bắt gặp cái gì đó không thuộc thời gian, không bị sắp xếp vào chung bởi tư tưởng, tuy nhiên lại không là một tẩu thoát khỏi những xảy ra thực sự của sự tồn tại hàng ngày.

Nếu cái trí con người phía bên trong, tâm lý, không hoàn toàn được tự do, sẽ không thể thấy điều gì là sự thật, sẽ không thể thấy liệu có một sự thật không bị sáng chế bởi sợ hãi, không bị định hình bởi xã hội hay văn hóachúng ta sống, và không là một tẩu thoát khỏi sự đơn điệu hàng ngày, cùng nhàm chán, cô độc, thất vọng, lo âu của nó. Muốn tìm được liệu thực sự có sự tự do như thế hay không, người ta phải nhận biết được tình trạng bị quy định riêng của người ta, nhận biết được những vấn đề, sự nông cạn, trống rỗng, thiếu thốn, buồn chán thuộc sống hàng ngày của người ta, và trên tất cả người ta phải nhận biết được sợ hãi. Người ta phải nhận biết được về chính người ta mà không dựa vào phản ảnh nội tâm hay phân tích, nhưng thực sự nhận biết được về chính người ta như người ta là và xem thử liệu có thể được tự do hoàn toàn khỏi tất cả những vấn đề đó mà dường như làm tắc nghẽn cái trí hay không.

Muốn tìm hiểu, vì chúng ta sắp sửa làm, phải có tự do, không phải tại khúc cuối, nhưng tại ngay khởi đầu. Nếu người ta không được tự do, người ta không thể tìm hiểu, thăm dò, hay đào sâu. Muốn tìm hiểu thật sâu thẳm, cần phải có không những sự tự do, nhưng còn cả sự kỷ luật mà rất cần thiết khi quan sát; tự do và kỷ luật theo cùng nhau – không phải rằng người ta phải có kỷ luật để tìm được tự do. Chúng ta đang sử dụng từ ngữ kỷ luật không phải trong ý nghĩa truyền thống, đã được chấp nhận, mà là vâng lời, bắt chước, kiềm chế, tuân theo một khuôn mẫu đã cố định; nhưng trái lại như ý nghĩa gốc của từ ngữ đó mà có nghĩa ‘học hỏi’. Học hỏitự do theo cùng nhau, tự do mang theo cùng kỷ luật riêng của nó – không phải kỷ luật bị áp đặt bởi cái trí vì mục đích đạt được một kết quả nào đó. Hai điều này là cốt lõi: tự do và hành động của học hỏi. Người ta không thể học hỏi về chính người ta nếu người ta không được tự do, được tự do để cho người ta có thể quan sát, không lệ thuộc vào bất kỳ khuôn mẫu, công thức, hay khái niệm nào, nhưng thực sự quan sát về chính người ta như người ta là. Sự quan sát đó, trực nhận đó, đang thấy đó, tạo ra kỷ luật và học hỏi riêng của nó; trong đó không có tuân phục, bắt chước, kiềm chế, hay kiểm soát gì cả – và trong đó có vẻ đẹp vô cùng.

Những cái trí của chúng ta bị quy định, đó là một sự kiện rõ ràng – bị quy định bởi một văn hóa hay xã hội đặc biệt, bị ảnh hưởng bởi những ấn tượng khác nhau; bởi những căng thẳngáp lực của sự liên hệ; bởi những nhân tố thuộc giáo dục, khí hậu, kinh tế; bởi sự tuân phục thuộc tôn giáo, và vân vân. Những cái trí của chúng ta được đào tạo để chấp nhận sợ hãi và để tẩu thoát, nếu chúng ta có thể, khỏi sợ hãi đó, và không bao giờ có thể giải quyết, trọn vẹn và tổng thể, toàn bản chất và cấu trúc của sợ hãi. Vậy thì câu hỏi đầu tiên của chúng ta là: Liệu cái trí, bị chất nặng quá nhiều, có thể giải quyết trọn vẹn, không chỉ tình trạng bị quy định của nó, nhưng còn cả những sợ hãi của nó? Bởi vì chính sự sợ hãi thúc đẩy chúng ta chấp nhận bị quy định.

Đừng chỉ nghe nhiều từ ngữý tưởng, mà thực sự không có giá trị gì cả – nhưng qua động thái của lắng nghe, quan sát những trạng thái riêng của cái trí bạn, cả từ ngữ lẫn không-từ ngữ, đơn giản tìm hiểu liệu cái trí có thể được tự do – không đang chấp nhận sợ hãi, không đang tẩu thoát, không đang nói, ‘Tôi phải phát triển sự can đảm, sự kháng cự,’ nhưng thực sự đang nhận biết trọn vẹn được sợ hãi mà trong đó chúng ta bị trói buộc. Nếu người ta không được tự do khỏi chất lượng của sợ hãi này, người ta không thể thấy rất rõ ràng, sâu thẳm; và chắc chắn, khi có sợ hãi không có tình yêu.

Vậy là, liệu cái trí có thể thực sự được tự do khỏi sợ hãi? Dường như đối với tôi đó là – dành cho bất kỳ người nào có sự nghiêm túc – một trong những vấn đề cốt lõi và cơ bản nhất phải được tìm hiểu và được giải quyết. Có những sợ hãi thân thể và những sợ hãi tâm lý. Những sợ hãi thuộc thân thể về sự đau đớn và những sợ hãi thuộc tâm lý, như là ký ức của đã trải qua sự đau đớn trong quá khứ, và ý tưởng của sự lặp lại đau đớn đó trong tương lai; cũng cả, những sợ hãi của tuổi già, chết, những sợ hãi của không-an toàn thân thể, những sợ hãi của không-chắc chắn về ngày mai, những sợ hãi của không thể là một người thành công, không thể thành tựu, của không là người nào đó trong thế giới khá xấu xa này; những sợ hãi của bị hủy diệt, những sợ hãi của bị cô độc, của không thể thương yêu hay được thương yêu, và vân vân; những sợ hãi thuộc tầng ý thức bên ngoài lẫn những sợ hãi thuộc tầng ý thức bên trong. Liệu cái trí có thể được tự do, tổng thể, khỏi tất cả điều này? Nếu cái trí nói rằng nó không thể, vậy thì nó đã tự-ép buộc chính nó thành vô dụng, nó đã tự-làm biến dạng chính nó và không thể nhận biết, hiểu rõ, không thể hoàn toàn tỉnh táo, yên lặng; nó giống như một cái trí trong bóng tối, đang tìm kiếm ánh sáng và không bao giờ tìm được nó, và thế là sáng chế ra một ánh sáng của những từ ngữ, những ý tưởng, những lý thuyết.

Làm thế nào một cái trí đã bị chất nặng bởi sợ hãi, bởi tất cả bị quy định của nó, sẽ được tự do khỏi nó? Hay người ta phải chấp nhận sợ hãi như một việc không thể tránh khỏi của sống? – và hầu hết chúng tachấp nhận nó, khoan dung nó. Chúng ta sẽ làm gì? Làm thế nào tôi, như con người, bạn như con người, sẽ loại bỏ được sợ hãi này? Không phải loại bỏ được một sợ hãi đặc biệt, nhưng sợ hãi tổng thể, toàn bản chất và cấu trúc của sợ hãi?

Sợ hãi là gì? Đừng chấp nhận, nếu tôi được phép đề nghị, điều gì người nói đang trình bày; người nói không có uy quyền gì cả, ông ta không là người thầy, ông ta không là đạo sư; bởi vì nếu ông ta là người thầy, vậy thì bạn là môn đồ, và nếu bạn là môn đồ bạn tự-hủy hoại chính bạn lẫn người thầy. Chúng ta đang cố gắng tìm ra sự thật của câu hỏi về sợ hãi này trọn vẹn đến độ cái trí không bao giờ còn sợ hãi, và thế là được tự do khỏi tất cả sự lệ thuộc vào một người khác, phía bên trong, phần tâm lý. Vẻ đẹp của sự tự do là rằng bạn không bao giờ để lại một dấu vết. Con đại bàng trong đường bay của nó không để lại một dấu vết; người khoa học có. Đang tìm hiểu vấn đề của tự do này phải có, không chỉ sự quan sát khoa học, mà còn cả đường bay của con đại bàng mà không để lại một dấu vết; cả hai đều được cần đến; phải có cả sự giải thích bằng từ ngữ lẫn sự trực nhận không-từ ngữ – bởi vì sự diễn tả không bao giờ là sự kiện được diễn tả; chắc chắn sự giải thích không bao giờ là sự vật được giải thích; từ ngữ không bao giờ là sự việc sự vật.

Nếu tất cả điều này rất rõ ràng vậy thì chúng ta có thể tiến tới; chúng ta có thể tự-tìm ra cho chính chúng ta – không phải qua người nói, không phải qua những từ ngữ của ông ta, không phải qua những ý tưởng hay những suy nghĩ của ông ta – liệu cái trí có thể hoàn toàn được tự do khỏi sợ hãi.

Phần nói chuyện đầu tiên không phải là một giới thiệu; nếu bạn đã không nghe nó rõ ràng và đã không hiểu rõ nó, bạn không thể tiếp tục sang phần kế tiếp này.

Muốn tìm hiểu phải có sự tự do để quan sát; phải có sự tự do khỏi những kết luận, những ý tưởng, những lý tưởng, những thành kiến, để cho bạn có thể thực sự tự-quan sát cho chính bạn sợ hãi là gì. Và khi bạn quan sát rất kỹ càng, liệu còn có sợ hãi hay không? Đó là, bạn có thể quan sát rất, rất tỉ mỉ, mật thiết, sợ hãi là gì chỉ khi nào người quan sát là vật được quan sát. Chúng ta đang thâm nhập vào nó. Vậy là, sợ hãi là gì? Nó nảy sinh bằng cách nào? Những sợ hãi rõ ràng thuộc thân thể có thể hiểu rõ được, như những nguy hiểm thuộc thân thể, mà có những phản ứng tức khắc; hiểu rõ chúng rất dễ dàng, chúng ta không cần tìm hiểu nhiều lắm. Nhưng chúng ta đang nói về những sợ hãi thuộc tâm lý; những sợ hãi thuộc tâm lý này nảy sinh bằng cách nào? Nguồn gốc của chúng là gì? Đó là chủ đề phải quan tâm. Có sợ hãi về cái gì đó đã xảy ra ngày hôm qua; sợ hãi về cái gì đó có lẽ xảy ra sau đó hôm nay hay ngày mai. Có sợ hãi về cái gì đó chúng ta đã biết rồi, và có sợ hãi về cái không biết được, mà là ngày mai. Người ta có thể tự-thấy rất rõ ràng cho chính người ta rằng sợ hãi nảy sinh qua cấu trúc của tư tưởng – qua suy nghĩ về cái đã xảy ra ngày hôm qua mà người ta sợ hãi, hay qua suy nghĩ về tương lai, đúng chứ? Tư tưởng nuôi dưỡng sợ hãi, phải không? Làm ơn, chúng ta hãy hoàn toàn chắc chắn; đừng chấp nhận điều gì người nói đang trình bày; hãy tuyệt đối chắc chắn cho chính bạn về vấn đề liệu tư tưởng có là nguồn gốc của sợ hãi hay không. Suy nghĩ về đau khổ, đau khổ tâm lý mà người ta đã có cách đây lâu rồi và không muốn nó được lặp lại, không muốn sự việc đó được nhớ lại, suy nghĩ về tất cả điều này, nuôi dưỡng sợ hãi. Liệu chúng ta có thể tiếp tục từ đó? Nếu chúng ta không thấy điều này rất rõ ràng, chúng ta sẽ không thể tiến tới thêm nữa. Tư tưởng, đang suy nghĩ về một biến cố, một trải nghiệm, một trạng thái, mà trong đó đã có một bực dọc, nguy hiểm, phiền muộn hay đau đớn, tạo ra sợ hãi. Và tư tưởng, vì đã thiết lập một an toàn nào đó, thuộc tâm lý, không muốn sự an toàn đó bị quấy rầy; bất kỳ quấy rầy nào là một nguy hiểm và thế là có sợ hãi.

Tư tưởng chịu trách nhiệm cho sợ hãi; cũng vậy, tư tưởng chịu trách nhiệm cho vui thú. Người ta đã có một trải nghiệm hạnh phúc; tư tưởng suy nghĩ về nó và muốn nó được tiếp tục. Khi điều đó không thể được, có một kháng cự, tức giận, thất vọng, và sợ hãi. Thế là, tư tưởng chịu trách nhiệm cho sợ hãi cũng như vui thú, phải không? Đây không là một kết luận bằng từ ngữ; đây không là một công thức dành để lẩn tránh sợ hãi. Đó là, nơi nào có vui thú có đau khổsợ hãi được duy trì bởi tư tưởng; vui thú theo cùng đau khổ, hai cái không thể phân chia, và tư tưởng chịu trách nhiệm cả hai. Nếu không có ngày mai, không có khoảnh khắc kế tiếp để suy nghĩ dựa theo hoặc sợ hãi hoặc đau khổ, vậy là cả hai sẽ không tồn tại? Chúng ta sẽ triển khai từ đó chứ? Liệu nó là một thực sự, không như một ý tưởng, nhưng một sự việc mà chính bạn đã tự-khám phá và vì vậy thực sự, vậy là bạn có thể nói, ‘Tôi đã khám phá rằng tư tưởng nuôi dưỡng cả vui thú lẫn sợ hãi’? Bạn đã trải qua những hưởng thụ về tình dục, vui thú; sau đó bạn suy nghĩ về nó trong hình ảnh, những hình ảnh của suy nghĩ, và chính suy nghĩ về nó tạo ra sức mạnh cho vui thú đó, mà lúc này là hình ảnh của tư tưởng, và khi cái đó bị cản trở liền có đau khổ, lo âu, sợ hãi, ghen tuông, bực dọc, tức giận, tàn ác. Và chúng ta không đang nói rằng bạn không được có vui thú.

Hạnh phúc không là vui thú; ngây ngất không được tạo ra bởi tư tưởng; nó là một việc hoàn toàn khác biệt. Bạn có thể bắt gặp hạnh phúc hay ngây ngất chỉ khi nào bạn hiểu rõ bản chất của tư tưởng, mà nuôi dưỡng cả vui thú lẫn sợ hãi.

Vậy là câu hỏi nảy sinh: Liệu người ta có thể kết thúc tư tưởng? Nếu tư tưởng nuôi dưỡng sợ hãi và vui thú – bởi vì nơi nào có vui thú phải có đau khổ, mà là điều quá hiển nhiênvậy thì người ta hỏi chính mình: Liệu tư tưởng có thể kết thúc? – mà không có nghĩa sự kết thúc của nhận biết vẻ đẹp, thưởng thức vẻ đẹp. Nó giống như thấy vẻ đẹp của một đám mây hay một cái cây và thưởng thứctrọn vẹn, hoàn toàn, tổng thể; nhưng khi tư tưởng tìm kiếm để có cùng trải nghiệm đó vào ngày mai, cùng sự thú vị mà nó đã có ngày hôm qua khi thấy đám mây đó, cái cây đó, bông hoa đó, khuôn mặt của cái người đẹp đẽ đó, vậy thì nó mời mọc sự thất vọng, đau khổ, sợ hãi, và vui thú.

Vì vậy liệu tư tưởng có thể kết thúc? Hay đó là một câu hỏi hoàn toàn sai lầm? Nó là một câu hỏi sai lầm bởi vì chúng ta muốn trải nghiệm một ngây ngất, một hạnh phúc, mà không là vui thú. Bằng cách kết thúc vui thú chúng ta hy vọng chúng ta bắt gặp cái gì đó vô hạn, mà không là sản phẩm của cả vui thú lẫn sợ hãi. Hãy hỏi tư tưởngvị trí nào trong sống, không phải làm thế nào tư tưởng sẽ được kết thúc? Sự liên quan của tư tưởng đến hành động và không-hành động là gì?

Sự liên quan của tư tưởng đến hành động nơi hành động cần thiết là gì? Tại sao, khi có sự thưởng thức trọn vẹn về vẻ đẹp, tư tưởng lại chen vào? Bởi vì nếu nó không chen vào, lúc đó nó sẽ không được chuyển tiếp sang ngày mai. Tôi muốn tìm ra – khi có sự thưởng thức trọn vẹn về vẻ đẹp của một hòn núi, của một khuôn mặt đẹp, một dải nước – tại sao tư tưởng phải chen vào đó và đưa ra một biến dạng cho nó và nói, ‘Tôi phải có vui thú đó lại vào ngày mai’. Tôi phải tìm ra sự liên quan của tư tưởng trong hành động là gì; và phải tìm ra liệu tư tưởng có cần can thiệp khi không có nhu cầu của tư tưởng gì cả. Tôi nhìn thấy một cái cây đẹp, không có một chiếc lá nào cả, tương phản với bầu trời; nó đẹp lạ lùng và từng đó đủ rồi – chấm dứt. Tại sao tư tưởng phải chen vào và nói, ‘Tôi phải có cùng thú vị đó vào ngày mai’? Và tôi cũng hiểu rằng tư tưởng phải vận hành trong hành động. Kỹ năng trong hành động cũng là kỹ năng trong tư tưởng. Vậy là, sự liên quan thực sự giữa tư tưởng và hành động là gì? Như nó là, hành động của chúng ta được đặt nền tảng trên những khái niệm, những ý tưởng. Tôi có một khái niệm hay ý tưởng về điều gì nên được làm và điều gì được làm là sự phỏng chừng đến khái niệm, ý tưởng đó, đến lý tưởng đó. Vậy là có một phân chia giữa hành động và khái niệm, lý tưởng, ‘cái nên là’; trong phân chia này có xung đột. Bất kỳ sự phân chia nào, phân chia tâm lý, phải nuôi dưỡng xung đột. Tôi đang tự-hỏi mình, ‘Sự liên quan của tư tưởng trong hành động là gì?’ Nếu có sự phân chia giữa hành động và ý tưởng vậy thì hành động là không-trọn vẹn. Có một hành động mà trong đó tư tưởng thấy cái gì đó ngay tức khắc và hành động ngay tức khắc để cho không có một ý tưởng, một học thuyết sẽ bị hành động một cách tách rời hay không? Có một hành động mà trong đó ngay đang thấy là hành động – mà trong đó ngay đang suy nghĩ là hành động hay không? Tôi thấy rằng tư tưởng nuôi dưỡng cả sợ hãi lẫn vui thú; tôi thấy rằng nơi nào có vui thú có đau khổ và thế là kháng cự với đau khổ. Tôi thấy điều đó rất rõ ràng; đang thấy về nó là hành động tức khắc; trong đang thấy về nó được bao gồm tư tưởng, hợp lý, và suy nghĩ rất rõ ràng; tuy nhiên đang thấy về nó là tức khắc và hành động là tức khắc – vì vậy có sự tự do khỏi nó.

Chúng ta đang chuyển tải lẫn nhau chứ? Theo từ từ, nó khó khăn lắm. Làm ơn đừng nói vâng dễ dàng như thế. Nếu bạn nói vâng, vậy thì khi bạn rời sảnh này bạn phải được tự do khỏi sợ hãi. Nói vâng của bạn chỉ là một khẳng định rằng bạn đã hiểu rõ bằng từ ngữ, bằng trí năng, và vì vậy không là gì cả. Sáng nay bạn và tôi ở đây để tìm hiểu vấn đề của sợ hãi, và khi bạn rời sảnh này, phải có sự tự do hoàn toàn khỏi nó. Điều đó có nghĩa bạn là một con người tự do, một con người khác hẳn, được thay đổi hoàn toàn – không phải ngày mai, nhưng ngay lúc này; bạn thấy rất rõ ràng rằng tư tưởng nuôi dưỡng cả sợ hãi lẫn đau khổ; bạn thấy rằng tất cả những giá trị của bạn đều được đặt nền tảng trên sợ hãi và vui thú – luân lý, đạo đức, xã hội, tôn giáo, tinh thần. Nếu bạn nhận biết sự thật của nó – và muốn thấy sự thật của nó bạn phải tỉnh táo lạ thường, một cách hợp lý, một cách lành mạnh, một cách thông minh đang quan sát mỗi chuyển động của tư tưởngvậy thì chính nhận biết đó là hành động tổng thể và vậy thì bạn hoàn toàn vượt khỏi nó; ngược lại bạn sẽ nói, ‘Làm thế nào tôi sẽ được tự do khỏi sợ hãi vào ngày mai?’

Người hỏi: Không có sợ hãi tự phát hay sao?

Krishnamurti: Bạn sẽ gọi đó là sợ hãi hay sao? Khi bạn biết lửa cháy, khi bạn thấy một vách núi đứng, nhảy thoát nó là sợ hãi? Khi bạn thấy một con thú hoang, một con rắn, bạn thối lui, đó là sợ hãi? Hay nó là thông minh? Thông minh đó có lẽ là kết quả của tình trạng bị quy định, bởi vì bạn đã bị quy định đến những nguy hiểm của vách núi đứng, bởi vì nếu bạn không làm theo bạn có thể bị rơi xuống vực và việc đó có nghĩa là kết thúc. Thông minh của bạn bảo bạn hãy cẩn thận; thông minh đó là sợ hãi à? Nhưng nó là thông minhvận hành khi chúng ta tự-phân chia chính chúng ta thành những quốc tịch, thành những nhóm tôn giáo? Khi chúng ta tạo ra sự phân chia này giữa bạn và tôi, chúng tachúng nó, đó là thông minh à? Cái đang vận hành trong phân chia đó, mà tạo ra nguy hiểm, mà phân chia con người, mà mang lại chiến tranh, đó là thông minh đang vận hành hay đó là sợ hãi? Đó là sợ hãi, không phải thông minh. Nói cách khác, chúng ta đã tự-phân chia chính chúng ta; một phần của chúng ta hành động, nơi cần thiết, một cách thông minh, như trong việc tránh một vách núi đứng, hay một xe buýt đang chạy qua; nhưng chúng ta lại không đủ thông minh để thấy những nguy hiểm của chủ nghĩa quốc gia, những nguy hiểm của sự phân chia giữa những con người? Vậy là, một phần của chúng ta – một phần rất nhỏ của chúng ta – là thông minh, phần còn lại của chúng ta không là. Nơi nào có sự phân chia, phải có xung đột, phải có đau khổ; chính bản thể của xung đột là sự phân chia, sự mâu thuẫn trong chúng ta. Mâu thuẫn đó là không được hòa hợp. Nó là một trong những đặc điểm lạ thường rằng chúng ta phải tự-hòa hợp chính chúng ta. Tôi không biết nó thực sự có nghĩa gì. Ai đang hòa hợp hai bản chất bị đối nghịch, bị phân chia? Bởi vì chính người hòa hợp không là thành phần của sự phân chia đó hay sao? Nhưng khi người ta thấy tổng thể của nó, khi người ta có sự nhận biết về nó, mà không có bất kỳ sự chọn lựa nào – không còn phân chia.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 17032)
Vượt qua một cây cầu dài và hơi bị rung lắc, bắc qua sông Falgu, chúng tôi đến khu vực được ngành du lịch Ấn Độ giới thiệu là làng Sujātā.
(Xem: 38459)
"Heartwood of the Bodhi tree" (Cốt lõi của cội Bồ-đề) - Buddhadasa Bhikkhu, Hoang Phong chuyển ngữ
(Xem: 21821)
Truyện Cổ Sự Tích Cứu Vật Phóng Sinh - Pháp sư Tịnh Không - Thích Phước Sơn dịch
(Xem: 21904)
Những Truyện Cổ Việt Nam Mang Màu Sắc Phật Giáo - Lệ Như Thích Trung Hậu, Sưu tầm & giới thiệu
(Xem: 69633)
Đức Bồ Tát Thái tử Siddhattha kiếp chót chắc chắn sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác. Khi Ngài đản sinh ra đời có đầy đủ 32 tướng tốt chính của Bậc Đại Nhân...
(Xem: 6794)
Ý tưởng về quyển sách này có từ việc tôi tình cờ đọc qua một quyển sách nhỏ có tên là “Món Quà Mang lại Bình An & Hạnh Phúc”
(Xem: 38589)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
(Xem: 43865)
Thiền dạy cho ta KHÔNG BIẾT, để lắng lòng tỉnh thức trước mọi tình huống cám dỗcon người nhận giặc làm con, nhận giả làm chơn, không thể nào vượt thoát sanh tử luân hồi...
(Xem: 43948)
Giáo pháp Thiền giống như một cánh cửa sổ. Trước nhất chúng ta mới nhìn vào chỉ thấy bề mặt phản ánh lờ mờ. Nhưng khi chúng ta tu hành thì khả năng nhìn thấy trở nên rõ ràng.
(Xem: 42766)
Khi buông hết tất cả, quý vị có thể tin tưởng vào Tự tánh của mình 100%. Lúc ấy tâm của quý vị trong sáng như hư không, như tấm gương trong suốt...
(Xem: 44267)
Không phải chúng ta hành thiền để được người khác mến phục, kính nể nhưng để đóng góp vào sự bình an của thế giới. Chúng ta làm theo những lời dạy của Ðức Phật...
(Xem: 22990)
Ở đây lời khuyên của Đức Phật đưa ra cho chúng ta là hãy sống thiện, chuyên cần và hành động một cách hiểu biết nếu chúng ta muốn giải quyết những vấn đề của chúng ta.
(Xem: 39067)
Đức Phật dạy Bốn Thánh Đế này cho chúng ta để đắc chứng Niết-bàn, Thánh Đế Thứ Ba, chấm dứt hoàn toàn tái sanh và do đó cũng chấm dứt luôn Khổ.
(Xem: 21652)
Nhìn chiếc cổng tre hai cánh mở bám đầy rêu xanh, an nhiên giữa tuyết sương, năm tháng - bất chợt, người con nhớ đến một câu thơ của ai đó: Cửa sài hai cánh mở...
(Xem: 42224)
Trí tuệ Phật giáo là một khả năng, một phẩm tính của tâm thức, tượng trưng cho một sự hiểu biết, nhưng là một sự hiểu biết chuyên biệt, được định hướng rõ rệt...
(Xem: 35418)
Đạo Bụt có một nền tảng nhân bản vững chắc, giúp ta biết sống có trách nhiệm, có từ bi với chính mình và mọi loài chung quanh. Người Phật tử con của Bụt là người biết bảo vệ môi sinh.
(Xem: 46358)
Nếu muốn đạt được sự giải thoát, trước hết chúng ta phải quán xét thật cẩn thận những gì chung quanh ta, hầu quán nhận được bản chất đích thật của chúng...
(Xem: 29964)
Tuệ Sỹ Đạo Sư - Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 2, Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang ấn hành... Nguyên Siêu
(Xem: 30692)
Tuệ Sỹ Đạo Sư - Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 1, Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang ấn hành... Nguyên Siêu
(Xem: 26110)
Nếp Sống Tỉnh Thức Của Đức Đạt Lai Lạt Ma (Trọn bộ 2 tập), tác giả Thích Nữ Giới Hương, Nhà xuất bản Hồng Đức 2012
(Xem: 20269)
Chúng ta phải tạo ra cho mình một thứ tình thân ái mới mẻ hơn để giao tiếp với thiên nhiên. Trước đây chúng ta đã không làm tròn được bổn phận đó.
(Xem: 25462)
Đây là cuốn sách đầu tiên ghi lại lịch sử Phật Giáo ở Úc Châu và ảnh hưởng của Phật Giáo đối với đời sống văn hóatâm linh của người Úc... Thích Nguyên Tạng
(Xem: 18391)
Vào nhà của đức Như-Lai, mặc áo của đức Như-Lai, ngồi chỗ của Như-Lai... HT. Thích Trí Quang
(Xem: 17024)
Nguyên tác: "Buddha The Healer", Buddhist Publication Society, Kandy, Sri Lanka; Dr. Ananda Nimalasuria; Phạm Kim Khánh dịch
(Xem: 40631)
“Đường về Cực Lạc” là con đường pháp dẫn ta và tất cả chúng sanh từ xứ ác trược Ta Bà về đến thế giới thanh tịnh Cực Lạc. Cũng chính là “Pháp môn Tịnh độ”...
(Xem: 21626)
"Chuyện Tình Của Liên Hoa Hòa Thượng" được phóng tác từ một câu chuyện lịch sử trong quyển "Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong"... Thích Như Điển
(Xem: 25761)
Sự phân tích về cái chết không phải là để trở nên sợ hãi mà là để biết trân quý kiếp sống này, trân quý kiếp người mà qua đó bạn có thể thực hành những pháp tu quan trọng.
(Xem: 41300)
Truyện kể về những bậc thánh siêu phàm trong Phật Giáo - Tác giả: Ngô Trọng Đức; Dịch giả: Từ Nhân
(Xem: 24805)
Thập Bát La Hán tượng trưng cho tín ngưỡng đặc thù dân gian. Cuộc đời của các Ngài siêu nhiên kỳ bí nhưng rất mực gần gũi chúng sanh.
(Xem: 23670)
Sự Tích Phật A-di-đà và Bảy vị Bồ-tát là một tác phẩm ngắn, giới thiệu về cuộc đờihạnh nguyện của Phật A-di-đà và bảy vị Bồ-tát Đại Thừa, được tạp chí Từ Bi Âm biên soạn...
(Xem: 14991)
Nếu như những tôn giáo khác chú trọng quyền năng của đấng Sáng thế, đòi hỏi sự tuân phục và niềm tin tuyệt đối, thì Phật giáo, từ ngàn xưa, luôn đẫm tinh thần dân chủ.
(Xem: 19875)
Bằng kinh nghiệm của riêng tôi, tôi đã học được phương pháp hữu hiệu nhất để vượt qua khủng hoảng là sự tiếp xúc chặt chẽ và trao đổi giữa những người có niềm tin khác nhau...
(Xem: 37659)
Có thể nói nguyên nhân sâu xathen chốt nhất của sự biến mất truyền thống Tăng bảo trong Phật giáo Nhật Bản hiện tạibản thể giới luật của Tăng không được coi trọng.
(Xem: 19007)
Ngõ Thoát - tức Phương Trời Cao Rộng 3, truyện dài của Vĩnh Hảo, Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1996
(Xem: 17602)
Bụi Đường - tức Phương Trời Cao Rộng 2, truyện dài của Vĩnh Hảo, Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1995, tái bản năm 1996
(Xem: 23440)
Núi Xanh Mây Hồng - Truyện vừa của Vĩnh Hảo, Khởi viết tại Sài Gòn 1980, hoàn tất tại Long Thành 1982
(Xem: 36147)
Pháp hành thiền không chỉ dành riêng cho người Ấn Độ hay cho những người trong thời Đức Phật còn tại thế, mà là cho cả nhân loại vào tất cả mọi thời đại và ở khắp mọi nơi.
(Xem: 40236)
Tăng bảo, nương vào phần tự giác của pháp làm cơ sở để kiến lập xã hội hòa bình, nhân gian Tịnh độ... Thích Đồng Bổn
(Xem: 19411)
Đây là một trong số ba-mươi bài kinh trong tập Trung A Hàm do Christian Maes tuyển chọn để dịch thẳng từ tiếng Pa-li sang tiếng Pháp... Hoang Phong dịch
(Xem: 21628)
Ở trên khuôn viên của núi Mihintale hiện còn có một hang động và người ta cho rằng hang động ấy là nơi mà Tôn giả Mahinda đã ở lại đấy trong lần đầu tiên ngài đến Mihintale.
(Xem: 46042)
"Hộ-Niệm" đúng Chánh Pháp, hợp Lý Đạo, hợp Căn Cơ. Thành tựu bất khả tư nghì! ... Cư Sĩ Diệu Âm
(Xem: 35793)
Cốt Nhục Của Thiền là một tác phẩm ghi lại 101 câu chuyện về thiền ở Trung Hoa và Nhật Bản - Trần Trúc Lâm dịch
(Xem: 28438)
Tác phẩm này là công trình nghiên cứu mang tính khoa học, nhưng nó có thể giúp cho các nhà nghiên cứu về Phật giáo tìm hiểu thêm về lịch sử Phật giáo...
(Xem: 28730)
Nguyễn Du cho chúng ta thấy rằng Cụ không những là một người am hiểu sâu xa về Phật giáo mà còn là một hành giả tu tập Thiền tông qua Kinh Kim Cương... Đại Lãn
(Xem: 32028)
Đức Phật khi còn tại thế đã luôn luôn từ chối việc dùng giáo lý để thỏa mãn khao khát kiến thức con người... Nguyễn Điều
(Xem: 26128)
‘Sự quyến rũ của Đạo Phật Trong Thế Giới Mới’ được tuyển dịch từ những bài viết và pháp thoại của nhiều bậc Tôn túc và các học giả Phật Giáo nổi tiếng thế giới...
(Xem: 33301)
Những lúc vô sự, người góp nhặt thường dạo chơi trong các vườn Thiền cổ kim đông tây. Tiêu biểu là các vườn Thiền Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
(Xem: 24018)
Đại Hội Khoáng Đại kỳ IV được triệu tập vào các ngày 17, 18, 19/03/2011 tại Chùa Pháp Hoa, 20 Butler Ave, Pennington, SA 5013, Australia
(Xem: 24732)
Qua ký sự, tác giả giới thiệu những vùng đất tâm linh của Phật giáo đồng thời nói lên niềm cảm khái của mình trước các vùng đất thiêng liêng, và cảm xúc của ông về thế giới hiện đại.
(Xem: 54353)
Muốn thực sự tiếp xúc với thực tại, cho dù đó bất cứ là gì, chúng ta phải biết cách dừng lại trong kinh nghiệm của mình, lâu đủ để nó thấm sâu vào và lắng đọng xuống...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant