Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chương 6- Nói chuyện lần thứ bảy

17 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 4775)
Chương 6- Nói chuyện lần thứ bảy

J. KRISHNAMURTI
NGHI VẤN KHÔNG ĐÁP ÁN
THE IMPOSSIBLE QUESTION
Lời dịch: Ông Không – 2010

Phần 2
NÓI CHUYỆN TRƯỚC CÔNG CHÚNG
TẠI SAANEN 1970

Chương 6

NÓI CHUYỆN TRƯỚC CÔNG CHÚNG
LẦN THỨ BẢY

Saanen, ngày 8 tháng 8 năm 1970

Krishnamurti: Chúng ta sẽ tiếp tục lại vấn đề chúng ta đã để lại ngày hôm qua khi chúng ta đang suy xét về bản chất và cấu trúc của ý thức. Người ta nhận ra rằng liệu có một thay đổi cơ bản trong cái trí của con người, và vì vậy trong xã hội, chúng ta phải suy nghĩ câu hỏi này. Chúng ta phải khoét sâu vào nó để tìm ra liệu có khả năng cho cái trí này trải qua một biến đổi bản chất, một thay đổi hoàn toàn trong chính nó. Bởi vì người ta có thể thấy rằng trong tất cả những hành động của chúng ta, hời hợt hay sâu sắc, nghiêm túc hay thờ ơ, đều là kết quả của, hay được sinh ra từ ý thức này. Và chúng ta đã nói rằng trong ý thức có nhiều mảnh; mỗi mảnh đảm trách sự thống trị tại một thời điểm này hay một thời điểm khác. Nếu người ta không hiểu rõ nội dung của ý thức – và khả năng của vượt khỏi nó. Bất kỳ hành động nào, dù nó có lẽ quan trọng, phải sinh ra sự hỗn loạn nếu không hiểu rõ được bản chất tách rời của ý thức của chúng ta. Tôi nghĩ điều này phải rất rõ ràng. Nó giống như trao nhiều chú ý cho một mảnh, như mảnh trí năng, hay một niềm tin, hay mảnh thân thể, và vân vân. Những mảnh này, mà tạo thành ý thức của chúng ta, từ đó tất cả hành động xảy ra, chắc chắn phải tạo ra mâu thuẫnđau khổ. Ít ra điều này đã rõ ràng theo từ ngữ? Khi tự-nhủ với chính mình, tất cả những mảnh này phải được sắp xếp vào cùng nhau hay được hòa hợp chẳng có ý nghĩa bao nhiêu, bởi vì sau đó vấn đề nảy sinh là ai sẽ hòa hợp chúng, và nỗ lực của sự hòa hợp. Vì vậy phải có một phương cách để quan sát toàn sự phân chia này bằng một cái trí không bị phân chia. Và đó là điều gì chúng ta sẽ bàn luận sáng này.

Tôi nhận ra rằng cái trí của tôi, gồm cả bộ não, tất cả những phản ứng thuộc hệ thần kinh thân thể, tổng thể của ý thức đó bị tách rời, bị vỡ vụn, bị quy định bởi văn hóa trong đó người ta sống. Văn hóa đó đã bị tạo ra bởi những thế hệ quá khứthế hệ sắp đến. Và bất kỳ hành động nào, hay sự nhấn mạnh vào một mảnh trên những mảnh còn lại, chắc chắn sẽ tạo ra sự hỗn loạn kinh hoàng. Cho sự nhấn mạnh đến hoạt động xã hội, đến một niềm tin tôn giáo, hay ý tưởng thuộc trí năng, hay nơi không tưởng, chắc chắn phải là mâu thuẫn và thế là tạo ra hỗn loạn. Bạn thấy điều này chứ?

Thế là người ta đưa ra câu hỏi: liệu có một hành động không bị phân chia và không bị mâu thuẫn với một hành động kế tiếp mà sắp sửa xảy ra trong giây phút kế tiếp?

Chúng ta thấy rằng tư tưởng có một vai trò quan trọng trong ý thức này. Tư tưởng không chỉ là phản ứng của quá khứ, nhưng còn của mọi cảm giác của chúng ta, mọi phản ứng thuộc hệ thần kinh của chúng ta, những hy vọng tương lai, những sợ hãi, những vui thú, những đau khổ – tất cả chúng ở trong cái này. Vì vậy liệu nội dung của ý thức tạo thành cấu trúc của ý thức? Hay liệu ý thức được tự do khỏi nội dung của nó?

Nếu ý thức được tạo thành từ tuyệt vọng của tôi, lo âu, những sợ hãi, những vui thú của tôi, vô số những hy vọng, những tội lỗi, và vô vàn những trải nghiệm của quá khứ, vậy thì bất kỳ hành động nào đang nảy ra từ ý thức đó không bao giờ có thể làm tự do ý thức này khỏi những giới hạn của nó. Đừng đồng ý điều này, nó không phải là mớ hiểu biết của học sinh! Làm ơn hãy chia sẻ nó cùng tôi mà có nghĩa làm việc, quan sát nó trong chính bạn – và sau đó chúng ta có thể tiến tới thêm nữa. Tôi chỉ đang trình bày như một giới thiệu.

Ý thức của tôi là kết quả của văn hóa trong đó tôi đã sống. Văn hóa đó đã khuyến khích, và đã không khuyến khích nhiều hoạt động khác nhau, nhiều theo đuổi khác nhau của vui thú, sợ hãi, những hy vọng và những niềm tin. Ý thức đó là ‘cái tôi’. Bất kỳ hành động nào đang nảy ra từ ý thức bị quy định đó, chắc chắn phải bị tách rời và vì vậy mâu thuẫn, hỗn loạn. Nếu bạn được sinh ra trong một thế giới Cộng sản, hay một thế giới Xã hội, hay một thế giới Thiên chúa giáo, văn hóa trong đó cái trí-bộ não đặc biệt đó bị sinh ra, bị quy định bởi văn hóa này, bởi những tiêu chuẩn, những giá trị, những khát vọng của xã hội đó. Và bất kỳ hành động nào được sinh ra từ ý thức này chắc chắn phải bị phân chia. Đừng đặt cho tôi bất kỳ câu hỏi nào, tuy nhiên chỉ tự-nhìn ngắm về chính bạn. Trước hết hãy lắng nghe điều gì người nói phải trình bày, đừng đưa vào những câu hỏi của bạn hay những suy nghĩ của bạn. Vậy thì sau khi đã lắng nghe rất yên lặng, vậy thì bạn có thể bắt đầu đặt những câu hỏi, vậy thì bạn có thể nói, ‘Bạn hiểu đúng, bạn hiểu sai’, và vân vân. Nhưng nếu đang đặt câu hỏi đó đang xảy ra trong cái trí của bạn, vậy thì bạn không đang lắng nghe. Thế là sự chuyển tải của chúng ta chấm dứt, chúng ta không cùng nhau đang chia sẻ, và bởi vì vấn đề chúng ta đang tìm hiểu là một vấn đề rất tinh tế, phức tạp, trước hết bạn phải lắng nghe.

Chúng ta đang cố gắng tìm ra cái gì là ý thức. Liệu nó được cấu thành từ nhiều thứ mà nó chứa đựng, hay nó là cái gì đó được tự do khỏi nội dung của nó? Nếu nó được tự do khỏi nội dung của nó, vậy thì hành động của sự tự do đó không bị sai khiến bởi nội dung. Nếu nó không được tự do, vậy thì nội dung sai khiến tất cả hành động; điều đó đơn giản. Bây giờ chúng ta sẽ học hành về nó.

Tôi nhận ra, đang nhìn ngắm trong chính tôi, rằng tôi là kết quả của quá khứ, hiện tại, những hy vọng của tương lai. Toàn chất lượng rộn ràng của ý thức là tất cả điều này, cùng tất cả những tách rời của nó. Bất kỳ hành động nào được sinh ra từ nội dung này chắc chắn không những phải bị tách rời, nhưng qua đó còn không có tự do gì cả. 

Vì vậy không hiểu ý thức này có thể tự-làm trống không chính nó và tìm ra liệu có một ý thức mà là tự do, mà từ đó một loại hành động hoàn toàn khác hẳn xảy ra? Liệu tôi đang chuyển tải sang bạn điều gì tôi đang nói?

Tất cả nội dung của ý thức đều giống như một cái vũng nước nhỏ nhoi, sệt bùn, nông cạn, và một con ếch bé tí đang kêu ồm ộp trong nó. Con ếch bé tí đó oang oang, ‘Tôi sẽ tìm được’. Và con ếch bé tí đó đang cố gắng vượt khỏi chính nó. Nhưng nó vẫn còn là con ếch trong cái vũng nước nhỏ nhoi sệt bùn. Liệu cái vũng nước sệt bùn này có thể lọc sạch tất cả những chứa đựng của nó? Cái vũng nước nhỏ nhoi sệt bùn của tôi là văn hóa trong đó tôi đã sống và ‘cái tôi’ nhỏ nhoi, con ếch, đang chiến đấu chống lại văn hóa, đang nói ‘Tôi phải thoát ra’. Nhưng thậm chí nếu nó thoát ra được, nó vẫn là con ếch bé tí và bất kỳ cái gì nó nhảy vào vẫn còn là vũng nước nhỏ nhoi sệt bùn mà nó sẽ tạo tác. Làm ơn thấy điều này. Cái trí nhận ra rằng tất cả hoạt động mà nó buông thả, hay bị ép buộc, đều là chuyển động bên trong ý thức cùng nội dung của nó. Vì nhận ra điều này, cái trí phải làm gì? Liệu nó có thể vượt khỏi ý thức bị giới hạn này? Đó là một nghi vấn.

Nghi vấn thứ hai là: cái vũng nước nhỏ nhoi này cùng con ếch bé tí có lẽ lan rộng và phình to. Không gian nó tạo tác vẫn còn trong những biên giới của một kích thước nào đó. Con ếch bé tí – hay đẹp đẽ hơn, con khỉ loắt choắt đó – có thể thâu lượm nhiều hiểu biết, thông tin và trải nghiệm. Hiểu biết và trải nghiệm này có thể tặng cho nó một không gian nào đó để lan rộng; nhưng không gian đó luôn luôn có một con khỉ loắt choắt tại trung tâm của nó.

Thế là không gian trong ý thức luôn luôn bị giới hạn bởi trung tâm. Nếu bạn có một trung tâm, chu vi của ý thức, hay biên giới của ý thức, bạn luôn luôn bị giới hạn, dù nó có lẽ lan rộng đến chừng nào. Con khỉ loắt choắt có lẽ thiền định, có lẽ tuân theo nhiều hệ thống, nhưng con khỉ đó sẽ luôn luôn tồn tại; và thế là không gian nó sẽ tạo tác cho chính nó sẽ luôn luôn bị giới hạn và nông cạn. Đó là nghi vấn thứ hai.

Nghi vấn thứ ba là: Không gian mà không có một trung tâm là gì? Chúng ta sẽ tìm ra điều này.

Người hỏi: Liệu ý thức này cùng những giới hạn của nó có thể vượt khỏi chính nó?

Krishnamurti: Liệu con khỉ cùng tất cả những ý định và những khát vọng của nó, cùng tất cả nhố nhăng không dứt của nó, có thể làm tự do chính nó khỏi tình trạng bị quy định của nó và vượt khỏi những biên giới của ý thức mà nó đã tạo tác.

Nói cách khác, liệu ‘cái tôi’, mà là con khỉ, bằng cách làm tất cả mọi loại sự việc: thiền định, kiềm chế, tuân phục, hay không tuân phục, luôn luôn nhốn nháo, có thể, liệu chuyển động của nó có thể đưa nó vượt khỏi chính nó? Đó là, liệu nội dung của ý thức cho phép ‘cái tôi’ – và vì vậy nỗ lực về phần của con khỉ – làm tự do chính nó khỏi sự giới hạn của vũng nước? Vì vậy câu hỏi của tôi là: liệu con khỉ có thể hoàn toàn yên lặng để thấy phạm vi của những biên giới của nó? Và liệu nó có thể vượt khỏi chúng?

Người hỏi: Tại trung tâm luôn luôn có con khỉ, vì vậy không có không gian trống không, không không gian cho sự tự do.

Krishnamurti: Thưa bạn, liệu bạn nhận thấy cho chính bạn rằng bạn luôn luôn đang hành động từ một trung tâm? Trung tâm có lẽ là một động cơ, trung tâm có lẽ là sợ hãi, có lẽ là tham vọng – bạn luôn luôn đang hành động từ một trung tâm, đúng chứ? ‘Tôi thương yêu bạn’, ‘Tôi oán ghét bạn’, ‘Tôi muốn có quyền hành’ – tất cả hành động như chúng ta biết nó, đều từ một trung tâm. Dù trung tâm đó đồng hóa cùng một cộng đồng hay cùng một triết lý, nó vẫn còn là một trung tâm; sự việc sự vật được đồng hóa cùng, trở thành trung tâm. Liệu bạn nhận biết được hành động này luôn luôn đang xảy ra, hay liệu có những khoảnh khắc khi trung tâm không năng động? Nó xảy đến – bỗng nhiên; bạn đang nhìn ngắm, đang sống, đang cảm thấy mà không có một trung tâm. Và đó là một kích thước hoàn toàn khác hẳn. Sau đó tư tưởng bắt đầu nói, ‘Đó là một việc lạ thường làm sao, tôi muốn tiếp tục cùng nó.’ Vậy là cái đó trở thành trung tâm. Sự hồi tưởng của cái gì đó mà đã xảy ra cách đây vài giây trở thành trung tâm qua tư tưởng. Liệu chúng ta nhận biết được không giantrung tâm tạo tác quanh chính nó? – sự cô lập, sự kháng cự, những tẩu thoát. Chừng nào còn có một trung tâm, có không giantrung tâm đã tạo tác và chúng ta muốn lan rộng không gian này, bởi vì chúng ta cảm thấy sự lan rộng của không gian quá cần thiết để sống trong phạm vi rộng rãi. Nhưng trong ý thức lan rộng đó luôn luôn có trung tâm, thế là luôn luôn có trung tâm, dù được lan rộng đến chừng nào. Hãy quan sát nó trong chính bạn, bạn sẽ khám phá những điều này rất dễ dàng. Và trận chiến trong liên hệ là giữa hai trung tâm: mỗi trung tâm đang muốn lan rộng, khẳng định, thống trị – những con khỉ đang nhố nhăng! 

Vậy là tôi muốn học hành về điều này. Cái trí nói, ‘Tôi thấy điều đó rất rõ ràng’; cái trí đang học hành. Làm thế nào trung tâm đó hiện diện? Liệu nó là kết quả của xã hội, văn hóa, hay liệu nó là một trung tâm thiêng liêng – hãy tha thứ cho tôi khi phải sử dụng từ ngữ ‘thiêng liêng’ đó – mà đã luôn luôn bị phủ kín bởi xã hội, bởi văn hóa? Những người Ấn độ giáo và những nguời khác gọi nó là Đại ngã, Vật vĩ đại phía bên trong mà luôn luôn đang bị bóp nghẹt. Thế là bạn phải làm tự do cái trí khỏi bị bóp nghẹt, để cho cái sự vật thực sự, con khỉ thực sự có thể lộ diện.

Chắc chắn trung tâm bị tạo tác bởi xã hội mà người ta sống trong đó, bởi những trải nghiệm và những kỷ niệm bị quy định riêng của người ta, bởi sự tách rời của chính người ta. Vì vậy không chỉ xã hội tạo tác trung tâm, nhưng còn cả trung tâm đang tự-thúc đẩy chính nó. Liệu trung tâm này có thể vượt khỏi những biên giới mà nó đã tạo tác? Bằng làm bặt tăm nó, bằng tự-kiểm soát chính nó, bằng thiền định, bằng theo sau người nào đó, liệu trung tâm đó có thể bùng nổ và vượt khỏi? Chắc chắn nó không thể. Nó càng tuân phục vào khuôn mẫu nhiều bao nhiêu, nó càng vững chắc bấy nhiêu; mặc dù nó tưởng tượng rằng nó đang trở thành tự do. Chắc chắn, sự khai sáng là trạng thái đó, chất lượng của cái trí đó mà con khỉ không bao giờ vận hành. Làm thế nào con khỉ đó sẽ kết thúc những hoạt động này? Không qua bắt chước, không qua tuân phục, không qua nói, ‘Người nào đó đã đạt được sự khai sáng, tôi sẽ đi và học hành từ ông ta’ – tất cả những việc đó là những trò bịp bợm của con khỉ.

Liệu con khỉ thấy những trò bịp bợm nó đang đùa giỡn vào chính nó bằng cách nói, ‘Tôi sẵn sàng giúp đỡ, thay đổi xã hội; tôi quan tâm đến những giá trị xã hộicách cư xử đúng đắn và sự công bằng xã hội’. Bạn trả lời điều này, thưa bạn! Bạn không nghĩ đó là một trò bịp bợm mà nó đùa giỡn vào chính nó hay sao? Điều đó quá dễ dàng, không còn nghi vấn về nó. Nếu bạn không chắc chắn, thưa bạn, làm ơn chúng ta hãy bàn luận, chúng ta hãy nói chuyện về nó.

Người hỏi: Thỉnh thoảng ông nói như thể giúp đỡ xã hội, làm những công việc xã hội, là việc gì đó được làm cho nguời nào khác. Nhưng tôi có cảm giác rằng tôi không khác biệt với xã hội, vì vậy làm việc trong sự phục vụ xã hội là làm việc cho chính tôi; nó cùng là sự việc, tôi không suy nghĩ có một khác biệt. 

Krishnamurti: Nếu bạn không suy nghĩ có một khác biệt – tôi không đang cá nhân, thưa bạn – tôi đang hỏi, trung tâm đó hiện diện?

Người hỏi: Nó chắc không hiện diện.

Krishnamurti: Không ‘chắc không’. Nếu vậy chúng ta vào một lãnh vực hoàn toàn khác hẳn ‘chắc, chắc không, phải, không phải’ – nếu vậy nó trở thành lý thuyết. Sự kiện thực sự là, mặc dù tôi công nhận rằng ‘cái tôi’ và xã hội là một, liệu trung tâm, ‘cái tôi’, con khỉ, vẫn còn đang vận hành?

Câu hỏi của tôi là: tôi thấy rằng chừng nào còn có bất kỳ chuyển động nào về phần của con khỉ, chuyển động đó phải dẫn đến loại nào đó của tách rời, ảo tưởnghỗn loạn. Để diễn tảđơn giản hơn: trung tâm đó là cái ngã, chính là tánh ích kỷ mà luôn luôn đang vận hành; dù tôi sùng đạo, dù tôi quan tâm đến xã hội và nói, ‘Tôi là xã hội’; liệu trung tâm đó đang vận hành? Nếu đúng như thế, vậy thì nó không có ý nghĩa.

Nghi vấn kế tiếp là: làm thế nào trung tâm đó sẽ biến mất dần? Qua quyết định, qua ý chí, qua luyện tập, qua vô vàn hình thức khác nhau của ép buộc, hiến dâng, đồng hóa loạn thần kinh? Tất cả chuyển động như thế vẫn còn là thành phần của con khỉ, vì vậy, ý thức ở trong tầm tay của con khỉ và không gian trong ý thức đó vẫn còn ở trong tầm tay của con khỉ. Vì vậy không có sự tự do.

Thế là cái trí nói, ‘Tôi thấy điều này rất rõ ràng’, ‘đang thấy’ trong ý nghĩa của một nhận biết, giống như thấy cái microphone, mà không có bất kỳ chỉ trích, chỉ đang thấy nó. Vậy thì điều gì xảy ra? Muốn thấy, muốn lắng nghe bất kỳ việc gì, phải có sự chú ý hoàn toàn, đúng chứ? Nếu tôi muốn hiểu rõ điều gì bạn đang nói, tôi phải trao tất cả sự chú ý của tôi vào nó. Trong chú ý đó, liệu con khỉ đang vận hành? Làm ơn hãy tìm ra.

Tôi muốn lắng nghe bạn. bạn đang nói điều gì đó quan trọng, hay không quan trọng, và muốn tìm được điều gì bạn đang nói, tôi phải trao sự chú ý của tôi, mà có nghĩa cái trí của tôi, quả tim của tôi, thân thể của tôi, những dây thần kinh của tôi, mọi thứ phải trong sự hòa hợp để chú ý. Cái trí không tách rời khỏi thân thể, quả tim không tách rời khỏi cái trí và vân vân; nó phải là một tổng thể hòa hợp hoàn toàn mà là chú ý. Đó là sự chú ý. Liệu cái trí tham dự bằng sự chú ý hoàn toàn đến hoạt động của con khỉ? – không đang chỉ trích, không đang nói, ‘Điều này đúng, điều này sai’, chỉ đang nhìn ngắm những trò ranh mãnh của con khỉ. Trong đang nhìn ngắm này không có sự phân tích. Điều này rất quan trọng, thưa các bạn, hãy dồn hết sự chú ý của bạn vào nó! Khoảnh khắc nó phân tích một trong những mảnh, con khỉ đang vận hành. Vì vậy liệu cái trí đang nhìn ngắm trong cách này, bằng sự chú ý hoàn toàn vào tất cả những chuyển động của con khỉ? Điều gì xảy ra khi có sự chú ý hoàn toàn như thế? Liệu bạn đang thực hiện nó? 

Bạn biết nó có nghĩa gì khi chú ý? Khi bạn đang lắng nghe một cách trọn vẹn cơn mưa đó, không có sự kháng cự lại nó, không có nôn nóng. Bây giờ khi bạn đang lắng nghe như thế, liệu có một trung tâm cùng con khỉ đang vận hành? Hãy tìm ra, thưa bạn, đừng chờ đợi tôi nói cho bạn – hãy tìm ra! Liệu bạn đang lắng nghe người nói bằng sự chú ý? Mà có nghĩa, không diễn giải điều gì ông ta đang nói, không chấp nhận hay phủ nhận, không so sánh hay giải thích điều gì ông ta đang nói để phù hợp cái trí đặc biệt riêng của bạn; khi bất kỳ hoạt động nào như thế xảy ra, không có sự chú ý. Chú ý hoàn toàn có nghĩa cái trí hoàn toàn yên lặng để lắng nghe. Bạn đang làm điều đó? Lúc này bạn đang lắng nghe người nói bằng sự chú ý đó? Nếu bạn như thế, liệu có một trung tâm ở đó?

Người hỏi: Chúng ta thụ động.

Krishnamurti: Tôi không quan tâm liệu bạn thụ động hay năng động. Tôi đã hỏi, thưa bạn, liệu bạn đang lắng nghe? Đang lắng nghe hàm ý đang chú ý? Và trong sự chú ý đó, liệu con khỉ đang làm việc? Đừng nói có hay không – hãy tìm ra, hãy học hành về nó. Và cái gì là chất lượng của sự chú ý đó mà trong đó không có trung tâm, trong đó con khỉ không đang nghịch ngợm những trò ranh mãnh? 

Người hỏi: Nó là không tư tưởng?

Krishnamurti: Tôi không biết, thưa bạn, đừng diễn tả nó thành những từ ngữ như ‘không tư tưởng’ ‘trống không’. Hãy tìm ra, hãy học hành, mà có nghĩa sự chú ý được duy trì – không phải một chú ý thoáng chốc – để tìm được chất lượng của cái trí mà tuyệt đối chú ý.

Người hỏi: Khoảnh khắc ông nói cái trí không ở đó, nó ở đó.

Krishnamurti: Không, thưa bạn – khi bạn nói nó không ở đó để chuyển tải qua từ ngữ, vậy thì cái trí ở đó. Nhưng tôi đang hỏi: khi bạn hoàn toàn chú ý, liệu có một trung tâm? Thưa bạn, chắc chắn, điều này đơn giản!

Khi bạn đang nhìn ngắm cái gì đó mà thực sự vui nhộn và làm bạn cười. Liệu có một trung tâm? Nếu có cái gì đó mà gây hứng thú cho bạn, và nếu bạn không đang nghiêng về phía này hay phía kia và chỉ đang nhìn ngắm; trong đang nhìn ngắm đó liệu có một trung tâm, mà là con khỉ? Nếu khôngtrung tâm, tiếp theo nghi vấn là: liệu sự chú ý này có thể trôi chảy, chuyển động – không chỉ một khoảnh khắc rồi sau đó trở nên không-chú ý – nhưng trôi chảy một cách tự nhiên, dễ dàng, mà không nỗ lực? Nỗ lực hàm ý con khỉ đang hiện diện. Bạn theo sát tất cả điều này chứ?

Con khỉ phải hiện diện nếu có công việc thuộc chức năng nào đó mà nó phải làm. Nhưng liệu sự vận hành đó về phần của con khỉ phát sinh từ sự chú ý, hay liệu con khỉ đó tách rời khỏi sự chú ý? Đi đến văn phòng và làm việc trong văn phòng, liệu đó là một chuyển động của sự chú ý, hay nó là chuyển động của con khỉ mà đã đảm đương, con khỉ mà nói, ‘Tôi phải tốt lành hơn những con khỉ khác, tôi phải kiếm tiền nhiều hơn, tôi phải làm việc chăm chỉ hơn, tôi phải ganh đua, tôi phải trở thành giám đốc’ – bất kỳ điều gì. Hãy thâm nhập nó, thưa bạn. Nó là cái nào trong sống của bạn? Một chuyển động của sự chú ý, và thế là nhiều hiệu quả hơn, nhiều sinh động hơn; hay con khỉ đang đảm đương? Hãy trả lời nó, thưa bạn, cho chính bạn? Nếu con khỉ đảm đương và tạo tác một loại ranh mãnh nào đó – và những con khỉ đều có tạo tác ranh mãnh – liệu trò ranh mãnh đó có thể được quét sạch và không lưu lại một dấu vết? Hãy tiếp tục đi, thưa các bạn, các bạn không thấy vẻ đẹp của tất cả điều này!

Hôm qua người nào đó đã nói điều gì đó với tôi mà không đúng thực. Liệu con khỉ đã vận hành và nói, ‘Bạn là một người nói láo’? Hay nó là chuyển động của sự chú ý đó mà trong nó con khỉ không đang vận hành? – vậy thì câu phát biểu mà không đúng thực đó không lưu lại một dấu vết. Khi con khỉ phản ứng, vậy thì nó lưu lại một dấu vết. Thế là tôi đang hỏi: liệu sự chú ý này có thể trôi chảy? Không phải, ‘làm thế nào tôi có thể có sự chú ý liên tục’, bởi vì lúc đó chính là con khỉ đang hỏi. Nhưng khi luôn luôn có một chuyển động của chú ý, cái trí chỉ chuyển động cùng nó.

Bạn phải trả lời điều này; nó thực sự là một nghi vấn quan trọng lạ thường. Chúng ta chỉ biết chuyển động của con khỉ và chỉ thỉnh thoảng chúng ta có sự chú ý này mà trong đó con khỉ không xuất hiện. Vậy là con khỉ nói, ‘Tôi muốn sự chú ý đó’; vậy là nó đi đến Nhật bản để thiền định, hay đến Ấn độ để ngồi cạnh chân của người nào đó, và vân vân.

Chúng ta đang hỏi: liệu chuyển động của chú ý này hoàn toàn không liên quan đến ý thức như chúng ta biết nó? Chắc chắn đúng như thế. Liệu sự chú ý này, như một chuyển động, có thể trôi chảy như tất cả những chuyển động phải trôi chảy? Và khi con khỉ trở nên năng động, liệu chính con khỉ có thể trở nên nhận biết được rằng nó đang năng động và thế là không can thiệp dòng chảy của sự chú ý?

Người nào đó đã lăng mạ tôi ngày hôm qua và con khỉ được đánh thức để trả lời; và bởi vì nó đã trở nên nhận biết được về chính nó và tất cả những hàm ý của những trò ranh mãnh thuộc bản chất của con khỉ, nó bặt tăm và thả cho sự chú ý trôi chảy. Không phải, ‘Làm thế nào để duy trì dòng chảy’ – điều này rất quan trọng – khoảnh khắc bạn nói, ‘Tôi phải duy trì nó’, đó là hoạt động của con khỉ. Thế là con khỉ biết khi nào nó năng động và sự nhạy cảm của nhận biết được của nó ngay tức khắc khiến cho nó bặt tăm.

Người hỏi: Trong chuyển động này của sự chú ý không có tánh tư lợi, vì vậy không có sự kháng cự, không có sự lãng phí năng lượng.

Krishnamurti: Thưa bạn, sự chú ý có nghĩa tột đỉnh của năng lượng, đúng chứ? Trong chú ý tất cả năng lượng hiện diện ở đó, không bị tách rời. Khoảnh khắc nó bị tách rời và hành động xảy ra, vậy thì con khỉ đang vận hành. Và khi con khỉ, mà cũng đang học hành, đã trở nên nhạy cảm, đã trở nên nhận biết; nó nhận ra sự lãng phí của năng lượng và thế là, một cách tự nhiên, trở nên bặt tăm. Nó không là ‘con khỉ’ và ‘sự chú ý’, nó không là một phân chia giữa con khỉ và sự chú ý. Nếu có một phân chia lúc đó sự chú ý trở thành ‘cái tôi cao hơn’, bạn biết tất cả những trò bịp bợm mà những con khỉ đã sáng chế – nhưng sự chú ý là một chuyển động tổng thể, nó là một hành động tổng thể, không đối nghịch với sự chú ý. Bất hạnh thay, con khỉ cũng có sống riêng của nó và thức giấc.

Bây giờ khi không có trung tâm, khi có tột đỉnh của sự chú ý, bạn làm ơn bảo cho tôi biết có gì? Điều gì đã xảy ra cho cái trí mà đã chú ý tột đỉnh, mà không có một hơi thở của năng lượng bị lãng phí. Điều gì xảy ra? Cố gắng lên, thưa các bạn – lúc nào tôi cũng phải nói!

Người hỏi: Có sự yên lặng tuyệt đối. Không có tự-đồng hóa…
Krishnamurti: Không còn những trò bịp bợm của con khỉ! Điều gì đã xảy ra? Không chỉ cho trí năng, cho bộ não, mà còn cho cả thân thể. Tôi đã nói nhưng bạn không học hành! Nếu người nói không đến nữa, nếu ông ta chết, điều gì xảy ra? Làm thế nào bạn sẽ học hành? Bạn sẽ học hành từ người yogi nào đó? Không thưa bạn, vậy là học hành ngay lúc này! Điều gì đã xảy ra cho cái trí mà đã trở nên nhạy cảm tột đỉnh, trong đó tất cả năng lượng hiện diện ở đó? Điều gì đã xảy ra cho chất lượng của trí năng?

Người hỏi: Nó thấy.

Krishnamurti: Không, bạn không biết! Làm ơn đừng đoán.

Người hỏi: Nó hoàn toàn yên lặng.

Krishnamurti: Hãy quan sát, thưa bạn. Bộ não mà đang vận hành, đang làm việc, mà đã sáng chế con khỉ – liệu bộ não đó không trở nên nhạy cảm lạ thường hay sao? Nếu bạn không biết, làm ơn đừng phỏng đoán. Và có thân thể của bạn khi bạn nhận được năng lượng lạ thường đó, không bị hư hỏng, không bị hao tổn, điều gì đã xảy ra cho toàn cơ quan, toàn cấu trúc của con người? Đó là điều gì tôi đang hỏi?

Người hỏi: Nó thức dậy và nó trở nên sinh động, nó học hành . . .

Krishnamurti: Không, thưa bạn, nó đã trở nên sinh động để học hành, ngược lại bạn không thể học hành. Nếu bạn ngủ quên và nói, ‘Tôi tin tưởng thành kiến của tôi, tôi thích thành kiến của tôi, tình trạng bị quy định của tôi là tuyệt vời’, vậy thì bạn ngủ quên, bạn không thức dậy. Nhưng khoảnh khắc bạn nghi vấn, bắt đầu học hành, bạn đang bắt đầu sinh động. Đó không là câu hỏi của tôi. Điều gì đã xảy ra cho thân thể, cho bộ não?

Người hỏi: Có sự tương tác lẫn nhau trọn vẹn, không có phân chia, nhưng sự nhận biết tổng thể.

Krishnamurti: Thưa bạn, nếu bạn không đang lãng phí vớ vẩn năng lượng, điều gì đã xảy ra cho bộ máy của bộ não, mà thuần túy là một vật máy móc?

Người hỏi: Nó sinh động.

Krishnamurti: Làm ơn, thưa bạn – hãy tự-quan sát. Hãy chú ý đến cái gì đó thật trọn vẹn, bằng quả tim của bạn, bằng thân thể của bạn, bằng cái trí của bạn, bằng mọi thứ trong bạn, bằng mọi phân tử, bằng mọi tế bào và thấy điều gì xảy ra.

Người hỏi: Tại thời điểm đó ông không tồn tại.

Krishnamurti: Đúng, thưa bạn. Nhưng điều gì đã xảy ra cho bộ não, không phải cho bạn? Tôi đồng ý trung tâm không tồn tại, nhưng thân thể hiện diện ở đó, bộ não ở đó, và điều gì đã xảy ra cho bộ não?

Người hỏi: Nó nghỉ ngơi, nó tái sinh.

Krishnamurti: Sự vận hành của bộ não là gì?

Người hỏi: Trật tự.

Krishnamurti: Đừng lặp lại sau tôi, vì Chúa! Bộ não là gì? Nó đã tiến hóa trong thời gian, nó là kho lưu trữ của ký ức, nó là vật chất, nó cực kỳ năng động, đang công nhận, đang bảo vệ, đang kháng cự, đang suy nghĩ, đang sợ hãi, đang tìm kiếm an toàn và vẫn vậy lại không an toàn; nó là bộ não đó cùng tất cả những ký ức của nó – không chỉ những ký ức của ngày hôm qua, nhưng hàng thế kỷ của ký ức, những ký ức thuộc chủng tộc, những ký ức thuộc gia đình, truyền thống – toàn nội dung đó hiện diện ở đó. Bây giờ điều gì đã xảy ra cho bộ não khi có sự chú ý lạ thường này?

Người hỏi: Nó mới mẻ . . .

Krishnamurti: Tôi không muốn bất lịch sự, nhưng liệu bộ não của bạn mới mẻ? Hay liệu nó chỉ là một từ ngữ mà bạn đang sử dụng? Làm ơn, điều gì đã xảy ra cho bộ não này mà đã trở thành quá máy móc; đừng nói nó đã trở thành không-máy móc. Bộ não thuần túy là máy móc, đang phản ứng tùy theo tình trạng bị quy định của nó, nền tảng quá khứ, những sợ hãi, vui thú và vân vân. Điều gì đã xảy ra cho bộ não máy móc này khi không có sự lãng phí năng lượng gì cả?

Người hỏi: Nó đang trở nên sáng tạo . . .

Krishnamurti: Chúng ta sẽ bàn lại nó vào sáng mai.

Ngày 8 tháng 8 năm 1970

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 19810)
Lửa trong Cái Trí là một quyển sách của sự thâm nhập quan trọng được hướng dẫn bởi Krishnamurti, Ông Không dịch
(Xem: 20891)
Một tấm lòng, một con tim hay một thông điệp mà Mặc Giang nhắn gởi: “Cho dù 10 năm, 20 năm, 30 năm. Năm mươi năm nửa kiếp còn dư, Trăm năm sau sỏi đá còn mềm...
(Xem: 19218)
Nữ Phật tử ở khắp nơi trên thế giới đang cố gắng đổi mới, và bộ sưu tập này đề cập đến các hoạt động của họ ở Ấn Độ, Tích Lan, Miến Điện, Thái, Campuchia, Nepal, Tây Tạng, Đại Hàn, Nhật, Đức, Anh...
(Xem: 40461)
Đa số dân chúng là Phật tử thuần thành và số lượng tu sĩ khá đông đảo nên Miến Điện mệnh danh xứ quốc giáo với hai đường lối rõ rệt cho chư Tăng Ni: PHÁP HỌC (Pariyattidhamma) và PHÁP HÀNH (Patipattidhamma).
(Xem: 21215)
Khi trình bày vấn đề, chúng tôi chọn văn học Phật giáo Lý-Trần để minh họa, bởi lẽ văn học Phật giáo Lý- Trần là kết tinh của những tinh hoa văn học Phật giáo Việt Nam.
(Xem: 40997)
Đức Phật là người đầu tiên xướng lên thuyết Nhân bản, lấy con người làm cứu cánh để giải quyết hết mọi vấn đề bế tắc của thời đại. Cuộc đời Ngài là cả một bài thánh ca trác tuyệt...
(Xem: 24062)
Tinh thần Bồ tát giới, không những được đề cao ở các kinh điển Bắc Phạn mà ngay ở trong kinh điển Nam Phạn hay Pàli cũng hàm chứa tinh thần này.
(Xem: 23014)
Không bao lâu sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết bàn, tôn giả Đại Ca Diếp tập họp 500 vị đại Tỳ kheo tại giảng đường Trùng Các, bên dòng sông Di Hầu, thành Tỳ Xá Ly, để chuẩn bị kết tập kinh luật.
(Xem: 17782)
Biết Phật pháp, ứng dụng được Phật pháp vào đời sống của mình, đó là phước báu lớn nhất mà mình nhận được trong cuộc đời này. Bởi nhờ đó, mình đi không lầm lẫn.
(Xem: 26877)
Tập sách nhỏ này, là một tập tài liệu vô cùng quí giá, do sự tham khảo các kinh sách của Đức Thế Tôn để lại với các tài liệu tác giả đã sưu tầm và tham quan tại một số địa phương...
(Xem: 20684)
Trước khi Người nhập diệt Đại Bát-Niết-bàn, Phật đã khuyên những đệ tử kính đạo nên viếng thăm, chiêm bái bốn nơi để được tăng thêm sự truyền cảm về tâm linh của mình...
(Xem: 33569)
Trong giới biên khảo, sử gia giữ một địa vị đặc biệt, vì sức làm việc phi thường của họ. Họ kiên nhẫn, cặm cụi hơn hết thảy các nhà khác, hi sinh suốt đời cho văn hóa...
(Xem: 20929)
Sân hận không thể vượt thắng bằng sân hận. Nếu người ta biểu lộ sân hận đến chúng ta, và chúng ta thể hiện giận dữ trở lại, kết quả là một thảm họa.
(Xem: 28820)
Nền giáo học của Phật giáo có nội dung rộng lớn tận hư không pháp giới. Phật dạy cho chúng ta có một trí tuệ đối với vũ trụ nhân sinh, giúp chúng ta nhận thức một cách chính xác...
(Xem: 12653)
Tập sách Lối về Sen Nở bao gồm những bài viết, bản dịch, bài tham luận trong các kỳ hội thảo, đăng rải rác trên các tạp chí, nguyệt san Phật giáo mấy thập niên qua.
(Xem: 25198)
Mọi người đều biết là Đức Phật không hề bắt ai phải tin vào giáo lý của Ngài và Ngài khuyên các đệ tử hãy sử dụng lý trí của mình dựa vào các phương pháp tu tập...
(Xem: 19105)
Con ơi, hãy can đảm vươn mình đứng dậy hiên ngang như con mãnh sư để nhìn ngắm cuộc đời, đừng sợ hãi lẩn tránh, cũng đừng toan tính gì hơn cho cuộc đời này nữa.
(Xem: 17477)
Lắng nghe hay ngắm nhìn thực tại thì có thể thực hiện bất cứ ở đâu và lúc nào vì tâm và cảnh luôn có mặt tại đây và bây giờ mà không cần chờ đợi một thời gian...
(Xem: 25687)
Thật vậy, trên bất cứ một khía cạnh nào, Đức Phật đều giữ cho tôn giáo của Ngài không bị vướng mắc vào những thứ cành lá chết khô của quá khứ.
(Xem: 18968)
Krishnamurti đã quan sát rằng chính động thái của thiền định, trong chính nó, sẽ sáng tạo trật tự cho sự hoạt động của suy nghĩ mà không có sự can thiệp của ý muốn...
(Xem: 18936)
Trong Đạo Phật, khi tâm thức chúng tatrình độ khởi đầu, chúng ta được dạy cho những sự thực hành nào đấy để thực tập. Khi qua những thực tập ấy, tâm thức chúng ta đã phát triển một ít...
(Xem: 28964)
Đức Phật dạy rằng hạnh phúcvấn đề thiết thực hiện tại, không phải là những ước mơ đẹp đẽ cho tương lai, hay những kỷ niệm êm đềm trong quá khứ.
(Xem: 18867)
Tư tưởng Lão Tử rất nhất quán nên dù chỉ viết hai bài về Lão Tử Đạo Đức Kinh nhưng trong đó cũng liên quan hầu như toàn bộ tinh hoa đạo lý của nhà Đạo Học vĩ đại này.
(Xem: 33239)
Thầy bảo: “Chuyện vi tiếu nếu nghe mà không thấy thì cứ để vậy rồi một ngày kia sẽ thấy, tự khám phá mới hay chứ giải thích thì còn hứng thú gì.
(Xem: 38301)
Sở dĩ chúng ta mãi trôi lăn trong luân hồi sinh tử, phiền não khổ đau là vì thân tâm luôn hướng ngoại tìm cầu đối tượng của lòng tham muốn. Được thì vui mừng, thích thú...
(Xem: 31170)
Nếu không có cái ta ảo tưởng xen vào thì pháp vốn vận hành rất hoàn hảo, tự nhiên, và tánh biết cũng biết pháp một cách hoàn hảo, tự nhiên, vì đặc tánh của tâm chính là biết pháp.
(Xem: 18175)
Người muốn thấu triệt pháp môn tu tập, xứng lý, hợp cơ, trước hết cần phải tạo cho mình có cái nhìn căn bản tổng quát về tôn giáo mình... HT Thích Bảo Lạc
(Xem: 24456)
Ðức Thế Tôn muốn cho thầy vun trồng thêm niềm tin nên Ngài mới dạy thêm rằng: Này Upakàjivaka, những người hết phiền não trong thế gian này là người thắng hóa trong mọi nơi.
(Xem: 19415)
Một trong những nhân tố chính yếu cung cấp năng lượng cho Cách Mạng Hạnh Phúc đã là sự nghiên cứu khích động phơi bày nhiều lợi ích của hạnh phúc – những hạnh phúc trải rộng...
(Xem: 17858)
Truyện thơ Tôn giả La Hầu La - Tác giả: Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 22949)
Khi tại thế, Ðức Phật đi hoằng hóa nhiều nước trong xứ Ấn Ðộ, đệ tử xuất gia của ngài có đến 1250 vị, trong đó có Bà Ma Ha Ba Xà Ba Ðề...
(Xem: 17985)
Bởi vì sự mở mang một cái trí tốt lành là một trong những quan tâm chính của chúng ta, người ta dạy học như thế nào là điều rất quan trọng. Phải có một vun quén của tổng thể cái trí...
(Xem: 32094)
Tất nhiên không ai trong chúng ta muốn khổ, điều quan trọng nhất là chúng ta nhận ra điều gì tạo ra khổ, tìm ra nguyên nhân tạo khổ và cố gắng loại trừ những nhân tố này.
(Xem: 17340)
Ðối tượng của tuệ giác Phật họcthuyết minh tận cùng chân lý của vạn pháp. Khoa học đang khởi đầu bước lên trên con đường tận cùng chân lý của Phật học.
(Xem: 17381)
Với một sự sáng suốt tuyệt đối và một niềm thương cảm vô biên Ngài nhận thấy con người tác hại lẫn nhau chỉ vì vô minh mà thôi...
(Xem: 16040)
Muốn sáng tạo sự giáo dục đúng đắn, chắc chắn chúng ta phải hiểu rõ ý nghĩa của sống như một tổng thể, và muốn có điều đó chúng ta phải có thể suy nghĩ, không cố chấp...
(Xem: 18542)
Tôi thức dậy trong một sự yên tĩnh như thế ấy ở Pomona. Tiếng chim hót vang rừng những không thể nói là tiếng ồn. Nó lại càng làm cho sự yên lặng thêm sâu hơn về bề sâu là khác.
(Xem: 20736)
Ngày xưa có một chú tiểu Sa Di đến học Phật giáo với một vị thầy rất sáng suốt. Chú là một đứa đệ tử rất tốt. Chú rất lễ phép, thành thật và biết vâng lời.
(Xem: 18018)
Đóa sen, nếu nhìn dưới kính hiển vi và suy luận theo thiên văn học, là nền tảng của vũ trụ và cũng là một phương tiện giúp ta khám phá vũ trụ.
(Xem: 20057)
Mái Kim Các Tự làm bằng gỗ mịn thoai thoải dốc xuống. Đường nét kiến trúc vừa nhẹ nhàng vừa đẹp đẽ. Đó là một kiệt tác phẩm của lối kiến trúc đình viên...
(Xem: 14815)
Tác phẩm Đôi bạn hành hương (Công Chúa Tinh Khôi và Hoàng tử Ếch) là một điển hình trong cõi văn đầy màu sắc Phật giáo của Chiêu Hoàng.
(Xem: 20854)
Điều tôi muốn là con đường đưa đến sự chấm dứt mọi đau khổ, một con đường đã được khám phá hơn hai ngàn năm trăm năm nay nhưng mãi đến thời gian gần đây tôi mới ý thức được nó.
(Xem: 15043)
Đức Phậttiêu biểu tuyệt hảo về Từ, Bi, Hỷ Xả. Đó là Tứ Vô Lượng Tâm toàn bích, không một tỳ vết, thể hiện qua suốt cuộc đời thị hiện ta-bà của Ngài.
(Xem: 15738)
Cám ơn nàng. Nàng đã đem lại cho ta SỰ THẬT. Nàng đã cho ta thấy cái phi lý của tưởng tượng. Ta sẽ không còn ôm giữ một hình ảnh nào, vì Phật đã dạy: Pháp còn phải bỏ huống chi phi pháp.
(Xem: 12913)
Cha cô vẫn nói, cô giống mẹ từ chân tơ, kẽ tóc, vừa xinh đẹp, vừa tài hoa. Cha thương nhớ mẹ bao nhiêu là yêu quí cô bấy nhiêu.
(Xem: 14471)
Bàng bạc khắp trong tam tạng kinh điển, hằng hà sa số mẩu truyện, đức Phật thường nhắc đến sự liên hệ giữa Ngài và các đệ tử, giữa chúng sanh và Ngài trong những kiếp quá khứ.
(Xem: 14883)
Diệu nhắm mắt lại, không biết mình đang mơ hay tỉnh. Phép lạ nào đã biến đổi tâm hồn Quảng đến không ngờ?
(Xem: 29321)
“Chẳng có ai cả” là một tuyển tập những lời dạy ngắn gọn, cô đọng và thâm sâu nhất của Ajahn Chah, vị thiền sư lỗi lạc nhất thế kỷ của Thái Lan về pháp môn Thiền Minh Sát.
(Xem: 12730)
Giáo lý vô ngã đề cập trực tiếp đến cách thức mà chúng ta đang nhận hiểu về bản thân mình và thế giới quanh ta, chỉ ra những điểm hợp lý và bất hợp lý trong cách nhìn nhận đó.
(Xem: 14485)
Tôi thích nhìn ngắm những sự việc như chúng là và đối diện những sự kiện; thuộc cá nhân tôi không có cảm tính của bất kỳ loại nào, tôi xóa sạch tất cả điều đó.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant