- Chương 1: Giới thiệu
- Chương 2: Chúng ta đang tìm kiếm điều gì?
- Chương 3: Cá thể và Xã hội
- Chương 4: Hiểu rõ về chính mình
- Chương 5: Hành động và Ý tưởng
- Chương 6: Niềm tin
- Chương 7: Nỗ lực
- Chương 8: Mâu thuẫn
- Chương 9: Cái Tôi là gì?
- Chương 10: Sợ hãi
- Chương 11: Đơn giản
- Chương 12: Tỉnh thức
- Chương 13: Ham muốn
- Chương 14: Liên hệ và cô lập
- Chương 15: Người suy nghĩ và Suy nghĩ
- Chương 16: Suy nghĩ có thể giải quyết được những vấn đề của chúng ta?
- Chương 17: Chức năng của cái trí
- Chương 18: Tự lừa dối
- Chương 19: Hoạt động tự cho mình là trung tâm
- Chương 20: Thời gian và thay đổi
- Chương 21: Quyền lực và Nhận biết
- Câu hỏi và trả lời
TỰ DO ĐẦU TIÊN VÀ CUỐI CÙNG
THE FIRST & LAST FREEDOM
Lời dịch: Ông Không – 2010
CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI
11. Về Sợ hãi
12. Về Buồn chán và Hứng thú
13. Về hận thù
14. Về bàn tán
15. Về Phê bình
16. Về Tin tưởng Thượng đế
17. Về Ký ức
18. Chịu thua ‘Cái gì là’
19. Về Cầu nguyện và Thiền định
20. Về Cái trí tầng ý thức bên ngoài và bên trong
11- VỀ SỢ HÃI
Câu hỏi: Làm thế nào tôi loại bỏ được sự sợ hãi, mà gây ảnh hưởng tất cả những hoạt động của tôi?
Krishnamurti: Chúng ta có ý gì qua từ ngữ sợ hãi? Sợ hãi cái gì? Có nhiều loại khác nhau của sự hãi và chúng ta không cần phân tích mỗi loại. Nhưng chúng ta có thể thấy rằng, sợ hãi hiện diện khi hiểu rõ về sự liên hệ của chúng ta không được trọn vẹn. Liên hệ không chỉ giữa những con người nhưng còn giữa chính chúng ta và thiên nhiên, giữa chính chúng ta và tài sản, giữa chính chúng ta và những ý tưởng; chừng nào liên hệ đó còn không được hiểu rõ trọn vẹn, phải có sợ hãi. Sống là liên hệ. Hiện diện là có liên hệ và nếu không có liên hệ không có sống. Không gì có thể hiện diện trong tách rời; chừng nào cái trí còn tìm kiếm trong tách rời, phải có sợ hãi. Sợ hãi không là một trừu tượng; nó hiện diện chỉ trong liên quan đến cái gì đó.
Câu hỏi là, làm thế nào xóa sạch được sợ hãi? Trước hết, bất kỳ vấn đề gì mà bị khuất phục phải được chinh phục lặp đi và lặp lại. Không vấn đề nào có thể bị khuất phục, được chinh phục một cách dứt khoát; nó có thể được hiểu rõ nhưng không thể bị chinh phục. Chúng là hai qui trình hoàn toàn khác biệt, và qui trình chinh phục dẫn đến rối loạn nhiều thêm, sợ hãi nhiều thêm. Kháng cự, thống trị, đấu tranh với một vấn đề hay thiết lập một phòng vệ chống lại nó chỉ tạo ra xung đột thêm nữa, ngược lại nếu chúng ta có thể hiểu rõ sợ hãi, thâm nhập trọn vẹn vào nó từng bước một, khai phá toàn nội dung của nó, vậy thì sợ hãi sẽ không bao giờ quay lại trong bất kỳ hình thức nào.
Như tôi đã nói, sợ hãi không là một trừu tượng; nó hiện diện chỉ trong liên hệ. Chúng ta có ý gì qua từ ngữ sợ hãi? Rốt cuộc, chúng ta đều sợ hãi, về không hiện diện, về không trở thành, đúng chứ? Bây giờ, khi có sợ hãi của không hiện diện, của không hoàn thiện, hay sợ hãi về cái không biết được, về chết, liệu sợ hãi đó có thể được khuất phục bởi sự quả quyết, bởi một kết luận, bởi bất kỳ chọn lựa nào hay không? Chắc chắn không. Chỉ đè nén, thăng hoa, hay thay đổi, tạo ra kháng cự thêm nữa, đúng chứ? Vì vậy sợ hãi không bao giờ bị khuất phục qua bất kỳ hình thức của kỷ luật nào, qua bất kỳ hình thức của kháng cự nào. Sự kiện đó phải, một cách rõ ràng, được nhìn thấy, được cảm thấy và được trải nghiệm: sợ hãi không thể bị khuất phục qua bất kỳ hình thức nào của phòng vệ hay kháng cự, cũng không thể được tự do khỏi sợ hãi qua sự tìm kiếm cho một đáp án hay chỉ qua giải thích bằng từ ngữ hay trí năng.
Bây giờ chúng ta sợ hãi điều gì? Chúng ta sợ hãi một sự kiện hay một ý tưởng về sự kiện? Chúng ta sợ hãi sự việc như nó là, hay chúng ta sợ hãi cái gì chúng ta nghĩ nó là? Ví dụ, như là chết. Chúng ta sợ hãi sự kiện chết hay ý tưởng về chết? Sự kiện là một việc và ý tưởng về sự kiện là một việc khác. Tôi sợ hãi từ ngữ ‘chết’ hay về chính sự kiện? Bởi vì tôi sợ hãi từ ngữ, ý tưởng, tôi không bao giờ hiểu rõ sự kiện, tôi không bao giờ quan sát sự kiện, tôi không bao giờ tiếp xúc trực tiếp cùng sự kiện. Chỉ khi nào tôi hiệp thông trọn vẹn cùng sự kiện mới không còn sợ hãi. Nếu tôi không hiệp thông cùng sự kiện, vậy thì có sợ hãi, và không có hiệp thông cùng sự kiện chừng nào tôi còn có một ý tưởng, một quan điểm, một lý thuyết, về sự kiện, vì vậy tôi phải rất rõ ràng liệu tôi sợ hãi về từ ngữ, ý tưởng hay sợ hãi về sự kiện. Nếu tôi mặt đối mặt cùng sự kiện, không có gì phải hiểu rõ về nó: sự kiện ở đó và tôi có thể giải quyết nó. Nếu tôi sợ hãi từ ngữ, vậy thì tôi phải hiểu rõ từ ngữ, tìm hiểu toàn qui trình của từ ngữ, thuật ngữ đó, hàm ý điều gì.
Ví dụ, người ta sợ hãi cô độc, sợ hãi đau đớn, sợ hãi sự đau khổ của cô độc. Chắc chắn, sợ hãi đó hiện diện bởi vì người ta không bao giờ thực sự quan sát sự cô độc, người ta không bao giờ hiệp thông cùng nó. Khoảnh khắc người ta hoàn toàn mở toang đến sự kiện của cô độc người ta có thể hiểu rõ nó là gì, nhưng người ta lại có một quan điểm, một ý tưởng về nó, được đặt nền tảng trên hiểu biết từ trước; chính ý tưởng, quan điểm này, hiểu biết từ trước này về sự kiện, việc đó tạo ra sợ hãi. Rõ ràng sợ hãi là kết quả của việc đặt tên, của việc quy định, của chiếu rọi một biểu tượng để đại diện cho sự kiện; điều đó có nghĩa sợ hãi không tách rời khỏi từ ngữ, khỏi quy định.
Tôi có một phản ứng, ví dụ như vậy, đối với cô độc; đó là tôi nói rằng tôi sợ hãi ‘không là gì cả’. Tôi sợ hãi về chính sự kiện hay sợ hãi đó được đánh thức bởi vì tôi có sự hiểu biết từ trước về sự kiện, hiểu biết là từ ngữ, biểu tượng, hình ảnh? Làm thế nào có thể có sợ hãi về một sự kiện? Khi tôi mặt đối mặt cùng sự kiện, trong hiệp thông trực tiếp cùng nó, tôi có thể quan sát nó, nhìn ngắm nó; vì vậy không có sợ hãi về sự kiện. Điều gì gây ra sợ hãi là sự hiểu biết của tôi về sự kiện, sự kiện có lẽ là gì hay làm gì.
Chính là quan điểm của tôi, ý tưởng của tôi, trải nghiệm của tôi, hiểu biết của tôi về sự kiện, mới tạo ra sợ hãi. Chừng nào còn có sự từ ngữ hóa của sự kiện, cho sự kiện một danh tánh, và thế là có sự nhận dạng hay chỉ trích nó, chừng nào tư tưởng còn đang nhận xét sự kiện như một người quan sát, phải có sợ hãi. Tư tưởng là sản phẩm của quá khứ, nó chỉ có thể hiện diện qua từ ngữ, qua những biểu tượng, qua những hình ảnh; chừng nào tư tưởng còn đang lưu ý hay đang diễn giải sự kiện, phải có sợ hãi.
Vẫn vậy chính cái trí tạo ra sợ hãi, cái trí là qui trình của suy nghĩ. Suy nghĩ là từ ngữ hoá. Bạn không thể suy nghĩ mà không có những từ ngữ, không có những biểu tượng, không có những hình ảnh; những hình ảnh này, mà là những thành kiến, hiểu biết từ trước, những hiểu biết của cái trí, được chiếu rọi trên sự kiện, và từ đó sợ hãi nảy sinh. Được tự do khỏi sợ hãi chỉ khi nào cái trí có thể quan sát sự kiện mà không diễn giải nó, không cho nó một danh tánh, một nhãn hiệu. Việc này vô cùng khó khăn, bởi vì những cảm thấy, những phản ứng, những lo âu mà chúng ta có, ngay tức khắc được nhận dạng bởi cái trí và được trao tặng một từ ngữ. Sự cảm thấy của ghen tuông được nhận dạng bởi từ ngữ ghen tuông đó. Liệu có thể không nhận dạng một cảm thấy, quan sát cảm thấy đó mà không đặt tên nó? Do bởi sự đặt tên của cảm thấy mới thúc đẩy nó tiếp tục, mới tiếp thêm sức mạnh cho nó. Khoảnh khắc bạn đặt tên cho điều mà bạn gọi là sợ hãi, bạn củng cố nó; nhưng nếu bạn có thể nhìn ngắm cảm thấy đó mà không-đặt tên nó, bạn sẽ thấy rằng nó tan biến đi. Vì vậy nếu người ta muốn hoàn toàn được tự do khỏi sự sợ hãi, điều cốt lõi là phải hiểu rõ toàn qui trình của đặt tên, của chiếu rọi những biểu tượng, những hình ảnh, của cho những sự kiện những cái tên. Có thể được tự do khỏi sợ hãi chỉ khi nào có hiểu rõ về chính mình. Hiểu rõ về chính mình là sự khởi đầu của thông minh, mà là đoạn kết của sợ hãi.
12- VỀ BUỒN CHÁN VÀ HỨNG THÚ
Câu
hỏi: Tôi không hứng thú bất kỳ điều gì cả, nhưng hầu
hết mọi người lại bận rộn với quá nhiều hứng thú.
Tôi không phải làm việc, vì vậy tôi không phải bận rộn.
Tôi có nên làm công việc hữu ích nào đó không?
Krishnamurti: Trở thành một người làm công tác xã hội hay một người làm chính trị hay một người làm công việc tôn giáo – thế à? Bởi vì bạn không có việc gì để làm, bạn trở thành một con người đổi mới! Nếu bạn không có gì để làm, nếu bạn buồn chán, tại sao bạn lại không là buồn chán? Tại sao không là điều đó? Nếu bạn đau khổ, hãy là đau khổ đi. Đừng cố gắng tìm ra phương cách nào để thoát khỏi nó, bởi vì sự buồn chán của bạn có ý nghĩa vô cùng, nếu bạn có thể hiểu rõ nó, sống cùng nó. Nếu bạn nói, ‘Tôi buồn chán, vì vậy tôi sẽ làm việc gì khác’, bạn chỉ đang cố gắng tẩu thoát khỏi sự buồn chán, và, vì hầu hết những hoạt động của chúng ta là những tẩu thoát, bạn gây hủy hoại nhiều hơn cho xã hội và trong mọi phương cách khác. Sự ranh mãnh khi bạn tẩu thoát còn ghê gớm nhiều hơn khi bạn là cái gì bạn là và ở cùng nó. Sự khó khăn là, làm thế nào ở cùng nó và không tẩu thoát khỏi nó; bởi vì hầu hết những hoạt động của chúng ta là một qui trình của tẩu thoát, bạn không tẩu thoát và đối diện với nó là điều khó khăn cực kỳ. Vì vậy tôi sung sướng nếu bạn thực sự buồn chán và tôi nói rằng, ‘Chấm hết! Chúng ta hãy ở lại đó, chúng ta nhìn ngắm nó. Tại sao bạn phải làm bất kỳ việc gì khác?’
Nếu bạn buồn chán, tại sao bạn buồn chán? Cái sự việc được gọi là buồn chán là gì? Tại sao bạn không hứng thú bất kỳ điều gì? Phải có những lý do và những nguyên nhân đã làm cho bạn buồn chán: chịu đựng đau khổ, những tẩu thoát, những niềm tin, hoạt động không ngừng nghỉ, đã làm cho cái trí đờ đẫn, quả tim của bạn chai cứng. Nếu bạn có thể tìm ra tại sao bạn buồn chán, tại sao không có hứng thú, vậy thì chắc chắn bạn sẽ giải quyết được vấn đề, đúng chứ? Vậy thì sự hứng thú được thức dậy sẽ vận hành. Nếu bạn không hứng thú trong thâm nhập lý do tại sao bạn buồn chán, bạn không thể ép buộc mình hứng thú trong một hoạt động, chỉ vô tri vô giác đang làm cái gì đó – giống như một con sóc đang chạy loanh quanh trong một cái chuồng. Tôi biết rằng đây là loại hoạt động mà hầu hết chúng ta buông thả trong nó. Nhưng phía bên trong, thuộc tâm lý, chúng ta có thể tìm ra tại sao chúng ta lại ở trong trạng thái buồn chán hoàn toàn này; chúng ta có thể thấy tại sao hầu hết chúng ta lại ở trong trạng thái này; chúng ta đã tự làm kiệt sức chính chúng ta, cả cảm giác lẫn tinh thần; chúng ta đã thử qua quá nhiều sự việc, quá nhiều cảm xúc, quá nhiều vui chơi, quá nhiều trải nghiệm, đến độ chúng ta trở nên chai cứng, không còn sức sống. Chúng ta tham gia một nhóm người, làm mọi thứ chúng ta được yêu cầu và sau đó rời bỏ nó; tiếp theo chúng ta đi đến một nơi khác và thử qua ở đó. Nếu chúng ta thất bại với một người tâm lý học, chúng ta tìm đến một người khác hay vị linh mục; nếu chúng ta thất bại ở đó, chúng ta tìm đến một người thầy khác, và vân vân; chúng ta luôn luôn tiếp tục. Qui trình của liên tục căng ra và thả lỏng này là gây kiệt sức, đúng chứ? Giống như tất cả những cảm giác, chẳng mấy chốc nó sẽ làm đờ đẫn cái trí.
Chúng ta đã thử qua việc đó, chúng ta đã đi từ cảm giác đến cảm giác, từ hưng phấn đến hưng phấn, cho đến khi chúng ta đến một mấu chốt khi chúng ta thực sự ‘kiệt sức’. Bây giờ, khi nhận ra được nó, đừng tiến tới xa thêm nữa; hãy ngừng lại. Hãy yên lặng. Hãy để cho cái trí, tự nó, thâu gom sức mạnh; đừng ép buộc nó. Như đất màu tự-bồi bổ lại suốt mùa đông, vậy là, khi cái trí được thả cho yên lặng, nó tự-bồi bổ lại. Nhưng khó khăn lắm khi thả cho cái trí yên lặng, cho cái trí nghỉ ngơi sau tất cả việc này, vì cái trí luôn luôn đang muốn làm việc gì đó. Khi bạn đến được mấu chốt này nơi bạn tự-cho phép chính bạn để là như bạn là – sự buồn chán, sự xấu xa, sự kinh tởm, hay bất kỳ điều gì – vậy thì có thể giải quyết được nó.
Điều gì xảy ra khi bạn chấp nhận cái gì đó, khi bạn chấp nhận cái gì bạn là? Khi bạn chấp nhận rằng bạn là cái gì bạn là, vấn đề ở đâu? Có một vấn đề chỉ khi nào chúng ta không chấp nhận một sự việc như nó là và ao ước thay đổi nó – mà không có nghĩa rằng tôi đang ủng hộ sự mãn nguyện; ngược lại. Nếu chúng ta chấp nhận cái gì chúng ta là, vậy thì chúng ta thấy rằng sự việc mà chúng ta đã kinh hãi, sự việc mà chúng ta đã gọi là buồn chán, sự việc mà chúng ta đã gọi là thất vọng, sự việc mà chúng ta đã gọi là sợ hãi, đã trải qua một thay đổi trọn vẹn. Có một thay đổi trọn vẹn về sự việc mà chúng ta sợ hãi.
Đó
là lý do tại sao, như tôi đã nói, rất quan trọng phải hiểu
rõ về qui trình, về những phương cách suy nghĩ riêng của
chúng ta. Hiểu rõ về chính mình không thể được thâu lượm
qua bất kỳ người nào, qua bất kỳ quyển sách nào, qua bất
kỳ tín ngưỡng nào, tâm lý học, hay người phân tích tâm
lý. Nó phải được tìm ra bởi chính bạn, bởi vì nó là
sống của bạn; nếu không có sự mở rộng và thâm nhập
vào hiểu rõ về cái tôi đó, dù làm bất kỳ điều gì bạn
muốn, thay đổi bất kỳ những hoàn cảnh, những ảnh hưởng
bên ngoài hay bên trong nào – nó sẽ luôn luôn là mảnh đất
mầu mỡ của thất vọng, đau khổ, sầu muộn. Muốn vượt
khỏi những hoạt động tự-khép kín của cái trí, bạn phải
hiểu rõ chúng; và hiểu rõ chúng là tỉnh thức được hành
động trong sự liên hệ, liên hệ với những sự việc, với
những con người và với những ý tưởng. Trong sự liên hệ
đó, mà là cái gương, chúng ta thấy về chính chúng ta, mà
không có bất kỳ bênh vực hay chỉ trích nào; và từ đó
hiểu rõ rộng rãi hơn và thâm sâu hơn về những phương cách
của cái trí riêng của chúng ta, nó có thể tiến xa thêm nữa;
nó có thể cho cái trí được yên lặng, để thâu nhận cái
đó mà là sự thật.
13- VỀ HẬN THÙ
Câu hỏi: Nếu tôi hoàn toàn chân thật, tôi phải thú nhận rằng tôi bực bội, và đôi khi hận thù, hầu như với mọi người. Nó làm cho sống của tôi rất bất hạnh và đau khổ. Theo trí năng tôi hiểu rõ rằng tôi là bực bội này, hận thù này; nhưng tôi không thể giải quyết được nó. Ông có thể chỉ cho tôi một phương cách hay không?
Krishnamurti: Chúng ta có ý gì qua từ ngữ ‘theo trí năng’? Khi chúng ta nói rằng chúng ta hiểu rõ điều gì đó theo trí năng, chúng ta có ý gì qua câu đó? Liệu có một sự việc như hiểu rõ theo trí năng? Hay chính là vì cái trí chỉ hiểu rõ những từ ngữ, bởi vì đó là cách duy nhất để truyền đạt lẫn nhau của chúng ta. Tuy nhiên, liệu chúng ta có thể thực sự hiểu rõ bất kỳ điều gì chỉ theo từ ngữ, theo trí năng? Đó là việc đầu tiên chúng ta phải rõ ràng: liệu hiểu rõ tạm gọi là trí năng là một cản trở cho hiểu rõ. Chắc chắn hiểu rõ là hoà hợp, không bị phân chia, không từng phần? Hoặc tôi hiểu rõ điều gì đó hoặc tôi không hiểu rõ. Khi nói với chính mình, ‘Tôi hiểu rõ điều gì đó theo trí năng’, chắc chắn là một cản trở cho hiểu rõ. Nó là một qui trình từng phần và vì vậy không có hiểu rõ gì cả.
Bây giờ câu hỏi là như thế này: ‘Làm thế nào tôi, mà bực bội, căm hận, làm thế nào tôi được tự do khỏi, hay giải quyết được vấn đề đó?’ Chúng ta giải quyết một vấn đề như thế nào? Một vấn đề là gì? Chắc chắn, một vấn đề là cái gì đó đang gây bực bội.
Tôi bực bội, tôi căm hận; tôi căm hận mọi người và điều đó gây ra đau khổ. Và tôi nhận biết được nó. Tôi sẽ phải làm gì đây? Nó là một yếu tố gây xáo trộn trong sống của tôi. Tôi phải làm gì, làm thế nào tôi sẽ thực sự được tự do khỏi nó – không chỉ quên bẵng trong chốc lát, nhưng căn bản được tự do khỏi nó? Làm thế nào tôi thực hiện được việc đó?
Nó là một vấn đề đối với tôi bởi vì nó gây bực bội cho tôi. Nếu nó không là một sự việc gây bực bội, nó sẽ không là một vấn đề đối với tôi, đúng chứ? Bởi vì nó gây đau khổ, bực bội, lo âu, bởi vì tôi nghĩ điều đó là xấu xa, tôi muốn loại bỏ nó. Vì vậy cái sự việc mà tôi đang phản kháng là sự bực bội, phải không? Tôi cho nó những cái tên khác nhau vào những thời điểm khác nhau, trong những tâm trạng khác nhau; vào một ngày tôi gọi nó là thế này và vào một ngày khác là cái gì đó nhưng sự ham muốn là, theo cơ bản, không bị bực bội. Đó không là như thế hay sao? Bởi vì vui thú không gây bực bội, tôi chấp nhận nó. Tôi không muốn được tự do khỏi vui thú, bởi vì không có bực bội – ít ra, không phải vào lúc này, nhưng bực bội, hận thù là những nhân tố gây xáo trộn trong sống của tôi và tôi muốn loại bỏ chúng.
Quan tâm của tôi không phải là bị bực bội và tôi đang cố gắng tìm ra một cách mà trong đó tôi sẽ không bao giờ bị bực bội. Tại sao tôi không nên bị bực bội? Tôi phải bị bực bội, để tìm ra, đúng chứ? Tôi phải trải qua những hỗn loạn, khổ sở, lo âu, để tìm ra, đúng chứ? Nếu tôi không bị bực bội tôi sẽ vẫn mê muội và có lẽ đó là điều gì hầu hết chúng ta đều muốn – để được thanh thản, để được ngủ quên, để lẩn tránh bất kỳ bực bội nào, để tìm sự tách rời, sự tách biệt, sự riêng tư, sự an toàn. Nếu tôi không thèm lưu tâm đến sự bực bội – thực sự, không phải trên bề mặt, nếu tôi không thèm quan tâm đến bị bực bội, bởi vì tôi muốn tìm ra – vậy thì thái độ của tôi đối với hận thù, đối với xáo trộn, trải qua một thay đổi, đúng chứ? Nếu tôi không quan tâm bị bực bội, vậy thì cái tên không quan trọng, phải không? Từ ngữ ‘hận thù’ không quan trọng, phải không? Hay ‘sự bực bội’ với mọi người không quan trọng, phải không? Bởi vì lúc đó tôi đang trải nghiệm trực tiếp trạng thái mà tôi gọi là ‘bực bội’ mà không đặt tên trải nghiệm đó.
Tức giận là một phẩm chất rất gây bực bội, giống như hận thù và oán hờn; và rất ít người chúng ta trải nghiệm trực tiếp sự tức giận mà không gọi nó thành từ ngữ. Nếu chúng ta không gọi nó thành từ ngữ, nếu chúng ta không gọi nó là tức giận, chắc chắn phải có một trải nghiệm khác, đúng chứ? Bởi vì chúng ta đặt tên nó, chúng ta làm suy giảm một trải nghiệm mới mẻ, hay cố định nó trong những từ ngữ của cũ kỹ, trái lại, nếu chúng ta không đặt tên nó, vậy thì có một trải nghiệm mà được hiểu rõ trực tiếp và hiểu rõ này tạo ra một thay đổi trong trải nghiệm đó.
Ví dụ, sự keo kiệt. Hầu hết chúng ta, nếu chúng ta keo kiệt, đều không ý thức được nó – keo kiệt về những vấn đề tiền bạc, keo kiệt về việc tha thứ mọi người, bạn biết chứ, chỉ là keo kiệt. Tôi chắc chắn chúng ta đều quen thuộc với điều đó. Bây giờ, khi tỉnh thức được nó, làm thế nào chúng ta sẽ được tự do khỏi phẩm chất đó? – không phải để trở nên rộng lượng, đó không là điều quan trọng. Được tự do khỏi keo kiệt hàm ý sự quảng đại, bạn không phải trở thành quảng đại. Rõ ràng người ta phải ý thức được nó. Bạn có lẽ rất quảng đại khi trao một hiến dâng to tát cho xã hội của bạn, cho bạn bè của bạn, nhưng rất keo kiệt khi cho một món quà lớn hơn – bạn biết tôi có ý gì qua từ ngữ ‘keo kiệt’. Người ta không nhận biết được nó. Khi người ta trở nên tỉnh thức được nó, điều gì xảy ra? Chúng ta sử dụng ý chí của chúng ta để quảng đại; chúng ta cố gắng khuất phục nó; chúng ta kỷ luật chính chúng ta để quảng đại và vân vân và vân vân. Nhưng, rốt cuộc, nỗ lực của ý chí để là cái gì đó vẫn còn là bộ phận của sự keo kiệt trong một vòng tròn rộng lớn hơn, vì vậy nếu chúng ta không làm bất kỳ điều gì về những sự việc đó nhưng chỉ tỉnh thức được những hàm ý của keo kiệt, mà không cho nó một cái tên, vậy thì chúng ta sẽ thấy rằng, kia kìa, một thay đổi cơ bản xảy ra.
Làm ơn trải nghiệm điều này. Trước hết, người ta phải bị bực bội, và rõ ràng là hầu hết chúng ta không muốn bị bực bội. Chúng ta nghĩ chúng ta đã tìm ra một khuôn mẫu của sống – vị Thầy, niềm tin, bất kỳ điều gì – và ở đó chúng ta bình tâm. Nó giống như có một công việc văn phòng tốt và vận hành ở đó suốt cuộc đời người ta. Với cùng chất lượng tinh thần đó chúng ta tiếp cận những chất lượng khác nhau mà chúng ta muốn loại bỏ. Chúng ta không thấy sự quan trọng của bị quấy rầy, của không-an toàn phía bên trong, của không-lệ thuộc. Chắc chắn chỉ trong không-an toàn bạn mới phát hiện, bạn mới nhìn thấy, bạn mới hiểu rõ, đúng chứ? Chúng ta muốn giống như con người có nhiều tiền bạc, thoải mái; anh ấy sẽ không bị bực bội; anh ấy không muốn bị bực bội.
Bực
bội là cần thiết cho sự hiểu rõ và bất kỳ gắng sức
nào để tìm ra an toàn là một cản trở cho sự hiểu rõ.
Khi chúng ta muốn loại bỏ cái gì đó mà đang gây bực bội,
nó chắc chắn là một cản trở. Nếu chúng ta có thể trải
nghiệm trực tiếp một cảm thấy, không đang đặt tên nó,
tôi nghĩ chúng ta sẽ tìm được nhiều điều trong nó; vậy
thì không còn một trận chiến với nó, bởi vì người trải
nghiệm và vật được trải nghiệm là một, và đó là cốt
lõi. Chừng nào người trải nghiệm còn đặt tên cảm thấy,
vật được trải nghiệm, anh ấy tách rời chính anh ấy khỏi
nó và hành động vào nó; hành động như thế là một hành
động ảo tưởng, giả tạo. Nhưng nếu không có đặt tên,
vậy thì người trải nghiệm và vật được trải nghiệm
là một. Sự hòa hợp đó là cần thiết và phải được triệt
để đối diện.
14- VỀ BÀN TÁN
Câu hỏi: Bàn tán có giá trị trong phơi bày về chính mình, đặc biệt trong phơi bày những người khác cho tôi. Một cách nghiêm túc, tại sao không sử dụng bàn tán như một phương tiện để khám phá cái gì là? Tôi không bị tác động bởi từ ngữ ‘bàn tán’ chỉ bởi vì từ lâu rồi nó đã bị chỉ trích.
Krishnamurti: Tôi không hiểu tại sao chúng ta bàn tán? Không phải bởi vì nó phơi bày những người khác cho chúng ta. Và tại sao những người khác phải được phơi bày cho chúng ta? Tại sao bạn muốn biết về những người khác? Tại sao có sự quan tâm lạ lùng này về những người khác? Trước hết, tại sao chúng ta bàn tán? Nó là một hình thức của bồn chồn, đúng chứ? Giống như lo âu, nó thể hiện một cái trí bất ổn. Tại sao có sự ham muốn để can thiệp vào những người khác này, để biết những người khác đang làm gì, đang nói gì? Chỉ một cái trí rất nông cạn mới cần bàn tán, đúng chứ? – một cái trí tọc mạch được hướng dẫn sai lầm. Người hỏi dường như nghĩ rằng những người khác được phơi bày cho anh ấy bởi sự quan tâm của anh ấy với họ – với những việc làm của họ, với những suy nghĩ của họ, với những quan điểm của họ. Nhưng liệu chúng ta biết về những người khác nếu chúng ta không biết về chính chúng ta hay sao? Liệu chúng ta có thể nhận xét những người khác, nếu chúng ta không biết phương cách của suy nghĩ riêng của chúng ta, cách chúng ta hành động, cách chúng ta cư xử? Tại sao lại có sự quan tâm lạ thường này về những người khác? Nó không là một tẩu thoát, thực sự, sự ham muốn này để tìm ra những người khác đang suy nghĩ và đang cảm thấy và đang bàn tán điều gì? Nó không cống hiến một tẩu thoát khỏi chính chúng ta, hay sao? Trong nó cũng không có sự ham muốn để can thiệp vào sống của những người khác, hay sao? Sống riêng của chúng ta không đủ khó khăn, không đủ phức tạp, không đủ đau khổ, nếu không chen vào sống của những người khác, can thiệp vào sống của những người khác, hay sao? Có thời gian để suy nghĩ về những người khác trong những bàn tán xấu xa, thù địch, ác tâm, hay sao? Tại sao chúng ta lại làm việc này? Bạn biết chứ, mọi người đều làm nó. Thực tế mọi người đang bàn tán về người nào đó. Tại sao?
Trước hết, tôi nghĩ chúng ta bàn tán về những người khác bởi vì chúng ta không quan tâm trọn vẹn trong qui trình suy nghĩ riêng của chúng ta và trong hành động riêng của chúng ta. Chúng ta muốn thấy những người khác đang làm gì và có lẽ, để diễn tả nó hơi hơi lịch sự, bắt chước những người khác. Thông thường, khi chúng ta bàn tán là để chỉ trích những người khác, nhưng, nó còn có nghĩa rộng lượng hơn, có lẽ là bắt chước những người khác. Tại sao chúng ta muốn bắt chước những người khác? Tất cả điều đó không thể hiện sự nông cạn lạ lùng của chúng ta hay sao? Chính một cái trí buồn chán mới cần có sự hưng phấn, và vươn ra khỏi nó để có được điều đó. Nói cách khác, bàn tán là một hình thức của cảm giác, mà chúng ta buông thả trong nó, đúng chứ? Nó có lẽ là một loại cảm giác đặc biệt, nhưng luôn luôn có sự ham muốn để tìm ra hưng phấn, quên lãng này. Nếu người ta thực sự thâm nhập nghi vấn này một cách sâu thẳm, người ta quay vào chính người ta, mà thể hiện rằng người ta quá nông cạn và đang tìm kiếm sự hưng phấn phía bên ngoài bằng cách bàn tán nhảm nhí về những người khác. Lần tới, hãy quan sát bạn khi bạn đang bàn tán về ai đó; nếu bạn tỉnh thức được nó, nó sẽ bộc lộ cho bạn một điều lạ lùng về chính bạn. Đừng che đậy nó bằng cách nói rằng bạn chỉ tò mò về những người khác. Nó thể hiện trạng thái hỗn loạn, một ý thức của hưng phấn, một nông cạn, một không-quan tâm thực sự sâu thẳm trong những con người không có gì cả ngoại trừ sự bàn tán.
Vấn đề tiếp theo là, làm thế nào để ngừng lại sự bàn tán. Đó là câu hỏi kế tiếp, phải không? Khi bạn nhận biết được rằng bạn đang bàn tán, làm thế nào bạn ngừng sự bàn tán. Nếu nó đã trở thành một thói quen, một sự việc xấu xa mà tiếp tục từ ngày sang ngày, làm thế nào bạn chấm dứt nó? Câu hỏi như thế phải không? Khi bạn biết bạn đang bàn tán, khi bạn tỉnh thức được rằng bạn đang bàn tán, nhận biết được tất cả những hàm ý của nó, lúc đó bạn không tự nhủ với chính mình, ‘Làm thế nào tôi chấm dứt nó?’ Liệu nó không chấm dứt, khoảnh khắc bạn tỉnh thức được rằng bạn đang bàn tán, hay sao? ‘Làm thế nào’ không nảy sinh. ‘Làm thế nào’ chỉ nảy sinh khi bạn không-tỉnh thức; và sự bàn tán thể hiện một không-tỉnh thức. Hãy trải nghiệm điều này cho chính bạn vào lần tới khi bạn đang bàn tán, và thấy rằng bạn chấm dứt bàn tán mau lẹ làm sao khi bạn tỉnh thức được điều gì bạn đang nói, nhận biết được rằng cái lưỡi của bạn đang rời khỏi bạn. Không phải là hành động của ý chí để chấm dứt nó. Tất cả mọi việc cần làm là tỉnh thức, nhận biết được điều gì bạn đang nói và thấy được những hàm ý của nó. Bạn không cần chỉ trích hay bênh vực sự bàn tán. Tỉnh thức được nó và bạn sẽ thấy bạn chấm dứt sự bàn tán mau lẹ làm sao; bởi vì nó phơi bày cho chính người ta những phương cách riêng của hành động của người ta, cách cư xử của người ta, khuôn mẫu-tư tưởng của người ta; trong sự phơi bày đó, người ta phát hiện được chính người ta, mà còn quan trọng hơn bàn tán về những người khác, về điều gì họ đang làm, về điều gì họ đang suy nghĩ, họ đang cư xử như thế nào.
Hầu hết chúng ta đều đọc những tờ báo hàng ngày được nhét kín những bàn tán, bàn tán toàn cầu. Tất cả chúng đều là một tẩu thoát khỏi chính chúng ta, khỏi sự tầm thường riêng của chúng ta, khỏi sự xấu xa riêng của chúng ta. Chúng ta nghĩ rằng qua một phấn khích hời hợt trong những sự kiện thế giới chúng ta trở nên mỗi lúc một khôn ngoan hơn, mỗi lúc một có khả năng giải quyết được sống riêng của chúng ta. Chắc chắn, những điều này là những phương cách tẩu thoát khỏi chính chúng ta, đúng chứ? Trong chính chúng ta chúng ta quá trống rỗng, nông cạn; chúng ta quá kinh hãi về chính chúng ta. Chúng ta quá nghèo khó trong chính chúng ta đến độ sự bàn tán hành động như một hình thức của giải trí phong phú, một tẩu thoát khỏi chính chúng ta. Chúng ta cố gắng lấp đầy sự trống rỗng đó trong chúng ta bằng hiểu biết, bằng những nghi lễ, bằng sự bàn tán, bằng những họp nhóm – bằng vô số những phương cách tẩu thoát, vì vậy những tẩu thoát trở thành quan trọng nhất, và không phải hiểu rõ cái gì là. Hiểu rõ cái gì là cần đến sự chú ý; muốn nhận biết được người ta trống rỗng, người ta đang đau khổ, cần sự chú ý vô hạn, và không phải những tẩu thoát, nhưng hầu hết chúng ta ưa thích những tẩu thoát này, bởi vì chúng nhiều vui thú hơn, nhiều dễ chịu hơn. Cũng vậy, khi chúng ta nhận biết được chính chúng ta như chúng ta là, rất khó khăn để đối phó với chính chúng ta; đó là một trong những vấn đề mà chúng ta phải đối diện. Chúng ta không biết phải làm gì. Khi tôi biết rằng tôi bị trống rỗng, rằng tôi đang đau khổ, rằng tôi đang buồn phiền, tôi không biết phải làm gì, làm thế nào giải quyết được nó đây. Thế là người ta dựa vào mọi loại tẩu thoát.
Câu
hỏi là, phải làm gì đây? Dĩ nhiên, chắc chắn người ta
không thể tẩu thoát; vì đó là điều vô lý và trẻ con nhất.
Nhưng khi bạn đối diện với bạn như bạn là, bạn phải
làm gì? Trước hết, liệu có thể không-phủ nhận hay không-bào
chữa nó, nhưng chỉ ở lại cùng nó, như bạn là được không?
– điều đó gian khổ cực kỳ, bởi vì cái trí tìm kiếm
sự giải thích, sự chỉ trích, sự nhận dạng. Nếu cái trí
không làm bất kỳ những sự việc đó nhưng ở lại cùng
nó, vậy thì nó giống như chấp nhận cái gì đó. Nếu tôi
chấp nhận rằng tôi là người da mầu, đó là sự kết thúc
của nó; nhưng nếu tôi ham muốn thay đổi thành màu sáng hơn,
vậy thì vấn đề nảy sinh. Chấp nhận cái gì là là việc
khó khăn nhất; người ta có thể thực hiện được điều
đó chỉ khi nào không có tẩu thoát, và sự chỉ trích hay
sự biện hộ là một hình thức của tẩu thoát. Vì vậy khi
người ta hiểu rõ toàn qui trình của tại sao người ta bàn
tán và khi người ta nhận ra sự vô lý của nó, sự tàn nhẫn
và tất cả mọi sự việc bao hàm trong nó, thế là người
ta được bỏ lại cùng người ta là gì, và chúng ta luôn luôn
tiếp cận nó bằng cách hoặc hủy diệt nó, hoặc thay đổi
nó thành cái gì khác. Nếu chúng ta không làm những sự việc
kia, nhưng tiếp cận nó bằng ý định hiểu rõ nó, cùng nó
trọn vẹn, vậy thì chúng ta phát hiện rằng nó không còn
là sự việc mà chúng ta kinh hãi. Vậy thì có thể thay đổi
cái gì là đó.
15- VỀ PHÊ BÌNH
Câu hỏi: Phê bình có vị trí nào trong sự liên hệ? Sự khác nhau giữa phê bình phá hoại và phê bình xây dựng là gì?
Krishnamurti: Trước hết, tại sao chúng ta phê bình? Vì mục đích hiểu rõ phải không? Hay nó chỉ là một qui trình của phàn nàn? Nếu tôi phê bình bạn, liệu tôi hiểu rõ bạn? Hiểu rõ có được qua sự phê bình hay sao? Nếu tôi muốn hiểu rõ, không phải hiểu rõ một cách hời hợt nhưng sâu thẳm toàn ý nghĩa về sự liên hệ của tôi với bạn, tôi phải bắt đầu phê bình bạn hay sao? Hay tôi tỉnh thức được sự liên hệ này giữa bạn và tôi, đang yên lặng quan sát nó – không chiếu rọi những ý kiến của tôi, những bình phẩm của tôi, những nhận xét, những nhận dạng hay chỉ trích, nhưng yên lặng quan sát điều gì đang xảy ra? Và nếu tôi không phê bình, điều gì xảy ra? Người ta dễ buồn ngủ phải không? Mà không có nghĩa rằng chúng ta không buồn ngủ nếu chúng ta đang càu nhàu. Có lẽ việc đó trở thành một thói quen và chúng ta tự-ru ngủ qua thói quen. Liệu có một hiểu rõ sâu thẳm hơn, rộng rãi hơn của sự liên hệ qua phê bình hay sao? Không đặt thành vấn đề liệu phê bình là xây dựng hay phá hoại – chắc chắn, hai điều đó đều có liên quan. Vì vậy câu hỏi là: ‘Trạng thái cần thiết của cái trí và tâm hồn mà sẽ hiểu rõ sự liên hệ là gì?’ Sự tiến hành của hiểu rõ là gì? Chúng ta hiểu rõ điều gì đó bằng cách nào? Bạn hiểu rõ người con của bạn bằng cách nào, nếu bạn quan tâm đến người con của bạn? Bạn quan sát, phải không? Bạn nhìn ngắm em chơi đùa, bạn tìm hiểu em trong những tâm trạng khác nhau của em; bạn không chiếu rọi ý kiến của bạn vào em. Bạn không nói rằng em ấy nên là điều này hay điều kia. Bạn nhìn ngắm một cách tỉnh táo, tỉnh thức một cách năng động, đúng chứ? Vậy thì, có lẽ, bạn bắt đầu hiểu rõ em. Nếu bạn liên tục đang phê bình, liên tục đang đưa vào cá tính đặc biệt riêng của bạn, những khuynh hướng của bạn, những ý kiến của bạn, đang quyết định em nên là hay không nên là cái gì, và tất cả mọi chuyện như thế, chắc chắn bạn tạo ra một rào chắn trong liên hệ đó. Bất hạnh thay hầu hết chúng ta đều phê bình với mục đích để định hình, với mục đích để can thiệp; nó cho chúng ta một vui thú nào đó, một hài lòng nào đó, khi định hình cái gì đó – sự liên hệ với một người chồng, một người con hay bất kỳ ai. Bạn cảm thấy một ý thức của quyền lực trong nó, bạn là ông chủ, và trong đó có một thỏa mãn lạ lùng. Chắc chắn qua tất cả qui trình đó, không có hiểu rõ về liên hệ. Chỉ có sự áp đặt, sự ham muốn đúc khuôn một người khác đến khuôn mẫu đặc biệt thuộc cá tánh của bạn, ham muốn của bạn, ao ước của bạn. Tất cả điều này ngăn cản hiểu rõ về liên hệ, đúng chứ?
Tiếp theo còn có tự-phê bình. Phê bình về chính mình, phê bình, chỉ trích, hay biện hộ về chính nình – việc đó có mang lại hiểu rõ về chính mình hay không? Khi tôi bắt đầu phê bình về chính tôi, tôi không giới hạn sự tiến hành của hiểu rõ, của tìm hiểu hay sao? Liệu sự tìm hiểu nội tâm, một hình thức của tự-phê bình, phơi bày cái tôi hay sao? Điều gì khiến cho sự phơi bày cái tôi có thể xảy ra được? Luôn luôn phân tích, sợ hãi, phê bình – chắc chắn điều đó không giúp phơi bày. Điều gì tạo ra sự phơi bày cái tôi để cho bạn bắt đầu hiểu rõ nó là sự tỉnh thức liên tục được nó mà không có bất kỳ chỉ trích, mà không có bất kỳ nhận dạng nào. Phải có một tự phát nào đó; bạn không thể liên tục đang phân tích nó, đang kỷ luật nó, đang định hình nó. Sự tự phát này là cốt lõi cho hiểu rõ. Nếu tôi chỉ giới hạn, kiểm soát, chỉ trích, vậy thì tôi chặn đứng chuyển động của tư tưởng và cảm thấy, phải không? Chính là trong chuyển động của tư tưởng và cảm thấy, tôi mới khám phá – không phải trong thuần túy kiểm soát. Khi người ta khám phá, lúc đó rất quan trọng phải tìm ra cách hành động về nó như thế nào. Nếu tôi hành động phụ thuộc vào một ý tưởng, phụ thuộc vào một kiểu mẫu, phụ thuộc vào một lý tưởng, vậy thì tôi ép buộc cái tôi vào một khuôn mẫu đặc biệt. Trong đó không có hiểu rõ, không có thay đổi. Nếu tôi có thể nhìn ngắm ‘cái tôi’ mà không có bất kỳ chỉ trích, mà không có bất kỳ nhận dạng, vậy thì có thể vượt khỏi nó. Đó là lý do tại sao toàn qui trình của phỏng chừng chính mình đến một lý tưởng là hoàn toàn sai lầm. Những lý tưởng là những vị chúa tự-tạo tác, và tuân phục vào một hình ảnh tự-chiếu rọi chắc chắn không là một giải thoát.
Vẫn vậy có thể có hiểu rõ chỉ khi nào cái trí tỉnh thức một cách yên lặng, đang nhìn ngắm – mà gian nan lắm, bởi vì chúng ta được thỏa mãn trong năng động, trong không ngừng nghỉ, trong phê bình, trong chỉ trích, bênh vực. Đó là toàn cấu trúc của thân tâm chúng ta; và qua bức màn của những ý tưởng, những thành kiến, những quan điểm, những trải nghiệm, những ký ức, chúng ta cố gắng hiểu rõ. Liệu có thể được tự do khỏi tất cả những bức màn này, và thế là hiểu rõ một cách trực tiếp? Chắc chắn chúng ta làm việc đó khi vấn đề rất mãnh liệt; chúng ta không trải qua tất cả những phương pháp này – chúng ta tiếp cận nó một cách trực tiếp. Hiểu rõ về sự liên hệ có được chỉ khi nào qui trình tự-phê bình được hiểu rõ và cái trí yên lặng. Nếu bạn đang lắng nghe tôi và đang cố gắng theo sát, mà không có quá nhiều nỗ lực, điều gì tôi ao ước chuyển tải, vậy thì có thể có sự hiểu rõ lẫn nhau của chúng ta. Nhưng nếu bạn luôn luôn đang phê bình, đang tuôn ra những quan điểm của bạn, điều gì bạn đã học hành từ những quyển sách, điều gì người nào đó đã bảo cho bạn và vân vân và vân vân, vậy thì bạn và tôi không có liên hệ, bởi vì bức màn này ở giữa chúng ta. Nếu cả hai chúng ta đang cố gắng tìm ra những khúc mắc của vấn đề, mà nằm trong chính vấn đề, nếu cả hai chúng ta đều háo hức theo nó đến tận cùng, tìm ra sự thật của nó, khám phá nó là gì – vậy thì chúng ta có liên hệ. Vậy thì cái trí của bạn vừa tỉnh thức lẫn thụ động, đang nhìn ngắm để thấy điều gì là đúng thực trong nói chuyện này. Vì vậy cái trí của bạn phải nhạy bén lạ thường, không bám theo bất kỳ ý tưởng hay lý tưởng nào, bất kỳ nhận định, bất kỳ quan điểm mà bạn đã cô đọng qua những trải nghiệm đặc biệt của bạn. Chắc chắn, hiểu rõ hiện diện khi có sự thích ứng mau lẹ của một cái trí mà tỉnh thức một cách thụ động. Vậy thì nó có thể thâu nhận, vậy thì nó nhạy cảm. Một cái trí không nhạy cảm khi nó nhồi nhét đầy những ý tưởng, những thành kiến, những quan điểm, hoặc ủng hộ hoặc chống đối.
Muốn
hiểu rõ sự liên hệ phải có một tỉnh thức thụ động
– mà không hủy hoại sự liên hệ. Trái lại nó làm cho sự
liên hệ sinh động nhiều hơn, có ý nghĩa nhiều hơn. Vậy
thì trong liên hệ đó có thể có thương yêu thực sự; có
một nồng ấm, một ý thức gần gũi, mà không chỉ là cảm
tình hay cảm giác. Nếu chúng ta có thể tiếp cận như thế
hay ở trong trạng thái liên hệ như thế với mọi sự vật
sự việc, vậy thì những vấn đề của chúng ta được giải
quyết rất dễ dàng – những vấn đề tài sản, những vấn
đề sở hữu, bởi vì chúng ta là cái chúng ta sở hữu. Con
người mà sở hữu tiền bạc là tiền bạc. Con người mà
nhận dạng chính anh ấy với tài sản là tài sản hay ngôi
nhà hay món đồ đạc. Tương tự như thế với những ý tưởng
hay những con người; khi có tình trạng sở hữu, không có
liên hệ. Hầu hết chúng ta đều sở hữu bởi vì chúng ta
không có gì cả nếu chúng ta không sở hữu. Chúng ta là những
cái vỏ trống không nếu chúng ta không sở hữu, nếu chúng
ta không lấp đầy sống của chúng ta bằng đồ đạc, bằng
âm nhạc, bằng hiểu biết, bằng cái này hay cái kia. Và cái
vỏ đó gây nhiều huyên náo, và huyên náo đó chúng ta đang
gọi là đang sống; và với việc đó chúng ta được thỏa
mãn. Khi có một gián đoạn, một phá vỡ điều đó, vậy
thì có đau khổ, bởi vì lúc đó bỗng nhiên bạn khám phá
chính bạn chính xác như bạn là – một cái vỏ trống không,
chẳng có ý nghĩa bao nhiêu. Tỉnh thức được toàn nội dung
của sự liên hệ là hành động, và từ hành động đó có
thể có sự liên hệ thực sự, có thể khám phá chiều sâu
vô hạn của nó, ý nghĩa vô cùng của nó và biết được
tình yêu là gì.
16-
VỀ TIN TƯỞNG THƯỢNG ĐẾ
Câu hỏi: Tin tưởng Thượng đế là một động cơ mãnh liệt để hướng đến sống tốt lành hơn. Tại sao ông phủ nhận Thượng đế? Tại sao ông không cố gắng làm sống lại lòng trung thành của con người trong ý tưởng về Thượng đế?
Krishnamurti: Chúng ta hãy tìm hiểu vấn đề một cách rộng rãi và thông minh. Tôi không đang phủ nhận Thượng đế – thật ngớ ngẩn khi làm như vậy. Chỉ những người không thấy sự thật mới buông thả trong những từ ngữ vô nghĩa. Con người mà nói anh ấy biết, không biết gì cả; con người mà đang trải nghiệm sự thật từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc không có phương tiện để chuyển tải sự thật đó.
Niềm tin là một phủ nhận sự thật, niềm tin cản trở sự thật; tin tưởng Thượng đế không là tìm được Thượng đế. Người tin tưởng hay người không-tin tưởng không tìm được Thượng đế; bởi vì sự thật là cái không biết được, và niềm tin hay không-niềm tin của bạn trong cái không biết được chỉ là một tự-chiếu rọi và vì vậy không thực sự. Tôi biết bạn tin tưởng và tôi biết nó chẳng có ý nghĩa bao nhiêu trong sống của bạn. Có nhiều người tin tưởng; hàng triệu người tin tưởng Thượng đế và được an ủi trong đó. Trước hết, tại sao bạn tin tưởng? Bạn tin tưởng vì nó cho bạn sự thỏa mãn, an ủi, hy vọng, và bạn nói nó trao tặng bạn ý nghĩa cho sống. Thật ra, niềm tin của bạn chẳng có ý nghĩa bao nhiêu, bởi vì bạn tin tưởng và trục lợi, bạn tin tưởng và giết chóc, bạn tin tưởng một Thượng đế toàn cầu và lại tàn sát lẫn nhau. Người giàu có cũng tin tưởng Thượng đế; anh ấy trục lợi một cách tàn nhẫn, tích lũy tiền bạc và sau đó dựng lên một ngôi đền hay trở thành một người đầy từ tâm.
Những người đã thả bom nguyên tử ở Hiroshima đã nói rằng Thượng đế theo cùng họ; những người đã bay từ nước Anh để hủy diệt nước Đức đã nói rằng Thượng đế là người cùng lái máy bay với họ. Những người độc tài, những vị thủ tướng, những vị tướng lãnh, những vị tổng thống, tất cả đều nói về Thượng đế, họ có sự trung thành mãnh liệt nơi Thượng đế. Họ đang phục vụ, đang tạo nên một sống tốt lành hơn cho con người? Những người mà nói rằng họ tin tưởng Thượng đế đã hủy diệt một nửa thế giới và thế giới ở trong sự đau khổ hoàn toàn. Qua sự không-khoan dung của tôn giáo, có những phân chia của những con người như những người tin tưởng và những người không-tin tưởng, dẫn đến những chiến tranh tôn giáo. Nó thể hiện bạn là một người có đầu óc chính trị lạ lùng làm sao.
Tin tưởng Thượng đế là ‘một động cơ mãnh liệt để hướng đến sống tốt lành hơn’? Tại sao bạn cần có một động cơ dẫn đến một sống tốt lành hơn? Chắc chắn, động cơ của bạn phải là ham muốn riêng của bạn để sống trong sáng và đơn giản, đúng chứ? Nếu bạn nhờ vào một động cơ, bạn không hứng thú tạo ra sống tốt lành, bạn chỉ quan tâm động cơ của bạn, mà khác biệt với động cơ của tôi – và chúng ta sẽ cãi cọ vì động cơ đó. Nếu cùng nhau chúng ta sống hạnh phúc không phải bởi vì chúng ta tin tưởng Thượng đế nhưng bởi vì chúng ta là những con người, vậy thì chúng ta sẽ chia sẻ toàn bộ những phương tiện của sản suất với mục đích để tạo ra những sự vật cho tất cả mọi người. Bởi vì không-thông minh, chúng ta chấp nhận những ý tưởng của một siêu-thông minh mà chúng ta gọi là ‘Thượng đế’; nhưng ‘Thượng đế’ này, siêu-thông minh này, sẽ không cho chúng ta một sống tốt lành hơn. Điều gì dẫn đến một sống tốt lành hơn là thông minh; và không thể có thông minh nếu có niềm tin, nếu có những phân chia giai cấp, nếu những phương tiện sản xuất nằm trong bàn tay của một số ít người, nếu có những quốc tịch tách rời và những chính phủ cầm quyền. Tất cả điều này thể hiện không-thông minh và chính là không-thông minh đang ngăn cản sống tốt lành hơn, không phải không-tin tưởng trong Thượng đế.
Tất cả các bạn đều tin tưởng trong nhiều cách khác nhau, nhưng sự tin tưởng của các bạn không là thực sự. Sự thật là điều gì bạn là, điều gì bạn làm, điều gì bạn suy nghĩ, và niềm tin của bạn trong Thượng đế chỉ là một tẩu thoát khỏi sống đơn điệu, xuẩn ngốc và hung hăng của bạn. Vả lại, niềm tin luôn luôn phân chia con người: có người Ấn độ giáo, người Phật giáo, người Thiên chúa giáo, người cộng sản, người xã hội, người tư bản và vân vân. Niềm tin, ý tưởng, những phân chia; nó không bao giờ mang con người lại cùng nhau. Bạn có lẽ mang một ít người cùng nhau trong một nhóm và nhóm đó phản kháng một nhóm khác. Những ý tưởng, những niềm tin không bao giờ hợp nhất; trái lại, chúng tách rời, không-hòa hợp và hủy diệt. Vì vậy niềm tin của bạn trong Thượng đế thật ra đang lan tràn sự đau khổ trong thế giới; mặc dù nó có lẽ mang lại cho bạn vài giây phút thanh thản, trong thực tế nó đã gây ra cho bạn nhiều đau khổ hơn và hủy hoại hơn trong hình thức của những chiến tranh, đói kém, phân chia giai cấp và hành động tàn ác của những cá thể tách rời. Vì vậy niềm tin của bạn không có giá trị gì cả. Nếu bạn thực sự tin tưởng Thượng đế, nếu nó là một trải nghiệm thực sự cho bạn, vậy thì khuôn mặt của bạn sẽ có một nụ cười; bạn sẽ không hủy diệt những con người.
Bây giờ, sự thật là gì, Thượng đế là gì? Thượng đế không là từ ngữ, từ ngữ không là sự việc. Muốn biết cái không đo lường được, không thuộc thời gian, cái trí phải được tự do khỏi thời gian, mà có nghĩa cái trí phải được tự do khỏi tất cả tư tưởng, khỏi tất cả những ý tưởng về Thượng đế. Bạn biết gì về Thượng đế hay sự thật? Thật ra, bạn không biết bất kỳ điều gì về sự thật đó. Tất cả mọi điều bạn biết là những từ ngữ, những trải nghiệm của những người khác hay vài khoảnh khắc nào đó của những trải nghiệm khá mơ hồ của riêng bạn. Chắc chắn đó không là Thượng đế, đó không là sự thật, đó không vượt khỏi lãnh vực của thời gian. Muốn biết cái vượt khỏi thời gian, qui trình của thời gian phải được hiểu rõ, thời gian là tư tưởng, qui trình của trở thành, sự tích lũy của hiểu biết. Đó là toàn nền tảng của cái trí; chính cái trí là nền tảng, cả tầng ý thức bên ngoài lẫn tầng ý thức bên trong, cả ý thức tập thể lẫn ý thức cá thể. Vì vậy cái trí phải được tự do khỏi cái đã được biết, mà có nghĩa rằng cái trí phải hoàn toàn yên lặng, không phải làm cho yên lặng. Cái trí đạt được yên lặng như một kết quả, như một kết quả của hành động được khẳng định, của luyện tập, của kỷ luật, không là một cái trí yên lặng. Cái trí bị ép buộc, bị kiểm soát, bị định hình, bị đặt vào cái khung và bị thúc giục yên lặng, không là cái trí yên lặng. Yên lặng hiện diện chỉ khi nào bạn hiểu rõ toàn qui trình của tư tưởng, bởi vì hiểu rõ qui trình là kết thúc nó và kết thúc qui trình của tư tưởng là khởi đầu của yên lặng.
Chỉ khi nào cái trí yên lặng hoàn toàn không chỉ tại tầng bên ngoài nhưng cơ bản, xuyên thấu, cả tầng bên ngoài lẫn những tầng sâu thẳm hơn của ý thức – chỉ lúc đó cái không biết được mới hiện diện. Cái không biết được không là cái gì đó để được trải nghiệm bởi cái trí, yên lặng, một mình nó, có thể được trải nghiệm, không có gì cả ngoại trừ yên lặng. Nếu cái trí trải nghiệm bất kỳ điều gì khác với yên lặng, nó chỉ đang chiếu rọi những ham muốn riêng của nó và một cái trí như thế không yên lặng, chừng nào cái trí còn không yên lặng, chừng nào tư tưởng trong bất kỳ hình thức nào, có ý thức hay không-ý thức, còn đang chuyển động, không thể có yên lặng. Yên lặng là sự tự do khỏi quá khứ, khỏi hiểu biết, khỏi cả ký ức bên ngoài lẫn ký ức bên trong; khi cái trí hoàn toàn yên lặng, không đang vận dụng, khi có yên lặng mà không là một sản phẩm của sự nỗ lực, chỉ lúc đó cái không-thời gian, cái vĩnh hằng hiện diện. Trạng thái đó không là một trạng thái của ghi nhớ – không có thực thể mà ghi nhớ, mà trải nghiệm.
Vì
vậy Thượng đế hay sự thật hay điều gì bạn muốn là
sự việc mà hiện diện từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc,
và nó xảy ra chỉ trong một trạng thái tự do và tự phát,
không phải khi cái trí bị kỷ luật theo một khuôn mẫu. Thượng
đế không là một sự việc của cái trí, nó không đến qua
tự-chiếu rọi, nó hiện diện chỉ khi nào có đạo đức,
mà là tự do. Đạo đức là đang đối diện với sự kiện
của cái gì là và đang đối diện với sự kiện là một
trạng thái của hạnh phúc. Chỉ khi nào cái trí được hạnh
phúc, yên lặng, không có bất kỳ chuyển động của riêng
nó, không có sự chiếu rọi của tư tưởng, có ý thức hay
không-ý thức – chỉ lúc đó vĩnh hằng mới hiện diện.
17- VỀ KÝ ỨC
Câu hỏi: Ông nói rằng, ký ức, là trải nghiệm không trọn vẹn. Tôi có một ký ức và một ấn tượng rõ ràng về những buổi nói chuyện trước đây của ông. Trong ý nghĩa gì nó là một hành động không trọn vẹn? Làm ơn giải thích tường tận ý tưởng này.
Krishnamurti: Chúng ta có ý gì qua từ ngữ ký ức? Bạn đi học và đầy những sự kiện, hiểu biết thuộc kỹ thuật. Nếu bạn là một kỹ sư, bạn sử dụng ký ức của hiểu biết kỹ thuật để xây dựng một cây cầu. Đó là ký ức thực tế. Cũng có ký ức thuộc tâm lý. Bạn đã nói điều gì đó cho tôi, dễ chịu hay khó chịu, và tôi lưu giữ nó; lần tới khi tôi gặp bạn, tôi gặp bạn bằng ký ức đó, ký ức về điều gì bạn đã nói hay đã không nói. Có hai khía cạnh đối với ký ức, khía cạnh tâm lý và khía cạnh thực tế. Chúng luôn luôn có liên hệ với nhau, vì vậy không rõ rệt. Chúng ta biết ký ức thực tế là cần thiết như một phương tiện để kiếm sống, nhưng ký ức tâm lý có cần thiết hay không? Nhân tố giữ lại ký ức tâm lý là gì? Thuộc tâm lý điều gì làm cho người ta nhớ lại sự sỉ nhục lẫn ngợi khen? Tại sao người ta giữ lại những ký ức nào đó và loại bỏ những ký ức khác? Rõ ràng người ta giữ lại những ký ức gây vui thú và lẩn tránh những ký ức gây bực bội. Nếu bạn quan sát, bạn sẽ thấy rằng những ký ức đau khổ bị gạt đi mau lẹ hơn những ký ức vui thú. Cái trí là ký ức, ở bất kỳ mức độ nào, ở bất kỳ cái tên nào bạn gọi nó; cái trí là sản phẩm của quá khứ, nó được thành lập dựa vào quá khứ, mà là ký ức, một trạng thái bị quy định. Bây giờ bằng ký ức đó chúng ta gặp gỡ sống, chúng ta gặp gỡ một thách thức mới. Thách thức luôn luôn mới mẻ và phản ứng của chúng ta luôn luôn cũ kỹ, bởi vì nó là kết quả của quá khứ. Vì vậy trải nghiệm không-ký ức là một trạng thái và trải nghiệm có-ký ức là một trạng thái khác. Đó là có một thách thức mà luôn luôn mới mẻ. Tôi gặp gỡ nó bằng một phản ứng, bằng tình trạng bị quy định của cái cũ kỹ. Vì vậy điều gì xảy ra? Tôi thẩm thấu cái mới mẻ, tôi không hiểu rõ nó; và trải nghiệm cái mới mẻ bị quy định bởi quá khứ. Vì vậy có một hiểu rõ từng phần về cái mới mẻ, không bao giờ có hiểu rõ trọn vẹn. Chỉ khi nào có hiểu rõ trọn vẹn về bất kỳ sự việc gì, nó mới không để lại dấu vết nào của ký ức.
Khi
có một thách thức, mà luôn luôn mới mẻ, bạn gặp gỡ nó
bằng phản ứng của cái cũ kỹ. Phản ứng cũ kỹ quy định
cái mới mẻ và vì vậy biến dạng nó, cho nó một thành kiến vì vậy không có hiểu rõ trọn vẹn về cái mới mẻ,
đến độ cái mới mẻ bị thẩm thấu vào cái cũ kỹ và
tùy theo đó củng cố cái cũ kỹ. Điều này dường như trừu
tượng nhưng nó không khó khăn nếu bạn tìm hiểu nó kỹ
lưỡng và cẩn thận. Vào lúc này tình huống trong thế giới
cần đến một tiếp cận mới mẻ, một cách giải quyết
mới mẻ vấn đề thế giới, mà luôn luôn mới mẻ. Chúng
ta không thể tiếp cận nó mới mẻ lại bởi vì chúng ta tiếp
cận nó bằng những cái trí bị quy định của chúng ta, bởi
những thành kiến thuộc quốc gia, địa phương, gia đình và
tôn giáo. Những trải nghiệm có trước của chúng ta đang
hành động như một cản trở đến hiểu rõ về thách thức
mới mẻ, vì vậy chúng ta tiếp tục vun quén và củng cố
ký ức và vì vậy chúng ta không bao giờ hiểu rõ cái mới
mẻ, chúng ta không bao giờ gặp gỡ thách thức một cách nguyện
vẹn, trọn vẹn. Chỉ khi nào người ta có thể gặp gỡ thách
thức mới mẻ lại, trong sáng lại, mà không có quá khứ,
chỉ khi đó nó mới sinh ra hoa trái của nó, sự phong phú của
nó.
Người
hỏi nói rằng, ‘Tôi có một ký ức và một ấn tượng rõ
ràng về những nói chuyện trước đây của ông. Trong ý nghĩ
nào nó là một trải nghiệm không-trọn vẹn?’ Chắc chắn,
nó là một trải nghiệm không-trọn vẹn nếu nó chỉ là một
ấn tượng, một ký ức. Nếu bạn hiểu rõ điều gì đã
được nói, thấy được sự thật của nó, sự thật đó
không là một ký ức. Sự thật không là một ký ức, bởi
vì sự thật luôn luôn mới mẻ, luôn luôn đang tự-thay đổi
chính nó. Bạn có một ký ức về nói chuyện lần trước.
Tại sao? Bởi vì bạn đang sử dụng nói chuyện lần trước
như một hướng dẫn, bạn không hiểu rõ nó trọn vẹn. Bạn
muốn thâm nhập vào nó, và có-ý thức hay không-ý thức nó
đang được duy trì. Nếu bạn hiểu rõ trọn vẹn cái gì đó,
đó là thấy sự thật của cái gì đó một cách ‘tổng thể’,
bạn sẽ phát giác không có ký ức nào cả. Giáo dục của
chúng ta là sự vun quén của ký ức, sự củng cố của ký
ức. Những thực hành và nghi lễ tôn giáo của bạn, đọc
sách và hiểu biết của bạn, tất cả đều là sự củng
cố của ký ức. Chúng ta có ý gì qua việc đó? Tại sao chúng
ta bám vào ký ức? Tôi không biết liệu bạn đã nhận thấy
điều đó, khi người ta lớn lên, người ta quay trở lại
với quá khứ, vào những hân hoan của nó, vào những đau khổ
của nó, vào những vui thú của nó; nếu người ta còn trẻ
người ta hướng về tương lai. Tại sao chúng ta đang làm điều
này? Tại sao ký ức đã trở thành quá quan trọng? Vì lý do
rõ ràng và đơn giản rằng chúng ta không biết làm thế nào
để sống trọn vẹn, tổng thể trong hiện tại. Chúng ta đang
sử dụng hiện tại như một phương tiện dẫn đến tương
lai và vì vậy hiện tại không còn ý nghĩa. Chúng ta không
thể sống trong hiện tại bởi vì chúng ta đang sử dụng hiện
tại như một con đường dẫn đến tương lai. Bởi vì tôi
sẽ trở thành cái gì đó, không bao giờ có một hiểu rõ
trọn vẹn về chính tôi, và hiểu rõ về chính tôi, điều
gì tôi chính xác là ngay lúc này, không cần đến sự vun quén
của ký ức. Trái lại, ký ức là một cản trở cho hiểu
rõ về cái gì là. Tôi không biết bạn đã nhận ra rằng một
tư tưởng mới mẻ, một cảm thấy mới mẻ, chỉ hiện diện
khi cái trí không bị trói buộc trong mạng lưới của ký ức.
Khi có một khoảng ngừng giữa hai suy nghĩ, giữa hai ký
ức, khi khoảng ngừng đó có thể được duy trì, vậy thì
từ khoảng ngừng đó một trạng thái mới mẻ hiện diện
mà không còn là ký ức nữa. Chúng ta có những ký ức và
chúng ta vun quén ký ức như những phương tiện của sự tiếp
tục. ‘Cái tôi’ và ‘cái của tôi’ trở nên rất
quan trọng chừng nào sự vun quén của ký ức còn tồn tại,
và bởi vì hầu hết chúng ta được tạo thành của ‘cái
tôi’ và của ‘cái của tôi’, ký ức đóng một vai trò
rất quan trọng trong sống của chúng ta. Nếu bạn không có
ký ức, tài sản của bạn, gia đình của bạn, những ý tưởng
của bạn, sẽ không còn quan trọng như thế nữa; vì vậy
để củng cố sức mạnh cho ‘cái tôi’ và ‘cái của tôi’,
bạn vun quén ký ức. Nếu bạn quan sát, bạn sẽ thấy rằng
có một khoảng ngừng giữa hai suy nghĩ, giữa hai cảm giác.
Trong khoảng ngừng đó, mà không là sản phẩm của ký ức,
có một tự do lạ thường khỏi ‘cái tôi’ và ‘cái của
tôi’ và khoảng ngừng đó là không-thời gian.
Chúng ta hãy nhìn vấn đề một cách khác. Chắc chắn, ký ức là thời gian, đúng chứ? Ký ức tạo ra ngày hôm qua, ngày hôm nay và ngày mai. Ký ức của ngày hôm qua quy định ngày hôm nay và vì vậy định hình ngày mai. Đó là quá khứ qua hiện tại tạo ra tương lai. Có một qui trình thời gian đang xảy ra, mà là ý muốn để trở thành. Ký ức là thời gian, và qua thời gian chúng ta muốn đạt được một kết quả. Hôm nay tôi là người thư ký và, nếu cho tôi thời gian và cơ hội, tôi sẽ trở thành người giám đốc hay ông chủ. Vì vậy tôi phải có thời gian, và với tinh thần như vậy chúng ta nói rằng, ‘Tôi sẽ đạt được sự thật, tôi sẽ tiếp cận được Thượng đế’. Vì vậy tôi phải có thời gian để nhận ra, mà có nghĩa tôi phải vun quén ký ức, củng cố ký ức qua luyện tập, qua sự kỷ luật để là cái gì đó, để thành tựu, để kiếm được, mà có nghĩa tiếp tục trong thời gian. Qua thời gian chúng ta hy vọng thành tựu cái không-thời gian, qua thời gian chúng ta hy vọng kiếm được cái vĩnh hằng. Bạn có thể làm được việc đó hay sao? Bạn có thể nắm bắt được cái vĩnh hằng trong mạng lưới thời gian, qua ký ức, mà thuộc thời gian hay sao? Cái không-thời gian chỉ có thể hiện diện khi ký ức, mà là ‘cái tôi’ và ‘cái của tôi’, kết thúc. Nếu bạn thấy sự thật của điều đó – rằng qua thời gian cái không-thời gian không thể được hiểu rõ hay được thâu nhận – vậy thì chúng ta có thể tìm hiểu vấn đề của ký ức. Ký ức của những sự kiện kỹ thuật là cần thiết; nhưng ký ức thuộc tâm lý mà duy trì cái ngã, ‘cái tôi’ và ‘cái của tôi’, mà cho sự nhận dạng và tự-tiếp tục, hoàn toàn gây hủy hoại cho sống và cho sự thật. Khi người ta thấy sự thật của điều đó, điều giả dối rơi rụng ngay; vì vậy không còn lưu trữ lại thuộc tâm lý của trải nghiệm ngày hôm qua.
Bạn thấy cảnh hoàng hôn diễm ảo, một cái cây dễ thương trong cánh đồng khi lần đầu tiên bạn bắt gặp nó, bạn tận hưởng nó trọn vẹn, tổng thể; nhưng bạn quay lại nó với ham muốn tận hưởng nó lần nữa. Điều gì xảy ra khi bạn quay lại nó với ham muốn tận hưởng nó? Không còn tận hưởng, bởi vì chính là ký ức của cảnh hoàng hôn ngày hôm qua mà bây giờ bạn đang hồi tưởng, ký ức đang xô đẩy, đang thúc giục bạn để tận hưởng. Ngày hôm qua không có ký ức, chỉ có một tận hưởng tự phát, một đáp trả trực tiếp; ngày hôm nay bạn ham muốn nắm bắt lại trải nghiệm của ngày hôm qua. Đó là, ký ức đang ngăn cản giữa, bạn và hoàng hôn, vì vậy không có tận hưởng, không có sự phong phú, sự trọn vẹn của vẻ đẹp. Lại nữa, bạn có một người bạn, mà nói điều gì đó với bạn ngày hôm qua, một lời sỉ nhục hay ngợi khen và bạn lưu trữ ký ức đó; cùng ký ức đó ngày hôm nay bạn gặp lại người bạn của bạn. Bạn thực sự không gặp gỡ người bạn của bạn – bạn mang cùng với bạn ký ức của ngày hôm qua, mà ngăn cản. Vì vậy chúng ta tiếp tục, vây quanh chính chúng ta và những hành động của chúng ta bằng ký ức, và vì vậy không có trạng thái mới mẻ, không có trạng thái trong sáng. Đó là lý do tại sao ký ức làm cho sống đờ đẫn, chán ngán và trống rỗng. Chúng ta sống trong thù địch lẫn nhau bởi vì ‘cái tôi’ và ‘cái của tôi’ được củng cố qua ký ức. Ký ức đi vào sống qua hành động trong hiện tại; chúng ta cho sống đi vào ký ức qua hiện tại nhưng khi chúng ta không cho sống đi vào ký ức, nó tan biến đi. Ký ức về những sự kiện, về những sự việc thuộc kỹ thuật, là một cần thiết rõ ràng, nhưng ký ức như một lưu trữ thuộc tâm lý gây hư hại cho hiểu rõ về sống, sự hiệp thông lẫn nhau.
18- CHỊU THUA ‘CÁI GÌ LÀ’
Câu hỏi: Điều gì là sự khác biệt giữa cho phép ý muốn của Thượng đế chi phối và ý tưởng ông đang nói về sự chấp nhận cái gì là?
Krishnamurti: Chắc chắn có một khác biệt vô cùng, phải không? Cho phép ý muốn của Thượng đế chi phối hàm ý rằng bạn biết ý muốn của Thượng đế rồi. Bạn không đang chấp nhận điều gì đó mà bạn không biết. Nếu bạn biết sự thật, bạn không thể chấp nhận nó; bạn không còn ‘hiện diện’; không có sự chấp nhận đến một ý muốn cao hơn. Nếu bạn đang chấp nhận một ý muốn cao hơn, vậy thì ý muốn cao hơn đó là sự chiếu rọi của chính bạn; bởi vì sự thật không thể biết được qua cái đã được biết. Nó hiện diện chỉ khi nào cái đã được biết không còn hiện diện. Cái đã được biết là một tạo tác của cái trí, bởi vì tư tưởng là kết quả của cái đã được biết, của quá khứ, và tư tưởng chỉ có thể tạo ra cái gì nó biết; vì vậy cái gì nó biết không là cái vĩnh hằng. Đó là lý do tại sao khi bạn chấp nhận ý muốn của Thượng đế, bạn đang chấp nhận những chiếu rọi riêng của bạn; nó có lẽ gây thỏa mãn, gây thanh thản nhưng nó không là sự thật.
Muốn hiểu rõ cái gì là cần một tiến hành khác hẳn – có lẽ từ ngữ ‘tiến hành’ không đúng nhưng điều gì tôi có ý nói là như thế này: muốn hiểu rõ cái gì là còn khó khăn hơn nhiều, nó cần thông minh nhiều, tỉnh thức nhiều, hơn là chỉ chấp nhận hay giao phó bạn cho một ý tưởng. Hiểu rõ cái gì là không cần nỗ lực; nỗ lực là một xao nhãng. Muốn hiểu rõ cái gì đó, muốn hiểu rõ cái gì là bạn không thể bị xao nhãng, đúng chứ? Nếu tôi muốn hiểu rõ bạn đang nói gì tôi không thể lắng nghe nhạc, tiếng ồn của những người bên ngoài, tôi phải trao toàn chú ý của tôi vào nó. Vẫn vậy tỉnh thức được cái gì là là một khó khăn và một gian lao cực kỳ, bởi vì chính suy nghĩ của chúng ta trở thành một xao nhãng. Chúng ta không muốn hiểu rõ cái gì là. Chúng ta quan sát cái gì là qua lăng kính của thành kiến, của chỉ trích hay của nhận dạng, và rất gian lao để tháo bỏ cặp kính này và nhìn ngắm cái gì là. Chắc chắn cái gì là là một sự kiện, là sự thật, và tất cả cái khác là một tẩu thoát, không là sự thật. Muốn hiểu rõ cái gì là, xung đột của phân hai phải kết thúc, bởi vì phản ứng tiêu cực của trở thành cái gì đó khác hơn cái gì là là khước từ hiểu rõ cái gì là. Nếu tôi muốn hiểu rõ sự hung hăng tôi không được đi vào cái đối nghịch, tôi phải không bị xao nhãng bởi nỗ lực của trở thành hay thậm chí bởi nỗ lực của cố gắng hiểu rõ cái gì là. Nếu tôi hung hăng, điều gì xảy ra? Nếu tôi không đặt tên cho sự hung hăng, nó kết thúc; mà có nghĩa rằng trong chính vấn đề là đáp án và không phải rời khỏi.
Nó không là vấn đề của chấp nhận cái gì là; bạn không chấp nhận cái gì là, bạn không chấp nhận rằng bạn da nâu hay da trắng, bởi vì nó là một sự kiện; chỉ khi nào bạn đang cố gắng trở thành cái gì khác, bạn phải chấp nhận. Khoảnh khắc bạn chấp nhận một sự kiện, nó không còn có bất kỳ ý nghĩa nào; nhưng một cái trí được đào tạo để suy nghĩ về quá khứ hay về tương lai, được đào tạo để chạy trốn khỏi vô số phương hướng khác biệt, một cái trí như thế không thể hiểu rõ cái gì là. Nếu không có hiểu rõ cái gì là bạn không thể tìm ra sự thật, và nếu không có hiểu rõ đó sống không còn ý nghĩa, sống là một chiến đấu liên tục trong đó đau khổ và phiền muộn tiếp tục. Sự thật chỉ có thể được hiểu rõ bằng cách hiểu rõ cái gì là. Nó không thể được hiểu rõ nếu có bất kỳ phê bình hay nhận dạng nào. Cái trí mà luôn luôn đang phê bình hay đang nhận dạng không thể hiểu rõ; nó chỉ có thể hiểu rõ những vấn đề mà nó bị trói buộc trong đó. Hiểu rõ cái gì là, tỉnh thức được cái gì là, phơi bày những chiều sâu lạ thường, mà trong đó là sự thật, hạnh phúc và hân hoan.
19- VỀ CẦU NGUYỆN VÀ THIỀN ĐỊNH
Câu hỏi: Sự ao ước được bày tỏ trong cầu nguyện không là một con đường dẫn đến Thượng đế hay sao?
Krishnamurti: Trước hết, chúng ta sẽ tìm hiểu những vấn đề được chứa đựng trong câu hỏi này. Trong nó có hàm ý lời cầu nguyện, tập trung là thiền định. Bây giờ bạn có ý gì qua từ ngữ cầu nguyện? Trước hết trong cầu nguyện có sự thỉnh cầu, sự khẩn khoản đến điều gì bạn gọi là Thượng đế, sự thật. Bạn, như một cá thể, đang đòi hỏi, đang thỉnh cầu, đang nài nỉ, đang tìm kiếm sự hướng dẫn từ cái gì đó mà bạn gọi là Thượng đế; bởi vì tiếp cận của bạn là một tiếp cận của tìm kiếm một phần thưởng, tìm kiếm một thỏa mãn. Bạn đang gặp phiền muộn, thuộc quốc gia hay cá thể, và bạn cầu nguyện để có được sự hướng dẫn; hay bạn bị hoang mang và bạn nài nỉ sự rõ ràng, bạn tìm kiếm trợ giúp đến điều gì bạn gọi là Thượng đế. Trong việc này được hàm ý rằng Thượng đế, dù Thượng đế có lẽ là gì chăng nữa – chúng ta không bàn luận điều đó trong lúc này – sắp sửa khai quang sự hoang mang mà bạn và tôi đã tạo tác. Rốt cuộc, chính là chúng ta đã tạo ra sự hoang mang, sự đau khổ, sự hỗn loạn, sự chuyên chế kinh hoàng, không có tình yêu, và chúng ta muốn cái gì chúng ta gọi là Thượng đế khai quang nó. Nói cách khác, chúng ta muốn sự hoang mang của chúng ta, sự đau khổ của chúng ta, sự phiền muộn của chúng ta, sự xung đột của chúng ta, được khai quang bởi một ai đó, chúng ta thỉnh cầu một người khác mang đến ánh sáng và hạnh phúc cho chính chúng ta.
Bây giờ khi bạn cầu nguyện, khi bạn nài nỉ, thỉnh cầu cái gì đó, thông thường nó hiện diện. Khi bạn xin, bạn nhận; nhưng điều gì bạn nhận được không tạo ra trật tự, bởi vì điều gì bạn nhận được không mang lại sự rõ ràng, hiểu rõ. Nó chỉ gây hài lòng, trao tặng sự thỏa mãn nhưng không tạo ra hiểu rõ, bởi vì, khi bạn đòi hỏi, bạn nhận được điều mà bạn tự-chiếu rọi. Làm thế nào, sự thật, Thượng đế, có thể đáp lại đòi hỏi riêng biệt của bạn? Làm thế nào cái vô hạn, cái không lời, có thể liên quan đến những lo âu, những đau khổ, những hoang mang nhỏ nhoi tầm thường của chúng ta, mà chính chúng ta đã tạo ra? Vì vậy cái gì trả lời? Chắc chắn, cái vô hạn không thể trả lời cái có hạn, cái nhỏ nhoi, cái tầm thường. Nhưng cái gì trả lời? Tại khoảnh khắc khi chúng ta cầu nguyện chúng ta tương đối yên lặng, trong một trạng thái của thâu nhận; lúc đó tầng ý thức bên trong riêng của chúng ta mang lại một rõ ràng tích tắc. Bạn muốn cái gì đó, bạn đang mong ước nó, và trong khoảnh khắc của mong ước, của nài nỉ khẩn thiết, bạn hơi hơi thâu nhận, cái trí tầng ý thức bên ngoài náo động của bạn tương đối yên lặng, vì vậy cái trí tầng ý thức bên trong tự-chiếu rọi chính nó vào cái đó và bạn có một câu trả lời. Chắc chắn nó không là câu trả lời từ sự thật, từ cái không đo lường được – nó là phản ứng của ý thức bên trong riêng của bạn. Vì vậy chúng ta hãy đừng bị lẫn lộn và nghĩ rằng khi lời cầu nguyện của bạn được đáp lại bạn đang trong liên hệ cùng sự thật. Sự thật phải đến với bạn; bạn không thể đến với nó.
Trong vấn đề cầu nguyện này có một nhân tố khác được bao hàm: phản ứng của cái đó mà chúng ta gọi là tiếng nói bên trong. Như tôi đã nói, khi cái trí đang van xin, đang khẩn khoản, nó tương đối yên lặng; khi bạn nghe tiếng nói bên trong, nó là tiếng nói riêng của bạn đang tự-chiếu rọi chính nó vào cái trí tương đối yên lặng đó. Lại nữa, làm thế nào nó có thể là tiếng nói của sự thật? Một cái trí bị hoang mang, dốt nát, khao khát, đòi hỏi, van xin, làm thế nào nó có thể hiểu rõ sự thật? Cái trí có thể thâu nhận sự thật chỉ khi nào nó tuyệt đối yên lặng, không đang đòi hỏi, không đang khao khát, không đang ao ước, không đang xin xỏ, dù cho chính bạn, cho quốc gia hay cho một người nào khác. Khi cái trí tuyệt đối yên lặng, khi ham muốn không còn, chỉ đến lúc đó sự thật hiện diện. Một người đang đòi hỏi, đang thỉnh cầu, đang xin xỏ, đang ao ước tìm kiếm phương hướng sẽ tìm được điều gì anh ấy tìm kiếm nhưng nó sẽ không là sự thật. Điều gì anh ấy nhận được sẽ là sự phản ứng của những tầng ý thức bên trong của cái trí riêng của anh ấy mà tự-chiếu rọi chính chúng ra tầng ý thức bên ngoài; tiếng nói nhỏ nhoi, yên lặng mà hướng dẫn anh ấy đó không là sự thật nhưng chỉ là sự phản ứng của tầng ý thức bên trong.
Trong vấn đề cầu nguyện này cũng có vấn đề của tập trung. Với hầu hết chúng ta, tập trung là một qui trình của loại trừ. Tập trung được tạo ra qua nỗ lực, ép buộc, hướng dẫn, bắt chước, và vì vậy tập trung là một qui trình của loại trừ. Tôi quan tâm đến điều tạm gọi là thiền định nhưng tư tưởng của tôi bị xao nhãng, thế là tôi cố định cái trí của tôi vào một bức tranh, một hình ảnh, hay một ý tưởng và loại trừ tất cả những suy nghĩ khác. Qui trình tập trung này, mà là loại trừ, được coi như một phương tiện của thiền định. Đó là điều gì bạn thực hiện, phải không? Khi bạn ngồi xuống để tham thiền, bạn cố định cái trí của bạn vào một từ ngữ, vào một hình ảnh, hay vào một bức tranh nhưng cái trí lại lang thang khắp mọi nơi. Có sự ngắt ngang liên tục của những ý tưởng khác, những suy nghĩ khác, những cảm giác khác và bạn cố gắng đẩy chúng ra xa; bạn lãng phí thời gian của bạn đấu tranh với những suy nghĩ của bạn. Qui trình này bạn gọi là thiền định. Đó là bạn đang cố gắng tập trung vào cái gì đó mà bạn không hứng thú và những suy nghĩ của bạn cứ đang dồn dập, đang gia tăng, đang phá ngang, vì vậy bạn lãng phí năng lượng của bạn trong loại trừ, trong chặn đứng, đẩy ra xa; nếu bạn có thể tập trung vào tư tưởng đã được chọn lựa của bạn, vào một mục tiêu đặc biệt, cuối cùng bạn nghĩ bạn đã thành công trong thiền định. Chắc chắn đó không là thiền định, đúng chứ? Thiền định không là một qui trình loại trừ – loại trừ trong ý nghĩa chặn đứng, dựng lên sự kháng cự chống lại những ý tưởng đang len lỏi vào. Cầu nguyện không là thiền định, và tập trung như loại trừ không là thiền định.
Thiền định là gì? Tập trung không là thiền định, bởi vì nơi nào có hứng thú, muốn tập trung vào cái gì đó là việc tương đối dễ dàng. Một vị tướng đang lên kế hoạch cho chiến tranh, tàn sát, rất tập trung. Một người kinh doanh đang kiếm tiền rất tập trung – thậm chí anh ấy có lẽ còn tàn nhẫn, gạt đi mọi cảm giác khác và tập trung hoàn toàn vào điều gì anh ấy muốn. Một con người hứng thú bất kỳ điều gì có sự tập trung, một cách tự nhiên, tự nguyện. Sự tập trung như thế không là thiền định, nó chỉ là sự loại trừ.
Vì vậy thiền định là gì? Chắc chắn thiền định là hiểu rõ – thiền định cốt lõi là hiểu rõ. Làm thế nào có thể có được hiểu rõ nếu có sự loại trừ? Làm thế nào có thể có hiểu rõ khi có nài nỉ, van xin? Trong hiểu rõ có an lành, có tự do; điều mà bạn hiểu rõ, từ điều đó bạn được giải thoát. Chỉ tập trung hay cầu nguyên không mang lại hiểu rõ. Hiểu rõ là chính nền tảng, sự tiến hành cơ bản của thiền định. Bạn không phải chấp nhận từ ngữ của tôi vì nó, nhưng nếu bạn tìm hiểu sự cầu nguyện của bạn và sự tập trung một cách rất tỉ mỉ, sâu sắc, bạn sẽ phát hiện rằng hai điều này không dẫn đến hiểu rõ. Chúng chỉ dẫn đến cố chấp, đến một cố định, đến ảo tưởng. Trái lại thiền định, trong đó có hiểu rõ, mang lại tự do, rõ ràng và sự hoà hợp.
Vậy thì, chúng ta có ý gì qua từ ngữ hiểu rõ? Hiểu rõ có ý rằng cho một ý nghĩa đúng đắn, giá trị đúng đắn, đến tất cả mọi sự việc. Dốt nát là cho những giá trị sai lầm; chính bản chất của sự dốt nát là không-hiểu rõ được những giá trị đúng đắn. Hiểu rõ hiện diện khi có những giá trị đúng đắn, khi những giá trị đúng đắn được thiết lập. Và làm thế nào người ta thiết lập được những giá trị đúng đắn – giá trị đúng đắn về tài sản, giá trị đúng đắn về liên hệ, giá trị đúng đắn về những ý tưởng. Muốn những giá trị đúng đắn hiện diện, bạn phải hiểu rõ người suy nghĩ, đúng chứ? Nếu tôi không hiểu rõ người suy nghĩ, mà là chính tôi, điều gì tôi chọn lựa không có ý nghĩa; đó là nếu tôi không biết chính tôi, vậy thì hành động của tôi, tư tưởng của tôi, không có nền tảng gì cả. Vì vậy hiểu rõ về chính mình là sự khởi đầu của thiền định – không phải hiểu biết mà bạn nhặt nhạnh từ những quyển sách của tôi, từ những uy quyền, từ những vị đạo sư, nhưng hiểu rõ mà hiện diện qua tự-thâm nhập, mà là tự-tỉnh thức. Thiền định là sự khởi đầu của hiểu rõ về chính mình, và nếu không có hiểu rõ về chính mình không có thiền định. Nếu tôi không hiểu rõ những phương cách của những tư tưởng của tôi, của những cảm thấy của tôi, nếu tôi không hiểu rõ những động cơ của tôi, những ham muốn của tôi, những đòi hỏi của tôi, sự theo đuổi những khuôn mẫu của hành động của tôi, mà là những ý tưởng – nếu không hiểu rõ về chính tôi, không có nền tảng cho suy nghĩ; người suy nghĩ mà chỉ xin xỏ, cầu khẩn, hay loại trừ, mà không hiểu rõ về chính anh ấy, chắc chắn phải chấm dứt trong hoang mang, trong ảo tưởng.
Sự khởi đầu của thiền định là hiểu rõ về chính mình, mà có nghĩa rằng tỉnh thức được mỗi chuyển động của tư tưởng và cảm thấy, biết tất cả những tầng ý thức của tôi, không chỉ những tầng trên bề mặt mà còn những tầng giấu giếm, những hoạt động sâu thẳm bị che kín. Muốn biết được những hoạt động sâu thẳm bị che kín, những động cơ giấu giếm, những phản ứng, những tư tưởng và những cảm thấy, phải có sự yên lặng trong cái trí tầng ý thức bên ngoài; đó là tầng ý thức bên ngoài phải yên lặng để thâu nhận sự chiếu rọi của tầng ý thức bên trong. Tầng ý thức bên ngoài, bề mặt bị bận rộn bởi những hoạt động hàng ngày của nó, bởi việc kiếm sống, lừa gạt những người khác, trục lợi những người khác, chạy trốn khỏi những vấn đề – tất cả những hoạt động hàng ngày của sự tồn tại của chúng ta. Cái trí bề mặt đó phải hiểu rõ được ý nghĩa đúng đắn của những hoạt động riêng của nó và vì vậy mang lại sự yên lặng cho chính nó. Nó không thể mang lại sự yên lặng, sự yên ổn bằng sự tổ chức, bằng sự ép buộc, bằng sự kỷ luật. Nó có thể mang lại yên lặng, an lành, yên ổn, chỉ bằng cách hiểu rõ được những hoạt động của riêng nó, bằng cách quan sát chúng, bằng cách tỉnh thức được chúng, bằng cách thấy được sự hung bạo riêng của nó, nó nói như thế nào với người giúp việc, với người vợ, với người con gái, với người mẹ và vân vân. Khi cái trí hời hợt phía bên ngoài tỉnh thức được trọn vẹn tất cả những hoạt động của nó, qua hiểu rõ đó trở thành yên lặng một cách tự phát, không bị gây mê bởi sự cưỡng bách hay bị thống trị bởi ham muốn; vậy thì nó ở trong một vị trí để thâu nhận những hàm ý, những ám chỉ của tầng ý thức bên trong, của nhiều, nhiều tầng giấu giếm của cái trí – những bản năng chủng tộc, những kỷ niệm bị chôn giấu, những theo đuổi được che đậy, những vết thương sâu thẳm mà vẫn chưa chữa trị được. Chỉ khi nào tất cả điều này đã được tự-chiếu rọi và được hiểu rõ, khi toàn ý thức không bị chất đầy, không bị trói buộc bởi bất kỳ tổn thương nào, bởi bất kỳ kỷ niệm nào, vậy là nó ở trong một vị trí để thâu nhận cái vĩnh cửu.
Thiền định là hiểu rõ về chính mình, và nếu không hiểu rõ về chính mình không có thiền định. Nếu bạn luôn luôn không tỉnh thức được tất cả những phản ứng của bạn, nếu bạn không ý thức trọn vẹn, nhận biết được những hoạt động hàng ngày của bạn, chỉ giam chính mình trong một căn phòng và ngồi trước một bức ảnh của vị đạo sư của bạn, vị thầy của bạn, để tham thiền, là một tẩu thoát, bởi vì nếu không có hiểu rõ về chính mình không có suy nghĩ đúng đắn và, nếu không có suy nghĩ đúng đắn, điều gì bạn làm không có ý nghĩa, dù những dự tính của bạn có cao quí chừng nào. Vẫn vậy, cầu nguyện không có ý nghĩa nếu không có hiểu rõ về chính mình, nhưng khi có hiểu rõ về chính mình có suy nghĩ đúng đắn và thế là hành động đúng đắn. Khi có hành động đúng đắn không có hoang mang, và vì vậy không có van xin một ai đó dẫn bạn thoát khỏi nó. Một con người tỉnh thức trọn vẹn là thiền định; anh ấy không cầu nguyện bởi vì anh ấy không muốn thứ gì cả. Qua cầu nguyện, qua quy định, qua lặp lại, và tất cả mọi chuyện như thế, bạn có thể tạo ra một yên lặng nào đó, nhưng đó chỉ là sự đờ đẫn, làm yếu ớt cái trí và tâm hồn đến một trạng thái dật dờ. Nó đang gây mê cái trí; và sự loại trừ, mà bạn gọi là tập trung, không dẫn đến sự thật – không loại trừ nào có thể thực hiện được việc đó. Điều gì mang lại hiểu rõ là hiểu rõ về chính mình. Và nếu có ý định đúng đắn, sự tỉnh thức sẽ không khó khăn lắm. Nếu bạn hứng thú muốn khám phá toàn qui trình về chính bạn – không chỉ phần bề mặt nhưng toàn qui trình thuộc toàn thân tâm của bạn – vậy thì nó tương đối dễ dàng. Nếu bạn thực sự muốn biết về chính bạn, bạn sẽ lật tung khắp tâm hồn của bạn và cái trí của bạn để biết được toàn nội dung của nó và khi có ý định để biết, bạn sẽ biết. Vậy thì bạn có thể theo sát, không chỉ trích hay biện hộ, mọi chuyển động của suy nghĩ và cảm thấy; bằng cách theo sát mọi suy nghĩ và mọi cảm thấy khi nó nảy sinh, bạn sáng tạo sự yên lặng mà không bị cưỡng bách, không bị quy định, nhưng là kết quả của không có vấn đề, không có mâu thuẫn. Nó giống như cái ao mà trở nên an lành, lặng lẽ, vào bất kỳ chiều tối nào không có gió; khi cái trí đứng yên, lúc đó cái không thể đo lường hiện diện.
20- VỀ CÁI TRÍ TẦNG Ý THỨC BÊN NGOÀI VÀ BÊN TRONG
Câu hỏi: Cái trí tầng ý thức bên ngoài là dốt nát và sợ hãi cái trí tầng ý thức bên trong. Ông đang diễn giảng chủ yếu về cái trí tầng ý thức bên ngoài và từng đó đủ chưa? Phương pháp của ông sẽ mang lại sự giải phóng của tầng ý thức bên trong? Làm ơn giải thích cặn kẽ làm thế nào người ta có thể giải quyết được cái trí tầng ý thức bên trong một cách trọn vẹn.
Krishnamurti: Chúng ta biết rằng có cái trí tầng ý thức bên ngoài và tầng ý thức bên trong nhưng hầu hết chúng ta vận hành chỉ ở mức độ bên ngoài, trong tầng ý thức bên ngoài của cái trí, và theo thực tế toàn sống của chúng ta bị giới hạn vào đó. Chúng ta sống trong tầng tạm gọi là ý thức bên ngoài của cái trí, và chúng ta không bao giờ chú ý đến cái trí tầng ý thức bên trong sâu thẳm hơn mà từ đó thỉnh thoảng có một hàm ý, một ám chỉ ra phía bên ngoài; hàm ý đó bị lơ là, bị biến dạng hay bị giải thích theo những đòi hỏi của ý thức bên ngoài đặc biệt của chúng ta ngay lúc đó. Bây giờ người hỏi nêu ra, ‘Ông đang giảng giải chủ yếu về cái trí tầng ý thức bên ngoài và từng đó đủ chưa?’ Chúng ta xem thử liệu chúng ta có ý gì qua từ ngữ cái trí tầng ý thức bên ngoài. Cái trí tầng ý thức bên ngoài có khác biệt cái trí tầng ý thức bên trong? Chúng ta đã phân chia tầng ý thức bên ngoài khỏi tầng ý thức bên trong; điều này có đúng đắn không? Điều này có thực sự không? Có một phân chia như thế giữa tầng ý thức bên ngoài và tầng ý thức bên trong hay sao? Có một rào chắn rõ rệt, một đường ranh nơi tầng ý thức bên ngoài chấm dứt và tầng ý thức bên trong bắt đầu hay sao? Chúng ta biết rằng tầng bên ngoài, cái trí tầng ý thức bên ngoài, là năng động nhưng liệu đó là dụng cụ duy nhất mà năng động suốt ngày hay sao? Nếu tôi chỉ đang giải thích tầng bên ngoài của cái trí, vậy thì chắc chắn điều gì tôi đang nói sẽ không có giá trị, không có ý nghĩa. Tuy nhiên hầu hết chúng ta đều bám vào điều gì cái trí tầng ý thức bên ngoài đã chấp nhận, bởi vì cái trí tầng bên ngoài thấy rằng thuận tiện khi điều chỉnh đến những sự kiện hiển nhiên nào đó; nhưng tầng ý thức bên trong có lẽ phản kháng, và thường phản kháng, và thế là có sự xung đột giữa cái tạm gọi là tầng ý thức bên ngoài và tầng ý thức bên trong.
Vì vậy, vấn đề của chúng ta là điều này, đúng chứ? Thật ra chỉ có một trạng thái, không phải hai trạng thái như ý thức bên ngoài và bên trong; chỉ có một trạng thái tồn tại, mà là ý thức, mặc dù có lẽ bạn phân chia nó như cái bên ngoài và cái bên trong. Nhưng ý thức đó luôn luôn thuộc quá khứ, không bao giờ thuộc hiện tại; bạn chỉ nhận biết được những sự việc đã qua rồi. Bạn ý thức được điều gì tôi cố gắng chuyển tải sau đó một giây, bạn hiểu rõ nó một tích tắc sau đó, đúng chứ? Bạn không bao giờ ý thức được hay tỉnh thức được cái ngay lúc này. Hãy nhìn ngắm tâm hồn và cái trí riêng của bạn, và bạn sẽ thấy rằng ý thức đang vận hành giữa quá khứ và tương lai, và rằng hiện tại chỉ là một đoạn đường của quá khứ dẫn đến tương lai. Vì vậy ý thức là một chuyển động của quá khứ đến tương lai.
Nếu bạn quan sát cái trí riêng của bạn đang vận hành, bạn sẽ thấy rằng chuyển động đến quá khứ và đến tương lai là một qui trình trong đó hiện tại không hiện diện. Hoặc quá khứ là một phương tiện tẩu thoát khỏi hiện tại, mà có lẽ khó chịu, hoặc tương lai là một hy vọng tẩu thoát khỏi hiện tại. Vì vậy cái trí bị bận rộn bởi quá khứ hay bởi tương lai và loại bỏ hiện tại. Đó là, cái trí bị quy định bởi quá khứ, bị quy định như một người Ấn độ, một người Ba la môn giáo hay một người không-Ba la môn giáo, một người Thiên chúa giáo, một người Phật giáo và vân vân, và cái trí bị quy định đó tự-chiếu rọi chính nó vào tương lai; vì vậy nó không bao giờ có thể quan sát một cách trực tiếp và không-thiên lệch vào bất kỳ sự kiện nào. Nó hoặc chỉ trích và phủ nhận sự kiện, hoặc chấp nhận và đồng hóa chính nó cùng sự kiện. Chắc chắn, một cái trí như thế không thể thấy bất kỳ sự kiện nào như một sự kiện. Đó là trạng thái ý thức của chúng ta mà bị quy định bởi quá khứ, và suy nghĩ của chúng ta là sự phản ứng bị quy định đến sự thách thức của một sự kiện; bạn càng phản ứng tùy theo tình trạng bị quy định của niềm tin, của quá khứ nhiều bao nhiêu, càng có sự củng cố của quá khứ nhiều bấy nhiêu. Rõ ràng, sự củng cố của quá khứ đó là sự tiếp tục của chính nó, mà nó gọi là tương lai. Vì vậy, đó là trạng thái cái trí của chúng ta, của ý thức chúng ta – một quả lắc dao động tới lui giữa quá khứ và tương lai. Đó là ý thức của chúng ta, mà được tạo thành từ không chỉ những tầng bên ngoài nhưng còn cả những tầng sâu thẳm bên trong của cái trí. Chắc chắn, ý thức như thế không thể vận hành tại một mức độ khác hẳn, bởi vì nó chỉ biết hai chuyển động tới và lui đó.
Nếu bạn quan sát rất cẩn thận, bạn sẽ thấy rằng nó không là một chuyển động liên tục nhưng có một khoảng ngừng giữa hai suy nghĩ; mặc dù có lẽ chỉ là một phần tích tắc của một giây, có một khoảng ngừng mà có ý nghĩa trong sự dao động tới và lui của quả lắc. Chúng ta thấy sự kiện rằng suy nghĩ của chúng ta bị quy định bởi quá khứ mà được chiếu rọi vào tương lai; khoảnh khắc bạn chấp nhận quá khứ, bạn cũng phải chấp nhận tương lai, bởi vì không có hai trạng thái như quá khứ và tương lai nhưng một trạng thái mà bao gồm cả ý thức bên ngoài và ý thức bên trong, cả quá khứ tập thể và quá khứ cá thể. Quá khứ tập thể và quá khứ cá thể, phản ứng đến hiện tại, cho những phản ứng nào đó mà tạo ra ý thức cá thể; vì vậy ý thức là thuộc quá khứ và đó là toàn nền tảng của sự tồn tại của chúng ta. Khoảnh khắc bạn có quá khứ, rõ ràng bạn có tương lai, bởi vì tương lai chỉ là sự tiếp tục của quá khứ được bổ sung nhưng nó vẫn còn là quá khứ, vì vậy vấn đề của chúng ta là làm thế nào tạo ra một thay đổi trong qui trình này của quá khứ mà không tạo tác một tình trạng bị quy định khác, một quá khứ khác.
Nói cách khác, vấn đề là như thế này: hầu hết chúng ta đều phủ nhận một hình thức đặc biệt của bị quy định và tìm kiếm một hình thức khác, một bị quy định dễ chịu hơn, quan trọng hơn, rộng rãi hơn. Bạn từ bỏ một tôn giáo và thâu nhận một tôn giáo khác, phủ nhận một hình thức của niềm tin và chấp nhận một hình thức khác. Rõ ràng, sự thay thế như thế không là hiểu rõ sống, sống là liên hệ. Vấn đề của chúng ta là làm thế nào được tự do khỏi tất cả tình trạng bị quy định. Hoặc bạn nói không thể được, vì không cái trí con người nào đã từng có thể được tự do khỏi tình trạng bị quy định, hoặc bạn bắt đầu thử nghiệm, tìm hiểu, khám phá. Nếu bạn khẳng định rằng điều đó không thể được, rõ ràng bạn không còn theo đuổi. Sự khẳng định của bạn có lẽ được đặt nền tảng vào trải nghiệm rộng rãi hay giới hạn, hoặc vào sự chấp nhận duy nhất của một niềm tin; nhưng sự khẳng định như thế là sự phủ nhận của sự thật, của tìm hiểu, của thâm nhập, của khám phá. Muốn tìm ra liệu cái trí có thể hoàn toàn được tự do khỏi tất cả tình trạng bị quy định, bạn phải được tự do để tìm hiểu và khám phá.
Bây giờ tôi nói dứt khoát cái trí có thể được tự do khỏi tất cả tình trạng bị quy định – không phải rằng bạn nên chấp nhận uy quyền của tôi. Nếu bạn chấp nhận nó do bởi uy quyền, bạn sẽ không bao giờ khám phá, nó sẽ là một thay thế khác và việc đó không có ý nghĩa. Khi tôi nói có thể được, tôi nói nó bởi vì đối với tôi, nó là một sự thật và tôi có thể giải thích nó cho bạn bằng từ ngữ, nhưng nếu bạn muốn tìm ra sự thật về nó cho chính bạn, bạn phải thử nghiệm nó và theo sát nó thật mau lẹ.
Hiểu rõ toàn qui trình của tình trạng bị quy định không đến với bạn qua sự phân tích hay sự tìm hiểu nội tâm; bởi vì khoảnh khắc bạn có người phân tích, chính người phân tích, chính anh ấy là bộ phận của nền tảng quá khứ và thế là sự phân tích của anh ấy không có ý nghĩa. Đó là một sự kiện và bạn phải gạt bỏ nó đi. Người phân tích mà tìm hiểu, mà phân tích sự việc anh ấy đang quan sát, chính anh ấy là bộ phận của tình trạng bị quy định và thế là bất kỳ giải thích nào của anh ấy, bất kỳ hiểu rõ nào của anh ấy, bất kỳ phân tích nào của anh ấy có lẽ như thế nào, nó vẫn còn là bộ phận của nền tảng quá khứ. Vì vậy bằng cách đó không có sự giải thoát, và phá vỡ nền tảng quá khứ là tối thiết, bởi vì muốn gặp gỡ sự thách thức của mới mẻ, cái trí phải mới mẻ; muốn khám phá Thượng đế, sự thật, hay bất kỳ điều gì bạn muốn, cái trí phải trong sáng, không bị vấy bẩn bởi quá khứ. Phân tích quá khứ, đến được một kết luận qua một chuỗi của những thử nghiệm, tạo ra những khẳng định và những phủ nhận và mọi việc như thế, hàm ý, trong chính bản thể của nó, sự tiếp tục của nền tảng quá khứ trong những hình thức khác nhau; khi bạn thấy sự thật của sự kiện đó bạn sẽ phát giác rằng người phân tích không còn. Vậy thì không có thực thể tách rời khỏi nền tảng quá khứ: chỉ có tư tưởng như nền tảng quá khứ, tư tưởng là phản ứng của ký ức, cả ý thức bên ngoài lẫn ý thức bên trong, cả cá thể lẫn tập thể.
Cái trí là kết quả của quá khứ, mà là qui trình của tình trạng bị quy định. Làm thế nào cái trí có thể được tự do? Muốn được tự do, cái trí phải không chỉ thấy và hiểu rõ sự dao động như quả lắc của nó giữa quá khứ và tương lai mà còn tỉnh thức được khoảng ngừng giữa những suy nghĩ. Khoảng ngừng đó là tự phát, nó không được tạo ra qua bất kỳ thúc đẩy, qua bất kỳ ao ước, qua bất kỳ ép buộc.
Nếu bạn quan sát rất cẩn thận, bạn sẽ thấy rằng mặc dầu phản ứng, chuyển động của suy nghĩ, có vẻ thật mau lẹ, luôn luôn có khoảng trống, khoảng ngừng giữa những suy nghĩ. Giữa hai suy nghĩ có một khoảng yên lặng mà không liên quan đến qui trình của suy nghĩ. Nếu bạn quan sát bạn sẽ thấy rằng khoảng yên lặng đó, khoảng ngừng đó, không thuộc thời gian và sự khám phá khoảng ngừng đó, trải nghiệm trọn vẹn khoảng ngừng đó, giải thoát bạn khỏi tình trạng bị quy định – hay nói khác đi nó không giải thoát ‘bạn’ nhưng có sự giải thoát khỏi tình trạng bị quy định. Vì vậy hiểu rõ qui trình của suy nghĩ là thiền định. Lúc này chúng ta không chỉ đang bàn luận cấu trúc và qui trình của suy nghĩ, mà là nền tảng của ký ức, của trải nghiệm, của hiểu biết, nhưng chúng ta cũng đang cố gắng tìm ra liệu cái trí có thể tự-giải thoát chính nó khỏi nền tảng quá khứ. Chỉ khi nào cái trí không đang trao sự tiếp tục cho suy nghĩ, khi nó vẫn còn ở cùng sự yên lặng mà không bị thúc giục, mà không có bất kỳ nguyên nhân nào – chỉ lúc đó có thể có tự do khỏi nền tảng quá khứ.