Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Câu 21 - 30

17 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 6430)
Câu 21 - 30

J. KRISHNAMURTI
TỰ DO ĐẦU TIÊN VÀ CUỐI CÙNG
THE FIRST & LAST FREEDOM
Lời dịch: Ông Không – 2010
 CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI

21. Về tình dục 
22. Về tình yêu 
23. Về Chết 
24. Về Thời gian 
25. Về Hành động không Ý tưởng 
26. Về cái Cũ kỹ và cái Mới mẻ 
27. Về Đặt tên 
28. Về cái Đã được biết và cái Không biết được 
29. Sự ThậtDối trá 
30. Về Thượng đế

21- VỀ TÌNH DỤC
 

Câu hỏi: Chúng ta biết tình dục như một nhu cầu tâm sinh lý không tránh khỏi và dường như nó là nguyên nhân gốc rễ của sự hỗn loạn trong sống cá thể của thế hệ chúng ta. Làm thế nào chúng ta giải quyết được vấn đề này?

Krishnamurti: Tại sao bất kỳ điều gì chúng ta tiếp cận chúng ta đều biến nó thành vấn đề? Chúng ta đã biến Thượng đế thành một vấn đề, chúng ta đã biến tình yêu thành một vấn đề, chúng ta đã biến sự liên hệ, đang sống thành một vấn đề, và chúng ta đã biến tình dục thành một vấn đề? Tại sao? Tại sao mọi thứ chúng ta làm đều là một vấn đề, một kinh hoàng? Tại sao chúng ta đang đau khổ? Tại sao tình dục đã trở thành một vấn đề? Tại sao chúng ta chấp nhận sống cùng những vấn đề, tại sao chúng ta không kết thúc chúng? Tại sao chúng ta không chết đi những vấn đề của chúng ta thay vì mang chúng ngày này sang ngày khác, năm này sang năm khác? Tình dục chắc chắn là một câu hỏi liên quan nhưng có câu hỏi căn bản, tại sao chúng ta biến sống thành một vấn đề? Làm việc, tình dục, kiếm tiền, suy nghĩ, cảm thấy, trải nghiệm – bạn biết rồi, toàn công việc của sống – tại sao nó là một vấn đề? Nhất thiết không phải bởi vì chúng ta luôn luôn suy nghĩ từ một quan điểm đặc biệt, từ một quan điểm cố định hay sao? Chúng ta luôn luôn suy nghĩ từ một trung tâm hướng ra bên ngoài, nhưng bên ngoài là trung tâm đối với hầu hết chúng tavì vậy bất kỳ thứ gì chúng ta tiếp cận đều hời hợt. Nhưng sống không hời hợt; nó đòi hỏi sống trọn vẹn và bởi vì chúng ta chỉ sống hời hợt chúng ta chỉ biết sự phản ứng hời hợt. Bất kỳ điều gì chúng ta làm ở bên ngoài rõ ràng phải tạo ra một vấn đề, và đó là sống của chúng ta: chúng ta sống trên bề mặt và chúng ta mãn nguyện để sống ở đó cùng tất cả những vấn đề của bề mặt. Những vấn đề tồn tại chừng nào chúng ta còn sống trên bề mặt, trên vòng ngoài, cái vòng ngoài là ‘cái tôi’ và những cảm giác của nó, mà có thể được diễn tả thành những từ ngữ hay những hành động hay tồn tại trong cái trí dựa vào những thành kiến cá thể, mà có thể được đồng hóa với vũ trụ, với quốc gia hay với cái gì khác được tạo tác bởi cái trí. 

Chừng nào chúng ta còn sống trong lãnh vực của cái trí, còn phải có những phức tạp, còn phải có những vấn đề; đó là tất cả những điều chúng ta biết. Cái trí là cảm giác, cái trí là kết quả của những cảm giác và những phản ứng được tích lũy, và bất kỳ thứ gì nó tiếp cận chắc chắn phải tạo ra đau khổ, hoang mang, một vấn đề vô tận. Cái trí là nguyên nhân thực sự của những vấn đề của chúng ta, cái trí mà đang làm việc một cách máy móc cả ngày lẫn đêm, có ý thức và không-ý thức. Cái trí là một vật hời hợt nhất và chúng ta đã trải qua những thế hệ, chúng ta đã trải qua toàn sống của chúng ta, đang vun quén cái trí, đang biến nó thành mỗi lúc một khôn lanh hơn, mỗi lúc một tinh vi hơn, mỗi lúc một ma mãnh hơn, mỗi lúc một bất lương và gian ngoan hơn, tất cả việc đó đều hiển hiện trong mọi hoạt động thuộc sống của chúng ta. Chính bản chất cái trí của chúng ta là gian manh, bất lương, không có khả năng đối diện những sự kiện, và đó là mấu chốt mà tạo ra những vấn đề; và đó là mấu chốt mà là chính vấn đề.

Chúng ta có ý gì qua vấn đề của tình dục? Nó là một hành động, hay nó là một suy nghĩ về hành động? Chắc chắn nó không là hành động. Hành động ái ân không là vấn đề đối với bạn, giống như ăn uống không là vấn đề đối với bạn, nhưng nếu bạn suy nghĩ về ăn uống hay bất kỳ việc gì khác suốt ngày bởi vì bạn không có gì để suy nghĩ, nó trở thành một vấn đề đối với bạn. Hành động ái ânvấn đề hay nó là sự suy nghĩ về hành động? Tại sao bạn suy nghĩ về nó? Tại sao bạn tưởng tượng nó, mà rõ ràng bạn đang làm? Những rạp chiếu bóng, những tạp chí, những câu chuyện, cách phụ nữ ăn mặc, mọi thứ đang hình thành sự suy nghĩ về tình dục của bạn. Tại sao cái trí tưởng tượng nó, tại sao cái trí suy nghĩ về tình dục? Tại sao? Tại sao nó đã trở thành một đề tài trọng tâm trong sống của bạn? Khi có quá nhiều sự việc đang kêu gọi, đang cần đến sự chú ý của bạn, bạn trao trọn chú ý của bạn vào sự suy nghĩ về tình dục. Điều gì xảy ra, tại sao những cái trí của các bạn lại quá bận tâm với nó? Bởi vì đó là một cách của tẩu thoát cuối cùng, đúng chứ? Nó là một cách của tự-quên lãng hoàn toàn. Trong thời gian đó, ít nhất trong khoảnh khắc đó, bạn có thể quên bẵng chính mình – và không có cách nào khác để quên bẵng chính mình. Bất kỳ điều gì bạn làm trong sống đều nhấn mạnh đến ‘cái tôi’, đến cái ngã. Việc kinh doanh của bạn, tôn giáo của bạn, thần thánh của bạn, những người lãnh đạo của bạn, những hành động thuộc kinh tế, thuộc chính trị của bạn, những tẩu thoát của bạn, những hoạt động xã hội của bạn, sự gia nhập một đảng này và khước từ một đảng khác – và tất cả việc đó đang củng cố và trao sức mạnh cho ‘cái tôi’. Đó là, chỉ có một hành động duy nhất mà không nhấn mạnh vào ‘cái tôi’, vì vậy tình dục trở thành một vấn đề, đúng chứ? Khi chỉ có một sự việc trong sống của bạn mà là một con đường dẫn đến sự tẩu thoát cuối cùng, đến quên lãng trọn vẹn về chính bạn dầu ước gì chỉ được một vài giây, bạn bám vào nó bởi vì đó là khoảnh khắc duy nhất mà trong đó bạn hạnh phúc. Mỗi vấn đề khác mà bạn tiếp cận đều trở thành một ác mộmg, một nguồn đau khổphiền muộn, vì vậy bạn bám vào một sự việc mà cho bạn sự quên lãng hoàn toàn mà bạn gọi là hạnh phúc. Nhưng khi bạn bám vào nó, nó cũng trở thành một ác mộng, bởi vì sau đó bạn muốn được tự do khỏi nó, bạn không muốn là một nô lệ cho nó. Thế là bạn sáng chế, lại nữa từ cái trí, ý tưởng của trong trắng, của độc thân, và bạn cố gắng sống độc thân, trong trắng, qua sự đè nén, tất cả việc đó là những vận hành của cái trí để tự-cắt đứt chính nó khỏi cái sự kiện ‘tình dục’. Điều này lại nữa cho sự nhấn mạnh đặc biệt vào ‘cái tôi’ mà đang cố gắng trở thành cái gì đó, thế là lại nữa bạn bị trói buộc trong khó nhọc, trong phiền muộn, trong nỗ lực, trong đau khổ.

Tình dục trở thành một vấn đề khó khăn và phức tạp cực kỳ chừng nào bạn còn không hiểu rõ cái trí mà suy nghĩ về vấn đề. Chính hành động không bao giờ có thể là một vấn đề nhưng sự suy nghĩ về hành động tạo ra vấn đề. Hành động bạn bảo vệ; bạn sống phóng đãng, hay buông thả mình trong hôn nhân, vì vậy biến người vợ của bạn thành một gái điếm mà phía bên ngoài thể hiện rất được kính trọng, và bạn thỏa mãn để nó lại ở đó. Chắc chắn vấn đề có thể được giải quyết chỉ khi nào bạn hiểu rõ toàn qui trình của ‘cái tôi’ và ‘cái của tôi’: người vợ của tôi, đứa con của tôi, tài sản của tôi, chiếc xe của tôi, thành tựu của tôi, thành công của tôi; nếu bạn không hiểu rõgiải quyết được tất cả việc đó, tình dục như một vấn đề sẽ tồn tại. Chừng nào bạn còn tham vọng, thuộc chính trị, thuộc tôn giáo, hay trong bất kỳ cách nào khác, chừng nào bạn còn đang nhấn mạnh vào cái tôi, người suy nghĩ, người trải nghiệm, bằng cách nuôi nấng anh ấy trên những tham vọng dù trong danh tánh của chính bạn như một cá thể hay trong cái tên của quốc gia, của đảng phái hay của một ý tưởng mà bạn gọi là tôn giáochừng nào còn có hoạt động của tự-bành trướng này, bạn sẽ có một vấn đề tình dục. Một mặt, bạn đang tạo tác, đang nuôi nấng, đang bành trướng chính bạn, và mặt kia bạn đang cố gắng quên bẵng chính bạn, làm mất chính mình dầu ước gì chỉ trong một khoảnh khắc. Làm thế nào hai cái này có thể cùng nhau tồn tại? Sống của bạn là một mâu thuẫn; sự củng cố ‘cái tôi’ và sự quên bẵng ‘cái tôi’. Tình dục không là một vấn đề; vấn đề là sự mâu thuẫn này trong sống của bạn; và mâu thuẫn không thể được khắc phục bởi cái trí, bởi vì chính cái trí là một mâu thuẫn. Mâu thuẫn có thể được hiểu rõ chỉ khi nào bạn hiểu rõ trọn vẹn toàn qui trình của sự tồn tại hàng ngày của bạn. Xem chiếu bóng và nhìn ngắm những phụ nữ trên màn ảnh, đọc những quyển sách mà kích thích sự suy nghĩ, những tạp chí với những bức ảnh hở hang, cách bạn nhìn những người phụ nữ, liếc mắt lén lút – tất cả việc này đang khuyến khích cái trí qua những phương cách ranh mãnh để củng cố cái tôi và cùng lúc bạn lại cố gắng tử tế, thương yêu, ân cần. Hai điều này không thể theo cùng nhau. Con người tham vọng, thuộc tinh thần hay cách khác, luôn luôn có một vấn đề, bởi vì những vấn đề kết thúc chỉ khi nào cái tôi được quên bẵng, khi ‘cái tôi’ không-hiện diện, và không-hiện diện của cái tôi không là một hành động của ý chí, nó không là một phản ứng thuần túy. Tình dục trở thành một phản ứng; khi cái trí cố gắng giải quyết vấn đề, nó chỉ làm cho vấn đề hoang mang thêm, rối rắm thêm, đau khổ thêm. Hành động không là vấn đề nhưng cái trí là vấn đề, cái trí mà nói rằng nó phải trong trắng. Trong trắng không thuộc cái trí. Cái trí chỉ có thể đè nén những hoạt động riêng của nó và sự đè nén không là trong trắng. Trong trắng không là một đạo đức, trong trắng không thể được vun quén. Chắc chắn, người đang vun quén khiêm tốn không là một người khiêm tốn; anh ấy có thể gọi sự kiêu ngạo của anh ấy là khiêm tốn, nhưng anh ấy là một người kiêu ngạo, và đó là lý do tại sao anh ấy tìm kiếm để trở thành khiêm tốn. Kiêu ngạo không bao giờ có thể trở thành khiêm tốn và trong trắng không là sự việc của cái trí – bạn không thể trở nên trong trắng. Bạn sẽ biết trong trắng chỉ khi nào có tình yêu, và tình yêu không thuộc cái trí và cũng không là một sự việc của cái trí. 

Vì vậy, vấn đề của tình dụchành hạ quá nhiều người trên khắp thế giới chỉ có thể được giải quyết khi cái trí được hiểu rõ. Chúng ta không thể kết thúc suy nghĩ, nhưng suy nghĩ kết thúc khi người suy nghĩ kết thúc, và người suy nghĩ kết thúc chỉ khi nào có một hiểu rõ về toàn qui trình. Sợ hãi hiện diện khi có sự phân chia giữa người suy nghĩsuy nghĩ của anh ấy; khi không có người suy nghĩ, chỉ đến lúc đó mới không có sự xung đột trong suy nghĩ. Điều gì được hàm ý không cần nỗ lực để hiểu rõ. Người suy nghĩ hiện diện qua suy nghĩ; lúc đó người suy nghĩ tự-tác động vào chính anh ấy để định hình, để kiểm soát những suy nghĩ của anh ấy hay kết thúc chúng. Người suy nghĩ là một thực thể tưởng tượng, một ảo tưởng của cái trí. Khi có một nhận ra về suy nghĩ như một sự kiện, vậy thì không cần thiết phải suy nghĩ về sự kiện. Nếu có sự tỉnh thức không-chọn lựa, đơn giản, vậy thì điều được hàm ý trong sự kiện bắt đầu tự-phơi bày về chính nó. Thế là suy nghĩ như sự kiện kết thúc. Vì vậy bạn sẽ thấy rằng những vấn đề mà đang gậm nhấm tâm hồn và cái trí của chúng ta, những vấn đề của cấu trúc xã hội của chúng ta, có thể được giải quyết. Vậy thì tình dục không còn là vấn đề, nó có vị trí riêng của nó, nó cũng không là một vấn đề ghê tởm và cũng không là một vấn đề trong sạch. Tình dụcvị trí của nó, nhưng khi cái trí cho nó một vị trí thống trị, vậy thìtrở thành một vấn đề. Cái trí cho tình dục một vị trí thống trị bởi vì nó không thể sống mà không có hạnh phúc nào đó, và thế là tình dục trở thành một vấn đề; khi cái trí hiểu rõ toàn qui trình của nó và vì vậy kết thúc, đó là khi suy nghĩ không còn, vậy thìsáng tạo, và chính sáng tạo đó làm cho chúng ta hạnh phúc. Ở trong trạng thái sáng tạo đó là hạnh phúc, bởi vì nó là trạng thái tự-quên lãng về cái tôi mà trong đó không có phản ứng từ cái tôi. Đây không là câu trả lời trừu tượng cho vấn đề hàng ngày của tình dục – nó là đáp án duy nhất. Cái trí phủ nhận tình yêu và nếu không có tình yêu không có trong trắng; chính bởi vì không có tình yêu nên bạn khiến cho tình dục thành một vấn đề
 

22- VỀ TÌNH YÊU

Câu hỏi: Ông có ý gì qua từ ngữ tình yêu?

Krishnamurti: Chúng ta sẽ khám phá bằng cách hiểu rõ tình yêu không là gì, bởi vì, vì tình yêu là cái không biết được, chúng ta phải đến với nó bằng cách loại bỏ cái đã được biết. Cái không biết được không thể được khám phá bởi cái trí đầy nghẹt cái đã được biết. Điều gì chúng ta đang cố gắng làm là tìm ra những giá trị của cái đã được biết, quan sát cái đã được biết, và khi ‘cái đã được biết’ được nhìn ngắm một cách trong sáng, không-phê bình, cái trí trở nên tự do khỏi cái đã được biết; rồi thì chúng ta sẽ biết tình yêu là gì. Vì vậy chúng ta phải tiếp cận tình yêu một cách tiêu cực, không phải tích cực

Đối với hầu hết chúng ta tình yêu là gì? Khi chúng ta nói chúng ta thương yêu một ai đó, chúng ta có ý gì? Chúng ta có ý chúng ta sở hữu người đó. Từ sự sở hữu đó nảy sinh ghen tuông, bởi nếu tôi mất cô ấy hay anh ấy điều gì xảy ra? Tôi cảm thấy trống rỗng, lạc lõng; vì vậy tôi hợp pháp hóa quyền sở hữu; tôi cột chặt cô ấy hay anh ấy. Từ việc cột chặt, sở hữu con người đó, có ghen tuông, có sợ hãi và tất cả vô số những xung đột mà nảy sinh từ sở hữu. Chắc chắn, sở hữu như thế không là tình yêu, đúng chứ? 

Rõ ràng tình yêu không là cảm giác. Cảm giác, cảm xúc không là tình yêu, bởi vì cảm giáccảm xúc chỉ là những cảm tính. Một con người tôn giáo mà khóc lóc về Jesus hay Krishna, về vị đạo sư của anh ấy, hay một ai khác, chỉ thuộc cảm giác, cảm xúc. Anh ấy đang buông thả trong cảm giác, mà là một qui trình của suy nghĩ, và suy nghĩ không là tình yêu. Suy nghĩ là kết quả của cảm giác, vì vậy con ngườiđa cảm, mà xúc động, không thể biết được tình yêu. Lại nữa, chúng ta không đa cảmxúc động hay sao? Sự đa cảm, sự xúc động, chỉ là một hình thức của tự-bành trướng. Chắc chắn đầy cảm xúc không là tình yêu, bởi vì con người cảm xúc có thể tàn nhẫn khi những tình cảm của anh ấy không được đáp ứng, khi những cảm giác của anh ấy không có nơi tuôn trào. Một con người đa cảm có thể bị kích động đến hận thù, đến chiến tranh, đến tàn sát. Một con người cảm xúc, đầy nước mắt cho tôn giáo của anh ấy, chắc chắn không có tình yêu. 

Tha thứ là tình yêu? Điều gì được hàm ý trong tha thứ? Bạn chỉ trích tôi, và tôi bực bội nó, ghi nhớ nó; vì vậy, hoặc qua ép buộc hoặc qua phẩn uất tôi nói rằng, ‘Tôi tha thứ cho bạn’. Trước hết tôi nhớ lại và sau đó tôi loại bỏ. Mà có nghĩa gì? Tôi vẫn còn là hình bóng trung tâm. Tôi vẫn còn quan trọng, chính là tôi mà đang tha thứ cho ai đó. Chừng nào còn có thái độ tha thứ, chính tôi là người quan trọng, không phải người đã chỉ trích tôi. Thế là khi tôi duy trì sự oán giận và sau đó loại bỏ sự oán giận đó, mà bạn gọi là sự tha thứ, nó không là tình yêu. Một con người thương yêu không có kẻ thù, và đối với tất cả mọi việc anh ấy dửng dưng. Thông cảm, tha thứ, sự liên hệ của sở hữu, ghen tuông và sợ hãi – tất cả những điều này không là tình yêu. Tất cả đều thuộc cái trí, đúng chứ? Chừng nào cái trí còn nắm toàn quyền, không có tình yêu, bởi vì cái trí của bạn phân xử chỉ qua sự sở hữu và sự phân xử của nó chỉ là sự sở hữu trong những hình thức khác nhau. Cái trí chỉ có thể làm hư hỏng tình yêu, nó không thể sinh ra tình yêu, nó không thể sinh ra vẻ đẹp. Bạn có thể sáng tác một bài thơ về tình yêu, nhưng đó không là tình yêu.

Rõ ràng, không có tình yêu khi không có sự tôn trọng, khi bạn không tôn trọng một người khác, dù anh ấy là người giúp việc của bạn hay người bạn của bạn. Bạn không nhận thấy rằng bạn không tôn trọng, tử tế, rộng lượng với những người giúp việc của bạn, với những người mà tạm gọi là thuộc ‘chiếu dưới’ của bạn, hay sao? Bạn đã tôn trọng những người thuộc chiếu trên, ông chủ của bạn, người tỉ phú, người đàn ông có căn nhà rộng lớn và có một tước hiệu, người mà cho bạn vị trí tốt hơn, việc làm tốt hơn, từ đó bạn có thể nhận cái gì đó. Nhưng bạn xua đuổi những người thấp kém hơn bạn, bạn có một ngôn ngữ đặc biệt dành cho họ. Vì vậy nơi nào không có sự tôn trọng không có tình yêu; nơi nào không có thương yêu, không có trắc ẩn, không có tha thứ, không có tình yêu. Và bởi vì hầu hết chúng ta đều ở trong trạng thái này, chúng ta không có tình yêu. Chúng ta không tôn trọng, không trắc ẩn, không rộng lượng. Chúng ta dư thừa tánh chiếm hữu, đầy cảm xúccảm giác mà có thể bị xoay chuyển về một hướng khác: giết chóc, tàn sát và hợp nhất qua những ý định dốt nát, dại dột. Vì vậy làm thế nào có thể có được tình yêu?

Bạn có thể biết được tình yêu chỉ khi nào tất cả những sự việc này ngừng lại, kết thúc, chỉ khi nào bạn không sở hữu, khi bạn không còn theo đuổi cảm xúc bằng cách sùng bái một mục tiêu. Sự sùng bái như thế là một van xin, đang tìm kiếm cái gì đó trong một hình thức khác. Một con người cầu nguyện không biết tình yêu là gì. Bởi vì bạn chiếm hữu, bởi vì bạn tìm kiếm một kết thúc, một kết quả qua sùng bái, qua cầu nguyện, mà làm cho bạn có cảm xúc, cảm giác, dĩ nhiên không có tình yêu; chắc chắn, không có tình yêu khi không có sự tôn trọng. Bạn có lẽ nói rằng bạn có tôn trọng nhưng tôn trọng của bạn dành cho những người chiếu trên, sự tôn trọng đó phát sinh từ mong muốn cái gì đó, sự tôn trọng của sợ hãi. Nếu bạn thực sự cảm thấy tôn trọng, bạn sẽ tôn trọng những người hèn kém nhất cũng như những người tạm gọi là cao quý nhất; bởi vì bạn không có sự tôn trọng như thế, không có tình yêu. Chẳng bao nhiêu người trong chúng taquảng đại, khoan dung, nhân từ! Bạn quảng đại khi nó đền bù cho bạn, bạn có nhân từ khi bạn có thể thấy cái gì đó đền đáp lại. Khi những sự việc này biến mất, khi những sự việc này không đầy nghẹt cái trí của bạn, và khi những sự việc của cái trí không ngập tràn tâm hồn của bạn, vậy thì có tình yêu; và tình yêu, một mình nó, có thể thay đổi sự dốt nát, sự điên khùng hiện nay trong thế giới – không phải những hệ thống, những lý thuyết, hoặc của cánh tả hoặc cánh hữu. Bạn thực sự thương yêu chỉ khi nào bạn không chiếm hữu, khi bạn không ganh tị, không tham lam, khi bạn dư thừa sự tôn trọng, khi bạn rộng lượngtừ bi, khi bạn có sự ân cần với người vợ của bạn, con cái của bạn, người hàng xóm của bạn, những người giúp việc bất hạnh

Tình yêu không thể được suy nghĩ, tình yêu không thể được vun quén, tình yêu không thể được luyện tập. Luyện tập tình yêu, luyện tập tình huynh đệ, vẫn còn trong lãnh vực của cái trí, vì vậy nó không là tình yêu. Khi tất cả điều này kết thúc, vậy thì tình yêu hiện diện, vậy thì bạn sẽ biết tình yêu là gì. Vậy thì tình yêu không thuộc về số lượng nhưng chất lượng. Bạn không nói, ‘Tôi thương yêu toàn thế giới’ nhưng khi bạn biết được cách thương yêu một người, bạn biết cách thương yêu tổng thể. Bởi vì chúng ta không biết làm thế nào để thương yêu một người, tình yêu nhân loại của chúng taảo tưởng. Khi bạn thương yêu, không có một cũng không có nhiều: chỉ có tình yêu. Chỉ khi nào có tình yêu thì tất cả những vấn đề của chúng ta mới có thể được giải quyết và sau đó chúng ta sẽ biết ân lành của nó và hạnh phúc của nó.

 

23- VỀ CHẾT
 

Câu hỏi: Chết có liên quan gì với sống? 

Krishnamurti: Có một phân chia giữa chết và sống à? Tại sao chúng ta nghĩ chết như cái gì đó tách khỏi sống? Tại sao chúng ta sợ hãi chết? Và tại sao có quá nhiều sách đã được viết về chết? Tại sao có sự phân ranh giới này giữa sống và chết? Và sự phân chia đó là thực sự, hay chỉ là sự tùy tiện, một sự việc của cái trí?

Khi chúng ta nói về sống, chúng ta có ý đang sống như một qui trình của sự tiếp tục mà trong đó có sự nhận dạng. Tôi và ngôi nhà của tôi, tôi và người vợ của tôi, tôi và tài khoản ngân hàng của tôi, tôi và những trải nghiệm quá khứ của tôi – đó là điều gì chúng ta có ý qua từ ngữ sống, phải không? Sống là một qui trình của sự tiếp tục trong ký ức, cả ý thức bên ngoài lẫn ý thức bên trong, cùng vô số những đấu tranh, những cãi cọ, những biến cố, những trải nghiệm của nó và vân vân. Tất cả việc đó là điều gì chúng ta gọi là sống; đối nghịch nó có chết, mà là kết thúc tất cả việc đó. Bởi vì đã tạo ra sự đối nghịch, mà là chết, và bị sợ hãi nó, chúng ta tiếp tục tìm kiếm sự liên quan giữa sống và chết; nếu chúng ta có thể nối liền khoảng cách bằng sự giải thích nào đó, bằng niềm tin trong sự tiếp tục, trong đời sau, chúng ta được thỏa mãn. Chúng ta tin tưởng sự đầu thai hay trong hình thức liên tục nào đó của tư tưởng, và sau đó chúng ta cố gắng thiết lập một liên quan giữa cái đã được biết và cái không biết được. Chúng ta cố gắng nối liền cái đã được biết và cái không biết được, và vì vậy cố gắng tìm ra sự liên quan giữa quá khứ và tương lai. Đó là điều gì chúng ta đang làm khi chúng ta tìm hiểu liệu có bất kỳ sự liên quan nào giữa sống và chết, đúng chứ? Chúng ta muốn biết làm thế nào nối liền đang sống và kết thúc – đó là ham muốn căn bản của chúng ta.

Bây giờ, liệu kết thúc, mà là chết, có thể biết được trong khi đang sống? Nếu chúng ta có thể biết chết là gì trong khi chúng ta đang sống, vậy thì chúng ta sẽ không có vấn đề. Chính bởi vì chúng ta không thể trải nghiệm cái không biết được trong khi chúng ta đang sống nên chúng ta bị sợ hãi về nó. Đấu tranh của chúng tathiết lập một liên quan giữa chính chúng ta, mà là kết quả của cái đã được biết, và cái không biết được mà chúng ta gọi là chết. Liệu có thể có sự liên quan giữa quá khứ và cái gì đó mà cái trí không thể tưởng tượng, mà chúng ta gọi là chết? Tại sao chúng ta tách rời hai cái này? Không phải bởi vì cái trí của chúng ta chỉ có thể vận hành trong lãnh vực của cái đã được biết, trong lãnh vực của sự tiếp tục? Người ta chỉ biết về chính người ta như một người suy nghĩ, như một người hành động cùng những ký ức nào đó của đau khổ, của vui thú, của tình yêu, của nhân từ, của vô số loại trải nghiệm; người ta chỉ biết về chính người ta như đang tiếp tục – ngược lại người ta sẽ không có hồi ức của chính người ta như là cái gì đó. Bây giờ khi cái sự việc đó kết thúc, mà chúng ta gọi là chết, có sợ hãi về cái không biết được; vì vậy chúng ta muốn rút cái không biết được vào cái đã được biết, và toàn nỗ lực của chúng ta là cho sự tiếp tục của cái không biết được. Đó là, chúng ta không muốn biết sống, mà gồm cả chết, nhưng chúng ta muốn biết làm thế nào để tiếp tục mà không dẫn đến một kết thúc. Chúng ta không muốn biết sống và chết, chúng ta chỉ muốn biết làm thế nào để tiếp tục mà không có kết thúc.

Cái tiếp tục không có mới mẻ lại. Không thể có mới mẻ, không thể có sáng tạo, trong cái có sự tiếp tục – điều đó quá rõ ràng. Chỉ khi nào sự tiếp tục kết thúc mới có thể có cái luôn luôn mới mẻ. Nhưng chúng ta sợ hãi chính sự kết thúc này, và chúng ta không thấy rằng chỉ trong sự kết thúc mới có thể có cái mới mẻ, cái sáng tạo, cái không biết được – không phải trong sự chuyên chở từ ngày này sang ngày khác những trải nghiệm của chúng ta, những ký ức và những bất hạnh của chúng ta. Chỉ khi nào chúng ta chết đi mỗi ngày tất cả những sự việc cũ kỹ đó, mới có thể có cái mới mẻ. Cái mới mẻ không thể hiện diện nơi nào có sự tiếp tục – cái mới mẻ là cái sáng tạo, cái không biết được, cái vĩnh hằng, Thượng đế hay cái tên nào bạn muốn. Con người, cái thực thể tiếp tục, mà tìm kiếm cái không biết được, sự thật, cái vĩnh hằng, sẽ không bao giờ tìm được nó, bởi vì anh ấy có thể tìm ra chỉ cái anh ấy chiếu rọi từ chính anh ấy, và cái anh ấy chiếu rọi không là sự thật. Chỉ trong kết thúc, trong chết, cái mới mẻ có thể được biết; và con ngườitìm kiếm để tìm được một liên quan giữa sống và chết, để nối liền cái tiếp tục với cái mà anh ấy nghĩ là vượt khỏi, đang sống trong một thế giới không thật, ảo tưởng, mà là một chiếu rọi của chính anh ấy. 

Bây giờ liệu có thể, trong khi đang sống, chết đi – mà có nghĩa kết thúc, ‘không là gì cả’? Liệu có thể, khi đang sống trong thế giới này, nơi mọi thứ đang trở thành mỗi lúc một nhiều hơn hay đang trở thành mỗi lúc một ít hơn, nơi mọi thứ là một qui trình của thăng tiến, đạt được, thành công, liệu có thể, trong một thế giới như thế, biết được chết? Liệu có thể kết thúc tất cả những ký ức – không phải ký ức về những sự kiện, làm thế nào đi đến ngôi nhà của bạn và vân vân, nhưng sự quyến luyến bên trong vào sự an toàn tâm lý qua ký ức, những ký ức người ta đã tích lũy, lưu trữ, và trong đó người ta tìm kiếm sự an toàn, hạnh phúc? Liệu có thể kết thúc tất cả điều đó – mà có nghĩa rằng chết đi mỗi ngày để cho có lẽ có một mới mẻ lại ngày mai? Chỉ lúc đó người ta mới biết chết trong khi đang sống. Chỉ trong chết đó, trong kết thúc đó, trong kết thúc sự tiếp tục, mới có cái mới mẻ, cái sáng tạo đó mà là vĩnh hằng.
 
 

24- VỀ THỜI GIAN
 

Câu hỏi: Quá khứ có thể tan biến ngay tức khắc, hay nó luôn luôn cần đến thời gian? 

Krishnamurti: Chúng ta là kết quả của quá khứ. Tư tưởng của chúng ta được hình thành dựa vào ngày hôm qua và nhiều ngàn ngày hôm qua. Chúng ta là kết quả của thời gian, và những phản ứng của chúng ta, những thái độ hiện tại của chúng ta, là ảnh hưởng chồng chất của nhiều ngàn khoảnh khắc, những biến cố và những trải nghiệm. Vì vậy đối với đa số chúng ta, quá khứhiện tại, mà là một sự kiện không thể chối cãi. Bạn, những suy nghĩ của bạn, những hành động của bạn, những phản ứng của bạn, là kết quả của quá khứ. Lúc này, người hỏi muốn biết liệu quá khứ đó có thể được tan biến ngay tức khắc, mà có nghĩa không ở trong thời gian nhưng ngay tức khắc được xóa sạch; hay cái trí cần đến thời gian để thoát khỏi quá khứ chồng chất này và được tự do sống trong hiện tại? Hiểu rõ câu hỏi này rất quan trọng, mà là như thế này: vì mỗi người chúng ta là kết quả của quá khứ, cùng một nền tảng của vô số những ảnh hưởng, đang liên tục thay đổi, đang luôn luôn biến đổi, liệu có thể xóa sạch nền tảng đó mà không trải qua qui trình của thời gian?

Quá khứ là gì? Chúng ta có ý gì qua từ ngữ quá khứ? Chắc chắn chúng ta không có ý, quá khứ tuần tự theo đồng hồ. Chúng ta có ý, chắc chắn, những trải nghiệm được tích lũy, những phản ứng, những kỷ niệm, những truyền thống, hiểu biết được tích lũy, kho lưu trữ tầng ý thức bên trong của vô số những tư tưởng, những cảm thấy, những ảnh hưởng và những phản ứng. Bằng nền tảng đó, liệu có thể hiểu rõ sự thật, bởi vì sự thật phải không thuộc thời gian: nó là không-thời gian. Vì vậy người ta không thể hiểu rõ cái không-thời gian bằng một cái trí mà là kết quả của thời gian. Người hỏi muốn biết liệu có thể làm tự do cái trí, hay cho phép cái trí, mà là kết quả của thời gian, không-hiện diện ngay tức khắc; hay người ta phải trải qua một chuỗi dài của những tìm hiểu và những phân tích và nhờ vậy làm tự do cái trí khỏi nền tảng của nó.

Cái trí là nền tảng; cái trí là kết quả của thời gian; cái trí là quá khứ, cái trí không là tương lai. Nó có thể tự-chiếu rọi chính nó vào tương lai và cái trí sử dụng hiện tại như một con đường vào tương lai, vì vậy nó – dù nó làm gì chăng nữa, dù hoạt động của nó, hoạt động quá khứ của nó, hoạt động hiện tại của nó, hoạt động tương lai của nó là gì chăng nữa – vẫn còn trong mạng lưới của thời gian. Liệu cái trí có thể kết thúc hoàn toàn, liệu qui trình của tư tưởng có thể kết thúc? Bây giờ, chắc chắn có nhiều tầng của cái trí; điều gì chúng ta gọi là ý thức có nhiều tầng, mỗi tầng trao đổi với tầng khác, mỗi tầng phụ thuộc vào tầng khác, vận hành hỗ tương; toàn ý thức của chúng ta không những đang trải nghiệm nhưng còn đang đặt tên và đang quy định, và đang lưu trữ như ký ức. Đó là toàn qui trình của ý thức, đúng chứ? 

Khi chúng ta nói về ý thức, chúng ta có ý là trải nghiệm, đặt tên hay quy định trải nghiệm đó và qua đó lưu trữ trải nghiệm đó trong ký ức, đúng chứ? Tất cả việc này, ở những mức độ khác nhau, là ý thức. Liệu cái trí mà là kết quả của thời gian, có thể trải qua qui trình của phân tích, từng bước một, với mục đích để làm tự do chính nó khỏi nền tảng, hay liệu nó có thể được tự do khỏi thời gian một cách tuyệt đối và nhìn ngắm sự thật một cách trực tiếp?

Muốn được tự do khỏi nền tảng, nhiều người phân tích nói rằng bạn phải tìm hiểu mỗi phản ứng, mỗi phức tạp, mỗi cản trở, mỗi bủa vây, mà rõ ràng hàm ý một qui trình của thời gian. Điều này có ý, người phân tích phải hiểu rõ điều gì anh ấy đang phân tích, và anh ấy không được diễn giải sai lầm điều gì anh ấy đang phân tích. Nếu anh ấy diễn giải sai lầm điều gì anh ấy đang phân tích, nó sẽ dẫn anh ấy đến những kết luận sai lầm và thế là thiết lập một nền tảng khác. Người phân tích phải có thể phân tích những suy nghĩ và những cảm thấy của anh ấy mà không có một sai lệch nhỏ nhiệm; và anh ấy không bỏ sót một bước nào trong sự phân tích của anh ấy, bởi vì thực hiện một bước sai lầm, tạo ra một kết luận sai lầm, là tái thiết lập một nền tảng theo một phương hướng khác hẳn, trên một mức độ khác hẳn. Vấn đề này cũng nảy sinh: liệu người phân tích khác biệt điều gì anh ấy phân tích? Người phân tích và điều được phân tích không là một hiện tượng kết hợp hay sao?

Chắc chắn người trải nghiệm và trải nghiệm là một hiện tượng kết hợp; chúng không là hai qui trình tách rời, vì vậy trước hết chúng ta hãy thấy sự khó khăn của phân tích. Hầu như không thể phân tích toàn nội dung của ý thức chúng ta, và vì vậy được tự do nhờ vào qui trình đó. Rốt cuộc, ai là người phân tích? Người phân tích không khác biệt, mặc dù anh ấy có lẽ nghĩ rằng anh ấy khác biệt, với sự việc mà anh ấy đang phân tích. Anh ấy có lẽ tự-tách rời chính anh ấy khỏi sự việc anh ấy phân tích, nhưng người phân tích là bộ phận của sự việc anh ấy phân tích. Tôi có một suy nghĩ, tôi có một cảm thấy – ví dụ, tôi tức giận. Người mà phân tích sự tức giận vẫn còn là bộ phận của sự tức giận, và thế là người phân tích cũng như vật được phân tích là một hiện tượng kết hợp, chúng không là hai lực lượng hay hai qui trình tách rời. Vì vậy sự khó khăn của phân tích về chính chúng ta, tháo gỡ, theo dõi về chính chúng ta từ trang này sang trang khác, canh chừng mỗi phản ứng, mỗi đáp trả, là mất thời gian và gian lao vô cùng. Vì vậy đó không là cách để làm tự do chúng ta khỏi nền tảng quá khứ, đúng chứ? Phải có một cách trực tiếp nhiều hơn, đơn giản nhiều hơn, và đó là điều gì bạn và tôi sẽ tìm ra. Với mục đích tìm ra, chúng ta phải loại bỏ điều giả dối và không bám vào nó. Thế là, sự phân tích khôngphương cách, và chúng ta phải được tự do khỏi qui trình của phân tích. 

Vậy thì bạn đã còn lại cái gì? Bạn quen với sự phân tích, phải không? Người quan sát đang quan sát – người quan sát và vật được quan sát là một hiện tượng kết hợp – người phân tích đang cố gắng phân tích cái anh ấy quan sát sẽ không làm tự do anh ấy khỏi cái nền tảng quá khứ của anh ấy. Nếu điều đó là như thế, và đúng là như vậy, bạn buông bỏ cái qui trình đó, đúng chứ? Nếu bạn thấy nó là một phương cách giả dối, nếu bạn nhận ra không chỉ bằng từ ngữ nhưng thực sự nó là một qui trình giả dối, vậy thì điều gì xảy ra cho sự phân tích của bạn? Bạn ngừng phân tích, phải không? Vậy thì bạn đã còn lại cái gi? Nhìn ngắm, theo sát nó, và bạn sẽ thấy người ta có thể được tự do khỏi nền tảng quá khứ mau lẹ và nhanh chóng biết chừng nào. Nếu đó không là phương cách, bạn còn lại cái gì nữa? Trạng thái của cái trí mà quen thuộc với sự phân tích, tìm hiểu, tìm kiếm, phân loại, rút ra những kết luậnvân vân là gì? Nếu qui trình đó đã kết thúc, trạng thái cái trí của bạn là gì?

Bạn nói rằng cái trí trống không. Hãy tiến tới sâu thêm nữa vào cái trí trống không đó. Nói cách khác, khi bạn loại bỏ cái gì được biết như giả dối, điều gì đã xảy ra cho cái trí của bạn? Rốt cuộc bạn đã loại bỏ cái gì? Bạn đã loại bỏ qui trình giả dối mà là kết quả của một nền tảng. Không phải như thế hay sao? Đột nhiên, như nó đã là, bạn đã loại bỏ toàn sự việc. Thế là cái trí của bạn, khi bạn loại bỏ qui trình phân tích cùng tất cả những hàm ý của nó và thấy nó như giả dối, được tự do khỏi ngày hôm qua và thế là có thể nhìn ngắm trực tiếp, không-trải qua qui trình của thời gian, và thế là loại bỏ nền tảng ngay tức khắc.

Đặt toàn câu hỏi này theo cách khác, suy nghĩ là kết quả của thời gian, phải không? Suy nghĩ là kết quả của môi trường sống, của những ảnh hưởng thuộc xã hộitôn giáo, mà tất cả là bộ phận của thời gian. Bây giờ, liệu suy nghĩ có thể được tự do khỏi thời gian? Đó là, suy nghĩ là kết quả của thời gian, liệu nó có thể ngừng lại và được tự do khỏi qui trình của thời gian? Suy nghĩ có thể được kiểm soát, được định hình; nhưng sự kiểm soát suy nghĩ vẫn còn trong lãnh vực của thời gianvì vậy khó khăn của chúng ta là: làm thế nào một cái trí mà là kết quả của thời gian, của nhiều ngàn hay hôm qua, ngay tức khắc có thể được tự do khỏi nền tảng phức tạp này? Bạn có thể được tự do khỏi nó, không phải ngày mai nhưng trong hiện tại, trong ngay lúc này. Việc đó có thể thực hiện được chỉ khi nào bạn nhận ra điều giả dối; và chắc chắn điều giả dối là qui trình phân tích, và đó là qui trình duy nhấtchúng ta có. Khi qui trình phân tích này hoàn toàn kết thúc, không phải qua sự ép buộc nhưng qua hiểu rõ sự giả dối không tránh khỏi của qui trình đó, vậy thì bạn sẽ phát hiện rằng cái trí của bạn tuyệt đối được tách khỏi quá khứ – mà không có nghĩa rằng bạn không nhận ra quá khứ, nhưng rằng cái trí của bạn không có sự hiệp thông trực tiếp cùng quá khứ. Thế là nó có thể tự-giải thoát chính nó khỏi quá khứ ngay tức khắc, ngay lúc này, và sự tách khỏi quá khứ này, sự tự do hoàn toàn khỏi ngày hôm qua này, không phải theo tuần tự đồng hồ nhưng theo tâm lý, là điều có thể xảy ra được; và đó là cách duy nhất để hiểu rõ sự thật

Trình bày nó một cách rất đơn giản, khi bạn muốn hiểu rõ cái gì đó, trạng thái cái trí của bạn là gì? Khi bạn muốn hiểu rõ người con của bạn, khi bạn muốn hiểu rõ người nào đó, điều gì đó mà người khác đang nói, trạng thái cái trí của bạn là gì? Bạn không đang phân tích, không đang phê bình, không đang nhận xét điều gì người khác đang nói; bạn đang lắng nghe, đúng chứ? Cái trí của bạn ở trong một trạng thái nơi qui trình của suy nghĩ không còn năng động nhưng rất tỉnh táo. Sự tỉnh táo đó không thuộc thời gian, đúng chứ? Bạn chỉ đang tỉnh thức, thâu nhận một cách thụ độngtuy nhiên vẫn tỉnh táo trọn vẹn; và chỉ trong trạng thái này mới có hiểu rõ. Khi cái trí bị kích động, đang tìm hiểu, đang lo âu, đang phân loại, đang phân tích, không có hiểu rõ. Khi có sự mãnh liệt để hiểu rõ, cái trí hoàn toàn yên lặng. Dĩ nhiên, điều này, bạn phải thử nghiệm, không phải thâu nhận những từ ngữ giải thích về nó của tôi, nhưng bạn có thể thấy rằng bạn càng phân tích nhiều bao nhiêu, bạn càng hiểu rõ ít hơn bấy nhiêu. Bạn có lẽ hiểu rõ những sự kiện nào đó, những trải nghiệm nào đó, nhưng toàn nội dung của ý thức không thể được trống không qua qui trình phân tích. Nó có thể được trống không chỉ khi nào bạn thấy được sự giả dối của sự tiếp cận qua phân tích. Khi bạn thấy điều giả dối như điều giả dối, vậy thì bạn bắt đầu thấy điều gì là sự thật; và chính sự thật sẽ giải thoát bạn khỏi nền tảng. 
 
 

25- VỀ HÀNH ĐỘNG KHÔNG Ý TƯỞNG
 

Câu hỏi: Để cho Sự thật hiện diện, ông ủng hộ hành động không-ý tưởng. Liệu có thể luôn luôn hành động không ý-tưởng, đó là, luôn luôn không một mục đích?

Krishnamurti: Hiện nay hành động của chúng ta là gì? Chúng ta có ý gì qua từ ngữ hành động? Hành động của chúng ta – điều gì chúng ta muốn làm hay muốn là – được đặt nền tảng trên ý tưởng, đúng chứ? Đó là tất cả mà chúng ta biết; chúng ta có những ý tưởng, những lý tưởng, những hứa hẹn, vô số công thức về chúng ta là gì và chúng ta không là gì. Nền tảng hành động của chúng ta là phần thưởng trong tương lai hay sợ hãi hình phạt. Chúng ta biết điều đó, đúng chứ? Hành động như thế đang gây tách rời, đang gây khép kín. Bạn có một ý tưởng của đạo đứctùy theo ý tưởng đó bạn sống, bạn hành động, trong sự liên hệ. Đối với bạn, sự liên hệ, thuộc tập thể hay cá thể, là hành động hướng về lý tưởng, hướng về đạo đức, hướng về thành tựuvân vân.

Khi hành động của tôi được đặt nền tảng trên một lý tưởng mà là một ý tưởng – như ‘Tôi phải can đảm’, ‘Tôi phải tuân theo kiểu mẫu’, ‘Tôi phải nhân từ’, ‘Tôi phải lo lắng cho xã hội’ và vân vâný tưởng đó định hình hành động của tôi, hướng dẫn hành động của tôi. Tất cả chúng ta đều nói, ‘Có một mẫu mực của đạo đức mà tôi phải tuân theo’; mà có nghĩa, ‘Tôi phải sống theo mẫu mực đó’. Vì vậy hành động được đặt nền tảng trên ý tưởng đó. Giữa hành động và ý tưởng có một khoảng trống, một phân chia, có một qui trình thời gian. Đó là như thế, phải không? Nói cách khác, tôi không nhân từ, tôi không thương yêu, không có sự tha thứ trong tâm hồn của tôi nhưng tôi cảm thấy tôi phải nhân từ. Vì vậy có một khoảng trống giữa tôi là gì và tôi nên là gì; chúng ta luôn luôn đang cố gắng kết nối khoảng trống đó. Đó là hoạt động của chúng ta, đúng chứ?

Bây giờ điều gì sẽ xảy ra nếu ý tưởng không tồn tại? Ngay tức khắc, bạn sẽ xóa sạch khoảng trống, đúng chứ? Bạn sẽ là cái gì bạn là. Bạn nói rằng ‘Tôi xấu xí, tôi phải trở nên đẹp đẽ; tôi sẽ làm gì đây?’ – mà là hành động được đặt nền tảng trên ý tưởng. Bạn nói rằng ‘Tôi không nhân từ, tôi phải trở nên nhân từ’. Vì vậy bạn giới thiệu ý tưởng tách rời khỏi hành động. Vì vậy không bao giờ hành động thực sự về cái gì bạn là, nhưng luôn luôn hành động được đặt nền tảng trên lý tưởng của cái gì bạn sẽ là. Con người dốt nát luôn luôn nói rằng anh ấy sẽ trở nên thông minh. Anh ấy ngồi làm việc, đấu tranh để trở thành; anh ấy không bao giờ ngừng lại, anh ấy không bao giờ nói ‘Tôi dốt nát’. Vì vậy hành động của anh ấy, mà được đặt nền tảng trên ý tưởng, không là hành động gì cả.

Hành động có nghĩa đang làm, đang chuyển động. Nhưng khi bạn có ý tưởng, nó chỉ là ý tưởng đang xảy ra, qui trình tư tưởng đang xảy ra liên quan đến hành động. Nếu khôngý tưởng, điều gì sẽ xảy ra? Bạn là cái gì bạn là. Bạn không nhân từ, bạn không tha thứ, bạn tàn ác, ngu xuẩn, không ý tứ. Liệu bạn có thể ở cùng điều đó? Nếu bạn làm được, vậy thì thấy điều gì xảy ra? Khi tôi công nhận rằng tôi không nhân từ, ngu xuẩn, điều gì xảy ra khi tôi tỉnh thức được nó là như thế? Không có nhân từ, không có thông minh hay sao? Khi tôi hoàn toàn công nhận trạng thái không nhân từ, không bằng từ ngữ, không hời hợt, khi tôi nhận ra tôi không nhân từ và không thương yêu, trong chính thấy cái gì là đó là có tình yêu? Tôi tức khắc trở thành nhân từ? Nếu tôi thấy sự cần thiết phải sạch sẽ, nó rất đơn giản: tôi đi rửa ráy. Nhưng nếu nó là một lý tưởng rằng tôi nên sạch sẽ, vậy thì điều gì xảy ra? Sự sạch sẽ bị trì hoãn hay không tự nhiên.

Hành động được đặt nền tảng trên ý tưởng rất giả tạo, nó không là hành động thực sự gì cả, chỉ là thực hiện ý tưởng, mà chỉ là qui trình-tư tưởng đang xảy ra.

Hành động mà thay đổi chúng ta như những con người, mà mang lại sự tái sinh, sự cứu rỗi, sự chuyển đổi – gọi nó bằng bất kỳ danh tánh nào bạn muốn – hành động như thế không được đặt nền tảng trên ý tưởng. Nó là hành động không liên quan đến chuỗi phần thưởng hay hình phạt. Hành động như thế là không-thời gian, bởi vì cái trí, mà là qui trình thời gian, qui trình tính toán, qui trình phân chia, qui trình tách rời, không chen vào nó. 

Câu hỏi này không dễ dàng được giải quyết. Hầu hết các bạn đặt ra những câu hỏi và chờ đợi một câu trả lời ‘đúng’ hay ‘sai’. Rất dễ dàng khi đặt những câu hỏi như thế này ‘Ông có ý gì?’ rồi sau đó ngồi ngả người ra và để cho tôi giải thích, nhưng nó gian lao vô cùng khi tìm ra đáp án cho chính các bạn, thâm nhập vấn đề thật sâu thẳm, thật rõ ràng và không có bất kỳ biến dạng, để cho vấn đề ngừng hiện diện. Điều đó chỉ có thể xảy ra khi cái trí thực sự yên lặng khi đối diện với vấn đề. Vấn đề, nếu bạn thương yêu nó, cũng đẹp đẽ như cảnh hoàng hôn. Nếu bạn đối nghịch với vấn đề, bạn sẽ không bao giờ hiểu rõ. Hầu hết chúng ta đều đối nghịch bởi vì chúng ta sợ hãi kết quả, sợ hãi điều gì có lẽ xảy ra nếu chúng ta tiến tới, vì vậy chúng ta mất đi ý nghĩaảnh hưởng của vấn đề
 
 

26- VỀ CÁI CŨ KỸ VÀ CÁI MỚI MẺ 

Câu hỏi: Khi tôi lắng nghe ông, tất cả dường như rõ ràng và mới mẻ. Ở nhà, tình trạng không yên ổn nhàm chán cũ kỹ tự-khẳng định nó. Có điều gì sai trái với tôi?

Krishnamurti: Điều gì thực sự đang xảy ra trong sống của chúng ta? Liên tục có sự thách thức và đáp trả. Đó là tồn tại, đó là sống, phải không? – một thách thức và đáp trả liên tục. Thách thức luôn luôn mới mẻ và đáp trả luôn luôn cũ kỹ. Tôi đã gặp bạn ngày hôm qua và bạn đến với tôi ngày hôm nay. Bạn khác hẳn, bạn được thay đổi, bạn đã thay đổi, bạn là mới mẻ; nhưng tôi có hình ảnh của bạn như bạn đã là ngày hôm qua. Vì vậy tôi dẫn dắt cái mới mẻ vào cái cũ kỹ. Tôi không gặp bạn mới mẻ lại nhưng tôi có hình ảnh của bạn ngày hôm qua, vì vậy đáp trả của tôi đến thách thức luôn luôn bị quy định. Ở đây, trong khoảnh khắc, bạn không còn là một người Ba la môn giáo, một người Thiên chúa giáo, người giai cấp cao hay bất kỳ người nào – bạn quên hết mọi thứ. Bạn chỉ đang lắng nghe, thâm nhập, cố gắng tìm ra. Khi bạn bắt đầu lại với sống hàng ngày của bạn, bạn trở thành cái tôi cũ kỹ của bạn – bạn quay lại trong công việc của bạn, giai cấp của bạn, hệ thống của bạn, gia đình của bạn. Nói cách khác cái mới mẻ luôn luôn đang được thẩm thấu bởi cái cũ kỹ, vào những thói quen, những phong tục, những ý tưởng, những truyền thống, những ký ức cũ kỹ. Không bao giờ có cái mới mẻ, bởi vì bạn luôn luôn đang gặp gỡ cái mới mẻ bằng cái cũ kỹ. Thách thức là mới mẻ nhưng bạn gặp gỡ nó bằng cái cũ kỹ. Vấn đề trong câu hỏi này là làm thế nào làm tự do suy nghĩ khỏi cái cũ kỹ để cho luôn luôn là mới mẻ. Khi bạn thấy một bông hoa, khi bạn thấy một khuôn mặt, khi bạn thấy bầu trời, một cái cây, một nụ cười, bạn sẽ gặp gỡ nó mới mẻ lại như thế nào? Tại sao chúng ta không gặp gỡ nó mới mẻ lại? Tại sao cái cũ kỹ thẩm thấu cái mới mẻ và thay đổi nó; tại sao cái mới mẻ không còn nữa khi bạn trở về nhà?

Sự đáp trả cũ kỹ nảy sinh từ người suy nghĩ. Người suy nghĩ không luôn luôn là cái cũ kỹ hay sao? Bởi vì suy nghĩ của bạn được hình thành trên quá khứ, khi bạn gặp gỡ cái mới mẻ chính là người suy nghĩ đang gặp gỡ nó; trải nghiệm của ngày hôm qua đang gặp gỡ nó. Người suy nghĩ luôn luôn là cái cũ kỹ. Vì vậy chúng ta quay lại cùng vấn đề trong một cách khác: làm thế nào giải thoát cái trí khỏi chính nó như người suy nghĩ? Làm thế nào loại bỏ được ký ức, không phải những ký ức thực tế nhưng ký ức tâm lý, mà là sự tích lũy của trải nghiệm? Nếu khôngtự do khỏi cặn bã của trải nghiệm, không thể thâu nhận cái mới mẻ. Để làm tự do tư tưởng, làm tự do qui trình suy nghĩvì vậy gặp gỡ cái mới mẻ là gian lao lắm – phải không – bởi vì tất cả những niềm tin của chúng ta, tất cả những truyền thống của chúng ta, tất cả những phương pháp trong giáo dục của chúng ta là một qui trình của bắt chước, mô phỏng, ghi nhớ, xây dựng kho lưu trữ của ký ức. Ký ức đó liên tục đang đáp trả đến cái mới mẻ; chúng ta gọi sự đáp trả của ký ức đó là suy nghĩsuy nghĩ đó gặp gỡ cái mới mẻ. Vì vậy làm thế nào có thể có cái mới mẻ? Chỉ khi nào không còn cặn bã của ký ức mới có thể có trạng thái mới mẻ, và có cặn bã khi trải nghiệm không hoàn tất, không chấm dứt, không kết thúc; đó là khi hiểu rõ về trải nghiệm không-trọn vẹn. Khi trải nghiệm trọn vẹn, không có cặn bã – đó là vẻ đẹp của sống. Tình yêu không là cặn bã, tình yêu không là trải ngiệm, nó là một trạng thái của đang là. Tình yêu mãi mãi mới mẻ. Vì vậy vấn đề của chúng ta là: liệu người ta có thể gặp gỡ cái mới mẻ liên tục, thậm chí ngay cả ở nhà? Chắc chắn người ta có thể. Muốn làm được điều đó, người ta phải tạo ra một cách mạng trong suy nghĩ, trong cảm thấy; bạn có thể tự do chỉ khi nào mỗi biến cố được giải thích từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, khi mọi phản ứng được hiểu rõ trọn vẹn, không chỉ lơ là quan sát nó rồi quên đi. Có tự do khỏi ký ức đang tích lũy chỉ khi nào mỗi suy nghĩ, mỗi cảm thấy được trọn vẹn, được hiểu rõ. Nói cách khác, khi mỗi suy nghĩcảm thấy được hiểu rõ, được hoàn tất, có một kết thúc và có một không gian giữa kết thúc đó và suy nghĩ kế tiếp. Trong không gian của yên lặng đó, có mới mẻ lại, trạng thái sáng tạo mới mẻ xảy ra.

Đây không là lý thuyết, đây không là không thực tế. Nếu bạn cố gắng hiểu rõ mỗi suy nghĩ và mỗi cảm thấy, bạn sẽ khám phá rằng nó thực tế lạ thường trong sống hàng ngày của bạn, bởi vì lúc đó bạn là mới mẻ và cái gì mới mẻ luôn luôn vĩnh hằng. Là mới mẻ là sáng tạo và là sáng tạohạnh phúc; một người hạnh phúc không lo âu dù anh ấy giàu có hay nghèo nàn, anh ấy không lưu tâm đến tầng lớp nào của xã hội, giai cấp nào hay quốc gia nào mà anh ấy phụ thuộc. Anh ấy không có những người lãnh đạo, không thần thánh, không đền chùa, không nhà thờ và vì vậy không cãi cọ, không kẻ thù

Chắc chắn đó là phương cách thực tế nhất để giải quyết được những khó khăn của chúng ta trong thế giới hỗn loạn hiện nay này. Chính do bởi chúng ta không-sáng tạo, trong ý nghĩa tôi đang sử dụng từ ngữ đó, nên chúng ta mới quá chống đối xã hội ở mọi mức độ khác nhau của ý thức chúng ta. Muốn rất thực tếhiệu quả trong những liên hệ thuộc xã hội của chúng ta, trong liên hệ của chúng ta với mọi thứ, người ta phải có hạnh phúc; không thể có hạnh phúc nếu khôngkết thúc; không thể có hạnh phúc nếu có một qui trình liên tục của đang trở thành. Trong kết thúc, có mới mẻ lại, tái sinh, một trạng thái mới mẻ, một trong sáng, một hân hoan.

Cái mới mẻ bị thẩm thấu vào cái cũ kỹ và cái cũ kỹ hủy diệt cái mới mẻ, chừng nào còn có nền tảng, chừng nào cái trí, người suy nghĩ còn bị quy định bởi tư tưởng của anh ấy. Muốn được tự do khỏi nền tảng, khỏi những ảnh hưởng bị quy định, khỏi ký ức, phải có tự do khỏi sự tiếp tục. Có sự tiếp tục chừng nào suy nghĩ và những cảm thấy không được kết thúc trọn vẹn. Bạn hoàn tất một suy nghĩ khi bạn theo đuổi suy nghĩ đó đến tận cùng của nó và thế là mang lại một kết thúc cho mỗi suy nghĩ, cho mỗi cảm thấy. Tình yêu không là thói quen, ký ức; tình yêu luôn luôn mới mẻ. Có thể gặp gỡ cái mới mẻ chỉ khi nào cái trí trong sáng; và cái trí không-trong sáng chừng nào còn có cặn bã của ký ức. Ký ức thuộc thực tế, cũng như thuộc tâm lý. Tôi không đang nói về ký ức thực tế nhưng về ký ức tâm lý. Chừng nào trải nghiệm còn không được hiểu rõ trọn vẹn, có cặn bã, mà là cái cũ kỹ, mà thuộc ngày hôm qua, sự việc mà là quá khứ; quá khứ luôn luôn đang thẩm thấu cái mới mẻ và vì vậy đang hủy diệt cái mới mẻ. Chỉ khi nào cái trí được tự do khỏi cái cũ kỹ nó mới gặp gỡ mọi thứ mới mẻ lại, và trong đó có hân hoan
 
 
 

27- VỀ ĐẶT TÊN 

Câu hỏi: Làm thế nào người ta có thể nhận biết được một cảm xúc mà không đặt tên hay cho nó nhãn hiệu? Nếu tôi nhận biết được một cảm thấy, dường như tôi biết cảm thấy đó là gì hầu như ngay tức khắc sau khi nó nảy sinh. Hay ông có ý gì đó khác hẳn khi ông nói, ‘ Đừng đặt tên’?

Krishnamurti: Tại sao chúng ta đặt tên bất kỳ thứ gì? Tại sao chúng ta cho một nhãn hiệu đến một bông hoa, đến một con người, đến một cảm thấy? Hoặc để chuyển tải những cảm thấy của người ta, để diễn tả bông hoa và vân vânvân vân; hay để đồng hóa chính người ta cùng cảm thấy đó. Đó không là như thế hay sao? Tôi đặt tên cái gì đó, một cảm thấy, để chuyển tải nó. ‘Tôi tức giận.’ Hay tôi đồng hóa chính tôi với cảm thấy đó với mục đích để củng cố nó hay làm tan biến nó hay làm điều gì đó về nó. Chúng ta cho một cái tên đến cái gì đó, đến một bông hoa hồng, để chuyển tải nó đến những người khác hay, bằng cách cho nó một cái tên, chúng ta nghĩ rằng chúng ta đã hiểu rõ nó. Chúng ta nói, ‘Đó là một bông hồng’, mau lẹ nhìn nó và tiếp tục. Bằng cách cho nó một cái tên, chúng ta nghĩ rằng chúng ta đã hiểu rõ nó; chúng ta đã phân loại nó và nghĩ rằng nhờ đó chúng ta đã hiểu rõ toàn nội dung và vẻ đẹp của bông hoa đó.

Bằng cách cho một cái tên đến cái gì đó, chúng ta chỉ đặt nó vào một bảng phân loại và chúng ta nghĩ rằng chúng ta đã hiểu rõ nó; chúng ta không quan sát nó tỉ mỉ hơn. Tuy nhiên, nếu chúng ta không cho nó một cái tên, chúng ta bị bắt buộc phải nhìn nó. Đó là, chúng ta tiếp cận bông hoa hay bất kỳ thứ gì bằng một trạng thái mới mẻ, bằng một chất lượng tìm hiểu mới mẻ; chúng ta quan sát nó như thể chúng ta chưa bao giờ nhìn thấy nó trước kia. Đặt tên là một phương cách rất tiện lợi để gạt bỏ những sự việc và những con người – bằng cách nói rằng họ là người Đức, người Nhật, người Mỹ, người Ấn độ, bạn có thể cho họ một nhãn hiệu và hủy diệt cái nhãn hiệu. Nếu bạn không cho một nhãn hiệu đến con người, bạn bị bắt buộc phải quan sát họ và thế là sẽ khó khăn nhiều lắm khi giết chết một ai đó. Bạn có thể hủy diệt cái nhãn hiệu bằng một quả bom và cảm thấy đúng đắn, nhưng nếu bạn không cho một nhãn hiệu và vì vậy phải thấy sự việc một cách cá thể – dù nó là một con người hay một bông hoa hay một biến cố hay một cảm xúcvậy thì bạn bị bắt buộc phải suy nghĩ sự liên hệ của bạn với nó, và với hành động theo sau. Vì vậy đặt tên hay cho nó một nhãn hiệu là một cách rất tiện lợi để dẹp bỏ bất kỳ điều gì, để khước từ, chỉ trích hay biện hộ nó. Đó là một khía cạnh của câu hỏi.

Mấu chốt mà từ đó bạn đặt tên là gì, trung tâm mà luôn luôn đang đặt tên, đang chọn lựa, đang xếp loại là gì. Tất cả chúng ta đều cảm thấy có một trung tâm, một mấu chốt, mà từ đó chúng ta đang hành động, từ đó chúng ta đang nhận xét, từ đó chúng ta đang đặt tên, đúng chứ? Trung tâm đó, mấu chốt đó là gì? Một số người muốn nghĩ nó là một bản thể thuộc tinh thần, Thượng đế, hay bất kỳ điều gì bạn muốn. Vì vậy chúng ta hãy tìm xem mấu chốt đó, trung tâm đó, mà đang đặt tên, đang quy định, đang nhận xét là gì. Chắc chắn mấu chốt đó là ký ức, đúng chứ? Một chuỗi của những cảm xúc, được nhận dạng và được khép kín – quá khứ được cho sự sống qua hiện tại. Mấu chốt đó, trung tâm đó, cho thông tin trên hiện tại qua việc đặt tên, xếp loại, nhớ lại.

Khi chúng ta tìm hiểu nó, chẳng mấy chốc chúng ta sẽ thấy rằng chừng nào trung tâm này, mấu chốt này, còn tồn tại, không thể có hiểu rõ. Chỉ nhờ vào sự tan biến của mấu chốt này mới có hiểu rõ, bởi vì, rốt cuộc, mấu chốt đó là ký ức; ký ức của vô vàn trải nghiệm mà đã được cho những cái tên, những nhãn hiệu, những nhận dạng. Cùng những trải nghiệm được đặt tên và được phân loại đó, từ trung tâm đó, có sự chấp nhận và sự phủ nhận, sự khẳng định để là hay không là, tùy theo những cảm xúc, những vui thú và những đau khổ của ký ức về những trải nghiệm. Vì vậy trung tâm đó là từ ngữ. Nếu bạn không đặt tên trung tâm đó, liệu có một trung tâm hay sao? Đó là nếu bạn không suy nghĩ dựa vào những từ ngữ, nếu bạn không sử dụng những từ ngữ, bạn có thể suy nghĩ hay sao? Suy nghĩ hiện diện qua qui trình từ ngữ hóa; hay qui trình từ ngữ hóa bắt đầu phản ứng đến suy nghĩ? Trung tâm, mấu chốt là ký ức của vô vàn trải nghiệm của vui thú và đau khổ, được từ ngữ hóa. Hãy quan sát nó trong chính bạn, thưa bạn, và bạn sẽ thấy những từ ngữ đó đã trở thành quan trọng nhiều hơn, những nhãn hiệu đã trở thành quan trọng nhiều hơn, thực thể; và chúng ta sống bằng những từ ngữ.

 Đối với chúng ta, những từ ngữ như sự thật, Thượng đế, đã trở nên rất quan trọng – hay sự cảm thấy mà những từ ngữ kia miêu tả. Khi chúng ta nói từ ngữ ‘người Mỹ’, ‘người Thiên chúa giáo’, ‘người Ấn độ giáo’ hay từ ngữ ‘tức giận’ – chúng tatừ ngữ đang miêu tả sự cảm thấy đó. Nhưng chúng ta không biết cảm thấy đó là gì, bởi vì từ ngữ đã trở thành quan trọng. Khi bạn gọi mình là một người Phật giáo, một người Thiên chúa giáo, từ ngữ đó có nghĩa gì, ý nghĩa đằng sau từ ngữ đó là gì, điều đó bạn không bao giờ tìm hiểu, đúng chứ? Trung tâm, mấu chốt của chúng tatừ ngữ, nhãn hiệu. Nếu nhãn hiệu không quan trọng, nếu điều gì quan trọng là cái đằng sau nhãn hiệu, vậy thì bạn có thể tìm hiểu nhưng nếu bạn bị đồng hóa cùng nhãn hiệu và bị trói buộc bởi nó, bạn không thể tiến tới. Và chúng ta bị đồng hóa cùng nhãn hiệu: ngôi nhà, hình dáng, danh tánh, đồ đạc, tài khoản ngân hàng, những quan điểm của chúng ta, những kích thích của chúng tavân vânvân vân. Chúng ta là tất cả những sự việc đó – những sự việc đó được miêu tả bởi một cái tên. Những sự việc đã trở thành quan trọng, những cái tên, những nhãn hiệu; và thế là trung tâm, mấu chốt, là từ ngữ

Nếu khôngtừ ngữ, không có nhãn hiệu, có trung tâm hay sao? Có một tan biến, có một trống không – không phải sự trống không của sợ hãi, mà là một sự việc hoàn toàn khác hẳn. Có một ý thức của hiện diện như ‘không là gì cả’; bởi vì bạn đã xóa sạch tất cả những nhãn hiệu, hay nói khác hơn, bởi vì bạn đã hiểu rõ tại sao bạn cho những nhãn hiệu đến những cảm thấy và những ý tưởng; bạn hoàn toàn mới mẻ, đúng chứ? Không có trung tâm từ đó bạn đang hành động. Trung tâm, mà là từ ngữ, đã tan biến. Nhãn hiệu đã bị xóa sạch, và bạn ở đâu như trung tâm? Bạn vẫn còn ở đó, nhưng đã có một thay đổi. Thay đổi đó hơi hơi gây kinh hãi; vì vậy, bạn không muốn tiếp tục tiến tới cùng cái gì thậm chí được hàm ý trong nó; bạn đang bắt đầu nhận xét nó rồi, quyết định liệu bạn ưa thích nó hay không-ưa thích nó. Bạn không tiếp tục tiến tới cùng sự hiểu rõ điều gì đang đến nhưng bạn đang nhận xét rồi, mà có nghĩa bạn có một trung tâm mà từ đó bạn đang hành động. Thế là bạn lưu lại cố định cái khoảnh khắc bạn nhận xét; những từ ngữ ‘ưa thích’ và ‘không-ưa thích’ trở thành quan trọng. Nhưng điều gì xảy ra khi bạn không đặt tên? Bạn nhìn vào một cảm xúc, một cảm giác, một cách trực tiếp nhiều hơn và vì vậy có một liên hệ hoàn toàn khác hẳn với nó, một cách chính xác như bạn có đối với một bông hoa khi bạn không đặt tên nó. Bạn bị bắt buộc phải nhìn ngắm nó mới mẻ. Khi bạn không đặt tên một nhóm người, bạn bị bắt buộc phải nhìn ngắm mỗi bộ mặt cá thể và không còn đối xử với tất cả họ như một tập thể. Vì vậy bạn tỉnh táo nhiều hơn, nhìn ngắm nhiều hơn, hiểu rõ nhiều hơn; bạn có một ý thức sâu đậm hơn của trắc ẩn, tình yêu; nhưng nếu bạn đối xử với tất cả họ như một tập thể, nó không còn nữa.

Nếu bạn không đặt tên, bạn phải lưu tâm mọi cảm thấy khi nó nảy sinh. Khi bạn đặt tên, cảm thấy đó khác hẳn cái tên? Hay cái tên đánh thức cảm thấy? Làm ơn hãy suy nghĩ nó kỹ càng. Khi chúng ta đặt tên, hầu hết chúng ta củng cố thêm cảm thấy. Cảm thấy và đặt tên xảy ra tức khắc. Nếu có một khoảng ngừng giữa đặt tên và cảm thấy, vậy thì bạn có thể phát giác liệu rằng cảm thấy có khác biệt đặt tên, và vậy là bạn có thể tiếp cận ‘cảm thấy’ mà không đặt tên nó.
 Vấn đề là như thế này, làm thế nào được tự do khỏi một cảm thấychúng ta đặt tên, như sự tức giận, phải không? Không phải làm thế nào khuất phục nó, thăng hoa nó, kiềm chế nó, tất cả đều quá ngớ ngẩn và không-chín chắn; nhưng làm thế nào thực sự được tự do khỏi nó? Muốn thực sự được tự do khỏi nó, chúng ta phải tìm được liệu từ ngữ quan trọng hơn cảm thấy. Từ ngữ ‘tức giận’ có ý nghĩa nhiều hơn chính cảm thấy. Muốn thực sự tìm được điều đó, phải có một khoảng ngừng giữa cảm thấy và đặt tên. Đó là một nhiệm vụ.

Nếu tôi không đặt tên một cảm thấy, đó là nói rằng, nếu suy nghĩ không đang vận hành chỉ bởi vì những từ ngữ, hay nếu tôi không suy nghĩ dựa vào những từ ngữ, những hình ảnh hay những biểu tượng, mà hầu hết chúng ta đều làm – vậy thì điều gì xảy ra? Vậy thì chắc chắn cái trí không chỉ là người quan sát. Khi cái trí không đang suy nghĩ dựa vào những từ ngữ, những biểu tượng, những hình ảnh; không có người suy nghĩ tách rời khỏi suy nghĩ, mà là từ ngữ. Vậy thì cái trí là yên lặng, đúng chứ? – không phải được làm yên lặng, nó là yên lặng. Khi cái trí thực sự yên lặng, vậy là những cảm thấy nảy sinh có thể được giải quyết ngay tức khắc. Chỉ khi nào chúng ta đặt những cái tên cho những cảm thấyvì vậy củng cố chúng thì những cảm thấy đó mới có sự tiếp tục; chúng được lưu trữ trong trung tâm, từ đó chúng ta cho những cái tên nhiều thêm nữa, hoặc để củng cố hoặc để chuyển tải chúng.

Khi cái trí không còn là trung tâm, bởi vì người suy nghĩ được tạo thành bởi những từ ngữ, bởi những trải nghiệm quá khứ – tất cả đều là những kỷ niệm, những nhãn hiệu, được lưu trữ và đặt trong những bảng phân loại, trong những ngăn chật hẹp – khi nó không làm bất kỳ sự việc đó, vậy thì, chắc chắn cái trí là yên lặng. Nó không còn bị trói buộc, nó không còn là một trung tâm như cái tôi – ngôi nhà của tôi, thành tựu của tôi, công việc của tôi – mà vẫn còn là những từ ngữ, đang kích thích cảm thấy, và vì vậy đang củng cố ký ức. Khi không có những sự việc này đang xảy ra, cái trí rất yên lặng. Trạng thái đó không là tiêu cực. Trái lại, khi đến được mấu chốt đó, bạn phải trải qua tất cả điều này, mà là một nhiệm vụ gian nan; nó không phải là đang học hành một vài bộ từ ngữ và đang lặp lại chúng giống như một em học sinh – ‘không đặt tên’, ‘không đặt tên’. Để theo sát tất cả những hàm ý của nó, để trải nghiệm nó, để thấy cái trí vận hành như thế nào và vì vậy đến được mấu chốt khi bạn không còn đặt tên, mà có nghĩa không còn là một trung tâm tách khỏi suy nghĩchắc chắn toàn tiến hành này là thiền định thực sự. 

Khi cái trí thực sự yên lặng, vậy là cái vô hạn có thể hiện diện. Bất kỳ qui trình nào khác, bất kỳ tìm kiếm nào khác về sự thật, chỉ là tự-chiếu rọi, tự-tạo tác và vì vậy không thực sự. Nhưng tiến hành này rất gian nan, và nó có ý rằng cái trí phải luôn luôn tỉnh thức được mọi sự việc đang xảy ra bên trong đối với nó. Muốn đến được mấu chốt này, không thể có phê bình hay biện hộ từ khởi đầu đến kết thúc – không phải rằng đây là một kết thúc. Không có kết thúc, bởi vì có cái gì đó lạ thường vẫn đang xảy ra. Đây không là sự hứa hẹn. Nó dành cho bạn để thử nghiệm, để thâm nhập vào chính bạn sâu thẳm hơn và sâu thẳm hơn và sâu thẳm hơn, để cho nhiều tầng của trung tâm được tan biến, và bạn có thể thực hiện nó một cách mau lẹ hay lười biếng. Nó gây hứng thú lạ thường khi nhìn ngắm qui trình của cái trí, cách nó lệ thuộc vào những từ ngữ, cách những từ ngữ kích động ký ức hay đánh thức những trải nghiệm chết rồi và trao sự sống cho chúng. Trong qui trình đó cái trí đang sống hoặc trong tương lai hoặc trong quá khứ. Vì vậy những từ ngữ có một ý nghĩa cực kỳ, thuộc thần kinh cũng như thuộc tâm lý. Và làm ơn đừng học hành tất cả điều này từ tôi hay từ một quyển sách. Bạn không thể học hành nó từ một người khác hay tìm được nó trong một quyển sách. Điều gì bạn học hành hay tìm được trong một quyển sách sẽ không là sự thật. Nhưng bạn có thể trải nghiệm nó, bạn có thể nhìn ngắm chính bạn đang hành động, nhìn ngắm chính bạn đang suy nghĩ, thấy bạn đang suy nghĩ như thế nào, bạn đang đặt tên ‘cảm thấy’ mau lẹ như thế nào khi nó nảy sinh – và nhìn ngắm toàn qui trình giải thoát cái trí khỏi trung tâm của nó. Vậy thì cái trí, vì là yên lặng, có thể thâu nhận cái vĩnh hằng.
 
 

28- VỀ CÁI ĐÃ ĐƯỢC BIẾT VÀ
 CÁI KHÔNG BIẾT ĐƯỢC

Câu hỏi: Cái trí của chúng ta chỉ biết ‘cái đã được biết’. Cái gì trong chúng ta mà thúc giục chúng ta tìm ra ‘cái không biết được’, sự thật, Thượng đế?

Krishnamurti: Cái trí của bạn thúc giục hướng đến cái không biết được hay sao? Có một thôi thúc trong chúng ta về phía cái không biết được, sự thật, Thượng đế? Làm ơn hãy suy nghĩ nó một cách nghiêm túc. Đây không là một câu hỏi hoa mỹ nhưng chúng ta hãy thực sự tìm ra. Có một thôi thúc bên trong mỗi người chúng ta để tìm ra cái không biết được hay sao? Có à? Làm thế nào bạn có thể tìm ra cái không biết được? Nếu bạn không biết nó, làm thế nào bạn tìm ra nó? Có một thôi thúc cho sự thật, hay nó chỉ là một ham muốn cho cái đã được biết, được lan rộng? Bạn hiểu tôi có ý gì chứ? Tôi đã biết nhiều thứ; chúng đã không cho tôi hạnh phúc, thỏa mãn, hân hoan. Vì vậy bây giờ tôi đang muốn cái gì đó khác mà sẽ cho tôi hân hoan nhiều hơn, hạnh phúc nhiều hơn, sinh lực nhiều hơn – bất kỳ điều gì bạn muốn. Liệu cái đã được biết, mà là cái trí của tôi – bởi vì cái trí của tôi là cái đã được biết, kết quả của quá khứ – liệu cái trí đó có thể tìm kiếm cái không biết được? Nếu tôi không biết sự thật, cái không biết được, làm thế nào tôi có thể tìm kiếm nó? Chắc chắn nó phải đến, tôi không phải tìm kiếm nó. Nếu tôi tìm kiếm nó, tôi đang tìm kiếm cái gì đó mà là cái đã được biết, được chiếu rọi bởi cái tôi.

Vấn đề của chúng ta không phải là: cái gì trong chúng tathúc đẩy chúng ta tìm kiếm cái không biết được – điều đó đã rõ ràng rồi. Chính là ham muốn riêng của chúng ta để có nhiều an toàn hơn, nhiều vĩnh cửu hơn, nhiều cố định hơn, nhiều hạnh phúc hơn, để tẩu thoát khỏi phiền muộn, khỏi đau khổ, hoang mang. Đó là động cơ rõ ràng của chúng ta. Khi có động cơ đó, thôi thúc đó, bạn sẽ tìm ra một tẩu thoát tuyệt vời, một chỗ ẩn náu tuyệt vời – trong Phật, trong Chúa hay trong những khẩu hiệu chính trị và mọi chuyện của nó. Đó không là sự thật; đó không là cái không thể biết được, cái không biết được. Vì vậy thôi thúc cho cái không biết được phải kết thúc, tìm kiếm cái không biết được phải ngừng lại; mà có nghĩa rằng phải có hiểu rõ về cái đã được biết chồng chất, mà là cái trí. Cái trí phải hiểu rõ về chính nó như cái đã được biết, bởi vì đó là tất cả mà nó biết. Bạn không thể suy nghĩ về cái gì đó mà bạn không biết. Bạn chỉ có thể suy nghĩ về cái gì đó mà bạn biết.

Khó khăn của chúng ta là cho cái trí không tiếp tục trong cái đã được biết; điều đó chỉ có thể xảy ra khi cái trí hiểu rõ về chính nó và về làm thế nào tất cả chuyển động của nó từ quá khứ, đang chiếu rọi chính nó qua hiện tại sang tương lai. Nó là một chuyển động liên tục của cái đã được biết; liệu chuyển động đó có thể được kết thúc? Nó có thể kết thúc chỉ khi nào hệ thống máy móc của qui trình riêng của nó được hiểu rõ, chỉ khi nào cái trí hiểu rõ về chính nó và những công việc của nó, những phương cách của nó, những mục đích của nó, những theo đuổi của nó, những đòi hỏi của nó – không chỉ những đòi hỏi trên bề mặt mà còn những thôi thúc và những động cơ sâu thẳm bên trong. Đây là một nhiệm vụ gian nan. Không chỉ trong một gặp gỡ hay tại một giảng thuyết hay trong đọc một quyển sách mà bạn sẽ tìm được nó. Trái lại nó cần liên tục cảnh giác, liên tục nhận biết được mọi chuyển động của suy nghĩ – không chỉ khi bạn đang thức giấc mà cũng còn khi bạn đang ngủ. Nó phải là một tiến hành tổng thể, không phải là một qui trình từng phần, thỉnh thoảng.

Cũng vây, ý định phải đúng đắn. Đó là phải chấm dứt sự mê tín rằng phía bên trong tất cả chúng ta đều mong muốn cái không biết được. Chính là một ảo tưởng khi suy nghĩ rằng tất cả chúng ta đang tìm kiếm Thượng đếchúng ta không tìm kiếm Thượng đế. Chúng ta không phải tìm kiếm ánh sáng. Sẽ có ánh sáng khi không còn bóng tối, và qua bóng tối chúng ta không thể tìm ra ánh sáng. Tất cả mọi điều chúng ta có thể làm là xóa sạch những cản trở mà tạo ra bóng tối, và việc xóa sạch tùy thuộc vào ý định. Nếu bạn đang xóa sạch chúng với mục đích để thấy ánh sáng, vậy thì bạn không đang xóa sạch cái gì cả, bạn chỉ đang thay thế từ ngữ ánh sáng thay vì bóng tối. Thậm chí khi nhìn vượt khỏi bóng tối là một tẩu thoát khỏi bóng tối.

Chúng ta phải suy nghĩ không phải cái gì đang thúc đẩy chúng ta, nhưng tại sao chúng ta lại ở trong tình trạng hoang mang như thế, phiền muộn như thế, ganh đua như thế và thù hận như thế – tất cả những sự việc ngu xuẩn của sự tồn tại của chúng ta. Khi những điều này không còn, vậy thì có ánh sáng, chúng ta không phải tìm kiếm nó. Khi dốt nát tan biến, có thông minh. Những người dốt nát cố gắng trở thành thông minh vẫn còn là dốt nát. Dốt nát không bao giờ có thể biến thành thông minh; chỉ khi nào dốt nát chấm dứt thì mới có thông minh, trí tuệ. Con người dốt nát mà cố gắng trở thành thông minh, thông thái, chắc chắn không bao giờ có thể được. Muốn biết cái gì là dốt nát, người ta phải tìm hiểu nó, không phải trên bề mặt, nhưng trọn vẹn, hoàn toàn, sâu thẳm, sâu sắc; người ta phải tìm hiểu tất cả những tầng khác nhau của dốt nát và khi dốt nát không còn, thông minh hiện diện.

Vì vậy rất quan trọng phải tìm ra, không phải liệu có cái gì đó nhiều hơn nữa, cái gì đó to tát hơn cái đã được biết, mà đang thôi thúc chúng ta hướng về cái không biết được, nhưng thấy cái gì trong chúng ta mà đang tạo ra sự hoang mang, những chiến tranh, những khác biệt giai cấp, sự kênh kiệu, sự chạy theo những người nổi tiếng, sự tích lũy hiểu biết, sự tẩu thoát qua âm nhạc, qua nghệ thuật, qua quá nhiều cách. Chắc chắn, rất quan trọng phải thấy chúng như chúng là, và quay lại chính chúng ta như chúng ta là. Từ đó chúng ta có thể tiếp tục tiến tới. Vậy thì, xóa sạch cái đã được biết tương đối dễ dàng. Khi cái trí yên lặng, khi nó không còn đang chiếu rọi chính nó vào tương lai, ao ước cho cái gì đó; khi cái trí thực sự yên lặng, an bình sâu thẳm, cái không biết được hiện diện. Bạn không thể tìm kiếm nó. Bạn không thể mời mọc nó. Cái bạn mời mọc chỉ là cái bạn biết. Bạn không thể mời mọc một người khách không quen biết. Bạn chỉ có thể mời mọc người bạn quen biết. Nhưng bạn không biết cái không biết được, Thượng đế, sự thật, hay từ ngữ gì bạn muốn. Nó phải đến. Nó chỉ có thể hiện diện khi cánh đồng đúng đắn, khi mảnh đất được dọn dẹp sạch sẽ, nhưng nếu bạn dọn dẹp với mục đích để cho nó đến, vậy thì bạn sẽ không có nó. 

Vấn đề của chúng ta không phải tìm kiếm cái không thể biết được bằng cách nào, nhưng hiểu rõ những qui trình tích lũy của cái trí, mà luôn luôn là cái đã được biết. Đó là một nhiệm vụ gian nan: mà đòi hỏi sự chú ý liên tục, một tỉnh táo liên tục mà trong đó không có ý thức của xao nhãng, của nhận dạng, của chỉ trích; nó là đang hiện diện cùng cái gì là. Chỉ đến lúc đó cái trí có thể yên lặng. Không thiền định nào, kỷ luật nào, có thể làm cho cái trí yên lặng, trong ý nghĩa thực sự của từ ngữ. Chỉ khi nào cơn gió ngừng lại cái hồ mới lặng yên. Bạn không thể làm cho cái hồ lặng yên. Công việc của chúng ta không phải là theo đuổi cái không thể biết được nhưng hiểu rõ sự hoang mang, sự phiền muộn, sự đau khổ, trong chính chúng ta; và rồi cái sự việc đó âm thầm hiện diện, trong đó có hân hoan.
 
 

29- SỰ THẬTDỐI TRÁ

Câu hỏi: Làm thế nào sự thật, như ông đã nói, khi được lặp lại, trở thành một dối trá? Cái gì thực sự là một dối trá? Tại sao lại sai trái khi dối trá? Đây không là một vấn đề tinh tế và sâu sắc trên tất cả mọi mức độ của sự tồn tại của chúng ta hay sao?

Krishnamurti: Có hai câu hỏi nơi đây, vì vậy chúng ta hãy tìm hiểu câu hỏi đầu tiên, đó là: khi một sự thật được lặp lại, làm thế nào nó trở thành một dối trá? Chúng ta lặp lại cái gì? Bạn có thể lặp lại một hiểu rõ, hay sao? Tôi hiểu rõ cái gì đó. Tôi có thể lặp lại nó? Tôi có thể diễn tả nó ra từ ngữ, tôi có thể truyền đạt nó nhưng chắc chắn trải nghiệm không là cái gì được lặp lại, đúng chứ? Chúng ta bị trói buộc trong từ ngữ và mất đi ý nghĩa của trải nghiệm. Nếu bạn đã có một trải nghiệm, bạn có thể lặp lại nó hay sao? Bạn có lẽ muốn lặp lại nó, bạn có lẽ có ham muốn cho sự lặp lại của nó, cho cảm giác của nó, nhưng ngay khi bạn có một trải nghiệm, nó qua rồi, nó không thể được lặp lại. Điều gì có thể được lặp lại là cảm giáctừ ngữ liên quan mà trao sự sống cho cảm giác đó. Bất hạnh thay, bởi vì hầu hết chúng ta đều là những người tuyên truyền, chúng ta bị trói buộc trong sự lặp lại của từ ngữ. Vì vậy chúng ta sống dựa vào từ ngữsự thật bị khước từ. 

Ví dụ, cảm giác của tình yêu. Bạn có thể lặp lại nó hay sao? Khi bạn nghe những từ ngữ ‘Hãy thương yêu người hàng xóm của bạn’, đó là một sự thật đối với bạn? Nó là sự thật khi nào bạn có thương yêu người hàng xóm; và tình yêu đó không thể được lặp lại ngoại trừ chỉ là từ ngữ. Tuy nhiên hầu hết chúng ta đều hạnh phúc, mãn nguyện, với sự lặp lại ‘Hãy thương yêu người hàng xóm của bạn’ hay ‘Đừng tham lam’. Vì vậy sự thật của một người khác hay một trải nghiệm thực sự mà bạn đã có, chỉ qua sự lặp lại, không trở thành một sự thật. Trái lại, sự lặp lại ngăn cản sự thật. Chỉ lặp lại những ý tưởng nào đó không là sự thật

Khó khăn trong việc này là hiểu rõ câu hỏi mà không suy nghĩ dựa vào điều đối nghịch. Một dối trá không là cái gì đó đối nghịch với sự thật. Người ta có thể thấy sự thật của điều gì đang được nói, không phải trong đối nghịch hay trong tương phản, như một dối trá hay một sự thật; nhưng chỉ thấy rằng hầu hết chúng ta đều lặp lại mà không có hiểu rõ. Ví dụ, chúng ta đã bàn luận về việc đặt tên hay không đặt tên một cảm giácvân vân. Nhiều người trong các bạn sẽ lặp lại nó, tôi chắc chắn, suy nghĩ rằng nó là ‘sự thật’. Bạn sẽ không bao giờ lặp lại một trải nghiệm nếu nó là một trải nghiệm trực tiếp. Bạn có lẽ truyền đạt nó nhưng khi nó là một trải nghiệm thực sự những cảm giác đằng sau nó đều biến mất, nội dung cảm giác đằng sau những từ ngữ hoàn toàn tan biến.

Ví dụ, ý tưởng rằng người suy nghĩsuy nghĩ là một. Nó có lẽ là một sự thật đối với bạn, bởi vì bạn đã trải nghiệm trực tiếp nó. Nếu tôi lặp lại nó, nó sẽ không là sự thật, đúng chứ? – làm ơn hãy hiểu, sự thật không như đối nghịch dối trá. Nó sẽ không thực, nó chỉ là sự lặp lại và vì vậy sẽ không có ý nghĩa. Bạn thấy, bằng sự lặp lại chúng ta tạo ra một giáo điều, chúng ta xây dựng một nhà thờ và trong đó chúng ta tìm một chỗ ẩn núp. Từ ngữ và không-sự thật, trở thành ‘sự thật’. Từ ngữ không là sự việc. Đối với chúng ta, sự việc là từ ngữ và đó là lý do tại sao người ta phải rất cẩn thận không nên lặp lại điều gì đó mà người ta không thực sự hiểu rõ. Nếu bạn hiểu rõ điều gì đó, bạn có thể truyền đạt nó, nhưng những từ ngữ và ký ức đã làm mất đi sự quan trọng thuộc cảm giác của chúng. Vì vậy nếu người ta hiểu rõ điều đó, trong nói chuyện thông thường, tầm nhìn của người ta, từ ngữ của người ta, thay đổi.

chúng ta đang tìm kiếm sự thật qua hiểu rõ về chính mình và không là những người tuyên truyền, rất quan trọng phải hiểu rõ điều này. Qua sự lặp lại người ta làm mê hoặc chính người ta bằng những từ ngữ hay bằng những cảm giác. Người ta bị trói buộc trong những ảo tưởng. Muốn được tự do khỏi điều dó, rất cần thiết phải trải nghiệm trực tiếp và muốn trải nghiệm trực tiếp, người ta phải tỉnh thức được chính mình trong qui trình của sự lặp lại, của những thói quen, của những từ ngữ, của những cảm giác. Tỉnh thức đó cho người ta một tự do lạ thường, để cho có thể có một mới mẻ lại, một trải nghiệm liên tục, một trong sáng.

Câu hỏi khác là: ‘Cái gì thực sự là một dối trá? Tại sao lại sai trái khi dối trá? Đây không là một vấn đề tinh tế và sâu sắc trên mọi mức độ của sự tồn tại của chúng ta hay sao?’

Một dối trá là gì? Một mâu thuẫn, một tự-mâu thuẫn, đúng chứ? Người ta có thể mâu thuẫn, nhận biết được hay không nhận biết được; nó có thể hoặc cố ý hay vô tình; mâu thuẫn có thể rất, rất tinh tế hay rõ ràng. Khi sự phân chia trong mâu thuẫn rất lớn lao, lúc đó hoặc người ta trở nên mất cân bằng hoặc người ta nhận ra sự phân chia và bắt đầu sửa chữa nó.

Muốn hiểu rõ vấn đề này, một dối trá là gì và tại sao chúng ta dối trá, người ta phải tìm hiểu nó mà không suy nghĩ dựa vào một đối nghịch. Liệu chúng ta có thể quan sát vấn đề mâu thuẫn này trong chính chúng ta và không cố gắng để không-mâu thuẫn? Khó khăn của chúng ta trong việc tìm hiểu câu hỏi này là chúng ta quá sẵn lòng phê bình một dối trá, đúng chứ? Nhưng muốn hiểu rõ nó, liệu chúng ta có thể suy nghĩ về nó mà không dựa vào sự thậtgiả dối, nhưng cái gì là sự mâu thuẫn. Tại sao chúng ta mâu thuẫn? Tại sao có mâu thuẫn trong chính chúng ta? Liệu không có một gắng sức để sống theo một khuôn mẫu, theo một kiểu mẫu – một phỏng chừng liên tục của chính chúng ta đến một khuôn mẫu, một nỗ lực liên tục để là cái gì đó, hoặc trong đôi mắt của người khác hoặc trong đôi mắt riêng của chúng ta? Có một ham muốn, đúng chứ? Để tuân phục đến một khuôn mẫu; khi người ta không đang sống dựa vào khuôn mẫu đó, có sự mâu thuẫn.

Bây giờ tại sao chúng ta có một khuôn mẫu, một kiểu mẫu, một phỏng chừng, một ý tưởngchúng ta đang cố gắng sống dựa vào? Tại sao? Rõ ràng là để được an toàn, để được bảo vệ, để được ưa chuộng, để có một quan điểm tốt của chính chúng tavân vân. Có hạt giống của sự mâu thuẫn. Chừng nào chúng ta còn đang phỏng chừng chính chúng ta đến cái gì đó, cố gắng là cái gì đó, phải có sự mâu thuẫn; vì vậy phải có phân chia này giữa giả dốisự thật. Tôi nghĩ điều này rất quan trọng, nếu bạn yên lặng tìm hiểu nó. Không phải rằng không có giả dốisự thật; nhưng tại sao có sự mâu thuẫn trong chính chúng ta? Đó không phải bởi vì chúng ta đang gắng sức để là điều gì đó – để cao quí, để tốt lành, để đạo đức, để sáng tạo, để hạnh phúcvân vân. Trong chính ham muốn để là cái gì đó, có một mâu thuẫn – không phải là điều gì khác. Chính mâu thuẫn này rất phá hoại. Nếu người ta có thể đồng hóa hoàn toàn cùng cái gì đó, cùng cái này hay cùng cái kia, vậy thì sự mâu thuẫn chấm dứt; khi chúng ta đồng hóa chính chúng ta cùng cái gì đó, có sự tự-khép kín, có một kháng cự, mà tạo ra mất thăng bằng – đó là một sự việc rõ ràng

Tại sao lại có mâu thuẫn trong chính chúng ta? Tôi đã làm điều gì đó và tôi không muốn nó bị phát giác; tôi đã suy nghĩ điều gì đó nhưng không thấu suốt, điều đó khiến tôi ở trong một trạng thái mâu thuẫn, và tôi không ưa thích nó. Khi có sự phỏng chừng, phải có sợ hãi và chính sợ hãi này gây mâu thuẫn. Trái lại nếu khôngtrở thành, không có gắng sức để là cái gì đó, vậy thì không có ý thức của sợ hãi; không có mâu thuẫn; không có dối trá trong chúng ta ở bất kỳ mức độ nào, có ý thức hay không ý thức – cái gì đó phải được kiềm chế, cái gì đó phải được bộc lộ. Bởi vì hầu hết sống của chúng ta là một vấn đề của những tâm trạng và những phô diễn, phụ thuộc vào những tâm trạng của chúng ta, chúng ta phô diễn – mà là sự mâu thuẫn. Khi tâm trạng biến mất, chúng ta là cái gì chúng ta là. Chính mâu thuẫn này mới thực sự quan trọng, không phải liệu bạn đưa ra một lời nói dối xã giao vô tội hay không. Chừng nào sự mâu thuẫn này còn tồn tại, phải có một sự tồn tại hời hợt và thế là những sợ hãi hời hợt cần phải được bảo vệ – và thế là những lời nói dối vô tội – bạn biết, tất cả mọi chuyện theo sau. Chúng ta hãy theo dõi câu hỏi này, không phải hỏi cái gì là một dối trá và cái gì là sự thật, nhưng, không có những đối nghịch này, tìm hiểu vấn đề của sự mâu thuẫn trong chính chúng ta – mà khó khăn cực kỳ, bởi vì khi chúng ta lệ thuộc quá nhiều vào những cảm giác, hầu hết sống của chúng tamâu thuẫn. Chúng ta lệ thuộc vào những ký ức, vào những quan điểm; chúng ta có quá nhiều sợ hãichúng ta muốn che đậy – tất cả sự mâu thuẫn tự-tạo tác này trong chính chúng ta; khi mâu thuẫn đó trở thành không chịu nổi, người ta bị mất thăng bằng. Người ta muốn an lành và mọi thứ mà người ta thực hiện đều tạo ra chiến tranh, không chỉ trong gia đình mà còn phía bên ngoài. Thay vì hiểu rõ điều gì tạo ra xung đột, chúng ta chỉ cố gắng để trở thành nhiều hơn và nhiều hơn một sự việc này hay một sự việc khác, sự đối nghịch, vì vậy đang tạo ra sự phân chia lớn lao hơn. 

Liệu có thể hiểu rõ tại sao có sự mâu thuẫn trong chính chúng ta – không chỉ trên bề mặt mà còn sâu thẳm hơn, thuộc tâm lý? Trước hết, người ta có nhận biết được rằng người ta sống một sống mâu thuẫn hay không? Chúng ta muốn hòa bình và chúng ta lại là những người theo chủ nghĩa quốc gia; chúng ta muốn lẩn tránh sự đau khổ của xã hộituy nhiên mỗi người chúng ta lại là những cá thể, bị giới hạn, khép kín. Chúng ta đang liên tục sống trong mâu thuẫn. Tại sao? Không phải bởi vì chúng ta là những nô lệ cho cảm giác hay sao? Điều này không cần được phủ nhận cũng như được chấp nhận. Nó cần đến nhiều hiểu rõ về những hàm ý của cảm giác, mà là những ham muốn. Chúng ta ham muốn quá nhiều sự việc, tất cả đang mâu thuẫn với một sự việc khác. Chúng ta khoác vào quá nhiều mặt nạ xung đột; chúng ta mang vào một mặt nạ khi nó phù hợp cho chúng ta và khước từ nó khi có một cái gì khác gây lợi lộc nhiều hơn, gây vui thú nhiều hơn. Chính trạng thái mâu thuẫn này mới tạo ra sự dối trá. Đối nghịch với điều đó, chúng ta sáng chế ‘sự thật’. Nhưng chắc chắn sự thật không là đối nghịch của sự dối trá. Cái mà có một đối nghịch không là sự thật. Sự đối nghịch chứa đựng đối nghịch riêng của nó, vì vậy nó không là sự thật, và muốn hiểu rõ vấn đề này một cách rất sâu sắc, người ta phải nhận biết được tất cả những mâu thuẫn trong đó chúng ta sống. Khi tôi nói, ‘Tôi thương yêu bạn’, cùng với nó liền có ganh tị, ghen tuông, lo âu, sợ hãi – mà là mâu thuẫn. Chính mâu thuẫn này phải được hiểu rõ và người ta có thể hiểu rõ nó chỉ khi nào người ta tỉnh thức được nó, tỉnh thức mà không có bất kỳ chỉ trích hay biện hộ – chỉ nhìn ngắm nó. Muốn nhìn ngắm nó một cách thụ động, người ta phải hiểu rõ tất cả qui trình của biện hộchỉ trích

Nó không là một công việc dễ dàng, nhìn ngắm một cách thụ động vào cái gì đó; nhưng trong hiểu rõ điều đó, người ta bắt đầu hiểu rõ toàn qui trình của những phương cách của cảm thấysuy nghĩ của người ta. Khi người ta tỉnh thức được toàn ý nghĩa của mâu thuẫn trong chính người ta, nó mang lại một thay đổi lạ thường: vậy thì, bạn là chính bạn, không phải cái gì đó mà bạn phải cố gắng để là. Bạn không còn đang theo đuổi một lý tưởng, đang tìm kiếm hạnh phúc. Bạn là cái gì bạn là và từ đó bạn có thể tiến tới. Vậy thì không thể có mâu thuẫn.
 
 
 
 

30- VỀ THƯỢNG ĐẾ 

Câu hỏi: Ông đã nhận ra sự thật. Liệu ông có thể nói cho chúng tôi Thượng đế là gì? 

Krishnamurti: Làm thế nào bạn biết tôi đã nhận ra? Muốn biết rằng tôi đã nhận ra bạn cũng phải nhận ra. Đây không chỉ là một câu trả lời khôn khéo. Muốn biết cái gì đó bạn phải thuộc về nó. Bạn cũng phải đã có sự trải nghiệm cho chính bạn và vì vậy câu nói ‘tôi đã nhận ra’ của bạn, rõ ràng là không có ý nghĩa. Điều gì quan trọng nếu tôi đã nhận ra hay đã không nhận ra? Điều gì tôi đang nói không là sự thật hay sao? Thậm chí nếu tôi là một người hoàn hảo nhất, nếu điều gì tôi nói không là sự thật tại sao bạn lại lắng nghe tôi? Chắc chắn sự nhận ra của tôi không liên quan gì đến điều tôi đang nói, và người mà tôn sùng một người khác bởi vì người khác đã nhận ra, đang tôn sùng uy quyền và vì thế người ấy không bao giờ có thể tìm ra sự thật. Hiểu rõ về điều gì đã được nhận ra và biết người đã nhận ra không quan trọng gì cả, đúng chứ? 

Tôi biết toàn truyền thống đều nói rằng, ‘Hãy ở cùng người đã nhận ra.’ Làm thế nào bạn có thể biết rằng ông ta đã nhận ra? Tất cả mọi điều bạn có thể làm là ở cùng ông ta và thậm chí như thế, ngày nay đó là việc khó khăn cực kỳ. Chẳng có bao nhiêu con người tốt lành, trong ý nghĩa thực sự của từ ngữ – người mà không đang tìm kiếm cái gì đó, người mà không đang theo đuổi cái gì đó. Những người kia mà đang tìm kiếm cái gì đó và đang theo đuổi cái gì đó là những người trục lợi và vì vậy rất khó khăn cho bất kỳ người nào muốn tìm được một người bạn để thương yêu.

Chúng ta lý tưởng hóa những người đã nhận rahy vọng rằng họ sẽ trao tặng chúng ta cái gì đó, mà là một liên hệ giả dối. Làm thế nào người đã nhận ra có thể chuyển tải nếu không có tình yêu? Đó là sự khó khăn của chúng ta. Trong mọi bàn luận của chúng ta, chúng ta không thực sự thương yêu lẫn nhau; chúng ta nghi ngờ. Bạn muốn cái gì đó từ tôi, hiểu biết, sự nhận ra, hay bạn muốn kết bạn với tôi, tất cả điều đó thể hiện rằng bạn không thương yêu. Bạn muốn cái gì đó và bạn đi ra ngoài để trục lợi. Nếu chúng ta thực sự thương yêu lẫn nhau, vậy thì sẽ có sự chuyển tải tức khắc. Vậy thì, không đặt thành vấn đề liệu bạn đã nhận ra hay tôi đã không nhận ra hay liệu bạn là người cao quý hay người thấp hèn. Bởi vì những tâm hồn của chúng ta đã khô cằn, Thượng đế đã trở thành quan trọng cực kỳ. Đó là, bạn muốn biết Thượng đế bởi vì bạn đã mất đi bài hát vui tươi trong tâm hồn của bạn và bạn theo đuổi người ca sĩyêu cầu anh ấy dạy cho bạn ca hát. Anh ấy có thể dạy bạn phương pháp kỹ thuật nhưng kỹ thuật không dẫn bạn đến sáng tạo. Bạn không thể là một ca sĩ nếu chỉ biết cách ca hát. Bạn có lẽ biết tất cả những buớc của một điệu nhảy nhưng nếu bạn không có sáng tạo trong tâm hồn của bạn, bạn chỉ vận hành như một cái máy. Bạn không thể thương yêu nếu mục đích của bạn chỉ là đạt được một kết quả. Không có sự việc như một lý tưởng, bởi vì đó chỉ là một thành tựu. Vẻ đẹp không là một thành tựu, nó là sự thật, ngay lúc này, không phải ngày mai. Nếu có thương yêu bạn sẽ hiểu rõ cái không biết được, bạn sẽ biết Thượng đế là gì và không cần ai bảo cho bạn – và đó là vẻ đẹp của tình yêu. Nó là vĩnh hằng trong chính nó. Bởi vì không có tình yêu, chúng ta muốn một ai đó, hay Thượng đế, trao tặng nó cho chúng ta. Nếu chúng ta thực sự thương yêu, bạn có biết đây sẽ là một thế giới khác biệt biết chừng nào hay không? Chúng ta sẽ là những con người hạnh phúc thực sự. Vì vậy chúng ta không nên đầu tư hạnh phúc của chúng ta trong những sự việc, trong gia đình, trong những lý tưởng. Chúng ta nên hạnh phúc và thế là những sự việc, những con người và những lý tưởng sẽ không chi phối được sống của chúng ta. Tất cả chúng đều là những sự việc phụ. Bởi vì chúng ta không thương yêuchúng ta không hạnh phúc nên chúng ta đầu tư trong những sự việc, nghĩ rằng chúng sẽ trao tặng hạnh phúc cho chúng ta, và một trong những sự việc mà chúng ta đầu tư là Thượng đế.

Bạn muốn tôi nói cho bạn sự thật là gì. Cái không thể diễn tả được có thể đặt vào những từ ngữ hay sao? Liệu bạn có thể đo lường cái gì đó không thể đo lường được? Bạn có thể bắt được gió trong bàn tay của bạn hay sao? Nếu bạn làm được, đó là gió à? Nếu bạn đo lường được cái không thể đo lường được, đó là sự thật hay sao? Nếu bạn hình thành công thức về nó, đó là sự thật hay sao? Chắc chắn không, khoảnh khắc bạn diễn tả cái gì đó mà không thể diễn tả được, nó không còn là sự thật. Khoảnh khắc bạn diễn giải cái không thể biết được vào cái đã được biết, nó ngừng là cái không thể biết được. Tuy nhiên đó lại là điều gì chúng ta đang khao khát. Luôn luôn chúng ta muốn biết, bởi vì như thế chúng ta sẽ có thể tiếp tục, như thế chúng ta nghĩ chúng ta sẽ có thể theo đuổi vĩnh hằng, hạnh phúc tột đỉnh. Chúng ta muốn biết bởi vì chúng ta không hạnh phúc, bởi vì chúng ta đang cố gắng cực kỳ, bởi vì chúng ta bị kiệt quệ, bị thoái hóa. Tuy nhiên thay vì nhận ra sự kiện đơn giản – rằng chúng tathoái hóa, rằng chúng ta là đờ đẫn, kiệt sức, rối loạnchúng ta muốn chuyển động khỏi ‘cái gì là cái đã được biết’ vào cái không biết được, mà lại nữa trở thành cái đã được biết và thế là chúng ta không bao giờ có thể tìm được sự thật.

Vì vậy thay vì hỏi ai đã nhận ra hay Thượng đế là gì, tại sao không trao toàn chú ý của bạn và nhận biết của bạn vào cái gì là? Vậy thì bạn sẽ tìm ra cái không biết được, hay nói khác hơn nó sẽ đến với bạn. Nếu bạn hiểu rõ cái đã được biết là gì, bạn sẽ trải nghiệm sự yên lặng lạ thường đó mà không bị thôi thúc, không bị ép buộc, sự trống không sáng tạo đó mà trong nó, một mình, sự thật có thể thâm nhập. Nó không thể thâm nhập cái mà đang trở thành, đang gắng sức; nó chỉ có thể thâm nhập cái mà đang là, mà hiểu rõ cái gì là. Vậy thì bạn sẽ thấy rằng sự thật đó không ở trong khoảng cách; cái không biết được không xa lắm đâu; nó ở trong cái gì là. Bởi vì đáp án của một nghi vấn ở trong nghi vấn, thế là sự thật ở trong cái gì là; nếu chúng ta có thể hiểu rõ cái gì là, vậy thì chúng ta sẽ biết được sự thật

Gian lao cực kỳ khi tỉnh thức được đờ đẫn, tỉnh thức được tham lam, tỉnh thức được ý muốn xấu xa, tham vọngvân vân. Chính sự kiện tỉnh thức được cái gì là là sự thật. Chính là sự thậtgiải thoát, không phải sự cố gắng của bạn để được giải thoát. Vì vậy sự thật không xa lắm đâu, nhưng chúng ta đặt nó quá xa bởi vì chúng ta cố gắng sử dụng nó như một phương tiện của tự-tiếp tục. Nó ở đây, ngay lúc này, trong tức khắc. Vĩnh hằng hay không-thời gian là ‘ngay lúc này’, và ngay lúc này không thể được hiểu rõ bởi một con người bị trói buộc trong mạng lưới của thời gian. Muốn giải thoát tư tưởng khỏi thời gian cần hành động, nhưng cái trí lười biếng, nó quá lờ đờ, và vì vậy luôn luôn tạo ra những ngáng trở khác. Nó chỉ có thể xảy ra được bằng thiền định đúng đắn, mà có nghĩa rằng ‘hành động trọn vẹn’, không phải một hành động tiếp tục, và hành động trọn vẹn chỉ có thể được hiểu rõ khi cái trí nắm bắt được qui trình của sự tiếp tục, mà là ký ức – không phải ký ức thực tế nhưng ký ức thuộc tâm lý. Chừng nào ký ức còn vận hành, cái trí không thể hiểu rõ cái gì là. Nhưng cái trí của người ta, toàn thân tâm của người ta, trở nên sáng tạo lạ thường, tỉnh thức một cách thụ động, khi người ta hiểu rõ ý nghĩa của sự kết thúc, bởi vì trong kết thúc có mới mẻ lại, trái lại trong tiếp tục có chết, có thoái hóa.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10366)
Tập Kỷ Yếu này ghi nhận lại những cảm nhận, những kỷ niệm, những hình ảnh sinh hoạt của Trường Hạ Minh Quang như một món quà tinh thần kỷ niệm cuối khóa cho mọi hành giả tham dự khóa tu... Giáo Hội ÚC Châu
(Xem: 9483)
Em muốn nói chuyện với tôi, bởi vì trong thâm tâm, em chưa mất hẳn niềm tin nơi tất cả chúng tôi. Và tôi muốn nói chuyện với em, bởi vì có lẽ tôi là một trong những người chưa chịu đầu hàng cuộc đời... Nhất Hạnh
(Xem: 9195)
Toàn bộ mục tiêu của tôn giáophổ cập từ ái và bi mẫn, nhẫn nhục, bao dung, khiêm tốn, tha thứ... Dalai Lama
(Xem: 31102)
Tập truyện này không nhắm dẫn chúng ta đi vào chỗ huyền bí không tưởng. Chỉ cần trở lại với tâm bình thường, một tâm bình thường mà thấy đất trời cao rộng vô cùng.
(Xem: 20642)
Những bài nói chuyện trong tập sách này được đề cập đến những vấn đề rất tổng quát của tâm, nhân dịp Lạt ma Yeshe đi thuyết giảng vòng quanh thế giới lần thứ hai cùng với Lạt ma Zopa...
(Xem: 22964)
Thơ Văn Lý Trần - Nhà xuất bản: Khoa Học Xã Hội 1977, Nhiều Tác Giả
(Xem: 17556)
Đức Phật nêu lên tánh không như là một thể dạng tối thượng của tâm thức không có gì vượt hơn được và xem đấy như là một phương tiện mang lại sự giải thoát... Hoang Phong dịch
(Xem: 11537)
Mục đích có được thân người quý báu này không phải chỉ để tạo hạnh phúc cho chính mình, mà còn để làm vơi bớt khổ đau, đem lại hạnh phúc cho người. Đó là mục đích đời sống.
(Xem: 21249)
Theo giáo lý đạo Phật, tâm là nhân tố chính trong mọi sự kiện hay việc xảy ra. Một tâm lừa dối là nguyên nhân của mọi kinh nghiệm mùi vị của samsara...
(Xem: 8674)
Đại ý bài kinh đại khái nói về việc ngài Anan thưa hỏi đức Thế Tôn về việc phụng sự Phật phápkiết tường hay hung tai? HT Thích Minh Thông
(Xem: 22013)
Bồ đề tâm, nghĩa là “tư tưởng giác ngộ”, nó có hai phương diện, một hướng đến tất cả chúng sanh và một tập trung vào trí huệ.
(Xem: 13229)
Cuốn sách Cuộc Tranh Đấu Lịch Sử Của Phật Giáo Việt Nam được Viện Hóa Đạo GHPGVNTN xuất bản vào năm 1964... Nam Thanh
(Xem: 38309)
Tuyển tập 115 bài viết của 92 tác giả và những lời Phê phán của 100 Chứng nhân về chế độ Ngô Đình Diệm
(Xem: 13260)
Nhà Sư Vướng Lụy hay truyện Con Hồng Nhạn Lưu Ly - Nguyên tác Tô Mạng Thù; Bùi Giáng dịch
(Xem: 24106)
Lược Sử Phật Giáo Trung Quốc (Từ thế kỷ thứ I sau CN đến thế kỷ thứ X) - Tác giả Viên Trí
(Xem: 14875)
50 năm qua Phật Giáo chịu nhiều thăng trầm vinh nhục, nhưng không phải vậy mà 50 năm tới Phật Giáo có thể được an cư lạc nghiệp để hoằng pháp độ sinh...
(Xem: 24397)
Năm 623 trước Dương lịch, vào ngày trăng tròn tháng năm, tức ngày rằm tháng tư Âm lịch, tại vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini) xứ Ấn Độ...
(Xem: 10083)
Những Điều Phật Đã Dạy - Nguyên tác: Hòa thượng Walpola Rahula - Người dịch: Lê Kim Kha
(Xem: 17516)
Quyển 50 Năm Chấn Hưng Phật Giáo Việt Nam do HT Thích Thiện Hoa biên soạn là một tài liệu lịch sử hữu ích.
(Xem: 22530)
Phật Giáo Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử của nó luôn luôn gắn liền với dòng sinh mệnh của dân tộc... Trần Tri Khách
(Xem: 22514)
Luận văn trẻ trung tuyệt vời này đưa ra phương pháp tiếp cận dựa trên truyền thống, vạch ra các giai đoạn của con đường.
(Xem: 7423)
Là người mới bắt đầu học Phật, tôi nhận thấy quyển sách nhỏ này thể hiện tốt tinh thần vừa giáo dục vừa khai sáng...
(Xem: 13979)
Kinh thành đá Gia Na là thạch kinh có quy mô lớn nhất trên thế giới, với các tảng đá ma ni trên đó khắc lục tự chân ngôncác loại kinh văn, là thắng tích văn hóa hiếm thấy.
(Xem: 26915)
Về môn Niệm Phật, tuy giản dị nhưng rất rộng sâu. Điều cần yếu là phải chí thành tha thiết, thì đạo cảm ứng mới thông nhau, hiện đời mới được sự lợi ích chân thật.
(Xem: 26705)
Tâm chân thành là tâm Phật, bạn với Phật là đồng tâm. Bốn hoằng thệ nguyện là đồng nguyện với Phật...
(Xem: 19720)
Khi gọi là điều đạo đức, người ứng dụng hành trì sẽ cảm thấy có nhu cầu hướng tới, bởi điều đạo đức luôn mang đến hạnh phúc an lành cho con người.
(Xem: 20676)
Bát chánh đạocon đường tâm linh có khả năng giúp cho người phàm trở thành bậc Thánh. Trước hết là Chánh kiến, tức tầm nhìn chân chính...
(Xem: 21215)
Đọc Bát Đại Nhân Giác để trải nghiệm các giá trị cao siêu trong từng nếp sống bình dị, theo đó hành giả có thể tự mình mở mắt tuệ giác, trở thành bậc đại nhân...
(Xem: 13145)
Do sức ép của công việc, sức ép của mọi thứ trong xã hội đã làm thay đổi cấu trúc đời sống sinh hoạt gia đình truyền thống mà các sắc dân ở các nơi đã phải đối diện.
(Xem: 13282)
Thật không ngoa chút nào, khi tạp chí Chùa cổ Bình Dương cho rằng, chùa Tây Tạng là "dấu ấn đầu tiên của Mật tông”.
(Xem: 29696)
Sự khai triển của Phật giáo đại thừa kết hợp với các dân tộc có nền văn hóa khác nhau đưa đến sự xuất hiện nhiều trình độ hiểu biết Phật giáo rất đặc sắc.
(Xem: 13825)
Tây Tạng là quê hương của những bậc thánh nhân, những vị bồ tát, những đạo sĩ sống cô tịch và độc cư nơi rừng sâu núi thẳm để tu tập thiền định.
(Xem: 13848)
Đến đây, nếu để ý bạn sẽ thấy gần như mỗi người Tây Tạng đi đâu cũng xoay trên tay bánh xe mani (một ống đồng xoay trên một trục thẳng đứng)...
(Xem: 32288)
Tịnh độ giáo là một tông phái thuộc Phật giáo Đại thừa, tín ngưỡng về sự hiện hữu của chư Phật và tịnh độ của các Ngài; hiện tại nương nhờ lòng từ bi nhiếp thụ của Phật-đà...
(Xem: 23826)
Kiến thức là gì? Nó đã được thu thập hàng nghìn năm qua hằng bao kinh nghiệm, tích trữ trong trí não như kiến thức và ký ức. Và từ ký ức đó, tư tưởng (thought) phát sanh.
(Xem: 29636)
Những lời khuyên dạy trong những trang sau đây đều căn cứ trên kinh nghiệm thực hành của Ngài Thiền Sư Ashin Tejaniya.
(Xem: 31367)
Qua quyển sách mỏng này, Susan đã chia sẻ rất chân thật các tâm trạng mà bà phải trải qua trong tuổi già...
(Xem: 34084)
Chính các ngài là những cánh tay đắc lực nhất đã giúp đức Phật hữu hiệu nhất trong công việc hoàng pháp độ sinh...
(Xem: 18346)
Tu sĩ vẫn không quay lại, đôi bàn tay với những ngón tay kỳ diệu bật lên dây đàn, mắt nhìn ra khung cửa tối - biển âm thanh xao động rồi ngưng lắng một lúc...
(Xem: 19375)
Tất cả đang im lặng trong chàng. Triết Hựu có thể nghe được, trong một lúc mười muôn triệu thế giới đang dừng lại, chỉ còn một hơi thở và một trái tim.
(Xem: 32681)
Đức Phật dạy chúng ta hãy vất bỏ mọi thái cực. Đó là con đường thực hành chân chính, dẫn đến nơi thoát khỏi sanh tử. Không có khoái lạc và đau khổ trên đường này...
(Xem: 18625)
Thuở xưa, tại khu rừng Daliko bên bờ sông Đại Hằng, có cây bồ-đề đại thọ, ngàn năm tuổi, vươn lên cao, xòe tán rộng, che phủ cả một vùng.
(Xem: 30690)
Từng Bước Nở Hoa Sen - Chén trà trong hai tay, Chánh niệm nâng tròn đầy, Thân và tâm an trú, Bây giờ ở đây... Thích Nhất Hạnh
(Xem: 16048)
Trưởng giả Tu-đạt-đa (cũng gọi là Tu-đạt) là một nhà từ thiện lớn, luôn vui thích làm những chuyện phước đức, bố thí. Ông thường cứu giúp những người nghèo khó...
(Xem: 26645)
Chùa Linh Mụ đẹp quá, nên thơ quá. Nói vậy cũng chưa đủ. Nó tịnh định, cổ kính, an nhiên, trầm mặc. Nói vậy cũng chưa đủ.
(Xem: 32475)
Khi bạn duy trì được chánh niệm trong mọi lúc, tâm bạn sẽ luôn luôn mạnh mẽ và đầy sức sống, rất trong sángan lạc. Bạn cảm thấy nội tâm mình vô cùng thanh tịnh và cao thượng.
(Xem: 39211)
Đa Văn từ lâu được nổi tiếng là nghe nhiều, nhớ giỏi. Hôm kia, chẳng biết suy nghĩ được điều gì mà chú hăm hở chạy vào gặp nhà sư, lễ phép và khách sáo nói...
(Xem: 40311)
Mục đích của cuộc đời chúng ta là để trưởng thành, là để giải quyết các vấn đề của mình một cách chánh niệmý nghĩa. Trí tuệ sẽ đến và chánh niệm cũng đến cùng.
(Xem: 19197)
“Tỉnh thức trong công việc” của tác giả Michael Carroll là tuyển tập nhiều bài viết ngắn cùng chủ đề, được chia làm bốn phần, mỗi phần đề cập đến các phương diện chánh niệm trong kinh doanh.
(Xem: 19209)
Nằm giữa mây mù và rừng nguyên sinh hoang rậm, cả hệ thống những thiền viện, am, chùa cổ hiện ra - với toà ngang dãy dọc, với ngôi tháp đá tảng xanh 7 tầng...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant