Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Câu 31 - 38

17 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 6178)
Câu 31 - 38

J. KRISHNAMURTI
TỰ DO ĐẦU TIÊN VÀ CUỐI CÙNG
THE FIRST & LAST FREEDOM
Lời dịch: Ông Không – 2010
 CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI

31. Về Nhận ra tức khắc 
32. Về Đơn giản 
33. Về Hời hợt 
34. Về Nhỏ nhen 
35. Về Sự yên lặng của cái Trí 
36. Về Ý nghĩa của Sống 
37. Về Sự rối loạn của cái Trí 
38. Về Thay đổi 

31- VỀ NHẬN RA TỨC KHẮC

Câu hỏi: Chúng tôi có thể nhận ra tức khắc sự thật mà ông đang nói, nếu không cần sự chuẩn bị trước hay sao? 

Krishnamurti: Bạn có ý gì qua từ ngữ sự thật? Đừng sử dụng một từ ngữchúng ta không biết ý nghĩa; chúng ta có thể sử dụng một từ ngữ đơn giản hơn, một từ ngữ trực tiếp hơn. Bạn có thể hiểu rõ, bạn có thể nắm bắt được một vấn đề một cách trực tiếp hay không? Đó là điều gì được bao hàm, đúng chứ? Liệu bạn có thể hiểu rõ cái gì là, tức khắc, ngay lúc này? Khi hiểu rõ cái gì là, bạn sẽ hiểu rõ ý nghĩa của sự thật; nhưng khi nói rằng người ta phải hiểu rõ sự thật chẳng có ý nghĩa bao nhiêu. Liệu bạn có thể hiểu rõ một vấn đề một cách trực tiếp, một cách trọn vẹn, và được tự do khỏi nó? Đó là điều gì được hàm ý trong câu hỏi này, đúng chứ? Liệu bạn có thể hiểu rõ một khủng hoảng, một thách thức, ngay tức khắc, thấy được toàn ý nghĩa của nó và được tự do khỏi nó? Điều gì bạn hiểu rõ không để lại dấu vết; vì vậy hiểu rõ hay sự thật là ‘người giải thoát’. Ngay lúc này liệu bạn có thể được giải thoát khỏi một vấn đề, khỏi một thách thức? Sống là một chuỗi của những thách thức và những đáp trả, đúng chứ? Và nếu đáp trả đến một thách thức của bạn bị quy định, bị giới hạn, không-trọn vẹn, vậy thì thách thức đó để lại dấu vết của nó, cặn bã của nó, mà được củng cố thêm nữa bởi một thách thức mới khác. Vì vậy có một ký ức cặn bã liên tục, những tích lũy, những vết sẹo, và cùng tất cả những dấu vết này bạn cố gắng gặp gỡ cái mới mẻ, và thế là bạn không bao giờ gặp gỡ được cái mới mẻ. Vì vậy bạn không bao giờ hiểu rõ, không bao giờ có một giải thoát khỏi bất kỳ thách thức nào. 

Vấn đề, câu hỏi là, liệu tôi có thể hiểu rõ một thách thức một cách trọn vẹn, trực tiếp; thấy được tất cả ý nghĩa của nó, tất cả hương thơm của nó, chiều sâu của nó, vẻ đẹp của nó và xấu xa của nó, và vì vậy được tự do khỏi nó. Một thách thức luôn luôn mới mẻ, đúng chứ? Ví dụ, một vấn đề mà bạn đã có ngày hôm qua đã trải qua sự biến đổi đến độ khi bạn gặp gỡ nó ngày hôm nay, nó mới mẻ rồi. Nhưng bạn gặp gỡ nó bằng cái cũ kỹ, bởi vì bạn gặp gỡ nó mà không thay đổi, chỉ đang bổ sung cho những suy nghĩ riêng của bạn.

Cho phép tôi trình bày nó theo cách khác. Bạn đã gặp tôi ngày hôm qua. Trong khoảng thời gian đó bạn đã thay đổi. Bạn đã trải qua một thay đổi nhưng tôi vẫn giữ hình ảnh ngày hôm qua của bạn. Tôi gặp gỡ bạn ngày hôm nay bằng hình ảnh về bạn của tôi và vì vậy tôi không hiểu rõ bạn – tôi chỉ hiểu rõ hình ảnh về bạn mà tôi đã thâu lượm ngày hôm qua. Nếu tôi muốn hiểu rõ bạn, mà được bổ sung, được thay đổi, tôi phải xóa sạch, tôi phải được tự do khỏi hình ảnh của ngày hôm qua. Nói cách khác, muốn hiểu rõ một thách thức, mà luôn luôn mới mẻ, tôi cũng phải gặp gỡ nó mới mẻ lại, phải không có cặn bã của ngày hôm qua; thế là tôi phải giã từ ngày hôm qua.

Rốt cuộc, sống là gì? Nó là cái gì đó luôn luôn mới mẻ, đúng chứ? Nó là cái gì đó luôn luôn đang trải qua sự thay đổi, đang sáng tạo một cảm thấy mới mẻ. Ngày hôm nay không bao giờ giống hệt ngày hôm qua, và đó là vẻ đẹp của sống. Liệu bạn và tôi có thể gặp gỡ mỗi vấn đề mới mẻ lại? Liệu bạn, khi bạn về nhà, có thể gặp gỡ người vợ của bạn và người con của bạn mới mẻ lại, gặp gỡ thách thức mới mẻ lại? Bạn không thể làm được điều đó nếu bạn bị chất đầy bởi những ký ức của ngày hôm qua. Vì vậy muốn hiểu rõ sự thật của một vấn đề, của một liên hệ, bạn phải tiếp cận nó trong sáng lại – không phải bằng một ‘cái trí cởi mở’, bởi vì điều đó không có ý nghĩa gì cả. Bạn phải đến với nó mà không có những dấu vết của ký ức ngày hôm qua – mà có nghĩa, khi mỗi thách thức nảy sinh, tỉnh thức được tất cả những phản ứng của ngày hôm qua, và qua tỉnh thức được những ký ức, cặn bã của ngày hôm qua, bạn sẽ phát giác rằng chúng rơi rụng ngay mà không có đấu tranh, và thế là cái trí của bạn là mới mẻ.

Liệu người ta có thể nhận ra sự thật ngay tức khắc, mà không-chuẩn bị trước? Tôi nói rằng có thể – không phải từ tưởng tượng nào đó, không phải từ ảo tưởng nào đó của tôi; nhưng thuộc tâm lý thử nghiệm nó và bạn sẽ thấy. Hãy đem ra bất kỳ thách thức nào, bất kỳ biến cố nhỏ nào – đừng chờ đợi một khủng hoảng lớn lao nào đó – và thấy bạn đáp trả lại nó như thế nào. Hãy tỉnh thức được nó, những phản ứng của bạn, những ý định của bạn, những thái độ của bạn và bạn sẽ hiểu rõ chúng, bạn sẽ hiểu rõ cái nền tảng của bạn. Tôi cam đoan với bạn, bạn có thể thực hiện được nó ngay tức khắc nếu bạn trao toàn chú ý của bạn vào nó. Nếu bạn đang tìm kiếm ý nghĩa trọn vẹn của nền tảng của bạn, nó bộc lộ ý nghĩa của nó, và bỗng nhiên bạn khám phá sự thật, hiểu rõ về vấn đề. Hiểu rõ hiện diện từ ngay lúc này, hiện tại, mà luôn luôn không-thời gian. Mặc dù nó có lẽ là ngày mai, nó vẫn là ngay lúc này; chỉ trì hoãn, chuẩn bị để thâu nhận cái mà là ngày mai, là tự-ngăn cản chính bạn không hiểu rõ cái gì là ngay lúc này. Chắc chắn bạn có thể hiểu rõ trực tiếp cái gì là ngay lúc này, đúng chứ? Muốn hiểu rõ cái gì là, bạn phải không bị quấy rầy, không bị xao nhãng, bạn phải trao cái trí và quả tim của bạn cho nó. Nó phải là quan tâm duy nhất của bạn tại ngay khoảnh khắc đó, một cách trọn vẹn. Vậy là, cái gì là trao tặng bạn toàn chiều sâu của nó, toàn ý nghĩa của nó, và vậy là bạn được tự do khỏi vấn đề đó. 
 
Ví dụ, nếu bạn muốn biết sự thật, ý nghĩa thuộc tâm lý của tài sản, nếu bạn thực sự muốn hiểu rõ trực tiếp, ngay lúc này, làm thế nào bạn tiếp cận nó? Chắc chắn bạn phải cảm thấy mật thiết với vấn đề, bạn phải không sợ hãi nó, bạn phải không có bất kỳ tín điều nào, bất kỳ câu trả lời nào, giữa chính bạn và vấn đề. Chỉ khi nào bạn, một cách trực tiếp, trong hiệp thông cùng vấn đề, bạn sẽ tìm được đáp án. Nếu bạn giới thiệu một đáp án, nếu bạn phê bình, nếu bạn không-ưa thích thuộc tâm lý, vậy thì bạn sẽ trì hoãn, bạn sẽ chuẩn bị để ngày mai hiểu rõ điều gì có thể được hiểu rõ trong ‘ngay lúc này’. Vậy là bạn sẽ không bao giờ hiểu rõ. Trực nhận sự thật không cần sự chuẩn bị; chuẩn bị hàm ý thời gianthời gian không là phương tiện của hiểu rõ sự thật. Thời gian là sự tiếp tụcsự thật là không-thời gian, không-tiếp tục. Hiểu rõ là không-tiếp tục, nó từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, không-cặn bã.
 
Tôi nghĩ rằng tôi đang khiến cho nó trở thành khó khăn lắm, phải không? Nhưng thật dễ dàng, thật đơn giản để hiểu rõ, nếu bạn chỉ muốn thử nghiệm nó. Nếu bạn lãng đãng vào một giấc ngủ, tham thiền về nó, nó trở nên rất khó khăn. Khi không có một rào chắn giữa bạn và tôi, tôi hiểu rõ bạn. Nếu tôi khoáng đạt với bạn, tôi hiểu rõ bạn trực tiếp – và khoáng đạt không là một vấn đề của thời gian. Thời gian sẽ làm tôi khoáng đạt hay sao? Chuẩn bị, hệ thống, kỷ luật, sẽ làm cho tôi khoáng đạt với bạn? Không. Điều gì làm cho tôi khoáng đạt với bạn là ý định để hiểu rõ của tôi. Tôi muốn khoáng đạt với bạn bởi vì tôi không có gì để che giấu, tôi không sợ hãi; vì vậy tôi khoáng đạt và có hiệp thông ngay tức khắc, có sự thật. Muốn nhận được sự thật, muốn biết vẻ đẹp của nó, muốn biết hân hoan của nó, phải có sự tiếp nhận tức khắc, không bị che khuất bởi những lý thuyết, những sợ hãi và những đáp án. 

 

32- VỀ ĐƠN GIẢN
 
 

Câu hỏi: Đơn giản là gì? Nó hàm ý đang thấy rất rõ ràng những cốt yếu và loại bỏ mọi thứ khác? 

Krishnamurti: Chúng ta hãy xem thử đơn giản không là gì. Đừng nói, ‘Nó là tiêu cực’ hay ‘Nói cho chúng tôi điều gì đó tích cực’. Đó là phản ứng nhẹ dạ, không chín chắn. Những người trao tặng bạn ‘điều tích cực’ là những người trục lợi; họ có cái gì đó để trao tặng bạn điều bạn mong muốn và qua đó họ trục lợi bạn. Chúng ta không đang thực hiện loại đó. Chúng ta đang cố gắng tìm ra sự thật của đơn giản. Vì vậy bạn phải loại bỏ, gạt đi những ý tưởngquan sát mới mẻ lại. Người có nhiều, sợ hãi cách mạng, cả phía bên trong lẫn phía bên ngoài.

Chúng ta hãy tìm ra điều gì không là đơn giản. Một cái trí phức tạp không là đơn giản, đúng chứ? Một cái trí khôn ngoan khôngđơn giản; một cái trí luôn luôn có một mục đích mà nó đang làm việc hướng về đó, một phần thưởng, một sợ hãi, không là một cái trí đơn giản, đúng chứ? Một cái trí bị chất đầy hiểu biết không là một cái trí đơn giản; một cái trí bị khập khễnh bởi những niềm tin không là một cái trí đơn giản, đúng chứ? Một cái trí đã đồng hóa chính nó cùng cái gì đó to tát hơn và đang cố gắng duy trì sự đồng hóa đó, không là một cái trí đơn giản, đúng chứ? Chúng ta nghĩ có một hoặc hai cái khố là đơn giản, chúng ta muốn sự phô trương phía bên ngoài của đơn giảnchúng ta dễ dàng bị đánh lừa bởi việc đó. Đó là lý do tại sao người rất giàu có tôn sùng những người đã từ bỏ.

Đơn giản là gì? Đơn giản có thể là sự loại bỏ những không-cốt yếu và sự theo đuổi những cốt yếu – mà có nghĩa một qui trình của chọn lựa. Liệu nó có nghĩa chọn lựa – chọn lựa những cốt yếu và loại bỏ những không-cốt yếu? Qui trình của chọn lựa này là gì? Thực thể mà chọn lựa là gì? Cái trí, phải không? Không đặt thành vấn đề bạn gọi nó là gì. Bạn nói, ‘Tôi sẽ chọn cái này, mà là cốt yếu’. Làm thế nào bạn biết được điều gì là cốt yếu? Hoặc bạn có một khuôn mẫu về điều gì người khác đã nói, hoặc trải nghiệm riêng của bạn nói rằng cái gì đó là cốt yếu. Liệu bạn có thể tin cậy sự trải nghiệm của bạn? Khi bạn chọn lựa, chọn lựa của bạn được đặt nền tảng trên ham muốn, đúng chứ? Cái gì bạn gọi là ‘cốt yếu’ là cái mà cho bạn sự thỏa mãn. Thế là bạn quay lại cùng qui trình, đúng chứ? Liệu một cái trí rối loạn có thể chọn lựa? Nếu nó có thể, sự chọn lựa cũng phải bị rối loạn.

Vì vậy sự chọn lựa giữa cốt yếu và không-cốt yếu không là đơn giản. Nó là một xung đột. Một cái trí trong xung đột, trong rối loạn, không bao giờ có thể đơn giản. Khi bạn loại bỏ, khi bạn thực sự quan sát và thấy tất cả những sự việc giả dối này, những ma mãnh của cái trí, khi bạn nhìn ngắm nó và tỉnh thức được nó, vậy thì bạn sẽ tự-biết cho chính bạn đơn giản là gì? Một cái trí bị trói buộc bởi niềm tin không bao giờ là một cái trí đơn giản. Một cái trí bị què quặt bởi hiểu biết không là đơn giản. Một cái trí bị xao nhãng bởi Thượng đế, bởi phụ nữ, bởi âm nhạc, không là một cái trí đơn giản. Một cái trí bị trói buộc trong lề thói của văn phòng, của những nghi lễ, của những khấn vái, một cái trí như thế không là đơn giản. Đơn giản là hành động không-ý tưởng. Nhưng đó là một sự việc rất hiếm hoi; đó có nghĩa là sáng tạo. Chừng nào còn không có sáng tạo, chúng ta còn là những trung tâm của ma mãnh, đau khổ và hủy hoại. Đơn giản không là sự việc mà bạn có thể theo đuổi và trải nghiệm. Đơn giản hiện diện, như một bông hoa nở tại đúng khoảnh khắc, khi mỗi người hiểu rõ toàn qui trình của tồn tạiliên hệ. Bởi vì chúng ta đã không bao giờ suy nghĩ về nó, quan sát nó, chúng ta không tỉnh thức được nó; chúng ta tôn vinh tất cả những hình thức bên ngoài của vài vật sở hữu nhưng những thứ đó không là đơn giản. Đơn giản không phải để được tìm ra; nó không ở đó như một chọn lựa giữa cốt yếu và không-cốt yếu. Nó hiện diện chỉ khi nào cái tôi không còn; khi cái trí không bị trói buộc trong những phỏng đoán, những kết luận, những niềm tin, những ý tưởng. Chỉ một cái trí tự do như thế có thể tìm ra sự thật. Một cái trí như thế, một mình nó, có thể nhận ra cái không thể đo lường được, cái không thể đặt tên; và đó là đơn giản.
 
 

33- VỀ HỜI HỢT 

Câu hỏi: Làm thế nào một con người hời hợt trở thành nghiêm túc?

Krishnamurti: Trước hết, chúng ta phải hiểu rằng chúng ta hời hợt, đúng chứ? Hời hợt có ý gì? Thuộc căn bản, bị lệ thuộc, phải không? Lệ thuộc vào sự kích động, lệ thuộc vào sự thách thức, lệ thuộc vào một người khác, lệ thuộc theo tâm lý vào những giá trị nào đó, những trải nghiệm nào đó, những ký ức nào đó – tất cả việc đó giải thích cho sự hời hợt? Khi tôi lệ thuộc vào việc đến nhà thờ mỗi buổi sáng hay mỗi tuần lễ để được thăng hoa, với mục đích để được giúp đỡ, điều đó không làm cho tôi hời hợt hay sao? Nếu tôi phải thực hành những nghi lễ nào đó để duy trì ý thức hòa đồng của tôi hay để có được một cảm giác mà lúc trước có lẽ tôi đã trải qua, điều đó không làm cho tôi hời hợt hay sao? Nó không làm cho tôi hời hợt khi tôi giao phó chính bản thân mình cho một quốc gia, cho một kế hoạch hay cho một nhóm người chính trị đặc biệt hay sao? Chắc chắn toàn qui trình lệ thuộc này là một lẩn tránh của cái tôi; sự đồng hóa này cùng cái to tát hơn là sự phủ nhận của tôi là gì. Nhưng tôi không thể phủ nhận tôi là gì; tôi phải hiểu rõ tôi là gì và không cố gắng đồng hóa chính tôi cùng vũ trụ, cùng Thượng đế, cùng một đảng phái chính trị đặc biệt hay bất kỳ điều gì bạn muốn. Tất cả việc này dẫn đến sự suy nghĩ nông cạn và từ suy nghĩ nông cạn có hành động luôn luôn ma mãnh, dù trên kích cỡ thế giới hay kích cỡ của cá thể

Trước hết, chúng tacông nhận rằng chúng ta đang làm những sự việc này hay không? Chúng ta không công nhận; chúng ta biện hộ chúng. Chúng ta nói rằng, ‘Tôi sẽ làm gì nếu tôi không làm những sự việc này? Tôi sẽ tồi tệ hơn; cái trí của tôi sẽ phân rã. Bây giờ, ít ra, tôi đang đấu tranh để hướng đến cái gì đó tốt lành hơn.’ Chúng ta càng đấu tranh nhiều bao nhiêu, chúng ta càng hời hợt nhiều bấy nhiêu. Tôi phải thấy điều đó trước, đúng chứ? Đó là một trong những sự việc khó khăn nhất; thấy tôi là gì, thừa nhận rằng tôi dốt nát, tôi nông cạn, tôi hẹp hòi, tôi ghen tuông. Nếu tôi thấy tôi là gì, nếu tôi công nhận nó, vậy thì từ đó tôi có thể khởi hành. Chắc chắn, một cái trí nông cạn là một cái trí tẩu thoát khỏi cái gì là; không-tẩu thoát đòi hỏi sự thâm nhập gian nan, sự phủ nhận của trì trệ. Khoảnh khắc tôi biết tôi nông cạn, có sẵn rồi một tiến hành của thâm nhập sâu thẳm – nếu tôi không làm bất kỳ điều gì về sự nông cạn. Nếu cái trí nói rằng, ‘Tôi nhỏ nhen, và tôi sẽ tìm hiểu nó, tôi sẽ hiểu rõ toàn thể sự nhỏ nhen này, ảnh hưởng nông cạn này’, vậy thì có thể xảy ra sự thay đổi; nhưng một cái trí nhỏ nhen, công nhận rằng nó nhỏ nhen và cố gắng không-nhỏ nhen bằng cách đọc sách, bằng cách gặp gỡ mọi người, bằng cách du lịch, bằng cách năng động như một con khỉ, vẫn còn là một cái trí nhỏ nhen. 

Lại nữa, bạn thấy, có một cách mạng thực sự chỉ khi nào chúng ta tiếp cận vấn đề này một cách đúng đắn. Tiếp cận đúng đắn đến vấn đề cho một tự tin lạ thường mà tôi cam đoan bạn di chuyển được những hòn núi – những hòn núi của những thành kiến, những quy định riêng của bạn. Tỉnh thức được một cái trí nông cạn, không cố gắng trở thành sâu thẳm. Một cái trí nông cạn không bao giờ biết được những chiều sâu vô tận. Nó có thể có nhiều hiểu biết, thông tin, nó có thể lặp lại những từ ngữ – bạn biết toàn vòng ngoài của cái trí hời hợt mà năng động. Nhưng nếu bạn biết rằng bạn hời hợt, nông cạn, nếu bạn tỉnh thức được sự nông cạn và quan sát tất cả những hoạt động của nó mà không-phê bình, không-chỉ trích, vậy thì chẳng mấy chốc bạn sẽ thấy rằng cái sự việc nông cạn hoàn toàn biến mất, mà không có hành động của bạn vào nó. Điều này đòi hỏi sự kiên nhẫn, sự cảnh giác, không phải một ham muốn háo hức cho một kết quả, cho sự thành tựu. Chính cái trí nông cạn mới muốn một thành tựu, một kết quả.

Bạn càng tỉnh thức được toàn qui trình này nhiều bao nhiêu, bạn sẽ khám phá những hoạt động của cái trí nhiều bấy nhiêu; nhưng bạn phải quan sát chúng mà không cố gắng kết thúc chúng, bởi vì khoảnh khắc bạn tìm kiếm một kết thúc, lại nữa bạn bị trói buộc trong sự phân hai của ‘cái tôi’ và ‘cái-không tôi’ – và tiếp tục vấn đề

 

34- VỀ NHỎ NHEN 

Câu hỏi: Cái trí nên được bận tâm bởi điều gì?

Krishnamurti: Đây là một ví dụ rất tốt của xung đột được hiện diện như thế nào: xung đột giữa cái gì nên là và cái gì là. Trước hết chúng ta thiết lập cái gì nên là, lý tưởng, và sau đó cố gắng sống tùy theo khuôn mẫu đó. Chúng ta nói rằng cái trí nên được bận tâm bởi những vấn đề cao quý, bởi không-ích kỷ, bởi quảng đại, bởi tử tế, bởi tình yêu; đó là khuôn mẫu, niềm tin, điều nên là, điều bắt buộc, và chúng ta cố gắng sống theo. Thế là có sự xung đột đang chuyển động giữa sự chiếu rọi của cái gì nên là và thực tế, cái gì là, và qua xung đột đó chúng ta hy vọng được thay đổi. Chừng nào chúng ta còn đang đấu tranh với cái gì nên là, chúng ta cảm thấy đạo đức, chúng ta cảm thấy tốt lành, nhưng điều gì quan trọng: cái nên là hay cái gì là? Nhưng cái trí của chúng ta được bận tâm bởi điều gì – một cách thực sự, không phải theo lý thuyết? Bởi những nhỏ nhen, đúng chứ? Bởi người ta trông như thế nào, bởi tham vọng, bởi tham lam, bởi ganh tị, bởi bàn tán, bởi tàn nhẫn. Cái trí sống trong một thế giới của những nhỏ nhen và một cái trí nhỏ nhen đang tạo ra một khuôn mẫu cao quý, vẫn còn là nhỏ nhen, đúng chứ? Vấn đề không phải là cái trí nên được bận tâm bởi điều gì nhưng liệu chính cái trí có thể được tự do khỏi những nhỏ nhen? Nếu chúng ta tỉnh thức, nếu chúng ta đang tìm hiểu, chúng ta biết được những nhỏ nhen đặc biệt riêng của chúng ta: nói chuyện liên tục, huyên thuyên không ngớt của cái trí, lo âu về điều này và điều kia, tò mò về điều gì những con người đang làm hay không-đang làm, cố gắng thành tựu một kết quả, tìm kiếm những thêu dệt riêng của người ta và vân vân. Người ta bị bận tâm bởi những điều đó và chúng ta biết nó rất rõ. Liệu điều đó có thể được thay đổi? Đó là vấn đề, phải không? Khi hỏi cái trí nên được bận tâm bởi điều gì hoàn toàn không-chín chắn.

Bây giờ, bởi vì tỉnh thức được cái trí của tôi là nhỏ nhen, và bận tâm bởi những nhỏ nhen, liệu nó có thể làm tự do chính nó khỏi quy định này? Cái trí, bởi chính bản chất của nó, không nhỏ nhen hay sao? Cái trí là gì ngoại trừ kết quả của ký ức? Ký ức của cái gì? Của làm thế nào để sống còn, không chỉ thuộc phần thân thể nhưng cũng còn thuộc phần tâm lý qua sự phát triển của những đạo đức, những phẩm chất nào đó, đang lưu trữ những trải nghiệm, đang tự-thiết lập của chính nó trong những hoạt động riêng của nó. Đó không là nhỏ nhen hay sao? Cái trí, bởi vì là kết quả của ký ức, của thời gian, là nhỏ nhen trong chính nó; nó có thể làm gì để làm tự do chính nó khỏi sự nhỏ nhen riêng của nó? Nó có thể làm bất kỳ điều gì hay sao? Làm ơn, hãy thấy sự quan trọng của điều này. Liệu cái trí, mà là hoạt động tự cho mình là trung tâm, có thể làm tự do chính nó khỏi hoạt động đó? Chắc chắn, nó không thể; dù nó làm bất kỳ điều gì, nó vẫn còn nhỏ nhen. Nó có thể phỏng đoán về Thượng đế, nó có thể sáng chế những hệ thống chính trị, nó có thể tạo tác những niềm tin; nhưng nó vẫn còn ở phía bên trong lãnh vực của thời gian, sự thay đổi của nó vẫn còn từ ký ức sang ký ức, nó vẫn còn bị trói buộc bởi sự giới hạn riêng của nó. Liệu cái trí có thể phá vỡ sự giới hạn đó? Hay liệu sự giới hạn đó sụp đổ khi cái trí yên lặng, khi nó không còn lăng xăng, khi nó thừa nhận những nhỏ nhen riêng của nó, dù nó có lẽ đã tưởng tượng chúng to tát đến chừng nào. Khi cái trí, bởi vì đã thấy những nhỏ nhen của nó, hoàn toàn nhận biết được chúng và thế là trở nên thực sự yên lặng – chỉ như thế những nhỏ nhen này mới có thể rơi rụng. Chừng nào bạn còn đang tìm hiểu, cái trí nên được bận tâm bởi điều gì; nó sẽ được bận tâm bởi những nhỏ nhen, dù nó dựng lên một nhà thờ, dù nó cầu nguyện hay dù nó viếng thăm một ngôi đền. Chính cái trí là nhỏ nhen, tầm thường, và chỉ bằng cách nói nó nhỏ nhen bạn không xóa sạch được sự nhỏ nhen của nó. Bạn phải hiểu rõ nó, cái trí phải công nhận những hoạt động riêng của nó, và trong sự tiến hành của công nhận đó, trong sự tỉnh thức được những nhỏ nhen mà, một cách nhận biết được hay không-nhận biết được, nó đã thiết lập; cái trí trở nên yên lặng. Trong yên lặng đó có một trạng thái sáng tạo, và đây là nhân tố mang lại một thay đổi.
 
 
 

35- VỀ SỰ YÊN LẶNG CỦA CÁI TRÍ 

Câu hỏi: Tại sao ông nói về sự yên lặng của cái trí, và sự yên lặng này là gì?

Krishnamurti: Liệu không cần thiết, nếu chúng ta muốn hiểu rõ bất kỳ việc gì, cái trí nên yên lặng hay sao? Nếu chúng ta có một vấn đề, chúng ta lo âu về nó, đúng chứ? Chúng ta tìm hiểu nó, chúng ta phân tích nó, chúng ta tách nó ra từng mảnh, trong hy vọng hiểu rõ nó. Bây giờ, chúng ta hiểu rõ được qua nỗ lực, qua phân tích, qua so sánh, qua bất kỳ hình thức nào của đấu tranh thuộc tinh thần, hay sao? Chắc chắn, hiểu rõ có được chỉ khi nào cái trí rất yên lặng. Chúng ta nói rằng, chúng ta càng đấu tranh với vấn đề của đói khát, của chiến tranh, hay bất kỳ vấn đề nào của nhân loại nhiều bao nhiêu, chúng ta càng đối nghịch với nó nhiều bấy nhiêu, chúng ta sẽ hiểu rõ nhiều bấy nhiêu. Bây giờ, điều đó đúng à? Những chiến tranh đã và đang xảy ra trong hàng thế kỷ, xung đột giữa những cá thể, giữa những xã hội; phía bên trong và bên ngoài, liên tục ở đó. Chúng ta giải quyết được chiến tranh đó, xung đột đó, bằng xung đột thêm nữa, bằng đấu tranh thêm nữa, bằng sự gắng sức ma mãnh thêm nữa, hay sao? Hay chúng ta hiểu rõ vấn đề chỉ khi nào chúng ta trực tiếp ở trước mặt nó, khi chúng ta đối diện với sự kiện? Chúng ta có thể đối diện với sự kiện chỉ khi nào chúng ta không có sự kích động can thiệp giữa cái trí và sự kiện; vì vậy nếu chúng ta muốn hiểu rõ, liệu không quan trọng rằng cái trí phải yên lặng hay sao?

Chắc chắn bạn sẽ hỏi rằng, ‘Cái trí có thể được làm cho yên lặng bằng cách nào?’ Đó là phản ứng ngay tức khắc, phải không? Bạn nói rằng, ‘Cái trí của tôi bị kích động và làm thế nào tôi có thể giữ nó yên lặng?’ Liệu bất kỳ hệ thống nào có thể làm cho cái trí yên lặng? Liệu một công thức, một kỷ luật, có thể làm cho cái trí yên lặng? Nó có thể; nhưng khi cái trí được làm yên lặng, đó là sự yên lặng, đó là sự tĩnh lặng hay sao? Hay cái trí chỉ bị khép kín trong một ý tưởng, trong một công thức, trong một cụm từ? Một cái trí như thế là một cái trí chết rồi, đúng chứ? Đó là lý do tại sao hầu hết mọi người cố gắng theo đuổi sống tinh thần, tạm gọi là tinh thần, đều chết rồi – bởi vì họ đã rèn luyện cái trí của họ để được yên lặng, họ đã khép kín chính họ trong một công thức cho sự yên lặng. Rõ ràng, một cái trí như thế không bao giờ yên lặng; nó chỉ bị đè nén, bị kiềm chế.

Cái trí yên lặng khi nó thấy sự thật rằng hiểu rõ chỉ hiện diện khi nó yên lặng; rằng nếu tôi muốn hiểu rõ bạn, tôi phải yên lặng, tôi không thể có những phản ứng chống lại bạn, tôi không được có thành kiến, tôi phải xóa sạch tất cả những kết luận của tôi, những trải nghiệm của tôi, và gặp gỡ bạn mặt đối mặt. Chỉ đến lúc đó, khi cái trí được tự do khỏi tình trạng bị quy định của tôi, tôi có hiểu rõ. Khi tôi thấy được sự thật của việc đó, vậy thì cái trí được yên lặng – và vậy thì không có vấn đề của làm thế nào để khiến cho cái trí yên lặng. Chỉ sự thật có thể giải thoát cái trí khỏi sự hình thành ý tưởng riêng của nó; muốn thấy sự thật, cái trí phải nhận ra sự kiện rằng chừng nào nó còn bị kích động nó không thể có hiểu rõ. Sự yên lặng của cái trí, sự bình thản của cái trí, không là một sự việc được sản sinh bởi sức mạnh-ý chí, bởi bất kỳ hành động nào của ham muốn; nếu nó như vậy, vậy thì một cái trí bị khép kín, bị tách rời như thế, nó là một cái trí chết rồi và vì vậy không thể thích ứng, không thể mềm dẻo, không thể nhạy bén. Một cái trí như thế không sáng tạo.

Vậy thì, vấn đề của chúng ta là, không phải làm thế nào khiến cho cái trí yên lặng nhưng thấy được sự thật của mỗi vấn đề khi nó phơi bày cho chúng ta. Nó giống như ao nước mà trở nên phẳng lặng khi gió ngừng thổi. Cái trí của chúng ta bị kích động bởi vì chúng ta có những vấn đề; và để lẩn tránh những vấn đề, chúng ta làm cho cái trí yên lặng. Bây giờ cái trí đã chiếu rọi những vấn đề này và không có những vấn đề nào tách khỏi cái trí; và chừng nào cái trí còn chiếu rọi bất kỳ ý tưởng nào của nhạy cảm, thực hành bất kỳ phương pháp nào của yên lặng, nó không bao giờ có thể được yên lặng. Khi cái trí nhận ra rằng chỉ bằng cách yên lặng mới có hiểu rõvậy thì nó trở nên rất yên lặng. Sự yên lặng đó không bị áp đặt, không bị kỷ luật, nó là một yên lặng không thể được hiểu rõ bởi một cái trí bị kích động.

Nhiều người tìm kiếm sự yên lặng của cái trí khỏi sống náo động bằng cách rút lui đến một ngôi làng, đến những tu viện, đến những hòn núi, hay họ rút lui vào những ý tưởng, khép kín chính họ trong một niềm tin hay lẩn tránh những con người mà mang lại cho họ sự rắc rối. Sự tách rời như thế không là sự yên lặng của cái trí. Sự khép kín của cái trí trong một ý tưởng, hay sự lẩn tránh những con người mà làm cho sống phức tạp không mang lại sự yên lặng của cái trí. Sự yên lặng của cái trí hiện diện chỉ khi nào không còn qui trình tách rời qua sự tích lũy, nhưng hoàn toàn hiểu rõ về toàn qui trình của liên hệ. Sự tích lũy làm cho cái trí già nua; chỉ khi nào cái trí mới mẻ, khi cái trí trong sáng, không còn qui trình của tích lũy – chỉ lúc đó mới có thể có sự yên lặng của cái trí. Một cái trí như thế không là chết rồi, nó năng động nhất. Cái trí yên lặng là cái trí năng động nhất, nhưng nếu bạn muốn thử nghiệm nó, muốn tìm hiểu nó thật sâu thẳm, bạn sẽ thấy rằng trong sự yên lặng không có sự chiếu rọi của tư tưởng. Rõ ràng, ở mọi mức độ, tư tưởngphản ứng của ký ức và tư tưởng không bao giờ có thể trong một trạng thái sáng tạo. Nó có lẽ diễn tả sáng tạo nhưng tư tưởng, trong chính nó, không bao giờ có thể sáng tạo. Khi có sự yên lặng, sự an bình đó của cái trí mà không là một kết quả, vậy thì chúng ta sẽ thấy rằng, trong sự yên lặng đó có hoạt động lạ thường, một hành động lạ thường mà một cái trí bị kích động bởi tư tưởng không bao giờ có thể biết được. Trong yên lặng đó không có sự hình thành công thức, không-ý tưởng, không-ký ức; yên lặng đó là một trạng thái của sáng tạo mà có thể được trải nghiệm chỉ khi nào có hiểu rõ trọn vẹn về toàn qui trình của ‘cái tôi’. Ngược lại, sự yên lặng không có ý nghĩa. Chỉ trong yên lặng đó, mà không là một kết quả, vĩnh hằng được lộ diện, mà vượt khỏi thời gian
 
 

36- VỀ Ý NGHĨA CỦA SỐNG 

Câu hỏi: Chúng tôi sống nhưng chúng tôi không biết tại sao. Đối với quá nhiều người chúng tôi, sống dường như khôngý nghĩa. Ông có thể giải thích cho chúng tôi ý nghĩamục đích của sống của chúng tôi?

Krishnamurti: Bây giờ, tại sao bạn đưa ra câu hỏi này? Tại sao bạn đang yêu cầu tôi giải thích cho bạn ý nghĩa của sống, mục đích của sống? Chúng ta có ý gì qua từ ngữ sống? Sống có một ý nghĩa, một mục đích à? Sống trong chính nó không là mục đích riêng của nó, ý nghĩa riêng của nó hay sao? Tại sao chúng ta muốn nhiều hơn nữa? Bởi vì chúng ta quá thất vọng với sống của chúng ta, sống của chúng ta quá trống rỗng, quá phô trương, quá đơn điệu, đang làm cùng một sự việc lặp đi và lặp lại, chúng ta muốn cái gì đó nhiều hơn nữa, cái gì đó vượt khỏi cái mà chúng ta đang làm. Bởi vì sống hàng ngày của chúng ta quá trống rỗng, quá nhàm chán, quá vô nghĩa, quá lờ đờ, quá dốt nát; chúng ta nói rằng sống phải có một ý nghĩa trọn vẹn hơn và đó là lý do tại sao bạn đưa ra câu hỏi này. Chắc chắn, một người đang sống phong phú, một người thấy sự việc như chúng là và mãn nguyện với cái gì anh ấy có, không bị rối loạn; anh ấy rõ ràng, vì vậy anh ấy không hỏi mục đích của sống là gì. Đối với anh ấy, chính đang sống là khởi đầu lẫn kết thúc. Sự khó khăn của chúng ta là, bởi vì sống của chúng ta trống rỗng, chúng ta muốn tìm ra một mục đích cho sống và theo đuổi nó. Một mục đích của sống như thế chỉ thuần túy là sự hành động của tư tưởng, không có bất kỳ sự thật nào; khi mục đích của sống được theo đuổi bởi một cái trí dốt nát, đờ đẫn, bởi một tâm hồn trống rỗng, mục đích đó cũng sẽ trống rỗng. Vì vậy mục đích của chúng ta là làm thế nào cho sống của chúng ta ‘giàu có’ hơn, không phải với tiền bạc và mọi chuyện còn lại của nó nhưng giàu có phía bên trong – mà không là cái gì đó bí ẩn. Khi bạn nói rằng mục đích của sống là hạnh phúc, mục đích của sống là tìm được Thượng đế, chắc chắn ham muốn để tìm được Thượng đế đó, là một tẩu thoát khỏi sống và Thượng đế của bạn chỉ là một sự việc đã được biết. Bạn chỉ có thể chuyển động đến một mục tiêu mà bạn biết; nếu bạn thiết lập một hướng đi đến sự việc mà bạn gọi là Thương đế, chắc chắn đó không là Thượng đế. Sự thật chỉ có thể hiểu rõ trong đang sống, không phải trong tẩu thoát. Khi bạn tìm kiếm một mục đích cho sống, bạn thực sự đang tẩu thoát và không đang hiểu rõ sống là gì. Sống là liên hệ, sống là hành động trong liên hệ; khi tôi không hiểu rõ sự liên hệ, hay khi sự liên hệ bị hỗn loạn, lúc đó tôi tìm kiếm một ý nghĩa trọn vẹn hơn. Tại sao sống của chúng ta quá trống rỗng? Tại sao chúng ta quá cô độc, quá tuyệt vọng? Bởi vì chúng ta không bao giờ nhìn ngắm về chính chúng tahiểu rõ về chính chúng ta. Chúng ta không bao giờ tự-thú nhận với chính chúng ta rằng, sống này là tất cả những gì chúng ta biết và rằng, thế là nó nên được hiểu rõ đầy đủ và trọn vẹn. Chúng ta thích chạy trốn khỏi chính chúng ta, và đó là lý do tại sao chúng ta tìm kiếm một mục đích của sống tách khỏi sự liên hệ. Nếu chúng ta bắt đầu hiểu rõ hành động, mà là sự liên hệ của chúng ta với con người, với tài sản, với những niềm tin và những ý tưởng, vậy thì chúng ta sẽ phát hiện rằng sự liên hệ, chính nó, mang lại phần thưởng riêng của nó. Bạn không phải tìm kiếm. Nó giống như tìm kiếm tình yêu. Bạn có thể tìm được tình yêu bằng cách tìm kiếm nó hay sao? Tình yêu không thể được vun quén. Bạn sẽ tìm được tình yêu chỉ trong sự liên hệ, không phải phía bên ngoài sự liên hệ, và do bởi chúng ta không có tình yêu nên chúng ta muốn một mục đích của sống. Khi có tình yêu mà là vĩnh hằng riêng của nó, vậy thì không có tìm kiếm Thượng đế, bởi vì tình yêu là Thượng đế.

Chính vì cái trí của chúng ta đầy ắp những thông tin kỹ thuật và những thầm thì mê tín, nên sống của chúng ta quá trống rỗng và đó là lý do tại sao chúng ta tìm kiếm một mục đích vượt khỏi chính chúng ta. Muốn tìm được mục đích của sống chúng ta phải đi qua cái cửa của chính chúng ta; có ý thức hay không ý thức, chúng ta lẩn tránh đối diện những sự việc như chúng là trong chính chúng, và vì vậy chúng ta khẩn cầu Thượng đế mở cho chúng ta một cái cửa thoát khỏi đây. Câu hỏi về mục đích của sống này chỉ được đặt ra bởi những người không thương yêu. Tình yêu có thể tìm được chỉ trong hành động, mà là sự liên hệ
 
 
 

37- VỀ SỰ RỐI LOẠN CỦA CÁI TRÍ 

Câu hỏi: Tôi đã lắng nghe tất cả những nói chuyện của ông và tôi đã đọc tất cả những quyển sách của ông. Đầy khẩn thiết, tôi muốn hỏi ông, mục đích sống của tôi có thể là gì nếu, như ông nói, tất cả tư tưởng phải kết thúc, tất cả hiểu biết phải được kiểm soát, tất cả ký ức phải không còn? Làm thế nào ông liên quan ‘trạng thái đang là’ đó, dù nó có lẽ là gì tùy ông, với thế giới trong đó chúng ta đang sống? Một đang là như thế có liên quan gì đến sự tồn tại đau khổphiền muộn của chúng ta? 

Krishnamurti: Chúng ta muốn biết trạng thái này là gì mà chỉ có thể hiện diện khi tất cả hiểu biết, khi người công nhận, không còn; chúng ta muốn biết trạng thái này có liên quan gì với thế giới của hoạt động hàng ngày, những theo đuổi hàng ngày của chúng ta. Chúng ta biết sống hiện nay của chúng ta là gì – phiền muộn, đau khổ, luôn luôn sợ hãi, không có gì vĩnh cửu; chúng ta biết điều đó rất rõ. Chúng ta muốn biết trạng thái khác này có liên quan gì với sống hiện nay – và nếu chúng ta gạt đi hiểu biết, trở nên tự do khỏi những ký ức của chúng tavân vân, mục đích của sự tồn tại là gì? 

Mục đích của sự tồn tại như chúng ta biết nó lúc này là gì? – không phải một cách lý thuyết nhưng thực sự? Mục đích của sự tồn tại hàng ngày của chúng ta là gì? Chỉ để sống còn, đúng chứ? – cùng tất cả đau khổ của nó, cùng tất cả phiền muộn, và hỗn loạn, những chiến tranh, sự hủy diệt của nó và vân vân. Chúng ta có thể sáng chế những lý thuyết, chúng ta có thể nói: ‘Điều này không nên là, nhưng điều nào đó nên là.’ Nhưng đây là tất cả những lý thuyết, chúng không là những sự kiện. Điều gì chúng ta biết là sự hỗn loạn, đau khổ, phiền muộn, thù hận vô tận. Chúng ta cũng biết, nếu chúng ta có sự nhận biết, làm thế nào những việc này xảy ra được. Mục đích của sống, từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, mỗi ngày, là hủy diệt lẫn nhau, trục lợi lẫn nhau, hoặc như những cá thể hoặc như những con người tập thể. Trong cô độc của chúng ta, trong đau khổ của chúng ta, chúng ta cố gắng sử dụng những người khác, chúng ta cố gắng tẩu thoát khỏi chính chúng ta – qua vui chơi, qua thần thánh, qua hiểu biết, qua mọi hình thức của niềm tin, qua sự đồng hóa. Đó là mục đích của chúng ta, có ý thức hay không có ý thức, như hiện nay chúng ta sống. Liệu có một mục đích sâu thẳm hơn, rộng lớn hơn vượt khỏi, một mục đích mà không-hỗn loạn, không-thâu lợi? Liệu trạng thái không-nỗ lực đó có bất kỳ liên quan gì với sống hàng ngày của chúng ta? 

Chắc chắn không có liên quan gì đến sống của chúng ta. Làm thế nào nó có thể có liên quan được? Nếu cái trí của chúng ta bị hoang mang, bị đau khổ, bị cô độc, làm thế nào ‘những bị’ đó có liên quan với cái gì đó mà không thuộc về nó? Làm thế nào sự thật có thể được liên quan với cái giả dối, đến ảo tưởng? Chúng ta không muốn thú nhận điều đó, bởi vì hy vọng của chúng ta, hoang mang của chúng ta làm cho chúng ta tin tưởng một cái gì đó lớn lao hơn, cao quý hơn, mà chúng ta nói có liên quan với chúng ta. Trong sự tuyệt vọng của chúng ta, chúng ta tìm kiếm sự thật, hy vọng rằng trong khám phá được nó sự tuyệt vọng của chúng ta sẽ tan biến. 

Vì vậy chúng ta có thể thấy rằng một cái trí bị hoang mang, một cái trí bị chất đầy đau khổ, một cái trí nhận biết được sự trống rỗng, sự cô độc riêng của nó, không bao giờ có thể tìm ra cái vượt khỏi chính nó. Cái vượt khỏi cái trí chỉ có thể hiện diện khi những nguyên nhân của hoang mang, đau khổ, được xóa sạch hay được hiểu rõ. Tất cả mọi điều mà tôi đã và đang giải thích, đang trình bày là, làm thế nào để hiểu rõ về chính chúng ta, bởi vì nếu không hiểu rõ về chính chúng ta cái còn lại không hiện diện, cái còn lại chỉ là một ảo tưởng. Nếu chúng ta có thể hiểu rõ về toàn qui trình của chính chúng ta, từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, vậy là chúng ta sẽ thấy rằng trong khai quang sự rối loạn riêng của chúng ta, cái còn lại hiện diện. Vậy thì trải nghiệm cái còn lại sẽ có một liên hệ với cái này. Nhưng cái này không bao giờ có liên quan với cái còn lại. Đang ở phía bên này của bức màn, đang trong bóng tối, làm thế nào người ta có thể trải nghiệm được ánh sáng, được tự do? Nhưng ngay khi có trải nghiệm về sự thật, vậy là bạn có thể liên quan nó với thế giới chúng ta sống này. 

Nếu chúng ta chưa bao giờ biết được tình yêu là gì, nhưng chỉ biết được những rối loạn, những đau khổ, những xung đột liên tục, làm thế nào chúng ta có thể trải nghiệm tình yêu đó mà không thuộc tất cả những điều này? Nhưng khi một lần chúng ta đã trải nghiệm cái khác lạ, vậy là chúng ta không phải bận tâm để tìm ra sự liên hệ. Vậy là tình yêu, thông minh, vận hành. Nhưng muốn trải nghiệm trạng thái khác lạ đó, tất cả hiểu biết, những kỷ niệm được tích lũy, những hoạt động tự-nhận dạng, phải kết thúc, để cho cái trí không thể có bất kỳ những cảm giác tự-chiếu rọi nào. Vậy là, đang trải nghiệm cái khác lạ đó, có hành động trong thế giới này.

Chắc chắn đó là mục đích của sự tồn tại – vượt khỏi hoạt động tự cho mình là trung tâm của cái trí. Bởi vì đã trải nghiệm trạng thái khác lạ đó, mà không thể đo lường được bởi cái trí, vậy thì chính trải nghiệm về cái khác lạ mang lại một cách mạng bên trong. Vậy thì, nếu có tình yêu, không còn những vấn đề thuộc xã hội. Không còn vấn đề thuộc bất kỳ loại nào khi có tình yêu. Bởi vì chúng ta không biết làm thế nào để thương yêu, chúng ta có những vấn đề thuộc xã hội và những hệ thống triết học trình bày phương cách giải quyết những vấn đề của chúng ta. Tôi khẳng định những vấn đề này không bao giờ được giải quyết bởi bất kỳ hệ thống nào, hoặc của phe tả hoặc phe hữu hoặc phe trung lập. Chúng có thể được giải quyết – sự rối loạn của chúng ta, sự đau khổ của chúng ta, tự-hủy diệt của chúng ta – chỉ khi nào chúng ta có thể trải nghiệm trạng thái khác lạ đó mà không là tự-chiếu rọi.

38- VỀ THAY ĐỔI 

Câu hỏi: Ông có ý gì qua từ ngữ thay đổi? 

Krishnamurti: Chắc chắn, phải có một cách mạng cơ bản. Sự khủng hoảng của thế giới yêu cầu nó. Sống của chúng ta yêu cầu nó. Những biến cố hàng ngày, những theo đuổi, những lo âu của chúng ta yêu cầu nó. Những vấn đề của chúng ta yêu cầu nó. Phải có một cách mạng cơ bản triệt để, bởi vì mọi thứ quanh chúng ta đã sụp đổ. Mặc dầu dường như có trật tự, thật ra có sự thoái hoá, sự hủy diệt từ từ: con sóng của hủy diệt đang liên tục bủa vây con sóng của sống.

Vì vậy phải có một cách mạng – nhưng không phải một cách mạng được đặt nền tảng trên một ý tưởng. Một cách mạng như thế chỉ là sự tiếp tục của ý tưởng, không phải một thay đổi cơ bản. Một cách mạng được đặt nền tảng trên một ý tưởng mang lại đổ máu, thoái hóa, hỗn loạn. Từ hỗn loạn bạn không thể tạo ra trật tự; bạn không thể cố ý tạo ra hỗn loạnhy vọng có được trật tự từ hỗn loạn đó. Bạn không phải là người chọn lựa của Thượng đế mà sẽ sáng tạo trật tự từ hỗn loạn. Đó là một cách suy nghĩ dối trá của những người mà ao ước tạo ra càng ngày càng nhiều hỗn loạn với mục đích mang lại trật tự. Bởi vì lúc này họ có quyền hành, họ cho rằng họ biết tất cả những phương cách tạo ra trật tự. Vì thấy tổng thể thảm kịch này – sự lặp lại liên tục của những chiến tranh, xung đột không ngừng nghỉ giữa những giai cấp, giữa những chủng tộc, sự bất bình đẳng kinh hoàng thuộc xã hội và kinh tế, sự bất bình đẳng của khả năng và tài năng, hố sâu giữa những người hạnh phúc, không bị buồn thảm, và những người bị trói buộc trong hận thù, xung đột, và đau khổ – vì thấy tất cả việc này, phải có một cách mạng, phải có một thay đổi hoàn toàn, đúng chứ?

Thay đổi này, cách mạng cơ bản này, là một kết thúc cuối cùng, hay nó là khoảnh khắc sang khoảnh khắc? Tôi biết chúng ta ưa thích nó là một kết thúc cuối cùng, bởi vì suy nghĩ về tương lai xa xăm dễ dàng hơn nhiều. Cuối cùng chúng ta sẽ được thay đổi, cuối cùng chúng ta sẽ hạnh phúc, cuối cùng chúng ta sẽ tìm được sự thật; trong khi chờ đợi, chúng ta hãy tiếp tục. Chắc chắn một cái trí như thế, đang suy nghĩ dựa vào tương lai, không thể hành động trong hiện tại; vì vậy một cái trí như thế không đang tìm kiếm sự thay đổi, nó chỉ đang lẩn tránh sự thay đổi. Chúng ta có ý gì qua từ ngữ thay đổi?

Thay đổi không ở trong tương lai, không bao giờ có thể ở trong tương lai. Nó chỉ có thể ngay lúc này, từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc. Vì vậy chúng ta có ý gì qua từ ngữ thay đổi? Chắc chắn nó rất đơn giản: thấy điều giả dối như điều giả dối và thấy sự thật như sự thật. Thấy sự thật trong điều giả dối và thấy điều giả dối trong cái mà đã được chấp nhận như sự thật. Thấy điều giả dối như điều giả dốisự thật như sự thật là thay đổi, bởi vì khi bạn thấy cái gì đó rất rõ ràng như sự thật, sự thật đó giải thoát. Khi bạn thấy sự việc gì đó là giả dối, sự việc giả dối đó rơi rụng ngay. Khi bạn thấy những nghi lễ đó chỉ là những sự lặp lại hão huyền, khi bạn thấy sự thật của nó và không biện hộ nó, có thay đổi, đúng chứ?, bởi vì một trói buộc khác đã tan biến. Khi bạn thấy sự phân biệt giai cấp đó là giả dối, rằng nó tạo ra xung đột, tạo ra đau khổ, phân chia giữa con người – khi bạn thấy sự thật của nó, chính sự thật đó giải thoát. Chính sự nhận biết được sự thật đó là thay đổi, đúng chứ? Bởi vì chúng ta bị vây quanh bởi quá nhiều giả dối, đang nhận biết được sự giả dối từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc là thay đổi. Sự thật không tích lũy. Nó từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc. Cái tích lũy, chồng chất là ký ức, và qua ký ức bạn không bao giờ có thể tìm ra sự thật, bởi vì ký ức thuộc về thời gianthời gianquá khứ, hiện tại và tương lai. Thời gian, mà là sự tiếp tục, không bao giờ có thể tìm ra cái vĩnh hằng; vĩnh hằng không là tiếp tục. Cái kéo dài không là vĩnh hằng. Vĩnh hằng là trong khoảnh khắc. Vĩnh hằng là trong ngay lúc này. Ngay lúc này không là sự phản ảnh của quá khứ cũng không là sự tiếp tục của quá khứ sang hiện tại đến tương lai.
 Một cái trí ham muốn một thay đổi ở tương lai hay hướng đến sự thay đổi như một kết thúc cuối cùng, không bao giờ có thể tìm ra sự thật, vì sự thật là một sự việc phải hiện diện từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, phải được khám phá mới mẻ lại; không thể có sự khám phá qua tích lũy. Làm thế nào bạn có thể khám phá được cái mới mẻ nếu bạn có một gánh nặng của cái cũ kỹ? Chỉ khi nào kết thúc gánh nặng đó bạn mới khám phá được cái mới mẻ. Muốn khám phá cái mới mẻ, cái vĩnh hằng, trong hiện tại, từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, người ta cần một cái trí tỉnh táo lạ thường, một cái trí không đang tìm kiếm một kết quả, một cái trí không đang trở thành. Một cái trí đang trở thành không bao giờ biết được hạnh phúc trọn vẹn của sự mãn nguyện; không phải sự mãn nguyện của thỏa mãn lờ đờ; không phải sự mãn nguyện của một kết quả được thành tựu, nhưng sự mãn nguyện mà đến khi cái trí thấy được sự thật trong cái gì là và sự giả dối trong cái gì là. Nhận biết được sự thật đó là từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc; và nhận biết đó bị trì hoãn qua sự diễn tả bằng từ ngữ về khoảnh khắc đó.

Thay đổi không là một kết thúc, một kết quả. Thay đổi không là một kết quả. Kết quả hàm ý cặn bã, một nguyên nhân và một hậu quả. Nơi nào có nguyên nhân, chắc chắnhậu quả. Hậu quả chỉ là kết quả của ham muốn được thay đổi của bạn. Khi bạn ham muốn được thay đổi, bạn vẫn còn đang suy nghĩ dựa vào đang trở thành; cái đang trở thành không bao giờ có thể biết được cái đang là. Sự thật là đang là từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, và hạnh phúctiếp tục không là hạnh phúc. Hạnh phúctrạng thái đang là đó mà là không-thời gian. Trạng thái không-thời gian đó chỉ có thể đến khi có một bất mãn lạ thường – không phải bất mãn đã tìm được một phương tiện để tẩu thoát nhưng bất mãn mà không có lối thoát , không có tẩu thoát, không còn đang tìm kiếm sự thành tựu. Chỉ đến lúc đó, trong trạng thái bất mãn lạ thường đó, sự thậtthể hiện diện. Sự thật đó không dành cho mua bán, hay lặp lại; nó không thể bị trói buộc trong những quyển sách. Nó phải được tìm ra từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, trong nụ cười, trong nước mắt, dưới chiếc lá khô, trong những suy nghĩ vẩn vơ, trong sự phong phú của tình yêu.
 Tình yêu không khác biệt sự thật. Tình yêu là trạng thái mà trong đó qui trình tư tưởng, như thời gian, đã hoàn toàn kết thúc. Nơi nào tình yêu hiện diện, có sự thay đổi. Nếu không có tình yêu, cách mạng không có ý nghĩa, bởi vì lúc đó cách mạng chỉ là một hủy diệt, một thoái hóa, một đau khổ chồng chất vô tận. Nơi nào có tình yêu, có cách mạng, bởi vì tình yêu là sự thay đổi từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc. 

Đã dịch:

1-Sổ tay của Krishnamurti
Krishnamurti’s Notebook
2-Ghi chép của Krishnamurti

Krishnamurti’s Journal
3-Krishnamurti độc thoại

Krishnamurti to Himself
4-Bàn về giáo dục

On Education
5-Bàn về liên hệ

On Relationship
6-Thư gửi trường học

Letters to Schools
7-Nói chuyện cuối cùng 1985 tại Saanen

Last Talk at Saanen 1985
8-Nghĩ về những việc này

Think on these things
9-Ngẫm nghĩ cùng Krishnamurti

Daily Meditation with Krishnamurti
10-Thiền định 1969

Meditaion 1969
11-Bàn về Thượng đế

On God
12 –Tương lai là ngay lúc này

The Future is now
13 – Bàn về sống và chết 

On living and dying (2-2009)
14- Bàn Về Tình Yêu và Sự Cô Độc

15- Bàn Về Xung Đột, J. Krisnamurti
On Conflict
16 – Sự thức dậy của thông minh (Tập I/II)

The Awakening of Intelligence
17 – Bàn về sợ hãi (7-2009)

 On Fear
18 - Bàn Về Học HànhHiểu Biết

19- Vượt Khỏi Bạo Lực 

Beyond Violence
20 – Sự thức dậy của thông minh (Tập II/II)

The Awakening of Intelligence
21 - Nghi Vấn Không Đáp Án

22 – Tự do đầu tiên và cuối cùng [4-2010]
The First and Last Freedom
_____________________________________________________

Đón đọc:
– Bàn về cách kiếm sống đúng đắn [5-2010]
On Livelihood [đang dịch]
Đoạn kết của thời gian [2010]
 The Ending of Time [đang dịch]
– Tương lai của nhân loại [2010] 
 The Future of Humanity [Đang dịch]
Sống chết của Krishnamurti – 2009
 The Life and Death of Krishnamurti 
 A Biography by Mary Lutyens [Đã dịch xong]
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 34225)
Phát Bồ đề tâm, nói đơn giản, là trước hết, lập cái chí nguyện mong cầu tuệ giác Vô thượng Bồ đề, kế đó, phát triển tuệ giác ấy...
(Xem: 16805)
Trong các công hạnh đơn giản mà sâu dày và khó thực hiện cho vẹn toàn nhất là hạnh buông xả. Hành giả Phật giáo lấy tâm buông xả làm công hạnh hàng đầu.
(Xem: 22840)
Một chút ánh sáng nhỏ nhoi, giúp con soi tỏ những giọt mồ hôi không hình nơi mẹ. Nhưng phải tự khi làm mẹ, mới thấu vô vàn cái nhọc mẹ mang.
(Xem: 12980)
Ra khỏi bóng tối - Thích Nữ Diệu Nghiêm dịch
(Xem: 21847)
Hôm nay, mùa Vu Lan báo hiếu lại trở về trên xứ Việt, hòa chung với niềm vui lớn này, xin được san sẻ cùng em đôi điều về đạo hiếu của con người.
(Xem: 22064)
Ngài Mục Liên là một tấm gương sáng chói tượng trưng cho lòng chí hiếubáo ân. Ngài đã thực hành phép sám hối để báo ân mà cứu được mẹ thoát khỏi địa ngục.
(Xem: 14820)
Kinh Phạm Võng dạy rằng “Người Phật tử nếu lấy tâm từ mà làm việc phóng sinh thì thấy tất cả người nam đều là cha mình, tất cả người nữ đều là mẹ mình.
(Xem: 23435)
Tâm Bồ đề là tâm rõ ràng sáng suốt, tâm bỏ mê quay về giác, là tâm bỏ tà quy chánh, là tâm phân biệt rõ việc thị phi, cũng chính là tâm không điên đảo, là chân tâm.
(Xem: 23985)
Cái chết theo Tan-tra thừa là một quá trình tan biến tuần tự của thân xác vật chấttâm thức, các hiện tượng tan biến này được phân loại thành nhiều cấp bậc...
(Xem: 23522)
Quyển "THIỀN QUÁN - Tiếng Chuông Vượt Thời Gian" là một chuyên đề đặc biệt giới thiệu về truyền thống tu tập thiền Tứ Niệm Xứ của đức Phật dưới sự hướng dẫn của thiền sư U Ba Khin.
(Xem: 17067)
Tôi đã lắng nghe Krishnamurti suốt nhiều ngày. Tôi đến những nói chuyện của ông, tham gia những bàn luận, ngẫm nghĩ...
(Xem: 19283)
Chính Ðức Phật đã dạy: “Trong các sự bố thí chỉ có Pháp thícông đức lớn nhất, không có công đức nào sánh bằng” ... Thích Chân Tính
(Xem: 26919)
Phật-pháp là trí tuệ thực nghiệm dạy chúng ta nhận định được bản chất căn bản của chúng tagiải thoát chúng ta khỏi sự sa đọa thành nạn nhân đối với những huyễn tượng...
(Xem: 14339)
Hiện nay câu hỏi này là một quan tâm chính đối với mọi người, bởi vì khoa học và công nghệ hiện đại đã phơi bày rõ ràng những khả năng xảy ra sự hủy diệt to tát.
(Xem: 13791)
Điều gì cần thiết là một cái trí không bị hành hạ, một cái trí rất rõ ràng. Và một cái trí như thế không thể hiện diện được nếu nó có bất kỳ loại thành kiến nào.
(Xem: 22617)
Đức Phật Thích Ca Mâu NiPhật Bảo. Ba tạng kinh luật luận do đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết ra là Pháp Bảo. Chư tăng đệ tử xuất gia của Phật đàTăng Bảo.
(Xem: 14668)
Điều lạ thường nhất về sống của Krishnamurti là những lời tiên tri được nói về anh trong thời thanh niên đã thành hiện thực, tuy nhiên trong một hướng khác hẳn điều gì được mong đợi.
(Xem: 17285)
Để có thể lắng nghe thực sự, người ta nên buông bỏ hay gạt đi tất cả những thành kiến, những định kiến và những hoạt động hàng ngày.
(Xem: 12599)
Nhìn vào toàn chuyển động của sống này như một sự việc; có vẻ đẹp vô cùng trong nó và năng lượng vô hạn; thế là hành động là trọn vẹn và có sự tự do.
(Xem: 13773)
Lúc này chúng ta hãy quan sát điều gì đang thực sự xảy ra trong thế giới; có bạo lực thuộc mọi loại; không chỉ phía bên ngoài mà còn cả trong sự liên hệ lẫn nhau của chúng ta.
(Xem: 10337)
Một cái trí chuyên biệt hóa không bao giờ là một cái trí sáng tạo. Cái trí mà đã tích lũy, mà đã đắm chìm trong hiểu biết, không thể học hành.
(Xem: 14609)
Khi năng lượng không bị hao tán qua sự tẩu thoát, vậy thì năng lượng đó trở thành ngọn lửa của đam mê. Từ bi có nghĩa đam mê cho tất cả. Từ biđam mê cho tất cả.
(Xem: 17142)
Ngài giáng sinh nơi vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini), thành đạoBồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya), thuyết bài Pháp đầu tiên tại vườn Lộc Uyển (Sarnath) và nhập Niết Bàn tại Câu Thi Na...
(Xem: 12475)
Chúng tathói quen tạo ra một trừu tượng về sợ hãi, đó là, tạo ra một ý tưởng về sợ hãi. Nhưng chắc chắn, chúng ta không bao giờ lắng nghe tiếng nói của sợ hãi đang kể câu chuyện của nó.
(Xem: 12637)
Có một khác biệt giữa không gian bên ngoài, mà vô giới hạn, và không gian bên trong chúng ta hay không? Hay không có không gian bên trong chúng ta gì cả và chúng ta chỉ biết không gian bên ngoài mà thôi?
(Xem: 10304)
Chúng ta là kết quả của những hành động và những phản ứng của mỗi người; văn minh này là một kết quả tập thể. Không quốc gia hay con người nào tách rời khỏi một người khác...
(Xem: 28632)
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma khích lệ chúng ta hãy triển khai lòng tốttình thương yêu mà Ngài luôn luôn quả quyết là những phẩm tính ấy đều đã có sẵn trong lòng mỗi con người chúng ta.
(Xem: 10637)
Sự liên hệ giữa bạn và tôi, giữa tôi và một người khác, là cấu trúc của xã hội. Đó là, liên hệ là cấu trúc và bản chất của xã hội. Tôi đang đặt vấn đề rất, rất đơn giản.
(Xem: 11067)
Lúc này tôi nghĩ có ba vấn đề chúng ta phải thấu triệt nếu chúng ta muốn hiểu rõ toàn chuyển động của sống. Chúng là thời gian, đau khổ và chết.
(Xem: 16827)
Phật pháp cho trẻ em - Tác giả: Jing Yin và Ken Hudson - Minh họa: Yanfeng Liu - Biên soạnchuyển ngữ: Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 15719)
“Đông du” ngày nay đã trở thành một từ quen thuộc. Không chỉ đối với các nhà thám hiểm, khách du lịch, người khảo sát văn hóa, mà cả những nhà khoa học, nhà triết học.
(Xem: 13290)
Khai sáng không lệ thuộc thời gian. Thời gian, ký ức, hồi tưởng, nguyên nhân – chúng không tồn tại; vậy thì bạn có thấu triệt, thấu triệt tổng thể.
(Xem: 12505)
Sự lèo lái của sinh lý học, mặc dù là một phần của điều mà phương Tây chúng ta gọi là “tự nhiên,” từ quan điểm Phật giáo, chính là một phần cơ cấu của luân hồi sinh tử.
(Xem: 11282)
Có lẽ rất xứng đáng khi dùng một ít thời gian cố gắng tìm ra liệu cuộc sống có bất kỳ ý nghĩa nào hay không. Không phải cuộc sống mà người ta sống, bởi vì sự tồn tại hiện nay chẳng có ý nghĩa bao nhiêu.
(Xem: 12968)
Thiền định là hành động mà đến khi cái trí đã mất đi không gian nhỏ xíu của nó. Không gian bao la này mà cái trí, cái tôi, không thể đến được, là tĩnh lặng.
(Xem: 19242)
Lắng nghe là một nghệ thuật không dễ dàng đạt được, nhưng trong nó có vẻ đẹp và hiểu rõ tuyệt vời. Chúng ta lắng nghe với những chiều sâu khác nhau của thân tâm chúng ta...
(Xem: 12185)
Chắc chắn, giáo dục không có ý nghĩa gì cả nếu nó không giúp bạn hiểu rõ sự rộng lớn vô hạn của cuộc sống với tất cả những tinh tế của nó, với vẻ đẹp lạ thường của nó, những đau khổhân hoan của nó.
(Xem: 28469)
Sách này đặt tên "Kiến Tánh Thành Phật", nghĩa là sao? Bởi muốn cho người ngưỡng mộ tên này, cần nhận được lý thật của nó. Như kinh nói: "Vì muốn cho chúng sanh khai, thị, ngộ, nhập tri kiến Phật".
(Xem: 10001)
Chúng ta dường như không bao giờ nhận ra rằng nếu mỗi người chúng ta không thay đổi triệt để trong căn bản thì sẽ không có hòa bình trên quả đất...
(Xem: 21416)
Các sự gia hộ được nhận qua các luận giảng này về sáu giai đoạn chuyển tiếp giống như một con sông nước dâng cao vào mùa xuân...
(Xem: 12753)
Kêu gọi thế giới là tựa của một quyển sách vừa được phát hành tại Pháp (ngày 12 tháng 5 năm 2011), tường thuật lại cuộc tranh đấu bất-bạo-động của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma hơn nửa thế kỷ nay...
(Xem: 17775)
Luật nhân quả không phải là luật riêng có tính cách tôn giáo. Trong vũ trụ, thiên nhiên, mọi sự vật đều chịu luật nhân quả, đó là luật chung của tự nhiên.
(Xem: 26075)
Đức Phật đã dạy chúng ta những cách sửa soạn bản thân cho sự chết bí ẩn và tận dụng những trạng thái của sự chết để tu tập. Nhiều vị Thầy đã viết sách về đề tài này.
(Xem: 11645)
Tốt lành chỉ có thể nở hoa trong tự do. Nó không thể nở hoa trong mảnh đất của thuyết phục dưới bất kỳ hình thức nào, cũng không dưới bất kỳ cưỡng bách nào...
(Xem: 10799)
Mọi hình thức thiền định có ý ‎thức không là một sự việc thực sự: nó không bao giờ có thể là. Cố gắngdụng ý khi thiền định không là thiền định.
(Xem: 22644)
Nếu hay tu trí tuệ thì không khởi phiền não. Trí tuệ vô ngã có thể từ chỗ nghe Phật pháp, thể nghiệm Phật lý, phản quan tự ngã, nhìn thấu nhân sinh mà có được.
(Xem: 11989)
Ngôi chùa nhỏ nằm khiêm tốn trong khoảng đất rộng đầy cây trái. Buổi tối, mùi nhang tỏa ra từ chánh điện hòa với mùi thơm trái chín đâu đó trong vườn.
(Xem: 10561)
Trước khi thành Thiền sư, Trúc Lâm đại sĩ đã từng làm vua nước Đại Việt. Đó là vua Trần Nhân Tông, người đã từng đẩy lui cuộc xâm lăng của quân Mông Cổ.
(Xem: 11345)
Tất cả mọi pháp hiện hữu, bắt đầu là cái Tôi, chẳng là gì cả ngoại trừ là những thứ được định danh. Không có các uẩn, không có thân, tâm, ngoại trừ những gì đã được ta quy gán.
(Xem: 11485)
Tư tưởng vị tha mong đạt được giác ngộ vì tất cả chúng sanh là một quan điểm vô cùng kỳ diệu! Khi bạn phát bồ đề tâm, bạn bao gồm tất cả mọi người, mọi loài trong ý tưởng làm lợi lạc cho họ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant