Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

08. Làm thế nào một cái trí tự do sống trong thế giới này?

18 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 5277)
08. Làm thế nào một cái trí tự do sống trong thế giới này?


TRÁCH NHIỆM VỚI XÃ HỘI

SOCIAL RESPONSIBILITY
From the talks and writings of J. KRISHNAMURTI
Lời dịch: ÔNG KHÔNG
– Tháng 6-2010 –

VIII. LÀM THẾ NÀO MỘT CÁI TRÍ TỰ DO SỐNG TRONG THẾ GIỚI NÀY?

B

ởi vì biết thế giới là gì, mà mỗi người chúng ta đã tạo ra, cùng tất cả sự phân chia và tách rời của nó, cùng những hiểm độc, những mánh khóe, những dối gạt, những bạo lực và những chiến tranh của nó và tất cả những kinh hoàng đang xảy ra, chúng ta có hai vấn đề trọng điểm. Trước hết, liệu có thể quay lưng lại với thế giới này – đó là, không còn dính dáng đến văn hóa, văn minh, tất cả mọi điều con người đã sắp xếp suốt hàng thế kỷ, và làm tự do cái trí khỏi tình trạng bị quy định? Đó là một vấn đề. Thứ hai, liệu trong tiến hành của cởi bỏ tình trạng bị quy định của cái trí, vẫn có thể sống trong thế giới này, tuy nhiên lại không phụ thuộc vào nó, không bị liên quan trong nó?

 Tôi không biết liệu bạn đã suy nghĩ vấn đề này nghiêm túc đến chừng nào. Nó không là một giải trí, cái gì đó mà người ta tìm kiếm từ sự vui thú, từ sự tuyệt vọng, nhưng trái lại, bởi vì nhận biết được toàn tình huống, vô vàn những phức tạp trong chuyển động của thế giới, thuộc lịch sử, phía bên ngoài và phía bên trong, những vấn đề này đòi hỏi sự quan tâm khẩn thiết. Con người đã hủy diệt thiên nhiên, đã gây tuyệt chủng những loại chim chóc và thú vật nào đó. Anh ấy đã xây dựng những đền chùa, những thánh đường, và những nhà thờ nguy nga nhất, những tác phẩm văn chương, âm nhạc, hội họa tuyệt vời. Và đó là bộ phận của văn hóa, vẻ đẹp, xấu xa, độc ác, sự hủy diệt hung hăng của con người đối với con người. Đó là bộ phận thuộc văn minh của chúng ta, mà chúng ta là một phần. Tôi không hiểu liệu bạn có thực sự nhận ra đầy đủ những gì được bao gồm trong tất cả điều này, thuộc kinh tế, thuộc xã hội, thuộc tôn giáo. Nếu bạn đã tìm hiểu nó ở chiều sâu nào đó, bạn phải quan tâm liệu cấu trúc có thể được thay đổi, cấu trúc mà đã tạo ra xã hội này; chắc chắn bạn đã phải hỏi điều gì đã tạo ra cấu trúc này, và liệu rằng bằng cách chỉ thay đổi cấu trúc, con người sẽ được thay đổi? Đây đã là một trong những lý thuyết của thế giới: thay đổi những điều kiện phía bên ngoài, vậy thì con người sẽ được thay đổi phía bên trong – điều đó đã luôn luôn là một trong những tranh luận. Nhưng bạn thấy rằng nó không vận hành theo cách đó. Vậy là chính con người phải thay đổi và qua đó thay đổi cấu trúc.

 Bây giờ, liệu cái trí, cái trí của bạn, có thể được tự do khỏi văn hóa này? Và được tự do khỏi văn hóa có nghĩa gì? Liệu nó là vấn đề của sự phân tích? Liệu nó là vấn đề của thời gian? Liệu nó là vấn đề của những kết luận hợp lý, có lập luận nhiều hơn của tư tưởng? Hay liệu nó là một không-chuyển động của tư tưởng? Làm ơn hãy tìm hiểu điều này cùng tôi một chút xíu. Nó có lẽ hơi khó khăn – bạn có lẽ không quen thuộc với loại suy nghĩ này, bạn có lẽ đã không suy nghĩ về nó. Vì vậy làm ơn hãy kiên nhẫn một chút và nhờ vậy cùng nhau chia sẻ câu hỏi lạ thường này. Liệu tình trạng bị quy định này của cái trí, mà đã được tạo ra qua thời gian, trải nghiệm và hiểu biết, có thể được giải quyết qua sự phân tích? Đó là một câu hỏi.

 Sự phân tích, chính từ ngữ đó có nghĩa chia cách. Và qua sự phân chia chúng ta hy vọng hiểu rõgiải quyết được vấn đề phức tạp của tình trạng bị quy định, cả tại mức độ tầng ý thức bên ngoài lẫn bên trong. Liệu điều này có thể được thực hiện qua sự phân tích, giữa người phân tích và vật được phân tích, phải mất hàng tháng, hàng năm? Tất cả điều đó bao hàm thời gian, và qua thời gian đó bạn sẽ chết! Tôi có thể tự-phân tích rất, rất cẩn thận, từng bước một, tìm hiểu nguyên nhân, hậu quả, hậu quả trở thành nguyên nhân, mà là dây xích trong đó sự phân tích bị trói buộc. Liệu cái trí có thể tự-phân tích về chính nó và xóa sạch tất cả những riêng biệt, những bạo lực, những mê tín, vô vàn những mâu thuẫn, và qua đó sáng tạo một hòa hợp tổng thể?

 Như chúng ta đã nói, sự phân tích hàm ý thời gian, và thời gian là gì? Thời gian là cả một chuyển động thuộc vật lý lẫn một chuyển động thuộc tâm lý – thuộc vật lý, một chuyển động từ đây đến đó; thuộc tâm lý, một chuyển động từ ‘cái gì là’ sang ‘cái gì nên là’, thay đổi ‘cái gì là’ qua một học thuyết, mà là một chuyển động trong thời gian. Đúng chứ? Làm ơn chúng ta đang cùng nhau chia sẻ vấn đề này, bạn không chỉ đang lắng nghe tôi; chúng ta đang chuyển động cùng nhau, đang tìm hiểu, đang tìm ra điều gì là đúng thực. Bạn không phải chấp nhận điều gì người nói đang trình bày; việc đó không có giá trị gì cả, cả bằng từ ngữ lẫn trong thực tế. Điều gì có thực tế là khi chúng ta, qua sự tìm hiểu, qua sự quan sát, qua sự nhận biết rất cẩn thận, chia sẻ điều mà chúng ta tự-khám phá cho chính chúng ta. Việc đó có giá trị; nó có thực chất, ý nghĩa. Không có ý nghĩa gì cả trong chỉ lắng nghe một loạt những từ ngữdiễn giải những điều này thành những ý tưởng, và sau đó đưa những ý tưởng này thành hành động.

 Vì vậy, như chúng ta đang nói, thời gian là chuyển động. Thuộc vật lý, chuyển động từ đây đến đó phải mất thời gian. Thuộc tâm lý, nó cũng là một chuyển động, từ ‘cái gì là’ và thay đổi sang ‘cái gì nên là’. ‘Cái gì là’, mà là kết quả của quá khứ, là một chuyển động trong thời gian sang hiện tại, và ‘cái gì nên là’ là một chuyển động vào tương lai. Toàn chuyển động là thời gian. Đúng chứ? Và tư tưởng luôn luôn là một tiến hành trong thời gian, bởi vì tư tưởngphản ứng của ký ức, mà là quá khứ, được đặt nền tảng trên hiểu biết mà cũng là quá khứ, và phụ thuộc vào tình trạng bị quy định đó nó phản ứng, mà là một chuyển động. Và vì vậy tư tưởng là một chuyển động trong thời gian. Và sự phân tích là một chuyển động trong thời gian, chuyển động của tư tưởng đang tự-tìm hiểu chính nó. Và chúng ta bị quy định để phân tích. Bạn sẽ thấy, nếu bạn thâm nhập nó sâu thẳm, rằng đó là tình trạng bị quy định của chúng ta. Chúng ta không bao giờ thấy rằng nguyên nhân trở thành hậu quả, và hậu quả trở thành nguyên nhân. Đó là một chuyển động trong thời gian. Sự phân tích không làm tự do cái trí, mà là kết quả của thời gian.

 Tôi không hiểu liệu bạn thấy điều này? Điều này khá đơn giản nếu bạn tự-quan sát nó trong chính bạn. Tôi bị tức giận. Tôi phân tích nguyên nhân, và trong qui trình của sự phân tích tôi đến được một kết luận, mà là hậu quả. Và kết luận đó trở thành nguyên nhân của một hậu quả kế tiếp. Tất cả điều đó là một chuyển động của tư tưởng trong thời gian. Tư tưởng thời gian. Và tư tưởng đã thiết lập tình trạng bị quy định này. Tất cả văn hóa của chúng ta là kết quả của tư tưởng, cũng như cảm giác, những phản ứng của thân thểvân vân. Vì vậy sự phân tích không thể xóa sạch được tình trạng bị quy định của cái trí con người. Tôi hy vọng điều này rõ ràng – không phải câu phát biểu bằng từ ngữ, nhưng sự thật của nó, sự kiện thực sự, cũng không phải sự khẳng định hay sự lặp lại của một câu phát biểu, rằng sự phân tích sẽ không làm tự do cái trí. Điều đó không có giá trị.

 Vì vậy cái trí, khi thấy sự giả dối của phân tích, khám phá sự thật rằng sự phân tích không làm tự do cái trí – đó là khám phá sự thật trong sự giả dối. Bây giờ, sự phân tích không những gồm có cái trí tầng ý thức bên ngoài nhưng còn cả những tầng sâu thẳm hơn của tầng ý thức bên trong, mà cũng là kết quả của thời gian. Sự phân chia này giữa tầng ý thức bên ngoài và tầng ý thức bên trong là giả dối. Ý thức là tổng thể. Chúng ta có lẽ phân chia nó, chúng ta có lẽ tách rời nó để tìm hiểu, nhưng nó là một chuyển động tổng thể bên trong lãnh vực của thời gian. Và tầng ý thức bên trong buông bỏ sự quan trọng của nó khi bạn có thể nhìn ngắm tổng thể của ý thức cùng nội dung của nó. Bạn hiểu chứ? Chúng ta quan sát về chính chúng ta một cách tách rời. Chúng ta nhìn ngắm về chính chúng ta qua hành động của tư tưởng.

 Hãy quan sát, thưa bạn, ý thức của chúng ta là một chuyển động tổng thể. Nó có thể bị tách rời như tầng ý thức bên trong và tầng ý thức bên ngoài, như hành động và không-hành động, như tham lam, ganh tị, không-ganh tị; nó là một tổng thể, một tổng thể mà có thể được tách rời chỉ cho mục đích tìm hiểu nó. Và tôi thấy rằng một tìm hiểu của những mảnh không sáng tạo một hiểu rõ của tổng thể. Đúng chứ? Điều gì được yêu cầunhận biết được tổng thể, không chỉ những mảnh. Nhận biết được chuyển động tổng thể của ý thức, mà ở trong lãnh vực của thời gian. Liệu tư tưởng có thể, liệu tôi, như tư tưởng, có thể tìm hiểu ý thức này? Bạn thấy, điều gì tôi đang cố gắng nói là như thế này: thuộc cá nhân, tôi không bao giờ phân tích về chính tôi. Điều gì xảy ra là sự quan sát, và trong chính quan sát đó tổng thể được phơi bày bởi vì không có ý định vượt khỏi ‘cái gì là’. Ý định vượt khỏi ‘cái gì là’ là chuyển động của thời gian. Điều đó rõ ràng chứ?

 Vậy là tôi thấy rõ ràng rằng nếu không-phân tích, cái trí có thể khám phá, nhìn ngắm toàn chuyển động của ý thức. Đó là một mấu chốt. Điều gì chúng ta quan tâm đến là liệu cái trí có thể tự-làm tự do chính nó khỏi tình trạng bị quy định của nó. Tôi thấy nó không thể tự-làm tự do chính nó khỏi tình trạng bị quy định qua sự phân tích bởi vì việc đó bao hàm thời gian, và không thể xóa sạch thời gian bằng thời gian. Vậy thì liệu tư tưởng có thể tự-xóa sạch chính nó? Liệu tư tưởng có thể thay đổi, làm tự do cái trí khỏi tình trạng bị quy định của nó? Bây giờ, làm ơn hãy lắng nghe điều này. Tư tưởng là chuyển động trong thời gian; tư tưởng là chuyển động và thế là thời gian. Và sự tìm hiểu bởi tư tưởng về chuyển động của tình trạng bị quy định vẫn còn ở trong lãnh vực của thời gian; vì vậy tư tưởng không thể xóa sạch được tình trạng bị quy định bởi vì chính là tư tưởng như hiểu biết, trải nghiệm, ký ức, đã tạo ra văn minh này mà trong đó cái trí đã được giáo dục. Điều đó rõ ràng. Vì vậy tư tưởng không thể tự-xóa sạch nó. Sự phân tích không thể. Vậy là bạn còn lại cái gì? Bạn hiểu chứ? Chúng ta đã sử dụng tư tưởng như một phương tiện của triệt tiêu, chinh phục, thay đổi, khuất phục. Và tôi thấy rằng tư tưởng không thể mang lại sự tự do cho cái trí. Tư tưởng là chuyển động. Do đó không-chuyển động là sự tự do khỏi thời gian. Đúng chứ? Không-chuyển động của tư tưởng là một trạng thái trong đó cái trí được tự do khỏi thời gian. Bây giờ, tôi sẽ tìm hiểu điều này; bạn sẽ thấy nó.

 Tình trạng bị quy định của cái trí, văn hóa, đã nhấn mạnh rằng tôi phải ganh đua, đã giáo dục tôi bạo lực, hay, nói khác hơn, đã khuyến khích tôi bạo lực nhiều thêm. Vì vậy cái trí là bạo lực; đó là ‘cái gì là’. Liệu cái trí có thể được tự do khỏi bạo lực, mà là ‘cái gì là’, mà không có chuyển động của tư tưởng? Bạn hiểu rõ câu hỏi của tôi? Tôi là bạo lực và tư tưởng nói, ‘Hãy khuất phục bạo lực đó, kiểm soát bạo lực đó, sử dụng bạo lực đó,’ vì thế đang khuyến khích hay đang điều khiển, đang định hình bạo lực đó cho những mục đích riêng của nó. Đó là điều gì chúng ta luôn luôn đang thực hiện. Vì vậy tư tưởng, là một chuyển động, liên tục đang hành động vào ‘cái gì là’, mà cũng là kết quả của thời giantư tưởng. Đúng chứ? Bây giờ, liệu tư tưởng có thể không-chuyển động và chỉ ‘cái gì là’ còn y nguyên mà không có bất kỳ sự can thiệp nào của tư tưởng? Hãy theo dõi, thưa các bạn, tôi là bạo lực, tôi biết tất cả những nguyên nhân, làm thế nào bạo lực đã xảy ra. Điều đó khá rõ ràng, nó là bộ phận của văn hóa, được khuyến khích bởi hoàn cảnh thuộc kinh tế, giáo dục, và vân vân. Tôi là bạo lực, đó là ‘cái gì là’. Liệu cái trí có thể nhìn ngắm ‘cái gì là’ mà không có bất kỳ chuyển động nào? Bất kỳ chuyển động nào là thời gian. Vì vậy, liệu cái trí có thể nhìn ngắm bạo lực đó bằng không-tư tưởng, đó là, bằng không-thời gian?

 Ít nhất bạn đã hiểu rõ câu hỏi của tôi? Tình trạng bị quy định của tôi nói, ‘Hãy sử dụng tư tưởng để kiểm soát bạo lực, để định hình nó, để loại bỏ nó, để đấu tranh chống lại nó; xấu xa lắm khi bạo lực, những con người nên sống hòa bình.’ Thế là nó cung cấp tất cả những lý do, những bênh vực, những phê bình, tất cả đều là những chuyển động của tư tưởng, và tư tưởngthời gian, và chuyển động là thời gian. Tuy nhiên chỉ có sự kiện rằng con người là bạo lực. Từ trước đến nay điều đó rõ ràng.

 Liệu cái trí có thể nhìn ngắm ‘cái gì là’ mà không có bất kỳ chuyển động nào? ‘Cái gì là’ là bạo lực. Lúc này tôi đã sử dụng một từ ngữ để thể hiện một cảm giác mà tôi đã đặt tên là ‘bạo lực’, và từ ngữ đó cùng ý nghĩa của nó tôi đã sử dụng trước kia rồi. Thế là tôi đang công nhận cảm giác dựa vào cái cũ kỹ. Bất kỳ khi nào tôi công nhận cái gì đó, nó phải là cũ kỹ. Vì vậy, ‘cái gì là’ là kết quả của tư tưởng. Bây giờ cái trí gặp gỡ mà không có chuyển động nào, mà có nghĩa không-thời gian, mà đã được sắp xếp vào chung bởi tư tưởng, mà tôi đã gọi là ‘bạo lực’. Vậy là, khi không-chuyển động gặp gỡ tư tưởng, mà là chuyển động của thời gian, lúc đó điều gì xảy ra? Bạn đang theo sát chứ?

 Hãy theo dõi, thưa các bạn, con trai của tôi chết; tôi bị đau khổ rất nhiều vì vô vàn lý do, cô độc, tuyệt vọng, và vân vân. Kế tiếp tư tưởng xuất hiện và nói, ‘Tôi phải khuất phục nó’. ‘Cái gì là’ là đau khổ, và chuyển động của tư tưởngthời gian. Cái trí gặp gỡ đau khổ đó và cố gắng để làm điều gì đó về nó, để tẩu thoát khỏi nó, tìm kiếm sự thanh thản trong những lên đồng, trong những ông đồng bà cốt, trong những niềm tin; nó trải qua tất cả qui trình đó, tất cả đều là một chuyển động của thời gian như tư tưởng. Bây giờ, trong gặp gỡ đau khổ đó mà không có bất kỳ chuyển động nào, điều gì xảy ra? Bạn có khi nào thử điều này? Bạn sẽ thấy rằng không-chuyển động hoàn toàn thay đổi những chuyển động của thời gian, và điều mà chúng ta gọi là đau khổ thời gian. Điều đó có nghĩa đau khổ không để lại một dấu vết trên cái trí bởi vì không-chuyển động là không-thời gian, và nó không thể tiếp xúc cùng cái không thuộc về nó.

 Vậy là cái trí bị quy định qua văn hóa, qua môi trường, qua hiểu biết, qua trải nghiệm – tất cả điều đó là chuyển động của thời gian, và tư tưởng cũng là một chuyển động của thời gian. Do đó tư tưởng không thể thay đổi hay làm tự do cái trí khỏi tình trạng bị quy định của nó, giống như sự phân tích không thể. Câu hỏi là, liệu cái trí có thể quan sát tình trạng bị quy định này, thực thể được giáo dục này, mà không có bất kỳ sự chuyển động nào? Nếu bạn thực hiện nó, vậy thì bạn sẽ thấy rằng tất cả ý thức của kiểm soát, bắt chước, tuân phục, hoàn toàn biến mất.

 Bây giờ câu hỏi kế tiếp là: liệu cái trí, được tự do chính nó khỏi tình trạng bị quy định mà là kết quả của thời gian, có thể sống trong thế giới này, mà đã bị tạo ra bởi những phức tạp của tư tưởng như chuyển động, trong thời gian? Đúng chứ? Câu hỏi của tôi là: liệu một con người, đang làm tự do chính anh ấy khỏi tình trạng bị quy định – đang làm tự do không có nghĩa thời gian – có thể sống trong thế giới này, kiếm kế sinh nhai và mọi chuyện của nó? Không phải ‘sau khi tôi đã tự-cởi bỏ tình trạng bị quy định của tôi, tôi sẽ sống trong thế giới’, nhưng trong chính động thái của làm tự do, không phải trong chuyển động của làm tự doliên quan đến thời gian, nhưng trong chính động thái của làm tự do, có thể sống trong thế giới này? Đó là, giáo dục của tôi, văn hóa của tôi, văn minh của tôi, đã không trao tặng tôi thông minh. Qua từ ngữ ‘thông minh’ tôi có ý nhạy cảm, hình thức tột đỉnh của nhạy cảm, nó là không-cá nhân, nó không là thông minh của bạn hay thông minh của tôi, hay thông minh của chủng tộc, hay thông minh của văn hóa. Thông minh không liên quan gì đến quốc gia, đến văn hóa, đến tôn giáo, đến những con người; nó là thông minh. Văn hóa đã không trao tặng tôi cái đó. Nhưng trong tìm hiểu, trong quan sát, trong nhận biết được tình trạng bị quy định này, có sự nhạy cảm đến chuyển động của tư tưởng, của thời gian và tất cả điều đó. Từ nhạy cảm tột đỉnh đó, thông minh hiện diện. Bây giờ thông minh đó sẽ vận hành khi tôi đang sống trong thế giới này, hoàn toàn được thay đổi khỏi thế giới. Bạn đang gặp gỡ tôi chứ? Cái trí đã có một dụng cụ hoàn toàn mới mẻ, mà không là kết quả của thời gian. Tôi không biết liệu bạn đang theo sát tất cả điều này? Đó là, thưa bạn, tự do không từ cái gì đó. Tự do không là sự tự do khỏi tình trạng bị quy định. Tự do là thấy tình trạng bị quy định, nhận biết được tình trạng bị quy định mà không có chuyển động của tư tưởng; và từ chú ý, nhận biết đó, tự do hiện diện.

Gặp gỡ Sống

Saanen, Thụy sĩ, ngày 19 tháng 7 năm 1973

 

Chắc chắn cách mạng trung thực duy nhất là làm tự do cái trí khỏi tình trạng bị quy định riêng của nó

 

V

ậy là liệu chúng ta có thể thực sự cân nhắc vấn đề này – không phải như một nhóm người tập thể đang trải nghiệm điều gì đó, mà tương đối dễ dàng, nhưng như những cá thể – liệu chúng ta có thể tìm hiểu và tìm được cho chính chúng ta rằng chúng ta bị quy định ở chiều sâu nào và tại mức độ nào? Và liệu chúng ta có thể nhận biết được tình trạng bị quy định đó mà không có bất kỳ phản ứng nào đến nó, mà không phê bình nó, mà không cố gắng thay đổi nó, mà không thay thế cái cũ kỹ bằng một bị quy định mới mẻ, nhưng nhận biết được rất dễ dàng và sâu thẳm, đến độ chính qui trình của bị quy định – mà rốt cuộc là sự ham muốn được an toàn, sự ham muốnvĩnh cửu – được cháy rụi tại ngay gốc rễ? Liệu chúng ta có thể tự-khám phá điều đó cho chính chúng ta – không phải bởi vì ai đó đã nói về nó – và nhận biết được nó một cách trực tiếp, đến độ chính gốc rễ, chính ham muốn được an toàn, ham muốnvĩnh cửu, được cháy rụi? Do bởi sự ham muốn để có vĩnh cửu này, hoặc trong tương lai hoặc trong quá khứ, để bám chặt vào sự tích lũy của trải nghiệm, tạo tác ý thức của an toàn – và liệu ham muốn đó có thể được cháy rụi? Bởi vì chính ham muốn đó tạo ra tình trạng bị quy định. Ham muốn này, mà hầu hết chúng ta đều có, để biết và trong ngay đang biết đó, để tìm được sự an toàn, để có trải nghiệm mà cho chúng ta sức mạnh – liệu chúng ta có thể xóa sạch tất cả điều đó? – không phải bằng ý chí, nhưng xóa sạch nó trong sự nhận biết – để cho cái trí được tự do khỏi tất cả những ham muốn của nó và cái vĩnh cửuthể hiện diện.

 Tôi nghĩ đó là cách mạng duy nhất – không phải cách mạng cộng sản hay bất kỳ hình thức nào khác của cách mạng. Chúng không giải quyết được những vấn đề của chúng ta; ngược lại chúng chỉ làm gia tăng những vấn đề, làm gấp bội những đau khổ của chúng ta – mà lại nữa quá rõ ràng. Chắc chắn cách mạng trung thực duy nhất là làm tự do cái trí khỏi tình trạng bị quy định riêng của nó, và vì vậy khỏi xã hội – không phải là sự đổi mới thuần túy của xã hội. Con người đổi mới xã hội vẫn còn bị trói buộc trong xã hội; nhưng con người được tự do khỏi xã hội, được tự do khỏi tình trạng bị quy định, anh ấy sẽ hành động trong cách riêng của anh ấy, mà sẽ hành động lại vào xã hội. Vậy là vấn đề của chúng ta không phải sự đổi mới, làm thế nào để cải thiện xã hội, làm thế nào để có một điều kiện hạnh phúc tốt đẹp hơn, dù là cộng sản hay xã hội hay bất kỳ hệ thống nào bạn muốn. Nó không là một cách mạng kinh tế hay chính trị, hay sự hòa bình qua khủng bố. Đối với những người nghiêm túc, đây không là những vấn đề. Vấn đề thực sự của anh ấy là tìm ra liệu cái trí có thể hoàn toàn được tự do khỏi tất cả tình trạng bị quy định, và nhờ vậy khám phá trong sự yên lặng lạ thường đó, cái vượt khỏi tất cả mọi đo lường.

Tuyển tập những Lời giảng

London, ngày 17 tháng 6 năm 1955

Cách mạng thực sự ở phía bên trong

 

C

ách mạng thực sự ở phía bên trong, và nó xảy ra nếu cái trí không-đang tìm kiếm nó. Điều gì cái trí tìm kiếm và tìm được, dù có lý lẽ đến chừng nào, dù hợp lý và khôn khéo đến chừng nào, không bao giờ là đáp án kết thúc. Bởi vì cái trí được sắp xếp vào chung, và điều gì nó tạo ra cũng được sắp xếp vào chung; vì vậy, nó có thể chưa kết thúc. Nhưng cách mạng mà tôi đang nói là cách mạng tôn giáo thực sự, được xóa sạch khỏi những vô lý của những tôn giáo có tổ chức khắp thế giới. Nó không liên quan gì đến những giáo sĩ, đến những biểu tượng, đến những giáo hội.

Tuyển tập những Lời giảng

Brussels, Bỉ, ngày 25 tháng 6 năm 1956

 

Bạn không thể đồng-hợp tác nếu bạn không cô đơn

 

V

ậy thì một cái trí tôn giáo là một cái trí tuyệt đối cô đơn. Cô đơn không là cô lập; nó là trạng thái thực sự của đồng-hợp tác. Bạn không thể đồng-hợp tác nếu bạn không cô đơn. Thông thường, bạn đồng-hợp tác chỉ khi nào có một phần thưởng hay hình phạt, khi bạn đang nhận được cái gì đó, khi bạn muốn cùng nhau làm cái gì đó dưới một uy quyền, dưới sự che chở của những ý tưởng. Khi bạn đang làm việc cho một không tưởng hay một lý tưởng, bạn thực sự không đang đồng-hợp tác; ý tưởng cuốn hút bạn, bạn bị thẩm thấu bởi ý tưởng; và khi bạn không-đồng ý cùng ý tưởng, bạn chia tay. Đó là điều gì đang xảy ra cho tất cả những cộng đồng. Trong chính thể, xã hội lý tưởng, không tưởng này, mỗi người đang chống lại một người khác! Thế giới cộng sản cũng giống như thế; mặc dù họ khởi hành bằng một thế giới không tưởng, lý tưởng, sự ganh đua ở đó hiểm độc hơn, tàn nhẫn hơn; tất cả họ đều đang cố gắng đồng-hợp tác với chính thể – những làng xã, những nông trại tập thể; ép buộc con người đồng-hợp tác; thế là, phía bên trong đang đấu tranh, đang hủy diệt, đang tìm kiếm những phương cách và những phương tiện nơi bạn có thể chống lại tất cả điều này. Đó không là đồng-hợp tác.

 Đồng-hợp tác hiện diện chỉ khi nào bạn cô đơn, nơi có ý thức của cô đơn tuyệt đối này, mà là kết quả, một kết quả tự nhiên, của một cái trí không có những tẩu thoát, không sợ hãi, không uy quyền, và đã hiểu rõ toàn vấn đề của năng lượng này. Lúc đó nó ở trong trạng thái của đồng-hợp tác. Và, thế là, bởi vì ở trong trạng thái của đồng-hợp tác, nó cũng biết khi nào không-đồng hợp tác.

Tuyển tập những Lời giảng

Madras, ngày 2 tháng 2 năm 1964

 

‘Khi một lần cái trí được tự do, tiếp theo trách nhiệm của nó là gì?’

 

C

hừng nào cái trí còn bị trói buộc trong dòng chảy của ký ức, dễ chịu hay khó chịu; chừng nào nó còn bị giam giữ trong sợi xích của nguyên nhân-hậu quả; chừng nào nó còn đang sử dụng hiện tại như một con đường dẫn từ quá khứ sang tương lai, nó không bao giờ có thể được tự do. Lúc đó tự do chỉ là một ý tưởng, không phải một thực tế. Sự thật của điều này phải được thấy, và tiếp theo câu hỏi của bạn sẽ có một ý nghĩa hoàn toàn khác hẳn.

Nếu tôi thấy sự thật của nó, liệu sẽ có tự do?’

Phỏng đoán đều không có giá trị. Sự thật phải được thấy, sự kiện thực tế rằng không có tự do chừng nào cái trí còn là một tù nhân của quá khứ phải được trải nghiệm.

‘Liệu một con người được tự do trong ý nghĩa tột đỉnh này có bất kỳ liên hệ nào với dòng chảy của sự hình thành nguyên nhân và thời gian? Nếu không, vậy thì sự tốt lành của tự do này là gì? Một con người như thế có giá trịý nghĩa gì trong thế giới của vui vẻđau khổ này?’

 

Thật lạ lùng khi thấy rằng chúng ta luôn luôn suy nghĩ dựa vào sự lợi dụng. Liệu bạn đang đưa ra câu hỏi này từ một con thuyền đang trôi giạt trên dòng chảy của thời gian? Và từ đó bạn muốn biết một con người tự doý nghĩa gì đối với những con người trong con thuyền. Có thể chẳng có ý nghĩa gì cả. Hầu hết mọi người đều không quan tâm đến tự do; và khi họ gặp gỡ một con người tự do, hoặc là họ biến anh ấy thành một vị thánh và đặt anh ấy trong một đền thờ, hoặc họ tách khỏi anh ấy trong những cục đá chạm hay trong những từ ngữ – mà là hủy diệt anh ấy. Nhưng chắc chắn sự quan tâm của bạn không phải với một con người như thế. Sự quan tâm của bạn là đến việc làm tự do cái trí khỏi quá khứ – cái trí mà là bạn.

‘Khi một lần cái trí được tự do, tiếp theo trách nhiệm của nó là gì?’

Từ ngữ ‘trách nhiệm’ không thể áp dụng cho một cái trí như thế. Chính sự hiện diện của nó có một hành động nổ tung vào thời gian, vào quá khứ. Chính hành động nổ tung này có sự quan trọng tột đỉnh. Con người vẫn còn trong cái thuyền và yêu cầu sự trợ giúp, mong muốn nó trong khuôn mẫu của quá khứ, trong lãnh vực của sự công nhận, và đối với vấn đề này cái trí tự do không trả lời; nhưng tự do nổ tung đó hành động vào ngục tù của thời gian.

Bình phẩm về Sống, Tập 3


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26478)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
(Xem: 19888)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực...
(Xem: 18116)
Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thứcý thức cấp bách...
(Xem: 32663)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 18731)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốtthông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
(Xem: 31462)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32400)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 20013)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 26177)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 20195)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 23700)
Tôi tự cho rằng tôi có thực hay đó chỉ là một ý nghĩ về tôi do tôi tưởng nghĩ về tôi hoặc một ý nghĩ hay một hình ảnh về tôi do kẻ khác hay những kẻ khác tưởng nghĩ về tôi?
(Xem: 23779)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 15040)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
(Xem: 14972)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant