Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Lời tựa

18 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 8533)
Lời tựa

TIỂU SỬ CỦA KRISHNAMURTI
Krishnamurti's biography by Pupul Jayakar
Lời dịch: Ông Không
Tháng 4-2011

Lời tựa


 Vào cuối những năm 1950 J. Krishnamurti, được mọi ngườiẤn độ và bạn bè khắp thế giới gọi là Krishnaji, đã gợi ý tôi viết một quyển sách về sống của ông, được dựa trên những ghi chú tôi đã lưu lại từ lần đầu tiên gặp ông vào năm 1948. Tôi bắt đầu viết quyển sách này năm 1978.

 Tôi đã cố gắng viết về Krishnamurti như Con người, Người Thầy, và những liên hệ của ông cùng nhiều người đàn ông và đàn bà mà đã hình thành nên bộ phận của toàn cảnh nước Ấn độ. Quyển sách tập trung vào sống của Krishnaji ở Ấn độ giữa những năm 1947 và 1985, nhưng rất cần thiết phải có sự ghi lại nào đó về sống thời niên thiếu của ông như một cơ sở để từ đó tiết lộ câu chuyện của Krishnamurti trẻ tuổi. Những tài liệu mới nào đó, đến lúc này chưa được xuất bản, cũng được đề cập.

 Độc giả mau chóng sẽ nhận ra rằng Krishnamurti được gọi bởi nhiều cái tên khác nhau trong quyển sách này. Tôi đã nói đến Krishnamurti như Krishna khi ông còn là một nguời thanh niên trẻ, bởi vì ông được gọi như thế tại thời điểm đó; như Krishnaji từ 1947, bởi vì lúc đó đối với tôi ông là một Người Thấy và Người Thầy Vĩ đại. Ji là một thuật ngữ bày tỏ sự tôn kính được thêm vào danh tánh đàn ông và đàn bà ở Bắc Ấn độ; thậm chí tên của một đứa trẻ cũng có một hậu tố được thêm vào trong một gia đình truyền thống, bởi vì người ta nghĩ rằng sẽ bất lịch sự khi gọi một người bằng tên của anh ấy hay chị ấy. Ở Nam Ấn độ không có hậu tố được thêm vào và từ ngữ ji không ai biết đến. Có thể rằng Annie Besant, bởi vì sự liên hệ mật thiết của bà với Varanasi, đã thêm hậu tố ji vào tên của Krishna như một thuật ngữ bày tỏ sự quý mến và sự tôn kính.

 Hầu hết những người thầy tôn giáoẤn độ đều thêm một tiền tố vào danh tánh của họ, như Maharshi, Acharya, Swami, hay Bhagwan. Krishnaji không bao giờ chấp nhận bất kỳ tước hiệu nào như thế. Trong những nói chuyện hay trong những nhật ký của ông, Krishnaji gọi chính ông hoặc là “K” hoặc là “chúng ta” không-cá nhân, để đề nghị một vắng mặt của “cái tôi”, ý thức về tánh cá thể của cái ngã. Vì vậy, trong quyển sách này, khi tôi nói về Con người hay Người Thầy trong một cách không-cá nhân, tôi gọi ông là Krishnamurti hay K.

 Krishnaji đồng ý thực hiện những đối thoại cùng tôi, và những đối thoại này hình thành một phần của quyển sách. Hầu hết những phần viết ra đều từ những ghi chú do tôi lưu giữ trong suốt thời gian hay ngay lập tức sau khi chấm dứt những đối thoại và những nói chuyện. Từ 1972 trở về sau, một số trong những đối thoại được thâu băng và đã được trích dẫn từ đó.

 Những việc xảy ra nào đó được bàn luận trong quyển sách – những gặp gỡ của Krishnaji với Indira Gandhi, sự liên hệ của ông với Annie Besant – có thể đã gây ra những tranh luận. Những chương này tôi đã đọc ra tiếng cho Krishnaji nghe để nhận được những bình phẩm của ông. Tôi cũng gửi cho Indira Gandhi chương sách về những gặp gỡ của bà với ông; bà đã đề nghị vài thay đổi nhỏ, mà đã được viết vào.

 Tôi muốn bày tỏ sự biết ơn sâu xa của tôi đến Sri Rajiv Gandhi vì đã cho phép được in vào đây những lá thư của Indira Gandhi; đến Krishnamurti Foundation, nước Anh, vì cho phép xuất bản những đối thoại được thực hiện bởi tôi và Krishnaji tại Brockwood Park; đến Krishnamurti Foundation, Ấn độ vì đã cho phép xuất bản những đối thoại và nói chuyện ở Ấn độ; đến Smt. Radha Burnia, Chủ tịch, Theosophical Society, vì tất cả sự tử tế và giúp đỡ của bà trong công việc tạo ra tài liệugiá trị tiện dụng từ văn khố của Theosophical Society; đến Sri Achyut Patwardhan vì nhiều nói chuyện của ông; đến Smt. Sunanda Patwardhan vì cho phép tôi tiếp cận những ghi chú và những ghi lại cá nhân của bà; đến con gái của tôi, Radhika và chồng cô ấy, Hans Herzberger, vì những lời phê bình xây dựng; đến Sri Murli Rao vì những bản thảo nào đó mà ông lưu ý tôi phải quan tâm; và đến những bạn bè khác đã chia sẻ những trải nghiệm của họ với tôi. Tôi cũng muốn bày tỏ sự biết ơn đến Sri Asoke Dutt vì sự giúp đỡ to tát và tình thân hữu của ông trong công việc xuất bản quyển sách này; đến Clayton Carlson của Harper & Row vì những đề nghị, quan tâm, và trợ giúp vô giá; đến Sri Benoy Sarkar vì sự giúp đỡ vô giá của ông trong công việc phân loại và đối chiếu những bức ảnh; đến The National Institute of Design, Ahmedabad; đến những người thừa kế của Mitter Bedi; đến Asit Chandmal; Mark Edwards, và A. Hamid, vì cho phép sử dụng những bức ảnh của họ; đến A. V. Jose vì sự ủng hộtrông nom toàn bộ sự xuất bản; và đến M. Janardhanan vì đã kiên nhẫn với tôi trong quá trình chuẩn bị bản thảo.

 

“Một bài hát tặng cho một con chim bị cột chặt”

Hãy thức dậy, hãy sống lại, vì đã tới gần người thầy vĩ đại, hãy học hành. Con đường chông gai lắm, vượt qua nó giống như cạnh bén của một lưỡi dao cạo. 

 KATHA UPANISHAD III


 

 Lần đầu tiên tôi gặp Krishnamurti vào tháng giêng năm 1948. Tôi ba mươi hai tuổi và đã đến sống ở Bombay sau khi lấy người chồng của tôi, Mammohan Jayakar, năm 1937. Người con duy nhất của tôi, một người con gái, Radhika, được sinh ra một năm sau đó.

 Nước Ấn độ đã độc lập được năm tháng và tôi thấy một tương lai sáng sủa trải dài trước mặt. Sự gia nhập riêng của tôi vào chính trị sắp sửa xảy ra. Đó là một thời điểm khi những người đàn ông và đàn bà đã tham gia trong sự đấu tranh giành độc lập cũng đã chuyển thành điều gì lúc đó được gọi là những chương trình xây dựng hoặc xã hội được đề xướng bởi Mahatma Gandhi. Chương trình này bao gồm mọi khía cạnh của xây dựng quốc gia, đặc biệt những hoạt độngliên quan đến làng mạc ở Ấn độ. Từ năm 1941 tôi bắt đầu hoạt động nhiều trong những vấn đề thuộc công việc tổ chức có liên quan đến sự thịnh vượng, những công nhân lao động chân tay, những kỹ nghệ trong nhà của phụ nữ trong làng. Đối với tôi, nó là một khởi sự khắc nghiệt và thử thách. Cùng sự tự do, hậu quả của sự chia cắt đất nước dẫn đến sự làm việc của tôi tại trung tâm của tổ chức cứu trợ chính được thành lập ở Bombay cho những người tỵ nạn từ Pakistan đang tràn vào quốc gia.

 Một buổi sáng Chủ nhật tôi đến thăm mẹ tôi, sống ở Malabar Hill, Bombay, trong một căn nhà gỗ không đúng quy cách, cũ kỹ, mái lợp bằng tôn dùng cho nông thôn. Tôi gặp mẹ và người em gái của tôi, Nandini đang chuẩn bị sẵn sàng để ra ngoài. Họ nói với tôi rằng Sanjeeva Rao, người đã học cùng người cha của tôi ở King’s College, Cambridge, đến thăm mẹ tôi. Ông thấy rằng thậm chí sau nhiều năm chịu tang chồng, mẹ vẫn còn đau khổ nhiều bởi cái chết của cha tôi. Ông đã gợi ý rằng mẹ có thể vơi được nỗi buồn khi gặp Krishnammurti. Bỗng nhiên một hình ảnh hiện ra trong đầu óc tôi: khoảng giữa những năm 1920, trường học tại Varanasi[1] nơi tôi là học sinh ngoại trú. Tôi nhớ lại đã thấy một Krishnamurti rất trẻ, một người rất đẹp, gầy, ngồi bắt chéo chân, mặc quần áo màu trắng, và tôi, một trong năm mươi đứa trẻ, đang rải những bông hoa trước ông …

 Sáng hôm đó tôi không có việc gì phải làm, vì vậy tôi tháp tùng mẹ. Khi chúng tôi đến nhà của Ratansi Morarji trên đường Carmichael, nơi Krishnamurti đang ở, tôi thấy Achyut Patwardhan, đang đứng bên ngoài lối vào. Trong những năm gần đây ông đã trở thành một người đấu tranh cho sự cách mạngtự do, nhưng tôi đã biết ông từ khi chúng tôi còn là những đứa trẻ tại Varanasi vào những năm 1920. Chúng tôi nói chuyện với nhau được vài phút trước khi vào phòng khách ngồi chờ Krishnamurti.

 Krishnamurti lặng lẽ vào phòng, và toàn bộ giác quan của tôi nổ tung; tôi có một nhận biết mãnh liệt và đột ngột về sự vô hạn và hào quang rực rỡ. Ông lấp kín căn phòng bằng sự hiện diện của ông, và trong khoảnh khắc tôi bị tan biến. Tôi không thể làm gì khác ngoại trừ nhìn ông chằm chằm.

 Nandini giới thiệu người mẹ mỏng manh, nhỏ xíu của tôi và tiếp theo quay lại giới thiệu tôi. Chúng tôi ngồi xuống. Ngần ngừ một chốc lát, mẹ tôi bắt đầu kể về cha tôi, tình yêu của mẹ với cha tôi, và sự mất mát khủng khiếp của mẹ, mà dường như mẹ không thể chấp nhận được. Mẹ hỏi Krishnamurti rằng liệu mẹ sẽ gặp lại cha trong thế giới kế tiếp. Đến lúc đó sự mãnh liệt của nhận biết cao độ về sự hiện diện của ông được gợi lên lúc ban đầu đã bắt đầu tan dần, và tôi ngồi ngả người ra ghế để nghe điều gì tôi đã mong đợi là một câu trả lời gây thoả mãn. Tôi biết rằng nhiều người bị đau khổ đã viếng thăm ông, và tôi nghĩ rằng ông sẽ biết những từ ngữ gây thỏa mãn cho họ.

 Bất ngờ, ông nói. “Tôi xin lỗi, thưa Bà. Bà đã đến nhầm người rồi. Tôi không thể trao cho bà sự thỏa mãn như bà tìm kiếm.” Tôi ngồi bật dậy, bối rối. “Bà muốn tôi bảo cho bà rằng bà sẽ gặp lại người chồng của bà sau khi chết, nhưng bà muốn gặp lại người chồng nào? Người đàn ông đã kết hôn với bà, người đàn ông đã sống cùng bà khi bà còn trẻ, người đàn ông đã chết, hay người ngày hôm nay, ông ấy đã chết?” Ông ngừng lại và im lặng trong vài phút. “Bà muốn gặp người chồng nào? Bởi vì, chắc chắn, người đàn ông đã chết không giống như người đàn ông đã kết hôn với bà.”

 Tôi cảm thấy đầu óc của tôi dựng dậy vì chú ý; tôi đã nghe điều gì đó đang gây thách thức lạ thường. Mẹ tôi có vẻ bấn loạn. Mẹ không được chuẩn bị để chấp nhận rằng thời gian có thể tạo ra bất kỳ sự khác biệt nào trong người đàn ông bà đã thương yêu. Mẹ nói, “Chồng tôi sẽ không thay đổi.” Krishnamurti trả lời, “Tại sao bà muốn gặp tôi? Điều gì bà nhớ không phải người chồng của bà, nhưng ký ức về người chồng của bà.” Ông lại ngừng, cho phép những từ ngữ thấm sâu.

 “Thưa bà, hãy tha thứ cho tôi.” Ông chắp hai tay và tôi tăng dần nhận biết về sự hoàn hảo trong những cử chỉ của ông. “Tại sao bà cứ nuôi sống kỷ niệm của người chồng? Tại sao bà muốn tái tạo người chồng trong cái trí của bà? Tại sao bà cố gắng sống trong sự đau khổtiếp tục cùng sự đau khổ đó?” Tôi cảm thấy một khích động tăng nhanh của những giác quan: sự khước từ phục tùng theo chiều hướng đồng ý của ông đang đảo lộn mọi thứ. Cái trí của tôi bừng bừng để gặp gỡ sự rõ ràng và sự chính xác trong những từ ngữ của ông. Tôi cảm thấy rằng tôi đã hiệp thông cùng cái gì đó mênh mang và hoàn toàn mới mẻ. Mặc dù những từ ngữ nghe có vẻ gay gắt, có sự dịu dàng trong đôi mắt của ông và một chất lượng của an ủi tuôn ra từ ông. Ông nắm tay mẹ tôi trong khi ông đang nói.

 Nandini thấy rằng mẹ tôi rất rối loạn. Em thay đổi cuộc nói chuyện và bắt đầu kể cho Krishnamurti về những người còn lại trong gia đình. Em giới thiệu cho ông rằng tôi là một công nhân xã hội quan tâm đến chính trị. Ông trông rất nghiêm nghị khi quay về hướng tôi và hỏi tại sao tôi lại làm công tác xã hội. Tôi đáp lại bằng cách kể cho ông về sự phong phú trong sống của tôi. Ông mỉm cười. Nó khiến cho tôi cảm thấy rối loạncăng thẳng. Sau đó ông nói, “Chúng ta giống như cái người cố gắng đổ đầy nước vào một cái xô có những lỗ thủng. Nước được đổ vào càng nhiều bao nhiêu, nó càng bị chảy ra nhiều bấy nhiều, và cái xô vẫn chẳng có giọt nước nào.”

 Ông đang dịu dàng nhìn tôi mà không có ý châm chọc. Ông hỏi, “Bạn đang cố gắng chạy trốn cái gì? Công việc xã hội, vui thú, đang sống trong đau khổ – đây không là tất cả những tẩu thoát, những nỗ lực để lấp kín sự trống không bên trong hay sao? Liệu trống không này có thể được lấp kín? Và tuy nhiên, lấp kín trống không này lại là toàn tiến hành thuộc sự tồn tại của chúng ta.”

 Tôi phát hiện những từ ngữ của ông gây rối loạn nhiều lắm, nhưng cảm thấy chúng phải được tìm hiểu. Đối với tôi, hành động là sống; và điều gì ông nói không thể hiểu nổi. Tôi hỏi ông liệu ông muốn tôi ngồi ở nhà và không làm gì cả. Ông lắng nghe; và tôi có một cảm giác đặc biệt rằng đang lắng nghe của ông không giống như bất kỳ việc gì tôi đã từng nhận biết hay trải nghiệm. Sau đó ông mỉm cười bởi câu hỏi của tôi, và căn phòng lấp đầy. Chẳng mấy chốc sau, chúng tôi cáo từ. Krishnamurti nói với tôi, ‘Chúng ta sẽ gặp lại.”

 Cuộc gặp gỡ đã làm cho tôi rất rối loạn. Tôi không thể ngủ được, những từ ngữ của ông cứ nảy ra trong cái trí của tôi. Khi những ngày trôi qua, tôi bắt đầu tham dự những nói chuyện ông đang thực hiện tại vườn của Sir Chunilal Mehta, cha chồng của Nandini. Tôi thấy quá khó khăn để hiểu rõ những gì Krishnamurti đang nói, nhưng sự hiện diện của ông làm tan biến tôi và tôi tiếp tục tham dự. Ông nói về sự hỗn loạn của thế giới như sự chiếu rọi của sự hỗn loạn cá thể. Ông bảo cho chúng tôi rằng tất cả những tổ chức và “những chủ nghĩa” đã thất bại, và rằng trong sự theo đuổi an toàn của chúng ta chúng ta dựng lên những tổ chức mới mà quay ngược lại phản bội chúng ta.

 Tôi có cảm giác rằng tôi không đang gặp gỡ ông tại mức độ mà ông đang nói. Sau một vài ngày tôi xin phép có một phỏng vấn.

 Tôi bị chuyển động bởi sự thôi thúc để gặp gỡ ông, để được chú ý bởi ông, để tìm hiểu sự bí mật mà lan tỏa trong sự hiện diện của ông. Tôi sợ hãi điều gì sẽ xảy ra, nhưng tôi không thể xua tan nó. Trong hai ngày trước cuộc phỏng vấn của chúng tôi, tôi đã lập kế hoạch điều gì tôi sẽ nói với ông và tôi sẽ nói nó như thế nào. Khi tôi bước vào phòng tôi thấy ông đang ngồi thẳng lưng và bắt chéo hai chân trên nền nhà, mặc một kurta trắng không vết bẩn phủ qua đầu gối. Ông đứng phắt dậy, những ngón tay giống như những cánh hoa dài chắp lại chào hỏi. Tôi ngồi xuống đối diện ông. Ông thấy tôi bị căng thẳng và ông bảo tôi ngồi yên lặng.

 Sau một lúc tôi bắt đầu nói. Trước đó tôi đã luôn luôn tự tin về chính mình, vì vậy mặc dù do dự, chẳng mấy chốc tôi phát hiện rằng tôi đang nói chuyện bình thường và điều gì tôi đã lập kế hoạch để nói được tuôn ra. Tôi nói về sự phong phú của sống và làm việc của tôi, về sự quan tâm đến những người không có quyền lợi, sự ham muốn tham gia vào chính trị của tôi, công việc của tôi trong phong trào công nhân, sự thích thú nghệ thuật của tôi. Tôi hoàn toàn mê mải vào điều gì tôi phải nói, ấn tượng tôi đang cố gắng tạo ra. Tuy nhiên, sau một vài khoảnh khắc, tôi có một cảm giác khó chịu rằng ông không đang lắng nghe tôi. Tôi ngước lên và thấy ông đang nhìn tôi chằm chằm; có một dò hỏi trong đôi mắt của ông và một tìm kiếm thăm thẳm. Tôi ngần ngừ và bỗng nhiên im lặng. Sau một lúc ông nói, “Tôi đã nhận ra bạn tại những bàn luận. Khi bạn yên tĩnh, có một buồn bã vô cùng trên khuôn mặt của bạn.”

 Tôi quên bẵng điều gì tôi đã dự tính nói, quên bẵng mọi thứ ngoại trừ sự đau khổ trong tôi. Tôi đã khước từ cho phép sự đau khổ đó trỗi dậy. Nó được che đậy kín bưng đến độ hiếm khi nào nó tác động vào ý thức bên ngoài của tôi. Tôi bị kinh hãi bởi ý tưởng rằng những người khác sẽ biểu lộ sự thương hạithông cảm với tôi, và đã che đậy sự đau khổ của tôi bằng những tầng của sự hung hăng. Tôi chưa bao giờ nói về điều này cho bất kỳ ai – ngay cả chính tôi cũng không thừa nhận sự cô độc này: nhưng trước người lạ mặt yên lặng này, tất cả những mặt nạ đều được lột ra. Tôi nhìn vào đôi mắt của ông và chính là khuôn mặt riêng của tôi mà tôi thấy được phản ảnh lại. Giống như sự phun trào mạnh mẽ của một mạch nước bị kiềm hãm lâu, những từ ngữ tuôn ra.

 Tôi còn nhớ khi là một đứa trẻ, một trong năm đứa trẻ, nhút nhát và hiền lành, bị vùi dập bởi những khinh thường không đáng kể. Màu sẫm của nước da trong một gia đình nơi mọi người đều có da trắng, không được lưu ý, một người con gái khi đáng lẽ ra tôi phải là một cậu trai, sống trong một ngôi nhà rộng lớn không đúng quy cách, bị bỏ quên suốt nhiều tiếng đồng hồ, đọc những quyển sách mà hiếm khi tôi hiểu được. Tôi nhớ lúc đang ngồi trên một hàng hiên dài đối diện những cây cổ thụ; lắng nghe những truyện cổ tích về những yêu tinh và những anh hùng, về Hatim và Ali Baba – những câu chuyện dân gian về vùng đất cổ xưa này được kể bởi một người thợ may Hồi giáo có bộ râu quai nón bạc, Immamuddin, suốt ngày ngồi bên cạnh cái máy may trên hàng hiên. Tôi nhớ đã nghe bài hát Ram Charit Manas[2] của Tulsida được hát bởi Ram Khilavan, người cu li punkah nghèo đang quạt cho chúng tôi, và mùi thơm của những tấm thảm khus mát lạnh vào một ngày mùa hè. Tôi nhớ đã dạo bộ cùng nữ gia sư người Ireland, học về cây cối và tên của những bông hoa, hài lòng trong những chuyện kể về lịch sử của vua chúa và hoàng hậu nước Anh, Arthur và Guinevere, Henry thứ tám và Ann Boleyn; không bao giờ chơi những con búp bê, hiếm khi nô đùa cùng những đứa trẻ khác. Tôi nhớ lại đã sợ cha tôi, tuy nhiên vẫn len lén khâm phục cha.

 Tôi nhớ lại vào lúc mười một tuổi những nẩy nở dậy thì bắt đầu trong tử cung của tôi, lần ra máu đầu tiên, và cùng nó một nở hoa kỳ diệu. Lớn lên và còn trẻ tuổi là trạng thái mê say. Được khâm phục, được sống mạnh mẽ – cưỡi ngựa, bơi lội, chơi quần vợt, nhảy múa. Bằng sự phóng túng hoang dã tôi chạy đua để gặp gỡ sống của tôi.

 Tôi nhớ lại đi đến nước Anh, vào đại học và sự kích thích của cái trí, gặp gỡ chồng của tôi, quay lại Ấn, kết hôn, và sanh con gái tôi Radhika.

 Chắc chắn, thật mau lẹ tôi chối từ vai trò của một người nội trợ. Tôi mê say công việc xã hội, chơi bài bridges và poker với số tiền đặt cược to, sống ngay tại tâm điểm của đời sống trí thứcxã hội của Bombay. Tiếp theo một mang thai khác; trong tháng thứ bảy một ca động kinh tạo ra những cơn co giật dữ dội và bị mù hoàn toàn.

 Tôi nhớ lại sự khổ sở hỗn loạn của mù lòa tăm tối và những cơn bùng nổ ào ạt của màu sắc: màu xanh sậm, màu của con chim xanh neelkantha, màu của lửa xanh. Bộ não bị tàn phá bởi những cơn co giật của thân thể; sự kết thúc của nhịp tim đập và cái chết của đứa bé không thấy mặt; sự yên lặng chết chóc nặng nề của tử cung. Thị lực có lại qua một màn sương, như những đốm sáng, đang hội tụ để tạo ra hình dáng.

 Cái trí của tôi ngừng lại, những từ ngữ kết thúc, và tôi nhìn lại vào con người đẹp đẽ. Nhưng sự đau khổ hành hạ về cái chết của người cha yêu quý chẳng mấy chốc lại thức dậy trong tôi, và lại nữa có nỗi khổ sở không thể chịu đựng nổi đang xé nát quả tim tôi.

 Những từ ngữ không muốn ngừng lại. Tôi kể về nhiều vết thương của sống, sự đấu tranh để sinh tồn, sự nhẫn tâm đang gia tăng, sự chai cứng đang ăn mòn chậm chạp, sự hung hăng và tham vọng. Sự thôi thúc trong tôi, đang đòi hỏi thành công. Sau đó một mang thai khác, sinh ra một bé gái nhỏ xíu, khuôn mặt đẹp đẽ, nhưng bị dị dạng. Nước mắt đầm đìa trong đau khổ và lại nữa cái chết của đứa trẻ. Tám năm cằn cỗi của cái trí, quả tim, và tử cung; và cuối cùng chết.

 Trong sự hiện diện của ông quá khứ, được giấu giếm trong bóng tối của sự quên lãng quá lâu, đã tìm được hình dạng và thức giấc. Ông như một cái gương phản ảnh lại. Không sự hiện diện của cá nhân, của người đánh giá, để nhận xét và làm biến dạng. Tôi luôn cố gắng giữ lại cái gì đó thuộc quá khứ của tôi, nhưng ông sẽ không cho phép tôi. Lúc này, trong cánh đồng của từ bi, có một chất lượng của sức mạnh vô hạn. Ông nói, “Tôi có thể thấy nếu bạn muốn tôi thấy.” Và thế là những từ ngữ trong nhiều năm đã hủy hoại tôi lại được tuôn ra. Nói ra chúng tạo cho tôi sự đau khổ vô cùng, nhưng lắng nghe của ông lại giống lắng nghe của những cơn gió hay sự lan rộng vô hạn của nước.

 Tôi đã ở cùng Krishnaji[3] suốt hai tiếng đồng hồ. Khi tôi rời căn phòng thân thể của tôi cảm thấy bị vỡ tan, và tuy nhiên một hồi phục đã tuôn chảy qua tôi. Tôi đã tiếp xúc một cách quan sát mới mẻ, một cách lắng nghe mới mẻ, mà không có phản ứng, một lắng nghe mà bắt nguồn từ một nơi xa xôi và một chiều sâu thăm thẳm. Trong khi tôi đang nói, ông thể hiện sự nhận biết được không những điều gì đang được nói – những diễn tả, những cử chỉ, những thái độ – nhưng còn cả nhận biết được điều gì đang xảy ra quanh ông – con chim đang hót trên cây phía bên ngoài cửa sổ, một bông hoa đang rơi khỏi cái lọ. Ở khoảng giữa khóc than của tôi ông hỏi: “Bạn có thấy bông hoa đang rơi đó?” Cái trí của tôi ngừng lại, bối rối.

 Tôi đã lắng nghe Krishnamurti suốt nhiều ngày. Tôi đến những nói chuyện của ông, tham gia những bàn luận, ngẫm nghĩ, bàn luận điều gì ông đang trình bày cùng bạn bè của tôi. Vào buổi chiều ngày 30 tháng 1, khi tất cả chúng tôi tụ họp tại nhà của Ratansi Morarji, Achyut được mời đến nghe điện thoại. Anh ấy quay lại, mặt tái mét.

 “Gandhiji vừa bị ám sát,” anh ấy nói. Trong một tích tắc, thời gian ngừng lại. Krishnaji trở nên rất yên lặng. Dường như ông nhận biết được mỗi người chúng tôi và những phản ứng của chúng tôi. Trong chúng tôi, một suy nghĩ duy nhất bật ra: Người sát nhân là một người Hồi giáo hay Ấn giáo? Người anh của Achyut hỏi, “Có tin tức gì về kẻ giết người không?” Achyut trả lời rằng anh ấy không biết. Những kết luận tiếp theo liệu kẻ giết người là Hồi giáo đã rõ ràng cho tất cả chúng tôi. Chúng tôi ngồi bật dậy một cách yên lặng, và lần lượt từng người một rời căn phòng.

 Tin tức Gandhi đã bị ám sát bởi một người Brahmin từ Poona lan tràn khắp thành phố; những cuộc nổi loạn chống lại người Brahmin bùng lên ở Poona. Bạn có thể nghe sự thì thầm nhẹ nhõm từ những người dân cư ngụ Hồi giáo. Chúng tôi lắng nghe giọng nói đau khổ của Jawaharlal Nehru đang nói chuyện với quốc gia. Toàn quốc gia hầu như bị tê liệt. Điều không thể hiểu được đã xảy ra, và trong một khoảnh khắc ngắn ngủi những người đàn ông và đàn bà tự vấn lương tâm của họ.

 Vào ngày 1 tháng hai một số khán giả kín đáo tụ họp lại để nghe nói chuyện của Krishnamurti. Ông được đặt ra một câu hỏi khó: “Những nguyên nhân thực sự về cái chết cuối cùng của Mahatma Gandhi là gì?”

 Krishnamurti trả lời, “Tôi không hiểu những phản ứng của bạn là gì khi bạn nghe tin tức. Phản ứng của bạn là gì? Bạn quan tâm đến nó như một mất mát thuộc cá nhân, hay như một thể hiện của khuynh hướng về những sự kiện thế giới? Những sự kiện thế giới không phải không liên quan đến những điều xảy ra; chúng có liên quan. Nguyên nhân thực sự về cái chết cuối cùng của Gandhiji ở trong bạn. Nguyên nhân thực sự là bạn. Bởi vì bạn là cộng đồng, bạn khuyến khích tinh thần phân chia – qua tài sản, qua giai cấp, qua học thuyết, qua có những tôn giáo, những giáo phái, những người lãnh đạo khác nhau. Khi bạn gọi mình là một người Ấn giáo, một người Hồi giáo, một người Hỏa giáo, hay Thượng đế biết cái gì nữa, chắc chắn nó sinh ra sự xung đột trong thế giới.”

 Vào những ngày tiếp theo đó chúng tôi bàn luận về bạo lực, gốc rễ của nó và sự kết thúc của nó. Đối với Krishnamurti, không-bạo lực như một lý tưởngảo tưởng. Thực tếsự kiện của bạo lực, sự nảy sinh của nhận biết mà đã hiểu rõ bản chất của bạo lực và sự kết thúc của bạo lực trong “cái ngay lúc này”: cái hiện tại của sự tồn tại mà trong đó hành động, một mình nó, có thể xảy ra được.

 Trong những nói chuyện tiếp theo, ông nói về những vấn đề hàng ngày đang thách thức nhân loạisợ hãi, tức giận, ghen tuông, sức ép dữ dội của chiếm hữu. Khi nói về những liên hệ như cái gương cho tự-khám phá, ông đã sử dụng ví dụ về người chồng và người vợ, sự liên hệ gần gũi nhất và tuy nhiên thường đạo đức giả và nhẫn tâm nhất. Những người đàn ông nhìn những người vợ của họ bằng đôi mắt ngượng ngùng. Vài người Ấn giáo cổ hũ đi ra khỏi những nói chuyện, không thể hiểu rõ sự liên hệ giữa người chồng và người vợ có liên quan gì đến bài giảng thuộc tôn giáo. Krishnaji từ chối chuyển động khỏi ‘cái gì là,’ cái thực sự. Ông từ chối bàn luận những trừu tượng như Thượng đế hay vĩnh hằng trong khi cái trí lại là một vũng xoáy của dục vọng, hận thù, và ghen tuông. Tại thời điểm đó một vài người trong số khán giả của ông bắt đầu cảm thấy rằng ông không tin tưởng Thượng đế.

 Giữa tháng hai tôi đến gặp ông lại. Ông hỏi tôi liệu tôi có nhận thấy bất kỳ sự khác biệt nào trong qui trình suy nghĩ của tôi. Tôi trả lời rằng tôi không có nhiều suy nghĩ như trước kia. Cái trí của tôi không còn huyên thuyên nhiều như trước kia.

 Ông nói, “Nếu bạn đang cố gắng hiểu rõ về chính mình, bạn sẽ nhận thấy rằng qui trình suy nghĩ của bạn đã chậm lại từ từ, rằng cái trí của bạn không còn huyên thuyên liên tục nữa.” Ông yên lặng một chút; tôi chờ đợi ông tiếp tục. “Cố gắng theo sát mỗi suy nghĩ đến khi nó kết thúc, theo sát nó đến tận đoạn kết. Bạn sẽ phát giác rằng điều này rất khó khăn, bởi vì ngay khi một suy nghĩ hiện diện thì nó lại được tiếp nối bởi một suy nghĩ khác. Cái trí từ chối hoàn tất một suy nghĩ. Nó chạy trốn từ suy nghĩ sang suy nghĩ.” Đây là như thế. Khi tôi cố gắng theo dõi một suy nghĩ, tôi luôn luôn nhận ra rằng nó lẩn trốn người theo dõi mau lẹ biết chừng nào.

 Sau đó tôi hỏi ông làm thế nào người ta có thể hoàn tất một suy nghĩ. Ông trả lời, “Suy nghĩ chỉ có thể kết thúc khi người suy nghĩ hiểu rõ về chính anh ấy, khi anh ấy thấy rằng người suy nghĩsuy nghĩ không là hai qui trình tách rời. Rằng người suy nghĩsuy nghĩ, và người suy nghĩ tự-tách rời chính anh ấy khỏi suy nghĩ bởi vì sự tiếp tục và tự-phòng vệ của anh ấy. Vậy là người suy nghĩ đang liên tục sản sinh suy nghĩ mà đang biến đổi và đang thay đổi.” Ông ngừng lại.

 “Liệu người suy nghĩ tách khỏi những suy nghĩ của anh ấy?” Có những khoảng ngừng lâu giữa những câu nói của ông, như thể ông chờ đợi những từ ngữ thâm nhập thật xa xôi và thật thăm thẳm. “Xóa sạch suy nghĩ, người suy nghĩ ở đâu? Bạn sẽ phát giác rằng suy nghĩ không hiện diện. Vậy là khi bạn hoàn tất mỗi suy nghĩ đến tận cùng của nó, dù tốt lành hay xấu xa – mà gian nan cực kỳ – cái trí chầm chậm lại. Muốn hiểu rõ về cái tôi, cái tôi đang vận hành phải được nhìn ngắm. Điều này chỉ có thể xảy ra khi cái trí chầm chậm lại – và bạn chỉ có thể thực hiện việc này bằng cách theo sát mỗi suy nghĩ đến tận cùng của nó từ khi nó nảy sinh. Vậy là bạn sẽ thấy rằng những chỉ trích của bạn, những ham muốn của bạn, những ghen tuông của bạn sẽ lộ diện trước một ý thức trống không và tuyệt đối yên lặng.”

 Lắng nghe ông suốt một tháng, cái trí của tôi đã linh động; nó không còn cố định, và cứng ngắt trong lớp vỏ bọc. Tôi hỏi, “Nhưng khi ý thức bị bịt kín bởi những thành kiến, những ham muốn, những kỷ niệm, lúc đó liệu nó có thể hiểu rõ sự suy nghĩ?”

 “Không,” ông trả lời, “bởi vì nó liên tục đang hành động vào suy nghĩ – đang tẩu thoát khỏi nó hay đang xây dựng trên nó.” Lại nữa ông yên lặng. “Nếu bạn theo sát mỗi suy nghĩ đến tận cùng sự hoàn tất của nó, bạn sẽ thấy rằng tại khúc cuối của nó có sự yên lặng. Từ đó có mới mẻ lại. Suy nghĩ mà sản sinh từ sự yên lặng này không còn có sự ham muốn như sức mạnh thúc đẩy của nó, nó trỗi dậy từ một trạng thái không bị bịt kín bởi ký ức.

 “Nhưng lại nữa nếu suy nghĩ trỗi dậy như thế không được hoàn tất, nó để lại một cặn bã. Vậy thì không có mới mẻ lại và cái trí lại bị trói buộc trong một ý thức mà là quá khứ, bị trói buộc bởi quá khứ, bởi ngày hôm qua. Mỗi suy nghĩ, sau đó tới suy nghĩ kế tiếp, là ngày hôm qua – mà không có thực tế.

 “Sự tiếp cận mới mẻ là sự kết thúc thời gian,” Krishnaji kết luận. Tôi đã không hiểu rõ, nhưng rời khỏi đó cùng những từ ngữ đang rung động trong tôi.

 Thỉnh thoảng vào buổi chiều Nandini và tôi lái xe đưa Krishnaji tới The Hanging Garden trên Malabar Hill, hay tới bãi biển Worli. Nhiều lúc chúng tôi dạo bộ cùng ông, thấy rằng rất khó khăn để theo kịp sải chân dài của ông. Nhiều lần ông muốn dạo bộ một mình và quay lại sau một tiếng đồng hồ, một người lạ. Trong những dạo bộ cùng chúng tôi thỉnh thoảng ông thường nói về tuổi trẻ của ông, sống của ông ở Theosophical Society Tổ chức Thông thái, và những ngày đầu tiên của ông tại Ojai, California. Ông kể cho chúng tôi về người em của ông Nitya, về những người bạn của ông Rajagopal và Rosalind, và Happy Valley School. Thường xuyên khi ông nói về quá khứ, ký ức của ông sẽ rõ ràng, chính xác. Vào những lúc khác ông trở nên không rành mạch và nói ông không nhớ. Ông hay cười lắm và tiếng cười của ông rất sâu và vang vọng. Ông chia sẻ những chuyện đùa, ông hỏi chúng tôi những câu hỏi về quá khứ của chúng tôichúng tôi lớn lên như thế nào. Ông cũng nói về Ấn độ, háo hức tìm hiểu những quan điểm của chúng tôi về điều gì đang xảy ra trong quốc gia. Chúng tôi ngập ngừng và nhút nhát; một ý thức của huyền bí và sự hiện diện tràn ngập của ông khiến cho chúng tôi quá khó khăn để thân mật cùng ông, hay để nói về những việc nhỏ nhặt trong sự hiện diện của ông. Nhưng tiếng cười của ông mang ông lại gần chúng tôi hơn.

 Vào những ngày khác chúng tôi bàn luận về sự suy nghĩ. Ông thường hỏi, “Bạn đã nhìn ngắm sự sinh ra của một suy nghĩ? Bạn đã nhìn ngắm sự kết thúc của nó?” Một ngày khác ông sẽ nói, “Hãy sử dụng một suy nghĩ, ở lại cùng nó, nắm chặt nó trong ý thức, bạn sẽ thấy gian nan biết chừng nào khi muốn nắm chặt một suy nghĩ như nó là để kết thúc sự suy nghĩ.”

 Tôi đã kể cho Krishnaji rằng từ khi tôi gặp ông, tôi đã thức dậy trong những buổi sáng, không còn suy nghĩ, nhưng cùng âm thanh của những con chim, và những tiếng nói xa xa của đường phố đang trôi chảy qua cái trí của tôi.

 Đối với những người Ấn độ, người lạ ngồi thẳng lưng yên lặng, người hành khất đang đứng chờ tại lối ra của nhà và cái trí đang chứa đựng một mời mọc đến trạng thái khác lạ, là một biểu tượng của uy quyền. Nó khơi dậy trong người chủ nhà – người đàn bà hay người đàn ông – những khao khát cuồng nhiệt, sự khốn khổ, và một vươn ra thuộc thân thể và phía bên trong đến cái không thể đạt được. Nhưng người thấy này cười cợt và đùa giỡn; ông dạo bộ cùng chúng tôi, rất gần gũi và tuy nhiên lại rất xa cách. Đầy do dự, chúng tôi mời ông đến ăn tối tại nhà người mẹ của chúng tôi.

 Ông đến nhà miệng mỉm cười, mặc một dhoti, một kurta dài, và một angavastram,[4] và được tặng những bông hoa bởi người mẹ nhỏ nhắn của chúng tôi. Mẹ không bao giờ nhận được một giáo dục chính thức, nhưng sự nhã nhặn tự nhiên của cái trí, sự duyên dáng và thanh cao của mẹ, đã khiến mẹ có thể gặp gỡ và nói chuyện cùng Krishnaji. Mẹ là một góa phụ của một viên chức cao cấp thuộc hành chánh của Ấn độ. Trong khi sống cùng cha tôi, mẹ đã chia sẻ trong đời sống xã hộitrí thức của cha, đã gặp gỡ những học giả và những công nhân xã hội, và chính mẹ cũng là một công nhân xã hội nhiệt thành. Kiên cường và sắc sảo, mẹ đã phá vỡ sự ràng buộc truyền thống từ đầu cuộc sống hôn nhân của bà. Mẹ nói tiếng Anh rất tự nhiên, tiếp đãi rất nhiệt thành, nấu ăn ngon miệng. Trong thời niên thiếu của tôi, chúng tôi có hai người đầu bếp: một người cho những bữa cơm chay Gujarati, và một người khác cho những món ăn phương Tây; người hầu Goan đứng chờ tại bàn ăn. Cái chết của cha tôi đã làm tan nát mẹ, nhưng nhà của mẹ tôi liên tục vang lên những tiếng cười, có Krishnaji tham gia vào. Chẳng mấy chốc, ông cảm thấy thoải mái, và thường xuyên đến ăn tối. Đến cuối tháng ba chúng tôi có thể nói chuyện tự nhiên cùng ông; tuy nhiên sau mỗi nói chuyện và bàn luận của ông, chúng tôi bắt đầu nhận biết được rõ ràng những khoảng cách đã tách rời chúng tôi và sự huyền bí mà chúng tôi không thể tiếp xúc hay đo lường.

 Gần cuối tháng ba, tôi kể cho Krishnaji về trạng thái cái trí của tôi và những suy nghĩ đã theo đuổi tôi; về những khoảnh khắc yên lặng và những bùng nổ của những hoạt động điên cuồng; về những ngày khi cái trí của tôi bị trói buộc trong sự đau khổ của không trở thành. Tôi bị xao nhãng bởi sự nhảy nhót tới lui liên tục này của cái trí.

 Ông cầm tay tôi và chúng tôi yên lặng. Cuối cùng, ông nói, “Bạn bị khích động, tại sao?” Tôi không biết, và ngồi yên lặng. “Tại sao bạn có tham vọng? Bạn muốn giống như bất kỳ người nào đó đã thành công mà bạn quen biết?”

 Tôi do dự và sau đó trả lời, “Không.”

 “Bạn có một bộ não tốt lành,” ông tiếp tục, “một dụng cụ tốt lành mà không được sử dụng đúng đắn. Bạn có một thôi thúc đã bị hướng dẫn sai lầm. Tại sao bạn tham vọng? Tại sao bạn muốn trở thành? Tại sao bạn muốn phí phạm bộ não của bạn?”

 Bỗng nhiên tôi tỉnh giấc. “Tại sao tôi có tham vọng? Liệu tôi có thể hoàn thiện tôi là gì? Tôi bận rộn thực hiện, thành tựu. Chúng tôi không thể giống như ông.”

 Ông nhìn trêu chọc. Trong chốc lát ông không nói gì cả, thả cho cái gì âm ỉ bên trong tôi tự phơi bày. Sau đó ông hỏi, “Bạn có khi nào một mình, không sách, không radio? Hãy thử nó và thấy điều gì xảy ra.”

 “Tôi sẽ bị điên, tôi không thể một mình.”

 “Thử nó và thấy. Muốn cái trí được sáng tạo, phải có yên lặng. Một yên lặng thăm thẳm mà chỉ có thể hiện diện khi bạn đã đối diện sự cô độc của bạn.

 “Bạn là một người đàn bà, và tuy nhiên bạn có nhiều tánh đàn ông trong bạn. Bạn đã hờ hững người đàn bà. Hãy nhìn vào chính bạn.”

 Tôi cảm thấy một khuấy động sâu thẳm phía bên trong tôi, sự vỡ vụn của nhiều lớp vỏ vô cảm. Lại nữa tôi cảm thấy sự đau khổ đang xé nát thân tâm.

 “Bạn muốn sự thương yêu, Pupul, và bạn không tìm được nó. Tại sao bạn chìa cái chén ăn xin của bạn ra?”

 “Tôi không biết,” tôi nói, “Đó là một việc mà tôi chưa bao giờ thực hiện. Tôi thà chết hơn là xin xỏ sự thương yêu.”

 “Bạn đã không xin xỏ nó. Bạn đã bóp nghẹt nó. Tuy nhiên cái chén ăn xin luôn luôn ở đó. Nếu cái chén của bạn đã đầy bạn sẽ không bao giờ chìa nó ra. Chính bởi vì cái chén nghèo khó nên nó ở đó.”

 Trong một khoảnh khắc tôi nhìn vào chính tôi. Khi còn bé, tôi thường hay khóc. Khi là một người lớn tôi không cho phép bất kỳ điều gì có thể gây tổn thương cho tôi. Tôi chống đối nó thật hung tợn và tấn công. Ông nói, “Nếu bạn thương yêu, vậy thì bạn không đòi hỏi. Vậy thì nếu bạn thấy một người không thương yêu bạn, bạn sẽ giúp đỡ người đó thương yêu, mặc dù đó là người nào khác.”

 Tôi thấy về chính tôi rất rõ ràng – sự cay đắng, sự khô khan. Tôi quay về phía ông. “Nhìn thấy nó khủng khiếp quá. Tôi không biết nghĩ gì về chính tôi.”

 “Bạn không đang giải quyết vấn đề bằng cách chỉ trích bạn. Không có sự giàu có đang tuôn tràn trong bạn, nếu giàu có bạn sẽ không cần đến sự thông cảm hay thương yêu. Tại sao bạn không giàu có? Hãy theo dõi, đây là cái gì bạn là. Bạn không chỉ trích một người đàn ông mà có một căn bệnh. Đây là căn bệnh của bạn. Hãy nhìn ngắm nó đầy bình thản và đơn giản, cùng từ bi. Sẽ là dốt nát khi chỉ trích hay bênh vực. Chỉ trích là một chuyển động khác của quá khứ để tự-củng cố chính nó. Hãy nhìn ngắm điều gì xảy ra trong cái trí tầng ý thức bên ngoài của bạn. Tại sao bạn hung hăng? Tại sao bạn muốn là trung tâm của bất kỳ nhóm người nào?

 “Khi bạn nhìn ngắm cái trí tầng ý thức bên ngoài, dần dần tầng bên trong sẽ quẳng ra những hàm ý của nó – trong những giấc mộng, ngay cả trong trạng thái thức giấc của suy nghĩ.”

 Chúng tôi đã nói chuyện trên một tiếng đồng hồ, nhưng khoảng thời gian đó không có ý nghĩa. Trong sự hiện diện của ông có một thâu ngắn lại về ý thức thời gian như khoảng thời gian của người ta. Tôi kể cho ông nghe về những thay đổi đang xảy ra trong sống của tôi. Tôi không còn chắc chắn về chính tôi và công việc của tôi. Mặc dù những ham muốn và những thôi thúc của tôi vẫn trỗi dậy, chúng không còn sức sống.

 Tôi kể cho ông rằng tôi đã nhận ra nhiều công việc mà tôi đang thực hiện đều được đặt nền tảng trên sự tự-phóng đại. Dường như tôi không thể tham gia vào cuộc sống chính trị nữa. Cuộc sống xã hội của tôi cũng đang thay đổi một cách cơ bản. Trong tất cả mọi việc, tôi không thể chơi poker được nữa. Tôi đã thử chơi bài, nhưng phát giác rằng ý định mưu mẹo hơn mọi người đã mất tiêu rồi. Tự động, tôi có những khoảnh khắc của tỉnh thức khi đang chơi poker mà khiến cho việc lừa bịp không còn có thể xảy ra được. Krishnaji ngả đầu về sau và cười và cười và cười.

 Tôi kể cho ông rằng thỉnh thoảng tôi cảm thấy một cân bằng vô hạn phía bên trong, giống như một con chim lượn lờ cùng gió. Tất cả ham muốn đã tan biến trong mãnh liệt này, chính nó tự-triệt tiêu. Vào những lúc khác, tôi bị ngập chìm trong những trở thành. Nơi thả neo của tôi đang di chuyển và tôi trôi giạt lênh đênh. Tôi không biết có gì ở phía trước. Tôi chưa bao giờ đã cảm thấy quá hoang mang về chính tôi như thế.

 Krishnaji nói, “Hạt giống đã được gieo, hãy cho phép nó nảy mầm – hãy cho phép nó nằm im lìm trong một thời gian. Cái này hoàn toàn mới mẻ đối với bạn. Đến cùng nó mà không-định kiến, không-nhận thức, không-niềm tin; sự va chạm đã trực tiếp, lúc này cái trí sẽ cần sự nghỉ ngơi. Đừng thúc bách nó.”

 Chúng tôi ngồi yên lặng. Krishnaji nói, “Hãy nhìn ngắm về chính bạn. Bạn phải có một thôi thúc mà rất ít người đàn bà có. Trong quốc gia này, những người đàn ông và đàn bà kiệt quệ quá dễ dàng, quá sớm sủa trong sống của họ. Nó là khí hậu, cách sống, sự trì trệ. Hãy thấy rằng sự thôi thúc không biến mất. Trong giải phóng chính bạn khỏi sự hung hăng, đừng trở thành tẻ nhạtôn hòa. Được tự do khỏi sự hung hăng không có nghĩa trở nên yếu đuối hay khúm núm.”

 Lặp lại, sau đó ông bảo tôi, “Hãy nhìn ngắm cái trí của bạn, không cho phép một suy nghĩ tẩu thoát, dù xấu xa, dù hung dữ. Nhìn ngắm mà không-chọn lựa, không-cân nhắc, không-nhận xét, không-cho phương hướng hay cho phép sự suy nghĩ bám rễ trong cái trí. Nhìn ngắm thật nghiêm túc.”

 Khi tôi rời phòng, ông đứng dậy tiễn tôi ra tận cửa. Khuôn mặt của ông yên tĩnh, thân thể của ông thẳng đứng giống như một cây thông tuyết. Trong một tích tắc, bị tràn ngập bởi vẻ đẹp của ông, tôi hỏi, ‘Ông là ai?” Ông trả lời, “Không đặt thành vấn đề tôi là ai. Chính điều gì bạn suy nghĩthực hiện và liệu bạn có thể tự-thay đổi chính bạn mới là quan trọng.”

 Khi tôi đi chầm chậm về nhà bỗng nhiên tôi nhận ra rằng, trong nhiều nói chuyện mà tôi đã trải qua cùng Krishnaji, ông không bao giờ nói một lời nào về chính ông. Không nhắc đến bất kỳ trải nghiệm cá nhân nào, không một chuyển động nào của cái tôi đã tự-biểu lộ về chính nó. Chính vì điều này đã khiến cho ông trở thành một người lạ, dù bạn biết ông rõ ràng đến chừng nào. Giữa một cử chỉ thân thiện, nói chuyện thân mật, người ta cảm thấy nó – một khoảng cách bất ngờ, những yên lặng bắt nguồn từ ông, một ý thức không có điểm tập trung. Và tuy nhiên trong sự hiện diện của ông, người ta cảm thấy sự hào phóng của một quan tâm vô hạn.



[1] Benares

[2]Ram Charit Manascâu chuyện của Ram và Sita từ thiên sử thi Ramayana được soạn trong ngôn ngữ địa phương bởi thi sĩ Tulsidas trong một khổ thơ bốn câu thêm vào thiên sử thi.

[3] Trước khi có điện ở Ấn độ, mỗi bungalow có một cái cột gỗ dài được treo ngang dưới trần nhà cao, với một miếng diềm vải dầy che nó. Một sợi dây nối với cột qua một cái lỗ trong tường ra hàng hiên phía bên ngoài, nơi một người đàn ông đang ngồi kéo sợi dây và vì vậy đang chuyển động cái quạt, để tạo ra một luồng gió nhe nhẹ trong sức nóng kinh hãi của Bắc Ấn vào những tháng mùa hè. Những miếng vải che khus thơm phưng phức được treo trên những cửa ra vào và cửa sổ. Khi được thấm ướt, gió nóng thổi qua chúng được chuyển thành một cơn gió thơm thơm, mát mẻ.

[4] Một dhoti là một miếng vải cotton dệt bằng tay dài năm yard và rộng bốn mươi lăm inch, không được khâu, với một đường viền trơn có màu đỏ tía hay đen. Nó được buộc quanh eo, được xếp li phía trước, và được nhúm lại giữa hai chân để được chặt chẽ sau lưng, phủ qua chiều dài mắt cá chân. Nó là một bộ áo quần thanh lịch dùng mặc trong những dịp lễ hội. Kurta là một áo sơ mi khâu, rộng, không có cổ với hai ống tay dài, và nó dài dưới hai đầu gối. Một angavastram là một khăn choàng cotton chưa tẩy trắng khâu bằng tay với một đường viền màu đen, chàm hay đỏ sẫm cùng một kiểu mẫu màu vàng. Được gấp lại và phủ qua vai, nó được dùng tại mọi dịp lễ hội, đặc biệt ở Nam Ấn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 17032)
Vượt qua một cây cầu dài và hơi bị rung lắc, bắc qua sông Falgu, chúng tôi đến khu vực được ngành du lịch Ấn Độ giới thiệu là làng Sujātā.
(Xem: 38459)
"Heartwood of the Bodhi tree" (Cốt lõi của cội Bồ-đề) - Buddhadasa Bhikkhu, Hoang Phong chuyển ngữ
(Xem: 21821)
Truyện Cổ Sự Tích Cứu Vật Phóng Sinh - Pháp sư Tịnh Không - Thích Phước Sơn dịch
(Xem: 21904)
Những Truyện Cổ Việt Nam Mang Màu Sắc Phật Giáo - Lệ Như Thích Trung Hậu, Sưu tầm & giới thiệu
(Xem: 69633)
Đức Bồ Tát Thái tử Siddhattha kiếp chót chắc chắn sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác. Khi Ngài đản sinh ra đời có đầy đủ 32 tướng tốt chính của Bậc Đại Nhân...
(Xem: 6794)
Ý tưởng về quyển sách này có từ việc tôi tình cờ đọc qua một quyển sách nhỏ có tên là “Món Quà Mang lại Bình An & Hạnh Phúc”
(Xem: 38589)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
(Xem: 43865)
Thiền dạy cho ta KHÔNG BIẾT, để lắng lòng tỉnh thức trước mọi tình huống cám dỗcon người nhận giặc làm con, nhận giả làm chơn, không thể nào vượt thoát sanh tử luân hồi...
(Xem: 43948)
Giáo pháp Thiền giống như một cánh cửa sổ. Trước nhất chúng ta mới nhìn vào chỉ thấy bề mặt phản ánh lờ mờ. Nhưng khi chúng ta tu hành thì khả năng nhìn thấy trở nên rõ ràng.
(Xem: 42766)
Khi buông hết tất cả, quý vị có thể tin tưởng vào Tự tánh của mình 100%. Lúc ấy tâm của quý vị trong sáng như hư không, như tấm gương trong suốt...
(Xem: 44267)
Không phải chúng ta hành thiền để được người khác mến phục, kính nể nhưng để đóng góp vào sự bình an của thế giới. Chúng ta làm theo những lời dạy của Ðức Phật...
(Xem: 22990)
Ở đây lời khuyên của Đức Phật đưa ra cho chúng ta là hãy sống thiện, chuyên cần và hành động một cách hiểu biết nếu chúng ta muốn giải quyết những vấn đề của chúng ta.
(Xem: 39067)
Đức Phật dạy Bốn Thánh Đế này cho chúng ta để đắc chứng Niết-bàn, Thánh Đế Thứ Ba, chấm dứt hoàn toàn tái sanh và do đó cũng chấm dứt luôn Khổ.
(Xem: 21652)
Nhìn chiếc cổng tre hai cánh mở bám đầy rêu xanh, an nhiên giữa tuyết sương, năm tháng - bất chợt, người con nhớ đến một câu thơ của ai đó: Cửa sài hai cánh mở...
(Xem: 42224)
Trí tuệ Phật giáo là một khả năng, một phẩm tính của tâm thức, tượng trưng cho một sự hiểu biết, nhưng là một sự hiểu biết chuyên biệt, được định hướng rõ rệt...
(Xem: 35418)
Đạo Bụt có một nền tảng nhân bản vững chắc, giúp ta biết sống có trách nhiệm, có từ bi với chính mình và mọi loài chung quanh. Người Phật tử con của Bụt là người biết bảo vệ môi sinh.
(Xem: 46358)
Nếu muốn đạt được sự giải thoát, trước hết chúng ta phải quán xét thật cẩn thận những gì chung quanh ta, hầu quán nhận được bản chất đích thật của chúng...
(Xem: 29964)
Tuệ Sỹ Đạo Sư - Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 2, Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang ấn hành... Nguyên Siêu
(Xem: 30692)
Tuệ Sỹ Đạo Sư - Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 1, Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang ấn hành... Nguyên Siêu
(Xem: 26110)
Nếp Sống Tỉnh Thức Của Đức Đạt Lai Lạt Ma (Trọn bộ 2 tập), tác giả Thích Nữ Giới Hương, Nhà xuất bản Hồng Đức 2012
(Xem: 20269)
Chúng ta phải tạo ra cho mình một thứ tình thân ái mới mẻ hơn để giao tiếp với thiên nhiên. Trước đây chúng ta đã không làm tròn được bổn phận đó.
(Xem: 25462)
Đây là cuốn sách đầu tiên ghi lại lịch sử Phật Giáo ở Úc Châu và ảnh hưởng của Phật Giáo đối với đời sống văn hóatâm linh của người Úc... Thích Nguyên Tạng
(Xem: 18391)
Vào nhà của đức Như-Lai, mặc áo của đức Như-Lai, ngồi chỗ của Như-Lai... HT. Thích Trí Quang
(Xem: 17024)
Nguyên tác: "Buddha The Healer", Buddhist Publication Society, Kandy, Sri Lanka; Dr. Ananda Nimalasuria; Phạm Kim Khánh dịch
(Xem: 40632)
“Đường về Cực Lạc” là con đường pháp dẫn ta và tất cả chúng sanh từ xứ ác trược Ta Bà về đến thế giới thanh tịnh Cực Lạc. Cũng chính là “Pháp môn Tịnh độ”...
(Xem: 21626)
"Chuyện Tình Của Liên Hoa Hòa Thượng" được phóng tác từ một câu chuyện lịch sử trong quyển "Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong"... Thích Như Điển
(Xem: 25761)
Sự phân tích về cái chết không phải là để trở nên sợ hãi mà là để biết trân quý kiếp sống này, trân quý kiếp người mà qua đó bạn có thể thực hành những pháp tu quan trọng.
(Xem: 41300)
Truyện kể về những bậc thánh siêu phàm trong Phật Giáo - Tác giả: Ngô Trọng Đức; Dịch giả: Từ Nhân
(Xem: 24805)
Thập Bát La Hán tượng trưng cho tín ngưỡng đặc thù dân gian. Cuộc đời của các Ngài siêu nhiên kỳ bí nhưng rất mực gần gũi chúng sanh.
(Xem: 23670)
Sự Tích Phật A-di-đà và Bảy vị Bồ-tát là một tác phẩm ngắn, giới thiệu về cuộc đờihạnh nguyện của Phật A-di-đà và bảy vị Bồ-tát Đại Thừa, được tạp chí Từ Bi Âm biên soạn...
(Xem: 14991)
Nếu như những tôn giáo khác chú trọng quyền năng của đấng Sáng thế, đòi hỏi sự tuân phục và niềm tin tuyệt đối, thì Phật giáo, từ ngàn xưa, luôn đẫm tinh thần dân chủ.
(Xem: 19875)
Bằng kinh nghiệm của riêng tôi, tôi đã học được phương pháp hữu hiệu nhất để vượt qua khủng hoảng là sự tiếp xúc chặt chẽ và trao đổi giữa những người có niềm tin khác nhau...
(Xem: 37659)
Có thể nói nguyên nhân sâu xathen chốt nhất của sự biến mất truyền thống Tăng bảo trong Phật giáo Nhật Bản hiện tạibản thể giới luật của Tăng không được coi trọng.
(Xem: 19007)
Ngõ Thoát - tức Phương Trời Cao Rộng 3, truyện dài của Vĩnh Hảo, Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1996
(Xem: 17602)
Bụi Đường - tức Phương Trời Cao Rộng 2, truyện dài của Vĩnh Hảo, Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1995, tái bản năm 1996
(Xem: 23440)
Núi Xanh Mây Hồng - Truyện vừa của Vĩnh Hảo, Khởi viết tại Sài Gòn 1980, hoàn tất tại Long Thành 1982
(Xem: 36147)
Pháp hành thiền không chỉ dành riêng cho người Ấn Độ hay cho những người trong thời Đức Phật còn tại thế, mà là cho cả nhân loại vào tất cả mọi thời đại và ở khắp mọi nơi.
(Xem: 40236)
Tăng bảo, nương vào phần tự giác của pháp làm cơ sở để kiến lập xã hội hòa bình, nhân gian Tịnh độ... Thích Đồng Bổn
(Xem: 19411)
Đây là một trong số ba-mươi bài kinh trong tập Trung A Hàm do Christian Maes tuyển chọn để dịch thẳng từ tiếng Pa-li sang tiếng Pháp... Hoang Phong dịch
(Xem: 21628)
Ở trên khuôn viên của núi Mihintale hiện còn có một hang động và người ta cho rằng hang động ấy là nơi mà Tôn giả Mahinda đã ở lại đấy trong lần đầu tiên ngài đến Mihintale.
(Xem: 46042)
"Hộ-Niệm" đúng Chánh Pháp, hợp Lý Đạo, hợp Căn Cơ. Thành tựu bất khả tư nghì! ... Cư Sĩ Diệu Âm
(Xem: 35793)
Cốt Nhục Của Thiền là một tác phẩm ghi lại 101 câu chuyện về thiền ở Trung Hoa và Nhật Bản - Trần Trúc Lâm dịch
(Xem: 28438)
Tác phẩm này là công trình nghiên cứu mang tính khoa học, nhưng nó có thể giúp cho các nhà nghiên cứu về Phật giáo tìm hiểu thêm về lịch sử Phật giáo...
(Xem: 28730)
Nguyễn Du cho chúng ta thấy rằng Cụ không những là một người am hiểu sâu xa về Phật giáo mà còn là một hành giả tu tập Thiền tông qua Kinh Kim Cương... Đại Lãn
(Xem: 32028)
Đức Phật khi còn tại thế đã luôn luôn từ chối việc dùng giáo lý để thỏa mãn khao khát kiến thức con người... Nguyễn Điều
(Xem: 26128)
‘Sự quyến rũ của Đạo Phật Trong Thế Giới Mới’ được tuyển dịch từ những bài viết và pháp thoại của nhiều bậc Tôn túc và các học giả Phật Giáo nổi tiếng thế giới...
(Xem: 33301)
Những lúc vô sự, người góp nhặt thường dạo chơi trong các vườn Thiền cổ kim đông tây. Tiêu biểu là các vườn Thiền Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
(Xem: 24018)
Đại Hội Khoáng Đại kỳ IV được triệu tập vào các ngày 17, 18, 19/03/2011 tại Chùa Pháp Hoa, 20 Butler Ave, Pennington, SA 5013, Australia
(Xem: 24732)
Qua ký sự, tác giả giới thiệu những vùng đất tâm linh của Phật giáo đồng thời nói lên niềm cảm khái của mình trước các vùng đất thiêng liêng, và cảm xúc của ông về thế giới hiện đại.
(Xem: 54353)
Muốn thực sự tiếp xúc với thực tại, cho dù đó bất cứ là gì, chúng ta phải biết cách dừng lại trong kinh nghiệm của mình, lâu đủ để nó thấm sâu vào và lắng đọng xuống...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant