Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

01. “Người ta được sinh ra trong hư không và người ta được sinh ra là hư không.”

18 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 8209)
01. “Người ta được sinh ra trong hư không và người ta được sinh ra là hư không.”

TIỂU SỬ CỦA KRISHNAMURTI
Krishnamurti's biography by Pupul Jayakar
Lời dịch: Ông Không
Tháng 4-2011

PHẦN 1

 KRISHNAMURTI THỜI TRẺ TUỔI

1895 - 1946

 

CHƯƠNG 1

 “Người ta được sinh ra trong hư không và người ta được sinh ra là hư không.”

 


Bị nung nóng bởi mặt trời, những tảng đá như chạm trổ, trong số những tảng đá cổ xưa nhất trong thế giới, nâng niu ngôi làng Mandanapalle ở vùng Chittoor của Andhra Pradesh, Nam Ấn độ. Từ vùng đất thiêng liêng Tirupati qua Rishi Valley đến Anantpur, những quả đồi trải dài có đỉnh được chụp lên bởi những tảng đá láng bóng, nằm rải rác những thung lũng nhỏ. Lượng mưa rất ít, dân số thưa thớt. Những cây me và gul mohar cho những bóng mát và màu sắc sặc sỡ. Nó là mảnh đất thiêng liêng, punysasthal, nơi những huyền bí và những thánh nhân đã sống và đã giảng dạy hàng thế kỷ, thân thể của họ được mai táng ở đó để thánh hóa đất đai. Ở đây, vào ngày 12 tháng 5, 1895, sau nửa đêm ba mươi phút, một người con trai được sinh ra bởi Sanjeevamma, người vợ của Jiddu Narianiah, một công chức trung bình.

 Tổ tiên của Jiddu Krishnamurti, một Brahmin của tầng lớp thấp, có nguồn gốc từ Giddu hay Jiddu, một ngôi làng nằm giữa những cánh đồng lúa phì nhiêu của bờ biển Andhra. Ông nội của Krishnamurti, Gurumurti, cũng là một công chức trung bình; nhưng ông của ông ấy, Ramakrishna, nổi tiếnghọc thức uyên bác của ông, sự hiểu biết của ông về Phạn ngữ và kinh Vedas, có một vị trí quan trọng trong ngành luật pháp của The British East India Company.

 Nhà của Narianiah ở Madanapalle, một trong những vùng bị hạn hán nhiều nhất của Nam Ấn, rất nhỏ; ngột ngạt và có hai tầng, mặt trước nhà chật hẹp hướng về một con đường, chảy dọc theo nó là một đường mương rút nước. Tất cả nước dùng cho nhà của Narianiah được sử dụng từ cái giếng gần bên và được đem về bởi những dụng cụ chuyển nước để trữ trong những vại bằng đồng được đánh bóng hay những thùng bằng đất cất ở trong nhà.

 Krishnamurti được sinh ra bởi Sanjeevamma trong căn phòng puja của nhà bà. Ý nghĩa của điều này đã bị bỏ sót bởi những người viết tiểu sử về Krishnamurti. Đối với một truyền thống của Ấn giáo, sống trong những dãy núi Himalayas có đỉnh phủ tuyết hay trong Kanyakumari ở sâu phía Nam, trong nơi trú ngụ thuộc thành phố hay những ngôi nhà vùng quê, phòng puja là nơi thiêng liêng, trung tâm của ngôi nhà, nơi griha devatas, những vị thần giữ nhà, được thờ phụng; nó là một căn phòng được làm để báo điềm tốt lành cho tương lai với những bông hoa và hương trầm và ngâm nga những câu thần chú thiêng liêng. Căn phòng dành cho những vị thần này chỉ có thể được đi vào sau một nghi thức tắm và mặc những bộ quần áo sạch sẽ. Sinh đẻ, chết chóc, và chu kỳ kinh nguyệt được coi như là sự ô uế của nghi thức. Khi có sinh đẻ và chết chóc, người chủ nhà và gia đình của anh ấy cùng chia sẻ sự ô uế và bị cấm không được thực hiện nghi thức puja hàng ngày; thay vì vậy một Brahmin từ ngôi đền địa phương được mời đến để thực hiện nghi lễ hàng ngày. Điều mà một đứa trẻ nên được sinh ra ở đó là không thể tưởng tượng được.

 Người vợ và cũng là người em họ của Narianiah, Sanjeevamma là một người đàn bà nhân từ và sùng đạo. Bà được cho là có nhãn quan tâm linh, kinh nghiệm, và có thể thấy màu sắc trong những hào quang của con người. Giống như đôi tai của một nhạc sĩ hòa hợp hoàn hảo cùng một nhạc cụ đàn dây, vì vậy như một người mẹ đôi tai của bà hoà hợp cùng những nhịp tim của em bé mà đã chờ đợi trong lò nung của thân thể bà, chẳng mấy chốc sẽ khởi sự con đường của nó qua những cánh cổng đồ sộ của sự sống. Những điềm báo về sự lạ thường của sinh nở này chắc chắn đã trao cho bà cái nhìn tiên tri và sự khuyến khích, nếu không bà không thể thách thức những vị thần như thế.

 Vào đầu buổi tối ngày 11 tháng 5, Sanjeevamma cảm thấy những điềm báo về sự sắp sửa sinh nở đứa trẻ. Đứa trẻ này sẽ là đứa con thứ tám, và bà ý thức rõ ràng những chuẩn bị theo thói quen cần thiết cho sự sinh nở. Thế là bà chuẩn bị căn phòng, hát những bài hát Telugu[1] cho người chồng của bà trong giọng du dương của bà, và nghỉ trên một tấm thảm trong tầng trên của ngôi nhà. Gần về nửa đêm những cơn đau bắt đầu. Bà đánh thức Narianiah, đi đến căn phòng nơi bà đã chuẩn bị, và nằm xuống trên một tấm thảm chờ sinh đứa con. Một người đàn bà địa phương, một người họ hàng thành thạo cho công việc đỡ đẻ, đến giúp đỡ trong khi người chồng chờ bên ngoài. Sanjeevamma không đau đớn nhiều. Suốt giai đoạn đó những từ ngữ duy nhất mà bà bật ra là,“Rama, Rama

 Anjaneya,” một cái tên khác dành cho Hanuman.[2] Vào lúc 12:30, sáng sớm ngày 12 tháng 5, người đỡ đẻ mở cửa và nói với Narianiah, “Sirsodayam, cái đầu nhìn thấy rồi.” Theo truyền thống, đó là khoảnh khắc chính xác của sinh ra đời.

 Trong căn phòng nhỏ xíu được thắp sáng bởi những cây đèn dầu, trong sự hiện diện của ishta devata, thần giữ nhà, Krishnamurti có hơi thở đầu tiên của ông. Từ những không gian được bảo vệ của tử cung, đứa bé đi vào những không gian của thế giới.

 “Người ta được sinh ra trong hư không và người ta được sinh ra là hư không.”

 Sáng hôm sau lá số tử vi của đứa trẻ được tiên đoán bởi Kumara Shrowthulu, một người chiêm tinh nổi tiếng của vùng đó. Ông ấy bảo cho Narianiah rằng đứa trẻ này sẽ là một con người rất vĩ đại. Lá số tử vi rất phức tạp; đứa trẻ sẽ gặp phải nhiều trở ngại trước khi đứa trẻ lớn lên để trở thành một người thầy vĩ đại.

 Suốt mười một ngày của thời kỳ được quy định, đứa trẻ nghỉ ngơi trong một bầu không khí được tái tạo trong môi trường của tử cung. Đứa trẻ nằm trong bóng tối lờ mờ, được ru nhe nhẹ trong một cái nôi vải đặt kế cận người mẹ của đứa trẻ. Giống như tất cả những sinh sản truyền thống của Ấn độ, đường vào ánh sáng chói lòa của mặt trờithế giới của Krishanmurti phải xảy ra dần dần.

 Vào ngày thứ sáu sau khi sinh ra, nghi thức đặt tên được tổ chức. Trong gia đình bị trói buộc bởi truyền thống, chắc chắn đứa con trai thứ tám phải được đặt tên là Krishnamurti, biểu tượng của Krishna, vị thần của người chăn bò mà là đứa trẻ thứ tám.

 Ba năm sau, năm 1898, một cậu trai khác được sinh ra bởi Sanjeevamma. Cậu được đặt tên là Nityanada, “hạnh phúc vĩnh cửu.”

 Khi Krishna được sáu tuổi upanayanama được thực hiện. Đây là một nghi lễ của sự khởi sự vào brahmacharya, thời kỳ của sự kỷ luật trong trắng mà là chặng đầu tiên trong sống của một Brahmin. Nghi lễ xảy ra tại Kadiri, nơi Narianiah đã được thâu nhận trước kia.

 Sợi chỉ xe lại thiêng liêng được choàng quanh hai vai của Krishna và câu thần chú gayatri huyền bí, sự cầu khẩn mặt trời, được thì thầm vào tai của Krishna bởi người cha của cậu. Ông ấy được dạy để lặp lại câu thần chú bằng ngữ điệu, nhấn giọng, và cử chỉ đúng. Chắc chắn ông ấy đã học để lặp lại câu thần chú gayatri với mặt trời vào lúc bình minh và thực hiện những nghi lễ Sandhi vào hoàng hôn, tắm theo nghi lễ, và không bị bất kỳ hình thức nào của sự ô uế. Ông ấy cũng phải được dạy để lặp lại kinh Vedas.

 Theo sự diễn tả của Narianiah, “Nó là một nghi lễ mà những cậu trai Brahmin phải trải qua khi đến thời điểm đưa họ vào thế giới giáo dục. Nó xảy ra giữa tuổi năm hay bảy, tùy theo sức khỏe và khả năng của đứa trẻ. Vì vậy khi Krishna đã đến tuổi đó, một ngày phải được dành ra cho nghi lễ này. Đó là phong tục của chúng tôi phải tổ chức nó thành một lễ hội gia đình, và bạn bè lẫn thân quyến đều được mời dự bữa tối.”

 Khi tất cả mọi người tụ họp, Krishna được tắm và được mặc vào bộ quần áo mới. Sau đó cậu bé được mang vào và đặt trên hai đầu gối của người cha, trong khi bàn tay vươn dài của Narianiah đỡ một cái khay bạc rắc đầy hạt gạo. Mẹ của cậu, đang ngồi bên cạnh Narianiah, kế tiếp cầm ngón trỏ bàn tay phải của cậu, và vẽ ngón tay đó trên gạo từ ngữ thiêng liêng AUM, mà trong bản dịch tiếng Phạn của nó chỉ gồm có một chữ duy nhất – chữ đầu tiên trong mẫu tự chữ cái trong tiếng Phạn và trong tất cả những ngôn ngữ bản xứ.

 “Tiếp theo,” Narianiah nói, “nhẫn của tôi được tháo ra khỏi ngón tay, và được đặt giữa ngón đó và ngón cái của cậu bé; và người vợ của tôi, đang cầm bàn tay nhỏ, lại vẽ từ ngữ thiêng liêng trong ký tự Telugu bằng chiếc nhẫn. Tiếp theo, không dùng nhẫn, chữ đó lại được vẽ ba lần. Sau việc này, những câu thần chú được lặp lại bởi người giáo sĩ chủ lễ để cầu nguyện cho cậu trai được ban tặng trí thông minhtinh thần. Sau đó, dắt theo Krishna, vợ tôi và tôi lái xe đến ngôi đền Narasimhaswami để bày tỏ sự sùng kínhcầu nguyện cho sự thành công trong tương lai của cậu con trai. Từ đó chúng tôi lái xe đến ngôi trường gần nhất, nơi Krishna được giao cho thầy giáo, mà thực hiện, trong cát, cùng nghi lễ vẽ từ ngữ thiêng liêng. Trong khi đó, nhiều em học sinh tụ tập trong lớp học, và chúng tôi phát cho các em những đồ vật đẹp để thết đãi các em. Thế là chúng tôi đã bắt đầu công việc học hành của cậu con trai, theo phong tục của chúng tôi. Sau đó chúng tôi lái xe về nhà và cùng ăn uống với họ hàng và bạn bè của chúng tôi.”

 Krishna và người em trai của cậu Nitya rất gần gũi nhau, nhưng theo bản chất họ hoàn toàn khác biệt. Nitya thông minh lạ thường. Thậm chí “trước thời gian cậu ấy biết nói, khi cậu thấy những bé trai khác đi học, cậu ấy sẽ lấy một cái bảng đá và cây bút chì và đi theo chúng.” Krishnamurti là một đứa trẻ yếu ớt và phải chịu đựng những cơn sốt rét nghiêm trọng. Có một khoảng thời gian cậu bị những cơn co giật, và trong nguyên một năm không được đến trường bởi vì bị chảy máu ở mũi và miệng.

 Krishnamurti không hứng thú mấy trong trường học và công việc học vấn, nhưng lại ưa thích trải qua nhiều tiếng đồng hồ nhìn ngắm những đám mây, những con ong, những con kiến và những con côn trùng, và nhìn vào những khoảng không mênh mông. Cậu được mọi người miêu tảbệnh hoạntinh thần không phát triển. Trạng thái mơ màng của cậu, chẳng nói bao nhiêu lời, không quan tâm những công việc của thế gian, và mắt nhìn chằm chằm vào thế giới phía bên ngoài cửa sổ, thấy xa xa khỏi những đường chân trời, bị nhận định sai lầm là chậm phát triển về trí óc bởi người thầy giáo.

 Krishnamurti trẻ tuổi, bất kể trạng thái có vẻ mơ màng của cậu, rất thích thú tất cả những dụng cụ thuộc máy móc. Có một ngày Krishna trốn học. Đi tìm cậu, người mẹ phát giác cậu ở một mình trong phòng, đang mê mải tháo tung cái đồng hồ. Cậu sẽ không rời khỏi phòng, và không ăn uống gì cả cho đến lúc cậu đã tháo rời mọi bộ phận của cái đồng hồ, sau khi đã hiểu rõvận hành ra sao, đặt máy móc trở lại vị trí cũ của nó.

 Cậu trai Krishna quyến luyến người mẹ nhiều, người dường như nhận biết được bản chất độc đáo của con trai bà. Sanjeevamma chết năm 1905, và cái chết của bà khiến cho cậu bị rối loạn và lơ đãng. Nhiều năm sau, mùa hè năm 1913, Krishnamurti quyết định viết tự truyện của ông, khi ông ở Paris. Ông đặt cho nó tựa đề “Năm mươi năm cuộc đời của tôi,” dự tính khi những năm qua đi sẽ “thêm vào những việc mới xảy ra, và đến năm 1975 tôi sẽ sắp xếp lại tựa đề.” Tiếc thay, câu chuyện phải hủy bỏ sau vài trang đầu tiên. Tuy nhiên, bản thảo ngắn tiết lộ nhiều hiểu biết lý thú về những cảm giác và cuộc sống lúc ban đầu cùng người mẹ của cậu. Lúc mười tám tuổi những kỷ niệm về thời niên thiếu của cậu vẫn còn rõ ràng, và có một thương tâm khi cậu diễn tả lại những ảo tưởng về người mẹ sau cái chết của bà:

 

Những kỷ niệm hạnh phúc nhất về thời niên thiếu của tôi vây quanh người mẹ yêu quý, người trao cho chúng tôi tất cả sự chăm sóc thương yêutiêu biểu nơi những người mẹ Ấn độ. Tôi không thể nói rằng tôi thực sự hạnh phúc nơi trường học, bởi vì những thầy giáo không tử tế lắm và bắt tôi làm những bài học quá khó đối với tôi. Tôi thích những trò chơi miễn là chúng không quá mạnh mẽ, bởi vì sức khoẻ tôi yếu lắm. Cái chết của mẹ tôi khiến cho anh em tôi mất đi người thương yêu và chăm sóc cho chúng tôi nhiều nhất, và cha tôi quá bận rộn bởi công việc của ông nên không lưu ý đến chúng tôi nhiều được. Tôi sống một sống thông thường như mọi đứa trẻ bình thường khác của Ấn độ cho đến khi tôi đến Adyar năm 1908 [thật ra nó là tháng giêng năm 1909].

 Đối với tôi, Adyar có một quan tâm đặc biệt bởi vì cha tôi thường tham dự những hội nghị của Tổ chức Thông thái ở đó. Cha cũng tổ chức những gặp gỡ trong nhà của chúng tôi ở Mandanapalle cho việc học hành của Theosophy và tôi hiểu về Adyar từ cha mẹ. Mẹ tôi có một căn phòng puja nơi mẹ đều đặn thờ cúng, trong căn phòng là những bức tranh của những vị thần Ấn độ và cũng có cả một bức ảnh của Mrs. Besant trong trang phục Ấn độ đang ngồi bắt chéo chân trên một chowki hay cái đệm nhỏ phủ da hổ.

Tôi thường ở nhà trong khi anh em của tôi đi học bởi vì tôi bị sốt nhiều lắm – thật ra hầu như mỗi ngày, và tôi thường đi vào căn phòng puja khoảng buổi trưa khi mẹ thực hiện những nghi lễ hàng ngày. Lúc đó mẹ sẽ kể cho tôi về Mrs. Besant và về Nghiệp và Luân hồi và cũng đọc cho tôi từ quyển kinh Mahabharata Ramayana và từ những quyển kinh Ấn độ khác. Tôi chỉ vào khoảng bảy hay tám tuổi, vì vậy tôi không thể hiểu nhiều lắm, nhưng tôi nghĩ tôi đã cảm thấy rất nhiều rằng thật ra tôi không thể hiểu được.

Viết về mẹ tôi nhắc tôi nhớ lại vài chuyện xảy ra mà có lẽ đáng được đề cập. Trong chừng mực nào đó, chắc chắn mẹ tôi sống tâm linh nhiều, và thường thấy người chị của tôi đã chết cách đây khoảng hai hay ba năm. Họ nói chuyện với nhau và có một nơi đặc biệt trong vườn nơi chị tôi thường đến. Mẹ tôi luôn luôn biết khi nào chị tôi ở đó và thỉnh thoảng dắt tôi đến nơi đó và sẽ hỏi tôi liệu tôi cũng thấy người chị chứ. Thoạt đầu tôi cười khi nghe như thế nhưng mẹ bảo tôi nhìn kỹ lại và sau đó thỉnh thoảng tôi đã thấy chị tôi. Và từ lúc đó trở đi tôi luôn luôn có thể thấy chị tôi. Tôi phải thú nhận rằng tôi sợ lắm, bởi vì tôi đã thấy chị khi chết và thân thể của chị khi hỏa thiêu. Tôi thường chạy ào về phía mẹ tôi và mẹ bảo với tôi rằng không có lý do gì phải sợ hãi. Tôi là thành viên duy nhất trong gia đình, ngoại trừ mẹ tôi, thấy những cảnh này, mặc dù tất cả đều tin chúng. Mẹ tôi cũng có thể thấy những hào quang của con người, và thỉnh thoảng tôi cũng thấy chúng. Tôi không nghĩ mẹ biết ý nghĩa của những màu sắc đó. Có nhiều việc xảy ra khác nữa cũng cùng bản chất nhưng lúc này tôi không nhớ rõ. Chúng tôi thường kể chuyện về Sri Krishna mà tôi cảm thấy cuốn hút một cách đặc biệtmột lần tôi hỏi mẹ tại sao ông ấy luôn luôn được tượng trưng trong màu sắc là màu xanh. Mẹ bảo cho tôi rằng hào quang của Ngài là màu xanh nhưng tôi không hiểu làm thế nào mẹ biết điều đó.

Mẹ tôi rất nhân từ. Mẹ tử tế với những cậu trai nghèo và đều đặn cung cấp lương thực cho những người thuộc tầng lớp riêng của bà. Mỗi cậu trai đến nhà chúng tôi vào một ngày đặc biệt trong tuần, và đi tới những nhà khác vào những ngày khác. Hàng ngày chúng tôi có những người ăn xin thường đến nhà từ rất xa để nhận gạo, dal thỉnh thoảng quần áo.

Trước khi đến Adyar, anh em tôi theo học tại nhiều trường, trường học thú vị nhất là ngôi trường ở Madanapalle. Đầu tiên tôi học trường này khi tôi là một đứa bé, bởi vì tôi được sinh ra ở Mandanapalle. Cha tôi là một viên chức chính phủ, ông liên tục được chuyển đi từ nơi này sang nơi khác, và vì vậy sự giáo dục của chúng tôi bị gián đoạn nhiều.

Sau cái chết của mẹ tôi, những vấn đề càng tồi tệ thêm, bởi vì thực sự không còn ai chăm sóc chúng tôi. Liên quan đến cái chết của mẹ, tôi được phép đề cập rằng tôi thấy mẹ thường xuyên sau khi mẹ chết, tôi nhớ có một lần đi theo hình bóng của mẹ tôi khi nó đi lên lầu. Tôi vươn tay ra và dường như nắm được áo của mẹ, nhưng mẹ biến mất ngay khi chúng tôi đến đầu cầu thang. Chỉ mới cách đây một thời gian ngắn, tôi thường thấy mẹ theo sau khi tôi đi học. Tôi đặc biệt nhớ điều này bởi vì tôi nghe âm thanh của những cái vòng mà những người đàn bà Ấn độ thường đeo nơi cổ tay. Thoạt đầu tôi thường quay đầu nhìn lại hơi hơi sợ hãi và tôi thấy hình dáng mờ mờ của cái áo mẹ hay mặc và một phần của khuôn mặt. Điều này xảy ra thường xuyên khi tôi đi khỏi nhà.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10438)
Tập Kỷ Yếu này ghi nhận lại những cảm nhận, những kỷ niệm, những hình ảnh sinh hoạt của Trường Hạ Minh Quang như một món quà tinh thần kỷ niệm cuối khóa cho mọi hành giả tham dự khóa tu... Giáo Hội ÚC Châu
(Xem: 9549)
Em muốn nói chuyện với tôi, bởi vì trong thâm tâm, em chưa mất hẳn niềm tin nơi tất cả chúng tôi. Và tôi muốn nói chuyện với em, bởi vì có lẽ tôi là một trong những người chưa chịu đầu hàng cuộc đời... Nhất Hạnh
(Xem: 9250)
Toàn bộ mục tiêu của tôn giáophổ cập từ ái và bi mẫn, nhẫn nhục, bao dung, khiêm tốn, tha thứ... Dalai Lama
(Xem: 31240)
Tập truyện này không nhắm dẫn chúng ta đi vào chỗ huyền bí không tưởng. Chỉ cần trở lại với tâm bình thường, một tâm bình thường mà thấy đất trời cao rộng vô cùng.
(Xem: 20705)
Những bài nói chuyện trong tập sách này được đề cập đến những vấn đề rất tổng quát của tâm, nhân dịp Lạt ma Yeshe đi thuyết giảng vòng quanh thế giới lần thứ hai cùng với Lạt ma Zopa...
(Xem: 23106)
Thơ Văn Lý Trần - Nhà xuất bản: Khoa Học Xã Hội 1977, Nhiều Tác Giả
(Xem: 17710)
Đức Phật nêu lên tánh không như là một thể dạng tối thượng của tâm thức không có gì vượt hơn được và xem đấy như là một phương tiện mang lại sự giải thoát... Hoang Phong dịch
(Xem: 11620)
Mục đích có được thân người quý báu này không phải chỉ để tạo hạnh phúc cho chính mình, mà còn để làm vơi bớt khổ đau, đem lại hạnh phúc cho người. Đó là mục đích đời sống.
(Xem: 21376)
Theo giáo lý đạo Phật, tâm là nhân tố chính trong mọi sự kiện hay việc xảy ra. Một tâm lừa dối là nguyên nhân của mọi kinh nghiệm mùi vị của samsara...
(Xem: 8747)
Đại ý bài kinh đại khái nói về việc ngài Anan thưa hỏi đức Thế Tôn về việc phụng sự Phật phápkiết tường hay hung tai? HT Thích Minh Thông
(Xem: 22146)
Bồ đề tâm, nghĩa là “tư tưởng giác ngộ”, nó có hai phương diện, một hướng đến tất cả chúng sanh và một tập trung vào trí huệ.
(Xem: 13312)
Cuốn sách Cuộc Tranh Đấu Lịch Sử Của Phật Giáo Việt Nam được Viện Hóa Đạo GHPGVNTN xuất bản vào năm 1964... Nam Thanh
(Xem: 38478)
Tuyển tập 115 bài viết của 92 tác giả và những lời Phê phán của 100 Chứng nhân về chế độ Ngô Đình Diệm
(Xem: 13386)
Nhà Sư Vướng Lụy hay truyện Con Hồng Nhạn Lưu Ly - Nguyên tác Tô Mạng Thù; Bùi Giáng dịch
(Xem: 24289)
Lược Sử Phật Giáo Trung Quốc (Từ thế kỷ thứ I sau CN đến thế kỷ thứ X) - Tác giả Viên Trí
(Xem: 14941)
50 năm qua Phật Giáo chịu nhiều thăng trầm vinh nhục, nhưng không phải vậy mà 50 năm tới Phật Giáo có thể được an cư lạc nghiệp để hoằng pháp độ sinh...
(Xem: 24603)
Năm 623 trước Dương lịch, vào ngày trăng tròn tháng năm, tức ngày rằm tháng tư Âm lịch, tại vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini) xứ Ấn Độ...
(Xem: 10169)
Những Điều Phật Đã Dạy - Nguyên tác: Hòa thượng Walpola Rahula - Người dịch: Lê Kim Kha
(Xem: 17616)
Quyển 50 Năm Chấn Hưng Phật Giáo Việt Nam do HT Thích Thiện Hoa biên soạn là một tài liệu lịch sử hữu ích.
(Xem: 22720)
Phật Giáo Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử của nó luôn luôn gắn liền với dòng sinh mệnh của dân tộc... Trần Tri Khách
(Xem: 22649)
Luận văn trẻ trung tuyệt vời này đưa ra phương pháp tiếp cận dựa trên truyền thống, vạch ra các giai đoạn của con đường.
(Xem: 7508)
Là người mới bắt đầu học Phật, tôi nhận thấy quyển sách nhỏ này thể hiện tốt tinh thần vừa giáo dục vừa khai sáng...
(Xem: 14062)
Kinh thành đá Gia Na là thạch kinh có quy mô lớn nhất trên thế giới, với các tảng đá ma ni trên đó khắc lục tự chân ngôncác loại kinh văn, là thắng tích văn hóa hiếm thấy.
(Xem: 27040)
Về môn Niệm Phật, tuy giản dị nhưng rất rộng sâu. Điều cần yếu là phải chí thành tha thiết, thì đạo cảm ứng mới thông nhau, hiện đời mới được sự lợi ích chân thật.
(Xem: 26791)
Tâm chân thành là tâm Phật, bạn với Phật là đồng tâm. Bốn hoằng thệ nguyện là đồng nguyện với Phật...
(Xem: 19853)
Khi gọi là điều đạo đức, người ứng dụng hành trì sẽ cảm thấy có nhu cầu hướng tới, bởi điều đạo đức luôn mang đến hạnh phúc an lành cho con người.
(Xem: 20812)
Bát chánh đạocon đường tâm linh có khả năng giúp cho người phàm trở thành bậc Thánh. Trước hết là Chánh kiến, tức tầm nhìn chân chính...
(Xem: 21361)
Đọc Bát Đại Nhân Giác để trải nghiệm các giá trị cao siêu trong từng nếp sống bình dị, theo đó hành giả có thể tự mình mở mắt tuệ giác, trở thành bậc đại nhân...
(Xem: 13211)
Do sức ép của công việc, sức ép của mọi thứ trong xã hội đã làm thay đổi cấu trúc đời sống sinh hoạt gia đình truyền thống mà các sắc dân ở các nơi đã phải đối diện.
(Xem: 13340)
Thật không ngoa chút nào, khi tạp chí Chùa cổ Bình Dương cho rằng, chùa Tây Tạng là "dấu ấn đầu tiên của Mật tông”.
(Xem: 29821)
Sự khai triển của Phật giáo đại thừa kết hợp với các dân tộc có nền văn hóa khác nhau đưa đến sự xuất hiện nhiều trình độ hiểu biết Phật giáo rất đặc sắc.
(Xem: 13882)
Tây Tạng là quê hương của những bậc thánh nhân, những vị bồ tát, những đạo sĩ sống cô tịch và độc cư nơi rừng sâu núi thẳm để tu tập thiền định.
(Xem: 13930)
Đến đây, nếu để ý bạn sẽ thấy gần như mỗi người Tây Tạng đi đâu cũng xoay trên tay bánh xe mani (một ống đồng xoay trên một trục thẳng đứng)...
(Xem: 32433)
Tịnh độ giáo là một tông phái thuộc Phật giáo Đại thừa, tín ngưỡng về sự hiện hữu của chư Phật và tịnh độ của các Ngài; hiện tại nương nhờ lòng từ bi nhiếp thụ của Phật-đà...
(Xem: 24033)
Kiến thức là gì? Nó đã được thu thập hàng nghìn năm qua hằng bao kinh nghiệm, tích trữ trong trí não như kiến thức và ký ức. Và từ ký ức đó, tư tưởng (thought) phát sanh.
(Xem: 29759)
Những lời khuyên dạy trong những trang sau đây đều căn cứ trên kinh nghiệm thực hành của Ngài Thiền Sư Ashin Tejaniya.
(Xem: 31533)
Qua quyển sách mỏng này, Susan đã chia sẻ rất chân thật các tâm trạng mà bà phải trải qua trong tuổi già...
(Xem: 34172)
Chính các ngài là những cánh tay đắc lực nhất đã giúp đức Phật hữu hiệu nhất trong công việc hoàng pháp độ sinh...
(Xem: 18428)
Tu sĩ vẫn không quay lại, đôi bàn tay với những ngón tay kỳ diệu bật lên dây đàn, mắt nhìn ra khung cửa tối - biển âm thanh xao động rồi ngưng lắng một lúc...
(Xem: 19488)
Tất cả đang im lặng trong chàng. Triết Hựu có thể nghe được, trong một lúc mười muôn triệu thế giới đang dừng lại, chỉ còn một hơi thở và một trái tim.
(Xem: 32806)
Đức Phật dạy chúng ta hãy vất bỏ mọi thái cực. Đó là con đường thực hành chân chính, dẫn đến nơi thoát khỏi sanh tử. Không có khoái lạc và đau khổ trên đường này...
(Xem: 18703)
Thuở xưa, tại khu rừng Daliko bên bờ sông Đại Hằng, có cây bồ-đề đại thọ, ngàn năm tuổi, vươn lên cao, xòe tán rộng, che phủ cả một vùng.
(Xem: 30819)
Từng Bước Nở Hoa Sen - Chén trà trong hai tay, Chánh niệm nâng tròn đầy, Thân và tâm an trú, Bây giờ ở đây... Thích Nhất Hạnh
(Xem: 16129)
Trưởng giả Tu-đạt-đa (cũng gọi là Tu-đạt) là một nhà từ thiện lớn, luôn vui thích làm những chuyện phước đức, bố thí. Ông thường cứu giúp những người nghèo khó...
(Xem: 26748)
Chùa Linh Mụ đẹp quá, nên thơ quá. Nói vậy cũng chưa đủ. Nó tịnh định, cổ kính, an nhiên, trầm mặc. Nói vậy cũng chưa đủ.
(Xem: 32597)
Khi bạn duy trì được chánh niệm trong mọi lúc, tâm bạn sẽ luôn luôn mạnh mẽ và đầy sức sống, rất trong sángan lạc. Bạn cảm thấy nội tâm mình vô cùng thanh tịnh và cao thượng.
(Xem: 39354)
Đa Văn từ lâu được nổi tiếng là nghe nhiều, nhớ giỏi. Hôm kia, chẳng biết suy nghĩ được điều gì mà chú hăm hở chạy vào gặp nhà sư, lễ phép và khách sáo nói...
(Xem: 40447)
Mục đích của cuộc đời chúng ta là để trưởng thành, là để giải quyết các vấn đề của mình một cách chánh niệmý nghĩa. Trí tuệ sẽ đến và chánh niệm cũng đến cùng.
(Xem: 19279)
“Tỉnh thức trong công việc” của tác giả Michael Carroll là tuyển tập nhiều bài viết ngắn cùng chủ đề, được chia làm bốn phần, mỗi phần đề cập đến các phương diện chánh niệm trong kinh doanh.
(Xem: 19279)
Nằm giữa mây mù và rừng nguyên sinh hoang rậm, cả hệ thống những thiền viện, am, chùa cổ hiện ra - với toà ngang dãy dọc, với ngôi tháp đá tảng xanh 7 tầng...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant