Krishnamurti's biography by Pupul Jayakar
Lời dịch: Ông Không
Tháng 4-2011
PHẦN 1
KRISHNAMURTI THỜI TRẺ TUỔI
1895 - 1946
CHƯƠNG 2
Tổ chức Thông thái và Thứ bậc Huyền bí
M |
adame Helen Petrovna Blavatsky (1831-1891), thường được gọi là H. P. B, là một người đàn bà lạ thường theo những thông tin thâu thập được. Cùng tầm nhìn tâm linh và đôi mắt thôi miên xuyên thấu, và cùng một nhân cách khích động sự tranh luận, bà đã xuất hiện trên vùng đất Ấn độ năm 1879. Một người Nga chính gốc, bà khẳng định đã sống ở Tây tạng nhiều năm và tiếp xúc trực tiếp với những Manhatman[3] hay những Bậc Thầy của Huynh đệ huyền bí. Chính nơi đó, bà đã học hành từ vị đạo sư của bà, người thầy của bà, những học thuyết được giữ gìn tốt của những hiền nhân Tây tạng. Trong khi bà ở Châu âu năm 1873, những Bậc Thầy của bà yêu cầu bà tìm kiếm Đại tá Henry Steele Olcott, một người bạn nghiên cứu tâm linh ở Mỹ. Vâng lời, bà đến đó, gặp Đại tá Olcott, và đến năm 1875 Theosophical Society Tổ chức Thông thái đã được hình thành. Chẳng mấy chốc họ đi cùng nhau – trước hết đến Bombay và sau đó đến Ceylon, nơi họ nhận được sự khai tâm của Phật giáo, và sau đó đến Madras. Năm 1882 Bộ Chỉ huy của Tổ chức Thông thái đã được thành lập tại Adyar, Madras.
Tổ chức Thông thái được đặt nền tảng trên những nguyên lý cơ bản của một tình huynh đệ toàn cầu của nhân loại, mà tìm kiếm để học hành sự thông thái cổ xưa và tìm hiểu những bí mật che giấu của thiên nhiên và những khả năng tiềm tàng của con người. Nó thiết lập một thứ bậc huyền bí được rút ra từ những truyền thống của Phật giáo và Ấn giáo, đặc biệt những kinh điển thuộc Tây tạng.
Đứng đầu của thứ bậc là Sanat Kumar, được đề cập trong kinh Tantras, trong Bhagvat, và trong những lời kinh về sự thay đổi đầu tiên, vì đang ở tuổi mười sáu tràn trề sức sống, mãi mãi tươi trẻ, tự do khỏi tất cả thời gian, như quá khứ, hiện tại, và tương lai; trong thứ bậc huyền bí ông được coi như Chúa của Thế giới. Dưới Kumar là Buddha. Và dưới Buddha là ba người đứng đầu biểu trưng của hệ mặt trời: Bồ tát Maitreya, Buddha tương lai; Mahachohan, một hình thể không tìm được trong bất kỳ quyển kinh cổ nào của Phật giáo hay Ấn giáo; và Manu, một trong những người cha của nhân loại, theo kinh Rig Veda. Liên quan lẫn nhau, họ tượng trưng quả tim như từ bi, cái đầu như trí tuệ, và hai bàn tay như kỹ năng trong hành động. Dưới họ là những Manhatman hay những Bậc Thầy, mà trong nhiều năm kế tiếp chính họ sẽ tiến hóa để là những bồ tát và những Mahachohan. Thầy Koot Hoomi (hay Thầy K. H., như ông được biết đến) có thân thể của một Kashmiri Brahmin, trong khi Thầy Morya (Thầy M.) có thân thể của một thái tử Rajput. Hai Bậc Thầy này đã hướng dẫn công việc của Tổ chức Thông thái và những môn đồ mà đã trải qua những khai tâm khác nhau dưới sự hướng dẫn nhân từ của họ.
Vào cuối thế kỷ mười chín những tin đồn về Đấng Cứu thế hay Thầy Thế giới sắp đến đã loan truyền trong những cộng đồng huyền bí. H. P. B. đã viết trước khi bà chết năm 1891 rằng mục đích thực sự của Tổ chức Thông thái là chuẩn bị cho sự giáng sinh của Thầy Thế giới.
Năm 1889 Annie Besant (1847-1933) tình cờ đọc quyển Học thuyết bí mật của Blavatsky, và sau đó gặp người sáng lập của Tổ chức Thông thái. Besant, hay A. B., là một người chống đối, một người suy nghĩ tự do, một người đấu tranh mạnh mẽ cho những nguyên nhân mà bà nghĩ rằng đúng đắn. Hùng biện và tận tụy, bà có một khả năng tổ chức thuộc trật tự rất cao. Bà là một người vận động nhiệt thành cho sự tự do suy nghĩ, quyền lợi của nữ giới, đoàn kết thương mại, chủ nghĩa xã hội thay đổi từ từ, và kiểm soát sanh đẻ. Nhưng quyển sách của Blavatsky đã thay đổi bà hoàn toàn. Bà chuyển những năng lượng vô hạn của bà khỏi chủ nghĩa vật chất và chủ nghĩa vô thần để hướng về sự theo đuổi huyền bí và thiêng liêng. Những bạn bè và những người khâm phục bà – trong số họ là Bernard Shaw, Sidney và Beatrice Webb và Charles Bradlaugh – bị sững sốt khi bà gia nhập Tổ chức Thông thái. Chia tay những người bạn cũ, và nhận biết được sự hoài nghi về công việc mới của bà sẽ khuấy động nơi những người đã khâm phục bà, bà viết:
Nhưng lúc này, cũng như tại những thời điểm khác, trong cuộc đời của tôi, tôi không đủ can đảm để mua hòa bình bằng một dối gạt. Một nhu cầu cấp bách thúc đẩy tôi phải nói sự thật, bởi vì tôi thấy nó, dù lời nói có làm hài lòng hay gây thất vọng, dù nó mang lại ngợi khen hay chê bai. Sự trung thành tuyệt đối đến Sự thật đó khiến tôi phải giữ gìn sự trong sạch, dù tình bạn bè có thể nứt rạn hay những ràng buộc của con người có thể bị cắt đứt. Bà có lẽ dẫn tôi vào sa mạc, tuy nhiên tôi phải theo sau bà; bà có lẽ tước đoạt tất cả thương yêu, tuy nhiên tôi phải đeo đuổi bà, mặc dù bà giết chết tôi, tuy nhiên tôi sẽ tin cậy bà, và tôi không yêu cầu bất kỳ lời nào ghi trên bia mộ của tôi ngoại trừ
“Bà đã cố gắng theo đuổi Sự Thật.”
Khi bà đến Ấn độ vào năm 1893, lúc bốn mươi sáu tuổi, sự quan tâm và những nói chuyện nhiệt thành về Ấn độ suốt cuộc đời của bà đã bắt đầu.
Bà hiểu rõ Ấn độ không quan tâm nhiều lắm về điều gì bà cảm thấy là nhiệm vụ thực sự của nó trong thế giới – đặc tính thiên tài về những tôn giáo và hiểu biết thuộc tinh thần của quốc gia này. Bà đưa ra mấu chốt này tại một trong những giảng thuyết đầu tiên của bà:
Nếu tôn giáo không còn ở đây, nó sẽ không còn ở bất kỳ nơi nào nữa và trong tay của Ấn độ được ủy thác trách nhiệm thiêng liêng phải thắp sáng ngọn đuốc của tinh thần trong những lớp sương mù và những cơn bão của chủ nghĩa vật chất đang gia tăng. Nếu ngọn đuốc đó rơi khỏi bàn tay của Ấn độ, lửa của nó sẽ bị dập tắt bởi bàn chân của vô số con người hối hả, hăm hở sục sạo những món hàng trần tục; và nếu Ấn độ, bị mất đi Tinh thần, sẽ không còn tương lai, nhưng sẽ chuyển vào sự tối tăm, như Hy lạp và La mã đã trải qua.
Annie Besant tìm hiểu những quyển sách thiêng liêng của Ấn độ, học tiếng Phạn, tổ chức những bàn luận cùng những người lãnh đạo tôn giáo của quốc gia. Bị cuốn hút bởi những đam mê của những từ ngữ bà trình bày, nhiều người trí thức và những người khao khát trẻ tuổi lũ lượt kéo đến gặp bà và gia nhập Tổ chức Thông thái. Lắng nghe bằng sự chú ý say mê và được nung nóng bởi sự hùng biện của bà là một cậu trai trẻ, Jawaharlal Nehru mười hai tuổi. Cậu đã đến nghe Mrs. Besant dưới ảnh hưởng của giáo viên người Ireland gốc Bỉ của cậu, Ferdnand T. Brooks, một người nhiệt thành của tổ chức.
Bị cuốn hút bởi học thuyết và tài hùng biện của Besant, cậu đã đến gặp người cha, Motilal Nehru (người theo chủ nghĩa quốc gia và là một luật sư nổi tiếng mà sau đó thành lập đảng Congress), và xin phép được gia nhập Tổ chức Thông thái. Motilal cười. Ông cũng đã là một thành viên của Tổ chức Thông thái trong những ngày của Madame Blavatsky. Sự xin phép được chấp thuận, và mười ba tuổi Jawaharlal Nehru đã trở thành một thành viên và được khai tâm bởi chính Mrs. Besant. Cậu tham dự một hội nghị ở Varanasi và thấy Đại tá Olcott với bộ râu quai nón bạc. Khi Nehru trẻ tuổi rời đó để đến Harrow, Tổ chức Thông thái chẳng mấy chốc phai lạt trong ý thức của cậu. Nhưng ba năm tiếp xúc với nó sẽ để lại một ấn tượng cho cậu và nhân cách của cậu, mà sau đó cậu đã công nhận sự ngưỡng mộ Annie Besant của cậu.
Với cái chết của Đại tá Olcott năm 1907, Annie Besant trở thành chủ tịch của Tổ chức Thông thái và một phân chia dữ dội của những phe phái bên trong Tổ chức Thông thái đã xảy ra từ trước biến cố này. Ngay sau khi Mrs. Besant nắm quyền, bà tiếp xúc gần gũi với Charles Webster Leadbeater hay C. W. L. (1847-1934), một mục sư theo giáo phái Anh có những quyền năng tiên tri nổi tiếng. Vài năm trước, những chuyện xảy ra liên quan đến sự đồng tính luyến ái giữa ông ấy và những cậu trai trẻ đã dẫn đến việc trục xuất ông khỏi Tổ chức; nhưng Mrs. Besant nhận biết được những khả năng tâm linh của ông và từ chối chấp nhận những hình phạt về ông ấy, đã chấp thuận cho ông ấy trở lại Tổ chức ngay khi bà làm chủ tịch. Mau lẹ, Leadbeater ở thứ bậc cao trong Thứ bậc Huyền bí của Tổ chức Thông thái.
Narianiah về hưu không còn phục vụ trong chính phủ vào năm 1908. Với đồng lương ít ỏi 125 rupees một tháng, ông thấy không thể duy trì gia đình đông người của ông – ngoài các cậu con, ông cũng có trách nhiệm phải cấp dưỡng cho người chị và các cháu trai. Ông đã tham gia Tổ chức Thông thái năm 1882, và bây giờ ông viết cho Mrs. Besant để xin một công việc ở Adyar. Thoạt đầu bà từ chối, vì nhận biết rằng những rắc rối của một gia đình đông người sẽ ảnh hưởng đến sự an bình và yên tĩnh trong khuôn viên của Tổ chức. Nhưng Narianiah kiên trì, và chẳng mấy chốc ông ở Adyar, làm việc như người thư ký phụ tá cho Esoteric Section (E. S.). Ông nhận một ngôi nhà nhỏ xíu phía ngoài Tổ chức; người chị của ông trông nom những công việc trong nhà.
Hàng ngày Krishna và người em Nitya phải đi bộ đến trường tại Mylapore, nơi tánh lơ đãng của Krishna bị trừng phạt nghiêm khắc. Cậu vẫn mơ màng và không hứng thú học hành; thầy giáo đánh giá cậu hơi hơi loạn trí. Nhưng người cô của Krishnamurti lại rất ưa thích cậu Krishna trẻ, không quyến luyến thế gian và có đôi mắt mơ màng, và nhận biết được sự thông minh chớm nở của cậu, đặt tên cậu là Dronachari, giống như Drona, đạo sư của Pandavas và Kauravas trong thiên sử thi Mahabharata.
Các cậu trai của Narianiah thường đi tắm trên bãi biển Adyar, nơi Leadbeater thấy họ. Năm 1899 chủ đề bài giảng của Mrs. Besant tại Adyar là “Avatars” “Giáng thế.” Năm 1908, suốt chuyến đi giảng thuyết tốc hành ở Mỹ, bà nói liên tục về Thầy Thế giới sắp đến. Suốt nhiều ngày Leadbeater, quan sát Krishnamurti, mỗi lúc càng ý thức được sự hiện diện của cậu trai trẻ và hào quang lạ thường không bị ô uế bởi tánh vị kỷ.
Vào một buổi chiều Mr. Leadbeater, khi trở về căn phòng sau buổi đi bơi thường lệ, kể cho Ernest Wood, một thanh niên trẻ đang giúp đỡ Leadbeater trong những tìm hiểu huyền bí của ông, rằng một trong những cậu trai có một hào quang lạ thường; đó là Krishnamurti. Wood biểu lộ sự ngạc nhiên – anh biết những cậu trai, và chắc chắn Krishnamurti không là một trong những người sáng láng. Nhưng Leadbeater quả quyết rằng ngày nào đó chính Krishnamurti sẽ trở thành một người thầy tinh thần và một người giảng thuyết vĩ đại. Wood hỏi, “Vĩ đại như thế nào? Vĩ đại bằng Mrs. Besant?” Leadbeater được người ta kể lại đã trả lời rằng, “Vĩ đại hơn nhiều.”
Krishnamurti diễn tả sự gặp gỡ Leadbeater của cậu – mà hoàn toàn có thể là người Châu âu đầu tiên cậu đã gặp – trong tự truyện của cậu:
Đầu tiên khi chúng tôi đến Adyar, chúng tôi sống trong một cái nhà gần khu in ấn mới. Hàng ngày chúng tôi đi học tại trường Mylapore. Vào những buổi sáng sớm và tối chúng tôi chuẩn bị những bài học ở nhà. Sau một thời gian chúng tôi bắt đầu bơi lội ngoài biển cùng những cậu trai khác sống gần đó. Vào một trong những dịp này, năm 1909, lần đầu tiên chúng tôi gặp người bạn thân mến và người anh lớn tuổi của tôi, C. W. Leadbeater. Sự gặp gỡ khá ngẫu nhiên.
Như tôi có thể nhớ lại, anh ấy (Leadbeater) đang đi xuống biển cùng Mr. Van Manen và những người khác để bơi. Tôi không nhớ bất kỳ nói chuyện đáng kể nào, đặc biệt vì tôi không biết tiếng Anh giỏi lắm. Sau gặp gỡ này chúng tôi gặp nhau rất thường xuyên và thỉnh thoảng anh mời chúng tôi đến nhà của anh hay nói khác hơn một bungalow. Anh ấy đang sống trong một bungalow kiểu xây dựng ở sông tại thời điểm khi tôi viết những hàng này.
Lần đầu tiên khi đến phòng của anh ấy tôi sợ hãi lắm, bởi vì hầu hết những cậu trai Ấn độ đều sợ hãi những người Châu âu. Tôi không hiểu tại sao sự sợ hãi này lại được sinh ra; nhưng một trong những nguyên nhân, khi tôi là một cậu trai, có nhiều khích động thuộc chính trị và những tưởng tượng của chúng tôi bị khích động bởi những bàn tán quanh chúng tôi. Tôi cũng phải thú nhận rằng thông thường những người Châu âu ở Ấn độ chẳng tử tế gì mấy đối với chúng tôi, và tôi thường thấy nhiều hành động tàn nhẫn của họ mà khiến chúng tôi càng cay đắng thêm. Tôi ước ao những người Anh ở Ấn độ có thể hiểu rõ rằng những cậu trai Ấn độ cũng thương yêu tổ quốc của họ nhiều như những người Anh thương yêu tổ quốc của họ và cũng cảm thấy bất kỳ sự sỉ nhục nào đều sâu đậm, dù là không cố ý.
Vì vậy, chúng tôi ngạc nhiên vô cùng khi phát giác một người Anh mà cũng là một người thuộc Tổ chức Thông thái khác biệt đến chừng nào. Chúng tôi mau chóng rất thân thiện với Mr. Leadbeater, và đều đặn anh ấy giúp đỡ chúng tôi những bài học. Thời gian sau Mr. R. B. Clarke, một kỹ sư trẻ, đến Adyar và họ sắp xếp cùng cha tôi rằng người em Nitya của tôi và tôi nên nghỉ học để được giáo dục tại Adyar bởi Mr. Leadbeater và Mr. Clarke. Thật mau lẹ chúng tôi tiến bộ hơn lúc trước rất nhiều. Sống trở thành rất đều đặn. Chúng tôi đến bungalow của Leadbeater từ sáng sớm, học cho đến thời gian được gọi là điểm tâm, mà chúng tôi ăn ở nhà, và sau đó quay lại học tiếp với anh ấy. Buổi chiều chúng tôi chơi quần vợt hay đi ra biển học bơi. Cha tôi rất vui mừng khi thấy sự tiến bộ của chúng tôi và cuối cùng, ngày 14 tháng tám họ quyết định rằng chúng tôi không cần đi đến trường nữa.
Krishnamurti đã nhận được sự lưu ý bởi Leadbeater tại thời điểm khi người Anh này đang đảm trách một thâm nhập thuộc tâm linh vào những sống đời trước của những người gần gũi ông. Chẳng mấy chốc ông bắt đầu dò dẫm vào những sống đời trước của Krishnamurti. Những đột phá vào quá khứ huyền bí của Krishna sau đó được xuất bản như “những sống của Alcyone.” Tên Alcyone được rút ra từ “halcyon,” vì sao sáng nhất trong chòm Pleiades. Những thâm nhập tiết lộ một danh sách rõ ràng về những lần ra đời quá khứ khi Krishna đã là một môn đệ của Buddha, và những lần ra đời khác khi sự từ bi và thông minh của cậu đã phát triển và tỏa sáng.
Tại thời điểm những cậu trai được phát hiện, phần đầu phía trước của các em được cạo láng (đó là phong tục của Nam Ấn độ); Krishnamurti có mái tóc dài đến đầu gối. Cậu gầy còm và suy dinh dưỡng. Chẳng mấy chốc, Krishnamurti và người em Nitya bắt đầu công việc học hành ở Adyar. Thoạt đầu những luật lệ nghiêm ngặt của giai cấp Brahmin về thực phẩm được duy trì, nhưng những luật lệ đó được thả lỏng khi Leadbeater từ từ mất kiên nhẫn và ông bắt đầu tách rời hai cậu ra khỏi sự ảnh hưởng của người cha. Thế là Narianiah bắt đầu tạo ra những khó khăn. Ngay lập tức, Leadbeater viết cho Mrs. Besant rằng người đàn ông đã mất đi sự sáng suốt và rơi vào sự ảnh hưởng của “Những thế lực đen tối.” Tiếp theo, những chỉ thị được “thâu nhận” bởi Leadbeater từ Master Koot Hoomi. Thông điệp như thế này:
Họ đã sống lâu đời trong địa ngục; cố gắng chỉ cho họ cái gì đó của thiên đàng. Ta muốn họ nhận được mọi thứ đối nghịch với những điều kiện trước của họ. Thay vì thù hận, kinh tởm, đau khổ, tồi tàn, không điều độ, không được chăm sóc và dơ bẩn, ta muốn họ được vây quanh bởi một bầu không khí của thương yêu và hạnh phúc, tự tin, điều độ, sự sạch sẽ thân thể và sự thuần khiết tinh thần hoàn hảo … Tách rời họ càng xa bao nhiêu càng tốt để ở trong hào quang của bạn và của Annie để cho họ có thể được bảo vệ khỏi những xấu xa và những suy nghĩ xác thịt … Ta muốn bạn tập cho họ sống văn minh; dạy họ dùng muỗng và nĩa, cắt móng tay và đánh răng, ngồi thoải mái trên những cái ghế thay vì chồm hỗm trên mặt đất, ngủ đúng cách trên giường, không phải trong một góc giống như một con chó.
Không thể hình dung được rằng một Bậc Thầy của sự thông minh – mà cũng là một Brahmin Kashmiri – có thể đã viết lá thư này, được chứa đầy những gợi ý của thuộc địa và thành kiến rõ ràng của thời Victoria. Sự khinh miệt của những người Anh ở Ấn độ liên quan đến văn hóa và những thói quen sinh hoạt của Ấn độ đều thể hiện trong lá thư này. Nó được viết ra tại thời gian khi những người đàn ông, đàn bà, và trẻ em, giàu có hay nghèo khổ, ở Nam Ấn độ ngồi và ngủ trên một tấm thảm trên nền nhà, và nơi gia đình sum họp đã cung cấp sự ấm áp và một ý thức của phụ thuộc lẫn nhau hiếm khi nào thể hiện ở phương Tây.
Cũng khó khăn để tin tưởng rằng những anh em của cậu lại bẩn thỉu trong những thói quen của họ; là những người Brahmin, chắc chắn họ phải tắm nhiều lần một ngày. Tắm theo nghi lễ diễn ra trước một lần tắm bằng dầu là một kỷ luật được tuân thủ nghiêm ngặt. Răng phải đều đặn được chải sạch bởi một cọng cây sầu đâu, có lẽ là chất tẩy uế tốt nhất còn tồn tại; chắc chắn giặt giũ quần áo hàng ngày cũng là nhiệm vụ đều đặn của một gia đình.
Vào nửa đầu của thế kỷ thứ hai mươi, những người Ấn độ được đánh giá bởi những người Anh đang cai trị Ấn độ như một bộ phận tất yếu của lãnh thổ quốc gia – phải được duy trì tại một khoảng cách vừa đủ, phải được khoan dung nhất; nhưng dù ở bất kỳ tình huống nào một người Ấn độ không được khuyến khích để thân thiết, và một thái độ hạ thấp mình xuống lan tỏa trong hầu hết mọi sự liên hệ. Do bởi trong môi trường này mà cậu bé Krishna, được sinh ra là một Brahmin nhưng trong một gia đình rất thấp kém trong thứ bậc viên chức, bỗng nhiên được công nhận bởi một người Anh huyền bí lập dị, trong một lóe sáng của sự thấu triệt tâm linh, và sau đó được công nhận như phương tiện của sự hiện thân của Bồ tát Maitreya.
Krishna và Nitya được cứu khỏi những kiềm tỏa thuộc ngôi nhà bé tí của họ để vào trong sự hoành tráng của những tòa nhà thuộc bộ Chỉ huy Tổ chức Thông thái và những vùng đất vô hạn của nó. Hai cậu trai được đảm trách bởi C. W. L., một người đàn ông da trắng được kính trọng có bộ râu quai nón dài mà nói một ngôn ngữ bí truyền của những Bậc Thầy tỏa sáng và những người khai tâm, những sống thuộc quá khứ và những hóa thân rực rỡ. Hệ thần kinh nhạy cảm lạ thường và những nhận biết của Krishna, được hướng đến ăn khớp với một tình trạng mong chờ, có thể đã tiếp xúc với kho báu của tầng ý thức phía bên trong thuộc chủng tộc. Nền quá khứ Brahmin và sự mô tả bằng hình tượng của nó cung cấp những sợi chỉ dọc cho sợi chỉ ngang trên khung cửi của hình tượng thuộc Tổ chức Thông thái. Những hình dạng do suy nghĩ và những hình ảnh nhìn bằng mắt đang truyền bá trong bầu không khí của Adyar, được phủ kín bởi những sự thật và những ảo tưởng huyền bí, được làm cho rõ ràng đối với người mới khai tâm trẻ tuổi. Khi còn là cậu bé, Krishna đã thấy những ảo ảnh của đứa trẻ Krishna thiêng liêng trong ngôi nhà mộ đạo của mẹ cậu, vì vậy lúc này cậu thấy những Bậc Thầy, Buddha, và Sanat Kumar – người thanh niên đang mỉm cười đầy ánh nắng mặt trời mà là người đứng đầu của thứ bậc Tổ chức Thông thái. Những lực lượng bí truyền, nếu họ tồn tại, và chắc chắn Leadbeater, đòi hỏi phương tiện của họ là một thân thể Brahmin, cùng di sản của nhạy cảm, ăn chay, và sạch sẽ, cùng một bộ não mà qua hàng thế kỷ đã quan tâm đến cái khác lạ, cùng sự tinh tế, sức mạnh và nhận biết cần thiết để bám chặt vào phía bên trong của cái trí và vật chất, cùng khả năng thâu nhận những khối lượng vô hạn của năng lượng mà nó sẽ được mời mọc để chứa đựng.
Trớ trêu thay, ngay khi họ đã được chấp thuận vào vòng tay của Tổ chức Thông thái, mọi việc có thể thực hiện được đều được vận dụng để thấy rằng Krishna và Nitya được lột sạch tất cả chất lượng của Ấn độ. Hầu như chắc chắn rằng những người thầy thông thái của Krishnamurti đã quyết định cậu trai và người em của cậu bắt buộc chỉ nói tiếng Anh, vì vậy ngôn ngữ Telugu du dương dần dần bị quên lãng; kinh Vedas và những bài thánh ca được học thời niên thiếu đều bị xóa sạch. Tóc của họ được cắt và chải tách ra ở trung tâm. Họ được dạy học bằng tiếng Anh; họ học cách ăn bằng một cái muỗng và cái nĩa và để hai khủy tay của họ sát vào thân thể khi họ đưa nĩa lên miệng; mặc quần áo phương Tây một cách thoải mái; thấy rằng những nếp gấp của quần được ủi và đánh bóng giầy của họ đến khi chúng sáng bóng. Họ được dạy cách tắm theo kiểu của người Anh. “Những cậu trai phải trở thành quý ngài người Anh bởi vì trong lược đồ tiến hóa của Leadbeater, quý ngài người Anh trở thành đỉnh chót vót của sự phát triển con người.”
Rủi thay, cái vỏ bọc và sự giáo dục phía bên ngoài không để lại dấu vết nào trên cái trí đang ngủ im lìm, không tiếp xúc được. Có lẽ, đúng sự thật rằng cậu trai, được dành riêng để là một Người Thầy sẽ dẫn dắt thế giới, phải được tự do khỏi mọi quy định của sự sinh đẻ và quốc gia. Để thành tựu số mạng của cậu, không biên giới nào có thể giam giữ hay kiềm chế cậu.
Theo C. Jinarajadasa, sau đó là chủ tịch của Tổ chức Thông thái, sự đào tạo được nghiêm ngặt đưa vào khuôn phép. Những bữa ăn, học hành, và những trò chơi đều theo một thời khóa biểu tuyệt đối với mục đích tập cho những cậu trai sự tỉnh táo với thời gian và những hoàn cảnh. Đạp xe đạp không phải để vui chơi, nhưng để tập luyện cho có sự tự tin vào chính mình và chịu đựng được sự gian khổ. Có một trường hợp họ bị bắt buộc đạp xe đến Chingelpet và quay lại, tổng cộng là sáu mươi tư dặm. Để loại bỏ sự sợ hãi, Leadbeater đọc cho họ nghe những truyện ma kinh hoàng.
Bảy mươi lăm năm sau khi kể cho chúng tôi về thời kỳ này thuộc sống của ông, Krishna nói về cậu trai Krishna và sự liên hệ của cậu với Leadbeater. “Cậu trai đã luôn luôn nói, ‘Em sẽ làm bất kỳ việc gì anh muốn.’ Có một yếu tố của khúm núm, vâng lời. Cậu trai luôn mơ màng, dễ thay đổi, bối rối; dường như cậu không thèm biết đến việc gì đang xảy ra. Cậu giống như một cái thùng, có một cái lỗ to trong nó, bất kỳ thứ gì đổ vào, đều chảy qua, không thứ gì được giữ lại.” Họ gọi cậu là phương tiện, cậu chấp nhận điều đó mà không có bất kỳ thắc mắc nào. Không chống đối trong cậu, không ngờ vực và cũng không hỏi han. Krishnamurti cũng kể về những khả năng tâm linh của cậu. Cậu có thể đọc điều gì được viết trong một lá thư chưa mở, đọc những suy nghĩ của con người, thấy những bà tiên nhỏ nhắn. Nhưng có vẻ cậu không hoàn toàn hiểu rõ được ý nghĩa của những khả năng siêu nhiên này; đối với cậu chúng chẳng quan trọng gì cả.
Những Bậc Thầy đã chỉ thị cho Mrs. Besant và Leabeater phải bảo vệ thân thể của Krishnamurti suốt hai năm và vì vậy chuẩn bị nó cho sự kiện hóa thân. Mọi thứ được thực hiện để bảo đảm việc này; sau đó Krishnamurti thường kể lại rằng mặc dù Leadbeater và những người khác quyết định những điều kiện mà sống bên ngoài của Krishnamurti sẽ phát triển theo chúng, không nỗ lực nào được thực hiện để can thiệp vào tinh thần của cậu hay đúc khuôn bộ não của cậu, bởi vì họ nói, “Thượng đế đang chuẩn bị nó.”
Thường xuyên, Leadbeater không kiên nhẫn với Krishna – sự mơ màng của cậu chọc giận ông, đặc biệt là thói quen đứng há hốc miệng. Có một lần ông đánh vào cằm Krishna rất mạnh để bắt buộc cậu phải ngậm miệng lại. Sau đó Krishna nói rằng hành động bạo lực này phá vỡ tất cả sự liên hệ giữa Krishna và Leadbeater.
Ngay trước khi Mrs. Besant quay lại Ấn, Krishna được thử thách bởi những Bậc Thầy. Khi Mrs. Besant đến Madras tháng mười một năm 1909, bà thấy cùng với Leadbeater một “cậu trai mắt to háo hức” bước đến một cách nhút nhát để đặt một vòng hoa quanh cổ của bà. Giọng của Leadbeater cất lên, ‘Đây là Krishna của chúng ta.”
Do sự xuất hiện của bà, từ từ một bức tường bảo vệ được dựng lên quanh cậu. Một nhóm các cậu trai đặc biệt được tuyển chọn để chơi đùa cùng cậu; không người nào được phép ngồi trên ghế của cậu hay sử dụng cây vợt tennis của cậu. Mọi việc cậu làm đều được theo dõi chặt chẽ.
Để bảo đảm rằng Narianiah sẽ không cản trở sự đào tạo, chốc lát sau một thông điệp được gửi tới từ những Bậc Thầy rằng các cậu trai phải đi về nhà người cha của các cậu càng ít bao nhiêu càng tốt. Mrs. Besant thuyết phục người cha giao quyền bảo hộ hai cậu trai cho bà. Chẳng mấy chốc tất cả những viếng thăm của hai cậu đến nhà của Narianiah chấm dứt.
Trong thời gian Mrs. Besant ở Adyar, bà gặp Krishna hàng ngày. Chính là suốt thời kỳ này mà những hạt giống của sự liên hệ với cậu, được đặt nền tảng trên tình yêu và sự tin tưởng vô hạn, được gieo hạt. Trong những tháng trước khi Mrs. Besant quay lại Ấn độ, Leadbeater khẳng định rằng mỗi đêm đã đưa Krishna lên trên thế giới tâm linh để được dạy dỗ bởi những Bậc Thầy. Cậu trai đã được tiếp xúc với sống bí truyền của Tổ chức khi được quan sát bởi Leadbeater và tiếp xúc với ngôn ngữ quanh những sự việc huyền bí. Những chân dung của những Bậc Thầy và những Mahatma được treo trong điện thờ, nhà tham thiền của Khu Bí truyền; những khuôn mặt và những cái tên được thấm nhuần bởi Krishna để tăng trưởng và hòa tan thành một cùng sống thực tế hàng ngày của cậu. Mrs. Besant gặp Krishna lần đầu tiên ngày 27 tháng mười một năm 1909, và ngày 5 tháng mười hai cậu đã được chấp thuận vào Khu Bí truyền của Tổ chức Thông thái.
Bà sẽ rời Adyar để đi Varanasi những ngày sau đó.