Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

09. Họp mặt bạn bè

18 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 8401)
09. Họp mặt bạn bè

TIỂU SỬ CỦA KRISHNAMURTI
Krishnamurti's biography by Pupul Jayakar
Lời dịch: Ông Không
Tháng 4-2011

PHẦN 2

 KRISHNAMURTI Ở ẤN ĐỘ

1947 – 1949

CHƯƠNG 9

Họp mặt bạn bè


Vào ngày 15 tháng tám năm 1947, Ấn độ được độc lập và Jawaharlal Nehru là thủ tướng đầu tiên. Có đặc tính hỗn loạntuy nhiên không bạo lực, sự đấu tranh giành độc lập từ đầu thế kỷ thứ hai mươi được hướng dẫn bởi Mahatma Gandhi. Năm 1944, sự can đảm của đấu tranh không bạo lực chống lại sức mạnh quân đội của Đế quốc Anh đã thôi thúc những con người trong một thế giới đang đấu tranh để tự khôi phục lại sau cuộc chiến tranh bạo lực nhất trong lịch sử.

 Nhưng sự độc lậpẤn độ cũng tạo ra một hậu quả cay đắng. Để đạt được nó, tiểu lục địa rộng lớn đã bị phân chia, những lãnh thổ ở phía Bắc, Tây, và Đông bị cắt khỏi vùng đất chính, để thành lập The Islamic State of Pakistan mới. Những gia đình bị phân chia, tình bằng hữu bị tan vỡ. Bạo lực bùng nổ; tàn sát, hãm hiếp, hôi của, đốt phá được thấy rõ trong những vùng biên giới và vùng nội địa. Nhiều cuộc di cư to lớn của con người đã xảy ra; những người Ấn giáo chuyển về phía Đông, những người Hồi giáo phía Tây. Những người cai trị mới của Ấn độ, hầu hết đều đã trải qua nửa đời người trong ngục tù, bỗng nhiên được triệu tập để mang lại trật tự cho một lục địa đang bốc cháy và giải quyết vấn đề tỵ nạn thuộc loại chưa bao giờ được chứng kiến trước kia.

 Krishnamurti đến Ấn độ, hai tháng sau độc lập, chắc chắn không thể là thời điểm thích hợp nhất. Một thế hệ già nua ở Ấn đang trối chết, và thế hệ mới sanh ra bị bủa vây bởi sự khó nhọc và tan vỡ những giấc mộng. Những giết chóc nảy ra cùng sự tự do và sự phân chia của Ấn độ đã trở thành bi kịch cho những cái trí được ấp ủ trong những lý thuyết bất bạo động. Chẳng có bao nhiêu thời gian để ngừng lại, để suy nghĩ, để nhìn về tương lai xa xôi, để ngẫm nghĩ, để đặt ra những nghi vấn cơ bản. Đối với những người lãnh đạo và những người xây dựng Ấn độ, hành động được đặt nền tảng trên sự lập tức đã lấn lướt khả năng xảy ra của hành động được sinh ra từ tầm nhìn xa.

 Những kho báu vô hạn của năng lượng được nằm im lìm trong thân thể và cái trí non nớt kinh ngạc của Krishnamurti. Khuôn mặt của anh năm 1947 dường như khác biệt về chất lượng khi so sánh với những bức ảnh chụp đầu tiên của anh trong những năm 1920 và 1930. Chắc chắn rằng thời gian rút lui thật lâu ở Ojai, được gây ra bởi những sức mạnh vượt khỏi sự kiểm soát của anh, đã cung cấp những không gian trong đó những năng lượng bùng nổ có thể hội tụ lại. Một thông minh đang hình thành, một hoàn hảo của cái trí, quả tim, và thân thểđẹp đẽ, uy nghi, và tỉnh táo lạ thường. Khi được hỏi về những năm ở Ojai, anh nói, “Tôi nghĩ nó là một thời kỳ của không thách thức, không đòi hỏi, không hướng ngoại. Tôi nghĩ nó là một loại của mọi thứ được giữ bên trong, mọi thứ được nén lại; và khi tôi rời Ojai tất cả nó vỡ tung.”

 Một tình trạng được nung nóng sáng rực phía bên trong đã thay đổi khuôn mặt của Krishnamurti; cổ xưa nhưng không ô uế bởi thời gian. Đôi mắt đen xanh phản ảnh tầm nhìn sâu của người thấy. Trống không thăm thẳm tuy nhiên lại đặt nền tảng trong từ bi, chúng là đôi mắt tiên tri đã thấu suốt những khoảng cách vô hạn. Mái tóc hơi hơi bạc của anh, chải ngược về phía sau, phơi bày vẻ đường bệ của cái trán. Hai dái tai dài, bộ đầu và xương sống thẳng đứng, eo vừa vặn, hai vai suông. Anh bước đi bằng những sải chân dài, hai bàn chân ấn xuống, chìm vào đất, tạo ra những không gian trong đó anh đi. Hai cánh tay dài thõng xuống hai bên hông, hai lòng bàn tay mở và lật vào trong. Từ lần đầu tiên gặp gỡ anh của tôi, tôi để ý thấy sự bất động lạ thường của thân thể anh. Khi yên tĩnh không có nhiều chuyển động của bộ đầu, hai vai, hay cột sống; khi cần thiết hành động xảy ra, thân thể phản ứng bằng một nghiêm trangduyên dáng tự nhiên, bằng sự chính xác và một hao phí năng lượng tối thiểu.

 Khi nói chuyện hai bàn tay đảm đương những cử chỉ tượng trưng, chúng mở ra, nghi ngờ, dò hỏi, chứa đựng, chỉ hướng. Khi thư giãn, hai bàn tay nghỉ ngơi.

 Lần đầu tiên anh đến Ấn độ một mình. Tất cả những ràng buộc và những kiềm hãm đã buông bỏ. Suốt sống của anh, anh đã được giam cầm, được bảo vệ. Thoạt đầu, bởi sự thương yêuquan tâm của cha anh, sau đó bởi Tổ chức Thông thái và những mong đợi của họ về nhiệm vụ anh sẽ đảm trách như Thầy Thế giới. Khi anh rời Tổ chức Thông thái, những nghi lễ và những thứ bậc của nó, sống bên ngoài của anh được phụ trách bởi Rajagopal và Rosalind. Chín năm ở Ojai đã chia cách anh khỏi những người bạn ở Ấn. Từ từ, những người bạn trung thành, già yếu đang chết đi hay đang bị gạt đi. Tuy nhiên, lúc này không có ai để chất vấn, để hoạch định ngày tháng của anh, để quyết định anh sẽ gặp ai, anh nên đi đâu. Phía bên ngoài và phía bên trong, anh hoàn toàn tự do.

 Suốt những năm, bất kỳ khi nào anh quay lại Ấn độ, hành động đầu tiên của anh sẽ là cởi bỏ quần áo phương Tây và mặc vào quần áo Ấn độ. Cùng sự thay đổi quần áo này, tính cách, những thái độ, và những phản ứng của anh cũng thay đổi. Ở phương Tây anh trang trọng hơn, với những cách cư xử tế nhị thuộc Thế giới Cũ kỹ. Anh theo một sống rút lui, gặp gỡ rất ít người; những bàn luận lâu và những thấu triệt khởi sự tại bữa sáng hay bữa trưa, được thân mật quyện vào sống của anh ở Ấn độ, không hiện diện. Những nhận biết nảy ra trong những dạo bộ hay trong những nói chuyện ngẫu nhiên rõ ràng đã không được ghi lại.

 Với cái áo choàng của Ấn độ, chiều dài của nó cho anh hình dáng của một khất sĩ, tự nhiên anh đảm trách vai trò của Người Thầy. Nhiều thế kỷ của sự trầm tư và quan tâm đến trạng thái khác lạ bị ngủ im lìm trong đất đai của Ấn độ đã thẩm thấu trong anh. Anh trông có vẻ cao hơn, hai vai xuôi được phô bày bởi hình dáng của cái áo. Bước đi của anh có sự oai vệ của voi chúa trong một cánh rừng.

 Những người đàn ông và đàn bà trẻ tuổi đã tụ họp quanh Krishnaji ở Bombay (nhiều người trong số họ, giống như tôi, sẽ ở cùng anh trên ba mươi năm) đến từ những ngành khác nhau – chính trị, văn chương, học thuật, và xã hội. Nhiều người trong số họ đã tham gia vào sự đấu tranh giành tự do và đã được tôn vinh là những anh hùng chính trị. Đầy kinh hoàng bởi những biến cố tiếp theo sự chia cắt Ấn độ, họ mất đi sự thấu hiểu tiên tri để thấy sự hỗn loạn sẽ đối diện Ấn độ của tương lai. Tuy nhiên, họ dư thừa nhạy cảm để không chia sẻ trong trạng thái mãn nguyện hoang dại của sự tự do mà đã dẫn dắt vô số người tin tưởng rằng kèm theo sự rút lui của sự cai trị của người Anh ở Ấn độ, một Kỷ nguyên Vàng được đặt nền tảng trên những giá trị đạo đức của chủ nghĩa không tôn giáo, chủ nghĩa xã hội, và một kết thúc của sự nghèo đói đã bắt đầu lộ diện.

 Họ đã lờ mờ thấy được sự khô cằn của tham vọng, cay đắng, và tham lam nằm phía sau những khẩu hiệu và những từ ngữ phô trương. Những lý tưởng dẫn dắt họ qua những năm đấu tranh chính trị đã tan thành mây khói đối với họ, và kèm theo nó là những cấu trúc từ ngữ đã nuôi nấng họ. Họ bị đối diện với sự hoang mang, sự mâu thuẫn, và cái gì có vẻ là một bức tường trơ trụi.

 Họ tụ họp lại bởi vì sự rạng rỡtừ bi tỏa ra từ sự hiện diện của Krishnamurti; và bởi vì những đau buồn và những tuyệt vọng cá nhân, sự đau khổ, mà họ cũng không thể đối diện hay xua đuổi; và sự vô dụng của họ để cho một phương hướngý nghĩa đến sống của họ. Buddha đã ra lệnh cho những người theo ngài bằng tiếng gọiEhi Etha,” Hãy đến đây các ngươi. Tiếng gọi yên lặng của Krishnamurti cũng cùng bản chất.

 Trong số những người gặp gỡ K tại phi trường là Sir Chunilal Mehta, một người tư bản công nghiệp nổi tiếng, đã phục vụ như một hội viên của Hội đồng Chính phủ trong điều gì lúc đó là chức vụ chủ tịch Bombay. Một người ngưỡng mộ nhiệt thành của K, Sir Chunilal quá sung sướng khi, quay về nhà, ông kể cho người con dâu Nandini về “một con người trẻ tuổi kỳ diệu này, mà chạy xuống những bậc thang máy bay – và giống như một tia sáng tiến về phía chúng tôi.” K đang ở tại nhà của Ratansi Morarji trên Carmichael Road. Nó là ngôi nhà thóang mát vào những buổi sáng, và nhiều người đã tụ họp khi Chunilal Mehta và Nandini đi vào. Tốt nhất điều gì đã xảy ra nên được kể trong những từ ngữ của Nandini:

 “Tôi đi đến ngồi trên nền nhà trong một góc phòng, cảm thấy hơi hơi căng thẳng. Tôi thấy một hình bóng trong một cái áo kurta dài rộng màu trắng đang ngồi lưng thẳng băng ở xa. Căn phòng đông nghẹt người, và K đang ở giữa một bàn luận. Kakaji [Sir Chunilal] đang ngồi đối diện K và chẳng mấy chốc đã tham gia vào bàn luận. Một phút sau K, mặt của ông đang nhìn hướng khác, quay lại và điềm tĩnh nhìn tôi trong vài giây. Thời gian ngừng lại đối với tôi. Ông quay lại và tiếp tục bàn luận của ông. Thỉnh thoảng sau đó, ông quay lại và nhìn sâu vào đôi mắt của tôi, và lại nữa thời gian ngừng lại. K tiếp tục bàn luận của ông. Nhưng tôi hoàn toàn không biết được điều gì đang được nói.

 “Bàn luận chấm dứtmọi người bắt đầu đứng dậy rời đi. Tôi chồm dậy và thấy K đang đứng trước mặt tôi. Thấy K đang tiến đến gần tôi, Kakaji vội vã chạy đến và giới thiệu tôi như là ‘Nandini, con dâu của tôi’ – Krishnaji đã bắt đầu cười to, không mỉm cười, nhưng cười to – tôi chưa bao giờ nghe tiếng cười sâu và vang rền như thế. Âm thanh của một dòng suối Himalayas đang chảy từ tảng đá này sang tảng đá khác, đang hòa lẫn cùng một dòng suối khác. Ông hỏi, ‘Tại sao bạn đến?’ Không kiềm chế được những giọt nước mắt bắt đầu lăn xuống hai má của tôi. Ông tiếp tục cười vang và nước mắt của tôi tiếp tục chảy. Ông cầm tay tôi và cầm thật chặt. Lại nữa ông hỏi, ‘Tại sao bạn đến?’ và cuối cùng tôi có thể nói, mặc dù những giọt nước mắt cứ đều đều chảy ra. ‘Con đã mong đợi suốt ba mươi năm để gặp ông.’ [Nandini ba mươi tuổi tại thời điểm đó.] Tiếng cười của K tiếp tục. Sau đó, buông tay tôi ra, ông đặt lòng bàn tay trên đầu tôi và để ở đó một vài giây. Pranams[1] của tôi đối với ông bộc lộ qua những giọt nước mắt của tôi.

 “Trong xe hơi dường như Kakaji hơi bối rối, quay lại bảo tôi, ‘Con thấy ông chứ? Điều mà ông lưu ý đến con là một ân huệ to tát cho con. Đừng bị điều đó làm con choáng váng.’ Mỗi ngày, tôi bắt đầu theo Kakaji để gặp K. Một buổi sáng K hỏi, ‘Bạn không muốn gặp tôi hay sao?’ Tôi không trả lời. Tôi không biết liệu có thể gặp ông.”

 K sẽ rời đây để đi Madras mau thôi, và chỉ khi anh quay lại, Nandini mới bắt đầu gặp anh.

 Maurice Friedman, một kỹ sư người Balan, cũng ở tại Carmichael Road để gặp K khi anh đến. Một người đàn ông nhỏ lưng còng, ông mặc một kurta và một bộ pyjama rộng không vừa vặn lắm. Khó khăn để xác định tuổi tác của ông. Là một người trong Tổ chức từ khi còn niên thiếu, ông đã đến Ấn độ để làm việc như một kỹ sư ở Bangalore. Thật mau chóng, ông không còn hứng thú trong công việc, khoác vào một chiếc áo cà sa, giữ những lời thề, và trở thành một khất sĩ, mang tên là Bharatanand. Từ vị trí cực bắc của Ấn độ đến Kanyakumari ở sâu về phía Nam, ông thực hiện chuyến hành hương – bàn chân trần, ăn thức ăn người ta cho, ở trong maths (những tu viện) hay dưới những cái cây, bàn luận với những yogi và fakir. Ông đã gặp những người thông thái và có những bàn luận cùng những người thầy tôn giáo, nhưng phát giác rằng sự thức dậy không nằm trong mã bề ngoài của chiếc áo cà sa và cái chén ăn xin. Thế là, từ bỏ chiếc áo cà sa, ông đến và ở lại tại ashram thiền viện của Ramana Maharshi trong vùng sâu phía Nam. Ramana được coi như là một người đã giải thoát; một vị thánh đã cởi bỏ tất cả những trói buộc và đã thăng hoa cái tôi.

 Một câu chuyện đáng ngờ kể lại làm thế nào Friedman đến một con sông có lũ vào một ngày nào đó. Suy nghĩ về sống và nguyên nhân, ông tự nhủ với mình, “Nếu tôi sẽ chết, tôi sẽ bị cuốn đi; nếu tôi phải sống, những dòng nước sẽ cứu tôi.” Thế là ông trầm mình vào dòng nước cuồng nộ, và được quăng lên bờ. Ba lần ông trầm xuống, và ba lần nước không thâu nhận ông. Thế là, bị dày vò bởi thân thể nhưng không nản lòng trong tinh thần, ông nói, “Số mạng muốn tôi sống.” Ông quay lại tu viện. Nửa đường ông gặp Ramana Maharshi, người đã nhìn ông và nói đầy nhẹ nhàng nhưng nghiêm nghị, “Đừng đùa giỡn ngu xuẩn với bản thân của bạn nữa.”

 Trong khi là một khất sĩ, Friedman đã sống vài năm tại Sevagram, ashram thiền viện của Gandhiji gần Wardha, ở Maharashtra. Ông đã dùng những kỹ năng kỹ sư của ông để giúp đỡ phát triển ambar charkha, bánh xe quay nhiều trục, và đã tham dự nhiều chương trình phát triển được khởi sự bởi Gandhiji. Quan tâm sâu sắc đến K và những lời giảng của anh, ông đã đến Bombay để ở cùng anh. Friedman đã tham gia những bàn luận rất nhiệt thành, nhận vào trách nhiệm thông dịch, và mở đầu những bình phẩm của ông bằng, “Nói cách khác…” Nồng nhiệt, tế nhị, thông minh, rất hiếu kỳ, nhưng với một tiếp cận hơi bị biến dạng đối với sống, ông hành hạ mình bởi những trói buộc của ông, không thể thâm nhập vượt khỏi những giới hạn tự tạo riêng của ông về những từ ngữ và những ý tưởng.

 Jamnadas Dwarkadas, một người khách kiên trì khác, là một người mập mạp mặc một dhoti, một cái mũ Gandhi màu trắng, và kurta. Dwarkadas xuất thân từ một gia đình rất giàu có ở Kutch. Định cư từ lâu ở Bombay, nhiều anh em đã nổi tiếng trong những lãnh vực khác nhau. Jamnadas Dwarkadas, một người chính trị và kinh doanh, đã là một người cộng tácbạn thân của Dr. Annie Besant. Có một tâm hồn hào phóng và một hy sinh tận tụy với K, ông đã trao tặng rất nhiều của cải của ông. Qua nhiều năm ông sẽ mất những của cải gia đình, nhưng sự rộng rãi và sự thay đổi bất hạnh của ông đã không làm giảm sút bản chất hào phóng của ông. Ông sẽ ôm chầm K, khóc lóc đầy cảm xúc, và ngồi yên lặng đôi mắt nhắm lại suốt những bàn luận, một cái nhìn ngây ngất trên khuôn mặt tròn trĩnh hiền hậu của ông. Ông sẽ kể cho chúng tôi những câu chuyện về thời niên thiếu của Krishnamurti; bởi vì Jamnadas có một trí nhớ phi thường và một kho dự trữ của những chuyện vặt. Trẻ em trong gia đình tôi tụ tập quanh ông, bởi vì ông khiến cho chúng bị mê hoặc bởi những câu chuyện của K và Dr. Besant. Một vaishnava,[2] ông mang cho K những vòng hoa nhài rất đẹp đan lẫn với những cánh hoa hồng để giống như những viên ngọc trai và hồng ngọc; ông sẽ khăng khăng rằng K phải đeo vòng hoa thơm ngát này sau những bàn luận và những nói chuyện của ông. Tôi nhớ lại đang đứng cùng Nandini tại chân cầu thang dẫn đến hành lang nơi K tổ chức những bàn luận. K đứng tại đầu cầu thang, một hình bóng mảnh khảnh màu trắng, với hoa nhài quanh cổ anh, một vòng hoa dài đến tận hai đầu gối. Luôn luôn gần chạng vạng tối khi những bàn luận chấm dứt, và những tia ánh sáng thường óng lên trên mái tóc của K, chải ngược khỏi trán, trong khi đôi mắt của anh mỉm cười nhìn xuống chúng tôi.

 Cũng vậy, trong số những người tụ họp tại Madras để gặp gỡ K trong tháng mười năm 1947 là một người hóa học trẻ có tên là Balasundaram, đang dạy tại Institute of Science ở Bangalore. K đang ở tại Sterling Road, Madras, nơi ông nói chuyện và tổ chức những bàn luận trước công chúng. Người chủ nhà của ông là R. Madhavachari, người đại diệnẤn độ của Krishnamurti Writings Inc. và là một kỹ sư ở Southern Railways.

 Số người tham dự tại những nói chuyện rất ít; một vài người cũ thuộc Tổ chức Thông thái, vài tác giả và giáo sư, và một ít người trẻ là khán giả. Trong số họ là Shanta Rao, vũ công bharat natyam[3]; cô dành nguyên ngày ở Sterling Road, mang cho K nước cam, giúp phục vụ thức ăn của anh, và đóng vai như một dwarpal, một người giữ cửa phía bên ngoài cửa ra vào của K.

 Đây là những năm trước khi Shanta Rao nổi tiếng, rực rỡ trên lãnh thổ Ấn độ, như một trong những vũ công bharat natyam sáng chói nhất đã trình diễn trong nước Ấn độ tự do. Shanta tham gia môi trường của K bằng cùng sự hùng biện và sự hiện diện được bảo đảm giống như cô trình diễn trên một sân khấu. Cô sẽ dành những thời gian thật dài ở Madras lắng nghe những nói chuyện của anh, có những phỏng vấn với anh, hay chỉ ở phía sau. Trẻ tuổi, cùng một thân thể như báo gấm và cái trí mạnh mẽ, kiêu căng, cô đã học Natya Sastras [4] và đã học nhảy múa dưới kỷ luật của những đạo sư

vĩ đại về bharat natyamkathakali.[5] Sự tự tin vô cùng hiển hiện rất rõ ràng trong tư thế và những từ ngữ của cô. Cô chất vấn K về bản chất của vẻ đẹp – liệu nó ở phía bên ngoài hay phía bên trong, và mức độ đo lường của nó là gì.

 Có lẽ cô đã gây ảnh hưởng K, người đã viết về một vũ công trong quyển Commentaries on Living Bình phẩm về Sống của ông:

 

Cô là một vũ công, không phải do nghề nghiệp nhưng do chọn lựa. Đúng là cô đã cảm thấy tự hào về nghệ thuật của cô, bởi vì có sự kiêu ngạo quanh cô – không chỉ sự kiêu ngạo của thành công nhưng còn cả sự kiêu ngạo của sự công nhận bên trong nào đó về giá trị tinh thần riêng của cô. Giống như một người khác sẽ thỏa mãn với sự thành công phía bên ngoài, cô ấy hài lòng bởi sự tiến bộ thuộc tinh thần. Cô ấy không chỉ nhảy múa, nhưng cũng tổ chức những nói chuyện về nghệ thuật, về vẻ đẹp, và về sự thành công thuộc tinh thần.

 

Một người khách khác mà cộng tác mật thiết cùng K qua những năm ở Ấn độ của anh là Sunanda nhanh nhẹn, có đôi mắt nai, con gái một hội viên cũ của Tổ chức Thông thái, có một trí tụê nhạy bén và đang học luật và đang chuẩn bị cho kỳ thi vào bộ Ngoại giao. Cũng vậy, hàng ngày cô dành ra khoảng thời gian nào đó cùng K tại Sterling Road – nói về những giấc mộng cho tương lai của cô, những vấn đề cá nhân của cô, hay quan sát anh khi anh đang đánh bóng đôi giầy hay ngồi yên lặng trong khi anh đang viết thư. K đùa cợt với cô, ca hát cùng cô, bảo với cô rằng cô còn quá nhỏ để suy nghĩ về việc ổn định sống, và khuyên cô ra ngoài để quan sát thế giới. Những giác quan của cô hừng hực, cô phản ứng đầy đam mê trước sự hiện diện của K và bị quét sạch bởi sự chú ý vô hạn của anh.

Trong những năm đó, K rất dễ đến gần. Mukund Pada, một thanh niên trẻ mà sau đó sẽ khoác vào chiếc áo cà sa, nhiều năm sau đã viết cho tôi về gặp gỡ của anh với K năm 1947:

Trở lại Madras, lần đầu tiên vào tháng mười hai tôi tham dự một nói chuyện bởi một người thuộc Tổ chức Thông thái có tên là J. Krishnamurti như được diễn tả bởi một người lớn tuổi. Nói chuyện đã khiến tôi choáng váng và lật tung tôi khỏi tâm điểm của tôi. Đang đứng lạc lõng và vô vọng sau nói chuyện, Krishnaji đang đi ngang qua tôi, bỗng nhiên ngừng lại và choàng một cánh tay quanh tôi yêu cầu Shri Madhavachari sắp xếp một phỏng vấn cho tôi vào một thời điểm nào đó. Phỏng vấn giữa một viên sỏi tầm thường và núi Himalayas là một luồng gió của Vũ trụ, Vĩnh hằng. Nó để lại cho tôi một vỡ vụn và run rẩy khắp chân tay. Khi Krishnaji đang nói, tôi bị sét đánh trong một nhận biết rằng những hạt giống của thông điệp của ông đã hiện diện ở đó trong bộ não của tôi rồi. Chính là tiếng nói của Sự thật đã chuyển tải sang tôi. Những từ ngữ cuối cùng của ông cho tôi lúc chia tay, khi ông đến cửa ra vào, “Thưa bạn, hai bông hoa hay hai vật có thể tương tự, nhưng không giống nhau,” bỗng nhiên mở toang một không gian vô hạn. Lặng lẽ, những từ ngữ hiện ra trong cái trí của tôi. “Vâng, thưa ông, ông là Ân lành đang dạo bộ lẫn trong con người. Hai bông hoa có lẽ tương tự. Ông là bông hoa không có gai – tôi, tôi có nhiều gai hơn bông hoa.” Ồ, ông đã cười lạ thường làm sao – tiếng cười của ông giống như một tiếng sét đánh trong một đám mây dông.

Dr. Balasundaram phát hiện rằng những người thuộc Tổ chức Thông thái cũ đã già nua. C. Jinarajadasa, lúc đó là chủ tịch của Tổ chức Thông thái và đang đội một cái mũ màu tía, thường xuyên viếng thăm Krishnaji. Họ có những nói chuyện lâu, nhưng Krishnamurti không đi vào khu vực của Tổ chức Thông thái – mặc dù anh dạo bộ lâu trên bãi biển Adyar. Sanjeeva Rao, một người quen cũ của Dr. Besant và một người giáo dục nổi tiếng đã xây dựng những học viện giáo dục của Krishnaji ở Varanasi, và người vợ của ông Padmabai, một người bạn của Krishnaji và một người giáo dục cũng nổi tiếng như thế trong quyền hạn riêng của bà, là những người khách bền bỉ.

Một nhóm bàn luận nhỏ đã bắt đầu, nhưng hầu hết những người tham gia đều rất mệt mỏigià nua và chẳng có bao nhiêu sự tiếp xúc cùng lời giảng mới mẻ to tát. K bảo họ, “Các bạn đang bám vào cái đã được biết. Hãy buông bỏ đi.” Họ trông bối rối, cố gắng để ra vẻ mạnh mẽ, nhưng chẳng có bao nhiêu năng lượng được sinh ra.

Balasundaram diễn tả cho tôi một khoảnh khắc thấm thía suốt một bàn luận về “sự kết thúc của cái đã được biết.” Một người già của Tổ chức tên là Narhari Rao đã giơ tay lên và, trong một giọng nói run run, đã nói với Krishnaji, “Chờ đã, thưa ông, chờ đã – cái không biết được đang đến.”

B. Sanjeeva Rao theo cùng Krishnaji khi anh từ Madras quay lại Bombay vào đầu tháng giêng năm 1948. Họ đang ở với Ratansi Morarji tại Carmichael Road. Mỗi buổi sáng và buổi chiều Krishnaji sẽ ngồi trong phòng khách, được trang trí theo phong cách Trung hoa, ghế chạm trổ, và những bức màn khảm đá quý. Những người muốn gặp anh vào thăm và ngồi cùng anh, đưa ra những câu hỏi, bàn luận những vấn đề hay nói cho anh tin tức của ngày hôm đó.

Nổi bật trong số những người viếng thăm là hai thanh niên trẻ mặc khadi vải se trắng và thêu bằng tay sạch sẽ: Rao Sahib Patwardhan và Achyut Patwardhan. Người cha của họ là một người địa phương giàu có và được kính trọng của Ahmadnagar ở Maharashtra, đã là hội viên của Tổ chức Thông thái, và đã là một môn đệ thuần thành của Annie Besant. Ông chết trẻ, để lại gánh nặng của một gia đình đông con cho người con trai cả, Rao Sahib Patwardhan. Trước khi qua đời ông đã trăn trối cho hai cậu trai lớn rằng họ phải dâng hiến sống của họ cho Krishnaji và công việc của anh. Dù xảy ra bất kỳ việc gì trong tương lai, họ không bao giờ phủ nhận người thầy vĩ đại.

Đẹp trai, đầy nam tính, khắc khổ, cùng một chính trực không thể lay động, Rao Sahib và Achyut là hai anh em nhiệt tâm. Trong gia đình của anh, Rao Sahib là một gia trưởng độc đoán. Mê mải sự học hành, không kiên nhẫn với phụ nữ ngoại trừ vài nguời hiếm hoi mà phù hợp với tiêu chuẩn của bộ não và quả tim của anh, anh tự đặt cho anh những tiêu chuẩn về đạo đứcthực hành một khắc khổ khiến cho sống trở thành đau khổ với gia đình của anh và đặt những giới hạn dựa vào tiềm năng của anh. Anh say mê làm việc để cải thiện sự nghèo đóitúng thiếukết hợp chặt chẽ với Sarva Seva Sangh, một tổ chức phục vụ được thành lập quanh Gandhiji; nhưng chính là ý tưởng chứ không phải sự vận hành của công việc mà cuốn hút anh. Anh không là một người xây dựng, cũng không là một người tổ chức. Có lẽ bài học rằng không có gì là không có giá trị đã lẩn tránh anh. Cuộc vận động của đấu tranh cho sự tự do rất to tát, và những diễn viên đã đảm trách vai trò của những anh hùng. Sự đấu tranh đã không chuẩn bị những người chiến đấu của độc lập này cho một công nghệ làm việc mà sẽ đòi hỏi một hiểu rõ về mọi chi tiết cần thiết của sự phát triển. Một thấu triệt vào những sự việc có vẻ tầm thường là một phần thuộc thiên tài Gandhiji và nền kinh tế phát triển trong quốc gia của ông. Hai mươi năm độc lập sẽ trôi qua trước khi sự thật cốt lõi được sáng sủa.

Rao Sahib rất mãnh liệt, nhưng anh ấy lại yếu ớtnhạy cảm đến vẻ đẹp. Một lãng mạn, sự khắc khổ và giác quan đã đấu tranh bên trong con người anh và khiến anh lưỡng lự và xoá tan ngay cả dấu hiệu nhỏ nhoi nhất thuộc ý tưởng vật chất của những giác quan. Lãnh vực duy nhất anh cho phép buông thả là trong sự liên hệ với K, và trong trồng hoa hồng hay bụi parijataka.

Sự việc anh không bao giờ phá vỡ những giới hạn của sự khắc khổ tự áp đặt và môi trường hạn chế là một bi kịch cá nhân. Bên trong anh là một cái hồ dự trữ, có thể thâu nhận và truyền đạt bằng sự phong phú. Sự hung hăng thuộc Brahmin và sự phủ nhận để khẳng định điều gì phù hợp tiêu chuẩn đạo đức của anh, cùng một bất lực để thâu nhận bất kỳ thứ gì đến những giới hạn của nó, đã sinh ra sự xung đột và khiến cho anh bị quy định và bị giới hạn.

Người em của anh, Achyut, là một người trí năng, một từ ngữẤn độ có nhiều ý nghĩa rất rộng. Anh sống trong một thời đại hoan nghênh Karl Marx như người sáng lập của con người được giác ngộ mới mẻ, và Achyut, cùng hai người bạn của anh Jai Prakash Narain và Acharya Narendra Dev, đã trở nên không còn kiên nhẫn với sự lãnh đạo truyền thống cổ lỗ, mà quan tâm chính đến sự duy trì tình trạng bảo thủ. Cùng nhau, họ thành lập Đảng Xã hội của Ấn độ. Trái ngược hoàn toàn với Rao Sahib, Achyut không có cảm xúc; trong anh cái trí điều phối hành động. Anh là một người lãnh đạo của con người, một người chiến đấu; và suốt một thời kỳ dài thuộc sống của anh, những kết cuộc đã khẳng định những phương tiện. Nhưng sự bất lực để mang những mặt nạ hay để giấu giếm những cảm xúc của anh đã ức chế anh. Anh có một tánh khí hung bạo và hiếm khi nào có thể cho phép bị cản trở.

Năm 1929, khi sự đấu tranh cho tự doẤn độ lên đến đỉnh điểm, hai anh em đến gặp Krishnamurti, “Ông thực sự có ý điều đó khi ông nói ‘phủ nhận tất cả uy quyền’?” K trả lời, “Vâng, cái trí phải khước từ uy quyềntìm hiểu mọi thứ.” Phản ứng của Achyut là rằng, đối với anh, sự tự do của Ấn độ là sự tự do quan trọng duy nhất. Bằng sự nhận xét này, anh rời Krishnamurti, và anh cùng Rao Sahib lăn xả vào sự đấu tranh giành độc lập – chiến đấu chống lại sự cai trị thuộc địa của người Anh, bị bỏ tù rất lâu, kết bạn bên trong những bức tường nhà tù, đọc sách và suy gẫm.

Năm 1938, lần cuối cùng Krishnamurti ở Ấn độ trước năm 1947, Achyut gặp anh ở Rishi Valley.[6] Madrid đã rơi vào Nội chiến Tây ban nha và Achyut rơi nước mắt. Nói chuyện với Achyut, K đã nói rằng trong sự thất bại này anh thấy sự khởi đầu của Chiến tranh Thế giới lần thứ hai. Anh phê bình rằng anh không thấy nhiều khác biệt giữa chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản. Achyut kịch liệt phủ nhận điều này. K đã lặp lại, “Cả hai đều là những chủ nghĩa chuyên chế.” Nó là một sự thật chính mà Achyut sẽ nhận ra trong những năm sau.

Phong trào Quit India năm 1942[7] khiến cho Rao Sahib vào tù, trong khi Achyut rút vào bí mậtmục đích, tìm kiếm sống vô danhẩn náu ngang dọc khắp Ấn độ. Anh và Jai Prakash Narain sẽ trở thành những người anh hùng cách mạng của những ngày đen tối, sợ hãi tuy nhiên lại say mê. Trái ngược Jai Prakash, Achyut không bao giờ bị bắt giữ, trốn thoát khỏi mạng lưới của cảnh sát hết lần này sang lần khác – bằng cách trốn lánh trong một bệnh viện, hóa trang như một người thư ký bần cùng, để một bộ râu quai nón, và choàng một cái khăn phủ đầu.

Năm 1947, anh đến gặp K, kiệt sức và vỡ mộng. Kèm theo sự tự do, những thúc giục nhỏ nhen cho quyền hành đã ngủ im lìm trong số những người lãnh đạo Quốc hội đang nổi lên. Suốt cuộc đấu tranh, cảm giác chống những người Brahmin ở Maharashtra không tồn tại. Những người lãnh đạo, những công nhân xây dựng, những người trí thức ở Maharashatra chủ yếu là những người Brahmin. Cùng sự độc lập, những động cơ giành bổng lộc của văn phòng đã khuyến khích sự hình thành những nhóm người bên trong Quốc hội. Rất bị bực bội bởi những mưu mô và kèm theo một sống tình cảm bị tan nát, Achyut quay lại nguồn gốc của anh và tìm kiếm lời khuyên từ Krishnamurti.

Achyut bày tỏ những mâu thuẫn của anh, và K đưa Achyut đi dạo. Chỉ vào một cái cây, anh quay về phía Achyut và nói, “Hãy quan sát cái cây đó – chiếc lá xanh non đã chuyển thành vàng úa. Chiếc lá không làm gì với nó. Nó được sinh ra, héo khô và rụng xuống. Bất kỳ quyết định nào để ở lại với chính trị hay rời xa nó, bất kỳ quyết định nào được thực hiện bởi sự chọn lựa đều sai lầm. Mọi vật xảy ra trong hướng riêng của nó. Hãy ngừng phiền muộn.”

Achyut đến gặp Gandhiji vào cuối năm 1947. Anh thưa với ông rằng anh sẽ rời bỏ chính trị trong vài tháng nữa. Gandhiji hỏi anh rằng anh sẽ làm gì. Khi nghe anh trả lời rằng anh sẽ dành thời gian cùng Krishnamurti, ông rất vui mừng. Ông kể cho Achyut về những biến cố khủng khiếp của sự phân chia đất nước. Ông đã nói rằng ông đang trải qua một tình trạng tối tăm vô cùng. Ông không thể thấy bất kỳ ánh sáng nào.

Achyut trải qua năm kế tiếp cùng K ở Bombay, Ootacamund, Poona, Delhi, và Varanasi. Cuối năm Achyut kể cho Krishnamurti rằng khi anh ở cùng K, tất cả những năng lực của anh đều được đánh thức. Câu trả lời của K là, “Hãy cẩn thận, đừng thâu nhận một chút ít của điều này, để che giấu điều gì bạn đã biết rồi. Điều gì bạn nghĩ bạn cảm thấy chỉ là một lý thuyết. Trong bất kỳ trường hợp nào đừng cho phép cái trí của bạn bị khích động bởi tôi.” Vào đầu năm 1949, Achyut quay lại Delhi để biên tập một tuần báo Xã hội; nhưng những đồng nghiệp của anh nhận biết được những thay đổi sâu thẳm đang xảy ra trong anh, mà sẽ dẫn đến sự chia tay cuối cùng với Đảng Xã hội và chính trị.

Rao Sahib là một hội viên của Ủy ban làm việc ở Quốc hội. Một người bạn của Jawaharlal Nehru và Sardar Patel,[8] tương lai của anh trong chính trị dường như được bảo đảm. Nhưng cũng vậy anh cảm thấy sự nghẹt thở và sự xấu xa của đấu tranh cho vị trí và quyền hành đã nổ ra trong số những người bạn xưa kia của anh. Ủy ban soạn thảo hiến pháp sắp sửa họp. Rao Sahib được mong đợi sẽ là một trong những người tham gia, nhưng những người bạn thân của anh đã thuyết phục Vallabhai Patel và Jawaharlal Nehru loại trừ anh. Rao Sahib bị tổn thương nhiều lắm, nhưng sự kiêu ngạoương ngạnh của anh khiến cho anh không thể đấu tranh với bạn bè hay yêu cầu Nehru. Sự thất vọng cá nhân đã bị quên lãng sau hậu quả của sự chia cắt; hận thù, đổ máu, và độc ác bị sinh ra bởi sự di chuyển dân số đã gây đổ vỡ những tổ chức của Sahib, được xây dựng trên những giá trị và những lý tưởng của Gandhi. Anh gặp Krishnamurti, bàn luận sự mâu thuẫn của anh cùng K, lắng nghe những nói chuyện của K. Bộ quần áo khadi kurta hồ cứng tinh khiết và cái mũ Gandhi được đội nghiêng một cách ngông nghênh, và khuôn mặt của anh cùng nụ cười quyến rũ ấm áp, được trông thấy sáng chiều quanh Krishnamurti.

Được nuôi nấng trong một bầu không khí quẳng ra những thách thức to tát và đòi hỏi những phản ứng cũng to tát, Rao Sahib và Achyut không bao giờ chấp nhận bất kỳ sự đau khổ, tức giận, thất vọng cá nhân nào. Đối với họ những tánh cá nhân là chật hẹp, nông cạn. Lãnh vực quan tâm của họ phải bao gồm những trừu tượng rộng lớn – con người, những tập thể, những người nghèo khổ. Sự đau khổ của họ chỉ có ý nghĩa khi nó liên quan đến sự đau khổ vô hạn của con người. Nhiều năm sau, Achyut sẽ kể với tôi, “Đó là ảo tưởng vô cùng” mà đã giam giữ Rao trong ngục tù.

Tuy nhiên, sự mãnh liệt và sự tỏa sáng của Krishnamurti đã chạm những con suối sâu thẳm. Người Thầy đã vươn ra bằng một ngọn lửa đam mê. Krishnamurti mỉm cười, và Rao mỉm cười cùng anh. Những giọt nước mắt chảy ra từ đôi mắt của Rao, vì bhakti,[9] cũng là một phần của đặc tính Maharashtrian, được thức dậy. Rao Sahib, bằng sự thương yêu tuôn trào, hai bàn tay chấp lại sẽ nói, “Thưa Thầy, có một bài thơ Maharashtrian, Saint Tukaram, người đã nói, ‘Khi vithal [10] đi vào nhà của một người tất cả an bình được tỏa ra.’ ” Vào những buổi tối, Rao và Achyut sẽ hát “Abhangas” của Tukaram. “Adi Beja Ekle” là bài hát ưa thích nhất của Rao. Anh có một giọng sâu, đầy cảm xúc. Vào những dịp khác họ tham gia cùng Krishnamurti trong “Purusha Shukta” của Rig Veda. Họ ngồi thẳng lưng, những ngắt âm của tiếng Phạn vang lại và lấp kín hai tai và đôi mắt. Những nguyên âm vang rền và mạnh mẽ, mỗi âm nổi lên rõ rệt. Giọng trầm bổng của vedic được đan quyện trên lửa, trên gió, trên những quả tim và hơi thở của người hát và người nghe. Chúng tôi tụ tập lại và lắng nghe, thậm chí chỉ là những người bé tí – con gái của tôi Radhika, mười tuổi, và cháu trai của tôi Asit, chín tuổi. Đôi mắt mở to, họ được cuốn vào sự hiện diện rực rỡ của Krishnamurti, một con người bừng bừng bởi sự mãnh liệt. Đó là những khoảnh khắc mê say. 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 34309)
Phát Bồ đề tâm, nói đơn giản, là trước hết, lập cái chí nguyện mong cầu tuệ giác Vô thượng Bồ đề, kế đó, phát triển tuệ giác ấy...
(Xem: 16856)
Trong các công hạnh đơn giản mà sâu dày và khó thực hiện cho vẹn toàn nhất là hạnh buông xả. Hành giả Phật giáo lấy tâm buông xả làm công hạnh hàng đầu.
(Xem: 22959)
Một chút ánh sáng nhỏ nhoi, giúp con soi tỏ những giọt mồ hôi không hình nơi mẹ. Nhưng phải tự khi làm mẹ, mới thấu vô vàn cái nhọc mẹ mang.
(Xem: 13045)
Ra khỏi bóng tối - Thích Nữ Diệu Nghiêm dịch
(Xem: 21938)
Hôm nay, mùa Vu Lan báo hiếu lại trở về trên xứ Việt, hòa chung với niềm vui lớn này, xin được san sẻ cùng em đôi điều về đạo hiếu của con người.
(Xem: 22165)
Ngài Mục Liên là một tấm gương sáng chói tượng trưng cho lòng chí hiếubáo ân. Ngài đã thực hành phép sám hối để báo ân mà cứu được mẹ thoát khỏi địa ngục.
(Xem: 14861)
Kinh Phạm Võng dạy rằng “Người Phật tử nếu lấy tâm từ mà làm việc phóng sinh thì thấy tất cả người nam đều là cha mình, tất cả người nữ đều là mẹ mình.
(Xem: 23562)
Tâm Bồ đề là tâm rõ ràng sáng suốt, tâm bỏ mê quay về giác, là tâm bỏ tà quy chánh, là tâm phân biệt rõ việc thị phi, cũng chính là tâm không điên đảo, là chân tâm.
(Xem: 24079)
Cái chết theo Tan-tra thừa là một quá trình tan biến tuần tự của thân xác vật chấttâm thức, các hiện tượng tan biến này được phân loại thành nhiều cấp bậc...
(Xem: 23616)
Quyển "THIỀN QUÁN - Tiếng Chuông Vượt Thời Gian" là một chuyên đề đặc biệt giới thiệu về truyền thống tu tập thiền Tứ Niệm Xứ của đức Phật dưới sự hướng dẫn của thiền sư U Ba Khin.
(Xem: 17137)
Tôi đã lắng nghe Krishnamurti suốt nhiều ngày. Tôi đến những nói chuyện của ông, tham gia những bàn luận, ngẫm nghĩ...
(Xem: 19340)
Chính Ðức Phật đã dạy: “Trong các sự bố thí chỉ có Pháp thícông đức lớn nhất, không có công đức nào sánh bằng” ... Thích Chân Tính
(Xem: 27031)
Phật-pháp là trí tuệ thực nghiệm dạy chúng ta nhận định được bản chất căn bản của chúng tagiải thoát chúng ta khỏi sự sa đọa thành nạn nhân đối với những huyễn tượng...
(Xem: 14409)
Hiện nay câu hỏi này là một quan tâm chính đối với mọi người, bởi vì khoa học và công nghệ hiện đại đã phơi bày rõ ràng những khả năng xảy ra sự hủy diệt to tát.
(Xem: 13832)
Điều gì cần thiết là một cái trí không bị hành hạ, một cái trí rất rõ ràng. Và một cái trí như thế không thể hiện diện được nếu nó có bất kỳ loại thành kiến nào.
(Xem: 22674)
Đức Phật Thích Ca Mâu NiPhật Bảo. Ba tạng kinh luật luận do đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết ra là Pháp Bảo. Chư tăng đệ tử xuất gia của Phật đàTăng Bảo.
(Xem: 14720)
Điều lạ thường nhất về sống của Krishnamurti là những lời tiên tri được nói về anh trong thời thanh niên đã thành hiện thực, tuy nhiên trong một hướng khác hẳn điều gì được mong đợi.
(Xem: 17349)
Để có thể lắng nghe thực sự, người ta nên buông bỏ hay gạt đi tất cả những thành kiến, những định kiến và những hoạt động hàng ngày.
(Xem: 12658)
Nhìn vào toàn chuyển động của sống này như một sự việc; có vẻ đẹp vô cùng trong nó và năng lượng vô hạn; thế là hành động là trọn vẹn và có sự tự do.
(Xem: 13855)
Lúc này chúng ta hãy quan sát điều gì đang thực sự xảy ra trong thế giới; có bạo lực thuộc mọi loại; không chỉ phía bên ngoài mà còn cả trong sự liên hệ lẫn nhau của chúng ta.
(Xem: 10400)
Một cái trí chuyên biệt hóa không bao giờ là một cái trí sáng tạo. Cái trí mà đã tích lũy, mà đã đắm chìm trong hiểu biết, không thể học hành.
(Xem: 14666)
Khi năng lượng không bị hao tán qua sự tẩu thoát, vậy thì năng lượng đó trở thành ngọn lửa của đam mê. Từ bi có nghĩa đam mê cho tất cả. Từ biđam mê cho tất cả.
(Xem: 17195)
Ngài giáng sinh nơi vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini), thành đạoBồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya), thuyết bài Pháp đầu tiên tại vườn Lộc Uyển (Sarnath) và nhập Niết Bàn tại Câu Thi Na...
(Xem: 12538)
Chúng tathói quen tạo ra một trừu tượng về sợ hãi, đó là, tạo ra một ý tưởng về sợ hãi. Nhưng chắc chắn, chúng ta không bao giờ lắng nghe tiếng nói của sợ hãi đang kể câu chuyện của nó.
(Xem: 12689)
Có một khác biệt giữa không gian bên ngoài, mà vô giới hạn, và không gian bên trong chúng ta hay không? Hay không có không gian bên trong chúng ta gì cả và chúng ta chỉ biết không gian bên ngoài mà thôi?
(Xem: 10350)
Chúng ta là kết quả của những hành động và những phản ứng của mỗi người; văn minh này là một kết quả tập thể. Không quốc gia hay con người nào tách rời khỏi một người khác...
(Xem: 28712)
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma khích lệ chúng ta hãy triển khai lòng tốttình thương yêu mà Ngài luôn luôn quả quyết là những phẩm tính ấy đều đã có sẵn trong lòng mỗi con người chúng ta.
(Xem: 10686)
Sự liên hệ giữa bạn và tôi, giữa tôi và một người khác, là cấu trúc của xã hội. Đó là, liên hệ là cấu trúc và bản chất của xã hội. Tôi đang đặt vấn đề rất, rất đơn giản.
(Xem: 11123)
Lúc này tôi nghĩ có ba vấn đề chúng ta phải thấu triệt nếu chúng ta muốn hiểu rõ toàn chuyển động của sống. Chúng là thời gian, đau khổ và chết.
(Xem: 16864)
Phật pháp cho trẻ em - Tác giả: Jing Yin và Ken Hudson - Minh họa: Yanfeng Liu - Biên soạnchuyển ngữ: Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 15762)
“Đông du” ngày nay đã trở thành một từ quen thuộc. Không chỉ đối với các nhà thám hiểm, khách du lịch, người khảo sát văn hóa, mà cả những nhà khoa học, nhà triết học.
(Xem: 13332)
Khai sáng không lệ thuộc thời gian. Thời gian, ký ức, hồi tưởng, nguyên nhân – chúng không tồn tại; vậy thì bạn có thấu triệt, thấu triệt tổng thể.
(Xem: 12547)
Sự lèo lái của sinh lý học, mặc dù là một phần của điều mà phương Tây chúng ta gọi là “tự nhiên,” từ quan điểm Phật giáo, chính là một phần cơ cấu của luân hồi sinh tử.
(Xem: 11350)
Có lẽ rất xứng đáng khi dùng một ít thời gian cố gắng tìm ra liệu cuộc sống có bất kỳ ý nghĩa nào hay không. Không phải cuộc sống mà người ta sống, bởi vì sự tồn tại hiện nay chẳng có ý nghĩa bao nhiêu.
(Xem: 13021)
Thiền định là hành động mà đến khi cái trí đã mất đi không gian nhỏ xíu của nó. Không gian bao la này mà cái trí, cái tôi, không thể đến được, là tĩnh lặng.
(Xem: 19303)
Lắng nghe là một nghệ thuật không dễ dàng đạt được, nhưng trong nó có vẻ đẹp và hiểu rõ tuyệt vời. Chúng ta lắng nghe với những chiều sâu khác nhau của thân tâm chúng ta...
(Xem: 12241)
Chắc chắn, giáo dục không có ý nghĩa gì cả nếu nó không giúp bạn hiểu rõ sự rộng lớn vô hạn của cuộc sống với tất cả những tinh tế của nó, với vẻ đẹp lạ thường của nó, những đau khổhân hoan của nó.
(Xem: 28576)
Sách này đặt tên "Kiến Tánh Thành Phật", nghĩa là sao? Bởi muốn cho người ngưỡng mộ tên này, cần nhận được lý thật của nó. Như kinh nói: "Vì muốn cho chúng sanh khai, thị, ngộ, nhập tri kiến Phật".
(Xem: 10038)
Chúng ta dường như không bao giờ nhận ra rằng nếu mỗi người chúng ta không thay đổi triệt để trong căn bản thì sẽ không có hòa bình trên quả đất...
(Xem: 21503)
Các sự gia hộ được nhận qua các luận giảng này về sáu giai đoạn chuyển tiếp giống như một con sông nước dâng cao vào mùa xuân...
(Xem: 12779)
Kêu gọi thế giới là tựa của một quyển sách vừa được phát hành tại Pháp (ngày 12 tháng 5 năm 2011), tường thuật lại cuộc tranh đấu bất-bạo-động của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma hơn nửa thế kỷ nay...
(Xem: 17808)
Luật nhân quả không phải là luật riêng có tính cách tôn giáo. Trong vũ trụ, thiên nhiên, mọi sự vật đều chịu luật nhân quả, đó là luật chung của tự nhiên.
(Xem: 26203)
Đức Phật đã dạy chúng ta những cách sửa soạn bản thân cho sự chết bí ẩn và tận dụng những trạng thái của sự chết để tu tập. Nhiều vị Thầy đã viết sách về đề tài này.
(Xem: 11691)
Tốt lành chỉ có thể nở hoa trong tự do. Nó không thể nở hoa trong mảnh đất của thuyết phục dưới bất kỳ hình thức nào, cũng không dưới bất kỳ cưỡng bách nào...
(Xem: 10842)
Mọi hình thức thiền định có ý ‎thức không là một sự việc thực sự: nó không bao giờ có thể là. Cố gắngdụng ý khi thiền định không là thiền định.
(Xem: 22729)
Nếu hay tu trí tuệ thì không khởi phiền não. Trí tuệ vô ngã có thể từ chỗ nghe Phật pháp, thể nghiệm Phật lý, phản quan tự ngã, nhìn thấu nhân sinh mà có được.
(Xem: 12031)
Ngôi chùa nhỏ nằm khiêm tốn trong khoảng đất rộng đầy cây trái. Buổi tối, mùi nhang tỏa ra từ chánh điện hòa với mùi thơm trái chín đâu đó trong vườn.
(Xem: 10597)
Trước khi thành Thiền sư, Trúc Lâm đại sĩ đã từng làm vua nước Đại Việt. Đó là vua Trần Nhân Tông, người đã từng đẩy lui cuộc xâm lăng của quân Mông Cổ.
(Xem: 11378)
Tất cả mọi pháp hiện hữu, bắt đầu là cái Tôi, chẳng là gì cả ngoại trừ là những thứ được định danh. Không có các uẩn, không có thân, tâm, ngoại trừ những gì đã được ta quy gán.
(Xem: 11514)
Tư tưởng vị tha mong đạt được giác ngộ vì tất cả chúng sanh là một quan điểm vô cùng kỳ diệu! Khi bạn phát bồ đề tâm, bạn bao gồm tất cả mọi người, mọi loài trong ý tưởng làm lợi lạc cho họ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant