Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

14. “Dưới Những Tia sáng Cuối cùng của Mặt trời, Những dòng nước là Màu sắc của Những Bông hoa Mới nở”

18 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 8542)
14. “Dưới Những Tia sáng Cuối cùng của Mặt trời, Những dòng nước là Màu sắc của Những Bông hoa Mới nở”

TIỂU SỬ CỦA KRISHNAMURTI
Krishnamurti's biography by Pupul Jayakar
Lời dịch: Ông Không
Tháng 4-2011

PHẦN 2

 KRISHNAMURTI Ở ẤN ĐỘ

1947 – 1949

CHƯƠNG 14

“Dưới Những Tia sáng Cuối cùng của Mặt trời, Những dòng nước là Màu sắc của Những Bông hoa Mới nở.”

N

ăm 1949, Krishnaji sẽ khám phá chất lượng đặc biệt thuộc môi trường sống của Ấn độ: sự hoành tráng của những con sông, những hòn núi, và vùng quê của nó; những khu nhà tồi tàn, sự nghèo đói, và sự đau khổ của nó; và bụi bặm của những con đường mòn trên đó những bậc hiền nhân và những người tìm kiếm đã rảo bước trong hàng thế kỷ. Anh đang dò dẫm vào cái trí Ấn độ mà đã ngủ quên trong những trừu tượng và đã hài lòng trong những ý tưởng; anh đang phát triển mãnh liệt sự nhận biết về những cái bóng mà tách rời ý tưởng khỏi hành động.

 Từ Delhi anh đi bằng xe lửa đến Varanasi. Một người đàn ông ở chung cabin tàu của anh, quan tâm đến chết và những hiện tượng thuộc thân thể, hỏi anh về sự thật của chết và về sự tiếp tục. Khi xe lửa ngừng tại một nhà ga địa phương, một việc lý thú xảy ra.

 “Xe lửa đã ngừng,” Krishnaji nói, “và ngay lúc đó, một chiếc xe hai bánh to đang chạy qua, được kéo bởi một con ngựa. Trên xe là một xác chết, được gói chặt trong một miếng vải trắng tinh và buộc vào hai cọc bằng tre xanh dài, vừa mới chặt. Từ ngôi làng nào đó xác chết đang được mang đến sông để hỏa thiêu. Khi chiếc xe ngựa di chuyển qua con đường gập gềnh xác chết bị chao đảo tàn nhẫn, và dưới miếng vải chắc chắc cái đầu đang nhận được những tang thương nhất. Chỉ có một hành khách trong chiếc xe bên cạnh người chủ xe; anh ấy phải là một người bà con gần, bởi vì hai mắt của anh đang đỏ hoe vì khóc lóc. Bầu trời xanh lạt của đầu xuân và trẻ em đang chơi đùa và la hét trong bụi bặm của con đường. Chết phải là một cảnh thông thường, bởi vì mọi người đều tiếp tục với điều gì họ đang làm. Ngay cả người tìm hiểu về chết cũng không thấy chiếc xe và gánh nặng của nó.”

 Ngôi nhà Krishnaji sống tại Rajghat ở Varanasi, thành phố rực sáng bởi sự hành hương, được xây dựng trên khu Kasi cổ trên vùng đất cao gần Sangam, nơi nhập lại của những con sông Ganga và Varuna. Chính là nơi đây, tại nơi thiêng liêng nhất của chuyến hành trình ra biển của nó, con sông bẻ một vòng rất đẹp và chảy về hướng bắc đến nguồn của nó. Nơi đây gần cảnh cổ xưa của ngôi đền Adi Kesava mà Buddha, khi đã đạt được sự khai sáng tại Bodh Gaya, có thể đã băng qua con sông này, đi bằng phà, để đặt chân lên bờ sông. Theo con đường cổ xưa của những người hành hương này, Buddha đã đi đến cánh rừng săn hươu nai tại Sarnath để giảng bài pháp đầu tiên của ngài. Con sông Varuna rẽ nhánh, phân chia vùng Varanasi đô thị khỏi vùng nông thôn.

 Qua hàng thế kỷ những người thấy của mảnh đất này đã đến hai bờ của sông Ganga và để lại hạt giống những lời giảng của họ nằm im lìm trong đất. Buddha, Kapila Muni, Adi Shankara – những người thầy vĩ đại này đã ngồi dưới bóng râm của những cây nhiều mấu cổ xưa, trên ghats bậc sông hay dọc theo bờ sông. Những ngôi làng có những cái tên mang bằng chứng cho sự hiện diện của họ.

 Một thành phố nổi tiếng vì sự học hànhtìm kiếm, vì thái độ hoài nghingờ vực và sự tài giỏi lỗi lạc của cái trí duy vật biện chứng, chính ở Kasi mà Adi Shankara đã đến để thiết lập uy quyền tối cao của ông. Qua nhiều thế kỷ những người đả phá tôn giáo đã tràn lan qua thành phố, phá hoại những ngôi đền và những điện thờ; nhưng hạt giống của nghi ngờ, của tìm hiểu, và bản thể của những lời giảng vĩ đại, mà không có tại đền thờ hay trong bất kỳ quyển sách nào, đã được giữ gìn bởi những người nghiên cứu và những giáo sĩ. Trong những hội nghị bí mật, họ giữ chúng sinh động và nhắc nhở những tinh túy của một trí tuệ bất diệt. Dọc theo hai bờ sông này sự đối thoại và một dò dẫm vào “phía bên trong” của thiên nhiên và cái trí đã phát triển.

 Những cây xoan và cây xoài, cây bần đang nở hoa và cây đa mọc trên hai bờ sông Ganga thiêng liêng. Những tàn tích của đền thờ và ashrams thiền viện bị mọc che kín bởi cỏ may và những cây leo dại. Mỗi bình minh Krishnaji đứng trong bóng tối trên hàng hiên ngôi nhà của anh và nhìn ngắm lửa vào mặt trời đang mọc, đang sáng tạo thế giới mới mẻ lại. Một cái thuyền đã trôi qua, những cánh buồm của nó đã giương lên. Những xác chết trương lên – con ngườithú vật, những con kên kên đang đậu nghỉ ngơi trên thân thể của họ – được mang đi bởi những dòng nước. Mọi thứ đang chuyển động chầm chậm, an bình; những dòng nước gió mùa đã chấm dứt cơn cuồng nộ và tàn phá của nó, những dòng nước giống như những người nghèo khổ đã sống bên hai bờ sông đều có phẩm giá, dù gánh nặng của chúng đến chừng nào.

 Achyut và Rao Sahib Patwardhan, Maurice Friedman, Sanjeeva Rao, Nandini, và tôi cùng Radhika, người con gái mười tuổi của tôi, đều ở Varanasi. Mỗi buổi chiều chúng tôi dạo bộ cùng Krishanji trên con đường của những người hành hương. Những bông hoa trắng của những cây bần làm ranh giới cho con đường và hai bờ sông đã tỏa ra hương thơm của nó, và những bông hoa nở rộ thật đẹp nằm dưới bàn chân của chúng tôi. Những trận mưa rất to; con sông đã tràn qua hai bờ và cây cầu làm bằng tre và đất nung lung lay đã bị gẫy trong những tháng khô hạn vẫn chưa được dựng lên. Chúng tôi phải băng qua cầu bằng phà, được chèo hết sức bởi người lái đò. Ý nghĩa của nhịp điệu không bao giờ thay đổi được phơi bày ở Kasi. Một ý thức cổ xưa lan tràn mảnh đất và con người. Quá khứ vô tận trong khuôn mặt những người lái đò có nước da đen mềm mại được phản chiếu trên những dòng nước, những người đàn bà đang đội những bình nước trên đầu của họ, người dân chài đang quăng lưới.

 Một buổi chiều, một tá em nhỏ và những con dê đứng cùng những người chăn dê, đang chờ phà trên bờ sông. Krishnaji ôm lấy một con dê con, cử chỉ thật mau lẹ, tự nhiên; cú nhảy vào thuyền của anh rất chính xác và gọn gàng; đám trẻ cười khi thấy con dê bé tí vẫy đuôi và dịu dàng rúc vào người lạ. Chúng tôi qua sông và con dê con kêu be be đòi mẹ.

 Thấy một hòn đá trên đường, Kishnaji sẽ nhặt nó lên để nó không gây thương tích cho những bàn chân đất của một người dân làng. Anh rất tỉnh táo, lắng nghe những âm thanh của con sông, nhìn ngắm con người đi qua, những dòng nước, cây cối, chim chóc, và những con chó ở làng đang sủa liên tục. Anh sẽ im lặngchúng tôi sẽ im lặng cùng anh.

 Vào một trong những dạo bộ anh nói. “Con người hiện diện, bởi vì anh ấy có liên hệ; nếu không có sự liên hệ, con người không hiện diện. Muốn hiểu rõ về sống bạn phải hiểu rõ về chính mình trong hành động, trong liên hệ với con người, tài sản, và những ý tưởng.”

 Anh quay lại và chỉ vào con sông đang chảy và sau đó vào một cây đa cổ thụ. “Hầu hết chúng ta đều không nhận biết được sự liên hệ của chúng ta với thiên nhiên. Khi chúng ta thấy một cái cây chúng ta thấy nó bằng một quan điểm lợi ích thiết thực – làm thế nào đến được bóng mát của nó, làm thế nào sử dụng được gỗ của nó. Tương tự, chúng ta cư xử với quả đất và những sản phẩm của nó. Không có tình yêu quả đất, chỉ sử dụng quả đất. Nếu chúng ta thương yêu quả đất, sẽ có tiết kiệm những sự vật của quả đất. Chúng ta đã mất đi ý thức của hòa nhã, của nhạy cảm. Chỉ trong mới mẻ lại ý thức đó, chúng ta có thể hiểu rõ sự liên hệ là gì. Nhạy cảm không hiện diện bằng cách treo một vài bức tranh hay cắm một vài bông hoa trên mái tóc bạn. Nó chỉ hiện diện khi thái độ lợi ích thiết thực không còn nữa. Vậy là bạn không còn phân chia quả đất, vậy là bạn không còn gọi quả đất này là quả đất của bạn hay quả đất của tôi.”

 Krishnaji tổ chức những nói chuyện trước công chúng tại Kammacha ngay trung tâm thành phố. Giống như trong tất cả những nói chuyện của anh, những người tham dự là những thầy tu Phật giáo, những khất sĩ, những người hiến dâng từ Tổ chức Thông thái mà vẫn coi Krishnaji như người Thầy Thế giới, những du khách, những người giáo dục, và rất nhiều người trẻ mà đến đó vì hiếu kỳ. Những người uyên bác vĩ đại của Varanasi, đắm chìm trong truyền thống học hành, những người ngữ pháp và những yogi và những người hiến dâng, cũng ở đó để lắng nghe người thầy này mà khước từ tất cả những hệ thống và tất cả những đạo sư. Không có nhiều bàn luận được thực hiện, bởi vì những khó khăn về ngôn ngữ, nhưng Rao và Achut ở đó làm công việc thông dịch.

 Krishnaji có vô số những bàn luận cùng những hội viên của Rishi Valley Trust, những người điều hành những trường học ở Varanasi. Chúng tôi bàn luận về vị trí của uy quyền và sự sợ hãi trong giáo dục. Krishnaji bày tỏ sự không hài lòng của anh với cách tiếp cận để điều hành những học viện thuộc giáo dục và chất lượng của những giáo viên tại Rajghat. Không ai hoàn toàn hiểu rõ việc gì phải được thực hiện. Học giả Iqbal Narain Gurtu, một công dân được kính trọng nhiều của Varanasi, người nhiều năm đã gắn kết với công việc của Mrs. Besant và sau đó những trường học của Krishnaji, rất sợ hãi sự thay đổi. Ông đã kiên trì không chấp nhận sự thay đổi và tuyên bố rằng bất kỳ thay đổi quyết liệt sẽ dẫn đến thảm kịch. Uttar Pradesh cũng rất cổ hủ, cố chấp. Chỉ sự thay đổi dần dần là có thể được. Tuy nhiên, từ ngữ “dần dần” không tồn tại trong tự điển của Krishnaji; hành động là tức khắc, nảy sinh từ thấy sự kiện của “cái gì là”. Thế là có những gặp gỡ kéo dài lê thê.

 Rishi Valley Trust đang bị lay động đến tận những gốc rễ của nó. Những hội viên, nhận biết được sự quan tâm của Krishnaji đến tình trạng của những học viện, đệ trình những từ chức của họ và một nhóm hội viên mới được tuyển lựa.

 Năm 1948 Rishi Valley Trust gồm có hai học viện độc lập – một trường của trẻ em tại Rajghat, một trường của nam sinh và một trường cao đẳng của phụ nữ trong thành phố Kammacha, bên trong khu vực của Tổ chức Thông thái. Một khu giáo dục khác đã được thành lập cuối phía nam tại Rishi Valley ở Andhra Pradesh, nơi Subba Rao là người đứng đầu của trường địa phương đồng giáo dục. Subba Rao, một người hiến dâng có khả năng đánh thức sự thương yêutrung thành trong số những học sinh của ông, đã xây dựng ngôi trường bằng sự đơn giản khổ hạnh. Sự vắng mặt của Krishnaji trong nhiều năm, và không có một hướng dẫn rõ ràng về mục đích của ngôi trường, đã dẫn đến một thoái hóa của những tiêu chuẩn tại tất cả những mức độ trong cả hai trường Rishi Valley và Rajghat. Những giáo viên rất tầm thường. Chính phủ cho phép một cách giới hạn mọi linh động hay khả năng thay đổi. Quyền lợi bất di bất dịch được kiên cố bảo vệ và được quyết định để thấy rằng tình trạng hiện nay phải được tiếp tục.

 Vào tháng mười khi anh từ Varanasi trở lại Bombay, Krishnaji ở tại nơi cư trú của tôi, Himmat Nivas trên Dongersey Road. Nó là một căn hộ mở rộng bừa bãi có những căn phòng thật rộng và những trần nhà cao. Những không gian có phẩm giá, và Krishnaji phủ kín nó bằng sự hiện diện của anh; một yên tĩnh vẫn quanh quẩn ngay cả khi anh vắng mặt.

 Nhiều người khách đến gặp Krishnaji. Trong số họ là Morarji Desai, lúc đó là bộ trưởng tài chánh của Bombay, một tiểu bang tại thời điểm đó gồm cả Gujarat và Maharashtra. Krishnaji và ông bàn luận về những quyển sách thiêng liêng của Ấn độ. Nhận biết được một thiển cận và tự mãn nào đó cùng một thái độ “thánh thiện hơn anh” trong Morarjibhai,[14] Krishnaji nói rằng anh không đọc Bhagavad Gita và những quyển sách thiêng liêng chẳng có ích lợi gì cả. Morarjibhai kinh hãi, và sau đó bảo với tôi rằng ông không có ấn tượng gì cả.

 Lúc này Krishnaji cảm thấy mạnh mẽ rằng hoàn cảnh đang tồn tại của Rishi Valley Trust và những ngôi trường ở Rajghat không nên được cho phép tiếp tục. Tại một gặp gỡ vào ngày 8 tháng hai năm 1949, Krishnaji sẽ nói, “Một trường học được sinh ra từ sự xung đột không thể sáng tạo. Sự nhất quán trong những người làm việc là cốt yếu. Trường học nên được nhìn như một cơ quan tổng thể. Nên có sự quan tâm đến làm thế nào để khiến cho trung tâm được sinh động. Một trung tâm chết rồi chỉ có thể sản sinh những học viện chết rồi. Nếu con người thực sự hứng thú, Rajghat không thể tồn tại như tình trạng hiện nay.”

 Chính tại gặp gỡ này mà mọi người đã quyết định rằng Rao Sahib Patwardhan sẽ đi làm việc tại Rajghat. Ông đến đó vài tháng sau. Tình hình cần đến sự nhổ bật gốc rễ bám chặt của những cấu trúc cố định, thuộc tinh thần lẫn vật chất. Rajghat cần một nổ tung. Nhưng Rao Sahib lại do dự. Hoặc ông đã không tha thiết chuẩn bị để xác định rõ vấn đề, trao cho nó năng lượng tập trung duy nhấttình hình đòi hỏi, hoặc ông không biết làm thế nào để chặn đứng vấn đề. Cái trí của ông, bị trói buộc trong những cấu trúc, tìm kiếm những thay thế. Ông không nhận biết được rằng phủ nhận tình hình đang tồn tại sẽ mở tung cái mới mẻ. Năng lượng, cùng sự đam mê thúc đẩy của nó, và một tầm nhìn trung thành được cần đến tại Rajghat. Rao Sahib có nhiều bạn bè, ông nồng nhiệt và chí tình, mọi người thương yêu ông; Iqbal Narain Gurtu, một người cao niên cứng cỏi của Rajghat, là người bạn thân của ông. Nhưng cái gì đó trong sống cá nhân của ông, hay sự không khả năng để từ bỏ những lý tưởng của ông và sống trong không-chắc chắn, đã khiến cho bất kỳ hành động sáng tạo nào đều trở thành không thể được. Vào cuối năm Rao Sahib quay lại Poona, và Rajghat tiếp tục là một cái gương của sự trì trệ mà đã giam cầm Varanasi trong hàng thế kỷ.

 Một buổi sáng đầu năm 1949 một hình bóng nhỏ nhắn đầu cạo trọc lóc trong chiếc áo cà sa rung chuông tại cửa nhà Himmat Nivas. Cô xưng danh tánh là Chinmoyee. Người hầu ra mở cửa không thể nói liệu đó là một cậu trai hay một cô gái, và đến gặp tôi nói rằng một người tu hành đang chờ tại cửa. Biết rõ tình cảm đặc biệt của Krishnaji đối với người khất sĩ và chiếc áo cà sa, tôi nói lại với Krishnaji và anh gặp Chinmoyee ngay tức khắc. Cô sẽ quay lại sau.

 Câu chuyện về sống của cô tượng trưng cho một khía cạnh quan trọng của một trong những đặc điểm của Ấn độ, trong đó tinh thần cách mạngtôn giáo hòa nhập. Chinmoyee, tên gốc là Tapas, đến từ một gia đình của những người cách mạng Bengal. Người cha và người anh của cô đã chết trong tù. Người mẹ của cô làm việc trong một trung tâm giáo dục và nuôi nấng hai người con gái của bà. Theo người bạn thân nhất của Tagas, “Cô là một người toán học xuất sắc và một sinh viên đam mê thiên văn học.”

 Sau khi tốt nghiệp, trong một khoảng thời gian cô là nữ hiệu trưởng của Sister Nivedita School ở Calcutta. Cô luôn luôn muốn theo một sống tôn giáo, và sau cái chết của người mẹ, lúc ba mươi bốn tuổi cô rời nhà để tìm kiếm một đạo sư khất sĩ. Cô trải qua một thời gian ở Ramakrishna Mission, và sáu tháng ở tu viện của Anandmai Ma. Lối sống trong những nơi này không thỏa mãn cô. Cô dành thời gian ở Varanasi gặp gỡ những người uyên bác như Gopinath Kaviraj và Gobind Gopal Mookherjee.

 Chính tại thời gian này mà cô gặp vị thánh uyên bác vĩ đại của Bengal, Anirvanji. Ông đồng ýđạo sư khất sĩ của cô và đặt tên cô là Chinmoyee. Suốt bốn năm kế tiếp cô ở cùng ông, đầu tiên giúp đỡ ông trong công việc dịch thuật quyển Vedas, và sau đó quyển Life Divine Sống Thiêng liêng của Shri Aurobindo qua tiếng Bengali. Tiếp theo họ sống ở Almora, ở Uttar Pradesh. Do bởi liên quan đến sự gây quỹ cho việc xuất bản những tác phẩm của Anirvanji mà cô đi đến Bombay. Một người bạn gợi ý cô đi nghe Krishnamurti, lúc đó đang thực hiện những nói chuyện ở Bombay. Cô đến nghe anh và tìm kiếm một phỏng vấn.

 Phỏng vấn đó dường như đã thay đổi toàn thân tâm của cô – chắc chắn nó đã thay đổi toàn sống của cô. Quay lại Almora, cô tiến tới để sắp xếp những công việc cho Anirvanji; và ngay khi cô chuyển những trách nhiệm của cô cho một người khác, cô rời ông. Cô lấy lại tên cũ của cô, Tapas, và từ bỏ chiếc áo cà sa.

 Hoàn toàn một mình, mùa hè đầu tiên đó sự thôi thúc phía bên trong nào đó đã thúc giục cô thực hiện một chuyến đi đến Kailash và Manasarovar Lake ở Tây tạng, những nơi thiêng liêng của hành hương. Kailash, một hòn núi có hình chóp, được nghĩ là chỗ ở của Shiva hoàng hậu của Parvati. Manasarovar Lake nằm ở một phía của Kailash. Những dòng nước trong xanh của cái hồ này rất êm đềm, và những con thiên nga thần thoại được tin tưởng đã xuất hiện trên những dòng nước này. Chuyến hành trình đến Kailash nguy hiểm vô cùng. (Lộ trình đến Kailash từ phía Tibet vừa mới được mở cửa cho những người hành hương bởi chính phủ Trung quốc.) Một mình và không ai theo cùng, cô bắt đầu một chuyến hành trình nguy hiểm nhất qua những cái đèo cao 18.000 feet, tham gia cùng một nhóm những người hành hương chỉ khi nào cô không được phép đi một mình.

 Năm 1950 cô quay lại gặp Krishnaji. Cô không thể nhận ra được: Mặc một pymamakurta trắng, mái tóc đốm bạc đã làm tăng chiều dài của vai. Cô tiến đến Krishnaji và nói, “Tôi đã đến.” Anh trả lời, “Tốt”; và từ từ cô trở thành bộ phận của những người chung quanh anh.

 Trong những năm sắp tới cô sẽ đi đến mọi vùng đất của Ấn độ nơi Krishnaji nói chuyện: cuối cùng cô bắt đầu chăm sóc tủ quần áo của Krishnaji. Cô sẽ lẻn vào nhà không ai biết và che giấu không ai nhìn thấy – thậm chí đến mức độ núp đằng sau cửa – tháo những hành lý của Krishnaji, giặt và ủi quần áo của anh, sắp xếp chúng trong tủ và làm công việc vặt vãnh loanh quanh. Mặc dù chính cô chỉ mặc quần áo màu trắng, cô đã phát triển một ý thức đẹp về màu sắc. Chính cô khuyên bạn bè mua những loại vải cotton có màu mật tự nhiên và những loại vải lụa có màu vỏ cây kết cấu rõ ràng cho những kurta của Krishnaji. Cô thay đổi tủ quần áo của anh bằng một đôi mắt lạ thường dành cho những gì hiếm hoi và đẹp đẽ. Nhưng cô không chịu chia sẻ với bất kỳ ai về vai trò của cô. Sự vô trật tự nhỏ nhiệm nhất trong căn phòng được sửa chữa và những người giúp việc có liên quan đều bị nói rất nghiêm khắc. Họ coi cô như một người khủng bố; nhưng Tapas, là một khất sĩ, đã xóa sạch mọi cáu kỉnh, tức giận bên trong họ. Họ chạm hai bàn chân của cô và tiếp tục công việc. Cô ngồi suốt những bàn luận nhưng không bao giờ tham gia, mặc dù những người bạn của cô kể cho tôi rằng cô có sự hiểu rõ thăm thẳm về lời giảng và thường nói chuyện cùng những nhóm nhỏ bất kỳ nơi nào cô đi đến.

 Khi Krishnaji không ở Ấn độ cô sẽ biến mất một mình vào trong rừng, không sợ hãi – trong truyền thống của nhiều thế kỷ, cô là một người lang thang. Không thể xác định tuổi tác của cô. Trong hai mươi năm tôi biết cô, hầu như cô không có dấu hiệu già đi. Cuối cùng cô ngã bệnh bởi một căn bệnh không thể chẩn đoán được. Thân thể của cô dần dần gầy mòn đi, và cô chết vì một cơn đau tim năm 1976.

 Những vấn đề của Nandini với người chồng, Bhagwan Mehta, đang tiến đến sự khủng hoảng. Một vài tháng sau gặp gỡ Krishnaji, cô đã bảo với người chồng của cô rằng cô thích sống độc thân. Chắc chắn, tình huống đã nổ tung. Sir Chunilal Mehta bị bối rối, bị dày vò giữa người con trai của ông và đạo sư của ông; bởi vì nó hoàn toàn được tin tưởng rằng lời giảng của Krishnaji đã gây ảnh hưởng cho Nandini và dẫn em đến việc kết thúc sự tiếp xúc về thân thể với người chồng của em. Người ta nghĩ rằng Nandini không chín chắndự định của em được sinh ra từ sự không chín chắn đó. Sir Chunilal tìm kiếm sự can thiệp của Krishnaji, hy vọng rằng Krishnaji sẽ thuyết phục Nandini thay đổi quyết định của em; hay, nếu được cho thời gian cùng sự vắng mặt của Krishnaji, quyết định thất thường của Nandini sẽ thay đổi. Nhưng tình hình không thể được lắng dịu.

 Tôi không có ý định tìm hiểu những bất hòa hôn nhân mà sẽ dẫn đến một bùng nổ trong nhà của em tôi. Nhưng tình hình đã dẫn đến những xì xầm và bàn tán, và “những người thượng lưu” trong thành phố chính rộng lớn này bị khích động. Những người đàn ông bắt đầu nhìn lại những người vợ, những gia tộc vây quanh. Những đôi mắt của những người cư ngụ ở Malabar Hill hướng về phía ngôi nhà to lớn rời rạc trên Ridge Road, được tô điểm bởi những biểu hiện bên ngoài của một người buôn bán giàu có, giàu có trong nhiều thế hệ, nơi những người đàn bà che kín mặt và ca hát bị cấm đoán. Lady Chunilal, mẹ chồng của Nandini, là một bà già khô khan với cái miệng ngậm chặt và đay nghiến và ít mở lời. Sau hôn nhân của em, bà đã bảo với Nandini rằng một tiếng nói của một người đàn bà không nên được nghe rõ, và rằng em không được phép cười; em có thể cười miễn là răng của em không được phô ra. Trên tất cả, đôi mắt của thành phố hướng về Krishnamurti.

 Vào đêm có lễ hội Holi, khi những ngọn lửa đã được thắp sáng, tình thế giữa người chồng và người vợ bùng nổ. Con cái của em bị tách khỏi em, và Nandini chạy trốn. Nửa đêm em đến nhà mẹ tôi, cách nhà của Sir Chunilal Mehta khoảng một trăm yard. Bị thâm tím trên thân thể và tan nát trong tinh thần, đau khổ bởi sự mất mát con cái của em, sáng hôm sau em đến gặp Krishnamurti.

 Đã thu xếp đi trong vài ngày tới, K bảo em, “Hãy đứng một mình. Nếu bạn đã hành động từ những chiều sâu của hiểu rõ về chính mình, bởi vì trong chính bạn bạn đã cảm thấy rằng điều gì bạn đã làm là đúng đắn, vậy thì quăng bạn vào sự sống. Nước của nó sẽ giữ bạn, mang bạn, và nuôi bạn. Nhưng nếu bạn đã bị tác động, vậy thì Thượng đế giúp bạn. Người đạo sư đã biến mất.”

 Nandini không có tiền bạc gì cả. Con cái đã bị tách khỏi em và em chẳng có bao nhiêu sự nâng đỡ, bởi vì cha tôi đã chết. Em phải hoặc quay lại người chồng, hoặc ly thân và đối diện những hậu quả. Mẹ tôi, đang vật lộn bởi những biến cố hủy hoại bà, đến gặp Krishnamurti và kể với anh về gánh nặng mẹ cảm thấy không thể mang nổi. Anh bảo mẹ buông bỏ những gánh nặng của bà đi. Họ là trách nhiệm của anh. Mẹ khóc, nhưng những từ ngữ của anh đã dập tắt những sợ hãi của mẹ.

 Ý thức được những hậu quả sẽ xảy ra tiếp theo bất kỳ chuyển động nào của sự ly thân hợp pháp, tôi đến gặp Krishnaji và bảo với anh rằng mặc dù Nandini đã quyết định không bao giờ quay lại ngôi nhà cũ, dù ở trong hoàn cảnh nào chúng ta cũng không bao giờ có thể cho phép bất kỳ hành động hợp pháp nào, mà sẽ cần thiết để ổn định vấn đề trông nom con cái. Tôi nói rằng do bởi người chồng của Nandini không có lý do nào khác, tên của Krishnaji chắc chắn được đề cập vì đã tác động Nandini trong hành động từ chối tình dục của em. Anh nhìn tôi lâu lắm và sau đó hỏi, “Bạn đang cố gắng bảo vệ tôi?” Rồi anh dơ hai tay lên trong một cử chỉý nghĩa. “Có những hiện diện to tát hơn bảo vệ tôi. Đừng chùn bước, hãy làm điều gì là đúng cho Nandini và những đứa trẻ. Trẻ em quan trọng hơn. Không đặt thành vấn đề liệu cô ấy thắng hay thua, hãy chiến đấu.”

 Chẳng mấy chốc Nandini làm đơn kiện người chồng để có sự ly thân hợp pháp và quyền chăm sóc con cái, trên chứng cớ bạo lực. Con gái của em chín tuổi, cậu con trai lớn bảy tuổi, và cậu út ba tuổi. Vụ kiện bắt đầu vào mùa thu năm 1949. Trước lúc đó Krishnaji đã từ Ojai quay lại – đầu tiên đến Madras, và sau đó anh ở Ceylon và rồi Rajamundry, Andhra Pradesh. Những đoạn văn dài từ những nói chuyện trước công chúng của Krishnaji được trích dẫn bởi những luật sư của Bhagwan Mehta. Krishnaji đã vạch rõ trong những nói chuyện tại Bombay và Poona về sự đạo đức giả của xã hội Ấn độ, những quan điểm đạo đức của những người thầy tôn giáo và những người chủ gia đình, vị trí thấp kém của những người đàn bà và ngục tù của họ với người chồng và gia đình của họ. Krishnaji đã tha thiết, hăm hở, lo ngại. Nhiều phụ nữ đã tìm kiếm những phỏng vấn với anh ở Bombay, Poona, và Madras và đã bày tỏ sự đau khổ của họ, những khó nhọc của họ, và không khả năng đạp nát để được tự do của họ.

 Những luật sư gắng sức chứng thực sự ảnh hưởng, và sử dụng những lời giảng này để củng cố lập luận của họ. Đó là một tình huống lố bịch. Một người vợ đang kiện người chồng để có sự ly thân hợp pháp và những đoạn văn dài từ những bài giảng tôn giáo đang được sử dụng như bằng chứng.

 Người cha chồng của Nandini, mặc dù ông ủng hộ cậu con trai, không chuẩn bị nói một từ ngữ nào chống lại đạo sư của ông. Khi, trong cuộc đối chất, ông được hỏi liệu ông phản đối sự kết giao của Nandini với Krishnaji, Sir Chunilal Mehta bật dậy khỏi ghế ngồi của ông và nói lớn tiếng, “Không bao giờ, ngài là bậc vĩ đại nhất trong những người vĩ đại.”

 Theo ông chính là Nandini, được phụ giúp và tiếp tay làm bậy của người chị, Pupul Jayakar, mới là những người có lỗi. Ông nói về cách cư xử không đúng phép của Nandini ở Poona. Khi được hỏi, ông nói rằng ở Poona hai chị em cười nhiều và Nandini không che mặt bằng sari của em và cứ quả quyết ngồi phía bên phải của Krishnaji. Cách cư xử của em, theo Sir Chunilal Mehta, đã gây ra sự lo lắng trong số những người lớn tuổi quanh Krishnaji.

 Nhưng suốt phiên tòa không một từ ngữ nào được nêu lên mà gợi ý tà dâm hay không đứng đắn. Sự nhấn mạnh đều tập trung vào ảnh hưởngvai trò của nó đối với cái trí non trẻ không chín chắn.

 Quan toà ở Bombay High Court nghe những biện hộ và những biện bác trong yêu cầu ly thân của Nandini. Quan tòa Weston là một người dân sự ở Bombay, và đối với ông không thể nghĩ rằng có bất kỳ sự bạo lực nào có thể xảy ra trong gia đình nổi tiếng của Sir Chunilal Mehta, K. C. S. I.[15]

 Người cha của tôi, đã sống suốt đời của ông ở nơi lúc đó được gọi là United Provinces, đã chết, và gia đình của ông không được biết đến nhiều lắm ở Bombay. Quan tòa kết luận rằng yêu cầu ly thân vì những lý do bạo lực không được chấp thuận ở High Court của Bombay, và vụ kiện bị bác bỏ. Con cái, dưới sự chăm sóc hiện thời bởi Nandini, được giao trách nhiệm cho người chồng. Chúng tôi gửi một điện tín cho Krishnaji, báo cho anh tin tức. Trong thư trả lời, anh nói, “Bất kỳ việc gì sẽ xảy ra đều đúng.”

 Nhiều nghi ngờ thắc mắc đã nảy ra trong số những người gần gũi Krishnaji rằng liệu anh nên nói chuyện suốt tháng hai và tháng ba năm 1959 ở Bombay. Nandini đã chống án lên Bombay High Court để phản đối quyết định của thẩm phán Weston, và cả thành phố vẫn còn đang xôn xao bởi những lời bàn tán.

 Sau khi bàn bạc với Ratansi Morarji, cuối cùng người ta quyết định rằng Krishnaji nên nói chuyện ở Bombay. Ngày 19 tháng mười hai anh viết. “Vậy là bạn có thể đi và thực hiện những sắp xếp cần thiết. Nếu có thể, không phải một cái sảnh, nhưng một không gian mở, lần này không phải một ngôi nhà của một người giàu có. Liệu không có không gian mở yên tĩnh nào đó, một khu đất dễ chịu, trung tâm và tất cả việc đó? Những cái sảnh khủng khiếp lắm và tôi không cảm thấy thoải mái trong chúng.”

 Tại thời điểm đó, không có không gian mở nào sẵn sàng. Chúng tôi sắp xếp cho những gặp gỡ trước công chúng trên sân hiên cao của Sunderbai Hall, mà mở ra bầu trời. Số người tham dự những gặp gỡ trước công chúng đã gấp đôi, nhưng những người giàu có của xã hội và những người tư bản công nghiệp cùng những người vợ của họ lại vắng mặt khác thường.

 Trong chuyến trở lại Bombay, Krishnaji gặp lại nhiều bạn kết giao cũ. Không có một tình cảm đặc biệt nào trong thái độ của anh với Nandini. Anh gặp em nhiều lần một mình và từ chối cho phép bất kỳ không gian nào trong cái trí của em dành cho tự-thương xót. Anh không ngớt đòi hỏi rằng em phải đối diện với sự kiện là một sống đã kết thúc và em phải tỉnh táo với cái mới mẻ. Nhưng sự quan tâmtừ bi cho con cái của Nandini lại vô bờ bến. Bất kỳ khi nào có thể được, Nandini – người chồng cũ của em không biết – sẽ mang con cái của em đến gặp Krishnaji. Anh sẽ đặt hai bàn tay của anh lên trên hai mắt của cậu con trai lớn, người đã được bác sĩ bảo rằng cậu sẽ không bao giờ trông thấy bình thường nữa, bởi vì hệ thần kinh của một mắt đã không phát triển. Mắt được tốt lại và, trong những năm kế tiếp, Ghanashyan Mehta sẽ lấy bằng tiến sĩ môn kinh tế học của California University tại Berkley, và sau đó sẽ dạy tại Brisbane University, Úc.

 Rao Sahib và Achyut ở Bombay và mỗi sáng đều đến nhà của Ratansi để gặp Krishnaji. Người Thầy quyết định khơi nguồn một thức dậy trong Rao. Một buổi sáng khi chúng tôi tụ họp, Krishnaji nói giữa một bàn luận, “Chúng ta hãy xem thử liệu chúng ta có thể ở trong khoảng ngừng giữa hai suy nghĩ.” Rao trông ngờ vực, Achyut cảnh giác. Krishnaji bắt đầu thách thức cái trí của Rao, đang khước từ cho phép nó tẩu thoát vào những ý tưởng. Krishnaji đang đẩy Rao, đang khóa cái trí, đang ép buộc Rao không làm gì với nó, để thấy “cái gì là.”

 Chúng tôi đang ở trong cùng dòng suối như Rao; sự khước từ cho phép suy nghĩ tẩu thoát, hay thay đổi nó, đã sáng tạo một mãnh liệt của năng lượng trong cái trí. Ngay tích tắc, vì không thể lang thang, vì bị nhốt lại bởi năng lượng của nghi vấn, cái trí buông lỏng và nó đó kìa: sự cân bằng, không-lang thang, sự kết thúc của suy nghĩ, và của ý thức thuộc thời gian như khoảng kéo dài.

 Sự biểu lộ của Rao, mà đã là không-biểu lộ và ương ngạnh trong sự khước từ để được mang đi bởi Krishnaji của nó, bỗng nhiên sáng lên. Khuôn mặt của Rao đã thư giãn và có sự rõ ràng trong hai mắt của anh.

 Krishnaji thực hiện điều này lặp đi lặp lại; phá vỡ những biên giới của ý thức, qua suy nghĩ đang tự-kết thúc nó, đang không tìm được cửa để tẩu thoát.

 Chúng tôi đưa Krishnaji đến Elephanta Caves bằng thuyền máy. Đó là một đêm trăng tròn; một đêm khi sao Hỏa ẩn mình sau mặt trăng trong một phút; để hiện ra lại bằng sự rực rỡ tinh khiết.

 Những tia mặt trời hoàng hôn xuyên thấu và phơi bày những màu sắc bị giam giữ trong đá. Từ ánh sáng nhá nhem của hang động mờ mờ hiện ra khuôn mặt của vị thần ba đầu, cùng những đôi mắt cũng không nhắm lại hay mở ra; những đôi mắt thức dậy cả phía bên trong lẫn phía bên ngoài. Môi dưới đầy đặn và khoái cảm. Từ âm thanh đang cất lên của những bài thánh ca cổ bằng tiếng Phạn, bức tượng đã sáng tạo thiền định của vũ trụ. Krishnaji đứng trước bức tượng, yên lặng rất lâu. Sau đó anh quay lại và nói anh muốn trải qua một đêm trong hang động. Bỗng nhiên Rao Patwardhan bật ra thánh ca của Sankaracharya ca tụng Shiva; “Hiện diện” đó mà là, khi tất cả những chất lượng bị phủ nhận. Krishnaji, bị khích động thăm thẳm bởi chất lượng của âm thanh, đang ở trong một trạng thái của ngây ngất. Khi chúng tôi quay lại thuyền, anh liên tục hỏi Achyut, nó đã đi đâu, năng lượngsáng tạo mà đã thực hiện chất lượng rõ ràng của hình ảnh Maheshmurti?[16] Tại sao Ấn độ đã chết đi tất cả sự sáng tạo?

 Mặt trăng đang lên khi chúng tôi đi bộ về. Trẻ em trong làng đã tụ họp, tặng cho chúng tôi những bông hoa và vòi vĩnh tiền. Krishnaji cố gắng nói chuyện với chúng; chìa cho chúng thấy những cái túi trống không của anh, quay về phía chúng tôi và mong rằng chúng tôi sẽ cho chúng ít tiền. Anh cười với chúng, và cầm tay một em nhỏ, dắt em về phía thuyền. Trên thuyền tất cả chúng tôi cố gắng thấy được sao Hỏa đang ló ra từ phía sau mặt trăng, Krishnaji đến mũi thuyền và cuối cùng thấy nó, một đốm nhỏ xíu. “Nó đó kìa!” Anh la lên đầy phấn khích, như một đứa trẻ.

 Vào những gặp gỡ buổi sáng Krishnaji dò dẫm sâu hơn và sâu hơn và chúng tôi có thể chuyển động cùng anh. Cái trí cảm thấy luôn luôn thay đổi. Tôi nghe những từ ngữ mà không có những phản ứng thuộc từ ngữ – có một trôi chảy của âm thanh, từ ngữ, và nội dung. Thật ra tôi có thể đếm được số lượng của những suy nghĩ nảy ra trong hai tiếng đồng hồ chúng tôi trải qua cùng Krishnaji mỗi buổi sáng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 3883)
Tư Tưởng Phật Giáo Trong Thi Ca Nguyễn Du - HT Thích Như Điển
(Xem: 3061)
Phật Giáo Việt Nam Tại Châu Âu - HT Thích Như Điển
(Xem: 6864)
Tư Tưởng Phật Giáo Trong Văn Học Thời Trần - Tác giả: Nguyễn Vĩnh Thượng
(Xem: 5579)
Emily Elizabeth Dickison là nhà thơ lớn của Mỹ trong thế kỷ thứ 19. Bà sống phần lớn cuộc đời trong cô độc.
(Xem: 3885)
Ni Giới Việt Nam Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ - Thích Nữ Giới Hương. Hồng Đức Publishing. 2020
(Xem: 3047)
Tác phẩm “Xây dựng hạnh phúc gia đình” của Hòa thượng Thích Thắng Hoan là cẩm nang hướng dẫn xây dựng hạnh phúc cho người Phật tử tại gia.
(Xem: 12005)
“Nói Thiền tông Việt Nam là nói Phật giáo Việt Nam. Và những bậc cao Tăng làm sáng cho Phật giáo, làm lợi ích cho dân tộc từ thế kỷ thứ 6 mãi đến nay đều là các Thiền sư.”
(Xem: 5109)
Ai đã truyền Việt Nam Phật Giáo qua Trung Quốc: Khương Tăng Hội, người Việt Nam. Vào năm nào: năm 247 tây lịch.
(Xem: 3826)
Tư tưởng Phật giáo trong văn học thời Lý bản PDF - Nguyễn Vĩnh Thượng
(Xem: 9097)
Thầy Tuệ Sỹ Là Viên Ngọc Quý Của Phật Giáo và Của Việt Nam - Nguyễn Hiền Đức
(Xem: 7317)
Dưới Bóng Đa Chùa Viên Giác - hồi ký về một ngôi chùa đã đi vào lịch sử Phật giáo tỉnh Quảng Nam. Viên Giác Tùng Thư 2019 - Nhà xuất bản Liên Phật Hội
(Xem: 27056)
Tác phẩm Trí Quang Tự Truyện bản pdf và bài viết "Đọc “Trí Quang Tự Truyện” của Thầy Thích Trí Quang" của Trần Bình Nam
(Xem: 5864)
Tôi đặt bút bắt đầu viết "Lời Vào Sách" nầy đúng vào lúc 7 giờ sáng ngày 21 tháng 6 năm 1995 sau khi tụng một thời kinh Lăng Nghiêmtọa thiền tại Chánh điện.
(Xem: 5585)
Có lẽ đây cũng là một trong những viễn ảnh của tâm thức và mong rằng những trang sách tiếp theo sẽ phơi bày hết mọi khía cạnh của vấn đề, để độc giả có một cái nhìn tổng quát hơn.
(Xem: 6096)
Ai trói buộc mình? Không biết có bao giờ chúng ta tự đặt câu hỏi đó với chúng ta chưa? Đến chùa học pháp hay đi tu chỉ để cầu giải thoát. Mục đích tu hoặc xuất gia là cầu giải thoát sinh tử. Giải thoát có nghĩa là mở, mở trói ra. Cầu giải thoát là đang bị trói. Nhưng ai trói mình, cái gì trói mình? Khi biết mối manh mới mở được.
(Xem: 5568)
Sống Trong Từng Sát Naphương pháp thực tập sống tỉnh thức, sống và ý thức về sự sống trong từng mỗi phút giây. Đây là phương thức tu tập dựa trên tinh thần Kinh Bốn Lãnh Vực Quán Niệm.
(Xem: 5439)
Nguyên bản: How to practice the way to a meaningful life. Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma. Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 7741)
Mối Tơ Vương của Huyền Trân Công Chúa (Phóng tác lịch sử tiểu thuyết vào cuối đời Lý đầu đời Trần) HT Thích Như Điển
(Xem: 4744)
Nguyệt San Chánh Pháp Số 84 Tháng 11/2018
(Xem: 12010)
Nhẫn nhục là thù diệu nhất vì người con Phật thực hành hạnh nhẫn nhục thành thục, thì có thể trừ được sân tâm và hại tâm, là nhân tố quan trọng để hành giả thành tựu từ tâm giải thoátbi tâm giải thoát.
(Xem: 21804)
Tác giả: Diệu Hạnh Giao Trinh sưu tầm và kể chuyện, Nguyễn Minh Tiến hiệu đínhgiới thiệu
(Xem: 6468)
Cảm Đức Từ Bi - tác giả Huỳnh Kim Quang
(Xem: 7413)
Một bản dịch về Thiền Nhật Bản vừa ấn hành tuần này. Sách nhan đề “Thiền Lâm Tế Nhật Bản” của tác giả Matsubara Taidoo. Bản Việt dịch do Hòa Thượng Thích Như Điển thực hiện.
(Xem: 6692)
Tuyển tập “Bát Cơm Hương Tích” của Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng là một phần lớn của đời tác giả, ghi lại những gì Thầy mắt thấy tai nghe một thời và rồi nhớ lại...
(Xem: 6268)
Quyển sách "Hãy làm một cuộc cách mạng" trên đây của Đức Đạt-lai Lạt-ma khởi sự được thành hình từ một cuộc phỏng vấn mà Ngài đã dành riêng cho một đệ tử thân tín là bà Sofia Stril-Rever vào ngày 3 tháng giêng năm 2017.
(Xem: 8524)
THIỀN QUÁN VỀ SỐNG VÀ CHẾT - Cẩm Nang Hướng Dẫn Thực Hành - The Zen of Living and Dying A Practical and Spiritual Guide
(Xem: 6045)
Mùa An Cư Kiết Hạ năm 2016 nầy tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 67 để sang năm 2017 xuất bản với nhan đề là "Nước Mỹ bao lần đi và bao lần đến"
(Xem: 5688)
Người đứng mãi giữa lòng sông nhuộm nắng, Kể chuyện gì nơi ngày cũ xa xưa, Con bướm nhỏ đi về trong cánh mỏng, Nhưng về đâu một chiếc lá xa mùa (Tuệ Sỹ)
(Xem: 14168)
TĂNG GIÀ THỜI ĐỨC PHẬT Thích Chơn Thiện Nhà xuất bản Phương Đông
(Xem: 20173)
Người học Phật có được một tài liệu đầy đủ, chính xác, đáng tin cậy, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ tra cứu khi cần...
(Xem: 6847)
Tác phẩm nầy chỉ gởi đến những ai chưa một lần đến Mỹ; hoặc cho những ai đã ở Mỹ lâu năm; nhưng chưa một lần đến California...
(Xem: 6818)
Từ Mảnh Đất Tâm - Huỳnh Kim Quang
(Xem: 6381)
Một năm lại sắp trôi qua với những vết tích điêu tàn, khổ nạn để lại trên khắp trái đất. Nhìn lại, chúng ta không khỏi giật mình, và chạnh lòng thương tưởng
(Xem: 6474)
Chung trà cuối năm uống qua ngày đầu năm. Sương lạnh buổi sớm len vào cửa sổ. Trầm hương lãng đãng quyện nơi thư phòng..
(Xem: 6003)
Một năm lại sắp trôi qua với những vết tích điêu tàn, khổ nạn để lại trên khắp trái đất. Nhìn lại, chúng ta không khỏi giật mình, và chạnh lòng thương tưởng
(Xem: 7395)
Nước lũ từ thượng nguồn cuồn cuộn đổ về, lại thêm nước từ đập thủy điện ồ ạt xả ra. Dân không được báo trước.
(Xem: 7362)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dươnglưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoátgiác ngộ cho...
(Xem: 8490)
Là người mới bắt đầu học Phật hoặc đã học Phật nhưng chưa thấm nhuần Phật pháp chân chính, chúng tôi biên soạn...
(Xem: 6452)
Hôm nay là ngày 10 tháng 6 năm 2015, tại thư phòng chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc, tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 65 của mình...
(Xem: 6843)
Bắt đầu vào hạ, trời nóng bức suốt mấy ngày liền. Bãi biển đông người, nhộn nhịp già trẻ lớn bé. Những chiếc...
(Xem: 10459)
Phật giáo ra đời từ một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại - Ấn Độ - và nhanh chóng phổ biến tại các nước phương Đông...
(Xem: 19778)
Trong tập sách nhỏ này tôi đã bàn đến hầu hết những gì mọi người đều công nhậngiáo lý tinh yếu và căn bản của Đức Phật... Con Đường Thoát Khổ - Đại đức W. Rahula; Thích Nữ Trí Hải dịch
(Xem: 30164)
Tôi cảm động, vì sống trong đạo giải thoát tôi đã tiếp nhận được một thứ tình thiêng liêng, trong sáng; một thứ tình êm nhẹ thanh thoát đượm ngát hương vị lý tưởng...
(Xem: 16164)
Tập sách do Minh Thiện và Diệu Xuân biên soạn
(Xem: 19565)
Phật GiáoVũ Trụ Quan (PDF) - Tác giả: Lê Huy Trứ
(Xem: 11040)
Hạnh Mong Cầu (sách PDF) - Lê Huy Trứ
(Xem: 14286)
Đọc “Dấu Thời Gian” không phải là đọc sự tư duy sáng tạo mà là đọc những chứng tích lịch sử thời đại, chứng nhân cùng những tâm tình được khơi dậy trong lòng tác giả xuyên qua những chặng đường thời gian...
(Xem: 7737)
Báo Chánh Pháp Số 48 Tháng 11/2015
(Xem: 10458)
Nguyệt san Chánh Pháp Tháng 10 năm 2015
(Xem: 7915)
Báo Chánh Pháp Số 46 Tháng 9/2015 - Chuyên đề Vu Lan - Mùa Báo Hiếu
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant