Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

18. “Liệu có thể có hành động không hậu quả?”

18 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 8323)
18. “Liệu có thể có hành động không hậu quả?”

TIỂU SỬ CỦA KRISHNAMURTI
Krishnamurti's biography by Pupul Jayakar
Lời dịch: Ông Không
Tháng 4-2011

PHẦN 3

PHƠI BÀY LỜI GIẢNG

1950-1959

CHƯƠNG 18

“Liệu có thể có hành động không-hậu quả?”

M

ùa đông năm 1955 thấy Krishnaji ở Varanasi. Anh đã đến đó cùng Rosalind từ Sydney. Vẻ đẹp lạ lùng, kinh ngạc không còn nữa. Khuôn mặt đã trở nên có tuổi, tóc đã bắt đầu bạc đi.

 Anh tự-chất vấn mình lớn tiếng. “Hành động không-hậu quả là gì?” Suốt ba ngày anh khoét sâu vào nghi vấn, chối từ cho phép bất kỳ phản ứng tức khắc nào, buông cho nghi vấn tự-phơi bày, thả cho nó tự-giải phóng năng lượng bị nhốt chặt bên trong nó. Không rời khỏi nghi vấn, và trong suốt những gặp gỡ bàn luận những cái trí của chúng tôi khoét sâu cùng anh. Anh chối từ cho phép chúng tôi trả lời từ Gita hay bất kỳ quyển sách thiêng liêng nào. Đối với anh, nghi vấn phải gợi lên đáp án riêng của nó. Và vẫn vậy, mỗi đáp án từ quá khứ là một hậu quả, từ hiện tại là một hậu quả, và từ một tương lai bị chiếu rọi cũng là một hậu quả.

 Krishnaji hỏi, “Liệu có thể có hành động không-hậu quả? Liệu quá khứ, tương lai, có thể được mang vào cùng nhau trong hiện tại và được xóa sạch? Lỗi lầm quá khứ là một hậu quả, hành động vào nó của tôi là một hậu quả, sự từ chối để hành động vào nó của tôi cũng là một hành động, và tuy nhiên phải có hành động không-hậu quả.” Anh tiếp tục thâm nhập. Anh sẽ thâu nhận nghi vấn, cho phép mọi hàm ý vây quanh nghi vấn nảy ra, nhận biết sự phản ứng mà không chỉ trích hay bênh vực, và thế là phủ nhận nó. Tất cả tìm hiểu đều ngập ngừng, không cho phép bất kỳ phát biểu khẳng định nào.

 Rồi bỗng nhiên, vào ngày thứ ba, như thể đã có sự khai sáng, anh nói, “Liệu người ta có thể sống không-ý niệm của cái tôi? Liệu người ta có thể sống không-hình ảnh của cái tôi được phản ảnh? Chỉ trong đó mới có hành động không-hậu quả.”

 “Điều đó hàm ý gì?”

 “Sống không-ý niệm của cái tôi,” anh trả lời, “là nhận biết được sự chiếu rọi liên tục của cái tôi, và thấy nó sẽ phủ nhận nó.”

 Một buổi sáng khác anh nói, “Chúng ta chết bởi bệnh tật, tuổi già, tự tử. Chết là chìm vào cái không biết được, một cắt đứt đột ngột, một triệt tiêu.” Tiếp theo anh hỏi rất nghiêm túc, “Đang sống, liệu người ta có thể vào ngôi nhà của chết?”

 Sau nhiều năm, Rosalind đang viếng thăm Ấn độ. Cô đang gặp gỡ những người bạn cũ từ những ngày cô sống trong Tổ chức Thông thái, và có những người bạn mới, trong số họ là Malti Nowroji và Kanji Dwarkadas, em trai của Jamnadas và một người bạn kết giao cũ của Mrs. Besant. Kitty Shiva Rao cũng ở Varanasi, và họ dành ra những ngày dài cùng nhau. Sunanda Patwardhan đã làm việc như thư ký của Krishnaji từ năm 1949, trong khi Krishnaji ở Ấn độ. Cô ấy theo cùng anh khắp quốc gia, ghi lại bằng tốc ký, đánh máy những lá thư của anh, tham gia những nói chuyện và những bàn luận. Rosalind ưa thích cô ấy và dành cho nhiều tình cảm. Tuy nhiên, trong sự liên hệ của Rosalind với Krishnaji, những căng thẳng đã gia tăng nhiều lắm. Giống như Rajagopal, giọng nói đang phản đối Krishnaji của cô thường được nghe rất rõ. Đối diện với sự tức giận của cô, Knishnaji sẽ kể với chúng tôi sau đó, anh trở nên hoàn toàn yên lặng và thụ động. Anh lắng nghe rất chính xác, sâu sắc và toàn bộ, nhưng chối từ phản ứng. Sự mất khả năng khích động một phản ứng từ Krishnaji khiến cho Rosalind tức giận. Đó là một đối đầu không đối thủ. Người còn lại đã tan biến.

 Bằng vô vàn sự ngờ vực, Rosalind sục sạo để tìm ra “ảnh hưởng” đã gây ra sự thay đổi trong Krishnaji. Suốt nhiều năm Rosalind đã trở nên quen thuộc đến độ coi thường Krishnaji, và lúc này cô phát giác rằng bỗng nhiên không còn Krishnaji để tiếp xúc hay để cô thiết lập một liên hệ.

 Cố chấp, Rosalind quả quyết rằng Krishnaji phải đồng ý đi cùng cô để xem những hang động Ajanta và Ellora. Malti Nowroji và Sunanda theo cùng họ. Thời tiết rất nóng. Quang cảnh khô cháy, những tảng đá Deccan bị tan chảy dưới sức nóng của mặt trời. Chẳng có bao nhiêu màu xanh để làm dịu hai mắt. Krishnaji rất khổ sở, và khi họ quay lại Bombay, tình hình căng thẳng chẳng thay đổi chút nào.

 Krishnaji một mình quay lại Delhi vào đầu tháng mười năm 1956. Vẻ đẹp tràn ngập anh. Anh lại nói chuyện trong thành phố thủ đô sau nhiều năm, dưới một shamiana thoáng mát, một cái lều được dựng lên trên những bãi cỏ của Constitution Club. Những người ngoại giao, những khất sĩ, những viên chức, những thư ký, những giáo sư, và một ít người trẻ đến nghe anh.

 Những người trẻ chỉ là một nhúm người. Bất kể những tàn sát tập thể sau sự phân chia quốc gia, tình trạng thảnh thơi của sự tự do tiếp tục ở đỉnh điểm. Sự hào nhoángsung túc được sinh ra bởi những kỹ năng và những vật dụng của khoa học và công nghệ đang trở nên rõ ràngẤn độ. Những cái trí trẻ, bị kích thích và dễ dàng đáp lại những bùng nổ rộng lớn và mới mẻ của hiểu biết phương Tây và những cơ hội đang được mời mọc bởi công nghệ, không có hứng thú gì trong sự hiểu rõ về chính mình hay một viễn cảnh xa xôi. Chính là sự tức khắc và những cống hiến của mới mẻ đã làm cháy bỏng những cái trí của họ.

 Thế hệ già nua vẫn còn chìm sâu trong sự cằn cỗi của những truyền thống chết rồi; kèm theo cái chết của Gandhiji, những người theo Gandhiji đã nương dựa Vinoba Bhave. Được kích thích tò mò bởi Rao Sahib và sự hiến dâng hoàn toàn của Achyut cho Krishnaji và những lời giảng của anh, những người theo Gandhiji đã bắt đầu tham dự những nói chuyện của Krishnaji. Những bàn luận nhóm nhỏ đã khởi động. Shankar Rao Deo và Dada Dharmadhikari, hai thành viên rất quan trọng của Sarva Seva Sangh được trông thấy tại mọi họp mặt.

 Shankar Rao Deo, chín chắn trong sự đấu tranh vì tự do, bị lún sâu trong một truyền thống của khổ hạnh. Có giáo dục cao, ông là một trong những người đệ tử chỉ khoác một miếng vải giống như Gandhiji, tự-áp đặt cho chính ông những kỷ luật cứng ngắt của nhịn đói và thực hành brahmacharya, mà liên quan một lời thề sống hoàn toàn trong trắng. Ông đã vào tù nhiều lần, đã được phân loại “C” – loại thấp nhất dành cho những tù nhân. Những tù nhân chính trị loại “C” phải mặc quần áo tù, ăn thức ăn tù, và không cho phép được đọc báo hay sách. Kinh tởm những bất công đang lan tràn, ông đã phản đốithực hiện một nhịn đói. Từ chối hủy bỏ sự nhịn đói của ông đã chọc giận những uy quyền của nhà tù. Ông đã bị nhốt trói treo và đánh đập rồi quăng vào xà lim cùng những vết thương đang hoành hành. Một hoang dã và một khẩn thiết nhiệt thành cho cái không thể diễn tả được rực lửa trong hai mắt của ông; ông đã chặn đứng những giác quan của ông bằng một khổ hạnh khắc nghiệt; sâu thẳm bên trong là những tuyệt vọng và những khao khát, những đam mê, và những tham vọng không được thành tựu. Trong tù Shankar Rao Deo đã tiếp xúc mật thiết với Javdekar, một người bạn thân của Tilak và Bhagwat,[3] và một người kết giao của Mahatma Gandhi từ năm 1920. Được công nhận như những người trí thức ở Maharashtra, họ bị lún sâu trong những truyền thống tốt lành của học hành. Cùng với họ, Shankar Rao Deo đã đọc những quyển sách của Krishnamurti. Trong những năm sau Javdekar và Bhagwat đã tham dự những nói chuyện của Krishnaji, nhưng chưa bao giờ gặp mặt trực tiếp với anh. Họ cảm thấy mạnh mẽ rằng Krishnaji đang diễn tả, mặc dù trong một ngôn ngữ mới, toàn bộ vị trí Advaita của Vedanta.

 Năm 1948 Javdekar và Bhagwat, trong tờ Lok Shakti, một nhật báo được tôn trọng nhiều ở Maharashtra, viết một bài báo dài sáu cột trong đó Kishnaji được tuyên bố là một con người “đã nhận ra”. Những học giả uyên thâm ở Maharashtra chấp nhận Krishnaji năm 1948; và những học giả ở Varanasi cũng làm như vậy mãi đến năm 1970. Kèm theo sự chấp nhận Krishnaji của Javdekar và Bhagwat, vô số những người tư tưởng và những người viết văn được cuốn hút tới anh. Họ thấy trong anh một Người Thầy mà, không mâu thuẫn với quá khứ, đã đập nát truyền thống, thăng hoa nó. Qua anh, họ thấy bộc lộ Sự thật vĩnh cửu, khai sáng.

 Năm 1948, Shankar Rao Deo ở New Delhi cho những hội nghị của Constituent Assembly. Ông cũng tham dự những bàn luận nhỏ Krishnaji tổ chức cùng thời gian đó. Tại một trong những bàn luận đầu tiên, Krishnaji đã bàn luận về bạo lực và chủ nghĩa quốc gia. Shankar Rao Deo nói về đề tài này, “Muốn hiểu rõ Krishnaji bạn phải hiểu rõ về ‘cái tôi.’ Krishnaji đã nói, ‘Hiểu rõ về “cái tôi” có dính dáng đến thời giankhông gian; sự hiểu rõ hiện diện, khi thời gian đã kết thúc.’ ”

 1956 là năm của Buddha Jayanti, và chính phủ Ấn độ mời Dalai Lama từ Tibet viếng thăm Ấn độ và những vùng thiêng liêng liên quan đến Đấng Giác ngộ. Apa Sahib Pant, một viên chức cấp cao trong Bộ Ngoại giao và thời gian đó cũng là một viên chức chính trị ở Sikkhim, được yêu cầu tháp tùng Dalai Lama khắp quốc gia. Họ đi bằng một chiếc xe lửa lớn có điều hòa không khí được theo cùng bởi rất nhiều người tùy tùng.

 Là người đứng đầu tôn giáo thuộc tăng lữ thế tục của Chính thể Tây tạng, sống của Dalai Lama bị trói buộc nghiêm ngặt bởi những nghi thức ngoại giao. Ngài đã là một con người của sự huyền bí. Ở Tây tạng, hiếm khi nào có thể nhìn thấy được ngoại trừ một vài lạt ma, ngài sống một sống của kỷ luật và thiền định. Đây sẽ là chuyến viếng thăm đầu tiên của bất kỳ Dalai Lama nào ra khỏi vùng đất huyền bí.

 Vào tháng mười một khi ngài đến Madras, Apa Sahib Pant đã đề nghị người hóa thân hai mươi tuổi của thiêng liêng rằng ngài nên viếng thăm Krishnamurti, lúc đó cũng đang ở Vasant Vihar. Apa Sahib đã kể về sống của Krishnaji và bản chất lạ thường trong những lời giảng của anh. Người thầy tu trẻ đã thốt lên, “Một Nagarjuna!”[4] và đã biểu lộ một khao khát nhiệt thành muốn gặp Krishnaji. Những người quanh Dalai Lama bị lo lắng. Đó là một phá vỡ tất cả những nghi thức ngoại giao. Nhưng Dalai Lama quả quyết, và gặp gỡ được sắp xếp.

 Trong những từ ngữ của Apa Sahib, “Krishnaji tiếp [Dalai Lama] đơn giản. Hấp dẫn vô cùng khi cảm thấy một tình cảm sôi nổi ngay tức khắc lóe sáng giữa họ.” Dalai Lama hỏi một cách hòa nhã nhưng thẳng thắn, “Thưa Ngài, ngài tin tưởng cái gì?” và sau đó nói chuyện của họ tiếp tục trong những câu hầu như vỏn vẹn bằng một âm tiết, bởi vì nó là một chuyển tải không-hoa mỹ. Vị Lama trẻ tuổi đang cảm thấy cùng nền tảng thân thuộc khi Krishnaji gọi ngài là “đồng trải nghiệm.” Trên chuyến hành trình quay lại Raj Bhawan, Dalai Lama sẽ nói, “Một con người vĩ đại, một trải nghiệm vô biên.” Dalai Lama cũng biểu lộ một ao ước gặp lại Krishnamurti.

 Từ giữa những năm 1950, Shankar Rao Deo trở thành một con người quen thuộc tại những nói chuyện của Krishnaji; mỗi mùa đông anh ấy sẽ viếng thăm Varanasi và ở tại bộ chỉ huy Sarva Seva Sangh, đã được xây dựng tại lối vào Rajghat. Cùng Rao Sahib Patwarhan, tôi thường viếng thăm anh ấy ở đó và phát giác anh ấy bị bận rộn trong shram dan – quà tặng của công việc, mà cùng với quà tặng của đất đai, là bộ phận của những giảng thuyết của ẩn sĩ Vinoba Bhave. Chúng tôi sẽ thấy Shankar Rao ngồi hàng tiếng đồng hồ với một cái sàng thóc, nhặt những cục sạn nhỏ xíu ra khỏi gạo. Tôi buồn cười khi thấy anh ấy đang làm hoạt động có vẻ vô lý này, nhưng đối với Rao Sahib những hành động của anh ấy có vẻ lại phù hợp hoàn toàn.

 Shankar Rao thường đến nghe những nói chuyện của Krishnaji; anh ấy sẽ tham gia những bàn luậnthỉnh thoảng gặp K một mình. Krishnaji sẽ giễu cợt cùng Shankar Rao, làm cho anh ấy cười, chỉ ra con sông và cây cối, nói về vẻ đẹp, tình yêu, và bản chất của từ bi, và bao bọc anh ấy bằng thương yêu. Shankar Rao sẽ lắng nghe, bị cuốn hút mãnh liệt bởi Krishnaji, tuy nhiên toàn nền quá khứ của anh ấy lại phản kháng lại những từ ngữ của K. Anh ấy không thể hiểu rõ sự khẳng định của Krishnaji về sự cần thiết phải có tình yêu, vẻ đẹp, và nhạy cảm. Thái độ của Krishnaji đối với ý thức và đối với sự ham muốn làm bối rối anh ấy. “Lắng nghe sự ham muốn như bạn lắng nghe gió len lỏi giữa những cái cây,” Krishnaji nói. Đệ tử của Gandhi, được nuôi dưỡng trên những ý tưởngyêu cầu hủy diệt sự ham muốn, không biết hướng về đâu và nói cái gì. Shankar phát giác khó khăn vô cùng khi muốn hòa hợp lời giảng của Krishnaji với những lý tưởng của Gandhi.

 Sau đó, đáp án của Krishnaji đối với sự khổ hạnh cố chấp và sự phủ nhận kiên quyết về những giác quan của Shankar Rao được phản ảnh trong những nói chuyện của Krishnaji ở Bombay. Tháng hai năm 1957 Krishnaji sẽ nói, “Khiến cho những giác quan vô cảm với những sự việc được hiểu là huyên náo, mâu thuẫn, xung đột, đau khổ, là phủ nhận toàn chiều sâu và vẻ đẹp và vinh quang của sự tồn tại. Sự thật đòi hỏi toàn thân tâm của bạn, một con người tổng thể, không phải một cái trí bị tê liệt. Có một trận chiến liên tục giữa “tôi là gì” và “tôi nên là gì.” Đây là mạng lưới của đau khổcon người bị trói buộc. Khóa chặt những giác quannuôi dưỡng sự vô cảm. Mặc dù bạn có lẽ đang tìm kiếm Thượng đế, cái trí của bạn bị làm cho đờ đẫn.”

 Trong những bàn luận nhỏ, bản chất của đang là và đang trở thành được tìm hiểu. Nảy mầm trong những ngõ ngách tối tăm của cái trí, “ham muốn để trở thành là đất màu trong đó sự đau khổ bám rễ.” Cái trí, muốn được tự do, phải thấy chính nó như kết quả của thời gian – chỉ trong năng lượng của hiểu rõ về chính mình, sự thâm nhập thực sự mới có thể xảy ra.

 “Có một chuyển động lạ thường trong trạng thái yên lặng của phát hiện từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, mà triệt tiêu sự nảy mầm trong cái trí. Hiểu rõ về chính mình là hiểu rõ về đang trở thành trong chính mình. Cách mạng tôn giáo là sự kết thúc của đang trở thành.” Trong dạo bộ buổi chiều của anh trên bãi biển Worli, anh nói về hành động của lắng nghe như “không-chủ định và không-tính toán. Nó là một hành động của sự thật, bởi vì trong nó là sự chú ý tổng thể,” và nó là hành động của sự yên lặng như “nguồn của mọi sáng tạo.” Tiếp theo anh đưa ra một phát biểuảnh hưởng sâu thẳm, mà sẽ tìm được sự giải thích lại trong những nói chuyện của anh. “Liệu có một cảm thấy không-suy nghĩ? Liệu bạn có thể lướt trên một cảm thấy mà không hướng dẫn nó, không tìm kiếm để thay đổi nó, không gọi nó là tốt lành hay xấu xa? Hãy thử nó,” anh nói.

 Shankar Rao hiện diện tại những nói chuyện và tại những bàn luận nhỏ. Những xung đột của anh ấy và những phản ứng phức tạp của anh ấy dường như đã mãnh liệt thêm. Shankar Rao Deo không thể theo đuổi một sống cùng cả đam mê lẫn khổ hạnh. Ở Bombay, Krishnaji hỏi, “Nếu bạn biết rằng bạn sắp sửa chết, bạn sẽ làm gì? Liệu bạn có thể sống trọn vẹn một tiếng đồng hồ – sống một ngày – một tiếng đồng hồ – như thể bạn sắp sửa chết tiếng đồng hồ kế tiếp? Nhưng nếu bạn chết để cho bạn đang sống trọn vẹn trong tiếng đồng hồ này, có sinh lực vô biên, chú ý vô cùng đến mọi thứ. Bạn nhìn vào mùa xuân của sự sống, nước mắt, bạn cảm thấy quả đất, chất lượng của cái cây. Bạn cảm thấy tình yêu mà không có tiếp tục và không có mục tiêu. Vậy thì trong chú ý đó bạn sẽ phát hiện “cái tôi” không hiện diện. Vậy thì cái trí, bởi vì trống không, có thể tự-làm mới mẻ chính nó.”

 Trong mùa đông năm 1956, Vimla Thakkar, một người phụ nữ hiến dâng trẻ của Vinoba Bhave, sẽ theo cùng Shankar Rao và Dada Dharmadhikari để gặp Krishnaji ở Varanasi. Cô là một người Maharashtra, đam mê ngôn ngữ, học tiếng Phạn và những sách cổ của Ấn độ. Từ niên thiếu cô đã quyến luyến một sống tôn giáo, và có những hiện hình của Krishna và những trải nghiệm huyền bí khác. Trong tìm kiếm một đạo sư, vài năm cô đã là đệ tử của Tukroji Maharaji, một vị thánh được chấp nhận của Maharashtran, và sau đó đã rời ông để theo Vinoba Bhave. Cô đã đi bộ cùng ông ấy qua những ngôi làng của Ấn độ. Giảng đạo đến rất tự nhiên cho cô. Cô thấy mình như một phụ nữ của số mạng; điều này trao tặng cô năng lượng, hùng biện, và động cơ mãnh liệt.

 Trong suốt những bàn luận Krishnaji, nhận biết hình ảnh tự tạo của cô, đã nói với cô, “Đừng cố gắng trải nghiệm sự thật qua Shankara, Krishna, Gandhi, Krishnamurti.” Cô chất vấn anh, nhưng phát giác rằng dường như không có sự liên quan giữa những câu hỏi cô đưa ra cho Krishnaji và những trả lời của anh. Bởi vì những trả lời của anh là một thách thức cho cái trí của cô và những giả thiết của nó.

 Vimla Thakkar đang thực hành khắc nghiệt sự khổ hạnh và kỷ luật yoga, và cô đang bị đau đớn nhiều trong tai của cô. Sự đau đớn trong tai của cô tiếp tục, và những bạn bè của cô đã bảo rằng điều đó do bởi sự thức dậy của kundalini. Một buổi sáng khi cô, Shankar Rao, và Dada Dharmadhikari đang bàn luận khía cạnh nào đó về lời giảng cùng Krishnaji. Dada nói về sự đau đớn nơi tai của Vimla. Anh ấy kể với Krishnaji rằng nó liên quan đến những thực hành yoga của Vilma, nhưng Krishnaji không đồng ý. Anh yêu cầu cô đi khám bác sĩ, bởi vì anh cảm thấy rằng nó không là một trải nghiệm huyền bí nhưng là một căn bệnh vật chất. Cô chán nản khi nghe Krishnaji nói điều này, nhưng sau đó đi đến một bác sĩ về tai và năm 1960 được giải phẫu ở Bombay. Sự đau đớn không còn, nhưng cô lại bị điếc hoàn toàn trong một tai.

 Tháng mười hai năm 1960 cô gặp lại Krishnaji ở Varanasi cùng Shankar Rao và Dada. Suốt nói chuyện bệnh điếc được đề cập, và bỗng nhiên Krishnaji nói, “Hồi trước khi tôi còn nhỏ mẹ tôi thường bảo với tôi rằng tôi có quyền năng chữa bệnh trong hai bàn tay này.” Anh nói rất rụt rè, luôn luôn như thế khi anh nói về mình. “Bạn có muốn tôi xem thử liệu tôi có thể giúp đỡ tai của bạn?” Vimla từ chối. Được nuôi dưỡng trong một truyền thống khiến cho cô phản ứng mạnh mẽ chống lại tất cả những người thực hiện phép lạ, cô đã trả lời rằng cô không tin những việc này, và thế là khoảnh khắc trôi đi. Sau đó Dada khiển trách cô và bảo với cô rằng đáng ra cô không nên từ chối. Krishnaji không giống như những sadhu thông thường đang sống dựa vào những phép lạ. Sau nhiều bàn luận, cô quay lại gặp Krishnaji và tìm kiếm sự trợ giúp.

 Krishnaji có một cách rõ ràng khi thực hiện một hành động chữa trị. Người bệnh ngồi trên một cái ghế dựa, Krishnaji đứng phía sau, và đặt hai bàn tay trên đầu của bệnh nhân. Sau đó, bằng một cử chỉ, dường như anh quẳng đi cái gì đó đã vào hai bàn tay của anh. Anh sẽ lặp lại việc này nhiều lần. Tiếp theo anh đặt hai bàn tay của anh trên đầu người bệnh rất lâu, rồi anh yêu cầu người bệnh ngồi yên lặng một lúc. Luôn luôn Krishnaji rửa tay sau khi xong việc. Bằng cách này, trong nhiều ngày anh đặt hai bàn tay trên tai của Vimla, và thính giác từ từ hồi phục.

 Vimla theo Krishnaji tới Bombay, nơi anh đang nói chuyện. Anh hỏi cô về tai của cô. Cô trả lời cô đang nghe âm thanh của một tiếng sáo trong tai bị điếc. Anh bảo với cô rằng cô đang diễn giải âm thanh thành hình ảnh riêng của cô; anh yêu cầu cô đừng làm như thế và sử dụng một miếng băng bằng đá lạnh trên tai để chữa tiếng ồn. Sau đó cô theo Krishnaji đến London – và đến Saanen ở Thụy sĩ, nơi anh tiếp tục sự điều trị của anh. Từ Saanen cô vui vẻ viết cho Dada, “Tôi đã được hồi phục, và có thể nghe rất rõ ràng.”

 Tại một phỏng vấn ở Wimbledon, Vimla hỏi Krishnaji về những quyền năng chữa bệnh của anh. Anh trả lời cô, “Tôi e rằng bạn sẽ không hiểu.”

 Cô theo anh đến Gstaad, Thụy sĩ. Krishnaji trông không khỏe lắm, và có vẻ đang trải qua một căng thẳng. Cô lại hỏi anh về những quyền năng chữa trị, bởi vì cô cảm thấy rằng sự chữa trị đã ảnh hưởng cả cái trí của cô cũng như thân thể của cô. Bệnh điếc đã khỏi, và cái trí cũng được giải thoát, được tự do khỏi ngục tù. Cô cảm thấy phía bên trong cái gì đó được buông lỏng, không thể chịu đựng những biên giới.” Krishnaji sẽ nói rất nghiêm túc với cô, “Ai bảo với bạn rằng hai cái có liên quan?” Lại nữa cô hỏi anh về “nổ tung” bên trong cô. Nhưng anh không khuyến khích cô trong sự tin tưởng của cô, và chối từ thừa nhận rằng sự tiếp xúc của anh đã mang lại những thay đổi tinh thần sâu thẳm và giải thoát khỏi ngục tù. Cô quyết định không tham gia bất kỳ những nói chuyện nào của Krishnaji nữa, nhưng bắt đầu tự nói về sự thật, một mình cô.

 Trong khi đó, những xung đột phía bên trong của Shankar Rao đang gia tăng. Năm 1962, giữa xung đột của Trung quốc và sự đối đầu gian khổ giữa Kennedy và Kruschev, Shankar Rao quyết định dẫn đầu một tuần hành hòa bình đến Trung quốc. Bạn bè ông cố gắng can gián, nhưng ông vẫn cương quyết. Thế là một nhóm nhỏ bắt đầu đi bộ trên con đường mòn đầy bụi bặm xuyên quốc gia. Không người nào biết rõ rằng lộ trình này sẽ dẫn họ đến đâu; những biên giới bị quên bẵng và thế là họ đi. Thi sĩ Allen Ginsberg và người bạn của ông Peter Orlovsky, những người thành lập phong trào Beat, cùng sự phản đối của nó chống lại phe có uy quyền và sự nghi ngờ của nó đối với tất cả những giá trị vật chất, cũng có mặt ở Ấn độ thời gian đó. Họ đang tìm kiếm sự thật trên bãi hỏa thiêu Varanasi, cùng với Aghori Bawas và Nath Panthis dữ tợn.[5] Được hài lòng bởi hành động nhân đạo điên rồ của Shankar Rao, họ tuần hành một phần của con đường cùng ông, cất lên tiếng hát bhajans trong giọng mũi người Mỹ của họ.

 Phòng điều tra trung ương CBI [Central Bureau of Investigation] bắt đầu nghi ngờ về hai người đàn ông dơ dáy tóc dài để bộ râu quai nón này. Họ không đồng ý gia hạn thị thực nhập cảnh. Tôi nhận được một điện tín từ Bombay của họ: “Bị quấy rầy bởi Phòng Điều tra tội phạm CID [Criminal Investigation Department], gia hạn thị thực bị khước từ, đã điện tín cho Nehru, Galbraith và Lord Ganesh đến Delhi vào ngày thứ hai – Allen và Peter.” Tôi giải thích vấn đề của những người tìm kiếm phương Tây này cho Viswanathan, một thư ký rất thông cảm nhưng ngờ vực của Bộ Nội vụ, mà đã bảo với tôi rằng điện tín của họ đã được gửi đến Thủ tướng Nehru trước ông ấy, và rằng danh tánh của tôi đã được cho để xác nhận sự chính trực của họ. Họ được chấp nhận gia hạn. Sau đó, họ tuần hành lại cùng Shankar Rao. Ngày 16 tháng ba năm 1963 họ đã viết:

 

Pupul thân mến,

Chúng tôi cỡi voi trong sở thú & sau đó ra ngoài đến Khurja và trải qua một ngày đi bộ cùng Shankar Rao Deo & những người tuần hành khác. Họ đang gây chú ý tức là đang thách thức sự điên cuồng của loa phóng thanh bằng sự bình thản của từng người. Trải qua buổi tối cùng họ; họ tiếp nhận chúng tôi & đối xử với chúng tôi tốt và chúng tôi sờ vào bàn chân đi bộ của họ & rời. Tôi điện thoại đến nhà của bạn khi chúng tôi trở lại Delhi, chồng của bạn trả lời bạn vẫn còn chưa về. Tôi đoán anh ấy đã kể lại cho bạn –

 OK –

 Thân, Allen

Hollo Pupul & Babu Pa và Babu Ma,

Thật vui khi tuần hành cùng họ ngày và đêm, trước chuyến tuần hành chúng tôi ngủ chung với họ trong một ashram một phòng duy nhất tất cả chúng tôi đều trong một phòng, ngủ bên cạnh tôi là một người tên là Jain từ Madras mà viết bài cho một nhật báo Budan [công việc của Bova] – cũng có một cô gái trẻ từ Bangalore kết hôn với một người Áo theo Gandhi, cả hai đều đang tuần hành đến Bắc kinh có tên là DADA đang theo cùng Shankar Rao trong tuần hành và nói chuyện suốt vài tháng – DADA kể chuyện đùa làm vui vẻ mọi người –. Tôi hy vọng họ đến được Bắc kinh – sẽ tuyệt vời lắm nếu Bhave & Nehru & Shankar Rao Deo có thể gặp gỡ & dạo bộ cùng nhau một ngày & nói về –

 Yêu & Ganes

 -Peter-

 Lúc này bạn đang đọc gì?

 Vừa đọc xong Tự truyện của Dalai Lama

 

Shankar Rao cùng những người tuần hành bụi bặm của ông bị chặn lại tại biên giới Burma. Họ ngồi và chờ đợi, nhưng chính phủ Burma cương quyết. Thế là những người tuần hành phải quay lại và giải tán. Những phê bình trên báo chí rất mỉa mai, những người phỉ báng cười cợt, và Shankar Rao bị tổn thương nặng nề.

Mùa đông năm 1961 Rao đã gặp Krishnaji ở Varanasi và đã kể cho anh về sự sợ hãi khủng khiếp đang gặm nhắm con người của ông. Khi Krishnaji hỏi ông rằng ông sợ hãi cái gì, Shankar Rao trả lời, “Chết.” Krishnaji đã thâm nhập vào sợ hãi và chết cùng đệ tử của Gandhi, nhưng sau đó sẽ nói rằng chính là sự kiềm chế bị ép buộc của những giác quan mới đang hủy hoại Shankar Rao.

 Sau khi tuần hành vì hòa bình bị tan rã, Shankar Rao cố gắng gặp lại Krishnaji, nhưng Krishnaji không ở Ấn độ mùa đông năm 1962. Bị ngăn cản, sợ hãi, không biết hướng về đâu, những năm tháng kiêng khem và phủ nhận giác quan bỗng nhiên bị đảo lộn và sự bạo lực phía bên trong của Shankar Rao tự-biểu lộ trong một hành động của đam mê. Tự-kinh hãi bởi chính anh ấy, bám vào gánh nặng vô cùng của sự tội lỗi, Shankar Rao chìm sâu trong sự trầm cảm và trở nên bị câm hoàn toàn. Bạn bè của ông lo ngại lắm và viết cho Krishnaji về ông.

 Khi Krishnaji trở lại Ấn độ mùa đông năm 1963, Rao Sahib Patwardhan và Dada Dharmadhikari đưa Shankar Rao đến gặp Krishnaji. Thoạt đầu Shankar Rao không chịu theo Dharmadhikari và Rao Patwardhan, nhưng bỗng nhiên ông gật đầu và không còn chống cự. Tôi nhớ lại con người thân thể chỉ có một mảnh vải, vóc dáng đầy đặn, da nâu, đôi mắt hung dữ, trông man dại đang mặc một áo dhoti cao được đưa vào phòng khách của Himmat Nivas ở Bombay.

 Krishnaji vào phòng và nói với Shankar Rao, “Bạn đã làm gì cho bạn vậy, người bạn của tôi?” và ôm anh. Tại sự tiếp xúc của Krishnaji hai mắt khủng khiếp, điên dại trào nước mắt. Ôm ông bằng cánh tay, Krishnaji dìu ông đến phòng của anh. Một tiếng đồng hồ sau họ đi ra. Khuôn mặt của Shankar Rao đã bình thản, ông dịu dàng nói chuyện với Dada, và chào tạm biệt Krishnaji. Có vẻ rằng Krishnaji đã cảnh báo ông không được liên quan lại với chính trị.

 Tin tức về “phép lạ” lan tràn qua Sarva Seva Sangh, và qua chúng đến ashrams khắp quốc gia. Người ta đổ xô đến nghe Krishnaji. Theo Dada Dharmadhikari, đây là phép lạ thứ hai ông đã chứng kiến, phép lạ thứ nhất là sự chữa trị tai điếc của Vimla. Tại những nói chuyện của Krishnaji ở Bombay, những đám đông tụ họp khi anh đi bộ đến xe hơi sau khi anh nói chuyện xong, cố gắng chạm vào bàn tay của anh, để hưởng phước lành của anh. Những biến cố này (mà suốt nhiều năm Krishnaji không muốn nhắc nhở đến) và sự vô hạn của sự hiện diện yên lặng của anh đã gây ấn tượng mãnh liệt cho vô số người. Lời giảng, mặc dù tất cả họ đều đồng ý nó được đặt nền tảng trong một không-phân hai tuyệt đối, lại có vẻ quá xa vời và không thể đạt được.

 Một khủng hoảng nghiêm trọng trong sự liên hệ giữa Krishnaji và Rajagopal đã phát triển ở Ý mùa hè năm 1957. Rõ ràng, Rajagopal đã chê trách Krishnaji về vài hành động anh ấy không đồng ý, và đã đe dọa không làm việc cho anh nữa.

 Trong bất kỳ trường hợp nào, khi Krishnaji và Rajagopal đến Ấn độ vào mùa đông năm 1957, Krishnaji rút lui một phần và không tổ chức nói chuyện trước công chúng.

 Ý định của Rajagopal có vẻ là tách rời Krishnamurti, con người và Người Thầy, khỏi học viện trung tâm được thành lập để tìm hiểu thêm nữa lời giảng. Sau đó nó trở nên rõ ràng rằng Rajagopal đã theo cùng Krishnaji đến Ấn độ để thu xếp những vấn đề liên quan đến Vasant Vihar và bản quyền sách của Krishnaji. Krishnaji rất lờ mờ về những cấu trúc của học viện, không quan tâm đến những trách nhiệm và những quyền lợi hợp pháp của anh, và đồng ý bất kỳ điều gì Rajagopal yêu cầu, mặc dù những chữ ký cho những tài liệu hợp pháp được kết thúc chỉ vào mùa đông năm 1958. Krishnaji trao cho Rajagopal và Krishnamurti Writings, Inc. tất cả quyền về bản quyền sách của anh, và trên thực tế rút lui khỏi K.W.I., mà anh là chủ tịch.

 Madhavachari trở thành thư ký của Foundation cho New Education năm 1957; ông cũng là đại diện K. W. I. ở Ấn độ. Ông đã trở thành người đồng hành chung thủy, người bạn của anh và người chủ nhà của anh. Madhavachari, đã về hưu không còn phục vụ cho chính phủ, đang sống ở Vasant Vihar. Ông là một Brahmin Nam Ấn, và cuộc sống ở Vant Vihar rất khắc khổ. Sự khổ hạnh có nghĩa là không quan tâm đến không gianhình dáng, hay một môi trường nơi những sáng tạo có thể nảy mầm. Những không gian được tạo ra bởi đặc điểm của Nam Ấn, được tìm thấy trong những đền thờ, trong những căn nhà nông thôn, và những vật dụng hàng ngày, đã bị bỏ quên từ lâu. Quần áo riêng tư treo trên dây phơi, giường ngủ, và những tờ giấy in trang trí những bức tường.

 Những cảm giác mơ hồ đang nảy sinh trong Krishnaji về vườn tược bị bỏ hoang và sự bố trí tổng quát ở Vasant Vihar. Những nói chuyện trùng hợp với hội nghị của Tổ chức Thông thái, và được tham dự bởi nhiều người già. Chẳng có bao nhiêu người trẻ tiếp xúc với trung tâm Vasant Vihar hay với những lời giảng của Krishnamurti.

 Từ Madras, Krishnaji và Rajagopal đi đến Rishi Valley rồi sau đó quay lại Madras. Công việc của anh ấy đã thành công, Rajagopal quay về Mỹ. Anh ấy được tiễn tại phi trường Bombay bởi Sunanda và L. V. Bhave. Nhắc lại biến cố, Sunanda kể về sự tức giận của Rajagopal, sự bùng nổ chống lại Krishnaji của anh ấy, và những phản ứng lẫn những từ chối dữ dằn của Jamnadas Dwarkadas khi lắng nghe những than vãn của Rajagopal.

 Tôi đã không thể đi đến Rishy Valley hay Madras, bởi vì chồng tôi bị bệnh tim rất nặng; tôi phải chờ Krishnaji ở Delhi. Những liên hệ của tôi với người chồng rất khó khăn trong một khoảng thời gian; một người Maharashtra, anh ấy không thể dung thứ một người vợ theo đuổi một sống và có những quan tâm tách khỏi quan tâm riêng của anh ấy. Anh ấy phản đối mạnh mẽ nơi nào anh ấy biết nó sẽ gây tổn thương, nhưng trong khi tiến hành sự xung đột đã tàn phá anh ấy và thân thể anh bị suy sụp.

 Krishnaji, được theo cùng bởi Maddhavachari, đến Delhi đầu năm 1958. Lâu năm rồi từ lần cuối cùng tôi gặp Krishnamurti trong vai trò người chữa bệnh. Tôi kể cho anh về sự phiền muộnđau khổ của tôi. Từ bi của anh bao bọc tôi. Anh khiến cho tôi phải đối diện sự kiện rằng không có sự liên hệ nào tồn tại giữa tôi và con người tôi đã kết hôn. Tôi không được chuẩn bị để thấy điều này. Sự đau khổ dồn dập như những con sóng, nhận chìm tôi, khiến cho sự quan sát rõ ràng không thể xảy ra được. Anh đặt hai lòng bàn tay của anh giống như nuốt trọn quanh khuôn mặt của tôi. Anh bảo tôi nhìn vào hai mắt của anh và thấy sự đau khổ của tôi được phản ảnh trong chúng. Anh là người cha, người mẹ, người bạn, và người thầy, hiển hiện cho tôi trạng thái mỏng manh và trạng thái dai dẳng của tinh thần bị đau khổ; nhưng anh sẽ không cho phép tôi ngoảnh mặt đi. Giống như một cột lửa, đang thấy của anh hủy diệt những ký ức, trạng thái cô độc, không tình yêu mà là gốc rễ của sự đau khổ. Tôi được dẫn dắt đến mặt đối mặt trạng thái trống không của sự đau khổ. Một nhận biết được sinh ra mà thiêu rụi những vết sẹo của cái gì đã là. Anh tỏa ra tràn đầy tình yêu của anh và nó trôi chảy qua tôi, làm thanh thản quả tim của tôi. Nếu anh chữa trị phía bên trong của tôi, cũng vậy đối với người chồng của tôi, anh trao tặng tràn đầy tình yêu của anh. Thuộc thân thể, chữa trị quả tim bị tổn thương, nói với anh ấy bằng cùng tình yêu như thế, chữa trị cái trí và tinh thần của anh ấy.

 Từ Delhi, Krishnaji và Madhavachari đi đến Varanasi. Tôi nhận được nhiều lá thư từ Krishnaji yêu cầu tôi đến Rajghat, nhưng điều kiện thân thể của chồng tôi không cho phép tôi để anh ấy lại một mình.

 Krishnaji trải qua mùa hè 1958 ở Ấn độ. Anh đã được mời ở lại trong một bungalow M. E. S. tại Chowbatia ở Ranikhet, một ngôi nhà rộng lớn nằm tại vị trí cao nhất ở Ranikhet, cùng một quang cảnh hoành tráng của dãy núi Himalayas tuyết phủ nằm đầy thiêng liêng trước mặt nó. Krishnaji lại ở trong những hòn núi thiêng liêng của quá khứ tổ tiên của anh. Những buổi chiều tối, anh ngồi và hát lên những bài thánh ca tiếng Phạn mà anh đã học lại. Anh dạo bộ trong những cánh rừng cây thông tuyết, bị lạc, tìm được con đường dẫn về nhà.

 Nói về những dạo bộ này, anh kể về một chiều tối khi tin tức loan truyền rằng một con cọp đã giết người, không xa nhà của Krishnaji lắm. Sáng hôm sau anh dạo bộ thường lệ, lang thang mỗi lúc một sâu hơn vào rừng. Nhiều âm thanh của rừng – chim chóc và những chiếc lá xào xạc, những con khỉ huyên thuyên – trôi chảy qua anh. Bỗng nhiên anh tỉnh táo hẳn và phát giác rằng thân thể của anh chối từ chuyển động. Theo bản năng, anh đã nhận biết được cái gì đó, và sự thông minh của thân thể đã phản ứng. Tất cả những âm thanh đã bặt tăm. Mọi thứ dường như trong một trạng thái của đọng lại – trong tích tắc hơi thở của thiên nhiên tan biến. Krishnaji đứng sững trong khoảng hai phút, cái trí của anh hoàn toàn tỉnh thức, thân thể của anh không cử động. Anh có thể cảm thấy đang bị quan sát. Sau đó bỗng nhiên nó chấm dứt, chim chóc lại gọi lẫn nhau, những con khỉ chuyền từ cành cây này sang cành cây khác, rừng sống lại, và Krishnaji về nhà. Vào chiều tối những đồn đại báo đến nhà rằng người ta đã thấy con cọp lảng vảng trong rừng.

 Radhika, người con gái mười tám tuổi của tôi, và Asit Chandmal, cậu cháu trai mười bảy tuổi của tôi, sẽ viếng thăm Krishnaji và Madhavachari tại Chowbatia vào tháng năm. Sau đó các cháu sẽ ra nước ngoài tiếp tục việc học hành – Radhika đến Bryn Mawr ở Mỹ, nơi cháu theo môn triết học, và Asit đến Royal College of Science ở London.

 Krishnaji rất hạnh phúc khi có hai người trẻ ở lại cùng anh. Madhavachari cho các cháu vô số thức ăn, và Krishnaji dạy yoga asanas, những tư thế. Anh chỉ cho các cháu cách đi, cách đứng, cách nhìn từ phía sau đầu. Việc này sẽ cho phép thấy trôi chảy về phía sau và thấy từ chiều sâu. Anh dắt các cháu đi dạo rất xa, nhìn ngắm, lắng nghe, và dạy các cháu cách nhìn, cách lắng nghe.

 “Nhặt lên một chiếc lá,” anh nói. “Nhìn ngắm nó – nhìn xa tới mãi những đỉnh núi phủ tuyết và thả cho nhìn đó trôi chảy vượt khỏi rồi sau đó nhìn rất gần và liên kết nhìn đó đến lắng nghe. Nhìn trong cách của người Nhật bản,” anh bảo các cháu, mà Radhika nói có nghĩa là cúi đầu xuống và nhìn thế giới đảo ngược lại. Vào một trong những dạo bộ Asit nhớ lại Krishnaji nói về dấu thánh giá, “Đường thẳng là ‘cái tôi’ và đường ngang là phủ nhận ‘cái tôi.’ ”

 Madhavachari sẽ rời đó để đi đến Madras trước Krishnaji, và Murli Rao, người đã kết giao cùng Krishnaji lâu lắm rồi, từ Delhi đến để đón Krishnaji xuống vùng đồng bằng. Mặc dù những người làm vườn và những người phụ giúp khác không thể nói tiếng Anh, họ đều cảm thấy sự hiện diện yên lặng, trầm tư của Krishnaji. Tin tức về một yogi vĩ đại đã lan truyền, và mọi người từ khắp thị trấn đều đến để có một darshan thấy và giã từ anh. Krishnaji chào hỏi họ bằng những nụ cười thương yêu, kế tiếp trước khi rời đó anh đi quanh vườn và đứng yên lặng trước những cây thông nhựa và những cây thông tuyết đầy mấu cổ xưa. Sau đó, Murli Rao hỏi Krishnaji rằng anh đang nhìn ngắm cái gì, và Krishnaji trả lời rằng anh đang chào tạm biệt những bạn bè của anh. Cây cối đã là những người bạn của anh nhiều ngày tháng khi anh ở đó, và anh đã hiệp thông cùng chúng.

 Ở Bombay tháng giêng năm 1958, Rao Sahib Patwardhan đưa một người bạn, P. Y. Deshpande – một luật sư, người viết văn, và người theo chủ nghĩa Marx lý thuyết – đến gặp Krisshnaji. Bị vỡ mộng bởi chủ nghĩa Marx, uyên bác, nổi tiếngtrí thức của ông và tánh nết dữ dằn của ông, Deshpande đến gặp Krishnaji ở Bombay cùng người vợ, Vimla Tai. Sự đau khổ đã tàn phá họ; người con trai của họ bị chết và chủ nghĩa Marx không có đáp án. Ông quay về quá khứ Brahmin của ông, và ông cùng người vợ đã nghiên cứu VedasUpanishads. Thánh ca hướng về Sáng tạo của Rigveda đã khơi dậy trong họ một khoảnh khắc của sự nhận biết gây hủy diệt. Deshpande đã viết một phê bình về thánh ca, qua đó ông gặp Rao Patwardhan.

 Vợ chồng Deshpande gặp Krishnaji tại Himmat Nivas. Deshpande có một thân thể mảnh khảnh, khuôn mặt của ông gầy gò và hằn lên sự đau khổ, nhưng tinh thần của ông lại có một sinh lực lạ lùng. Ông nói với Krishnaji, “Tôi là một người Marx, và tôi muốn giải bày nó cùng ông, tôi phải nói chuyện với ông, mà không bám chặt vào bất kỳ quan điểm nào. Nếu điều gì ông nói là đúng thực, tôi sẽ bỏ chủ nghĩa Marx và theo ông.”

 Như Deshpande sẽ giải thích sau đó, ông cố gắng vật lộn với Krishnaji trong những từ ngữ. Ông thách thức Krishnaji nhưng cuối cùng phát hiện rằng ông đang đấu tranh với không-ai cả. Điều này làm cho ông thất vọng, tức giận. Chất vấn của ông càng kịch kiệt và hung bạo nhiều bao nhiêu, ông càng đối diện với cánh đồng trống không nhiều bấy nhiêu. Bỗng nhiên, tất cả chất vấn tan biến. Krishnaji nói, “Chủ nghĩa Marx không là vấn đề, nhưng cái chết của người con của bạn.” Vợ chồng Deshpande không thể tiếp tục thêm nữa. “Chúng ta hãy nói về điều đó, và về sự đau khổ của bạn,” Krishnaji nói.

 Họ ngồi lặng thinh trước mặt Krishnaji, trong khi Krishnaji nói với họ về chết. Khi những từ ngữ kết thúc, vợ chồng Deshpande đi ra rưng rưng nước mắt. Thấy họ, Rao hỏi, “Tất cả đều tốt đẹp chứ?” Deshpande trả lời, “Tất cả những vấn đề đều kết thúc.” Họ quay lại Nagpur, thu xếp mọi vật tùy thân, và đến sống tại Sarai Mohana trong một căn nhà vùng quê nhỏ bên bờ sông Ganga. Trong những năm sau Deshpande và người vợ hợp tác trong mọi khía cạnh của công việc tại Rajghat.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 34225)
Phát Bồ đề tâm, nói đơn giản, là trước hết, lập cái chí nguyện mong cầu tuệ giác Vô thượng Bồ đề, kế đó, phát triển tuệ giác ấy...
(Xem: 16805)
Trong các công hạnh đơn giản mà sâu dày và khó thực hiện cho vẹn toàn nhất là hạnh buông xả. Hành giả Phật giáo lấy tâm buông xả làm công hạnh hàng đầu.
(Xem: 22844)
Một chút ánh sáng nhỏ nhoi, giúp con soi tỏ những giọt mồ hôi không hình nơi mẹ. Nhưng phải tự khi làm mẹ, mới thấu vô vàn cái nhọc mẹ mang.
(Xem: 12980)
Ra khỏi bóng tối - Thích Nữ Diệu Nghiêm dịch
(Xem: 21847)
Hôm nay, mùa Vu Lan báo hiếu lại trở về trên xứ Việt, hòa chung với niềm vui lớn này, xin được san sẻ cùng em đôi điều về đạo hiếu của con người.
(Xem: 22065)
Ngài Mục Liên là một tấm gương sáng chói tượng trưng cho lòng chí hiếubáo ân. Ngài đã thực hành phép sám hối để báo ân mà cứu được mẹ thoát khỏi địa ngục.
(Xem: 14820)
Kinh Phạm Võng dạy rằng “Người Phật tử nếu lấy tâm từ mà làm việc phóng sinh thì thấy tất cả người nam đều là cha mình, tất cả người nữ đều là mẹ mình.
(Xem: 23437)
Tâm Bồ đề là tâm rõ ràng sáng suốt, tâm bỏ mê quay về giác, là tâm bỏ tà quy chánh, là tâm phân biệt rõ việc thị phi, cũng chính là tâm không điên đảo, là chân tâm.
(Xem: 23987)
Cái chết theo Tan-tra thừa là một quá trình tan biến tuần tự của thân xác vật chấttâm thức, các hiện tượng tan biến này được phân loại thành nhiều cấp bậc...
(Xem: 23522)
Quyển "THIỀN QUÁN - Tiếng Chuông Vượt Thời Gian" là một chuyên đề đặc biệt giới thiệu về truyền thống tu tập thiền Tứ Niệm Xứ của đức Phật dưới sự hướng dẫn của thiền sư U Ba Khin.
(Xem: 17067)
Tôi đã lắng nghe Krishnamurti suốt nhiều ngày. Tôi đến những nói chuyện của ông, tham gia những bàn luận, ngẫm nghĩ...
(Xem: 19283)
Chính Ðức Phật đã dạy: “Trong các sự bố thí chỉ có Pháp thícông đức lớn nhất, không có công đức nào sánh bằng” ... Thích Chân Tính
(Xem: 26920)
Phật-pháp là trí tuệ thực nghiệm dạy chúng ta nhận định được bản chất căn bản của chúng tagiải thoát chúng ta khỏi sự sa đọa thành nạn nhân đối với những huyễn tượng...
(Xem: 14339)
Hiện nay câu hỏi này là một quan tâm chính đối với mọi người, bởi vì khoa học và công nghệ hiện đại đã phơi bày rõ ràng những khả năng xảy ra sự hủy diệt to tát.
(Xem: 13791)
Điều gì cần thiết là một cái trí không bị hành hạ, một cái trí rất rõ ràng. Và một cái trí như thế không thể hiện diện được nếu nó có bất kỳ loại thành kiến nào.
(Xem: 22618)
Đức Phật Thích Ca Mâu NiPhật Bảo. Ba tạng kinh luật luận do đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết ra là Pháp Bảo. Chư tăng đệ tử xuất gia của Phật đàTăng Bảo.
(Xem: 14668)
Điều lạ thường nhất về sống của Krishnamurti là những lời tiên tri được nói về anh trong thời thanh niên đã thành hiện thực, tuy nhiên trong một hướng khác hẳn điều gì được mong đợi.
(Xem: 17285)
Để có thể lắng nghe thực sự, người ta nên buông bỏ hay gạt đi tất cả những thành kiến, những định kiến và những hoạt động hàng ngày.
(Xem: 12600)
Nhìn vào toàn chuyển động của sống này như một sự việc; có vẻ đẹp vô cùng trong nó và năng lượng vô hạn; thế là hành động là trọn vẹn và có sự tự do.
(Xem: 13773)
Lúc này chúng ta hãy quan sát điều gì đang thực sự xảy ra trong thế giới; có bạo lực thuộc mọi loại; không chỉ phía bên ngoài mà còn cả trong sự liên hệ lẫn nhau của chúng ta.
(Xem: 10337)
Một cái trí chuyên biệt hóa không bao giờ là một cái trí sáng tạo. Cái trí mà đã tích lũy, mà đã đắm chìm trong hiểu biết, không thể học hành.
(Xem: 14610)
Khi năng lượng không bị hao tán qua sự tẩu thoát, vậy thì năng lượng đó trở thành ngọn lửa của đam mê. Từ bi có nghĩa đam mê cho tất cả. Từ biđam mê cho tất cả.
(Xem: 17142)
Ngài giáng sinh nơi vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini), thành đạoBồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya), thuyết bài Pháp đầu tiên tại vườn Lộc Uyển (Sarnath) và nhập Niết Bàn tại Câu Thi Na...
(Xem: 12475)
Chúng tathói quen tạo ra một trừu tượng về sợ hãi, đó là, tạo ra một ý tưởng về sợ hãi. Nhưng chắc chắn, chúng ta không bao giờ lắng nghe tiếng nói của sợ hãi đang kể câu chuyện của nó.
(Xem: 12637)
Có một khác biệt giữa không gian bên ngoài, mà vô giới hạn, và không gian bên trong chúng ta hay không? Hay không có không gian bên trong chúng ta gì cả và chúng ta chỉ biết không gian bên ngoài mà thôi?
(Xem: 10304)
Chúng ta là kết quả của những hành động và những phản ứng của mỗi người; văn minh này là một kết quả tập thể. Không quốc gia hay con người nào tách rời khỏi một người khác...
(Xem: 28633)
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma khích lệ chúng ta hãy triển khai lòng tốttình thương yêu mà Ngài luôn luôn quả quyết là những phẩm tính ấy đều đã có sẵn trong lòng mỗi con người chúng ta.
(Xem: 10640)
Sự liên hệ giữa bạn và tôi, giữa tôi và một người khác, là cấu trúc của xã hội. Đó là, liên hệ là cấu trúc và bản chất của xã hội. Tôi đang đặt vấn đề rất, rất đơn giản.
(Xem: 11067)
Lúc này tôi nghĩ có ba vấn đề chúng ta phải thấu triệt nếu chúng ta muốn hiểu rõ toàn chuyển động của sống. Chúng là thời gian, đau khổ và chết.
(Xem: 16827)
Phật pháp cho trẻ em - Tác giả: Jing Yin và Ken Hudson - Minh họa: Yanfeng Liu - Biên soạnchuyển ngữ: Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 15719)
“Đông du” ngày nay đã trở thành một từ quen thuộc. Không chỉ đối với các nhà thám hiểm, khách du lịch, người khảo sát văn hóa, mà cả những nhà khoa học, nhà triết học.
(Xem: 13290)
Khai sáng không lệ thuộc thời gian. Thời gian, ký ức, hồi tưởng, nguyên nhân – chúng không tồn tại; vậy thì bạn có thấu triệt, thấu triệt tổng thể.
(Xem: 12505)
Sự lèo lái của sinh lý học, mặc dù là một phần của điều mà phương Tây chúng ta gọi là “tự nhiên,” từ quan điểm Phật giáo, chính là một phần cơ cấu của luân hồi sinh tử.
(Xem: 11287)
Có lẽ rất xứng đáng khi dùng một ít thời gian cố gắng tìm ra liệu cuộc sống có bất kỳ ý nghĩa nào hay không. Không phải cuộc sống mà người ta sống, bởi vì sự tồn tại hiện nay chẳng có ý nghĩa bao nhiêu.
(Xem: 12968)
Thiền định là hành động mà đến khi cái trí đã mất đi không gian nhỏ xíu của nó. Không gian bao la này mà cái trí, cái tôi, không thể đến được, là tĩnh lặng.
(Xem: 19243)
Lắng nghe là một nghệ thuật không dễ dàng đạt được, nhưng trong nó có vẻ đẹp và hiểu rõ tuyệt vời. Chúng ta lắng nghe với những chiều sâu khác nhau của thân tâm chúng ta...
(Xem: 12186)
Chắc chắn, giáo dục không có ý nghĩa gì cả nếu nó không giúp bạn hiểu rõ sự rộng lớn vô hạn của cuộc sống với tất cả những tinh tế của nó, với vẻ đẹp lạ thường của nó, những đau khổhân hoan của nó.
(Xem: 28470)
Sách này đặt tên "Kiến Tánh Thành Phật", nghĩa là sao? Bởi muốn cho người ngưỡng mộ tên này, cần nhận được lý thật của nó. Như kinh nói: "Vì muốn cho chúng sanh khai, thị, ngộ, nhập tri kiến Phật".
(Xem: 10001)
Chúng ta dường như không bao giờ nhận ra rằng nếu mỗi người chúng ta không thay đổi triệt để trong căn bản thì sẽ không có hòa bình trên quả đất...
(Xem: 21417)
Các sự gia hộ được nhận qua các luận giảng này về sáu giai đoạn chuyển tiếp giống như một con sông nước dâng cao vào mùa xuân...
(Xem: 12753)
Kêu gọi thế giới là tựa của một quyển sách vừa được phát hành tại Pháp (ngày 12 tháng 5 năm 2011), tường thuật lại cuộc tranh đấu bất-bạo-động của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma hơn nửa thế kỷ nay...
(Xem: 17775)
Luật nhân quả không phải là luật riêng có tính cách tôn giáo. Trong vũ trụ, thiên nhiên, mọi sự vật đều chịu luật nhân quả, đó là luật chung của tự nhiên.
(Xem: 26075)
Đức Phật đã dạy chúng ta những cách sửa soạn bản thân cho sự chết bí ẩn và tận dụng những trạng thái của sự chết để tu tập. Nhiều vị Thầy đã viết sách về đề tài này.
(Xem: 11645)
Tốt lành chỉ có thể nở hoa trong tự do. Nó không thể nở hoa trong mảnh đất của thuyết phục dưới bất kỳ hình thức nào, cũng không dưới bất kỳ cưỡng bách nào...
(Xem: 10799)
Mọi hình thức thiền định có ý ‎thức không là một sự việc thực sự: nó không bao giờ có thể là. Cố gắngdụng ý khi thiền định không là thiền định.
(Xem: 22644)
Nếu hay tu trí tuệ thì không khởi phiền não. Trí tuệ vô ngã có thể từ chỗ nghe Phật pháp, thể nghiệm Phật lý, phản quan tự ngã, nhìn thấu nhân sinh mà có được.
(Xem: 11989)
Ngôi chùa nhỏ nằm khiêm tốn trong khoảng đất rộng đầy cây trái. Buổi tối, mùi nhang tỏa ra từ chánh điện hòa với mùi thơm trái chín đâu đó trong vườn.
(Xem: 10561)
Trước khi thành Thiền sư, Trúc Lâm đại sĩ đã từng làm vua nước Đại Việt. Đó là vua Trần Nhân Tông, người đã từng đẩy lui cuộc xâm lăng của quân Mông Cổ.
(Xem: 11345)
Tất cả mọi pháp hiện hữu, bắt đầu là cái Tôi, chẳng là gì cả ngoại trừ là những thứ được định danh. Không có các uẩn, không có thân, tâm, ngoại trừ những gì đã được ta quy gán.
(Xem: 11485)
Tư tưởng vị tha mong đạt được giác ngộ vì tất cả chúng sanh là một quan điểm vô cùng kỳ diệu! Khi bạn phát bồ đề tâm, bạn bao gồm tất cả mọi người, mọi loài trong ý tưởng làm lợi lạc cho họ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant