Krishnamurti's biography by Pupul Jayakar
Lời dịch: Ông Không
Tháng 4-2011
PHẦN 4
NHỮNG CON SÔNG CỦA SỰ THẤU TRIỆT
1960-1962
CHƯƠNG 20
“Qua
Phủ nhận có Sáng tạo”
G |
iữa tháng tám, Krishnaji bắt đầu cảm thấy không khỏe. Đường tiểu bị sưng tấy, anh bị sốt nặng, và rất yếu ớt. Bởi vì phương tiện y tế vẫn còn rất thiếu thốn ở Pahalgam, Madhavachari đưa anh xuống Delhi, nơi anh được khám nghiệm tổng quát bởi những bác sĩ của Shiva Rao. Họ phát giác một nhiễm trùng cật và bắt anh uống thuốc kháng sinh. Thân thể nhạy cảm cực độ của Krishnaji, không quen thuộc với những loại thuốc mạnh, đã bị phản ứng dữ dội. Đây là những ngày lo âu. Tôi đang ở Mỹ suốt thời gian bị bệnh của anh, và chỉ nghe về nó khi quay lại vào tuần lễ thứ ba của tháng chín. Kitty và Shiva chăm sóc anh rất tận tụy. Sau vài ngày, anh cảm thấy khỏe hơn. Anh quay lại Srinagar, đến một ngôi nhà dễ thương trên Dal Lake của Dr. Karan Singh (người sẽ là Maharaja của Kashmir nếu những tước vị thuộc ông hoàng không bị bãi bỏ).
Giữa tháng chín cơn sốt phát tác lại. Khí hậu ẩm ướt đã gây ra một cơn bệnh thấp khớp, và suốt mười ngày Krishnaji bị hành hạ bởi sự đau đớn nơi những khớp xương. Madhavachari chăm sóc anh, được phụ giúp bởi Parameswaran.
Krishnaji viết cho Kitty Shiva Rao vào ngày 27 tháng chín năm 1959:
Kittyji thân mến của tôi,
Tôi chưa bao giờ viết thư để cám ơn bạn và Shiva Rao về sự chăm sóc và những rắc rối các bạn gặp phải khi tôi bị bệnh ở Delhi. Không phải do bởi sơ xuất nhưng tôi không thể viết được. Bạn biết tất cả mọi việc đã xảy ra nên tôi sẽ không đề cập nữa. Đã mười ngày khủng khiếp trôi qua và Mamaji rất bị phiền nhiễu bởi nó. Nhưng lúc này mọi việc đã tốt hơn. Tôi có thể cầm bút và đi lại. Tất cả việc này đã hoàn toàn làm kiệt sức người ta và bây giờ, người ta phải vượt khỏi nó. Xin lỗi đã phải làm cho bạn lo lắng và bận tâm. Mọi thứ đều đang kiểm soát được và vì vậy mọi việc sẽ ổn thỏa.
Madhavachari viết cho tôi như một bài báo cáo về sức khỏe của Krishnaji. Ông nói rằng ở Pahalgam, Krishnaji yếu quá đến độ anh phải được khiêng đến phòng tắm.
Vào ngày 27 tháng chín, tôi nhận được một lá thư trong đó anh viết về sự đau đớn mà anh phải chịu đựng. Nó kinh khủng lắm, anh viết, và đây là ngày đầu tiên anh có thể cầm cây bút. Anh viết tiếp để mời Nandini và tôi đến Srinagar và ở cùng anh trong nơi đẹp đẽ và yên tĩnh này. Anh tiếp tục nói, “Đây đã là một thử thách khó khăn cho Mamaji.” Krishnaji đang dùng loại thuốc chữa trị cùng chất thuốc cho căn bệnh của anh, và trong lá thư ngày 4 tháng mười của anh, anh yêu cầu tôi bàn bạc với L. K. Jha, người đang chữa trị cho anh. Anh không hiểu liệu anh có nên tiếp tục uống thuốc bổ cỏ linh và thuốc trị thận, và trong bao lâu. Những loại thuốc vi lượng đồng căn có vẻ đã phù hợp với anh.
Tôi viết cho Krishnaji, đề nghị rằng anh xuống Delhi và từ đó đi Bombay để khám tổng quát.
Ngày 5 tháng mười hai, Krishnaji viết rằng anh đã khỏe lại nhiều và anh nghĩ không cần thiết phải đi Bombay để khám tổng quát bởi những bác sĩ ở đó. Anh cũng viết rằng anh đang bị viêm khớp, nhưng cảm thấy do bởi anh uống sữa quả hạnh. Anh chờ đợi ở Srinagar cho đến ngày 21 tháng mười.
Krishnaji đã hồi phục, và đầu tháng mười thậm chí anh bắt đầu tổ chức những bàn luận cùng những nhóm nhỏ mà tụ tập để thấy anh. Trong số họ là một khất sĩ thẳng đứng, rất cao, mặc áo choàng Kashmir. Ông có một hiện diện tĩnh lặng, một trang nghiêm và trạng thái khác lạ mà sinh ra bởi sự thâm nhập sâu thẳm phía bên trong. Tên của ông là Laxman Joo, và ông là người cuối cùng trong những người tiêu biểu vĩ đại còn đang sống của tôn giáo Shiva, một trường phái được giới thiệu bởi Abhinav Gupta ở Kashmir trong thế kỷ thứ mười một. Nhiều năm sau Laxman Joo kể cho tôi rằng ông đã đi nghe Krishnaji trong ngôi nhà của Karan Singh, và những từ ngữ của anh đã bao bọc ông bằng một ngây ngất vô cùng.
Krishnaji cùng Madhavachari đi xuống Delhi trong tuần lễ thứ ba của tháng mười. Anh thường dạo bộ trên khung cảnh trung tâm ở New Delhi. Trên một chuyến dạo bộ anh nói với Madhavachari và tôi về sự nhận biết như một trạng thái hiểu rõ trong hiện tại; một trạng thái nơi thấy và lắng nghe được vận hành trọn vẹn và mãnh liệt, như trong một con suối. Nơi cái trí không có hình thể, không diễn biến của từ ngữ và ý nghĩa; không những giới hạn để kiềm hãm cái gì được phơi bày. Anh nói về một cái trí không quan tâm đến đang nhận xét, đang bám chặt, hay đang rời bỏ, nơi có ‘đang thấy, đang lắng nghe; đang lắng nghe, đang thấy.” “Có,” anh nói, “một chất lượng bùng nổ trong đang lắng nghe.” Nói về động thái của đang thấy, đang lắng nghe, anh nói rằng “nó khiến tất cả những giác quan hoạt động”. Đang thấy không-từ ngữ sáng tạo năng lượng. Nó là một trạng thái của hiểu rõ về tinh thần khoa học là tinh thần tôn giáo. Đang lắng nghe mà thâu nhận cả nhỏ nhoi lẫn to lớn, xấu xí lẫn đẹp đẽ. Mà không biến đổi mọi thứ thành danh tánh, hình dạng và từ ngữ. Một cái trí như thế đang tràn ngập.” Anh nói rằng đêm trước anh thức dậy từ chiều sâu thăm thẳm nào đó, cùng từ ngữ “Chúa của Thế giới” đang vang dội trong anh. Có ánh sáng cực mạnh, mãnh liệt hơn ánh sáng của mặt trời.
Chẳng mấy chốc cơn sốt lại hoành hành, nhưng Krishnaji đủ sức khỏe để cùng tôi đi máy bay đến Bombay vào ngày 4 tháng mười một. Mặc dù anh đã bị bệnh và phần thân thể suy nhược nhiều lắm, sáu tháng sống tương đối cô đơn, đã hồi phục lại cái trí của anh. Một con suối đầy sức sống của năng lượng đang chảy qua anh, cái trí hoàn toàn sáng suốt. Trên máy bay anh kể cho tôi về gặp gỡ với Vinoba Bhave của anh, và điều gì họ đã bàn luận. Anh nói, “Điều gì cần thiết là đẩy cái trí vào sâu thăm thẳm, và cái trí không thể được đẩy vào sâu thăm thẳm nếu có một kết thúc trong tầm nhìn.”
“Việc đó có liên quan gì với hành động?” Tôi hỏi.
Krishnaji trả lời, “Bạn không thấy rằng trong đẩy cái trí vào sâu thăm thẳm bạn có hành động, nhưng trong một cách hoàn toàn khác hẳn, hay sao? Muốn là một người cách mạng, bạn phải thấy thâm sâu hơn cái tức khắc. Nếu bạn muốn đẩy cái trí vào sâu thăm thẳm và có mục tiêu trong tầm nhìn, bạn đang giới hạn cái trí. Vinoba đã vẽ một vòng tròn quanh anh ấy và anh ấy duy trì tại trung tâm của nó.”
Ở Bombay anh được xét nghiệm bởi Dr. Nathubal Patel, người đã điều trị cho anh khi anh bị bệnh năm 1955. Dr. Patel phát giác rằng vẫn còn có những tế bào mủ trong nước tiểu, và đường tiểu lại bị viêm. Ông hơi lo ngại về sự giảm cân của Krishnaji – anh đã mất hai mươi cân Anh từ đầu năm. Anh đã ăn kiêng nghiêm ngặt, và Dr. Patel yêu cầu anh bỏ ăn kiêng và bắt đầu ăn những thực phẩm bổ dưỡng – pho mát, bơ, ngũ cốc, và chuối chín. Bác sĩ cảm thấy rằng bệnh viêm khớp có thể gây ra bởi sự truyền nhiễm virus nào đó, và kê toa một số thuốc uống và thuốc chích. Krishnaji ưa thích người bác sĩ; trong một lá thư gửi đến Kitty Shiva Rao anh viết, “Dr. Patel rất tốt, không có những phê bình vô ích và rối rắm. Ông ấy nói, tôi phải tăng trọng lượng cơ thể.”
Từ Bombay, Krishnaji đi cùng Madhavachari đến Rishi Valley, nơi anh hồi phục thật mau lẹ. Ngày 22 tháng mười một, anh viết từ Madras:
Kittyji yêu quý của tôi,
Cám ơn bạn rất nhiều về lá thư đã chờ tôi tại Bombay. Tôi hy vọng bạn và Shiva Rao đều khỏe và ngôi nhà mới yên tĩnh và hài lòng.
Mama và tôi đã nói chuyện nhiều về những kế hoạch; dường như những bác sĩ đã suy nghĩ rằng sẽ rất khôn ngoan khi không thực hiện những nói chuyện trước công chúng. Tôi nghĩ điều đó cũng khôn ngoan, vì vậy chúng ta chỉ có thể có những bàn luận nhóm nhỏ, được giới hạn. Mama sẽ báo cho bạn biết khi nào cả hai chúng tôi đến miền Bắc, Mama và tôi.
Bạn biết những đôi giầy đen mà tôi gửi đi từ nước Anh, cách đây vài tháng, dành cho Shiva Rao và chúng không có nghĩa là phải cất kỹ trong tủ. Pupul đang mang một đôi khác, màu nâu, cho Shiva Rao. Tôi nghĩ cô ấy sẽ trở lại Delhi vào tuần tới. Ở đây mưa nhiều lắm, chắc phải mát mẻ và dễ chịu ở Delhi.
Nhiều thương yêu đến cả hai bạn.
Krishna
Qua nhiều năm Sunanda gặp phải ba lần sẩy thai. Tại Rishi Valley, một lần nữa em nói về sự bất hạnh của em khi không thể có một đứa con. Krishnaji nói, “Chức năng làm mẹ là một chuyển động căn bản. Nó không giống như chuyển động của tham vọng, của trở thành. Chức năng làm mẹ là một bản năng tự nhiên. Mọi thứ nở hoa trong một người đàn bà – thân thể của cô ấy, những cảm xúc của cô ấy. Liệu thân thể của bạn đã chấp nhận sự kiện, hay cái trí của bạn?” anh hỏi. “Liệu nó để lại một dấu vết trên thân thể? Nếu thân thể chấp nhận nó, vậy thì không có sự xung đột giữa thân thể và cái trí.” Họ đã nói chuyện nhiều. Sunanda khóc, và anh lau những giọt nước mắt cho em.
“Làm thế nào bạn sẽ tìm được liệu có bất kỳ vết sẹo nào vẫn còn được duy trì? Liệu vẫn còn có một khao khát đang nằm im lìm trong ý thức? Bạn phải mang nó lên bề mặt, cho phép nó tỉ tê cùng bạn, chuyển tải những hàm ý của nó.”
Trên những dạo bộ, anh sẽ chỉ vào một đứa trẻ, hay một bà mẹ đang mang thai, anh nói với Sunanda, “Hãy quan sát người phụ nữ và đứa trẻ. Đừng cảm thấy mắc cở về những cảm giác nảy sinh. Đừng sử dụng trí năng. Hãy lắng nghe những phản ứng của bạn. Hãy tỉnh táo với mọi phản ứng. Thấy nó trọn vẹn. Hãy thực hiện nó ngay lúc này.”
Cô đã lắng nghe, và nhận xét rằng cô đã chấp nhận sự kiện không thể có con. Anh dứt khóat không cho phép cô tiến tới. “Sự chấp nhận, sự điều chỉnh, sự lý luận là những tẩu thoát. Chúng không có vị trí. Bạn đang tự-phòng vệ. Hãy nhìn vào sự kiện mà không có cảm xúc hay cảm tính – ngược lại bạn đang đóng sập cánh cửa của sự nhận biết.” Sau chốc lát, anh bảo với em, “Hãy lắng nghe cô độc, những thất vọng, những so sánh của bạn. Nếu bạn lắng nghe như thế, cái gì đó xảy ra, sự đau khổ của bị khước từ chức năng làm mẹ tan biến.”
Ngày 22 tháng mười một, Krishnaji đi đến Madras, nơi anh sẽ tổ chức bảy bàn luận. Những giáo sư, những sinh viên, và những người chuyên nghiệp, cùng những hội viên của Tổ chức Thông thái, tham dự những bàn luận, được tổ chức dưới những cây mưa cổ xưa. Mùi nhựa thông, tiếng ầm ầm của những con suối núi đang rơi xuống, màu xanh kinh ngạc của cánh đồng lúa non, và một ý thức cổ xưa của những hành hương thẩm thấu những từ ngữ của anh. Chúng có một trong mờ, một minh bạch và tinh khiết; những thấu triệt lóe lên, những nhận biết thuộc giác quan minh bạch cùng sáng tạo.
“Điều gì tôi muốn chuyển tải sang bạn là một từ bỏ tuyệt đối ngay tức khắc. Muốn từ bỏ bạn cần đam mê. Đừng sợ hãi từ ngữ đó. Bởi vì, trong đang thấy điều này, chúng ta có lẽ giải quyết được vấn đề trọng điểm duy nhất ‘của cái tôi và những thôi thúc của tôi.’ ”
Anh kể về một cái cây cùng cái thân của nó, những cái rễ của nó, những cái cành của nó, những cái lá của nó, như một tổng thể, và hỏi, “Bằng phép lạ nào đó, bằng phương cách nào đó khi nhìn ngắm những đám mây, khoảnh khắc nào đó của sự nhận biết trung thành, liệu người ta có thể thấy? Liệu cái trí có thể nhạy cảm lạ thường đến mọi chuyển động của suy nghĩ và cảm giác?
“Không-thời gian đang thì thầm quanh mọi ngõ ngách, nó nằm dưới mỗi chiếc lá. Nó khóang đạt không phải với con người chết rồi mà đã kiềm chế chính anh ấy và không còn có bất kỳ đam mê nào. Nhưng khóang đạt với cái trí, mà ở trong một trạng thái của thiền định, từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc.”
Trong một bàn luận khác anh nói, “Tôi nghĩ nó sẽ tuyệt vời lắm nếu không-từ ngữ, người ta có thể chuyển tải điều gì người ta thực sự cảm thấy về nghi vấn của sự tồn tại. Tôi thắc mắc liệu có thể vượt khỏi những biên giới mà cái trí đã áp đặt, vượt khỏi những giới hạn chật hẹp của quả tim người ta và sống ở đó; để hành động, suy nghĩ, cảm giác; trong khi vẫn đang tiếp tục những hoạt động riêng của người ta.”
Khi được hỏi về sự cần thiết phải luyện tập đều đặn, anh trả lời, “Luyện tập trong mười ngàn năm, bạn vẫn còn ở trong lãnh vực của thời gian, của hiểu biết.
“Cái ngã, ‘cái tôi’ luôn luôn náo động. Đang cuồn cuộn chảy giống như một con sông, đang sống, đang chuyển động, đang hiện diện. Hiểu rõ về chính mình mau lẹ lạ thường trong những nhận biết của nó. Sự tích lũy của hiểu biết sinh ra ‘cái tôi.’ ”
Được chất vấn về chết, anh nói về “chết và sống đang dạo bộ cùng nhau.” Sự sợ hãi của cô độc, cô lập hoàn toàn, của không là bất kỳ thứ gì, là gốc rễ của tự-mâu thuẫn. Sáng tạo ở trong kết thúc, không ở trong tiếp tục.
“Nếu có một đang-sống đang kết thúc từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, có một trạng thái lạ thường của không là gì cả. Của đang đến vực thẳm của một chuyển động vĩnh hằng và rơi qua bên bờ kia, mà là chết. Tôi muốn biết tất cả về chết, bởi vì chết có lẽ là sự thật, Thượng đế, cái gì đó lạ thường mà sống và chuyển động.”
Tháng mười hai năm 1959 Krishnaji đi đến Bombay. Trước lúc đó anh đã hoàn toàn hồi phục và người ta sắp xếp rằng anh sẽ thực hiện tám nói chuyện. Giống như một dòng nước đang cuồn cuộn chảy, những thấu triệt mới mẻ của lời giảng đang tuôn tràn qua ý thức, đang rửa sạch những tạp chất, những vấn đề và những xung đột của sống hàng ngày. Ngôn ngữ của Krishnaji mềm mại trong sáng, những nhận biết không giới hạn và những chiều sâu không đáy hiển hiện rành rành. Giống như những dòng nước của những con suối tuyết bồi và những con sông của Achebul và Pahalgam, những thấu triệt mà phải thâm nhập thăm thẳm, đang dò dẫm, đang tìm ra những nguồn suy nghĩ mới mẻ, đang sáng tạo sự sống được sinh ra. Tại những nói chuyện và trong những bàn luận nhóm nhỏ, anh nói về sự cấp bách mà tiềm ẩn đằng sau đặt ra nghi vấn đúng đắn. Chính là việc này, anh sẽ nói, sáng tạo sự nhận biết đúng đắn. “Một cái trí nhận biết là đang sống, đang chuyển động, tràn đầy năng lượng.”
“Không có những đáp án cho những nghi vấn của sự sống. Trạng thái của cái trí mà nghi vấn còn quan trọng hơn cả chính nghi vấn.” Nói về tình trạng bị quy định và sự tự do khỏi ngục tù, anh nói, “Nếu nó là một nghi vấn đúng đắn, nó sẽ không có đáp án, bởi vì chính nghi vấn sẽ mở toang cánh cửa. Nhưng, nếu nó là một nghi vấn sai lầm, bạn sẽ tìm được những phương cách và những phương tiện để giải quyết vấn đề và thế là vẫn còn ở trong ngục tù. Bởi vì chính cái người đặt ra nghi vấn là ngục tù.”
Anh nói về “hiệu quả, cần thiết trong công nghệ; nhưng trong phía bên trong của con người, trong thế giới của tinh thần, là chuyên chế.” Bởi vì khi “những phương tiện được sử dụng cho những kết thúc, những phương tiện bóp chết bạn.”
Tại một nói chuyện khác anh nói về một thâm nhập vào phía bên trong. “Phát hiện là khám phá, nhưng tích lũy điều gì bạn khám phá là kết thúc khám phá.” Anh đang nói trong khuôn viên đầy cây cối của J. J. School of Art. Những con quạ nghỉ đêm trong cây cối vào những chiều tối, và những từ ngữ của anh rải rác cùng những tiếng khàn khàn của những con quạ.
“Bạn có khi nào lắng nghe tiếng kêu của một con quạ? Thực sự, lắng nghe nó mà không ngăn chặn nó bởi vì bực dọc. Nếu bạn có thể lắng nghe như thế, không có sự phân chia giữa tiếng kêu và điều gì đang được nói. Chú ý hàm ý một rõ ràng của tất cả cùng nhau, trong đó không có sự loại trừ.” Anh khoét sâu vào tất cả cùng nhau của một cái trí, một cái trí không-quá khứ, không-tương lai; nó là một cảm thấy, một trọn vẹn không-trung tâm.
“Tôi không có gì để trao tặng,” anh tiếp tục. “Nếu bạn đang lắng nghe, bạn đang ở trong trạng thái đó rồi.” “Không đạo sư nào sẽ bảo cho bạn rằng bạn đang làm tốt. Rằng bạn được phép đi đến một sát hạch kế tiếp. Bạn đang lắng nghe về chính bạn và đó là một nghệ thuật.”
Anh thấy rằng bất kỳ thay đổi có động cơ là một tìm kiếm của uy quyền, và hỏi, “Liệu cái trí, không-động cơ, có thể thả lỏng? Đó là sự từ bỏ thực sự. Hãy giữ cái trí của bạn trong sáng, tỉnh táo, cảnh giác, nhìn ngắm mọi suy nghĩ, thấy ý nghĩa của nó mà không-động cơ, không-thôi thúc, hay không-ép buộc, vậy là kia kìa hiện diện một năng lượng mà không là năng lượng riêng của bạn, mà đột ngột ùa vào bạn. Có một hiện diện vô giới hạn, và trong năng lượng đó là sự thật.”
Một ý thức của chuyển động thay đổi liên tục thẩm thấu những từ ngữ của anh. Anh tìm hiểu bản chất của động từ như một chuyển động không ngắt đoạn, một tình trạng tổng thể đang chứa đựng quá khứ, tương lai, và một hiện tại năng động. “Chúng ta không quan tâm đến đang là, nhưng đến đã là và trở thành. Có một hiện tại năng động, một trạng thái của đang là, một trạng thái năng động, đang sống.”
Anh nói về đang lắng nghe như một trạng thái của hiểu rõ, của đang là, trong đó tất cả thời gian được bao gồm.
Sau đó anh hỏi, “Với sự hiểu rõ về động từ, chúng ta hãy thâm nhập bản chất của cái ngã. Cái ngã là cái tôi.”
Ngày 10 tháng giêng, anh nói về sự đau khổ. Để kết thúc nó, đau khổ phải được ấp ủ, được sống cùng, được hiểu rõ; người ta phải hiệp thông cùng đau khổ. Chạy trốn khỏi đau khổ là điều gì người ta biết; đó là một tẩu thoát khỏi đau khổ. Hiểu rõ về đau khổ là một nổ tung, một cách mạng, một bất mãn lạ thường trong mọi thứ. Muốn hiểu rõ chết và đau khổ người ta phải có một thôi thúc hừng hực, một mãnh liệt, và đối diện với sự kiện. Chết là cái không biết được, giống như đau khổ; nhưng biết bản chất, chiều sâu, vẻ đẹp, và cô độc của đau khổ, là sự kết thúc của nó. “Phước lành hiện diện khi có một trạng thái của không-phản ứng. Thật là một phước lành khi biết chết bởi vì chết là cái không biết được.”
Thấy những khuôn mặt bị hành hạ, dằn vặt, chất đầy đau khổ trong khán giả của anh, ngày 17 tháng giêng anh nói về học hành vui đùa cùng một vấn đề. “Nếu bạn không thể đùa giỡn, bạn sẽ không bao giờ tìm ra. Nếu bạn không biết mỉm cười ra sao, không chỉ bằng đôi môi của bạn nhưng còn cả bằng toàn thân tâm của bạn, bằng đôi mắt của bạn, cái trí, và quả tim của bạn, vậy thì bạn không biết đơn giản và thỏa mãn trong những sự việc thông thường của sống là gì.” Và tiếp theo anh cười đầy hân hoan rồi nói, “Nếu bạn không thể cười đùa, cười đùa thực sự, bạn không biết đau khổ là gì. Bạn không biết nghiêm túc là gì.”
Nói về thiền định, anh nói, “Đối với hầu hết chúng ta, điều gì được tìm hiểu không quan trọng; vì vậy, nó không mở toang khả năng để thâm nhập vào ‘cái gì là.’ Sống là một sự việc lạ thường – chúng ta gọi quá khứ là thời gian trước kia, và tương lai như thời gian sau đó; liệu người ta có thể thâm nhập vào nó qua hiện tại? Sự thật không có tương lai, không quá khứ, không tiếp tục. Thiền định là trạng thái của đang sống trong đó những biên giới của cái trí bị phá vỡ. Không có cái tôi, không trung tâm, và thế là, không vùng ngoại biên.”
Anh thâm nhập bản chất của sự suy nghĩ phủ nhận. Sự suy nghĩ tích cực, như một khẳng định, là hủy diệt sự hiệp thông. “Qua phủ nhận có sáng tạo,” anh nói. “Bất kỳ điều gì được sinh ra từ một cái trí, mà hoàn toàn trống không, là sáng tạo. Từ đó nảy ra sự suy nghĩ phủ nhận. Một tiếp cận như thế, được đặt nền tảng khi nó đang chú ý, không thể có đo lường. Cái trí mà tự-thâm nhập thăm thẳm vào chính nó tham gia một hành hương của sự hiệp thông mà từ đó không có sự quay lại.” Muốn thâu nhận cái này, người ta cần phải hoàn toàn một mình – không bầu bạn, không phụ thuộc, không quyến luyến, không suy nghĩ, không ký ức; một phủ nhận tổng thể mọi thứ. “Muốn mở cánh cửa vào vĩnh hằng, hành trình vào cái tôi là phương cách duy nhất.”
Krishnaji quay lại Châu âu tháng ba năm 1960. Khi đến Rome, anh cảm thấy không khỏe lắm và vào Bercher Brenner Clinic ở Zurich. Ở đó, sau một xét nghiệm y khoa chi tiết, họ yêu cầu anh thực hiện một chế độ ăn uống đặc biệt.
Sau đó, anh đi đến Ojai, nơi anh đã được lên thời khóa biểu cho sáu nói chuyện. Bỗng nhiên sau nói chuyện lần thứ ba, anh tuyên bố rằng anh sẽ chỉ nói chuyện bốn buổi – điều này gây bực dọc nhiều cho Rajagopal.