Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

14. Vượt thành tìm chân lý

19 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 7743)
14. Vượt thành tìm chân lý

14. Vượt thành tìm chân lý

 

Tất Ðạt Ða rời khỏi phòng vua cha và trở về cung điện của mình. Chàng đi ngang qua những căn phòng trang hoàng lộng lẫy, những hành lang tráng lệ, những dòng suối lấp lánh rồi về đến phòng của mình. Chàng đi giữa những nhạc công tài ba và những nàng hầu xinh đẹp đang biểu diễn, nhưng những thú vui này không còn thu hút thái tử. Lúc này chàng chỉ có một ý nghĩ trong đầu là rời khỏi cung điện đi tìm chân lý.

Ðêm đó, sau bữa ăn tối, các nhạc công, vũ nữ và lính canh đều mệt mỏi say ngủ. Ngay cả Da Du Ðà La cùng người con trai La Hầu La cũng say sưa trong giấc nồng. Thái tử nhìn vợ con và nghĩ: Ta muốn ôm đứa con trai vào lòng một lần cuối trước khi rời khỏi cung điện, nhưng e rằng sẽ đánh thức Da Du Ðà La và sẽ rất khó cho việc ra đi của ta. Thôi ta phải rời khỏi nơi đây gấp và thật im lặng trước khi mọi người thức giấc.

Thái tử bước nhẹ nhàng cẩn thận qua những người đang nằm ngủ, đi đến cửa sổ và trèo ra bên ngoài. Chàng đi tới chỗ Xa Nặc, người giữ ngựa đang nằm ngủ và khẽ đánh thức anh ta dậy: “Hãy sửa soạn ngựa cho ta nhanh đi Xa Nặc. Ta muốn đi ngay đêm nay”.

Xa Nặc rất ngạc nhiên không biết thái tử đi đâu vào lúc giữa đêm như thế này, nhưng không dám hỏi. Xa Nặc liền sửa soạn con ngựa Kiền Trắc và dắt nó đến chỗ thái tử. Tất Ðạt Ða vuốt ve con ngựa và thì thầm với nó: “Kiền Trắc, người bạn thân yêu của ta, chúng ta phải rất yên lặng. Ta không muốn đánh thức những người canh gác. Ðêm nay là một đêm rất đặc biệt”.

Thái tửXa Nặc rời khỏi cung điện. Họ lặng yên phóng ngựa đi trong đêm tối. Ðến ranh giới của thành phố, thái tử nhìn lại và phát nguyện: “Nếu ta không chinh phục được tất cả khổ đau, ta sẽ không trở lại thành phố Ca Tỳ La Vệ xinh đẹp này”.

Họ cưỡi ngựa suốt đêm. Khi mặt trời vừa mọc, họ đã tới cánh rừng yên tĩnh, nơi có rất nhiều đạo sĩ ẩn tu. Thái tử rất sung sướng và nghĩ: “Bây giờ cuộc tìm đạo của ta bắt đầu”. Rồi chàng quay qua Xa Nặc nói: “Xa Nặc, ta rất cám ơn sự giúp đỡ của bạn. Ta đã tới nơi mà ta mong muốn. Bây giờ là lúc bạn và con ngựa trở về cung điện được rồi”.

Xa Nặc không thể tin là thái tử sẽ không trở về cung điện với mình. Anh ta đứng lưỡng lự nơi đó, nước mắt bắt đầu chảy ra hai khóe mắt. Thái tử hiểu được nỗi buồn của Xa Nặcan ủi anh ta: “Xa Nặc yêu quý của ta, đừng khóc nữa. Trước sau gì chúng ta cũng phải chia tay nhau. Hãy cầm những báu vật này mà ta đang đeo, ta không cần đến chúng nữa. Hãy trở lại hoàng cung và nói với cha ta rằng, ta ra đi không phải vì buồn giận. Cũng không phải là ta không yêu thương gia đình. Thực ra vì ta thương yêu họ rất nhiều nên ta mới phải từ bỏ họ để ra đi như vầy. Nếu ta khám phá ra được con đường chấm dứt tất cả khổ đau, ta sẽ trở lại giúp họ. Nếu ta thất bại thì chẳng khác gì ta từ biệt luôn. Sớm hay muộn gì cái chết cũng sẽ đến với chúng ta bằng mọi cách. Hãy để ta bắt đầu cuộc hành trình tìm chân lý”.

Sau đó, chàng rút gươm ra và cắt mớ tóc dài của mình, một biểu hiện của hoàng gia, trao cho Xa Nặc cùng với các đồ trang sức quý báu, bảo đem về cho Da Du Ðà La.

Xa Nặc thấy không còn cách nào chuyển đổi được ý chí của thái tử, anh thắng ngựa chầm chậm từ giã thái tử. Nhiều lần anh và con ngựa ngoái nhìn lại phía sau, bùi ngùi rơi lệ chia tay. Cuối cùng, thì họ cũng đã về tới Ca Tỳ La Vệ. Xa Nặc đã buồn rầu kể lại với mọi ngườithái tử Tất Ðạt Ða đã từ bỏ cuộc sống hoàng gia mãi mãi.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26610)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
(Xem: 19984)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực...
(Xem: 18186)
Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thứcý thức cấp bách...
(Xem: 32824)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 18780)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốtthông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
(Xem: 31611)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32537)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 20109)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 26283)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 20301)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 23779)
Tôi tự cho rằng tôi có thực hay đó chỉ là một ý nghĩ về tôi do tôi tưởng nghĩ về tôi hoặc một ý nghĩ hay một hình ảnh về tôi do kẻ khác hay những kẻ khác tưởng nghĩ về tôi?
(Xem: 23883)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 15108)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
(Xem: 15018)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant