Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

30. “Bạn ấy rất mong manh”

18 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 8032)
30. “Bạn ấy rất mong manh”

TIỂU SỬ CỦA KRISHNAMURTI
Krishnamurti's biography by Pupul Jayakar
Lời dịch: Ông Không
Tháng 4-2011

PHẦN 5

THAY ĐỔI TẦM NHÌN

1962-1977

CHƯƠNG 30

“Bạn ấy rất mong manh.”

K

rishnaji nghe nói về sự thất bại của Indira khi ở Ojai, California. Trong lá thư của anh gởi cho tôi đề ngày 22 tháng ba, anh viết, “Lúc này bạn ấy không còn trong thế giới chính trị nữa và tôi không hiểu bạn ấy sẽ làm gì. Khi bạn gặp bạn ấy, làm ơn cho tôi gửi thương yêu của tôi đến bạn ấy nhé.” Ngày 31 tháng ba, anh lại viết. “Tôi đã nhận được lá thư của bạn sau bầu cử. Tôi vui mừng vì bạn ở cùng bạn ấy khi tin tức bầu cử đến. Trong chừng mực nào đó tôi cảm thấytrách nhiệm trong sự kiện này. Như tôi đã bảo cho bạn ở Bombay, bạn ấy có lẽ bị đánh bại. Dẫu vậy, làm ơn cho tôi gửi đến bạn ấy thương yêu của tôi.” Trong những lá thư tiếp theo, anh tiếp tục tìm hiểu về bạn ấy.

 Tôi ở lại Delhi đến cuối tháng năm, mặc dù tôi đã từ chức khỏi tất cả những chức vụ tôi đã nắm trong chính phủ. Indira đã chuyển từ nơi cư ngụ của thủ tướng đến số 12 Willingdon Crescent. Những áp lực và những căng thẳng đang chồng chất. Tôi thường thấy bạn ấy ngồi lặng lẽ một mình trong bóng tối trên hàng hiên vào một chiều tối mùa hè oi bức, nhìn ra ngoài vào đêm hè của một cái vườn Ấn độ. Tôi sẽ ngồi cùng bạn ấy, nhưng chẳng có bao nhiêu từ ngữ được thốt ra. Thỉnh thoảng tôi sẽ chia sẻ bữa tối đạm bạc và về nhà.

 Một chiều tối, tôi bắt gặp bạn ấy trông rất mệt mỏi. Tôi biết bạn ấy đã được mời là một trong những người lãnh đạo của chính phủ mới. Tôi hỏi liệu bạn ấy có cảm thấy thù địch họ nhiều khi họ gặp bà. “Có,” bạn ấy nói, “tôi có cảm giác dị ứng lạ lùng khi ông ấy đang nói – những bên trong của tôi bị căng phồng. Tôi đã không có đủ khăn tay, nước mũi của tôi đang chảy.”

 Vào những ngày nào đó, bỗng nhiên bạn ấy đến nhà tôi “để ngồi yên lăng.” Bạn ấy có vẻ không sợ hãi cho chính bạn ấy, nhưng lại rất lo lắng cho cậu con trai, Sanjay. Bạn ấy đã được bảo bởi một ít người còn trung thành rằng cậu con trai sẽ bị bắt giam và bị hành hạ trong tù. Tôi không biết làm thế nào để vơi bớt đau khổ cho bạn ấy.

 Tôi đi đến Bombay vào đầu tháng sáu, bởi vì tôi không có nơi nào để sống ở New Delhi. Chẳng mấy chốc sau khi tôi rời đi, Indira bị bắt giam. Bạn ấy trải qua một đêm trong phòng khóa chặt của cảnh sát, nhưng được thả ra sáng hôm sau bởi quan tòa địa phương.

 Krishnaji nghe tin tức bị nhốt giam của Indira ở London trên đài BBC, và ngay lập tức anh viết cho tôi để hỏi thăm về tình trạng của bạn ấy. Với những áp lực đang chồng chất chống lại bạn ấy và Sanjay, Indira viết cho Krishnaji; nhưng không nhân viên nào giúp đỡ bạn ấy, lá thư được dán tem và đi bằng đường bộ. Khi tôi gặp bạn ấy vào tháng tám, bạn ấy nói đã không nhận được thư trả lời của anh. Biết rằng Krishnaji phải trả lời, tôi viết cho anh để hỏi liệu lá thư có đến anh. Anh trả lời tức khắc; lá thư của bạn ấy đã không đến anh. Nó chỉ đến anh trễ hơn nhiều, khi anh quay lại Ấn độ; lá thư đã đề một địa chỉ mới gửi đến anh từ Brockwood. Thư của bạn ấy viết cho anh ngày 21 tháng sáu năm 1977, đọc như dưới đây:

Krishnaji kính mến,

 Pupul đã gửi cho tôi địa chỉ của anh.

 Tôi muốn viết nhưng tôi không biết viết điều gì.

 Tôi nghĩ rằng tôi đã có được một mức độ yên lặng nào đó bên trong tôi, nhưng rõ ràng nó không đủ cho loại áp lực mà lúc này tôi đang trải nghiệm. Tôi đã mỉm cười qua sự vận động dài lâu để vu khống tôi và gia đình. Việc này tiếp tục. Ngoài ra chúng tôi còn liên tục bị canh chừng, bị theo dõi và bị quấy nhiễu.

 

Bạn ấy tiếp tục nói về Sanjay và những đe dọa sẽ bị truy tố về những tội hình sự đang được tạo ra để chống lại cháu. Lá thư kết thúc, “Sanjay, mặc dù phải chịu đựng những gian khổ và nhục nhã – những khám xét bất ngờ nơi trú ngụ, điều tra của CBS và vụ ra tòa thực sự, đang cư xử bằng thái độ chững chạc và bình thản.”

Những người gần gũi với bạn ấy khi còn làm thủ tướng bắt đầu xa lánh, và bạn ấy bị tổn thương ghê lắm. Bạn ấy không biết tương lai sẽ như thế nào. Bạn ấy nhận biết chính phủ Janata tìm kiếm sự trả thù và sẽ dùng mọi phương cách để làm nhục nhã lẫn khủng bố bạn ấy. Bạn ấy sợ hãi cho Sanjay.

Krishnaji đến Ấn độ đầu tháng mười một. Từ Bombay anh sẽ đi đến Varanasi, nhưng tình trạng khan hiếm nước ở đó khiến anh phải hủy bỏ chuyến viếng thăm.

Căn hộ tầng trệt của tôi ở Dongersey Road, Malabar Hill, nơi Krishnaji sẽ ở khi đến Bombay, đang ở trong điều kiện tồi tệ do không sửa chữa. Ngày hôm trước khi anh đến, trát vữa từ mái nhà đã rơi gần giường ngủ của tôi, cách thân thể đang ngủ của tôi một chút xíu. Không thể nào sửa chữa kịp trước khi anh đến. Thêm vào sự thất vọng của tôi, vào buổi sáng anh đến những công nhân bắt đầu đào đường trước cổng nhà, và những cú điện thoại đến Municipal Corporation không thể ngừng họ lại. Thậm chí chẳng người nào có thể khuyên tôi về vấn đề ai chịu trách nhiệm, và tôi vô hy vọng. Thế là Krishnaji đến nhà khi trát vữa đang rơi, và một đường mương đang được đào phía trước cổng. Một thanh gỗ đã được đặt qua đường mương, và những cọc bằng gỗ chịu mái vòm cổng và hàng hiên phía sau nhà để cứu chúng không bị sụp.

Ngay sau khi anh đến, K bắt đầu đưa ra những câu hỏi về Indira. Anh bảo với tôi rằng trước khi anh rời Ấn độ tháng hai năm 1977, anh có một nhận biết bất thần trong đó anh nhìn thấy trước sự thất bại của Indira. Anh tiếp tục nói rằng bạn ấy sẽ đối diện những khó nhọc, khổ não, và bạo lực trong những năm trước mặt.

Vài ngày sau khi anh đến, tôi nhận được một cú điện thoại từ Delhi nói rằng Indira sẽ từ Bangalore đến Bombay với mục đích duy nhất là gặp Krishnaji. Nó sẽ là một viếng thăm riêng tư. Bạn ấy đến nhà và ra khỏi xe hơi, vui vẻ rằng phải “đi bộ qua miếng ván” để vào ngôi nhà nơi tôi sống. Bạn ấy trải qua trên hai tiếng đồng hồ cùng Krishnaji, trong khi tổng giám đốc cảnh sát, người ở đó vì những lý do an ninh, đứng chờ ngoài hàng hiên. Khi bạn ấy đi ra, bạn ấy dắt tôi qua một bên và bảo rằng Krishnaji đã yêu cầu bạn ấy ở lại một ngày khác, và bạn ấy đã đồng ý. Liệu bạn ấy có thể ở lại? Bạn ấy mong rằng sẽ không có nhiều rắc rối quá.

Ngay lập tức tôi đồng ý, mặc dù kèm theo lo lắng bên trong, và bắt đầu lập kế hoạch chi tiết. Khi tổng giám đốc cảnh sát nghe điều này, ông ấy rất kinh hãi. Ông ấy bảo với tôi rằng không thể cung cấp đủ an ninh để bảo vệ căn hộ này. Nó nằm trên tầng trệt, cùng nhiều của sổ đang mở ra đường. Ông ấy nài nỉ tôi thuyết phục bạn ấy quay lại Delhi. Ông ấy rất lo lắngsợ hãi thực sự. Đến lúc đó nhiều người lãnh đạo Quốc hội bắt đầu đến gặp bạn ấy. Tất cả họ chen chúc vào ngồi chờ trong phòng ngủ thứ ba, trong khi Indira gặp họ từng cá nhân nơi phòng khách.

Cuối cùng người ta sắp xếp rằng bạn ấy quay lại Delhi. Trước lúc đó người ta đã biết rằng Indira đang ở trong căn hộ, và những đám đông đã tụ tập phía bên ngoài. Buổi chiều tối trước khi bạn ấy rời đi, Indira ăn rất ngon miệng bánh mì sandwich dưa chuột và patodi, một món mặn tráng miệng Gujarat ngon bổ. Tôi lái xe đưa bạn ấy đến phi trường – máy bay trễ nhiều tiếng đồng hồ.

Mùa xuân năm 1978, tôi đi quanh Karnataka cùng Indira, thăm những ngôi đền và viếng maths hay tu viện. Chúng tôi dừng lại và ăn trưa tại Mulabidri, một trung tâm tôn giáo Jaina cổ xưa. Một sưu tập phong phú của những hình ảnh tirthankara thuộc tôn giáo Jaina được chạm khắc từ ngọc lục bảo, hồng ngọc, ngọc bích, pha lê, xà cừ, mã não, và những loại đá quý trung bình khác đã được mang ra từ những căn phòng được bảo vệ cẩn mật để cựu thủ tướng xem. Từ thế kỷ thứ mười, những thương nhân buôn bán ở vùng Viễn đông đã mang về cùng họ những châu báu được chạm khắc trong hình dạng của những vị thánh Jaina đang đứng để dâng tặng tại ngôi đền cổ xưa này.

Chúng tôi chấm dứt chuyến hành trình của chúng tôi tại Mercara trong một nhà nghỉ nằm trong những cái vườn và những cây to. Ở đây Indira sẽ viết quyển sách của bạn ấy Eternal India. Bạn ấy sẽ bàn luận về quyển sách này cùng chúng tôi và dành ra buổi sáng để viết; thỉnh thoảng bạn ấy sẽ thư giãn và nói chuyện. Viết quyển sách đã khơi dậy nhiều kỷ niệm, và cũng giúp bạn ấy đào sâu vào chính mình. Bạn ấy nói với tôi, “Khi tôi đi du ngoạn, tôi quan sát mọi thứ xảy ra, mọi thứ chạy qua chiếc xe của tôi. Xe hơi thường không có lò xo và rất khó chịu khi đi trên kuccha hay những đường nhỏ có bùn. Tôi quan sát làng mạc, cách người ta mặc, khuôn mặt của họ, những diễn tả của họ. Tôi luôn luôn quan sát. Như một đứa trẻ, tôi đầy sự tò mò, tôi thích thú mọi thứ: chim chóc, côn trùng, thú vật.” Bạn ấy ưa thích đi bằng chân trần, đặc biệt khi ở trong núi. Bạn ấy nói, “Gandhiji thường nói, ‘Đi chân trần bởi vì những người nghèo khổ không có giày,’ nhưng đối với tôi đi chân trần là để cảm giác quả đất, sự tiếp xúc của nó.”

Krishnaji quay lại Ấn độ vào đầu tháng mười một năm 1978. Anh không ngừng ở Delhi trên đường tới Varanasi. Từ đó anh đi về hướng nam đến Rishi Valley qua Calcutta. Khi ở Rishi Valley tôi nhận được một cú điện thoại từ số 12 Willingdon Crescent ở New Delhi rằng Indira đề nghị viếng thăm Rishi Valley và hy vọng gặp Krishnaji. Bạn ấy chưa bao giờ đến thung lũng, và nghĩ rằng một vài ngày ở đó sẽ nghỉ ngơi tốt. Bạn ấy vừa giành được một tuyển cử rất cực nhọc tại Chikmagelur, và những căng thẳng chồng chất khi ngày khai mạc Nghị viện đã đến gần.

Một ngày trước khi bạn ấy đến, tôi nhận được một cú điện khác nói rằng kiến nghị đặc quyền để trục xuất bạn ấy ra khỏi Nghị viện và bỏ tù bạn ấy dần dần đang được ủng hộ, và vài ngày kế tiếp sẽ nghiêm trọng lắm; dĩ nhiên, bạn ấy phải hủy bỏ chuyến đi. Từ Rishi Valley tôi đi máy bay đến New Delhi và có mặt ở Lok Sabha khi trận chiến xảy ra. Bạn ấy bị buộc tội bởi Nghị viện, bị trục xuất và bị bỏ tù cho đến khi Nghị viện chấm dứt khóa họp. Bạn ấy ở nhà tù Tihar một tuần lễ. Từ đó bạn ấy viết cho tôi vài hàng, nguệch ngoạc trên một miếng giấy bẩn nhàu nát:

Pupul thân mến,

Bạn trông bệnh lắm vào ngày hôm đó và tôi lo lắng cho bạn nhiều. Bạn lo sợ cho tôi – nhưng tại sao? Về thân thểtinh thần tôi khỏe lắm. Cơn ho và cảm lạnh của tôi đã đỡ nhiều. Tôi được bảo vệ an toàn (nó đúng là từ ngữ thích hợp nhưng cách viết chính tả lúc này tôi không chắc lắm) trong một doanh trại lớn chỉ có một mình cùng hai người canh giữ luân phiên chăm sóc tôi. Nơi này khá sạch sẽ nhưng bất tiện ghê lắm, những đồ đạc đều không dùng được và làm thô sơ. Họ đã làm một phòng tắm cho tôi và buổi sáng tôi có nước nóng. Chỗ này yên lặng và an bình. Tôi đang đọc sách và nếu hứng thú, có lẽ có thể viết được. Tôi đã mang theo một lô sách lặt vặt – tất cả đều là quà tặng sinh nhật.

 Yêu quý

 Indu.

Phải vội vã chấm dứt vì phần ăn của tôi đã đến.

Ngay sau khi bạn ấy được phóng thích, bạn ấy quyết định thăm Krishnaji ở Vasant Vihar, Madras. Những sắp xếp cẩn thận đều được thực hiện cho sự an toàn của bạn ấy. Bạn ấy sẽ ăn trưa cùng Krishnaji, nghỉ đêm tại State Rest House, và quay lại Delhi sáng hôm sau.

Phi trường là một nhóm đông người náo loạn đã chờ sẵn để tiếp đón bạn ấy. Bạn ấy bước xuống khỏi máy bay trông hơi hơi mệt mỏi. Bạn ấy đến từ Karnataka nơi những đảng phái đối nghịch đã tổ chức vài vụ ném đá hung tợn.

Krishnaji chờ tại hành lang và đưa bạn ấy vào phòng của anh trên tầng một của Vasant Vihar. Tôi ngồi chờ nơi phòng khách kế bên. Ít phút trước khi bạn ấy rời, anh mời tôi vào. Indira có đôi mắt buồn thảm, nhưng mỉm cười khi tôi vào. Sau một lúc, bạn ấy nói, “Krishnaji yêu cầu tôi bỏ chính trị. Tôi đã bảo với anh ấy rằng tôi không biết phải làm thế nào. Có hai mươi tám vụ tội phạm hình sự đang dựng lên để truy tố tôi.” Cô hướng về Krishnaji và nói rằng họ đã truy tố tôi một vụ là ăn cắp hai con gà, và một trát hầu tòa đang được gửi đến bạn ấy, bắt buộc trình diện để trả lời vụ buộc tội đó. Bạn ấy ngừng lại, tìm kiếm những từ ngữ đúng. “Tôi đã bảo với Krishnaji rằng tôi chỉ có hai lựa chọn, chiến đấu hay để cho họ hủy diệt tôi giống như một con vịt đang co mình lại.”

Tôi đưa bạn ấy đến căn nhà nhỏ của tôi, nơi bạn ấy rửa ráy và thư giãn trước bữa trưa và kể cho tôi về cuộc sống trong tù. Bạn ấy thức dậy lúc năm giờ sáng, tập thể dục, uống sữa nóng được mang đến chiều hôm trước bởi người con dâu Sonia, và quay lại giường đến bảy giờ. Sau đó bạn ấy tắm, và đọc sách. Mỉa mai thay, bạn ấy được giam tại cùng phòng trước kia đã được dành cho George Fernandes.[7] Luôn luôn có hai người canh giữ ở cùng bạn ấy. Phòng giam rất tồi tệ. Cháu Sonia mang cơm được nấu ở nhà cho bạn ấy. Những người coi trại giam chỉ cho phép bạn ấy một số sách giới hạn, một tình huống mà bạn ấy rất bực dọc. Bạn ấy không có tự-thương xót thuộc bất kỳ loại nào.

 Gần đến cuối nói chuyện bạn ấy nói, “Khi tôi gặp Krishnaji ở Delhi năm 1976, anh hỏi tôi liệu tôi nhận ra rằng nếu tôi hành động đúng đắn, tôi sẽ phải đối diện với những hậu quả? Họ sẽ cố gắng hủy diệt tôi.”

 Lúc một giờ, chúng tôi quay lại ngôi nhà để dùng bữa trưa. Ngoài Indira và Krishnaji, còn có Mary Zimbalist. Krishnaji đảm trách chức chủ nhà. Thật ấm lòng khi thấy những lịch sự tinh tế khi anh làm tròn vai trò của anh; anh chú ý đến điều gì bạn ấy nói, theo dõi cách thức ăn được bầy biện, bàn luận những tình hình quốc tế, nói về những vấn đề đang thách thức nhân loại.

 Trong bữa ăn Mary Zimbalist hỏi Indira, “Trong tù ra sao?”

 “Không dễ chịu lắm,” câu trả lời tức khắc. Indira kể rằng họ đã cho một cái giường bằng gỗ, nhưng không có nệm. Bạn ấy đã phải sử dụng những cái mền để che ánh sáng từ những của sổ cài then ngang. Bạn ấy đã nhận được hai điện tín khi ở tù, từ những người vô danh. Lá thư đầu nói, “Sống thanh đạm nhé”; lá thư còn lại khuyên bạn ấy đếm những song sắt nơi cửa sổ. Thật ra bạn ấy đã đếm chúng.

 M. S. Subbulakshmi, một trong những ca sĩ nổi tiếng nhất thuộc loại nhạc carnatic của Nam Ấn, một phụ nữ mà giọng hát du dương hòa hợp cùng sự thanh cao, sẽ tổ chức một hòa nhạc cho Krishnaji tại Vasant Vihar chiều tối đó, và anh mời Indira. Bạn ấy trả lời rằng bạn ấy có nhiều cuộc họp vào buổi chiều, nhưng sẽ cố gắng đến nếu có thể thu xếp xong sớm.

 Nhiều người đã đến nghe nhạc. Krishnaji đang ngồi mỏng manh trên sàn nhà phía sau vài hàng ghế đầu, và có những cái ghế dựa vào tường. Subbulakshmi đang hát khi Indira đến, và ngồi xuống một cái ghế trống gần cửa ra vào. Thấy bạn ấy, tôi đứng dậy và ngồi trên cái ghế bên cạnh bạn ấy. Tôi có thể thấy mọi người trong phòng nhận biết được sự hiện diện của bạn ấy và đang nhìn soi mói. Krishnaji đã biết bạn ấy đến, nhưng ngồi bất động. Sau khoảng một tiếng đồng hồ, bạn ấy đứng dậylặng lẽ lẻn ra nơi cửa hông. Tôi theo sau bạn ấy và thấy anh đang chờ. Anh đã thấy bạn ấy ra về và mau lẹ đi tới hành lang, để chào tạm biệt. Anh rất ân cần, cầm tay bạn ấy, và nói, “Au revoir, Madame. Giữ gìn sức khỏe. Chúng ta sẽ gặp lại.”

 Sự đàn ápquấy nhiễu Indira và gia đình bạn ấy năm 1979 sẽ trở thành ảnh hưởng ngược lại. Sau khủng hoảng, con người của Ấn độ đã phản đối bạn ấy, nhưng họ không chuẩn bị để thấy Indira bị làm nhục. Đối với họ, bạn ấy là con gái của Jawaharlal, can đảm vượt sức tưởng tượng. Một buổi chiều sau thất bại của bạn ấy, bạn ấy đã bảo với tôi rằng bạn ấy là người tiếp tục sống sót. Sống đã trở thành quá khắc nghiệt trong thời niên thiếu của bạn ấy đến độ những đặc tính cần thiết cho sự sống còn đã phát triển bên trong bạn ấy. Bạn ấy có thể chịu đựng được những khó nhọc, túng thiếu, và sống một sống kham khổ. Bản năng sinh tồn này đã khiến cho bạn ấy loại bỏ những gì không cần thiết và phát triển những khả năng cần thiết để gặp gỡ sự nguy hiểm; nó giúp cho bạn ấy có thể nhận biết được sự thay đổi tâm trạng trong những con ngườiẤn độ. Kèm theo việc chính phủ Janata[8] đang tan rã, là người chính trị sắc sảo và có tầm nhìn sâu sắc, bạn ấy hành động mau lẹ. Bạn ấy thực hiện những chuyến đi quanh quốc gia, nói chuyện tại những họp mặt nhỏ hay lớn. Ba năm trường bị khủng bố, bị cô lập, thấy mọi người phản bội bạn ấy vì sợ hãi hay vì lợi lộc, bị lùng bắt và phải vận dụng tất cả những giác quan để bảo vệ mình và người con trai, đã dạy cho bạn ấy sự cảnh giácthận trọng. Trước thời gian Krishnaji trở lại Ấn độ vào cuối năm 1977 những bầu cử đã được tuyên bố. Bạn ấy viết cho anh một lá thư, bày tỏ không thể viếng thăm anh được, bởi vì bạn ấy phải đi lại liên tục.

 Tôi đang ở trên máy bay đến Delhi khi nghe được tin tức bầu cử: Bạn ấy đã giành được một đa số tuyệt đối. Sáng hôm sau tôi đến gặp bạn ấy. Những vật chướng ngại đã được dựng lên quanh số 12 Willingdon Crescent và những đám đông người đang lảng vảng chung quanh. Bạn ấy ôm chầm tôi và hai mắt đẫm lệ. Mặc dù bạn ấy đã biết trước xu thế chính trị đang ủng hộ bạn ấy, cơn choáng váng của chiến thắng phải cần thời gian nào đó để lắng xuống.

 Tôi đi đến Bombay, và Krishnaji đến đó ngày hôm sau. Chúng tôi nói về Indira và tương lai của bạn ấy. Một buổi sáng anh gọi tôi đến phòng; trông anh rất nghiêm trọng và yên lặng. Chúng tôi ngồi yên lặng. Sau đó anh bảo với tôi rằng Indira sẽ gặp phải đau khổ vô cùng trong những năm tới và tôi nên ở Delhi càng nhiều càng tốt. Anh nói, “Có một trùng hợp lạ lùng rằng bạn nên tiếp cận thật gần gũi với một người đứng ngoài giống như tôi và đồng thời cũng là một người bạn của thủ tướng. Hãy rất cảnh giác cho chính bạn. Những tình huống như thế chính xác không xảy ra. Tại sâu thẳm, hãy nhận biết mọi suy nghĩ và hành động.” Những từ ngữ của anh xuyên thủng thật sâu, dẫu rằng tôi không thể trả lời anh. Tôi hiểu rằng anh nhận biết sự tối tăm đang lan tỏa quanh con người Indira, nhưng anh không nói về nó.

 Tôi bắt đầu đều đặn đi đến Delhi từ đầu tháng hai, mặc dù tôi không đảm đương bất kỳ công việc nào trong chính phủ mãi đến cuối tháng chín. Tháng giêng tôi đến Kashmir, ở với Governor L. K. Jha, khi tin tức đến qua điện thoại rằng Sanjay đã bị thương nặng trong một tai nạn máy bay. Tôi đi máy bay đến Delhi ngay tức khắc. Trên máy bay tôi gặp Dr. Karan Singh, người bảo với tôi rằng anh có sự khẳng định từ Delhi rằng Sanjay đã chết. Krishnaji gửi một điện tín, mà sau đó tôi chuyển cho Indira.

 Tôi đã viết cho Krishnaji về tin tức của Indira và bi kịch. Anh trả lời ngay tức khắc từ Gstaad: “Phải là một kinh hoàng cho bạn ấy và tôi hy vọng bạn ấy đang hồi phục.” Tôi đã gợi ý rằng anh nên viết cho bạn ấy về cách đối diện với chết. Anh trả lời, “Tôi vừa trả lời câu hỏi đó trong gặp gỡ trước công chúng. Tôi cảm thấy không đúng đắn khi gửi cho bạn ấy một lá thư về gặp gỡ chết. Tôi có thể nói chuyện với bạn ấy, mà sẽ hoàn toàn khác hẳn một lá thư viết tay. Tôi hy vọng bạn hiểu rõ điều này.”

 Khi ngày tháng trôi qua, thân thể của Indira, mà đã vững vàng vượt qua sự kinh hoàng về cái chết của Sanjay bằng một cái lưng thẳng băng và hai mắt khô ráo, bắt đầu phơi bày sự khổ não của nó. Hai môi của bạn ấy, mà trong những năm đầu đời mâu thuẫn với sự ấm áp của hai mắt, đã mất đi mọi ương ngạnh. Tóc của bạn ấy đã trở nên bất trị, được chải ngược sau trán; bước chân của bạn ấy đã di chuyển nặng nề.

 Bạn ấy bắt đầu nhận được mọi loại điện tín và thư từ chứa đựng những lời tiên đoán về thảm họa và nguy hiểm của Rajiv. Vài người chiêm tinh còn khẳng định đã tiên đoán đúng ngày chết của Sanjay, nhiều tháng trước. Chắc chắn, những tiên đoán mới mẻ được gửi đến bạn ấy với mục đích làm suy sụp tinh thần. Tôi đề nghị bạn ấy nên ném tất cả chúng ra ngoài cửa sổ. Bạn ấy do dự. Sau đó đầy đau khổ bạn ấy nói, “Nếu tôi chết, điều đó cũng đúng thôi, tôi đã trên sáu mươi tuổi và đã sống một sống đầy đủ. Nhưng Sanjay còn quá trẻ.” Chúng tôi ngồi tại bàn ăn tối, Rajiv trông nghiêm nghị, Sonia rơi lệ, người góa phụ trẻ của Sanjay là Maneka vắng mặt. Indira đứng dậy, nói rằng bạn ấy có bốn tiếng đồng hồ làm việc tối đó. Khi bạn ấy đi ra cửa, hai vai của bạn ấy mệt mỏi, thân thể rũ xuống, trông bạn ấy già nua và xương cốt muốn vỡ vụn.

 Krishnaji đến từ Brockwood vào đầu tháng mười một năm 1980. Từ Madras anh đi Colombo, Sri Lanka, nơi anh sẽ có bốn nói chuyện. Đến tuần lễ thứ tư của tháng mười một Krishnaji ở Rishi Valley. Những thành viên của American và British Foundation đã đến thung lũng để tham dự một gặp gỡ kết hợp sẽ xảy ra sau đó ở Madras. Tháng mười hai, tôi nhận được một điện tín rằng Indira Gandhi sẽ thăm Krishnaji tại Rishi Valley cùng Rajiv và Sonia và con cái của họ Rahul và Priyanka. Krishnaji lạ lùng khi thấy một thủ tướng mà phải đi xa như thế để thăm anh và nhìn ngắm thung lũng. Anh kể cho tôi về chất lượng đặc biệt của những cảm giác anh dành cho bạn ấy. Đã gần hai năm kể từ lần đầu tiên anh gặp bạn ấy. Trong suốt thời gian đó bạn ấy đã nếm được chiến thắng vĩ đại lẫn đau khổ tàn phá của sự mất mát đột ngột người con trai.

 Thủ tướng đã đưa ra những chỉ thị rằng đây là một viếng thăm riêng tư và rằng bạn ấy không muốn những bộ trưởng lẫn những người đại diện khác của chính quyền tụ họp đông nghẹt nơi khuôn viên. Bạn ấy cũng ra lệnh cho nhân viên an ninh phải ở ngoài khuôn viên, bởi vì bạn ấy hiểu rằng Krishnaji nhạy cảm với súng ống và những bộ đồng phục. Người quận trưởng và nhân viên cảnh sát bị thất vọng lắm. Cảnh sát phải có mặt ở đó, nhưng họ phải được xếp đặt như thế nào để không ai trông thấy. Nó liền trở thành một trò chơi của tìm kiếm những bụi rậm thích hợp để che giấu – thậm chí một thanh tra cảnh sát vạm vỡ còn phải che giấu thân thể của ông ấy phía sau một cây bạch đàn mảnh khảnh. Gần năm trăm nhân viên an ninh được che giấu quanh khuôn viên.

 Máy bay của Indira hạ cánh tại một dải đất được dọn quang cách khuôn viên vài dặm. Tôi vào xe của bạn ấy và chúng tôi đi đến cổng của Rishi Valley, nơi dân làng, trẻ em của trường, và những giáo viên đã tụ tập, cùng những vòng hoa. Bạn ấy ngừng xe, ra ngoài, và hòa lẫn cùng họ.

 Tôi đưa bạn ấy đến gặp Krishnaji, đang chờ trên bậc cửa của Guest House cũ. Họ dành ra vài phút cùng nhau; sau đó, khi Krishnaji quay lại phòng của anh, chúng tôi lái xe đưa bạn ấy quanh khuôn viên. Chúng tôi chỉ cho bạn ấy những tòa nhà trường học, nông trại, những cánh đồng lúa, trường làng. Bạn ấy rất chăm chú, quan sát cây cối, những hoa màu trù phú, và những căn nhà của công nhân. Chúng tôi ngừng tại khu nhà nghỉ của trẻ em nhỏ tuổi và bạn ấy xuống xe nói chuyện với các em. Bạn ấy không bình phẩm, nhưng tôi có thể thấy rằng bạn ấy bị ấn tượng lắm. Tại cuối chuyến đi xe chúng tôi đến tòa nhà hội họp, nơi bạn ấy và Rajiv trồng những cây si.

 Sau khi trồng cây, chúng tôi vào sảnh. Krishnaji lặng lẽ đi vào và ngồi cạnh Indira. Có sự yên lặng tuyệt đối. Tiếp theo, bằng một ngữ điệu hoàn hảo, trẻ em hát bằng tiếng Phạn slokas. Khi các em hát xong, Krishnaji quay về Indira và mời bạn ấy nói. Bạn ấy nói rằng bạn ấy không thể làm như thế trước Krishnaji. Thế là, anh đi và ngồi kiết già trên bục thấp và nói một vài từ ngữ cùng các em. Khi anh nói xong, bạn ấy cởi giầy và bước lên bục, ngồi xuống, và thực hiện một nói chuyện đơn giản, ngắn gọn.

 Sau đó, bạn ấy đi bộ cùng Krishnaji đến Guest House cũ. Tôi đi sau cùng gia đình bạn ấy. Trà, dosas, và jalebis được phục vụ trong không gian trống và rộng gần phòng của Krishnaji. Rishi Konda được che giấu bởi những cây cao, những nhánh của nó tạo thành khung và thậm chí còn len vào khoảng không gian trống. Parameswaran, người đầu bếp chính của Rishi Valley, nổi danh về món dosas của ông, và cả Indira lẫn gia đình bạn ấy ăn chúng rất ngon. Krishnaji nhận thấy rằng bạn ấy cần rửa những ngón tay và nhờ Parameswaran lấy một cái tô rửa. Không có loại tô rửa như thế ở đây, vì vậy một cái đĩa soup được mang vào và Indira rửa bàn tay của bạn ấy. Krishnaji nhìn tôi; Indira biết được cái nhìn và mỉm cuời.

 Sau đó bạn ấy xin phép được nói chuyện riêng với Krishnaji, và anh đưa bạn ấy đến phòng của anh. Rajiv và Sonia đi thăm trường học, trong khi Rajesh Dalal đưa những đứa trẻ đi dạo núi. Indira ở cùng Krishnaji một khoảng thời gian. Sau đó họ dạo bộ qua vùng quê. Lực lượng an ninh được giấu giếm phía sau những lùm cây trên lộ trình họ sẽ theo. Họ dạo bộ qua những cánh rừng trồng xoài, hướng về Rishi Valley; mặt trời đang lặn đằng sau quả đồi, và bầu trời thay đổi dần dần. Indira theo kịp dễ dàng và Krishnaji đang đi nhanh.

 Buổi chiều có một hòa nhạc tại cây bồ đềtiếp theo một bữa ăn tối dưới ánh trăng. Indira cảm thấy thanh thản, kể những giai thoại, và tham gia tự nhiên trong nói chuyện. Tôi đã sắp xếp phòng của bạn ấy khá chu đáo – một cửa sổ mở về hướng Rishi Konda, được trông thấy qua những cây nhỏ và đám cỏ hoa dại. Bạn ấy nhận thấy những cái cây nhỏ và quả đồi và bầu không khí được sáng tạo trong căn phòng, và bình phẩm về sự an bình và sự yên lặng vô hạn trong thung lũng. Sáng hôm sau, bạn ấy ăn sáng cùng Krishnaji.

 Trong mười tám tiếng đồng hồ bạn ấy ở Rishi Valley, một từ bi bất biến tuôn trào từ Krishnaji, bao bọc Indira. Tôi không hiểu liệu bạn ấy nhận biết những năng lượng không-thời gian tỏa ra từ anh, đang chữa trị thân thể và cái trí. Một ngữ cảnh Rig Veda nói về nơi đó “Nơi Oshadies hay những thảo mộc và những cây nhỏ được tìm thấy, ở đó con người thông minh là người chữa trị, khỏi xấu xa và bệnh tật.”

 Tôi theo cùng bạn ấy về Delhi. Bạn ấy ngủ say trên máy bay mà không thức giấc. Nó có vẻ là một giấc ngủ chữa trị.

 Indira đã mang theo bên trong bạn ấy những yên lặng và từ bi của thung lũng. Thật mau lẹ, nó đã trở thành hiển nhiên rằng những giác quan của bạn ấy đang nhạy bén lại. Một cái nhìn nhạy cảm, trong sáng đang thay thế khuôn mặt bị tàn phá. Bước chân của bạn ấy đã nhẹ nhàng hơn và hai vai của bạn ấy thẳng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 17032)
Vượt qua một cây cầu dài và hơi bị rung lắc, bắc qua sông Falgu, chúng tôi đến khu vực được ngành du lịch Ấn Độ giới thiệu là làng Sujātā.
(Xem: 38457)
"Heartwood of the Bodhi tree" (Cốt lõi của cội Bồ-đề) - Buddhadasa Bhikkhu, Hoang Phong chuyển ngữ
(Xem: 21821)
Truyện Cổ Sự Tích Cứu Vật Phóng Sinh - Pháp sư Tịnh Không - Thích Phước Sơn dịch
(Xem: 21903)
Những Truyện Cổ Việt Nam Mang Màu Sắc Phật Giáo - Lệ Như Thích Trung Hậu, Sưu tầm & giới thiệu
(Xem: 69632)
Đức Bồ Tát Thái tử Siddhattha kiếp chót chắc chắn sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác. Khi Ngài đản sinh ra đời có đầy đủ 32 tướng tốt chính của Bậc Đại Nhân...
(Xem: 6794)
Ý tưởng về quyển sách này có từ việc tôi tình cờ đọc qua một quyển sách nhỏ có tên là “Món Quà Mang lại Bình An & Hạnh Phúc”
(Xem: 38588)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
(Xem: 43863)
Thiền dạy cho ta KHÔNG BIẾT, để lắng lòng tỉnh thức trước mọi tình huống cám dỗcon người nhận giặc làm con, nhận giả làm chơn, không thể nào vượt thoát sanh tử luân hồi...
(Xem: 43947)
Giáo pháp Thiền giống như một cánh cửa sổ. Trước nhất chúng ta mới nhìn vào chỉ thấy bề mặt phản ánh lờ mờ. Nhưng khi chúng ta tu hành thì khả năng nhìn thấy trở nên rõ ràng.
(Xem: 42765)
Khi buông hết tất cả, quý vị có thể tin tưởng vào Tự tánh của mình 100%. Lúc ấy tâm của quý vị trong sáng như hư không, như tấm gương trong suốt...
(Xem: 44267)
Không phải chúng ta hành thiền để được người khác mến phục, kính nể nhưng để đóng góp vào sự bình an của thế giới. Chúng ta làm theo những lời dạy của Ðức Phật...
(Xem: 22990)
Ở đây lời khuyên của Đức Phật đưa ra cho chúng ta là hãy sống thiện, chuyên cần và hành động một cách hiểu biết nếu chúng ta muốn giải quyết những vấn đề của chúng ta.
(Xem: 39066)
Đức Phật dạy Bốn Thánh Đế này cho chúng ta để đắc chứng Niết-bàn, Thánh Đế Thứ Ba, chấm dứt hoàn toàn tái sanh và do đó cũng chấm dứt luôn Khổ.
(Xem: 21652)
Nhìn chiếc cổng tre hai cánh mở bám đầy rêu xanh, an nhiên giữa tuyết sương, năm tháng - bất chợt, người con nhớ đến một câu thơ của ai đó: Cửa sài hai cánh mở...
(Xem: 42221)
Trí tuệ Phật giáo là một khả năng, một phẩm tính của tâm thức, tượng trưng cho một sự hiểu biết, nhưng là một sự hiểu biết chuyên biệt, được định hướng rõ rệt...
(Xem: 35414)
Đạo Bụt có một nền tảng nhân bản vững chắc, giúp ta biết sống có trách nhiệm, có từ bi với chính mình và mọi loài chung quanh. Người Phật tử con của Bụt là người biết bảo vệ môi sinh.
(Xem: 46355)
Nếu muốn đạt được sự giải thoát, trước hết chúng ta phải quán xét thật cẩn thận những gì chung quanh ta, hầu quán nhận được bản chất đích thật của chúng...
(Xem: 29962)
Tuệ Sỹ Đạo Sư - Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 2, Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang ấn hành... Nguyên Siêu
(Xem: 30691)
Tuệ Sỹ Đạo Sư - Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 1, Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang ấn hành... Nguyên Siêu
(Xem: 26110)
Nếp Sống Tỉnh Thức Của Đức Đạt Lai Lạt Ma (Trọn bộ 2 tập), tác giả Thích Nữ Giới Hương, Nhà xuất bản Hồng Đức 2012
(Xem: 20268)
Chúng ta phải tạo ra cho mình một thứ tình thân ái mới mẻ hơn để giao tiếp với thiên nhiên. Trước đây chúng ta đã không làm tròn được bổn phận đó.
(Xem: 25462)
Đây là cuốn sách đầu tiên ghi lại lịch sử Phật Giáo ở Úc Châu và ảnh hưởng của Phật Giáo đối với đời sống văn hóatâm linh của người Úc... Thích Nguyên Tạng
(Xem: 18391)
Vào nhà của đức Như-Lai, mặc áo của đức Như-Lai, ngồi chỗ của Như-Lai... HT. Thích Trí Quang
(Xem: 17023)
Nguyên tác: "Buddha The Healer", Buddhist Publication Society, Kandy, Sri Lanka; Dr. Ananda Nimalasuria; Phạm Kim Khánh dịch
(Xem: 40630)
“Đường về Cực Lạc” là con đường pháp dẫn ta và tất cả chúng sanh từ xứ ác trược Ta Bà về đến thế giới thanh tịnh Cực Lạc. Cũng chính là “Pháp môn Tịnh độ”...
(Xem: 21626)
"Chuyện Tình Của Liên Hoa Hòa Thượng" được phóng tác từ một câu chuyện lịch sử trong quyển "Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong"... Thích Như Điển
(Xem: 25760)
Sự phân tích về cái chết không phải là để trở nên sợ hãi mà là để biết trân quý kiếp sống này, trân quý kiếp người mà qua đó bạn có thể thực hành những pháp tu quan trọng.
(Xem: 41300)
Truyện kể về những bậc thánh siêu phàm trong Phật Giáo - Tác giả: Ngô Trọng Đức; Dịch giả: Từ Nhân
(Xem: 24805)
Thập Bát La Hán tượng trưng cho tín ngưỡng đặc thù dân gian. Cuộc đời của các Ngài siêu nhiên kỳ bí nhưng rất mực gần gũi chúng sanh.
(Xem: 23670)
Sự Tích Phật A-di-đà và Bảy vị Bồ-tát là một tác phẩm ngắn, giới thiệu về cuộc đờihạnh nguyện của Phật A-di-đà và bảy vị Bồ-tát Đại Thừa, được tạp chí Từ Bi Âm biên soạn...
(Xem: 14989)
Nếu như những tôn giáo khác chú trọng quyền năng của đấng Sáng thế, đòi hỏi sự tuân phục và niềm tin tuyệt đối, thì Phật giáo, từ ngàn xưa, luôn đẫm tinh thần dân chủ.
(Xem: 19875)
Bằng kinh nghiệm của riêng tôi, tôi đã học được phương pháp hữu hiệu nhất để vượt qua khủng hoảng là sự tiếp xúc chặt chẽ và trao đổi giữa những người có niềm tin khác nhau...
(Xem: 37659)
Có thể nói nguyên nhân sâu xathen chốt nhất của sự biến mất truyền thống Tăng bảo trong Phật giáo Nhật Bản hiện tạibản thể giới luật của Tăng không được coi trọng.
(Xem: 19007)
Ngõ Thoát - tức Phương Trời Cao Rộng 3, truyện dài của Vĩnh Hảo, Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1996
(Xem: 17602)
Bụi Đường - tức Phương Trời Cao Rộng 2, truyện dài của Vĩnh Hảo, Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1995, tái bản năm 1996
(Xem: 23440)
Núi Xanh Mây Hồng - Truyện vừa của Vĩnh Hảo, Khởi viết tại Sài Gòn 1980, hoàn tất tại Long Thành 1982
(Xem: 36145)
Pháp hành thiền không chỉ dành riêng cho người Ấn Độ hay cho những người trong thời Đức Phật còn tại thế, mà là cho cả nhân loại vào tất cả mọi thời đại và ở khắp mọi nơi.
(Xem: 40233)
Tăng bảo, nương vào phần tự giác của pháp làm cơ sở để kiến lập xã hội hòa bình, nhân gian Tịnh độ... Thích Đồng Bổn
(Xem: 19410)
Đây là một trong số ba-mươi bài kinh trong tập Trung A Hàm do Christian Maes tuyển chọn để dịch thẳng từ tiếng Pa-li sang tiếng Pháp... Hoang Phong dịch
(Xem: 21627)
Ở trên khuôn viên của núi Mihintale hiện còn có một hang động và người ta cho rằng hang động ấy là nơi mà Tôn giả Mahinda đã ở lại đấy trong lần đầu tiên ngài đến Mihintale.
(Xem: 46041)
"Hộ-Niệm" đúng Chánh Pháp, hợp Lý Đạo, hợp Căn Cơ. Thành tựu bất khả tư nghì! ... Cư Sĩ Diệu Âm
(Xem: 35792)
Cốt Nhục Của Thiền là một tác phẩm ghi lại 101 câu chuyện về thiền ở Trung Hoa và Nhật Bản - Trần Trúc Lâm dịch
(Xem: 28438)
Tác phẩm này là công trình nghiên cứu mang tính khoa học, nhưng nó có thể giúp cho các nhà nghiên cứu về Phật giáo tìm hiểu thêm về lịch sử Phật giáo...
(Xem: 28730)
Nguyễn Du cho chúng ta thấy rằng Cụ không những là một người am hiểu sâu xa về Phật giáo mà còn là một hành giả tu tập Thiền tông qua Kinh Kim Cương... Đại Lãn
(Xem: 32027)
Đức Phật khi còn tại thế đã luôn luôn từ chối việc dùng giáo lý để thỏa mãn khao khát kiến thức con người... Nguyễn Điều
(Xem: 26126)
‘Sự quyến rũ của Đạo Phật Trong Thế Giới Mới’ được tuyển dịch từ những bài viết và pháp thoại của nhiều bậc Tôn túc và các học giả Phật Giáo nổi tiếng thế giới...
(Xem: 33299)
Những lúc vô sự, người góp nhặt thường dạo chơi trong các vườn Thiền cổ kim đông tây. Tiêu biểu là các vườn Thiền Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
(Xem: 24018)
Đại Hội Khoáng Đại kỳ IV được triệu tập vào các ngày 17, 18, 19/03/2011 tại Chùa Pháp Hoa, 20 Butler Ave, Pennington, SA 5013, Australia
(Xem: 24729)
Qua ký sự, tác giả giới thiệu những vùng đất tâm linh của Phật giáo đồng thời nói lên niềm cảm khái của mình trước các vùng đất thiêng liêng, và cảm xúc của ông về thế giới hiện đại.
(Xem: 54353)
Muốn thực sự tiếp xúc với thực tại, cho dù đó bất cứ là gì, chúng ta phải biết cách dừng lại trong kinh nghiệm của mình, lâu đủ để nó thấm sâu vào và lắng đọng xuống...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant