Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

35. “Người ta đã chạm vào cái nguồn năng lượng của tất cả mọi sự vật”

18 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 8324)
35. “Người ta đã chạm vào cái nguồn năng lượng của tất cả mọi sự vật”

TIỂU SỬ CỦA KRISHNAMURTI
Krishnamurti's biography by Pupul Jayakar
Lời dịch: Ông Không
Tháng 4-2011

PHẦN 6

TÓM TẮT LỜI GIẢNG

1978-1985

CHƯƠNG 35

“Người ta đã chạm vào cái nguồn năng lượng của tất cả mọi sự vật.”

T

ừ khoảnh khắc Krishnaji đến Bombay, anh bừng bừng và chuyển tải sự mãnh liệt của anh. Không ngừng nghỉ trong nghi vấn của anh, một buổi sáng tại bàn ăn, anh hỏi, “Liệu bộ não, mà là ký ức, có thể hoàn toàn được tự do khỏi ký ức? Liệu trong bộ não có một khả năng có thể hoàn toàn tự-thay đổi chính nó? Điều gì xảy ra khi bạn nghe một câu hỏi thuộc bản chất này?” Anh yên lặng một lúc, và những cái trí của chúng tôi cũng trở nên yên lặng.

 “Liệu cái trí của con người đang thoái hóa bởi vì nó là một thiên niên kỷ của truyền thống và ký ức?” Có một yên lặng mãnh liệt và một lùi dần vào những chiều sâu vô hạn của ý thức của Krishnaji, và chính từ chiều sâu này anh thốt lên. “Liệu có một khả năng trong bộ não mà có thể thay đổi bản chất và cấu trúc của bộ não để cho nó tự làm tự do chính nó khỏi quá khứ, để cho nó sinh động và mới mẻ?

 “Từ Rishi Valley – và tôi không đang nói điều này trong bất kỳ ý thức cá nhân nào và không đang phóng đại – mỗi đêm bộ não đã và đang ‘phá vỡ’ và đang thâm nhập cái gì đó vô hạn. Tôi đã và đang nhìn việc này, như thể tôi đang nhìn một giải phẫu trên người nào khác.”

 Nhận biết được sự mãnh liệt đọng lại trong Krishnaji, tôi hỏi liệu anh sẽ nói ra những suy nghĩ mà anh có. Anh đồng ý. Việc này xảy ra tại Sterling Aparments, Bombay, gần đến cuối tháng giêng năm 1980.

 “Bốn tháng vừa qua hay gần gần như thế, đã có một hoạt động đang diễn ra, như thể bộ não đang được rửa sạch – một tiệt trùng đang xảy ra – và tôi không hiểu nó ra sao. Mới đây, khi tôi ở Rishi Valley, một việc đặc biệt đã xảy ra. Suốt nhiều đêm, người ta thực sự hiệp thông cùng cái nguồn năng lượng của tất cả mọi sự vật. Nó là một cảm giác lạ thường; không phải từ cái trí hay bộ não, nhưng từ chính cái nguồn. Và việc đó đã và đang xảy ra, ở Madras và ở đây. Nó như thể người ta hoàn toàn bị cô lập – nếu người ta có thể sử dụng từ ngữ đó mà không có ý nghĩa của thối lui. Có một ý thức của không-gì-cả đang hiện diện ngoại trừ ‘cái đó.’ Cái nguồn hay cảm thấy đó là một trạng thái trong đó cái trí, bộ não, không còn vận hành nữa – chỉ cái nguồn đó đang vận hành. Việc này nghe ra có vẻ điên khùng hay kỳ cục, nhưng không phải vậy. Tôi tự nhủ với mình rằng tôi phải quan sát thật cẩn thận để xem thử liệu tôi đang tự dối gạt mình hay bị trói buộc trong ảo tưởng, một khao khát cho cái đó bắt đầu và sự khao khát mong muốn gia tăng nó, thay đổi nó. Tôi đã và đang theo dõi rất chặt chẽ để thấy rằng sự khao khát đó không len lỏi vào nó. Bởi vì khoảnh khắc khao khát len vào, nó trở thành một hồi tưởngnăng lượng không còn nữa, cái khởi nguồn không còn nữa. Vì vậy tôi cực kỳ cẩn thận để thấy rằng cái đó vẫn còn tinh thiết. Từ ngữ tinh khiết có nghĩa trong sạch, không thoái hóa, không ô uế. Nó giống như nước tinh khiết, nước được chưng cất, một con suối núi không bao giờ bị tiếp xúc bởi cái trí hay bàn tay của con người.

 “Tôi đã rất cẩn thận về điều này. Mới đây tôi đã phát hiện rằng bộ não đang mất – tôi phải rất cẩn thận rằng tôi diễn tả nó như thế nào – đang mất đi ý muốn riêng của nó, hoạt động riêng của nó. Chỉ lắng nghe trong một phút. Tôi không hiểu liệu nó là thông thường đối với số phận của con người, rằng qua vô số năm mà tôi có thể nhớ lại được, tôi đã từng dạo bộ suốt ba hay bốn tiếng đồng hồ và không có một suy nghĩ nào trong thời gian đó. Đây không là một sáng chế, đây không là một sản phẩm ao ước. Và ‘cái đó’ đã và đang diễn ra, khi tôi dạo bộ nó luôn luôn hiện diện ở đó.

 “Cái trí, bộ não, quá quen thuộc với sự hồi tưởng, với trải nghiệm, hiểu biết, ký ức. Nó phải tìm ra sự an bình riêng của nó…đến độ cái nguồn gốc, khởi đầu không được can thiệp. Những từ ngữ trong kinh Bible và những quyển sách tôn giáo khác của phương Đông là rằng, sự khởi đầu là hỗn độn và từ hỗn độn đó trật tự hiện diện. Tôi nghĩ, nó là cách ngược lại. Tôi có lẽ sai lầm, nhưng sự khởi đầu là trật tự. Con người đã tạo ra hỗn độn. Bởi vì sáng tạo không thể là hỗn loạn. Hỗn độn có nghĩa vô trật tự, và kinh Genesis nói có hỗn độn, tối tăm; từ hỗn độn đó Thượng đế sáng tạo trật tự. Tôi cam đoan rằng đó không là như thế. Đã phải có trật tự tuyệt đối; những động đất, những dịch chuyển, những phun núi lửa, tất cả đều là trật tự. Tôi nghĩ chúng ta đã mất đi ý thức của trật tự ân lành, khởi đầu, trọn vẹn, tuyệt đối đó. Chúng ta đã mất nó, và sự tối tăm của hỗn độn đã bị tạo ra bởi con người.

 “Không phải rằng khởi đầu là hỗn độn. Điều đó không thể xảy ra được. Thậm chí nếu có Thượng đế – tôi đang sử dụng từ ngữ Thượng đế trong ý nghĩa thông thường của nó – và ngài đã sáng tạo sự hỗn độn khởi đầu, và từ đó đã sáng tạo trật tự, khởi đầu đã phải là trật tự. Nó không thể là vô trật tự và từ đó sáng tạo trật tự. Khởi đầu phải là trật tự. Và con người đã gọi nó là hỗn độn và từ đó con người đã tạo ra vô trật tự khủng khiếp.

 “Bây giờ anh ấy tìm kiếm để quay lại khởi đầu đó, trật tự đó. Trạng thái đó phải là cái gì đó của ân lành vô cùng, một trạng thái vô hạn, không thời gian, không ô uế, ngược lại nó không là trật tự.

 “Vậy là liệu con người có thể quay lại cái đó?

 “Nó không bao giờ có thể được trải nghiệm. Bởi vì trải nghiệm hàm ý công nhận, hồi tưởng. Nó không là một sự việc mà bạn có thể trải qua như ‘Tôi nhớ.’ ‘Cái này’ ở phía bên ngoài lãnh vực của tất cả trải nghiệm, phía bên ngoài của tất cả hiểu biết, tuyệt đối vượt khỏi tất cả nỗ lực của con người.

 “Nhưng con người bị bỏ lại cùng những giác quan của anh ấy, và những ham muốn của anh ấy và sự tích lũy vô bờ bến của hiểu biết bị thâu gom trong bộ não.

 “Vì vậy câu hỏi là, liệu người ta có thể xóa sạch sự tích lũy vô bờ bến của một triệu năm?

 “Tôi nghĩ nó có thể được khi tất cả những giác quan hoàn toàn thức dậyhoàn hảo. Vậy thì, không có trung tâm từ đó một trải nghiệm có thể xảy ra. Chừng nào còn có một trung tâm, phải có trải nghiệm và hiểu biết. Khi không có trung tâm, có một trạng thái của không-trải nghiệm, một trạng thái của quan sát, khi tất cả những giác quan đều được thức dậy cao độ và đang vận hành, nhạy cảm hoàn hảo, vậy thì trong trạng thái đó, không có trung tâm như ‘cái tôi’ bị dính dáng. Chính là trung tâm như ‘cái tôi’ mới tạo ra sự ham muốn. Trạng thái này, trung tâm này, không thể đạt đến trạng thái đó – khởi đầu.

 “Con người không thể tham vọng hay hy sinh hay kỷ luật để đạt đến bất kỳ nơi nào gần nó. Thế là anh ấy sẽ làm gì? Hiểu rõ sự ham muốn là điều rất quan trọng. Nếu nó không được hoàn toàn hiểu rõ, sự tinh tế của ham muốn là vô hạn và vì vậy nó có những triển vọng vô hạn, lạ lùng của ảo tưởng.

 “Ham muốn, ý muốn, thời gian, phải chấm dứt hoàn toàn. Đó là, cái trí, bộ não, phải tuyệt đối tinh khiết – không phải tinh khiết như không tình dục, không những suy nghĩ xấu xa – nhưng bộ não phải tuyệt đối trống không khỏi sự hiểu biết. Một trạng thái nơi đó sự suy nghĩ không bao giờ có thể nảy ra – nếu không cần thiết. Để cho sự suy nghĩtrách nhiệm riêng của nó, để cho nó chỉ có thể hành động trong những phương hướng nào đó.

 “Một bộ não được tự do khỏi tất cả trải nghiệm, và do đó hiểu biết, không ở trong lãnh vực của thời gian, thế là đã đến được khởi đầu của tất cả những sự vật. Bạn không thể giải thích tất cả điều này cho con người. Nhưng họ phải lắng nghe nó – bạn theo kịp chứ?”

 “Anh đã nói những giác quan không xấu xa – nhưng những giác quan tạo ra hiểu biết?” Achyut hỏi.

 Sunanda thắc mắc, “Sự liên quan giữa trạng thái của cái trí và cái đó là gì?”

 “Cái này không thể đi đến cái đó, cái đó mà không thời gian. Cái trí mà được tự do khỏi tất cả trải nghiệm, một cái trí mà không bao giờ trải nghiệm – giống như một cái thùng chứa, nó có thể thâu nhận cái đó. Nhưng cái này không thể đi đến cái đó.”

 “Sự liên quan giữa cái thùng chứa và ‘cái đó’ là gì?” Sunanda hỏi.

 “Không. Bạn đang nói về gì vậy?” Krishnaji đang ở trong một trạng thái của ngây ngất. “Ham muốn của những giác quanham muốn mà có từ trung tâm phải hoàn toàn được xóa sạch. Không có chuyển động hướng về ‘cái đó’, mà có nghĩa một kết thúc của thời gian. Bất kỳ chuyển động nào trong bất kỳ phương hướng nào đều là thời gian. Con người đã thực hiện sự đấu tranh mãnh liệt để đến được cái đó. Nó không thể xảy ra được. Sự ham muốn quá tinh tế và thế là vật sáng chế của ảo tưởng, phải chấm dứt. Bộ não phải được tự do khỏi ham muốn. Không thể có khuôn mẫu, không-phương hướng, không-ý muốn, không-ham muốn.”

 Chúng tôi đã chạm vào cái gì đó, và tôi nói, “Đó là sáng tạo. Không có ‘đã là’ trong cái đó. Chỉ có khởi đầu. Chỉ có trạng thái của khởi đầu.”

 “A, chờ đã – hãy quan sátcẩn thận. Luôn luôn có trạng thái của khởi đầu, theo dõi nó, theo dõi nó, Pupulji, ở lại đó. Khi bạn nói điều này, nó có nghĩa gì với những người lắng nghe bạn?” Cái trí của Krishnaji đang cảm giác chung quanh.

 “Những hàm ý của điều này là gì? Kết thúc luôn luôn là khởi đầu? Đúng? Nó có nghĩa gì?” Asit hỏi.

 “Nó có nghĩa sự kết thúc của quyến luyến. Đó là khởi đầu. Hãy quan sát, thưa bạn, kèm theo sự kết thúc của một vấn đề, cái trí được trống không. Không-vấn đề, toàn bộ, là không-trải nghiệm. Nhưng tôi là một con người bình thường. Tôi có đủ mọi loại sợ hãi, ham muốn, tôi vác nó theo suốt sống của tôi và tôi không bao giờ hỏi – liệu tôi có thể kết thúc một điều? Quyến luyến, ganh tị.”

 “Cái trí vẫn còn nhồi nhét đầy suy nghĩ,” Asit nói.

 “Cái trí đầy suy nghĩ bởi vì những giác quan không đang nở hoa trọn vẹn. Những giác quan tạo ra suy nghĩ. Những giác quan tạo ra trải nghiệm, mà là hiểu biết, ký ức – suy nghĩ. Khi những giác quan đang nở hoa trọn vẹn, điều gì xảy ra? Không có trung tâm như ham muốn,” Krishnaji nói.

 “Những hàm ý của cái đó trong sống hàng ngày của tôi là gì?” Asit dò dẫm.

 Krishnaji trả lời, “Trong sống hàng ngày của bạn, quan tâm chính của bạn là liệu những giác quan có thể nở hoa. Tất cả những giác quan của bạn, không chỉ là tình dục, không chỉ là thị lực, không chỉ là nghe bằng tai. Liệu bạn có thể nhìn ngắm một người con gái, bằng tất cả những giác quan của bạn? Vậy là bạn mất trung tâm; trải nghiệm không hiện diện. Đúng chứ?”

 “Cái gì ngăn cản sự nở hoa của những giác quan?” Asit lại hỏi.

 “Không có gì ngăn cản. Chúng ta không bao giờ thả cho những giác quan nở hoa. Chúng ta đã vận hành cùng suy nghĩ như phương tiện trung gian của hành động. Nhưng chúng ta đã không tìm hiểu một cách sâu sắc nguồn gốc của suy nghĩ. Nếu tôi không có những giác quan, tôi sẽ là một miếng đá, cùng những rung động, hay một đống thịt. Nhưng khoảnh khắc những giác quan bắt đầu, sự ham muốn, nhục dục hiện diện – tôi bắt đầu chuyển động trong một khe rãnh chật hẹp. Bạn phải thâm nhập thật thăm thẳm vào ‘cái đó’ để cho tất cả những giác quan đều đang vận hành. Truyền thống chối từ những giác quanvì vậy luôn luôn có…”

 Asit ngắt lời, “Liệu tôi được phép hỏi, sự liên quan giữa một tảng đá không-những giác quan, với tất cả những giác quan đang vận hành, là gì? Những tảng đá không có những giác quan.”

 “Tôi không chắc chắn rằng những tảng đá không có những giác quanvật chất chỉ là bộ máy của năng lượng,” Krishnaji nói.

 “Liệu nó là nghi vấn về sự thâm nhập của năng lượng vô hạn này? Một nghi vấn về số lượng năng lượng mà có thể thâm nhập vào đá, hay những giác quan mà được thức dậy nửa chừng hay được thức dậy trọn vẹn? Liệu năng lượng vô hạn đó luôn luôn hiện diện ở đó để thâm nhập? Liệu do bởi số lượng năng lượng mà có thể được thâu nhận mới tạo ra sự khác biệt?” Asit hỏi.

 “Quan tâm của tôi là tìm ra, liệu những giác quan của tôi có thể nở hoa bởi vì từ đó mọi thứ nảy sinh,” Krishnaji nói.

 Asit đẩy vào sâu thêm, “Liệu những giác quan trở thành đờ đẫn bởi vì không-chú ý?”

 “Bạn không nhận biết những giác quan. Bạn là những giác quan. Tất cả những liên tưởng đã được củng cố trở thành quan trọng nhất. Liệu tình yêu là một chuyển động của những giác quan?” Krishnaji hỏi.

 “Liệu sự chú ý đánh thức những giác quan?” Asit hỏi.

 “Sự chú ý có nghĩa ân cần, trách nhiệm, thương yêu, không động cơ.” Krishnaji nói rõ.

 “Vậy là sống hàng ngày,” Asit nói.

 “Khi những vấn đề nảy sinh – tổng thể của những giác quan không đang vận hành. Khi những giác quan được thức dậy và không có trung tâm, có một khởi đầu và một kết thúc.

 “Những vấn đề thuộc tâm lý không tồn tại trong trạng thái của không-trung tâm. Đừng nói ‘Tôi phải nhận biết’; vậy thì bạn bị mất hút. Ngày hôm qua, khi chúng ta đang dạo bộ, bạn đang kể cho tôi về máy tính. Bộ não đang lắng nghe, nó không ghi lại. Có một nhận biết của một đang trào ra, cái gì đó đang trút xuống bộ não. Khi việc gì đó đang xảy ra thực sự, không có cảm giác; khi có sợ hãi thực sự, không có cảm giác. Sự sợ hãi nảy sinh một giây sau. Khoảnh khắc bạn không đang hiểu rõ, có sự sợ hãi,” Krishnaji nói.

 “Phải có cái gì đó trong trạng thái đó.” Asit khăng khăng.

 “Cái này không thể được trả lời.” Krishnaji nói.

 “Liệu có một mới mẻ lại hoàn toàn?” Asit hỏi.

 “Một mới mẻ lại của bộ não? Vâng, những tế bào não được lau sạch. Chúng không mang ký ức cổ xưa,” Krishnaji nói.

 “Bộ não của anh không mang bất kỳ ký ức cổ xưa nào? Hàng triệu năm được xóa sạch?” Tôi hỏi.

 “Ngược lại, chỉ có sự tối tăm,” Krishnaji nói.

 Những ngày sau đó, khi chúng tôi ngồi tại bàn ăn sáng, tôi hỏi liệu Krishnaji đang chỉ đến một sử dụng mới mẻ của những giác quan. Khi những giác quan đang nở hoa trọn vẹn, trong một trạng thái của tự phát, trung tâm kết thúc. Tôi hỏi anh liệu trong trạng thái này, sự thúc đẩy của ý thức ‘cái tôi’, mà đưa phương hướng cho cái trí, tan biến? Trạng thái tổng thể này của sự thông minh thuộc giác quan phủ nhận ranh giới phân chia của phía bên ngoài và phía bên trong, ngày hôm qua và ngày mai.

 “Thấy nó, Pupulji, thấy nó,” Krishnaji nói. “Chỉ có đang là và đang khởi đầu.”

 Trong những ngày tiếp theo, Krishnaji lặp đi lặp lại nói về cái đó mà nằm vượt khỏi chính sự sáng tạo. Anh nói, “Trật tự là khởi đầu, cái nguồn của một năng lượng mà không bao giờ có thể tiêu hao. Muốn thâm nhập nó phải có một tìm hiểu về những giác quan và sự ham muốn. Ân lành của trật tự đó hiện diện khi cái trí không còn một ham muốn nào và những giác quan đang vận hành một cách trọn vẹn, toàn bộ.” Tôi hỏi Krishnaji, liệu anh đang nói tại cốt lõi giống hệt như anh đã nói trong những năm trước, nhưng chỉ sử dụng những từ ngữ mới; hay những thấu triệt này hoàn toàn khác hẳn? Anh trả lời, “Cái này hoàn toàn khác hẳn.”

 Tôi quan sát từ Rishi Valley và Madras rằng, khi anh nói về hạt giống, bộ não già thiên niên kỷ của con người, sự khởi đầu, sự sáng tạo, mặt của anh thay đổi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26618)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
(Xem: 19987)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực...
(Xem: 18189)
Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thứcý thức cấp bách...
(Xem: 32831)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 18783)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốtthông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
(Xem: 31622)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32546)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 20129)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 26306)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 20312)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 23779)
Tôi tự cho rằng tôi có thực hay đó chỉ là một ý nghĩ về tôi do tôi tưởng nghĩ về tôi hoặc một ý nghĩ hay một hình ảnh về tôi do kẻ khác hay những kẻ khác tưởng nghĩ về tôi?
(Xem: 23886)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 15111)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
(Xem: 15019)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant