Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

35. “Người ta đã chạm vào cái nguồn năng lượng của tất cả mọi sự vật”

18 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 8267)
35. “Người ta đã chạm vào cái nguồn năng lượng của tất cả mọi sự vật”

TIỂU SỬ CỦA KRISHNAMURTI
Krishnamurti's biography by Pupul Jayakar
Lời dịch: Ông Không
Tháng 4-2011

PHẦN 6

TÓM TẮT LỜI GIẢNG

1978-1985

CHƯƠNG 35

“Người ta đã chạm vào cái nguồn năng lượng của tất cả mọi sự vật.”

T

ừ khoảnh khắc Krishnaji đến Bombay, anh bừng bừng và chuyển tải sự mãnh liệt của anh. Không ngừng nghỉ trong nghi vấn của anh, một buổi sáng tại bàn ăn, anh hỏi, “Liệu bộ não, mà là ký ức, có thể hoàn toàn được tự do khỏi ký ức? Liệu trong bộ não có một khả năng có thể hoàn toàn tự-thay đổi chính nó? Điều gì xảy ra khi bạn nghe một câu hỏi thuộc bản chất này?” Anh yên lặng một lúc, và những cái trí của chúng tôi cũng trở nên yên lặng.

 “Liệu cái trí của con người đang thoái hóa bởi vì nó là một thiên niên kỷ của truyền thống và ký ức?” Có một yên lặng mãnh liệt và một lùi dần vào những chiều sâu vô hạn của ý thức của Krishnaji, và chính từ chiều sâu này anh thốt lên. “Liệu có một khả năng trong bộ não mà có thể thay đổi bản chất và cấu trúc của bộ não để cho nó tự làm tự do chính nó khỏi quá khứ, để cho nó sinh động và mới mẻ?

 “Từ Rishi Valley – và tôi không đang nói điều này trong bất kỳ ý thức cá nhân nào và không đang phóng đại – mỗi đêm bộ não đã và đang ‘phá vỡ’ và đang thâm nhập cái gì đó vô hạn. Tôi đã và đang nhìn việc này, như thể tôi đang nhìn một giải phẫu trên người nào khác.”

 Nhận biết được sự mãnh liệt đọng lại trong Krishnaji, tôi hỏi liệu anh sẽ nói ra những suy nghĩ mà anh có. Anh đồng ý. Việc này xảy ra tại Sterling Aparments, Bombay, gần đến cuối tháng giêng năm 1980.

 “Bốn tháng vừa qua hay gần gần như thế, đã có một hoạt động đang diễn ra, như thể bộ não đang được rửa sạch – một tiệt trùng đang xảy ra – và tôi không hiểu nó ra sao. Mới đây, khi tôi ở Rishi Valley, một việc đặc biệt đã xảy ra. Suốt nhiều đêm, người ta thực sự hiệp thông cùng cái nguồn năng lượng của tất cả mọi sự vật. Nó là một cảm giác lạ thường; không phải từ cái trí hay bộ não, nhưng từ chính cái nguồn. Và việc đó đã và đang xảy ra, ở Madras và ở đây. Nó như thể người ta hoàn toàn bị cô lập – nếu người ta có thể sử dụng từ ngữ đó mà không có ý nghĩa của thối lui. Có một ý thức của không-gì-cả đang hiện diện ngoại trừ ‘cái đó.’ Cái nguồn hay cảm thấy đó là một trạng thái trong đó cái trí, bộ não, không còn vận hành nữa – chỉ cái nguồn đó đang vận hành. Việc này nghe ra có vẻ điên khùng hay kỳ cục, nhưng không phải vậy. Tôi tự nhủ với mình rằng tôi phải quan sát thật cẩn thận để xem thử liệu tôi đang tự dối gạt mình hay bị trói buộc trong ảo tưởng, một khao khát cho cái đó bắt đầu và sự khao khát mong muốn gia tăng nó, thay đổi nó. Tôi đã và đang theo dõi rất chặt chẽ để thấy rằng sự khao khát đó không len lỏi vào nó. Bởi vì khoảnh khắc khao khát len vào, nó trở thành một hồi tưởngnăng lượng không còn nữa, cái khởi nguồn không còn nữa. Vì vậy tôi cực kỳ cẩn thận để thấy rằng cái đó vẫn còn tinh thiết. Từ ngữ tinh khiết có nghĩa trong sạch, không thoái hóa, không ô uế. Nó giống như nước tinh khiết, nước được chưng cất, một con suối núi không bao giờ bị tiếp xúc bởi cái trí hay bàn tay của con người.

 “Tôi đã rất cẩn thận về điều này. Mới đây tôi đã phát hiện rằng bộ não đang mất – tôi phải rất cẩn thận rằng tôi diễn tả nó như thế nào – đang mất đi ý muốn riêng của nó, hoạt động riêng của nó. Chỉ lắng nghe trong một phút. Tôi không hiểu liệu nó là thông thường đối với số phận của con người, rằng qua vô số năm mà tôi có thể nhớ lại được, tôi đã từng dạo bộ suốt ba hay bốn tiếng đồng hồ và không có một suy nghĩ nào trong thời gian đó. Đây không là một sáng chế, đây không là một sản phẩm ao ước. Và ‘cái đó’ đã và đang diễn ra, khi tôi dạo bộ nó luôn luôn hiện diện ở đó.

 “Cái trí, bộ não, quá quen thuộc với sự hồi tưởng, với trải nghiệm, hiểu biết, ký ức. Nó phải tìm ra sự an bình riêng của nó…đến độ cái nguồn gốc, khởi đầu không được can thiệp. Những từ ngữ trong kinh Bible và những quyển sách tôn giáo khác của phương Đông là rằng, sự khởi đầu là hỗn độn và từ hỗn độn đó trật tự hiện diện. Tôi nghĩ, nó là cách ngược lại. Tôi có lẽ sai lầm, nhưng sự khởi đầu là trật tự. Con người đã tạo ra hỗn độn. Bởi vì sáng tạo không thể là hỗn loạn. Hỗn độn có nghĩa vô trật tự, và kinh Genesis nói có hỗn độn, tối tăm; từ hỗn độn đó Thượng đế sáng tạo trật tự. Tôi cam đoan rằng đó không là như thế. Đã phải có trật tự tuyệt đối; những động đất, những dịch chuyển, những phun núi lửa, tất cả đều là trật tự. Tôi nghĩ chúng ta đã mất đi ý thức của trật tự ân lành, khởi đầu, trọn vẹn, tuyệt đối đó. Chúng ta đã mất nó, và sự tối tăm của hỗn độn đã bị tạo ra bởi con người.

 “Không phải rằng khởi đầu là hỗn độn. Điều đó không thể xảy ra được. Thậm chí nếu có Thượng đế – tôi đang sử dụng từ ngữ Thượng đế trong ý nghĩa thông thường của nó – và ngài đã sáng tạo sự hỗn độn khởi đầu, và từ đó đã sáng tạo trật tự, khởi đầu đã phải là trật tự. Nó không thể là vô trật tự và từ đó sáng tạo trật tự. Khởi đầu phải là trật tự. Và con người đã gọi nó là hỗn độn và từ đó con người đã tạo ra vô trật tự khủng khiếp.

 “Bây giờ anh ấy tìm kiếm để quay lại khởi đầu đó, trật tự đó. Trạng thái đó phải là cái gì đó của ân lành vô cùng, một trạng thái vô hạn, không thời gian, không ô uế, ngược lại nó không là trật tự.

 “Vậy là liệu con người có thể quay lại cái đó?

 “Nó không bao giờ có thể được trải nghiệm. Bởi vì trải nghiệm hàm ý công nhận, hồi tưởng. Nó không là một sự việc mà bạn có thể trải qua như ‘Tôi nhớ.’ ‘Cái này’ ở phía bên ngoài lãnh vực của tất cả trải nghiệm, phía bên ngoài của tất cả hiểu biết, tuyệt đối vượt khỏi tất cả nỗ lực của con người.

 “Nhưng con người bị bỏ lại cùng những giác quan của anh ấy, và những ham muốn của anh ấy và sự tích lũy vô bờ bến của hiểu biết bị thâu gom trong bộ não.

 “Vì vậy câu hỏi là, liệu người ta có thể xóa sạch sự tích lũy vô bờ bến của một triệu năm?

 “Tôi nghĩ nó có thể được khi tất cả những giác quan hoàn toàn thức dậyhoàn hảo. Vậy thì, không có trung tâm từ đó một trải nghiệm có thể xảy ra. Chừng nào còn có một trung tâm, phải có trải nghiệm và hiểu biết. Khi không có trung tâm, có một trạng thái của không-trải nghiệm, một trạng thái của quan sát, khi tất cả những giác quan đều được thức dậy cao độ và đang vận hành, nhạy cảm hoàn hảo, vậy thì trong trạng thái đó, không có trung tâm như ‘cái tôi’ bị dính dáng. Chính là trung tâm như ‘cái tôi’ mới tạo ra sự ham muốn. Trạng thái này, trung tâm này, không thể đạt đến trạng thái đó – khởi đầu.

 “Con người không thể tham vọng hay hy sinh hay kỷ luật để đạt đến bất kỳ nơi nào gần nó. Thế là anh ấy sẽ làm gì? Hiểu rõ sự ham muốn là điều rất quan trọng. Nếu nó không được hoàn toàn hiểu rõ, sự tinh tế của ham muốn là vô hạn và vì vậy nó có những triển vọng vô hạn, lạ lùng của ảo tưởng.

 “Ham muốn, ý muốn, thời gian, phải chấm dứt hoàn toàn. Đó là, cái trí, bộ não, phải tuyệt đối tinh khiết – không phải tinh khiết như không tình dục, không những suy nghĩ xấu xa – nhưng bộ não phải tuyệt đối trống không khỏi sự hiểu biết. Một trạng thái nơi đó sự suy nghĩ không bao giờ có thể nảy ra – nếu không cần thiết. Để cho sự suy nghĩtrách nhiệm riêng của nó, để cho nó chỉ có thể hành động trong những phương hướng nào đó.

 “Một bộ não được tự do khỏi tất cả trải nghiệm, và do đó hiểu biết, không ở trong lãnh vực của thời gian, thế là đã đến được khởi đầu của tất cả những sự vật. Bạn không thể giải thích tất cả điều này cho con người. Nhưng họ phải lắng nghe nó – bạn theo kịp chứ?”

 “Anh đã nói những giác quan không xấu xa – nhưng những giác quan tạo ra hiểu biết?” Achyut hỏi.

 Sunanda thắc mắc, “Sự liên quan giữa trạng thái của cái trí và cái đó là gì?”

 “Cái này không thể đi đến cái đó, cái đó mà không thời gian. Cái trí mà được tự do khỏi tất cả trải nghiệm, một cái trí mà không bao giờ trải nghiệm – giống như một cái thùng chứa, nó có thể thâu nhận cái đó. Nhưng cái này không thể đi đến cái đó.”

 “Sự liên quan giữa cái thùng chứa và ‘cái đó’ là gì?” Sunanda hỏi.

 “Không. Bạn đang nói về gì vậy?” Krishnaji đang ở trong một trạng thái của ngây ngất. “Ham muốn của những giác quanham muốn mà có từ trung tâm phải hoàn toàn được xóa sạch. Không có chuyển động hướng về ‘cái đó’, mà có nghĩa một kết thúc của thời gian. Bất kỳ chuyển động nào trong bất kỳ phương hướng nào đều là thời gian. Con người đã thực hiện sự đấu tranh mãnh liệt để đến được cái đó. Nó không thể xảy ra được. Sự ham muốn quá tinh tế và thế là vật sáng chế của ảo tưởng, phải chấm dứt. Bộ não phải được tự do khỏi ham muốn. Không thể có khuôn mẫu, không-phương hướng, không-ý muốn, không-ham muốn.”

 Chúng tôi đã chạm vào cái gì đó, và tôi nói, “Đó là sáng tạo. Không có ‘đã là’ trong cái đó. Chỉ có khởi đầu. Chỉ có trạng thái của khởi đầu.”

 “A, chờ đã – hãy quan sátcẩn thận. Luôn luôn có trạng thái của khởi đầu, theo dõi nó, theo dõi nó, Pupulji, ở lại đó. Khi bạn nói điều này, nó có nghĩa gì với những người lắng nghe bạn?” Cái trí của Krishnaji đang cảm giác chung quanh.

 “Những hàm ý của điều này là gì? Kết thúc luôn luôn là khởi đầu? Đúng? Nó có nghĩa gì?” Asit hỏi.

 “Nó có nghĩa sự kết thúc của quyến luyến. Đó là khởi đầu. Hãy quan sát, thưa bạn, kèm theo sự kết thúc của một vấn đề, cái trí được trống không. Không-vấn đề, toàn bộ, là không-trải nghiệm. Nhưng tôi là một con người bình thường. Tôi có đủ mọi loại sợ hãi, ham muốn, tôi vác nó theo suốt sống của tôi và tôi không bao giờ hỏi – liệu tôi có thể kết thúc một điều? Quyến luyến, ganh tị.”

 “Cái trí vẫn còn nhồi nhét đầy suy nghĩ,” Asit nói.

 “Cái trí đầy suy nghĩ bởi vì những giác quan không đang nở hoa trọn vẹn. Những giác quan tạo ra suy nghĩ. Những giác quan tạo ra trải nghiệm, mà là hiểu biết, ký ức – suy nghĩ. Khi những giác quan đang nở hoa trọn vẹn, điều gì xảy ra? Không có trung tâm như ham muốn,” Krishnaji nói.

 “Những hàm ý của cái đó trong sống hàng ngày của tôi là gì?” Asit dò dẫm.

 Krishnaji trả lời, “Trong sống hàng ngày của bạn, quan tâm chính của bạn là liệu những giác quan có thể nở hoa. Tất cả những giác quan của bạn, không chỉ là tình dục, không chỉ là thị lực, không chỉ là nghe bằng tai. Liệu bạn có thể nhìn ngắm một người con gái, bằng tất cả những giác quan của bạn? Vậy là bạn mất trung tâm; trải nghiệm không hiện diện. Đúng chứ?”

 “Cái gì ngăn cản sự nở hoa của những giác quan?” Asit lại hỏi.

 “Không có gì ngăn cản. Chúng ta không bao giờ thả cho những giác quan nở hoa. Chúng ta đã vận hành cùng suy nghĩ như phương tiện trung gian của hành động. Nhưng chúng ta đã không tìm hiểu một cách sâu sắc nguồn gốc của suy nghĩ. Nếu tôi không có những giác quan, tôi sẽ là một miếng đá, cùng những rung động, hay một đống thịt. Nhưng khoảnh khắc những giác quan bắt đầu, sự ham muốn, nhục dục hiện diện – tôi bắt đầu chuyển động trong một khe rãnh chật hẹp. Bạn phải thâm nhập thật thăm thẳm vào ‘cái đó’ để cho tất cả những giác quan đều đang vận hành. Truyền thống chối từ những giác quanvì vậy luôn luôn có…”

 Asit ngắt lời, “Liệu tôi được phép hỏi, sự liên quan giữa một tảng đá không-những giác quan, với tất cả những giác quan đang vận hành, là gì? Những tảng đá không có những giác quan.”

 “Tôi không chắc chắn rằng những tảng đá không có những giác quanvật chất chỉ là bộ máy của năng lượng,” Krishnaji nói.

 “Liệu nó là nghi vấn về sự thâm nhập của năng lượng vô hạn này? Một nghi vấn về số lượng năng lượng mà có thể thâm nhập vào đá, hay những giác quan mà được thức dậy nửa chừng hay được thức dậy trọn vẹn? Liệu năng lượng vô hạn đó luôn luôn hiện diện ở đó để thâm nhập? Liệu do bởi số lượng năng lượng mà có thể được thâu nhận mới tạo ra sự khác biệt?” Asit hỏi.

 “Quan tâm của tôi là tìm ra, liệu những giác quan của tôi có thể nở hoa bởi vì từ đó mọi thứ nảy sinh,” Krishnaji nói.

 Asit đẩy vào sâu thêm, “Liệu những giác quan trở thành đờ đẫn bởi vì không-chú ý?”

 “Bạn không nhận biết những giác quan. Bạn là những giác quan. Tất cả những liên tưởng đã được củng cố trở thành quan trọng nhất. Liệu tình yêu là một chuyển động của những giác quan?” Krishnaji hỏi.

 “Liệu sự chú ý đánh thức những giác quan?” Asit hỏi.

 “Sự chú ý có nghĩa ân cần, trách nhiệm, thương yêu, không động cơ.” Krishnaji nói rõ.

 “Vậy là sống hàng ngày,” Asit nói.

 “Khi những vấn đề nảy sinh – tổng thể của những giác quan không đang vận hành. Khi những giác quan được thức dậy và không có trung tâm, có một khởi đầu và một kết thúc.

 “Những vấn đề thuộc tâm lý không tồn tại trong trạng thái của không-trung tâm. Đừng nói ‘Tôi phải nhận biết’; vậy thì bạn bị mất hút. Ngày hôm qua, khi chúng ta đang dạo bộ, bạn đang kể cho tôi về máy tính. Bộ não đang lắng nghe, nó không ghi lại. Có một nhận biết của một đang trào ra, cái gì đó đang trút xuống bộ não. Khi việc gì đó đang xảy ra thực sự, không có cảm giác; khi có sợ hãi thực sự, không có cảm giác. Sự sợ hãi nảy sinh một giây sau. Khoảnh khắc bạn không đang hiểu rõ, có sự sợ hãi,” Krishnaji nói.

 “Phải có cái gì đó trong trạng thái đó.” Asit khăng khăng.

 “Cái này không thể được trả lời.” Krishnaji nói.

 “Liệu có một mới mẻ lại hoàn toàn?” Asit hỏi.

 “Một mới mẻ lại của bộ não? Vâng, những tế bào não được lau sạch. Chúng không mang ký ức cổ xưa,” Krishnaji nói.

 “Bộ não của anh không mang bất kỳ ký ức cổ xưa nào? Hàng triệu năm được xóa sạch?” Tôi hỏi.

 “Ngược lại, chỉ có sự tối tăm,” Krishnaji nói.

 Những ngày sau đó, khi chúng tôi ngồi tại bàn ăn sáng, tôi hỏi liệu Krishnaji đang chỉ đến một sử dụng mới mẻ của những giác quan. Khi những giác quan đang nở hoa trọn vẹn, trong một trạng thái của tự phát, trung tâm kết thúc. Tôi hỏi anh liệu trong trạng thái này, sự thúc đẩy của ý thức ‘cái tôi’, mà đưa phương hướng cho cái trí, tan biến? Trạng thái tổng thể này của sự thông minh thuộc giác quan phủ nhận ranh giới phân chia của phía bên ngoài và phía bên trong, ngày hôm qua và ngày mai.

 “Thấy nó, Pupulji, thấy nó,” Krishnaji nói. “Chỉ có đang là và đang khởi đầu.”

 Trong những ngày tiếp theo, Krishnaji lặp đi lặp lại nói về cái đó mà nằm vượt khỏi chính sự sáng tạo. Anh nói, “Trật tự là khởi đầu, cái nguồn của một năng lượng mà không bao giờ có thể tiêu hao. Muốn thâm nhập nó phải có một tìm hiểu về những giác quan và sự ham muốn. Ân lành của trật tự đó hiện diện khi cái trí không còn một ham muốn nào và những giác quan đang vận hành một cách trọn vẹn, toàn bộ.” Tôi hỏi Krishnaji, liệu anh đang nói tại cốt lõi giống hệt như anh đã nói trong những năm trước, nhưng chỉ sử dụng những từ ngữ mới; hay những thấu triệt này hoàn toàn khác hẳn? Anh trả lời, “Cái này hoàn toàn khác hẳn.”

 Tôi quan sát từ Rishi Valley và Madras rằng, khi anh nói về hạt giống, bộ não già thiên niên kỷ của con người, sự khởi đầu, sự sáng tạo, mặt của anh thay đổi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 17293)
Trời tu viện rộng và đẹp, sáng nay mây ngoài biển đã kéo vào chưa? Thôi, xin mời thầy hãy vào cốc Trăng Lên, nhóm lửa và thêm chút củi vào cho ấm... Nguyễn Duy Nhiên
(Xem: 46365)
Có thể nói, không có một Tôn giáo nào, một hệ tư tưởng nào đề cao con người và đặt niềm tin vào con người như là đạo Phật... HT Thích Minh Châu
(Xem: 9566)
Ghi chép lại những bài giảng của Chư Tôn Đức cho các Huynh trưởng và Đoàn sinh GĐPTVN... Tâm Minh Vương Thúy Nga
(Xem: 8746)
“Nếu chẳng một phen xương lạnh buốt, Hoa mai đâu dễ ngửi mùi hương”... Thích Chân Tính
(Xem: 15782)
12 lời nguyện niệm Phật này, nhằm giúp cho Phật tử có định hướng trong việc tu tậpchí nguyện để về thế giới Cực Lạc của Đức Phật A-Di-Đà... Thích Chân Tính
(Xem: 15406)
Thư cho người em Tịnh độ là một bộ luận nhỏ, gom nhặt những yếu nghĩa của Tông Tịnh độ, chia thành từng bài nhỏ, mỗi bài là một chủ đề... Thích Hồng Nhơn
(Xem: 18197)
Đi vào cửa Pháp: Tuyển tập Giáo huấn của các Đạo sư Tây Tạng - Bản dịch Việt ngữ của Liên Hoa & Thanh Liên
(Xem: 9568)
Mỗi trang sách là một lời nhắn nhủ, ta như đang nghe giọng nói nhẹ nhàng, dí dỏm của Thầy: Các bạn cứ nhìn lại xem, tình thươngtuệ giác của Bụt ở ngay trong lòng của bạn.
(Xem: 9605)
Tập truyện Thường Ðề Bồ Tát (Bồ Tát Hay Khóc) được trích dịch trong cuốn “Vô Thanh Thoại Tập” của Pháp sư Long Căn... TT Thích Chân Tính biên dịch
(Xem: 18369)
Con Đường dẫn đến Phật Quả là một trong những sự giới thiệu tuyệt hảo cho giáo lý của Phật giáo Tây Tạng được sử dụng ngày nay.
(Xem: 15592)
Khánh Hòa là xứ Trầm Hương, Non cao biển rộng người thương đi về... Quách Tấn
(Xem: 10884)
Bản thảo của tập tiểu luận này đã được viết xong từ mùa hè năm 1974, nhưng chưa kịp in thì biến cố 30.4.1975 xảy ra... Hạnh Cơ
(Xem: 8873)
Kinh ThiKinh Dịch như đôi cánh của con chim nhạn mang chở định mệnh lịch sử của Trung Hoa bay lượn suốt mấy mươi thế kỷ trên vòm trời Viễn Đông... Tuệ Sỹ
(Xem: 10385)
Hương Vị Của Đất - Văn Lang Dị Sử - HT Thích Nhất Hạnh
(Xem: 10163)
Tập sách “Hồ Sơ Mật 1963 - Từ các nguồn Tài liệu của Chính phủ Mỹ”... Nhóm Thiện Pháp thực hiện, Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức Publications 2013
(Xem: 9335)
Không và Có tương quan mật thiết với nhau như bóng với hình. Có bao nhiêu cái có thì cũng có bấy nhiêu cái không... Thích Nữ Trí Hải
(Xem: 11423)
Hương Lúa Chùa Quê là tập sách Hoài Niệm về Tuổi Thơ của hai anh em là HT Thích Bảo Lạc ở Úc Châu và HT Thích Như Điển ở Âu Châu
(Xem: 10042)
Hoà Thượng vào bậc Cao Tăng nổi tiếng hiện nay rằng: “Được học và hành theo Phật pháp là một sự hưởng thụ tối cao nhất trong tất cả mọi sự hưởng thụ trên thế gian…” Quảng Huy
(Xem: 22904)
Chứng Đạo Ca - Nguyên tác: Huyền Giác; Bản dịch thơ Chứng Đạo Ca của H.T Thích Thuyền Ấn, sáng tác những năm tháng từ 1980 - 1990, lúc Ngài đang bị quản thúc.
(Xem: 9562)
Đạo Phật thường nói về nhân quả, luân hồi, tái sanh nhưng lại bác bỏ khái niệm linh hồn của các tôn giáo hữu thần. Vậy thì cái gì tái sanh luân hồi để lãnh lấy nhân quả... Alexander Berzin; Tuệ Uyển
(Xem: 17203)
Tuyển tập những bài viết cho mẹ, cụ bà Nguyễn Thị Sáu của Hư Thân Huỳnh Trung Chánh
(Xem: 16611)
Nếu bản Việt ngữ của pho sách “Đạo Ca Milarepa” đến được tay bạn đọc thì phải nói đây chính là đến từ tình yêu thương và sự gia trì vĩ đại của đức Milarepa cùng chư Thầy Tổ... Đỗ Đình Đồng
(Xem: 18956)
Kính nguyện quyển sách nhỏ này có thể giúp đỡ thật sự những đồng tu, đại đức có duyên, được lìa khổ được vui, liễu sanh thoát tử... Pháp Sư Tịnh Không
(Xem: 10127)
Với phong thái và lối hành văn gần gũi với những sinh hoạt của người Việt, Minh Niệm đã thật sự thổi hồn Việt vào cuốn sách nhỏ này.
(Xem: 19361)
Lão tửtriết gia đầu tiên của Trung Quốc luận về vũ trụ, có một quan niệm tiến bộ, vô thần về bản nguyên của vũ trụ mà ông gọi là Đạo... Nguyễn Hiến Lê dịch
(Xem: 9417)
Trên căn bản của thực tại, hạnh phúc bao giờ cũng cưu mang trong chính nó một sức sống tràn đầy sinh lực của cảm xúc an bình được sinh khởi từ bản thể của nội tâm... Khải Thiên
(Xem: 12252)
Quyển Liễu Phàm Tứ Huấn là sách khuyến dạy tu thiện, giúp xây dựng lại và củng cố nền tảng căn bản làm người: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí ,Tín... Ấn Quang Đại Sư; Tuệ Châu Bùi Dư Long dịch
(Xem: 11935)
CUỐN TỰ ĐIỂN HÁN - VIỆT THẾ KỶ 19; Việt Nam thời xưa có các sách khải mông hay tự biểu được dùng để dạy chữ Hán cho trẻ đồng ấu... Nguyễn Đình Hòa - Trần Trọng Dương dịch
(Xem: 19700)
Tu Tâm, Dưỡng Tánh, Nhân quả, Tứ diệu đế, Từ bi, Chữ Hòa, Yếu tố hòa bình... HT Thích Thiện Hoa
(Xem: 12661)
Hạnh Phúc Là Điều Có Thật - Tác giả Nguyễn Minh Tiến (Nguyên Minh)
(Xem: 13083)
Sống Một Đời Vui - The Joy Of Living; Nguyên tác Yongey Mingyur Rinpoche, Diệu Hạnh Giao Trinh & Nguyễn Minh Tiến dịch
(Xem: 14301)
Muốn sáng lại ánh sáng sẵn có, muốn sống lại lẽ sống như thực, Thái-Hư Đại-Sư thâu tóm tinh-hoa Phật-học thành cuốn sách nhỏ nầy... HT Thích Tâm Châu
(Xem: 32318)
Vào ngày trăng tròn tháng năm năm 623 trước Tây lịch, một hoàng tử thuộc bộ tộc Thích Ca (1) của Ấn Ðô, tên là Tất Ðạt Ða (Siddhattha) họ Cồ Ðàm (Gotama) đã ra đời... HT Thích Trí Chơn
(Xem: 12930)
Đạo Phật đã chung sống với người dân Việt gần hai mươi thế kỷ, sợi dây liên lạc đã thắt chặt đạo Phật với dân tộc Việt Nam thành một khối bất khả phân ly... HT Thích Thanh Từ
(Xem: 11915)
Từ Chánh Niệm Đến Giác Ngộ là cẩm nang của người tu Thiền. Nguyên tác Mindfulness, Bliss and Beyond của Ajahn Brahm; Nguyên Nhật Trần Như Mai dịch
(Xem: 20712)
Phật giáo Huế là cái nôi của sự giữ gìn truyền thống thống nhất Phật giáo trong cả nước... Thích Hải Ấn
(Xem: 40591)
Theo đạo Phật, luật nhân quả không chỉ giới hạn trong một đời sống hiện tại này, mà là một quy luật chi phối trong suốt dòng thời gian...
(Xem: 10053)
Những Chuyện Nhân Quả - Nguyên tác: Thích Hải Đảo, Đạo Quang dịch
(Xem: 9533)
Chú Tiểu Ngắm Sen là tuyển tập các truyện ngắn của tác giả Ngô Khắc Tài
(Xem: 18953)
Văn hóa như hơi thở của sự sống. Chính vì vậy mà qua bao thăng trầm nghiệt ngã của lịch sử, Đạo Phật như một sức sống văn hóa ấy vẫn còn đó, như một sinh chất nuôi dưỡng nếp sống tâm linh cho con người.
(Xem: 8800)
Chánh Niệm - Bhante Henepola Gunaratana; Mindfulness in Plain English; Lương Thanh Bình dịch
(Xem: 8291)
Tập truyện dài 2 tập của Vĩnh Hảo - CHIÊU HÀ xuất bản tại Hoa Kỳ năm 1997
(Xem: 10432)
Đức Phật đến trong cuộc đời là một con người bằng xương bằng thịt, vui những nỗi vui của trần gian, đau những nỗi đau của con người. Để từ đó Ngài vươn lên và vực dậy giấc trường mộng Nam Kha... HT Thích Nhật Quang
(Xem: 11656)
Lược Sử Phật GiáoHồi Giáo Tại Afghanistan - Nguyên tác: Alexander Berzin, Người dịch: Thích nữ Tịnh Quang
(Xem: 30600)
Sự khai triển của Phật giáo Đại thừa kết hợp với các dân tộc có nền văn hóa khác nhau đưa đến sự xuất hiện nhiều trình độ hiểu biết Phật giáo rất đặc sắc.
(Xem: 11459)
Tổng Tập Văn Học Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại Sưu Khảo gồm có 2 tập do Chư Tôn Đức Tăng Ni và Chư vị thân hào nhân sỹ Phật giáo góp bài để tập thành... Nhiều Tác Giả
(Xem: 10417)
Mở Rộng Cửa Tâm Mình và những mẫu chuyện Phật Giáo nói về Hạnh phúc, Opening The Door Of Your Heart and other Buddhist Tales of Happiness, Nguyên tác: Ajahn Brahm; Chơn Quán Trần Ngọc Lợi dịch
(Xem: 15974)
Phật giáo được truyền đến Sri Lanka từ thế kỷ thứ III trước Tây lịch. Và phần lớn thời gian trong suốt hơn 2.000 năm, Phật giáo được xem quốc giáo tại đảo quốc này... Thích Nguyên Lộc
(Xem: 25553)
“Tuệ Sỹ Đạo Sư - Thơ và Phương Trời Mộng” là tên của một quyển sách, do thầy Phạm Công Thiện đặt cho. Bây giờ Thầy đã lên tới đỉnh cao, bỏ lại sau lưng là hố thẳm... Nguyên Siêu
(Xem: 10006)
Đây là câu chuyện được phóng tác từ nhân vật Phật giáo có thật trong lịch sử cận đại, thời nhà Nguyễn gầy dựng đế nghiệp ở kinh đô Huế từ nửa đầu thập niêm 80 của thế kỷ 18.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant