Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

40. “Ý nghĩa của Chết”

Monday, July 18, 201100:00(View: 9252)
40. “Ý nghĩa của Chết”

TIỂU SỬ CỦA KRISHNAMURTI
Krishnamurti's biography by Pupul Jayakar
Lời dịch: Ông Không
Tháng 4-2011

PHẦN 6

TÓM TẮT LỜI GIẢNG

1978-1985

CHƯƠNG 40

“Ý nghĩa của Chết”

S

áng hôm sau, chúng tôi bàn luận về chết. Tôi bắt đầu đối thoại bằng cách đưa ra nghi vấn tại sâu thẳm của cái trí con người, “sinh ra và chết đi”, sống và chết.

 “Quanh hai vấn đề này, sự kỳ diệu của sinh ra và sự sợ hãi của chết đi, mà sống của con người phụ thuộc. Tại một mức độ chúng ta hiểu rõ sống và chết. Nhưng chỉ cái trí hời hợt hiểu rõ. Tại chiều sâu, rất khẩn thiết phải hiểu rõ ý nghĩa của sự tồn tại, những điều được chứa đựng giữa sinh ra và chết đi và những sợ hãi, sự tối tăm nằm trong sự kết thúc của bất kỳ thứ gì.”

 Krishnaji lắng nghe như anh luôn luôn thực hiện, cùng toàn cái trí và thân thể. Anh hỏi, “Tại sao bạn sử dụng từ ngữ ‘vấn đề’?”

 “Trong chính chúng, sinh ra và chết đi không là một vấn đề, nhưng cái trí luôn luôn quấy rầy chúng. Cái trí bám vào một việc và chối từ việc kia. Vấn đềdo bởi những cái bóng bủa vây từ ngữ ‘chết.’ Có sự vui mừnghân hoan trong từ ngữ ‘sinh,’ sinh ra và có sự thôi thúc bám chặt nó tại bất kỳ giá nào và sự thôi thúc để lẩn trốn ‘chết.’ ” Tôi đang cố gắng mở toang vấn đề.

 “Tôi hiểu rõ điều đó.”

 “Từ điều này nảy sinh sự đau khổ, từ nó nảy sinh sự sợ hãi, từ nó có tất cả những đòi hỏi,” tôi tiếp tục.

 “Vì vậy câu hỏi là gì?” Krishnaji hỏi.

 “Làm thế nào chúng ta thâm nhập từ ngữ ‘chết’? Làm thế nào chúng ta có thể được tự do khỏi những tối tăm bủa vây từ ngữ đó? Làm thế nào cái trí có thể nhìn ngắm chết cùng sự đơn giảnquan sát nó như nó là gì?”

 “Trong câu hỏi của bạn, bạn đang gồm cả toàn tiến hành của đang sống, cùng những phức tạp, rối loạn của nó, và sự kết thúc của việc đó? Liệu bạn quan tâm để tìm ra nó có nghĩa gì – chết và thời kỳ dài này của đấu tranh, đau khổ, vân vân, mà người ta bám vào?” Krishnaji đang mở rộng câu hỏi để bao gồm một tổng thể không bị phân chia.

 “Có một chuyển động của sự tồn tại mà gồm cả sống và chết,” tôi nói. “Nhưng nếu anh biến lãnh vực đó thành quá rộng lớn, chúng ta không thể nắm được chiều sâu của sự đau khổ, của sự kết thúc. Có sự khổ não như thế trong cái gì đó mà ‘là’ và cái gì đó mà ‘không còn là.’ Cái gì đó mà kỳ diệu, tràn đầy sống của người ta và sự đau khổ mà rình rập đằng sau – cho cái gì đó mà là, phải kết thúc.”

 “Bây giờ, kết thúc là gì?” Krishnaji hỏi.

 “Cái gì đó mà tồn tại và không còn hiện diện – không còn hiện diện vĩnh viễn,” tôi trả lời.

 “Tại sao bạn sử dụng từ ngữ ‘vĩnh viễn’?” Krishnaji chất vấn.

 “Thưa anh, cái gì đó ‘là’, và trong chính bản chất của ‘trạng thái là’ của nó rình rập sự kết thúc của nó, sự ngừng lại vĩnh viễn của nó. Không có ngày mai trong sự kết thúc.” Tôi đang lắng nghe rất chú ý.

 “Lúc này, chờ một tí. Kết thúc cái gì?” Thâm nhập đã bắt đầu.

 “Kết thúc cái mà thể hiện. Đau khổ là sự kết thúc của cái mà thể hiện.”

 “Sự kết thúc của đau khổ, nhưng kết thúc không là vĩnh viễn?” Krishnaji hỏi.

 “Không, đau khổ mà nảy sinh khi cái gì đó quá kỳ diệu kết thúc.”

 “Chờ một tí. Liệu nó quá kỳ diệu?” Krishnaji hỏi.

 “Cho phép tôi thẳng thắn hơn. Anh là, và cái anh không nên là – đó là sự đau khổ vô cùng,” tôi nói.

 “Bạn là và –” Krishnaji vẫn còn do dự, đang cố gắng ép buộc tôi phải thấy vấn đề bằng một rõ ràng tuyệt đối.

 “Không phải anh là – Anh, Krishnamurti, hiện diện, và trong câu nói đó có sự đau khổ vô cùng của Krishnaji không còn hiện diện,” tôi nói.

 “Liệu bạn đang nói về sự đau khổ của kết thúc Krishnaji, hay Krishnaji, chính ông ta, đang kết thúc? Bạn theo kịp chứ?”

 Tôi không theo kịp và hỏi, “Tại sao anh thực hiện sự phân biệt?”

 “Chết là không thể tránh khỏi cho cái người này,” Krishnaji nói. “Đối với ông ta điều đó không đặt thành vấn đề. Không có sợ hãi, không có đau khổ. Nhưng bạn nhìn cái người đó và nói, ‘Thượng đế của tôi ơi! Một ngày nào đó ông ta sẽ chết.’ Vì vậy sợ hãi, đau khổ, là đau khổ của bạn,” Krishnaji nói.

 “Vâng, nó là đau khổ của tôi.”

 “Lúc này, tại sao?” Krishnaji chất vấn.

 “Nó là. Tại sao anh hỏi tại sao?”

 “Tôi muốn biết tại sao, khi một người chết, đẹp đẽ, xấu xí – toàn sự tồn tại của con người được chứa đựng trong đó – anh ấy chết và nó không tránh khỏi. Tôi nhìn người đó, tôi thương yêu người đó, anh ấy chết, và tôi bị đau khổ. Tại sao? Tại sao tôi tuyệt vọng, cô độc, đau khổ? Chúng ta không đang nói theo trí năng, nhưng thực sự. Tôi đã mất người đó, anh ấy đã tử tế với tôi, người bầu bạn của tôi và anh ấy kết thúc. Tôi nghĩ hiểu rõ sự kết thúc là điều rất quan trọng, bởi vì có cái gì đó hoàn toàn mới mẻ khi có một kết thúc đến mọi thứ,” Krishnaji nói.

 “Liệu nó không thể tránh khỏi – anh ấy là hương thơm của sự tồn tại của tôi,” tôi nói.

 “Vâng, tôi thương yêu anh ấy. Với anh ấy, tôi cảm thấy phong phú, giàu có. Người đó kết thúc.”

 “Đó không là đau khổ hay sao?” Tôi hỏi.

 “Đau khổ chứ. Người con trai của tôi, người em của tôi, chết, nó gây đau khổ vô cùng. Nó như thể toàn sự tồn tại đã bị lật tung, một cái cây hoành tráng bị xé toang trong một tích tắc. Tôi trào nước mắt, có những lo âu, và sau đó cái trí của tôi tìm kiếm sự thanh thản và nói tôi sẽ gặp anh ấy trong đời kế tiếp của tôi. Lúc này, tôi đang tự chất vấn mình, tại sao con người vác theo sự đau khổ này cùng anh ấy? Bạn thấy, tôi đau khổ bởi vì tại sâu thẳm tôi đã không bao giờ hiểu rõ sự kết thúc là gì. Tôi đã sống được bốn mươi, năm mươi, tám mươi năm; trong suốt thời kỳ đó tôi đã chưa bao giờ nhận ra ý nghĩa của sự kết thúc. Kết thúc cái gì đó mà tôi bám vào thật thân thiết. Sự kết thúc trọn vẹn của nó – không phải sự kết thúc nó, để tiếp tục nó trong một phương hướng khác –”

 “Cái gì khiến cho cái trí có thể kết thúc? Cái gì hiện diện?” Tôi hỏi.

 “Nó là sợ hãi, dĩ nhiên. Liệu người ta có thể kết thúc cái gì đó mà không cần bất kỳ động cơ hay phương hướng nào, mà không quyến luyến, cùng tất cả những phức tạp của nó, cùng tất cả những liên kết của nó với ký ức, với trải nghiệm, hiểu biết? Chết đến…rốt cuộc, nó là một kết thúc của hiểu biết, đó là cái gì bạn đang bám vào – hiểu biết rằng một người chết, và tôi đã săn sóc anh ấy, thương yêu anh ấy – trong đó tất cả xung đột được bao gồm. Liệu người ta có thể hoàn toàn, tuyệt đối kết thúc ký ức của điều đó?” Anh ngừng. “Đó là chết.” Krishnaji đang nói rất chậm, đang thâm nhập nghi vấn vô cùng đó.

 “Liệu có, như anh đã nói, ‘đang sống để vào ngôi nhà của chết’?”

 “Vâng,” anh trả lời.

 “Chính xác nó có nghĩa gì?”

 “Mời mọc chết trong khi đang sống. Điều này không có nghĩa tự tử hay uống một viên thuốc và thoát. Tôi đang nói về sự kết thúc – không chỉ chiều sâu của nó, nhưng sự kết thúc thực sự của cái gì đó mà tôi đã ấp ủ. Tôi bám víu ký ức đó và tôi sống trong ký ức đó. Tôi ấp ủ nó, và thế là tôi không bao giờ tìm ra sự kết thúc có nghĩa gì. Có nhiều lắm trong nó. Kết thúc hàng ngày, mọi sự việc mà bạn đã lượm lặt thuộc tâm lý,” Krishnaji nói.

 “Sự quyến luyến phải kết thúc?” Tôi hỏi.

 “Đó là chết,” Krishnaji nói.

 “Đó không là chết,” tôi phản đối.

 “Bạn sẽ gọi chết là gì? Các cơ quan thân thể đang kết thúc? Hay sự kết thúc của hình ảnh mà tôi đã dựng lên quanh cái người mà chết?”

 “Nếu anh thâu gọn nó thành một hình ảnh, vậy thì tôi sẽ nói hình ảnh mà tôi đã dựng lên về anh. Nhưng nó còn nhiều hơn thế nữa.” Tôi nói.

 “Còn có nhiều hơn thế nữa. Nhưng tôi đang thâm nhập. Tôi đã thương yêu bạn, và hình ảnh của bạn thấm sâu trong tôi. Bạn chết, và hình ảnh đó tập hợp sức mạnh, một cách tự nhiên. Tôi đặt những bông hoa trước nó, viết những bài thơ cho nó, và tôi đau khổ. Tôi đang nói về sự kết thúc của hình ảnh đó. Cái trí này không thể thâm nhập vào một kích thước hoàn toàn mới mẻ nếu có một cái bóng của ký ức đang rình rập. Nếu cái trí phải đi vào cái không-thời gian, cái vĩnh cửu, nó không được có một yếu tố của thời gian trong nó. Tôi nghĩ điều này hợp lý. Bạn phản đối điều gì?” Krishnaji hỏi.

 “Sống không hợp lý, không dựa trên lý trí,” tôi giải thích.

 “Dĩ nhiên, nó không hợp lý. Nhưng do bởi trong sự kết thúc của mọi sự việc mà bạn đã lượm lặt, mà là thời gian, bạn mới hiểu rõ cái vĩnh cửu, không thời gian. Cái trí phải được tự do khỏi thời gian, và vì vậy phải đang kết thúc.” Những từ ngữ được hòa hợp hoàn hảo.

 “Vì vậy không có thâm nhập vào kết thúc?” Tôi hỏi.

 “Ồ, vâng, có,” Krishnaji nói.

 “Thâm nhập vào kết thúc là gì?” Tôi lại hỏi.

 “Kết thúc là gì? Kết thúc cho sự tiếp tục? Sự tiếp tục của một suy nghĩ đặc biệt, một ham muốn đặc biệt? Hay nó là cái mà cho sống một tiếp tục? Trong sinh ra và chết đi, trong khoảng trống lớn lao đó có sự tiếp tục sâu thẳm. Nó giống như một con sông, khối lượng nước tạo ra con sông như sông Ganga, sông Rhine, sông Amazon. Nhưng chúng ta sống trên bề mặt của con sông rộng lớn này của sự sống và chúng ta không thể thấy vẻ đẹp của những chiều sâu, nếu chúng ta luôn luôn ở trên bề mặt. Sự kết thúc của tiếp tục là sự kết thúc của bề mặt.”

 Có một khoảng ngừng thật lâu và lắng sâu. Đối với tôi, đã và đang có một lắng xuống những chiều sâu vô tận. Từ đó tôi hỏi, “Cái gì chết?”

 “Tất cả cái mà tôi đã tích lũy, cả phía bên ngoài lẫn phía bên trong. Tôi đã xây dựng một kinh doanh tuyệt vời, tôi đã có một ngôi nhà to lớn, người vợ và con cái ngoan ngoãn và sống của tôi cho sự tiếp tục đến nó. Liệu người ta có thể kết thúc nó?” Krishnaji nói.

 “Nhưng anh có ý bảo với tôi rằng kèm theo chết thân thể của Krishnamurti, ý thức của Krishnamurti sẽ kết thúc? Làm ơn, thưa anh, có trọng lượng vô cùng trong nghi vấn này,” tôi nói.

 “Bạn vừa nói hai điều, ý thức của Krishnamurti và thân thể. Thân thể sẽ kết thúc, điều đó không thể tránh khỏi – bệnh tật, tai nạn, và vân vân. Vì vậy ý thức của người đó là gì?” Krishnaji hỏi.

 “Từ bi vô tận, vô hạn. Giả sử tôi nói điều đó,” tôi nói.

 “Tôi sẽ không gọi điều đó là ý thức.”

 “Tôi đang sử dụng từ ngữ ‘ý thức’ bởi vì lãnh vực đó được kết hợp cùng thân thể của Krishnamurti. Tôi không nghĩ về một từ ngữ khác – liệu tôi có thể nói, cái trí của Krishnamurti?”

 “Hãy sử dụng từ ngữ ‘ý thức’ và chúng ta hãy tìm hiểu nó. Ý thức của một con người là nội dung của nó. Nội dung là toàn chuyển động của sự suy nghĩ, sự học hành ngôn ngữ, những niềm tin, những nghi thức, những giáo điều, sự cô độc, một chuyển động kinh khủng của sự sợ hãi, tất cả điều đó là ý thức. Nếu chuyển động của sự suy nghĩ kết thúc, ý thức như người ta biết nó không tồn tại.”

 “Nhưng sự suy nghĩ như một chuyển động trong ý thức như chúng ta biết nó, không tồn tại trong cái trí của Krishnaji,” tôi nói. “Tuy nhiên có một trạng thái của hiện diện mà tự-thể hiện chính nó khi tôi hiệp thông cùng anh. Vì vậy –”

 “Ý thức như chúng ta biết là một chuyển động của sự suy nghĩ. Nó là một chuyển động của thời gian,” Krishnaji ngắt lời. “Hãy thấy điều đó rất rõ ràng. Khi sự suy nghĩ kết thúc, không phải trong thế giới vật chất, nhưng trong tinh thần, ý thức như chúng ta biết nó không tồn tại.”

 “Anh có thể sử dụng bất kỳ từ ngữ nào khác, nhưng có một trạng thái của hiện diện mà tự-thể hiện chính nó như Krishnamurti. Tôi sẽ sử dụng từ ngữ gì?”

 “Tôi không đang yêu cầu bạn thay đổi từ ngữ. Nhưng ví dụ, trong thiền định thực sự bạn đến một mấu chốt mà tuyệt đối. Tôi thấy nó, tôi cảm giác nó, đối với tôi nó không là trạng thái lạ thường nhất. Tôi hiệp thông cùng nó. Qua bạn tôi cảm thấy cái vô hạn này. Và toàn thôi thúc, đấu tranh của tôi là bắt gặp cái đó. Bạn có nó, không phải ‘bạn’ có nó – nó hiện diện ở đó – không phải Pupulji đang có nó. Nó không là có của bạn hay có của tôi. Nó hiện diện ở đó,” Krishnaji nói.

 “Nó hiện diện ở đó bởi vì anh?” Tôi hỏi.

 “Không, nó không hiện diện ở đó bởi vì tôi. Nó hiện diện ở đó.” Lại nữa có một khoảng ngừng lâu. Cái trí đang chạm cái gì đó.

 “Ở đâu?” Tôi hỏi. Krishnaji lắng nghe, và để cho tất cả thời gian bị nhốt trong câu hỏi kết thúc.

 “Nó không có nơi chỗ,” anh nói. “Trước hết, nó không là của bạn hay của tôi.”

 “Tôi chỉ biết nó hiển hiện trong con người của Krishnamurti. Vì vậy khi anh nói nó không có nơi chỗ. Tôi không thể chấp nhận nó,” tôi nói.

 “Bởi vì bạn đã đồng hóa Krishnamurti cùng cái đó?” Krishnaji hỏi.

 “Nhưng Krishnamurti cái đó?” Tôi đáp lại.

 “Có lẽ. Nhưng K nói rằng cái đó không liên quan gì đến Krishnamurti hay bất kỳ người nào. Nó hiện diện ở đó. Vẻ đẹp không là vẻ đẹp của bạn hay vẻ đẹp của tôi. Nó hiện diện ở đó, trong cái cây, trong bông hoa.”

 “Nhưng, thưa anh, chữa trị và từ bi mà ở trong Krishnamurti không ở ngoài đó. Tôi đang nói về cái đó,” tôi nói.

 “Nhưng đây không là Krishnamurti.” Anh chỉ vào thân thể của anh.

 “Nó được thể hiện trong Krishnamurti và nó sẽ ngừng được thể hiện. Đó là điều gì tôi đang nói,” tôi nói.

 Phản ứng của Krishnaji thật mau lẹ. “Tôi nghi ngờ điều đó. Nó có lẽ thể hiện qua X. Cái mà được thể hiện hay đang thể hiện không phụ thuộc vào X.”

 “Nó có lẽ không phụ thuộc vào X,” tôi bắt đầu.

 “Nó không liên quan gì đến X.”

 “Nó có lẽ không phụ thuộc vào Krishnamurti. Nhưng Krishnamurti và cái đó không thể tách rời,” tôi nói.

 “Vâng. Nhưng bạn thấy, khi bạn đồng hóa cái đó cùng một con người, chúng ta đang thâm nhập vào cái gì đó rất tinh tế.” Chú ý của anh đang dò dẫm.

 “Tôi muốn thâm nhậpchầm chậm. Anh thấy – ví dụ Buddha – dù ý thức của Buddha có như thế nào, nó đã được thể hiện qua ông ấy và nó đã ngừng hiện diện,” tôi nói.

 “Tôi nghi ngờ rằng ý thức của Buddha đã ngừng khi ông ấy đã không còn. Nó đã được thể hiện qua ông ấy, và bạn nói khi ông ấy chết cái đó đã biến mất.”

 “Tôi không có hiểu biết để nói nó đã biến mất, nhưng nó không còn có thể được hiệp thông nữa.”

 “Tự nhiên không,” Krishnaji nói.

 “Anh có ý gì qua ‘tự nhiên không’?” Tôi hỏi.

 “Bởi vì ông ấy được khai sáng. Thế là nó đến cùng ông ấy. Nó đã hiện diện. Không có sự phân chia. Và khi ông ấy chết những môn đồ của ông ấy đã nói, ‘Ông ấy chết rồi và toàn sự việc đó chấm dứt.’ Tôi nói nó không chấm dứt. Cái mà tốt lành không thể chấm dứt. Giống như xấu xa – nếu tôi có thể sử dụng từ ngữ đó mà không có quá nhiều tối tăm trong từ ngữxấu xa tiếp tục trong thế giới. Đúng chứ? Xấu xa đó hoàn toàn khác biệt với tốt lành. Tốt lành hiển lộ, tốt lành sẽ luôn luôn tồn tại, giống như xấu xa – mà không là đối nghịch của tốt lànhtiếp tục.”

 “Anh nói rằng từ bi khai sáng vĩ đại đó không biến mất, nhưng lúc này tôi có thể hiệp thông nó?” Tôi cố chấp.

 “Vâng. Nhưng bạn có thể hiệp thông nó khi người đó không hiện diện. Đó là toàn mấu chốt. Krishnamurti không có liên quan gì đến nó,” Krishnaji nói.

 “Khi anh nói, ‘hãy là một ngọn đèn cho chính bạn,’ liệu nó liên quan đến hiệp thông ‘cái đó’ mà không cần một người?”

 “Không hiệp thông, nhưng thâu nhận, đang sống cùng nó. Nó hiện diện ở đó cho bạn vươn đến và thâu nhận. Nhưng suy nghĩ, như ý thức mà chúng ta biết nó, phải kết thúc. Suy nghĩ thực sự là kẻ thù của cái đó. Suy nghĩkẻ thù của từ bi. Và muốn có ngọn lửa này, nó đòi hỏi không phải hy sinh, không phải cái này, không phải cái kia, nhưng một thông minh được thức dậy mà thấy chuyển động của suy nghĩ và ngay khi nhận biết, kết thúc nó. Đó là thiền định thực sự là gì.”

 “Vậy thì chết có quan trọng gì?” Tôi hỏi.

 “Không. Nó không còn quan trọng, bởi vì luôn luôn bạn đang sống cùng chết. Bởi vì luôn luôn bạn đang kết thúc mọi thứ. Tôi không nghĩ chúng ta thấy vẻ đẹp và sự quan trọng của kết thúc. Chúng ta thấy sự tiếp tục cùng những gợn sóng của vẻ đẹp của nó, bề mặt của nó.”

 “Ngày mai tôi lái xe đi khỏi đây, liệu tôi cắt đứt hoàn toàn khỏi anh?” Tôi hỏi.

 “Không, bạn tự cắt đứt chính mình khỏi vĩnh cửu đó, cùng tất cả từ bi của nó, nếu bạn biến tôi thành một kỷ niệm.” Anh ngừng. “Tôi gặp Buddha. Tôi đã lắng nghe ông ấy rất thăm thẳm. Trong tôi toàn sự thật của điều gì ông ấy nói đang hiện diện mãi mãi, và ông ấy đi khỏi. Ông ấy đã bảo tôi rất cẩn thận, ‘Hãy là một ngọn đèn cho chính bạn.’ Hạt giống đang nở hoa. Tôi có lẽ nhớ ông ấy. Ông ấy là một người bạn, người nào đó mà tôi thương yêu nhiều. Nhưng điều gì thực sự quan trọng là hạt giống của sự thật mà ông ấy đã gieo – bằng tỉnh táo, nhận biết, lắng nghe mãnh liệt của tôi, hạt giống đó sẽ nở hoa. Ngược lại, quan trọng gì đâu khi người nào đó đang có nó? Nếu X có sự khai sáng lạ thường này, một ý thức của bao la, từ bi, và tất cả điều đó, nếu anh ấy có nó và anh ấy chết đi, ích lợi gì đâu khi có nó? Cái gì?”

 “Tôi xin phép đưa ra một câu hỏi? Vậy thì, lý do cho sự hiện diện của anh ấy là gì?” Tôi hỏi.

 “Lý do cho sự hiện diện của anh ấy, cho sự tồn tại của anh ấy là gì? Để thể hiện cái đó?” Có một khoảng ngừng, sau đó Krishnaji nói, “Để là hiện thân của cái đó, tại sao nên có bất kỳ lý do nào? Một bông hoa không có lý do, tình yêu không có lý do, nó hiện diện. Tôi cố gắng tìm ra một lý do và bông hoa không hiện diện. Tôi không đang cố gắng gây huyền bí cho tất cả. Nó hiện diện ở đó cho mọi người vươn tới và cầm lấy. Vì vậy, Pupulji, chết đi và sinh ra – mà phải là một sự kiện lạ thường cho một người mẹ, và có lẽ cho một người cha – sinh ra và chết đi là vấn đề xa vời vợi và tất cả khó nhọc của sự tiếp tục là sự đau khổ của con người. Chỉ khi nào sự tiếp tục kết thúc hàng ngày thì chúng ta mới luôn luôn đang sống cùng chết. Đó là một mới mẻ lại hoàn toàn. Đó là cái gì đó mà không có sự tiếp tục. Đó là lý do tại sao hiểu rõ ý nghĩa của sự kết thúc tổng thể là điều rất quan trọng. Liệu có thể có một kết thúc đến trải nghiệm, hay điều đã được trải nghiệm và vẫn còn được lưu lại trong cái trí như ký ức?” Anh ngừng. “Chúng ta có thể thâm nhập nghi vấn, liệu một con người có thể sống mà không có thời gianhiểu biết ngoại trừ sự hiểu biết thuộc vật chất?”

 Tôi thách thức anh. “Liệu đang sống cùng đang kết thúc không là hạt nhân của nghi vấn này, hay sao? Đó là, khi cái trí có thể đang sống cùng đang kết thúc, nó có thể đang sống cùng sự kết thúc của thời gianhiểu biết. Liệu anh không thể làm bất kỳ việc gì về nó? Liệu anh phải lắng nghe và nhìn ngắm và không làm bất kỳ việc gì khác? Lúc này tôi đang đến cái gì đó rất khó khăn. Có dòng chảy của hiểu biết. Khi tôi hỏi, ‘Liệu tôi có thể được tự do khỏi dòng chảy đó?’ Nó không là một yếu tố của dòng chảy của hiểu biết đang đưa ra nghi vấn đó, hay sao?”

 “Dĩ nhiên, dĩ nhiên,” Krishnaji đáp lại.

 “Vậy thì trong đó không có ý nghĩa. Dòng chảy của hiểu biết, bởi vì nó bị thách thức, phản ứng. Trả lời có thể được duy nhất là đang lắng nghe phản ứng.”

 “Một trào lên, một lắng nghe, một nở hoa, và một lắng xuống,” Krishnaji nói từ chiều sâu thẳm thẳm.

 “Liệu con người có bất kỳ điều gì khác phải làm ngoại trừ thức dậy với nảy sinh này?”

 “Và lắng xuống? Liệu bạn đang hỏi để thực sự hiểu rõ – trong lúc này chúng ta sẽ gọi nó là tốt lành. Liệu bạn có thể làm bất kỳ điều gì? Liệu đó là điều gì bạn đang nói? Tôi hoàn toàn không chắc chắn về nó.”

 “Đó là điều gì tôi đã muốn biết – hãy bảo cho tôi.”

 “Đó không là một câu nói rốt ráo, hay sao? Tôi không thể làm gì về nó,” Krishnaji nói.

 “Không, thưa anh, hoặc tôi có thể làm hoặc…”

 “Chúng ta hãy tìm ra,” Krishnaji nói. Bạn có thể cảm thấy cái trí đang thâm nhập ngập ngừng.

 “Hoặc tôi có thể làm, vậy thì câu hỏi kế tiếp là, ‘Tôi có thể làm gì?’ ”

 “Điều gì khiến cho bạn nói bạn không thể làm?” Krishnaji hỏi. “Chúng ta hãy cùng nhau thâm nhập. Điều gì khiến cho bạn nói bạn không thể làm bất kỳ điều gì về nó? Về cái gì?”

 “Về đang nảy sinh này từ dòng chảy. Đó là điều gì chúng ta đang nói. Có một dòng chảy của hiểu biết. Hoặc tôi tách khỏi dòng chảy đó –”

 “Mà bạn không tách khỏi,” Krishnaji nói.

 “Trong thâm nhập, tôi thấy, tôi không tách khỏi.”

 “Tôi hiểu rõ điều đó. Nếu bạn đưa ra câu nói ‘Tôi là dòng chảy của hiểu biết và tôi không thể làm bất kỳ điều gì về nó,’ vậy thì bạn đang đùa giỡn cùng những từ ngữ.”
“Vậy thì điều gì có thể xảy ra được? Trạng thái của cái trí là gì?”

 “Câu hỏi đó hay ho hơn,” Krishnaji ngắt lời.

 “Đó là nhạy cảm đến đang nảy sinh và đang lắng xuống,” tôi nói.

 “Nếu nó là nhạy cảm, cũng không có nảy sinh lẫn kết thúc,” Krishnaji nói.

 “Chúng ta không biết trạng thái đó – sự kiện là, có đang nảy sinh,” tôi nói.

 “Bạn không thể làm điều gì đó về đang nảy sinh, hay sao? Bạn không thể làm điều gì đó mà không cố gắng thay đổi nó, bổ sung nó, hoặc tẩu thoát khỏi nó, hay sao? Liệu người ta có thể thấy đang nảy sinh của sự tức giận và nhận biết nó? Liệu người ta có thể thả cho nó nở hoa và kết thúc? Liệu người ta có thể thấy sự tức giận nảy sinh và không bị bạo lực bởi nó? Liệu người ta có thể nhìn ngắm chuyển động của nó, cho phép nó nở hoa, và khi nó nở hoa nó chết đi?”

 “Cái trí mà có thể nhìn ngắm, làm thế nào sự tức giận nảy sinh được?”

 “Có lẽ rằng cái trí đã không hiểu rõ toàn chuyển động của bạo lực,” Krishnaji nói. 

 “Lúc này, làm thế nào người ta quan sát cái gì đó mà không có người quan sát? Hay người ta quan sát cùng người quan sát?”

 “Cái trí con người đã tự-tách rời chính nó như người quan sát và vật được quan sát,” Krishnaji nói.

 “Tôi có thể quan sát sự tức giận đang nảy sinh, nhìn ngắm những biểu lộ của nó – không phải can thiệp những biểu lộ của nó – và nhìn ngắm nó lắng xuống,” tôi nói.

 “Vậy thì bạn có thể làm điều gì đó về nó.”

 “Cái trí mà chúng ta gọi nó thức dậy, đó là điều gì nó làm.”

 “Chỉ cái trí mà thấy rằng nó không thể làm gì cả mới bất động.

 “Vậy là, trong đối thoại này, liệu chúng ta đã thấy ý nghĩa của chết?”

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 4363)
Tư Tưởng Phật Giáo Trong Thi Ca Nguyễn Du - HT Thích Như Điển
(View: 3485)
Phật Giáo Việt Nam Tại Châu Âu - HT Thích Như Điển
(View: 8227)
Tư Tưởng Phật Giáo Trong Văn Học Thời Trần - Tác giả: Nguyễn Vĩnh Thượng
(View: 6008)
Emily Elizabeth Dickison là nhà thơ lớn của Mỹ trong thế kỷ thứ 19. Bà sống phần lớn cuộc đời trong cô độc.
(View: 4459)
Ni Giới Việt Nam Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ - Thích Nữ Giới Hương. Hồng Đức Publishing. 2020
(View: 3427)
Tác phẩm “Xây dựng hạnh phúc gia đình” của Hòa thượng Thích Thắng Hoan là cẩm nang hướng dẫn xây dựng hạnh phúc cho người Phật tử tại gia.
(View: 13185)
“Nói Thiền tông Việt Nam là nói Phật giáo Việt Nam. Và những bậc cao Tăng làm sáng cho Phật giáo, làm lợi ích cho dân tộc từ thế kỷ thứ 6 mãi đến nay đều là các Thiền sư.”
(View: 5472)
Ai đã truyền Việt Nam Phật Giáo qua Trung Quốc: Khương Tăng Hội, người Việt Nam. Vào năm nào: năm 247 tây lịch.
(View: 4261)
Tư tưởng Phật giáo trong văn học thời Lý bản PDF - Nguyễn Vĩnh Thượng
(View: 10156)
Thầy Tuệ Sỹ Là Viên Ngọc Quý Của Phật Giáo và Của Việt Nam - Nguyễn Hiền Đức
(View: 8380)
Dưới Bóng Đa Chùa Viên Giác - hồi ký về một ngôi chùa đã đi vào lịch sử Phật giáo tỉnh Quảng Nam. Viên Giác Tùng Thư 2019 - Nhà xuất bản Liên Phật Hội
(View: 27574)
Tác phẩm Trí Quang Tự Truyện bản pdf và bài viết "Đọc “Trí Quang Tự Truyện” của Thầy Thích Trí Quang" của Trần Bình Nam
(View: 6329)
Tôi đặt bút bắt đầu viết "Lời Vào Sách" nầy đúng vào lúc 7 giờ sáng ngày 21 tháng 6 năm 1995 sau khi tụng một thời kinh Lăng Nghiêmtọa thiền tại Chánh điện.
(View: 6069)
Có lẽ đây cũng là một trong những viễn ảnh của tâm thức và mong rằng những trang sách tiếp theo sẽ phơi bày hết mọi khía cạnh của vấn đề, để độc giả có một cái nhìn tổng quát hơn.
(View: 6638)
Ai trói buộc mình? Không biết có bao giờ chúng ta tự đặt câu hỏi đó với chúng ta chưa? Đến chùa học pháp hay đi tu chỉ để cầu giải thoát. Mục đích tu hoặc xuất gia là cầu giải thoát sinh tử. Giải thoát có nghĩa là mở, mở trói ra. Cầu giải thoát là đang bị trói. Nhưng ai trói mình, cái gì trói mình? Khi biết mối manh mới mở được.
(View: 6570)
Sống Trong Từng Sát Naphương pháp thực tập sống tỉnh thức, sống và ý thức về sự sống trong từng mỗi phút giây. Đây là phương thức tu tập dựa trên tinh thần Kinh Bốn Lãnh Vực Quán Niệm.
(View: 5972)
Nguyên bản: How to practice the way to a meaningful life. Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma. Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(View: 8456)
Mối Tơ Vương của Huyền Trân Công Chúa (Phóng tác lịch sử tiểu thuyết vào cuối đời Lý đầu đời Trần) HT Thích Như Điển
(View: 5072)
Nguyệt San Chánh Pháp Số 84 Tháng 11/2018
(View: 12859)
Nhẫn nhục là thù diệu nhất vì người con Phật thực hành hạnh nhẫn nhục thành thục, thì có thể trừ được sân tâm và hại tâm, là nhân tố quan trọng để hành giả thành tựu từ tâm giải thoátbi tâm giải thoát.
(View: 22328)
Tác giả: Diệu Hạnh Giao Trinh sưu tầm và kể chuyện, Nguyễn Minh Tiến hiệu đínhgiới thiệu
(View: 6837)
Cảm Đức Từ Bi - tác giả Huỳnh Kim Quang
(View: 7886)
Một bản dịch về Thiền Nhật Bản vừa ấn hành tuần này. Sách nhan đề “Thiền Lâm Tế Nhật Bản” của tác giả Matsubara Taidoo. Bản Việt dịch do Hòa Thượng Thích Như Điển thực hiện.
(View: 7179)
Tuyển tập “Bát Cơm Hương Tích” của Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng là một phần lớn của đời tác giả, ghi lại những gì Thầy mắt thấy tai nghe một thời và rồi nhớ lại...
(View: 6659)
Quyển sách "Hãy làm một cuộc cách mạng" trên đây của Đức Đạt-lai Lạt-ma khởi sự được thành hình từ một cuộc phỏng vấn mà Ngài đã dành riêng cho một đệ tử thân tín là bà Sofia Stril-Rever vào ngày 3 tháng giêng năm 2017.
(View: 9018)
THIỀN QUÁN VỀ SỐNG VÀ CHẾT - Cẩm Nang Hướng Dẫn Thực Hành - The Zen of Living and Dying A Practical and Spiritual Guide
(View: 6505)
Mùa An Cư Kiết Hạ năm 2016 nầy tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 67 để sang năm 2017 xuất bản với nhan đề là "Nước Mỹ bao lần đi và bao lần đến"
(View: 5999)
Người đứng mãi giữa lòng sông nhuộm nắng, Kể chuyện gì nơi ngày cũ xa xưa, Con bướm nhỏ đi về trong cánh mỏng, Nhưng về đâu một chiếc lá xa mùa (Tuệ Sỹ)
(View: 14915)
TĂNG GIÀ THỜI ĐỨC PHẬT Thích Chơn Thiện Nhà xuất bản Phương Đông
(View: 21229)
Người học Phật có được một tài liệu đầy đủ, chính xác, đáng tin cậy, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ tra cứu khi cần...
(View: 7400)
Tác phẩm nầy chỉ gởi đến những ai chưa một lần đến Mỹ; hoặc cho những ai đã ở Mỹ lâu năm; nhưng chưa một lần đến California...
(View: 7157)
Từ Mảnh Đất Tâm - Huỳnh Kim Quang
(View: 6730)
Một năm lại sắp trôi qua với những vết tích điêu tàn, khổ nạn để lại trên khắp trái đất. Nhìn lại, chúng ta không khỏi giật mình, và chạnh lòng thương tưởng
(View: 6825)
Chung trà cuối năm uống qua ngày đầu năm. Sương lạnh buổi sớm len vào cửa sổ. Trầm hương lãng đãng quyện nơi thư phòng..
(View: 6344)
Một năm lại sắp trôi qua với những vết tích điêu tàn, khổ nạn để lại trên khắp trái đất. Nhìn lại, chúng ta không khỏi giật mình, và chạnh lòng thương tưởng
(View: 7898)
Nước lũ từ thượng nguồn cuồn cuộn đổ về, lại thêm nước từ đập thủy điện ồ ạt xả ra. Dân không được báo trước.
(View: 7835)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dươnglưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoátgiác ngộ cho...
(View: 9006)
Là người mới bắt đầu học Phật hoặc đã học Phật nhưng chưa thấm nhuần Phật pháp chân chính, chúng tôi biên soạn...
(View: 6873)
Hôm nay là ngày 10 tháng 6 năm 2015, tại thư phòng chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc, tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 65 của mình...
(View: 7241)
Bắt đầu vào hạ, trời nóng bức suốt mấy ngày liền. Bãi biển đông người, nhộn nhịp già trẻ lớn bé. Những chiếc...
(View: 10930)
Phật giáo ra đời từ một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại - Ấn Độ - và nhanh chóng phổ biến tại các nước phương Đông...
(View: 20861)
Trong tập sách nhỏ này tôi đã bàn đến hầu hết những gì mọi người đều công nhậngiáo lý tinh yếu và căn bản của Đức Phật... Con Đường Thoát Khổ - Đại đức W. Rahula; Thích Nữ Trí Hải dịch
(View: 30712)
Tôi cảm động, vì sống trong đạo giải thoát tôi đã tiếp nhận được một thứ tình thiêng liêng, trong sáng; một thứ tình êm nhẹ thanh thoát đượm ngát hương vị lý tưởng...
(View: 16678)
Tập sách do Minh Thiện và Diệu Xuân biên soạn
(View: 20368)
Phật GiáoVũ Trụ Quan (PDF) - Tác giả: Lê Huy Trứ
(View: 11415)
Hạnh Mong Cầu (sách PDF) - Lê Huy Trứ
(View: 15011)
Đọc “Dấu Thời Gian” không phải là đọc sự tư duy sáng tạo mà là đọc những chứng tích lịch sử thời đại, chứng nhân cùng những tâm tình được khơi dậy trong lòng tác giả xuyên qua những chặng đường thời gian...
(View: 8087)
Báo Chánh Pháp Số 48 Tháng 11/2015
(View: 10812)
Nguyệt san Chánh Pháp Tháng 10 năm 2015
(View: 8220)
Báo Chánh Pháp Số 46 Tháng 9/2015 - Chuyên đề Vu Lan - Mùa Báo Hiếu
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant