Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phần kết

18 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 9106)
Phần kết

TIỂU SỬ CỦA KRISHNAMURTI
Krishnamurti's biography by Pupul Jayakar
Lời dịch: Ông Không
Tháng 4-2011

PHẦN KẾT

“Nhưng chúng tôi sẽ chôn cất ngài bằng cách nào?”
“Bất kỳ cách nào bạn muốn,” Socrates nói, “đó là nếu bạn có thể bắt được tôi và tôi
 không tuột khỏi những kẽ ngón tay của bạn.”
– PHAEDO, Những ngày cuối cùng của Socrates

 C

âu chuyện của Krishnamurti đã kết thúc. Ngày 17 tháng hai năm 1986, lúc 12:10 A.M Pacific Standard Time, anh chết tại Pine Cottage, Ojai, nơi anh đã bị bệnh phần thân thể trong năm tuần lễ bởi ung thư tuyến tụy. Anh chết trong căn phòng đối diện cây tiêu, mà dưới cây tiêu đó, cách sáu mươi bốn năm, anh đã trải qua những thay đổi vô cùng của ý thức.

 Anh được hỏa thiêu ở Ventura, California. Tro hỏa táng của anh được chia thành ba phần: cho Ojai, Ấn độ, và nước Anh. Ở Ấn độ, tro được gửi gấm cho con sông Ganga: giữa dòng chảy tại Rajghat, Varanasi; tại Gangotri, nguồn của con sông ở sâu trong dãy núi Himalayas; và tại bãi biển Adyar ở Madras, nơi tro được để trong một chiếc thuyền đôi mỏng manh trôi giạt trên những con sóng hỗn loạn để được nhấn chìm trong biển cả.

 Krishnaji đã nói trước khi anh chết rằng thân thể sau khi chết chẳng quan trọng gì cả. Giống như một khúc củi, nó phải được nuốt trọn bởi lửa. “Tôi là một người đơn giản,” anh nói, và chuyến đi cuối cùng của anh phải giống như một người đơn giản. Sẽ không có những nghi lễ sau cái chết của anh, không cầu nguyện, không nhặng xị, không những thủ tục rườm rà. Không bia tưởng niệm nào sẽ được xây trên tro hỏa táng của anh. Trong bất kỳ tình huống nào người thầy sẽ không được tôn thờ. Người thầy không quan trọng; chỉ lời giảng là quan trọng. Chính lời giảng mới phải được bảo vệ để không bị biến dạngsai lầm. Không có vị trí cho thứ bậc hay uy quyền trong lời giảng; không có người kế vị và không người đại diện nào sẽ thực hiện những lời giảng này nhân danh tôi bây giờ hay bất kỳ thời gian nào trong tương lai. Tuy nhiên, anh chỉ thị cho những người thân thiết của anh rằng những tổ chức mang tên anh ở Ấn độ, Mỹ, và Anh nên tiếp tục, cũng như những trường học được thành lập dưới sự hướng dẫn của anh.

 Tro hỏa táng của anh được mang bằng máy bay đến Delhi. Tôi nhận chúng tại chân máy bay và lái thẳng về nhà tôi. Khi chúng tôi vào cổng, một trận mưa nặng hạt ào ào trút xuống. Nó tiếp tục trong khoảng một vài phút, cho đến khi bình đựng tro được đặt dưới một cây bồ đề trong vườn. Sau đó, như đột nhiên khi nó bắt đầu, mưa chợt ngừng lại.

 Khi ở Rougemont, Thụy sĩ, tháng bảy năm 1985 những hàm ý đầu tiên về cái chết đang đến gần của anh nảy ra trong Krishnaji. Tôi gặp anh tại Brockwood Park vào cuối tháng chín. Anh chờ tôi trong căn nhà bếp nhỏ ở phía tây của ngôi nhà cổ. Anh nói rằng anh phải kể cho tôi điều gì đó rất nghiêm túc. “Từ Thụy sĩ, tôi biết khi nào tôi sẽ chết. Tôi biết cả ngày và địa điểm, nhưng tôi sẽ không tiết lộ nó cho bất kỳ ai.” Anh tiếp tục nói, “Sự thể hiện đã bắt đầu phai nhạt.”

 Tôi chết điếng ngườingồi yên lặng.

 Anh đến New Delhi vào ngày 25 tháng mười, nơi anh sẽ nghỉ ngơi vài ngày trước khi đi đến Varanasi. Ngày 29 thảng mười, anh gặp R. Venkataraman, phó tổng thống Ấn độ và một người bạn thân, và Rajiv Gandhi, trước hết ăn trưa tại nhà phó tổng thống và sau đó ăn tối tại nhà tôi. Đây là lần đầu tiên Krishnaji gặp Rajiv từ khi Indira Gandhi chết vào năm trước, và có một chua xót trong gặp gỡ.

 Từ Delhi, Krishnaji đi đến Varanasi, nơi một trại được tham dự bởi ba trăm người đã được tổ chức. Gió mùa đã dư thừa và có dấu hiệu của sự sống mới mẻ đang nảy mầm trên cây cối và những bụi nhỏ; những cây mù tạc vàng xanh rực rỡ đã bắt đầu xuất hiện trên bờ sông. Lễ hội Diwali được tổ chức trong khi Krishnaji đang ở tại đó; hàng ngàn ngọn đèn dầu được thắp sáng tại ngôi nhà nơi Krishnaji sống và con sông rực rỡ bởi những cây đèn dầu thả trôi lung linh trong cơn gió chiều.[1]

 Krishnaji nói về cuộc họp mặt, tổ chức những bàn luận cùng những pandit của Varanasi và những học giả trong truyền thống Vedan và Buddhism, và bàn luận về tương lai của Rajghat cùng những thành viên của Foundation. Professor Krishna, một giảng viên vật lý tại Benares Hindu University, người Krishnaji đã quen biết trong nhiều năm, đồng ý từ bỏ công việc của ông ấy và phụ trách chức vụ Hiệu trưởng của Rajghat Education Center. Hai người hành hương, R. Upasani và Mahesh Saxena, dạo bộ cùng Krishnaji khi anh đi chung quanh khu đất, quan sátmỉm cười cùng người hành hương và người nông dân, lắng nghe nhịp đập của thành phố cổ xưa.

 Upanasi đã sống được ba thập niên ở Rajghat, chăm sóc mảnh đất; sự ân cầnquan tâm của ông đã đưa ông gần gũi cùng Krishnaji và Mahesh Saxena, người mới đến, người đứng đầu cũ của sở cảnh sát ở Delhi. Nhạy cảmtừ bi, Saxena đã từ bỏ công việc của ông ấy, khoác vào một chiếc áo choàng, và trở thành một người tìm kiếm. Trong nhiều năm ông ấy đã sống ở Himalayas, sau đó bắt đầu lang thang cho đến khi ông ấy đến Rajghat. Sự hiện diện và sự mãnh liệt của anh đã cuốn ông ấy vào gần Krishnaji, và chẳng mấy chốc ông ấy cũng tham gia vào Foundation, để trở thành thư ký của nó.

 Từ Rajghat, Krishnaji đi đến Rishi Valley, nơi anh thực hiện những bàn luận cùng những người giáo dục và những học sinh. Những cơn mưa đã nhiều lắm rồi; mảnh đất cằn cỗi đã thức dậy, những cánh đồng xanh tươi, và vô số cây non được trồng bởi các em bé che kín sườn đồi đầy đá.

 Những dạo bộ của anh bắt đầu ngắn lại và anh đang sút cân tại một mức độ đáng ngại. Vào một ngày khi đi đến phòng của anh, Radhika nghe Krishnaji nói chuyện cùng một con chim Hoopoe: “Chắc chắn bạn và con cái của bạn được hoan ngênh khi vào đây. Nhưng tôi có thể cam đoan với bạn rằng bạn sẽ không thích nó. Trong một vài ngày nữa tôi sẽ đi khỏi, căn phòng sẽ bị khóa lại, những cửa sổ sẽ đóng, và bạn sẽ không thể ra ngoài.” Khi cô vào phòng cô trông thấy con chim, gần bên cửa sổ lớn, đang đậu trên một cành cây spathodia, mào của nó xòe ra, đang lắng nghe Krishnaji, nằm trên giường nói chuyện bằng những âm điệu đều đặn. Krishnaji nói rằng con chim thích âm thanh tiếng nói của anh, và đã đậu ở đó lắng nghe anh một lúc rồi. Rất thường xuyên khi nhóm ít người chúng tôi ngồi trên tấm thảm cùng Krishnaji trong phòng của anh, con chim sẽ quặp xuống cửa sổ, gõ vào khung kính, và thông thường tạo ra một ồn ào. Krishnaji sẽ nói, “Người bạn của tôi đây rồi.”

 Anh rút ngắn chuyến ở lại Rishi Valley và đến Vasanr Vihar ở Madras, nơi anh thực hiện ba nói chuyện trước công chúng. Cũng vậy ở đây, cơn mưa đã đến trước anh. Ngôi vườn sum suê và những bông hoa vàng sẫm đã xuất hiện trên cây tabebuia argentina, đang nở hoa trái mùa. Krishnaji bị sốt cao, nhưng anh từ chối bất kỳ sự can thiệp y tế nào và tiếp tục những nói chuyện của anh. Những đám đông lớn tham dự những nói chuyện, bởi vì mọi người đều biết rằng Krishnaji bị bệnh nặng và đây có lẽ là viếng thăm cuối cùng của anh. Anh nói về chết và sáng tạo, vượt khỏi khởi đầu và kết thúc. Năng lượng vô hạn lúc trước tràn đầy thân thể và giọng nói mà sẽ vang vọng trong bầu không khí lúc này đã thấp lắm; thân thể yếu ớt, mặc dù tỏa sáng và thẳng đứng, đã run rẩy như thể không đủ sức bắt kịp sức mạnh và sự xô đẩy của năng lượng đang tràn qua nó. Sau nói chuyện Krishnaji yêu cầu thính giả ngồi yên lặng và thiền định cùng anh.

 Một em bé đứng dậy cùng một bông hoa champak màu trắng. Anh quay lại và mỉm cười khi nhận nó. Em bé mỉm cười. Giảng thuyết kết thúc bằng sự yên lặng và nụ cười. Anh đã nói, đó là nói chuyện cuối cùng.

 Suốt những ngày tiếp theo, anh gặp gỡ những người bạn và những người thân thiết từ Krishnamurti Foundation ở Ấn độ, thỉnh thoảng một mình, thỉnh thoảng từng nhóm. Anh nói với họ về nhiều sự việc, về những trường học và những trung tâm nghiên cứu và sự yên lặng. Gần cuối họp mặt cuối cùng anh nói: “Hãy tuyệt đối tỉnh táo, và không thực hiện nỗ lực.” Asit hỏi liệu đó là những từ ngữ cuối cùng cho chúng tôi, và anh mỉm cười.

 Anh quyết định quay lại Ojai ngày 10 tháng giêng. Chiều hôm đó anh dạo bộ thường lệ trên bãi biển Adyar. Một số đông bạn bè theo cùng anh. Một cơn gió mạnh quét mái tóc của anh giống như vệt sao chổi, hất ngược ra sau khuôn mặt, phơi bày cái trán có vòm cao của anh. Anh có hình dáng của một thánh nhân cổ xưa của rừng rú. Anh dạo bộ trên bãi biển nơi anh đã “được phát hiện,” được nhận nuôi, được khai trí. Ở đây bên cạnh bãi biển, tại Adyar, cách đây bảy mươi lăm năm, khi lần cuối cùng sao chổi Halley vào quỹ đạo mà sẽ đưa nó về hướng mặt trời. Khi quay về, anh yêu cầu bạn bè của anh chờ đợi tại nhà của Radha Burnier bên trong khuôn viên Theosophical Society. Krishnaji nấn ná trên bãi biển, nhìn ra biển cả đang gầm thét. Sau đó anh quay về từng phương Đông, Tây, Nam, Bắc và ngừng mỗi phương chừng một phút; lặng lẽ anh vào cổng và quay về.

 Đêm đó, một tiếng đồng hồ trước khi anh khởi hành, anh đi xuống từ phòng của anh. Anh mặc tươm tất trong quần áo phương Tây, áo choàng bằng vải len khoác trên cánh tay và một khăn quàng bằng lụa in màu đỏ – một quà tặng từ tôi – quấn quanh cổ của anh. Anh chào hỏi những người bạn, đang đứng theo một nửa vòng tròn; sau đó anh đến tôi và bắt tay tôi. “Tôi trông thế nào?” Anh hỏi. “Bốn mươi,” tôi trả lời. Tôi nhận xét về khăn quàng của anh. “Cái khăn quàng ưa thích nhất của tôi,” anh trả lời. Anh biết rằng đó là lần cuối cùng anh sẽ gặp đa số trong những người bạn đang đứng trước mặt anh. Nhưng anh đã cắt đứt mọi cảm xúc, mọi đau khổý thức của chia ly. Đây là ân lành cuối cùng của anh. Đêm đó anh rời đi theo đường Pacific, máy bay đi thẳng đến Los Angeles.

 Ở Ojai, tình trạng sức khỏe của anh trở nên trầm trọng và căn bệnh của anh được chẩn đoán là ung thư tuyến tụy. Tôi đến đó vào ngày 31 tháng giêng để phát giác rằng anh bị bệnh rất nặng. Thân thể nhạy cảm cao độ của anh, đã được bảo vệ cẩn thận qua những năm tháng, bị tàn phá bởi sự hung bạo của căn bệnh. Vào ngày đầu tiên anh thấy chúng tôi như thể qua một lớp sương mù. Anh đã mất đi tất cả ý thức của thời gianvị trí. Nhưng ngày hôm sau anh tập hợp năng lượng lại, và tôi thấy cái trí của anh minh mẫn, hai mắt rõ rànghoàn toàn tỉnh táo. Tôi đọc cho anh những lá thư tôi đã mang theo từ Nandini, Sunanda, và Thủ tướng Rajiv Gandhi, người đã gửi một lá thư cá nhân. Krishnaji cầm tay tôi, nắm thật chặt và một trôi chảy vô hạn của tình yêu vươn ra ngoài tiếp xúc tôi. Anh nói anh quá yếu không thể viết được, nhưng gửi tình yêu của anh đến tất cả những người bạn của anh ở Ấn độ.

 Trong suốt ba hay bốn ngày kế tiếp sức khỏe của anh hồi phục. Anh yêu cầu được ngồi trong một xe đẩy đưa ra cây tiêu. Ở đó anh ngồi một mình và chào từ biệt những hòn núi của Ojai, những cánh rừng trồng cam cùng nhiều cây cối.

 Anh cũng đi bộ đến phòng khách bằng sự trợ giúp và nằm trên ghế sofa nhìn chằm chằm vào ngọn lửa. Anh xem một cuốn phim trên truyền hình tối hôm đó và những bác sĩ cảm thấy rằng, thậm chí có lẽ có một thuyên giảm trong căn bệnh. Đối với tôi anh nói, “Đến gặp tôi ngày mai và tất cả những ngày bạn ở đây.” Vì vậy tôi gặp Krishnaji mỗi sáng. Tôi sẽ ngồi bên cạnh giường ngủ của anh, cầm bàn tay của anh bằng cả hai bàn tay của tôi, và yên lặng cùng anh.

 Tôi thấy những quyển sách bên giường ngủ của anh, những quyển sách bằng tiếng Anh, tiếng Ý, và tiếng Pháp – Golden Treasury của Palgrave, quyển Oxford Book of English Verse, những truyện của Italo Calvino, quyển Berlitz Dictionary of Italian, những truyện của Alphonse Daudet, Gustave Dore, và quyển Alexandria Quartet của Lawrence Durrell.

 Vào ngày Chủ nhật mồng 9 tháng hai, khối u hoành hành không ngớt và Krishnaji lại nằm liệt giường, bệnh rất nặng. Tôi không thể gặp anh ngày hôm đó. Sáng hôm sau anh yêu cầu gặp tôi. Anh nói, “Tôi đã dạo bộ rất lâu trong những hòn núi. Tôi bị lạc và họ không thể tìm được tôi. Vì vậy tôi không thể gặp bạn ngày hôm qua.” Trong tích tắc khuôn mặt của anh trẻ trung lại, đẹp đẽ lạ thường.

 Tôi gặp Krishnaji khoảng một giờ vào ngày khởi hành của tôi, 16 tháng hai. Tôi ngồi cùng anh trong một khoảng thời gian. Anh bị đau đớn lắm, nhưng cái trí của anh rất rõ ràngminh mẫn. Tôi nói tôi sẽ không tạm biệt anh, bởi vì sẽ không có sự chia ly. Bằng nỗ lực phi thường, anh nâng bàn tay của tôi để lên hai môi anh. Sức nắm tay vẫn còn vững chắc. Anh nằm nghỉ êm ả trong một yên lặng bao bọc tôi. Khi tôi sắp sửa rời đi, anh nói, “Pupul, tối nay tôi sẽ đi dạo rất lâu trong những hòn núi. Những làn sương đang bốc lên.” Tôi rời phòng của anh mà không quay lại.

 Đêm đó, lúc chín giờ Pacific Standard Time, Krishnaji ngủ, để bắt đầu dạo bộ lâu của anh vào những hòn núi. Những làn sương đang bốc lên, nhưng anh dạo bộ xuyên qua những làn sương và anh đi khỏi.

TẬP II: Ngày bắt đầu dịch: 8:00 ngày 17 tháng 10 năm 2010
Dịch xong: 15:00 ngày 24 tháng 11 năm 2010
 Sửa xong lần cuối: 15:00 ngày 13 tháng 4 năm 2011


[1]Diwali, lễ hội đèn, được tổ chức vào đêm tối nhất trong tháng, bốn tháng sau khi gió mùa chấm dứt và quả đất thức dậy sự sống mới. Nó báo trước công việc gieo hạt và là một lễ hội để cầu khẩn sự hiện diện của Laksmi, nữ thần thịnh vượng. Ngay cả người dân làng nghèo khổ nhất cũng thắp sáng một cây đèn dầu bằng đất sét để cho nữ thần không đi qua mà không vào nhà của ông ấy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26580)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
(Xem: 19973)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực...
(Xem: 18177)
Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thứcý thức cấp bách...
(Xem: 32801)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 18775)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốtthông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
(Xem: 31582)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32513)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 20087)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 26262)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 20266)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 23756)
Tôi tự cho rằng tôi có thực hay đó chỉ là một ý nghĩ về tôi do tôi tưởng nghĩ về tôi hoặc một ý nghĩ hay một hình ảnh về tôi do kẻ khác hay những kẻ khác tưởng nghĩ về tôi?
(Xem: 23851)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 15095)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
(Xem: 15001)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant