Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chương 4

10 Tháng Tám 201100:00(Xem: 6119)
Chương 4

J. KRISHNAMURTI
NHỮNG KHỞI ĐẦU CỦA HỌC HÀNH
BEGINNINGS of LEARNING
Lời dịch: Ông Không
– Tháng 8-2011 –

PHẦN II

NÓI CHUYỆN CÙNG PHỤ HUYNH VÀ GIÁO VIÊN

Chương 4

Nó là một tòa nhà Byzantine rộng lớn và cổ xưa mà đã trở thành một thánh đường. Bên trong họ đang đọc kinh Koran và người ta ngồi bên cạnh một người ăn mày trên một tấm thảm dưới cái vòm to. Tiếng tụng kinh thiêng liêng, đang vang vọng trong không gian rộng lớn. Nơi đây không có sự khác biệt giữa người ăn mày và những người ăn mặc sang trọng đó, rõ rànggiàu có. Không có phụ nữ ở đây. Đàn ông đang cúi đầu xuống, đang yên lặng thì thầm. Ánh sáng đến qua tấm kính màu và tạo ra khuôn mẫu trên những tấm thảm. Phía bên ngoài có nhiều người ăn mày, quá nhiều người đang mong cầu nhiều thứ; và thấp dần xuống dưới có biển xanh, đang phân chia phương Đông và phương Tây.

 Đó là một ngôi đền cổ xưa. Thật ra, họ không thể nói nó bao nhiêu tuổi nhưng họ ưa thích phóng đại sự cổ xưa của ngôi đền của họ. Người ta đến đây qua những con đường bẩn thỉu, bụi bặm với những cây dừa và những đường mương không nắp đậy. Họ đi bảy lần quanh ngôi đền và phủ phục xuống lạy khi họ đi qua cái cửa mà qua đó người ta thấy bức tượng. Họ là những con người hiến dâng, hoàn toàn đắm chìm trong những lời cầu nguyện của họ; và ở đây chỉ những người Brahmin mới được phép vào. Có những con dơi và mùi của hương trầm. Bức tuợng đó được phủ đầy nữ trang và lụa trắng. Những người phụ nữ đứng ở đó với hai tay giơ lên và trẻ em đang nô đùa trong sân, đang la hét, đang cười đùa, đang chạy quanh những cái cột. Tất cả những cây cột đều được chạm khắc; có một ý thức vô cùng của không gian và sự trang trọng nặng nề, và bởi vì phía bên ngoài quá sáng trong ánh mặt trời chói mắt, trong này khí hậu thật mát mẻ. Vài vị khất sĩ đang ngồi thiền định, không bị quấy rầy bởi những người đi ngang qua. Có chất lượng đặc biệt đó của bầu không khí mà tồn tại khi hàng ngàn người qua hàng thế kỷ đến đây để cầu nguyện, thờ phụng và dâng biếu đồ cúng cho những Thần thánh. Có một bồn nước và họ đang tắm trong nó. Đó là một bồn nước thiêng liêng bởi vì nó ở phía bên trong của ngôi đền. Rất yên lặng trong nơi tôn nghiêm này nhưng phần còn lại được sử dụng không chỉ cho sự thờ phụng, cho trẻ em nô đùa, nhưng còn như một nơi để thế hệ già nua gặp gỡ nói chuyện và huyên thuyên về sống của họ. Những em học sinh trẻ tuổi tụng kinh bằng tiếng Phạn và muộn hơn vào buổi chiều, khoảng một trăm giáo sĩ tập họp phía bên ngoài khu thiêng liêng để tụng kinh, cầu nguyện, ngợi khen Thượng đế. Bài thánh ca làm rung động những bức tường và là một âm thanh tuyệt vời. Bên ngoài có bầu trời xanh vững vàng của phương nam và trong ánh sáng buổi chiều những cây dừa đẹp lắm.

 Có quảng trường rộng rãi với một dãy cột bằng đá và một nhà thờ thật lớn có mái vòm bao hết. Người ta đang tràn vào nó, khách du lịch từ khắp thế giới, đang kinh ngạc theo dõi khi buổi lễ chính thức đang được thực hiện; nhưng chẳng có bao nhiêu cảm thấy tôn giáo ở đây – quá nhiều người hiếu kỳ, những tiếng thì thầm rất nhỏ. Nó đã trở thành một nơi trình diễn. Có vẻ đẹp tuyệt vời trong những buổi lễ, trong những chiếc áo choàng của những giáo sĩ nhưng tất cả đều được được thực hiện bởi con ngườihình ảnh, tiếng La-tinh và một kế hoạch tỉ mỉ của buổi lễ. Nó được làm bằng tay và bằng cái trí, được xếp đặt khéo léo vào cùng nhau để thuyết phục một trong những điều vĩ đại nhất và quyền lực của Thượng đế.

 Chúng tôi đã dạo bộ qua vùng quê nước Anh trong những cánh đồng thoáng đãng: có những con công, một bầu trời trong xanh và ánh sáng của buổi chiều sớm. Mùa thu lặng lẽ đang đến từ từ. Những chiếc lá đang chuyển thành vàng và đỏ và đang rơi xuống từ những cái cây thật to. Mọi thứ đang chờ đợi mùa đông, yên lặng, sợ hãi, thu rút lại. Thiên nhiên lại khác hẳn vào mùa xuân. Lúc đó mọi thứ bừng lên sức sống – mọi cọng cỏ và chiếc lá mới. Lúc đó có bài ca của chim chóc và tiếng thì thầm của nhiều chiếc lá. Nhưng lúc này mặc dù không có một hơi thở của không khí, mặc dù mọi thứ bất động, nó cảm thấy sự tiến gần của mùa đông, những ngày giông bão, tuyết và những cơn gió hung tợn.

 Đang dạo bộ theo những cánh đồng và leo lên những bậc thang, bạn bắt gặp một cánh rừng nhiều cây cối và vô số cây gỗ đỏ. Khi bạn vào trong nó, bỗng nhiên bạn nhận biết sự yên lặng tuyệt đối của nó. Không một chiếc lá nào lay động, như thể một lời nguyền mà nó phải cam chịu. Cỏ xanh hơn, rực rỡ hơn bởi ánh mặt trời nghiêng ngả trên nó và bỗng nhiên bạn cảm thấy một ý thức vô cùng của thiêng liêng. Hầu như không dám thở, bạn đang bước đi trên nó, đang ngập ngừng từng bước một. Đang trong thời kỳ rực rỡ nhất của cây dương tử hoa và cây sơn lựu hoa mà sẽ rộ lên suốt nhiều tháng, nhưng không sự kiện nào trong những sự kiện này đặt thành vấn đề, hay nói khác hơn chúng trao tặng một ân lành cho mảnh đất này. Khi bạn ra khỏi cánh rừng, bạn nhận ra rằng cái trí của bạn hoàn toàn trống không mà không có một suy nghĩ nào. Chỉ có cái khác lạ và không còn gì nữa. Khi người ta mất đi sự liên hệ mật thiết thăm thẳm cùng thiên nhiên, vậy là những đền chùa, những thánh đường và những nhà thờ trở thành quan trọng lạ lùng.

 Người giáo viên đã hỏi, ‘Làm thế nào người ta có thể ngăn cản, không chỉ trong em học sinh nhưng còn trong chính chúng ta, sự theo đuổi hung hăng ganh đua của những đòi hỏi riêng của người ta? Trong nhiều năm cho đến bây giờ tôi đã dạy học tại nhiều trường học và trường cao đẳng khác nhau, không chỉ ở đây mà còn ở nước ngoài, và trong suốt nghề dạy học của tôi tôi phát hiện được sự ganh đua hung hăng này. Hiện nay có một phản ứng đến việc đó. Những người trẻ tuổi muốn cùng nhau sống trong những cộng đồng, cảm thấy sự ấm áp và thanh thản của tình bầu bạn mà các em gọi là tình yêu. Họ cảm thấy cách sống này thực sự nhiều hơn, đầy ý nghĩa. Nhưng họ cũng cảm thấy bị riêng biệt. Họ cùng nhau tập hợp đến hàng ngàn người cho những lễ hội âm nhạc và trong đang sống cùng nhau, họ chia sẻ không chỉ âm nhạc nhưng còn sự tận hưởng của tất cả nó. Dường như họ hoàn toàn hòa hợp và đối với tôi tất cả có vẻ quá trẻ con và khá giả tạo. Họ có lẽ phủ nhận sự hung hăng ganh đua nhưng nó vẫn hiện diện ở đó trong máu huyết của họ. Nó tự thể hiện trong nhiều cách mà có lẽ họ không nhận biết được. Tôi thấy cùng thái độ này trong số những em học sinh. Các em không đang học hành vì lợi ích của học hành nhưng lại vì thành công, do bởi sự ham muốn thành tựu của các em. Vài người nhận ra tất cả việc này nhưng khước từ nó và trôi giạt. Cũng được thôi khi họ còn trẻ, dưới hai mươi tuổi, nhưng chẳng mấy chốc họ bị trói buộc và những phương hướng trôi giạt của họ lại trở thành lề thói mới.

 ‘Dường như tất cả việc này đều hời hợt và thoáng qua, nhưng sâu thẳm, con người đang chống lại con người. Nó thể hiện trong sự ganh đua khủng khiếp này cả trong thế giới cộng sản lẫn thế giới tạm gọi là dân chủ. Nó hiện diện ở đó. Tôi thấy nó trong chính tôi như một ngọn lửa hừng hực, đang thúc giục tôi. Tôi muốn giỏi giang hơn người nào đó, không chỉ danh tiếngthỏa mãn, nhưng còn cho cảm giác của cao cấp hơn, cảm giác của hiện diện. Cảm giác này tồn tại trong những em học sinh mặc dù các em có lẽ có một khuôn mặt hiền dịu thanh thoát. Tất cả các em đều muốn là một người nào đó. Nó thể hiện trong lớp học và mỗi giáo viên đang so sánh A với B và thúc giục B giống được như A. Trong gia đình và trong trường học điều này đang tiếp tục.’

 Khi bạn so sánh B với A, một cách lộ liễu hay kín đáo, bạn đang hủy diệt B. B không quan trọng gì cả bởi vì trong cái trí của bạn, bạn có hình ảnh của A mà thông minh, sáng láng, và bạn đã trao cho cậu ấy một giá trị nào đó. Bản thể của tất cả sự ganh đua này là so sánh: so sánh một hình ảnh với một hình ảnh khác, một quyển sách với một quyển sách khác, một con người với một con người khác – người anh hùng, mẫu mực, nguyên tắc, lý tưởng. Sự so sánh này là sự đo lường giữa cái gì là và cái gì nên là. Bạn cho điểm em học sinh và thế là bạn ép buộc em ấy ganh đua với chính em ấy; và sự đau khổ cuối cùng của tất cả ganh đua này là những kỳ thi. Tất cả những người anh hùng của bạn, tôn giáothế gian, tồn tại bởi vì tinh thần của so sánh này. Mỗi phụ huynh, toàn cấu trúc xã hội trong những thế giới của tôn giáo, nghệ thuật, khoa học và kinh doanh đều như nhau. Sự đo lường này giữa chính bạn và một người khác, giữa những người hiểu biết và những người dốt nát, đã tồn tạitiếp tục trong sống hàng ngày của chúng ta. Tại sao bạn so sánh? Sự cần thiết của đo luờng là gì? Liệu nó là một tẩu thoát khỏi chính bạn, khỏi sự nông cạn, sự trống rỗng và sự nghèo khó riêng của bạn? Sự quyến luyến này vào sự đo lường của điều gì bạn đã là và điều gì bạn sẽ là, phân chia sống và vì vậy tất cả xung đột bắt đầu.

 ‘Nhưng chắc chắn, thưa ông, ông phải so sánh. Ông so sánh khi ông chọn lựa ngôi nhà này hay ngôi nhà kia, miếng vải này hay miếng vải kia. Sự chọn lựa là cần thiết.’

 Chúng ta không đang nói về sự chọn lựa trên bề mặt như thế. Đó là việc không tránh khỏi. Nhưng chúng ta quan tâm đến phần tâm lý, cái tinh thần so sánh phía bên trong mà tạo ra sự ganh đua cùng hung hăng và tàn nhẫn của nó. Bạn đang hỏi tại sao, như một giáo viên và con người, bạn có cái tinh thần này, tại sao bạn ganh đua, tại sao bạn so sánh. Nếu bạn không hiểu rõ điều này trong chính bạn, bạn sẽ đang khuyến khích sự ganh đua, nhận biết được hay không nhận biết được, trong em học sinh. Bạn sẽ thiết lập hình ảnh của người anh hùng – chính trị, kinh tế hay luân lý. Vị thánh muốn phá vỡ kỷ lục cũng giống hệt như cái người mà chơi cricket. Thật ra không có nhiều khác biệt giữa họ, bởi vì cả hai đều có sự đánh giá ganh đua này về sống. Nếu nghiêm túc, bạn tự hỏi chính mình tại sao bạn so sánh và liệu có thể sống một sống không so sánh, nếu nghiêm túc, bạn thâm nhập vào điều này, không phải trí năng nhưng thực sự, và thâm nhập sâu thẳm vào chính bạn, xua đuổi sự hung hăng ganh đua này, liệu bạn sẽ không phát hiện rằng có một sợ hãi sâu thẳm của không-là gì cả, hay sao? Bằng cách khoác vào những mặt nạ khác nhau, tùy theo văn hóaxã hội mà bạn sống, bạn che đậy sự sợ hãi của không hiện diện và không trở thành: trở thành cái gì đó tốt hơn cái gì là – cái gì đó vĩ đại hơn, cao quí hơn. Khi bạn quan sát cái gì thực sự là, nó cũng là kết quả của tình trạng bị quy định quá khứ, của sự đo lường. Khi bạn hiểu rõ ý nghĩa thực sự của sự đo lường và sự so sánh, vậy thìtự do khỏi cái gì là.

 Chốc lát sau người giáo viên nói, ‘Nếu không có sự khuyến khích của so sánh học sinh sẽ không chịu học hành. Em ấy cần được khuyến khích, cần được khen thưởng, và cũng vậy em ấy muốn biết em ấy đang học hành như thế nào. Khi em ấy tham dự một kỳ thi, em ấy có quyền được biết bao nhiêu câu trả lời của em ấy là đúng và hiểu biết của em ấy gần gũi như thế nào với điều gì em ấy đã được dạy bảo.’

 Nếu tôi được phép vạch ra, thưa các bạn, em ấy giống như các bạn. Em ấy bị quy định bởi xã hộivăn hóa trong đó em ấy sống. Người ta phải học hành về sự hung hăng ganh đua này mà hiện diện qua sự so sánh và sự đo lường. Việc này có thể tạo ra một tích lũy của nhiều hiểu biết, bạn có thể đạt được nhiều thứ, nhưng nó khước từ tình yêu và nó cũng khước từ sự hiểu rõ về chính người ta. Hiểu rõ về chính mình còn quan trọng hơn trở thành một người nào đó. Chính những từ ngữ chúng ta sử dụngso sánhtốt lành hơn, to tát hơn, cao quí hơn.

 ‘Nhưng, thưa ông, tôi phải hỏi – làm thế nào em học sinh và giáo viên đánh giá được sự hiểu biết thực tế của em về một môn học mà không có loại kỳ thi nào?’

 Điều này không hàm ý rằng trong sự giảng dạy và học hành hàng ngày, qua sự bàn luận, qua sự tìm hiểu, người giáo viên sẽ trở nên nhận biết được em học sinh đã thâm nhập đến mức độ nào của sự hiểu biết thực sự, hay sao? Thật ra, điều này có nghĩa, đúng chứ, rằng người giáo viên phải gần gũi em học sinh, quan sát khả năng của em ấy, điều gì đang xảy ra trong cái trí của em ấy. Nó có nghĩa bạn phải chăm sóc em học sinh.

 ‘Có quá nhiều điều phải chuyển tải cho em học sinh.’

 Bạn muốn chuyển tải cho em ấy điều gì? Sống một sống không ganh đua? Giải thích cho em bộ máy của sự so sánh và nó tạo ra việc gì? Bảo cho em ấy bằng từ ngữthuyết phục em ấy bằng trí năng? Chính bạn có lẽ thấy điều này bằng trí năng hay hiểu rõ nó bằng từ ngữ, nhưng liệu không thể tìm được một cách sống mà trong đó tất cả mọi so sánh đều kết thúc? Các bạn, như những giáo viên và những con người, phải sống theo cách đó. Chỉ như vậy bạn mới có thể chuyển tải nó sang em học sinh và sẽ có sự thật đằng sau nó. Nhưng nếu bạn không sống theo cách đó, bạn chỉ đang đùa giỡn cùng những từ ngữđạo đức giả theo sau. Sống mà không có sự đo lường và sự so sánh phía bên trong chỉ có thể được khi chính bạn đang học hành toàn hàm ý của nó – sự hung hăng, sự tàn nhẫn, sự phân chia và những ganh tị của nó. Tự do có nghĩa một sống không so sánh. Nhưng chắc chắn bạn sẽ hỏi tình trạng của một sống mà không có bất kỳ cao hay thấp, không có một mẫu mực, không có sự phân chia là gì. Bạn muốn có một diễn tả về nó để cho qua sự diễn tả bạn có lẽ nắm bắt nó. Đây là một hình thức khác của so sánhganh đua. Sự diễn tả không bao giờ là vật được diễn tả. Bạn phải sống cùng nó và vậy là bạn sẽ biết nó có nghĩa gì.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 34324)
Phát Bồ đề tâm, nói đơn giản, là trước hết, lập cái chí nguyện mong cầu tuệ giác Vô thượng Bồ đề, kế đó, phát triển tuệ giác ấy...
(Xem: 16857)
Trong các công hạnh đơn giản mà sâu dày và khó thực hiện cho vẹn toàn nhất là hạnh buông xả. Hành giả Phật giáo lấy tâm buông xả làm công hạnh hàng đầu.
(Xem: 22961)
Một chút ánh sáng nhỏ nhoi, giúp con soi tỏ những giọt mồ hôi không hình nơi mẹ. Nhưng phải tự khi làm mẹ, mới thấu vô vàn cái nhọc mẹ mang.
(Xem: 13047)
Ra khỏi bóng tối - Thích Nữ Diệu Nghiêm dịch
(Xem: 21951)
Hôm nay, mùa Vu Lan báo hiếu lại trở về trên xứ Việt, hòa chung với niềm vui lớn này, xin được san sẻ cùng em đôi điều về đạo hiếu của con người.
(Xem: 22176)
Ngài Mục Liên là một tấm gương sáng chói tượng trưng cho lòng chí hiếubáo ân. Ngài đã thực hành phép sám hối để báo ân mà cứu được mẹ thoát khỏi địa ngục.
(Xem: 14863)
Kinh Phạm Võng dạy rằng “Người Phật tử nếu lấy tâm từ mà làm việc phóng sinh thì thấy tất cả người nam đều là cha mình, tất cả người nữ đều là mẹ mình.
(Xem: 23567)
Tâm Bồ đề là tâm rõ ràng sáng suốt, tâm bỏ mê quay về giác, là tâm bỏ tà quy chánh, là tâm phân biệt rõ việc thị phi, cũng chính là tâm không điên đảo, là chân tâm.
(Xem: 24091)
Cái chết theo Tan-tra thừa là một quá trình tan biến tuần tự của thân xác vật chấttâm thức, các hiện tượng tan biến này được phân loại thành nhiều cấp bậc...
(Xem: 23626)
Quyển "THIỀN QUÁN - Tiếng Chuông Vượt Thời Gian" là một chuyên đề đặc biệt giới thiệu về truyền thống tu tập thiền Tứ Niệm Xứ của đức Phật dưới sự hướng dẫn của thiền sư U Ba Khin.
(Xem: 17138)
Tôi đã lắng nghe Krishnamurti suốt nhiều ngày. Tôi đến những nói chuyện của ông, tham gia những bàn luận, ngẫm nghĩ...
(Xem: 19343)
Chính Ðức Phật đã dạy: “Trong các sự bố thí chỉ có Pháp thícông đức lớn nhất, không có công đức nào sánh bằng” ... Thích Chân Tính
(Xem: 27041)
Phật-pháp là trí tuệ thực nghiệm dạy chúng ta nhận định được bản chất căn bản của chúng tagiải thoát chúng ta khỏi sự sa đọa thành nạn nhân đối với những huyễn tượng...
(Xem: 14414)
Hiện nay câu hỏi này là một quan tâm chính đối với mọi người, bởi vì khoa học và công nghệ hiện đại đã phơi bày rõ ràng những khả năng xảy ra sự hủy diệt to tát.
(Xem: 13836)
Điều gì cần thiết là một cái trí không bị hành hạ, một cái trí rất rõ ràng. Và một cái trí như thế không thể hiện diện được nếu nó có bất kỳ loại thành kiến nào.
(Xem: 22677)
Đức Phật Thích Ca Mâu NiPhật Bảo. Ba tạng kinh luật luận do đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết ra là Pháp Bảo. Chư tăng đệ tử xuất gia của Phật đàTăng Bảo.
(Xem: 14728)
Điều lạ thường nhất về sống của Krishnamurti là những lời tiên tri được nói về anh trong thời thanh niên đã thành hiện thực, tuy nhiên trong một hướng khác hẳn điều gì được mong đợi.
(Xem: 17352)
Để có thể lắng nghe thực sự, người ta nên buông bỏ hay gạt đi tất cả những thành kiến, những định kiến và những hoạt động hàng ngày.
(Xem: 12661)
Nhìn vào toàn chuyển động của sống này như một sự việc; có vẻ đẹp vô cùng trong nó và năng lượng vô hạn; thế là hành động là trọn vẹn và có sự tự do.
(Xem: 13856)
Lúc này chúng ta hãy quan sát điều gì đang thực sự xảy ra trong thế giới; có bạo lực thuộc mọi loại; không chỉ phía bên ngoài mà còn cả trong sự liên hệ lẫn nhau của chúng ta.
(Xem: 10402)
Một cái trí chuyên biệt hóa không bao giờ là một cái trí sáng tạo. Cái trí mà đã tích lũy, mà đã đắm chìm trong hiểu biết, không thể học hành.
(Xem: 14675)
Khi năng lượng không bị hao tán qua sự tẩu thoát, vậy thì năng lượng đó trở thành ngọn lửa của đam mê. Từ bi có nghĩa đam mê cho tất cả. Từ biđam mê cho tất cả.
(Xem: 17196)
Ngài giáng sinh nơi vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini), thành đạoBồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya), thuyết bài Pháp đầu tiên tại vườn Lộc Uyển (Sarnath) và nhập Niết Bàn tại Câu Thi Na...
(Xem: 12542)
Chúng tathói quen tạo ra một trừu tượng về sợ hãi, đó là, tạo ra một ý tưởng về sợ hãi. Nhưng chắc chắn, chúng ta không bao giờ lắng nghe tiếng nói của sợ hãi đang kể câu chuyện của nó.
(Xem: 12690)
Có một khác biệt giữa không gian bên ngoài, mà vô giới hạn, và không gian bên trong chúng ta hay không? Hay không có không gian bên trong chúng ta gì cả và chúng ta chỉ biết không gian bên ngoài mà thôi?
(Xem: 10352)
Chúng ta là kết quả của những hành động và những phản ứng của mỗi người; văn minh này là một kết quả tập thể. Không quốc gia hay con người nào tách rời khỏi một người khác...
(Xem: 28714)
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma khích lệ chúng ta hãy triển khai lòng tốttình thương yêu mà Ngài luôn luôn quả quyết là những phẩm tính ấy đều đã có sẵn trong lòng mỗi con người chúng ta.
(Xem: 10689)
Sự liên hệ giữa bạn và tôi, giữa tôi và một người khác, là cấu trúc của xã hội. Đó là, liên hệ là cấu trúc và bản chất của xã hội. Tôi đang đặt vấn đề rất, rất đơn giản.
(Xem: 11127)
Lúc này tôi nghĩ có ba vấn đề chúng ta phải thấu triệt nếu chúng ta muốn hiểu rõ toàn chuyển động của sống. Chúng là thời gian, đau khổ và chết.
(Xem: 16866)
Phật pháp cho trẻ em - Tác giả: Jing Yin và Ken Hudson - Minh họa: Yanfeng Liu - Biên soạnchuyển ngữ: Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 15763)
“Đông du” ngày nay đã trở thành một từ quen thuộc. Không chỉ đối với các nhà thám hiểm, khách du lịch, người khảo sát văn hóa, mà cả những nhà khoa học, nhà triết học.
(Xem: 13332)
Khai sáng không lệ thuộc thời gian. Thời gian, ký ức, hồi tưởng, nguyên nhân – chúng không tồn tại; vậy thì bạn có thấu triệt, thấu triệt tổng thể.
(Xem: 12548)
Sự lèo lái của sinh lý học, mặc dù là một phần của điều mà phương Tây chúng ta gọi là “tự nhiên,” từ quan điểm Phật giáo, chính là một phần cơ cấu của luân hồi sinh tử.
(Xem: 11355)
Có lẽ rất xứng đáng khi dùng một ít thời gian cố gắng tìm ra liệu cuộc sống có bất kỳ ý nghĩa nào hay không. Không phải cuộc sống mà người ta sống, bởi vì sự tồn tại hiện nay chẳng có ý nghĩa bao nhiêu.
(Xem: 13024)
Thiền định là hành động mà đến khi cái trí đã mất đi không gian nhỏ xíu của nó. Không gian bao la này mà cái trí, cái tôi, không thể đến được, là tĩnh lặng.
(Xem: 19304)
Lắng nghe là một nghệ thuật không dễ dàng đạt được, nhưng trong nó có vẻ đẹp và hiểu rõ tuyệt vời. Chúng ta lắng nghe với những chiều sâu khác nhau của thân tâm chúng ta...
(Xem: 12244)
Chắc chắn, giáo dục không có ý nghĩa gì cả nếu nó không giúp bạn hiểu rõ sự rộng lớn vô hạn của cuộc sống với tất cả những tinh tế của nó, với vẻ đẹp lạ thường của nó, những đau khổhân hoan của nó.
(Xem: 28582)
Sách này đặt tên "Kiến Tánh Thành Phật", nghĩa là sao? Bởi muốn cho người ngưỡng mộ tên này, cần nhận được lý thật của nó. Như kinh nói: "Vì muốn cho chúng sanh khai, thị, ngộ, nhập tri kiến Phật".
(Xem: 10039)
Chúng ta dường như không bao giờ nhận ra rằng nếu mỗi người chúng ta không thay đổi triệt để trong căn bản thì sẽ không có hòa bình trên quả đất...
(Xem: 21510)
Các sự gia hộ được nhận qua các luận giảng này về sáu giai đoạn chuyển tiếp giống như một con sông nước dâng cao vào mùa xuân...
(Xem: 12786)
Kêu gọi thế giới là tựa của một quyển sách vừa được phát hành tại Pháp (ngày 12 tháng 5 năm 2011), tường thuật lại cuộc tranh đấu bất-bạo-động của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma hơn nửa thế kỷ nay...
(Xem: 17814)
Luật nhân quả không phải là luật riêng có tính cách tôn giáo. Trong vũ trụ, thiên nhiên, mọi sự vật đều chịu luật nhân quả, đó là luật chung của tự nhiên.
(Xem: 26208)
Đức Phật đã dạy chúng ta những cách sửa soạn bản thân cho sự chết bí ẩn và tận dụng những trạng thái của sự chết để tu tập. Nhiều vị Thầy đã viết sách về đề tài này.
(Xem: 11701)
Tốt lành chỉ có thể nở hoa trong tự do. Nó không thể nở hoa trong mảnh đất của thuyết phục dưới bất kỳ hình thức nào, cũng không dưới bất kỳ cưỡng bách nào...
(Xem: 10846)
Mọi hình thức thiền định có ý ‎thức không là một sự việc thực sự: nó không bao giờ có thể là. Cố gắngdụng ý khi thiền định không là thiền định.
(Xem: 22737)
Nếu hay tu trí tuệ thì không khởi phiền não. Trí tuệ vô ngã có thể từ chỗ nghe Phật pháp, thể nghiệm Phật lý, phản quan tự ngã, nhìn thấu nhân sinh mà có được.
(Xem: 12032)
Ngôi chùa nhỏ nằm khiêm tốn trong khoảng đất rộng đầy cây trái. Buổi tối, mùi nhang tỏa ra từ chánh điện hòa với mùi thơm trái chín đâu đó trong vườn.
(Xem: 10597)
Trước khi thành Thiền sư, Trúc Lâm đại sĩ đã từng làm vua nước Đại Việt. Đó là vua Trần Nhân Tông, người đã từng đẩy lui cuộc xâm lăng của quân Mông Cổ.
(Xem: 11388)
Tất cả mọi pháp hiện hữu, bắt đầu là cái Tôi, chẳng là gì cả ngoại trừ là những thứ được định danh. Không có các uẩn, không có thân, tâm, ngoại trừ những gì đã được ta quy gán.
(Xem: 11518)
Tư tưởng vị tha mong đạt được giác ngộ vì tất cả chúng sanh là một quan điểm vô cùng kỳ diệu! Khi bạn phát bồ đề tâm, bạn bao gồm tất cả mọi người, mọi loài trong ý tưởng làm lợi lạc cho họ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant