Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

09. Hai Cha Con

28 Tháng Tám 201100:00(Xem: 6889)
09. Hai Cha Con

Diệu Nga
DỐC MƠ ĐỒI MỘNG
 Tu Viện Trúc Lâm Canada Xuất Bản PL. 2547 DL. 2003

Hai Cha Con

Ông Hai Nghĩa làm việc ở nhà ga xe lửa gần hai mươi năm nay; đã từng chứng kiến không biết bao nhiêu cảnh chia tay cũng như đoàn tụ cho nên đối với ông, đó là chuyện thường. Hợp tan, vui buồn, cười khóc cứ thay phiên nhau diễn ra tạo cho đời sống bộ mặt linh động, muôn màu muôn vẻ.
Nhưng hôm nay, sau khi đưa tiễn đứa con trai độc nhất rời khỏi tỉnh lỵ nhỏ bé của tiểu bang Alabama này, đến khi trở về nhà, ông mới thấm thía nỗi sầu biệt ly.
Cái buồn xâm lấn ông từ từ, nó lan nhè nhẹ nhưng bàn tay thô bạo của nó cứ như nắm cả buồng tim của ông mà rứt ra. Đau nhói. Đôi khi ông có cảm tưởng như nghẹt thở, tay chân rã rời… Ông nằm im lìm trên ghế sofa không biết bao lâu.
Trời nóng quá, dù mùa hè chỉ mới bắt đầu bằng những ngày 80 độ F. Ông uể oải đứng dậy pha một ly trà đá. Ở Mỹ có loại “ice tea” chỉ cần dăm ba phút, đã có món giải khát vừa rẻ vừa ngon.
Ông sớt một nửa để lên bàn thờ vợ. “Bả cũng ưa thứ này.” Ông nhìn ảnh vợ một cách trìu mến rồi cầm nửa ly còn lại, mở cửa bước ra sân sau.
Sân nhà ông tuy nhỏ nhưng trông cũng nên thơ với hai cây thông già xanh tốt quanh năm. Cỏ được cắt xén bằng phẳng, tưới tẩm cẩn thận nên vẫn giữ được màu xanh mát mắt quanh những bồn hoa chậu kiểng thay nhau khoe sắc đủ bốn mùa.
Trời đã xế bóng nên không khí dễ chịu lại. Ông ngồi xuống tảng đá lớn dưới cội cây thông, hớp từng ngụm nước mát lạnh và cảm thấy tỉnh mỉnh hơn. “Con mình tốt nghiệp rồi, phải đi kiếm việc làm, đâu ở quanh quẩn xó nhà hoài được!”
Hình ảnh đứa con trai xúng xính trong áo thụng, đầu đội mũ vuông đen trong ngày lễ ra trường hôm qua hiện rõ trong trí nhớ và nỗi vui sướng bỗng trở lại với ông, đầy ấp cả buồng tim, lá phổi.
“Bà nó ơi! – ông nói thầm với người vợ quá cố - Bà không sống mà nhìn con, giờ cũng kỹ sư như ai! Vợ chồng mình tuy hèn mọn thiệt đó nhưng con mình giờ đã nên người. Bà phải khen tui đó nghen! Gà trống nuôi con mười lăm năm ròng trong cảnh nghèo khó mà con vẫn nên người!”
Từ hồi sang Mỹ đến giờ, gia đình ông ở miết tại tỉnh lỵ nhỏ bé này, không muốn dọn đi đâu vì cả hai vợ chồng may mắn tìm được việc làm tại nhà ga xe lửa Amtrak ở địa phương. Đồng lương “cu li” tuy chẳng là bao nhưng hai đầu lương góp lại, sống tiện tặn, họ cũng mua được căn nhà nhỏ, cũ bốn mươi năm, già bằng tuổi họ.
Căn nhà tuy nhỏ nhoi, cũ kỹ nhưng vợ chồng đẹp dạ lắm vì dù sao cũng được làm chủ bất động sản này, sau ba mươi năm trả góp. Họ cảm thấy như mình đã bám rề được trên vùng đất mới quá xa lạ.
Những người Việt đến sau đều khen vợ chồng ông tốt số: tiếng Anh tiếng u không có một chữ vậy mà cả hai đều được vô làm hãng lớn của Mỹ, có bảo hiểm sức khỏe và đủ quyền lợi về hưu bổng.
Thật ra thì hay chẳng bằng hên. Khoảng năm 1978, người Việt mình sang Mỹ chưa đông; những công việc lao động tay chân như lau chùi, quét dọn v.v… nhiều lắm vì Mỹ trắng thì chê còn Mỹ đen vào làm một thời gian ngắn rồi bỏ.
Nhờ quen với cô thư ký người Việt làm trong hãng, ông được giới thiệu vào làm. Họ ngần ngại chưa muốn nhận ông thì cô thư ký hứa sẽ thông dịch và hướng dẫn cho đến khi nào ông quen việc. Vài tháng sau, thấy được, ông xin cho vợ vào làm luôn. Họ nào mong mỏi gì hơn một cuộc sống bình dị, yên ổn và tự do!
Đứa con trai duy nhất của hai người – Hòa – lúc bấy giờ tuy đã 
mười hai tuổi nhưng vì chẳng biết tiếng Anh, phải học lại tiểu học. Hòa không lấy thế làm buồn vì dáng dấp nhỏ thó của cậu cũng không khác gì đứa trẻ Mỹ sáu, bảy tuổi.
Hòa thuộc loại chậm lụt, không thông minh lanh lợi gì nên học hành rất vất vả. Cũng may, nó được cái siêng năng, chịu khónếu không thì chẳng thể vào đại học nỗi. Ở đấy, anh phải “trầy vi tróc vảy” trong bảy năm mới lãnh được mảnh bằng mà một sinh viên khác chỉ cần bốn năm thôi. Anh ra trường lúc tuổi đã ngoài ba mươi.
“Tam thập nhi lập!” Ông Hai Nghĩa lẩm bẩm một câu chữ nho. “Tuổi này bắt đầu lập nghiệp cũng chưa muộn.”
- Anh Hai khỏe rồi hả! Ngồi uống trà coi thảnh thơi dữ a!
Bà hàng xóm vừa đon đả bước tới vừa cất giọng đả đớt cố hữu của bà.
- Chào chị Phụng, chị tới hồi nào tui không hay!
Anh ỷ y không khóa cửa, bữa nào đồ đạc trong nhà anh bị dọn hết cho coi!
- Ờ, cái tật đó thằng Hòa cự tui hoài! 
Bà Phụng ngồi phệt xuống cái băng dài bằng gỗ sồi do ông tự đóng cả chục năm về trước. Cái băng ghế này giờ đã ọp ẹp, tồi tàn không khác gì người đàn bà luống tuổi đang ngồi trên ấy.
Bà ta mở giỏ têm trầu. “Bà nầy kỳ cục, qua Mỹ lại tập ăn trầu! Mới năm mươi tuổi mà làm như già sụm!” Ông Hai nói thầm trong bụng, ngán ngẩm nhìn cái đầu tóc chôm bôm xám xịt và hai răng cửa trống trơn như miệng hang. Người tuy ú nu nhưng da dẻ lại xanh mét như bịnh kinh niênBà con cô bác ở đây rỉ tai nhau: “Mụ Phụng giả bộ già yếu bịnh hoạn để ăn tiền welfare.” Từ ngày đứa con lai duy nhất bỏ bả trơ trọi chốn này, bà trở nên dở dở ương ương không ai chịu nổi; chỉ có ông còn giao thiệp nên hóa thành bạn thân.
Nhưng thằng Hòa ghét bả lắm, nói bả “dê” ông già mình để lợi dụng. Ông chỉ cười, biện hộ “tao có đách gì đâu mà sợ bị lợi dụng! Nghèo cũng sướng cái vụ đó!”
Thật ra ông thương cảnh tình cô đơn của người đàn bà lỡ vận này. Nơi đất khách quê người gặp cảnh ngộ như bà, nếu không điên thì hóa dại thôi. Gia tài chỉ có hai mẹ con, theo diện con lai sang Mỹ mới ba tháng, con Lụa gạt mẹ nó, nói phải đi tiểu bang khác kiếm việc làm ăn, rồi bẵng luôn, không thư từ liên lạc gì hết. Có người tình cờ gặp lại nó ở Cali mấy năm sau đó, ăn mặc diêm dúa phấn son lòe loẹt đến nỗi nhìn không muốn ra. Mà nó cũng không thèm nhìn ai, sợ người ta nhắc đến bà già đã sinh ra nó.
Hai người bạn ngồi im lặng khá lâu. Bóng chiều chầm chập trải lên sân mang theo vài cơn gió mát. Bà Phụng nhóc nhách nhai trầu, bỗng nhiên buột miệng nói:
- Lạy trời cho con trai ông đừng đoản hậu vô nghì như con Lụa nhà tôi! 
Ông Hai Nghĩa nhếch môi cười, không đáp. Thằng Hòa kỹ sư của ông mà bà “khùng” này dám đem so sánh với con Lụa! Nhưng dù sao ông cũng thầm cám ơn lòng tốt của bà.

***

Sau những giấc ngủ gà ngủ gật đêm rồi ngày, hết ngày lại đêm trên xe lửa, Hòa thức dậy lúc vừa rạng đông. Mặt trời còn ẩn trong cánh rừng thưa đang chạy thụt lùi ra sau nhưng những đợt nắng mới, vàng rực ở chân trời, đang tủa ra, xé tan lớp sương mù lãng đãng.
Mặc dù chỗ ngồi thoải mái rộng rãi như một cái giường nhỏ - đối với khổ người của Hòa – nhưng hai chân anh tê cóng. Hòa nhè nhẹ đứng dậy, co duỗi chân tay rồi đi vào khu nhà ăn toa trên. Đa số hành khách đều còn ngủ.
Ly cà phê nóng với cái bánh donut giúp anh tỉnh táo. Hòa móc túi lấy giấy xem lại ngày giờ tàu đến nơi: chỉ còn nửa tiếng là tới ranh giới tiểu bang Ohio, từ trạm biên giới này, tàu chạy suốt hai tiếng nữa mới vào thành phố chính.
Bên ngoài, cảnh vật từ từ sáng tỏ hơn. Hòa có cảm giác đời mình cũng bắt đầu một giai đoạn mới, tươi sáng nhộn nhịp hơn những tháng năm buồn tẻ, đìu hiu ở thành phố cũ. Chàng như đã thoát ra khỏi cái kén tù túng, quê mùa, hóa thành chú bướm có đôi cánh bay bổng, cao vời.
Tuy nhiên, mặc cảm sợ hãi, thua sút luôn luôn kèm sát những hi vọng vươn lên của Hòa. Không biết rồi đây có hãng nào nhận mình không với điểm trung bình hạng C. Ohio là tiểu bang đang lên. Các hãng mời nhiều người bạn cùng lớp của anh đi phỏng vấn nhưng họ đều chê xa và lạnh, còn anh gửi đơn đi cùng khắp mà chẳng ai gọi. Vì vậy Hòa đánh bạo đến tận nơi này để tìm việc. Kỹ sư công nghiệp mà, đâu đến nỗi tệ.
Tội nghiệp ông Hai Nghĩa, trước ngày anh đi, ông vét hết tiền ở trương mục tiết kiệm trao cho anh ba ngàn đồng, bảo là để phòng thân. Hòa cũng cần tiền thật đó, vì không biết bao lâu mới kiếm được việc làm, định lấy phân nửa thôi, nhưng nhớ lại mụ Phụng hay lui tới la cà, nếu anh không giữ hết thì chắc bà ta cũng tìm cách bòn rút. Chẳng biết tại sao anh ghét mụ ta một cách lạ kỳ. Chắc tại anh ghen giùm má anh dù bà quá vãng đã lâu rồi.
Má anh là người mẹ hoàn toàn, chìu anh hết mực, xin gì được nấy. Duy chỉ có một điều làm anh không hài lòng, là anh giống má anh như đúc: từ thân người ốm yếu nhỏ nhoi đến gương mặt khắc khổ, xương xẩu trên đó ít ai thấy được nụ cười. Lại thêm hai vai ngang như đòn gánh! Tướng anh như vậy đó, làm sao sang được? Vì vậy anh khó tìm một cô bạn gái dù ở Alabama lúc sau này, người Việt không hiếm.
Ba anh thì cao ráo, khỏe mạnh hơn nhưng trông thô kệch với gương mặt vuông chèn bẹt và tướng đi chữ bát.
Không ai có thể chọn cho mình một chỗ để sinh ra. Nếu được lựa chọn, chắc chắn anh đã không ra đời trong ngôi nhà của cha mẹ anh. Nhưng dù sao, ba anh cũng dễ thương. Ông coi anh là lẽ sống, là niềm hãnh diện tột cùng. Ngoài ba anh ra, anh không là gì cả dưới mắt người chung quanh.
Là “thần tượng” của cha mình nên Hòa chủ động mọi sự. Anh nói gì ông cũng vui vẻ nghe theo như một người thừa hành tốt. Đôi khi anh bịa chuyện lếu láo để thỏa mãn lòng tự tôn lẫn mặc cảm tự ti rất phức tạp trong tâm lý của mình, ông Hai cũng một lòng tin tưởng, không thắc mắc lôi thôi gì…
Khi hành khách kéo vào câu lạc bộ khá đông, Hòa đứng lên, mua tờ báo rồi trở về toa. Ông bạn ngồi ghế đối diện vẫn còn che mặt ngủ.
Hòa mở rộng tờ báo, xem kỹ mục cần người: nhiều hãng xưởng ở đây cần kỹ sư, cán sự công nghiệp. Anh an tâm, nhắm mắt lại ngủ tiếp với giấc mơ sẽ có việc làm tốt, tậu căn nhà và cưới được một cô vợ xinh xinh…
Xe lửa giảm tốc độ dần dần. Thành phố hiện ra trước mặt. Sống ở Mỹ lâu năm, lại có dịp đi đây đi đó trong các kỳ nghỉ hè, Hòa không bỡ ngỡ chi khi đến một tiểu bang mới. Một phần cũng vì kiến trúc đô thị ở Mỹ tại các nơi không khác nhau mấy và ở đâu người ta cũng thấy tiệm McDonald’s với hình chú hề và chữ M màu vàng thật to dựng trên nóc. Đó là quán ăn bình dân quen thuộc của mọi người và của Hòa trong những ngày sắp tới nếu anh không tìm được khu vực Việt Nam hay Á Châu tại đây.
Sau khi lo chỗ tạm trú, Hòa gửi đơn xin việc ngay hôm sau. Anh rải gần bốn mươi tờ “resume” mà đợi mãi đến hai tuần sau mới có một hãng gọi anh tới để phỏng vấn. Hãng này thuộc loại nhỏ, chuyên sản xuất đồ dùng bằng nhựa. Họ trả lương nhân viên thấp nên hay chọn những đối tượng như Hòa. Họ mướn Hòa như một cán sự và hứa sẽ cho lên kỹ sư khi nào hãng có nhu cầu.
Tuy thất vọng nhưng không có cơ hội nào khác, anh đành nhận việc. Dĩ nhiên Hòa báo cáo với ông già không đúng như thật. Anh vẽ vời, đánh bóng mọi sự làm ba anh thêm hãnh diện; điều đó thỏa mãn “cái tôi” của Hòa lắm.
Một năm say, anh sung sướng có được cô gạn gái, là nhân viên mới của hãng. Cô Hường tuy ở Việt Nam mới sang và luống tuổi rồi nhưng sắc vóc xinh xắn lại xuất thân từ gia đình sĩ quan cũ, có bề thế, tên tuổi. Hòa cưng chìu cô lắm, còn cô thì không nói ra nhưng định bụng chỉ ưng Hòa khi nào anh thực thụ là kỹ sư. Cô thuộc loại người cứng cỏi, sống bằng lý trí.
Từ ngày có bạn gái, Hòa như quên hẳn người cha già cô đơn ở tỉnh lẻ. Thỉnh thoảng ông nhớ con, gọi điện thoại tìm để được biết con mình vẫn bình yên; còn anh thì bận rộn lắm, chỉ có thì giờ gửi cho ông tấm thiệp mừng ngày Father’s Day với chữ ký vội vàng dưới hàng chữ in sẵn.
Đôi khi, lương tâm chổi dậy, anh ý thức được rằng mình là đứa con vô tình nhưng anh tự trấn an ngay vì biết cha lúc nào cũng rộng lượng, xuề xòa, không chấp nhất chi… Anh sợ liên lạc mật thiết với ông, ông sẽ đòi dọn về ở chung vì có đôi lần vui miệng anh đã hứa “khi nào ba hưu trí, con rước ba qua đây ở luôn.”
Đối với anh, đó chỉ là lời nói có tính cánh đẩy đưa; biết ông hằng mong mỏi như vậy nên nói cho ông vui thôi. Cho ăn bánh vẽ thì bao nhiêu chả được! Rước ông về ở chung, chắc chắn cô bạn gái sẽ không bằng lòng. Cô ấy mà bỏ anh, chắc anh chết! Lỡ phịa rằng ba anh cũng vốn dòng trí thức phong lưu, rủi cô ấy biết rõ lai lịch từ “binh nhì” ở Việt Nam đến “lao công quét dọn” ở Mỹ thì có nước độn thổ.
Đôi khi, thành thật với chính mình, Hòa biết mình đã trở thành kẻ láo khoét, thích “nổ” và hay khoe khoang nhưng anh không thấy thế làm xấu hổ. Anh đã quen khoác cho mình lớp sơn hào nhoáng và tự hài lòng với những gì mình đã vẽ vời ra.

***

Trằn trọc suốt đêm, ông Hai Nghĩa không ngủ được một phút giây ngắn ngủi nào. Nỗi đau, cái giận, sự chua xót xen lẫn lòng hối tiếc đã hòa trộn vào nhau, dày xé cả tâm tư, dằn vặt ông không dứt.
Thằng Hòa lại cho ông “ăn thịt thỏ”. Nó hứa cuội với ông trong ngày quan trọng nhất của tuổi già; ngày về hưu. Bà con, bạn bè, lối xóm, đồng nghiệp, ai cũng dành thì giờ đến dự buổi tiệc thân mật này, còn đứa con độc nhất của ông, núm ruột yêu dấu của ông thì biệt dạng.
Đa số người thân thiết rõ cảnh tình đáng thương của ông, đã tế nhị, không đá động, hỏi han về Hòa nhưng đôi người cũng vô tình buột miệng:
- Kỹ sư Hòa đâu? Lâu quá chẳng thấy về Alabama.
- Ờ, cũng bảy hay tám năm rồi!
- Ngày này lẽ ra cậu ấy phải về để tính công chuyện cho ba chớ! Già cả rồi, ở một mình đâu nên!
Họ thương ông mà nói vậy chứ không ác ý, nhưng những câu nói ấy như những mũi tên xuyên xuốt qua trái tim người cha đau khổ.
Cả tháng vừa qua, ông hăng hái sơn phết,dọn dẹp nhà cửa với ý nghĩ khi con mình về thắm, nó sẽ không xấu hổ vì căn nhà bây giờ đã quá cũ kỹ: một bên vách, cây đã mục; thảm ở phòng khách từ màu xám tro đã ngã thành đen, bẹp dí xuống, cứng đơ như miếng ni-lông dầy. Cửa nẻo đều trở nên ọp ẹp, lỏng lẻo.
Trong dịp này, bà Phụng đã đến giúp ông hằng ngày. Bà biết ông phấn khởi lắm, hi vọng sẽ được gặp con. Có lần bà ướm hỏi:
- Ông chắc cậu về không?
Mặc dầu hơi chột dạ - vì bây giờ ông không dám cả tin vào bất cứ lời nói nào của đứa con yêu quí – nhưng ông cũng mạnh dạn đáp:
- Về chớ! Tôi đòi gởi vé xe lửa miễn phí, nó không chịu, nó đi máy bay mau hơn.
- Chừng nào có chuyến bay, có giờ tới mới chắc! 
Ông Hai chép miệng:
- Nhiều lần tôi muốn lên thăm nó, nó không cho, nói già cả ngồi xem lửa mất sức. Kỳ này nó lấy phép về chơi, ở lại vài tuần.
Bà Phụng xây mặt, dấu cái trề môi. Người ngoài ai cũng biết Hòa là đứa con đoản hậu – cũng như con Lụa của bà vậy, nhưng đóng kịch khéo hơn - chỉ có ông vì quá thương con nên không thấy sự thật. Kỳ nầy cho ông sáng mắt ra. Sáng mắt rồi, ông chỉ khổ một lần chót thôi chớ không còn khổ dài dài vì phải ăn bánh vẽ của Hòa nữa.
Không phải bà ghét chi Hòa – nó mắt mớ gì tới bà mà ghét – nhưng tức giùm ông Hai Nghĩa quá chừng… Mà lần nầy ổng “canh me” để được nói chuyện thẳng với nó qua phone là may. Thông thường, chỉ có máy trả lời, dù nhắn năm điều bảy chuyện trong máy, nó cũng không bao giờ gọi lại… Rõ ràng như vậy mà Ông Hai cũng chưa chịu hiểu!
… Sau trắng đêm suy nghĩ, bây giờ ông Hai mới thấy được tâm địa của con mình. Ông đau lòng quá, không phải vì sợ tuổi già của mình vò võ cô đơn nhưng vì không ngờ đứa con mà mình đã dày công đào tạo, đã đặt trọn niềm tin tưởng và hãnh diện lại thấp thỏi đến như vậy.
Thà nó đừng làm kỹ sư bác sĩ, nó cứ nối nghiệp lao công như ông mà biết đạo làm người, biết nghĩa làm con thì ông hả dạ hơn. Giá trị con người đâu phải ở bằng cấp địa vị hay sự sang giàu!
Ông Hai đi tới đi lui ngoài sân sau, càng nghĩ ngợi càng đau lòng… Cho đến khi mặt trời đã lên cao, thấy nóng, ông vừa định trở vào nhà thì nghe tiếng bà Phụng đập cửa rầm rầm, miệng kêu ơi ới…
- Anh Hai, mở cửa! mở cửa cho tôi vô!
Chủ nhà vừa hé cửa, bà Phụng đã nhào tới. Cùng lúc đó, ông nhận ra sự hiện diện của bác Vinh, hội trưởng cao niên.
Bà Phụng để tay lên ngực, thở cái phào:
- Vậy mà tôi hết hồn! Tưởng ông buồn tình tự vận rồi chớ!
Ông Vinh điềm tĩnh, từ tốn hơn, tiến tới bắt tay ông Hai Nghĩa rồi chậm rài bước vào nhà. Sau khi phân ngôi chủ khách, ông Vinh giải thích:
- Hồi sáng này lúc tôi còn ngủ, bà bạn đây tới, thức tôi dậy, báo tin anh đã tự tử. Tôi hỏi “sao chị biết?”. Chị nói đã đập cửa nhà anh rầm rầm cả chục lần mà không có tiếng ai trả lời. Bán tín bán nghi, tôi cấp tốc đến đây xem sự thể ra sao?
Người cha đau khổ nhếch môi cười gượng gạo. Ông liếc bà Phụng một cái bén ngót làm bà xấu hổ bỏ vào trong, nói là đi pha cà phê.
Bắt được cái cười của ông Hai Nghĩa, người bạn biết đây là cơ hội tốt để tháo gút tâm sự:
- Từng tuổi này, tôi mới nghiệm ra rằng mình chỉ nên sống với thực tại.Chấp nhận thực tế, dù nó không đúng với sự mong cầu của mình, mình sẽ đỡ khổ lắm anh à! Vợ chồng tôi có đến bốn đứa con, hai trai hai gái nhưng tới lúc bạc đầu cũng không sống chung với đứa nào được. Mà sống riêng cũng có cái hay, mình độc lậpchúng nó thì được tự do.
Ông Hai vuốt tóc - chắc đầu tóc mình bồm xồm khó coi, khách tới bất thình lình quá. Ông im lìm một lúc rồi nói như than:
- Thì sự thể đã rõ ràng như vậy, không chấp nhận cũng không được. Sanh con nào dễ sanh lòng!
Hiểu nỗi đau của bạn, ông Vinh tìm cách an ủi:
- Thôi, thì dù sao đi nữa, con hơn cha là nhà có phúc anh à! Bây giờ anh không cần phải lo lắng, đùm bọc, che chở cho cậu ấy nữa. Con chim trời khi đủ lông đủ cánh, cứ thả cho nó bay… Mình nghĩ vậy mà khỏe, khỏi bận lòng.
Ông Nghĩa hít sâu một hơi thở để làm dịu cơn xúc động rồi trầm ngâm. Tiếng đồng hồ “tích tắc”, “tích tắc” gợi ông nhớ lại những đêm khó ngủ, những đêm dài thăm thẳm, triền miên với bao phiền muộn, thất vọng và ngán ngẩm.
- Thú thiệt với anh nghen, tôi vốn quê mùa dốt nát, nuôi được đứa con ăn học thành tài thì mình hành diện ghê lắm nhưng mà xét cho kỹ, đó không phải là cái phúc của gia đình tôi. Phải nói đây là điều bất hạnh. Nhưng dù sao tôi cũng tha thứ cho nó. Sau này, nếu nó hoạn nạn, ốm đau, thất bại hay gì gì đi nữa, tôi cũng sẵn lòng thương…
- Tôi hiểu! Mình là cha mà, dù chúng nên hay hư, giỏi hay dở, thành công hay thất bại mình cũng cứ thương thôi. Sông còn có lúc nước lớn nước ròng chứ cha mẹ thương con bao giờ cũng thế, tràn ngập, phủ phê…
- Mà thôi, mình không biết thực tế cuộc sống của cậu ấy ra sao, cứ ngồi đây mà trách, có khi cũng oan!
Không cầm được giòng nước mắt thương cảm, ông Hai lặng lẽ khóc: “Ông Vinh đã thấy được nỗi lo thầm kín của mình, người bạn này sâu sắc, tế nhị mà lại bao dung, không bao giờ phê phán, xét nét ai.”
Ông Vinh tôn trọng sự xúc động của bạn, đứng lên nhìn ra cửa sổ. Nắng buổi trưa sáng rực cả con đường nhựa thẳng tắp, hàng cây dogwood trổ hoa hồng nhạt làm dịu lại bầu không khí nóng nực của mùa hè. Ở Mỹ, người về hưu còn khỏe lắm, lại còn một thời gian dài trước mặt, nếu không khéo sử dụng, cuộc sống sẽ trở nên vô vị, nhạt phèo.
Mùi cà phê thơm ngát báo hiệu sự hiện diện của bà Phụng. Cái miệng “bép xép” của bà nảy giờ phải khép lại trong nhà bếp khiến bà khó chịu nên vừa bưng khay cà phê vào, bà nói liền:
- Giận thì khổ, không giận thì lỗ!
Trở lại ghế ngồi, ông Vinh cười, buông câu đùa:
- Nhưng “giận thì giận, mà thương thì thương!”
Hai người đàn ông trao nhau cái nhìn thông cảm. Ông Hai Nghĩa có dịp nhìn ngắm người bạn gái vui tính và bộc trực của ông: bà ta đã trồng hai cái răng cửa, tóc tai vén khéo, da mặt không còn bủng beo tái ngắt như xưa. Lúc sau này, bà hoạt động tích cực cho hội cao niên, hay đi chùa làm công quả, bà tìm được lẽ sống và nguồn hạnh phúc yêu đời. Bà không còn cay cú khi có ai vô tình nhắc đến con Lụa.
Ông Nghĩa biết rằng ông cũng có cơ hội để sống vui, ông sẽ nhờ Vinh hướng dẫn đi chùa, học giáo lý, tụng kinh niệm Phật; tâm hồn ông sẽ bớt khổ đau, phiền muộnCon đường đầy hoa bưởi, hoa cam dẫn đến ngôi chùa làng ở quê nhà như hiện ra trước mắt. Ông bỗng nhớ quá ao sen trước sân chùa rợp sắc hồng, ngào ngạt hương thơm vào mùa hạ và bóng áo nâu của sư ông thật dịu hiền…
… Tối hôm đó, sau khi dùng cơm ở nhà Vinh về, ông đang chuẩn bị đi ngủ thì có tiếng điện thoại reo vang. Dù cố gắng bình tỉnh, tay ông vẫn run lên khi nghe tiếng Hòa ở đâu bên kia.
- Ba tha lỗi cho con!
- Ờ! … con có gì khó khăn cứ nói di.
- Con hay nói dối ba, lần này con phải thưa thật!
- Chuyện gì đó con?
- Con ra đời không thành công như mình mong ước… lương đã thấp mà bị thất nghiệp hoài… có cô bạn gái, mình cưng chìu hết sức, rốt cuộc cũng không thành.
- Không sao, từ từ rồi con gặp người khác.
- Con lỡ có con với… với Mỹ đen rồi ba à!
- !!! (Đành im lặng, ông biết nói gì đây?)
- Ba còn nghe con không?... Bị thất tình, buồn quá, con vơ đại cô đó, ở ngay phòng bên cạnh, ai dè…
Ông Hai Nghĩa cố dấu tiếng thở dài:
- Thôi, dù sao cũng là máu mủ của mình, đừng bỏ người ta mang tội, con à.
- Bây giờ con đang thất nghiệp, còn nó sanh rồi không ai giữ con, tiền gửi nhà trẻ mắc quá…
Quyết định đến thật nhanh, không đắn đo suy nghĩ ông Hai sốt sắng:
- Tụi bây dọn về đây ở chung với tao nè, tiền nhà khỏi tốn, đỡ lo. Tao giữ cháu nội cho hai đứa đi làm.
- Con cám ơn ba. Lúc nào ba cũng thương yêu, lo lắng cho con mà con thì chưa làm được gì để đền đáp. Con hứa từ nay…
Ông Hai chận lời:
- Ba chỉ cần con hứa từ nay phải sống thành thật với chính mình và với người chung quanh. Đừng ngụy tạo, đừng vẽ vời. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, con à.
Giọng của Hòa trở nên ngập ngừng:
- Con xấu hổ, con ăn năn… con xin chừa!
- Ờ thôi, chuyện cũ bỏ qua hết đi con. Mà cháu nội của tao là trai hay gái vậy?
- Dạ con trai, nó bự lắm ba à, hồi mới sanh đã 9 pounds, bây giờ chưa tròn ba tháng đã 15 pounds rồi.
Ông Hai nói thầm: “Lại một lần nữa, con hơn cha là nhà có phúc!”
- Con đặt tên nó là Michael. Hi vọng sau này lớn lên, nói chơi bóng rổ giỏi như Michael Jordan vậy!
- Thôi con ơi, đừng mơ mộng viển vông nữa, sống với thực tế là hơn! Thực tế là, tao nhận giữ cháu ngày thường thôi. Thứ bảy tao sinh hoạt hội cao niên, chủ nhật tao đi chùa.
Hòa nghĩ trong bụng: “ông già bây giờ có uy quá, tự nhiên mình thấy khớp!” Rồi anh vui vẻ hứa:
- Dạ, con đâu dám đòi hỏi gì hơn. Ba giúp con đúng lúc quá! Tụi con thu xếp, tuần sau đi xe lửa về.
- Tao còn sẵn hai vé miễn phí nè, để tao gởi lên cho. Thôi khuya rồi, tao đi ngủ đây. Bye!
Bỗng nhiên trời đổ xuống một trận mưa rào. Tiếng mưa ban đầu còn thưa thớt, về sau trút xuống ào ào không ngớt. Mưa làm tan bầu không khí oi bức, nồng nực ở chung quanh. Ông Hai nằm im nghe sự mát mẻ của đất trời đang hòa lẫn với niềm vui lớn lao đang làm tươi lại trái tim khô héo của mình từ bấy lâu nay…

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 3883)
Tư Tưởng Phật Giáo Trong Thi Ca Nguyễn Du - HT Thích Như Điển
(Xem: 3061)
Phật Giáo Việt Nam Tại Châu Âu - HT Thích Như Điển
(Xem: 6864)
Tư Tưởng Phật Giáo Trong Văn Học Thời Trần - Tác giả: Nguyễn Vĩnh Thượng
(Xem: 5580)
Emily Elizabeth Dickison là nhà thơ lớn của Mỹ trong thế kỷ thứ 19. Bà sống phần lớn cuộc đời trong cô độc.
(Xem: 3885)
Ni Giới Việt Nam Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ - Thích Nữ Giới Hương. Hồng Đức Publishing. 2020
(Xem: 3048)
Tác phẩm “Xây dựng hạnh phúc gia đình” của Hòa thượng Thích Thắng Hoan là cẩm nang hướng dẫn xây dựng hạnh phúc cho người Phật tử tại gia.
(Xem: 12006)
“Nói Thiền tông Việt Nam là nói Phật giáo Việt Nam. Và những bậc cao Tăng làm sáng cho Phật giáo, làm lợi ích cho dân tộc từ thế kỷ thứ 6 mãi đến nay đều là các Thiền sư.”
(Xem: 5109)
Ai đã truyền Việt Nam Phật Giáo qua Trung Quốc: Khương Tăng Hội, người Việt Nam. Vào năm nào: năm 247 tây lịch.
(Xem: 3826)
Tư tưởng Phật giáo trong văn học thời Lý bản PDF - Nguyễn Vĩnh Thượng
(Xem: 9097)
Thầy Tuệ Sỹ Là Viên Ngọc Quý Của Phật Giáo và Của Việt Nam - Nguyễn Hiền Đức
(Xem: 7317)
Dưới Bóng Đa Chùa Viên Giác - hồi ký về một ngôi chùa đã đi vào lịch sử Phật giáo tỉnh Quảng Nam. Viên Giác Tùng Thư 2019 - Nhà xuất bản Liên Phật Hội
(Xem: 27057)
Tác phẩm Trí Quang Tự Truyện bản pdf và bài viết "Đọc “Trí Quang Tự Truyện” của Thầy Thích Trí Quang" của Trần Bình Nam
(Xem: 5864)
Tôi đặt bút bắt đầu viết "Lời Vào Sách" nầy đúng vào lúc 7 giờ sáng ngày 21 tháng 6 năm 1995 sau khi tụng một thời kinh Lăng Nghiêmtọa thiền tại Chánh điện.
(Xem: 5585)
Có lẽ đây cũng là một trong những viễn ảnh của tâm thức và mong rằng những trang sách tiếp theo sẽ phơi bày hết mọi khía cạnh của vấn đề, để độc giả có một cái nhìn tổng quát hơn.
(Xem: 6096)
Ai trói buộc mình? Không biết có bao giờ chúng ta tự đặt câu hỏi đó với chúng ta chưa? Đến chùa học pháp hay đi tu chỉ để cầu giải thoát. Mục đích tu hoặc xuất gia là cầu giải thoát sinh tử. Giải thoát có nghĩa là mở, mở trói ra. Cầu giải thoát là đang bị trói. Nhưng ai trói mình, cái gì trói mình? Khi biết mối manh mới mở được.
(Xem: 5568)
Sống Trong Từng Sát Naphương pháp thực tập sống tỉnh thức, sống và ý thức về sự sống trong từng mỗi phút giây. Đây là phương thức tu tập dựa trên tinh thần Kinh Bốn Lãnh Vực Quán Niệm.
(Xem: 5440)
Nguyên bản: How to practice the way to a meaningful life. Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma. Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 7741)
Mối Tơ Vương của Huyền Trân Công Chúa (Phóng tác lịch sử tiểu thuyết vào cuối đời Lý đầu đời Trần) HT Thích Như Điển
(Xem: 4744)
Nguyệt San Chánh Pháp Số 84 Tháng 11/2018
(Xem: 12010)
Nhẫn nhục là thù diệu nhất vì người con Phật thực hành hạnh nhẫn nhục thành thục, thì có thể trừ được sân tâm và hại tâm, là nhân tố quan trọng để hành giả thành tựu từ tâm giải thoátbi tâm giải thoát.
(Xem: 21804)
Tác giả: Diệu Hạnh Giao Trinh sưu tầm và kể chuyện, Nguyễn Minh Tiến hiệu đínhgiới thiệu
(Xem: 6468)
Cảm Đức Từ Bi - tác giả Huỳnh Kim Quang
(Xem: 7414)
Một bản dịch về Thiền Nhật Bản vừa ấn hành tuần này. Sách nhan đề “Thiền Lâm Tế Nhật Bản” của tác giả Matsubara Taidoo. Bản Việt dịch do Hòa Thượng Thích Như Điển thực hiện.
(Xem: 6692)
Tuyển tập “Bát Cơm Hương Tích” của Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng là một phần lớn của đời tác giả, ghi lại những gì Thầy mắt thấy tai nghe một thời và rồi nhớ lại...
(Xem: 6268)
Quyển sách "Hãy làm một cuộc cách mạng" trên đây của Đức Đạt-lai Lạt-ma khởi sự được thành hình từ một cuộc phỏng vấn mà Ngài đã dành riêng cho một đệ tử thân tín là bà Sofia Stril-Rever vào ngày 3 tháng giêng năm 2017.
(Xem: 8524)
THIỀN QUÁN VỀ SỐNG VÀ CHẾT - Cẩm Nang Hướng Dẫn Thực Hành - The Zen of Living and Dying A Practical and Spiritual Guide
(Xem: 6045)
Mùa An Cư Kiết Hạ năm 2016 nầy tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 67 để sang năm 2017 xuất bản với nhan đề là "Nước Mỹ bao lần đi và bao lần đến"
(Xem: 5689)
Người đứng mãi giữa lòng sông nhuộm nắng, Kể chuyện gì nơi ngày cũ xa xưa, Con bướm nhỏ đi về trong cánh mỏng, Nhưng về đâu một chiếc lá xa mùa (Tuệ Sỹ)
(Xem: 14168)
TĂNG GIÀ THỜI ĐỨC PHẬT Thích Chơn Thiện Nhà xuất bản Phương Đông
(Xem: 20173)
Người học Phật có được một tài liệu đầy đủ, chính xác, đáng tin cậy, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ tra cứu khi cần...
(Xem: 6847)
Tác phẩm nầy chỉ gởi đến những ai chưa một lần đến Mỹ; hoặc cho những ai đã ở Mỹ lâu năm; nhưng chưa một lần đến California...
(Xem: 6818)
Từ Mảnh Đất Tâm - Huỳnh Kim Quang
(Xem: 6382)
Một năm lại sắp trôi qua với những vết tích điêu tàn, khổ nạn để lại trên khắp trái đất. Nhìn lại, chúng ta không khỏi giật mình, và chạnh lòng thương tưởng
(Xem: 6474)
Chung trà cuối năm uống qua ngày đầu năm. Sương lạnh buổi sớm len vào cửa sổ. Trầm hương lãng đãng quyện nơi thư phòng..
(Xem: 6004)
Một năm lại sắp trôi qua với những vết tích điêu tàn, khổ nạn để lại trên khắp trái đất. Nhìn lại, chúng ta không khỏi giật mình, và chạnh lòng thương tưởng
(Xem: 7395)
Nước lũ từ thượng nguồn cuồn cuộn đổ về, lại thêm nước từ đập thủy điện ồ ạt xả ra. Dân không được báo trước.
(Xem: 7362)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dươnglưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoátgiác ngộ cho...
(Xem: 8490)
Là người mới bắt đầu học Phật hoặc đã học Phật nhưng chưa thấm nhuần Phật pháp chân chính, chúng tôi biên soạn...
(Xem: 6453)
Hôm nay là ngày 10 tháng 6 năm 2015, tại thư phòng chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc, tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 65 của mình...
(Xem: 6844)
Bắt đầu vào hạ, trời nóng bức suốt mấy ngày liền. Bãi biển đông người, nhộn nhịp già trẻ lớn bé. Những chiếc...
(Xem: 10459)
Phật giáo ra đời từ một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại - Ấn Độ - và nhanh chóng phổ biến tại các nước phương Đông...
(Xem: 19778)
Trong tập sách nhỏ này tôi đã bàn đến hầu hết những gì mọi người đều công nhậngiáo lý tinh yếu và căn bản của Đức Phật... Con Đường Thoát Khổ - Đại đức W. Rahula; Thích Nữ Trí Hải dịch
(Xem: 30165)
Tôi cảm động, vì sống trong đạo giải thoát tôi đã tiếp nhận được một thứ tình thiêng liêng, trong sáng; một thứ tình êm nhẹ thanh thoát đượm ngát hương vị lý tưởng...
(Xem: 16164)
Tập sách do Minh Thiện và Diệu Xuân biên soạn
(Xem: 19565)
Phật GiáoVũ Trụ Quan (PDF) - Tác giả: Lê Huy Trứ
(Xem: 11040)
Hạnh Mong Cầu (sách PDF) - Lê Huy Trứ
(Xem: 14286)
Đọc “Dấu Thời Gian” không phải là đọc sự tư duy sáng tạo mà là đọc những chứng tích lịch sử thời đại, chứng nhân cùng những tâm tình được khơi dậy trong lòng tác giả xuyên qua những chặng đường thời gian...
(Xem: 7737)
Báo Chánh Pháp Số 48 Tháng 11/2015
(Xem: 10459)
Nguyệt san Chánh Pháp Tháng 10 năm 2015
(Xem: 7915)
Báo Chánh Pháp Số 46 Tháng 9/2015 - Chuyên đề Vu Lan - Mùa Báo Hiếu
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant