Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

02. Xá-Lợi-Phất Niết Bàn Trước Phật

28 Tháng Tám 201100:00(Xem: 6159)
02. Xá-Lợi-Phất Niết Bàn Trước Phật

LƯỢC TRUYỆN TIỀN THÂN ĐỨC PHẬT 
Hòa thượng Thích Ðức Niệm
Phật Học Viện Quốc Tế, California, 1998

Xá-Lợi-Phất Niết Bàn Trước Phật

Khi biết đức Phật sắp vào Niết-bàn, tôn giả Xá-Lợi-Phất đã tận dụng khả năng thần thông trí huệ của mình giáo hóa vô số người phát tâm Bồ-đề tu học đạo giác ngộ, rồi chính tôn giả đến trước đại chúng nói lớn rằng: "Thưa chư đại chúng! Tôi không yên lòng nhìn thấy cảnh đức Như-Lai vào Niết-bàn". Nói xong, tôn giả Xá-Lợi-Phất bay lên hư không dùng lửa thần thông tự thiêu đốt mình, làm sáng rực cả bầu trời mà vào Niết-bàn.

Trước cảnh tượng lạ lùng khiến cho đại chúng ai nấy đều xúc động bàng hoàng thương tiếc, trầm lặng nhìn nhau, lắc đầu não ruột thầm than. Ðể giải tỏa không khí yên lặng nặng nề bao trùm nỗi hoài nghi trong lòng đại chúng, tôn giả A-Nan từ chỗ ngồi đứng dậy đến trước pháp tòa đảnh lễ đức Phật rồi kính cẩn thưa: "Bạch đức Thế-Tôn! Tại sao tôn giả Xá-Lợi-Phất lại vội vàng dùng lửa thần thông nhập diệt trước đức Thế-Tôn, việc làm khiến cho đại chúng đều sửng sốt xót xa thương tiếc như vậy? Cúi mong đức Thế-Tôn rủ lòng thương xót, vì giải tỏa sự nghi ngờ của đại chúngchúng sanh đời sau mà giảng nói cho".

Ðức Phật dạy rằng: "Nầy A-Nan! Chẳng những chỉ ngày nay Xá-Lợi-Phất nhập diệt trước khi Như-Lai vào Niết-bàn đâu, mà nhiều kiếp về trước ông ấy cũng đã làm như vậy rồi".

A-Nan thưa: "Bạch đức Thế-Tôn! Trong những kiếp quá khứa tôn giả Xá-Lợi-Phất cũng đã từng làm như thế, vậy việc ấy ý nghĩa như thế nào? Cúi xin đức Thế-Tôn dủ lòng từ bi giảng nói những nguyên nhân sâu xa đó để cho Ðại-chúng dứt mối nghi ngờ".

Ðức Phật bảo A-Nan rằng: "Nầy A-Nan! Ông hãy lắng nghe cho kỹ, cách đây hơn một kiếp A-tăng-kỳ, có vị quốc vương tên là Ðại-Quang-Minh tu hạnh bố thí không nghịch ý. Hằng tháng nhà vua cho voi ngựa xe cộ chở thức ăn áo quần thuốc men đồ dùng ra bốn cửa thành bình đẳng bố thí cho những người thiếu thốn. Dân chúng các tiểu quốc đều đến nhận lãnh đồ bố thí của nhà vua. Ðức bố thí của vua Ðại-Quang-Minh đã khiến cho dân chúng bốn phương đều được ấm no, đất nước thái bình thạnh trị. Tiếng thơm đồn xa, khắp thiên hạ nức lòng ca ngợi ân đức của nhà vua. Lúc bấy giờ có vị Tiểu-vương nước láng giềng thấy sự thạnh trị hùng cường của nước Ba-La-nại và vua Ðại-Quang-Minh được khắp nhân gian bốn phương thiên hạ tôn sùng ân đức như cha mẹ, nên đem lòng ganh ghét oán thù.

Vị Tiểu quốc vương nước láng giềng nầy biết vua Ðại-Quang-Minh tu hạnh bố thí bất nghịch ý, nên đã triệu tập quần thần hỏi rằng: "Nầy các khanh! Trong các khanh ai là người có thể vì ta đến kinh đô nước Ba-La-Nại để xin đầu nhà vua Ðại-Quang-Minh đem về đây, ta sẽ trọng thưởng chức đệ nhất quan đầu triều và ngàn cân vàng". Quần thần đều im lặng, không ai dám nhận lãnh sứ mạng nguy hiểm ấy cả. Trước sự im lặng đó, khiến cho Tiểu-vương thất vọng buồn bực vô cùng.

Sau đó, Tiểu-vương lại truyền lại khắp trong nước rằng, ai đến thành Ba-La-Nại xin được đầu vua Ðại-Quang-Minh đem về thì sẽ được trọng thưởng mười ngàn cân vàng. Lúc ấy có người Bà-la-môn nghe được phần thưởng quá to lớn như vậy sanh lòng tham, nên đã yết kiến Tiểu-vương, xin nhận lãnh xứ mạng đó. Tiểu-vương vô cùng mừng rỡ, liền ra lệnh cấp lương thực ngựa xe và thúc dục người Bà-la-môn gấp rút lên đường. Trải hơn tháng trời lên núi trèo đèo vượt rừng băng suối, người Bà-la-môn mới đến được nước Ba-La-Nại.

Khi người Bà-la-môn đến trước cửa thành Ba-La-Nại thì quả đất bỗng nhiên chấn động nứt nẻ, bầu trời u ám lạnh buốt, chim muông sợ hãi bay tứ tán, mặt trăng lu mờ, sao băng, tinh tú chuyển động mất vị trí, suối hồ ao giếng cạn khô, hoa quả héo sầu, cây lá vàng úa rơi rụng, hiện tượng tiêu điều thê thảm hiển bày khắp cả nước Ba-La-Nại, khiến cho dân chúng kinh hãi lo âu.

Lính gác cửa thành thấy kẻ lạ Bà-la-môn vừa đến thì xuất hiện nhiều hiện tượng suy đồi kinh hoàng, nên hỏi người Bà-la-môn về xuất xứ từ đâu và mục đích đến đây để làm gì? Người Ba-la-môn kể lể nỗi cực khổ đã trải qua trên đường đi từ tiểu quốc lân bang đến đây. Và y đến chỉ mong được yết kiến vua Ðại-Quang-Minh để trình bày việc quan trọng. Dù mấy lần quan giữ cửa gạn hỏi việc quan trọng ấy là việc gì, người Bà-la-môn vẫn giữ bí mật không nói ý định của mình, mà chỉ nằng nằng nài nỉ xin được yết kiến Ðại-vương. Lính gác cửa thành vẫn quyết không cho vào. Người Bà-la-môn quyết tâm đứng ngoài cửa thành suốt bảy ngày đêm, và cuối cùng nói sự thật ý định của mình là, nghe Ðại-vương Quang-Minh tu hạnh bố thí bất nghịch ý, tiếng thơm đồn xa, nên đến đây ra mắt để được xin cái đầu của Ðại-vương.

Vừa nghe, quân lính gác thành nổi khí xung thiên, giận dữ đánh đuổi quát mắng, nếu không có sự can gián kịp thời thì người Bà-la-môn không toàn tánh mạng. Thấy vậy, viên tướng ngự lâm quan đem việc xảy ra ngoài cửa thành trong bảy ngày qua tâu với vua Ðại-Quang-Minh. Nhà vua nghe kể xong đầu đuôi câu chuyện, liền hạ lệnh quân gác cửa thành cho người Bà-la-môn vào triều ra mắt.

Người Bà-la-môn quỳ trước bệ rồng giả vờ khóc lóc kể lể về nỗi khổ cực hiểm nguy trên đường đi, nỗi nhục nhã bị quân lính giữ thành hành hạ bảy ngày qua. Người Bà-la-môn tiếp tục lạy lục lia lịa, khóc than khẩn thiết thưa: "Dù vậy cũng không quản ngại. Kẻ tiện dân nầy từ xa đến đây được yết kiến Ðại-vương là vạn phúc lắm rồi! Dù có bao khổ nhục đi nữa cũng chẳng đáng gì. Chỉ mong Ðại-vương thương tình hứa khả cho xin một điều duy nhất thôi, thì kẻ tiện dân cũng thỏa nguyện lắm rồi".

Vua Ðại-Quang-Minh phán rằng: "Ðiều gì, nhà ngươi cứ nói tự nhiên, đừng e sợ".

Người Bà-la-môn vận dụng khổ nhục kế thiểu não với giọng khẩn thiết run run thưa: "Tâu Ðại-vương! Ðức độ nhân từ cao cả của Ðại-vương rộng lớn vang lừng bốn phương thiên hạ đều tôn sùng ngưỡng mộ bái phục. Hạnh tu bố thí bất nghịch ý của Ðại-vương mười phương thánh thần trời đất đều chứng giám. Ðức độ nhân từ của Ðại-vương chỉ có một không hai trên đời. Tiện dân từ vạn dặm lặn lội gian nan, cam chịu vô cùng cực khổ đến đây, chỉ mong được Ðại-vương mở lượng hải hàbố thí đầu của Ðại-vương, thì ơn mưa móc cứu nhân độ thế của Ðại-vương, thật vô lượng vô biên, tiện dân nầy nghìn triệu kiếp ghi xương khắc cốt không dám quên".

Người Bà-la-môn vừa dứt lời, các vị đại thần nhìn nhau, nhao nhao lớn tiếng, nổi giận, căm tức cực độ. Muốn lôi cổ người Bà-la-môn ra chém đầu ngay.

Nhưng vua Ðại-Quang-Minh vẫn thái độ ung dung trầm tĩnh từ hòa can gián quần thần: "Này các khanh! Các khanh đừng làm nghịch ý người".

Rồi nhà vua quay sang dùng lời hiền hòa an ủi người Bà-la-môn. Người Bà-la-môn được thế lại tỏ ra thảm não khẩn thiết quỳ tâu tiếp: "Muôn tâu Thánh-lượng! Ân đức bố thí bất nghịch ý của Thánh-thượng bốn phương thiên hạ xa gần ai nấy cũng nức lòng khâm phục ca tụng tôn sùng ngưỡng mộ. Cho dù kẻ tiện dân nầy có chịu gian nan mất mạng mà được Ðại-vương bố thí bất nghịch ý, thì kẻ tiện dân nầy còn gì sung sướng phước đức cho bằng".

Nghe người Bà-la-môn nói xong, nhà vua trầm tư suy nghĩ: Từ vô thỉ kiếp đến nay, ta đã bao lần sanh tử tử sanh cũng chỉ vì tham tiếc cái thân nầy. Nay ta vì hoàn thành hạnh nguyện bố thí bất nghịch ý, để cầu đạo quả Vô-thượng Bồ-đề phổ độ chúng sanh, thì có xá gì cái thân ô uế giả tạm nầy mà tiếc? Suy nghĩ một hồi, rồi nhà vua nói với người Bà-la-môn rằng: "Ngươi yên tâm, không có gì trở ngại. Ta sẽ làm cho ngươi toại nguyện. Xin hãy chờ ta trong vòng bảy ngày để ta có thời gian sắp đặt người giao phó ngôi vua, phu nhân, thái tử và quốc thành, rồi ta sẽ tặng đầu ta cho".

Quần thần và phu nhân, thái tử cùng hoàng tộc nghe nhà vua quyết định đem đầu cho người Bà-la-môn, tất cả đều vô cùng xúc động bỏ ăn mất ngủ lăn lộn khóc lóc thở than, tìm đủ mọi cách can gián nhà vua nên bỏ ý định. Cùng lúc ấy, hơn năm trăm vị đại thần uất hận đau khổ đập mình xuống đất than thở, họ muốn phanh thây nuốt sống người Bà-la-môn kia. Họ hỏi tại sao người Bà-la-môn không xin châu ngọc vàng bạc quý báu mà lại cứ nằng nằng nài nỉ xin cho được cái đầu máu mủ làm gì? Họ thương lượng với người Bà-là-môn muốn đổi cái đầu làm bằng bảy thứ báu kim cương thay vì đầu của nhà vua, để cho người Bà-la-môn được giàu sang đời đời. Nhưng thuyết phục dẫn dụ thế nào đi nữa, người Bà-la-môn cũng đều từ chối, chỉ nhất quyết xin cho được cái đầu của vua Ðại-Quang-Minh mà thôi.

Mặc dù quần thần, phu nhân, thái tửhoàng tộc khóc lóc lạy lục van xin, nhưng nhà vua lòng đã quyết nói: "Nay ta vì các người và hết thảy chúng sanhxả thân bố thí, không vì lý do gì làm ngăn cản hạnh nguyện bố thí bất nghịch ý của ta".

Nói rồi, nhà vua chấp tay thành kính hướng về bốn phương đảnh lễ phát nguyện: "Kính lạy mười phương chư Phật, chư vị Bồ-Tát từ bi thương sót chứng minh gia hộ cho con được trọn thành hạnh nguyện". Nói xong, tự tay cắt lấy đầu trao cho người Bà-la-môn. Ngay lúc đó, trời đất rúng động, trên hư không nhạc trời chúc tụng, mưa hoa rải khắp trên mình nhà vua.

Ðang trong lúc nhà vua thành tâm lễ lạy mười phương, phát nguyện thực hành hạnh bố thí bất nghịch ý, thì trong quần thần có vị đệ nhất quan đầu triều không nhẫn tâm nhìn thấy cảnh tượng đau lòng của nhà vua xả thân cắt đầu bố thí một cách đau đớn, nên vội vào phòng riêng một mình tự sát trước khi vua Ðại-Quang-Minh thực hành tâm nguyện đầu. Và trải qua nhiều kiếp, tôn giả Xá-Lợi-Phất thực hành tâm nguyện chết trước ta như thế, chứ nào phải chỉ riêng trong kiếp nầy!"

Nói đến đây, đức Phật bảo ngài A-Nan rằng, vị quan đệ nhất đại thần đó chính là tiền thân Xá-Lợi-Phất. Kẻ Bà-la-môn kia là tiền thân Ðề-Bà Ðạt-Ða. Còn vua Ðại-Quang-Minh chính là tiền thân của Thích-Ca Như-Lai ta đây vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 17032)
Vượt qua một cây cầu dài và hơi bị rung lắc, bắc qua sông Falgu, chúng tôi đến khu vực được ngành du lịch Ấn Độ giới thiệu là làng Sujātā.
(Xem: 38462)
"Heartwood of the Bodhi tree" (Cốt lõi của cội Bồ-đề) - Buddhadasa Bhikkhu, Hoang Phong chuyển ngữ
(Xem: 21821)
Truyện Cổ Sự Tích Cứu Vật Phóng Sinh - Pháp sư Tịnh Không - Thích Phước Sơn dịch
(Xem: 21904)
Những Truyện Cổ Việt Nam Mang Màu Sắc Phật Giáo - Lệ Như Thích Trung Hậu, Sưu tầm & giới thiệu
(Xem: 69636)
Đức Bồ Tát Thái tử Siddhattha kiếp chót chắc chắn sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác. Khi Ngài đản sinh ra đời có đầy đủ 32 tướng tốt chính của Bậc Đại Nhân...
(Xem: 6794)
Ý tưởng về quyển sách này có từ việc tôi tình cờ đọc qua một quyển sách nhỏ có tên là “Món Quà Mang lại Bình An & Hạnh Phúc”
(Xem: 38589)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
(Xem: 43865)
Thiền dạy cho ta KHÔNG BIẾT, để lắng lòng tỉnh thức trước mọi tình huống cám dỗcon người nhận giặc làm con, nhận giả làm chơn, không thể nào vượt thoát sanh tử luân hồi...
(Xem: 43949)
Giáo pháp Thiền giống như một cánh cửa sổ. Trước nhất chúng ta mới nhìn vào chỉ thấy bề mặt phản ánh lờ mờ. Nhưng khi chúng ta tu hành thì khả năng nhìn thấy trở nên rõ ràng.
(Xem: 42768)
Khi buông hết tất cả, quý vị có thể tin tưởng vào Tự tánh của mình 100%. Lúc ấy tâm của quý vị trong sáng như hư không, như tấm gương trong suốt...
(Xem: 44267)
Không phải chúng ta hành thiền để được người khác mến phục, kính nể nhưng để đóng góp vào sự bình an của thế giới. Chúng ta làm theo những lời dạy của Ðức Phật...
(Xem: 22991)
Ở đây lời khuyên của Đức Phật đưa ra cho chúng ta là hãy sống thiện, chuyên cần và hành động một cách hiểu biết nếu chúng ta muốn giải quyết những vấn đề của chúng ta.
(Xem: 39067)
Đức Phật dạy Bốn Thánh Đế này cho chúng ta để đắc chứng Niết-bàn, Thánh Đế Thứ Ba, chấm dứt hoàn toàn tái sanh và do đó cũng chấm dứt luôn Khổ.
(Xem: 21652)
Nhìn chiếc cổng tre hai cánh mở bám đầy rêu xanh, an nhiên giữa tuyết sương, năm tháng - bất chợt, người con nhớ đến một câu thơ của ai đó: Cửa sài hai cánh mở...
(Xem: 42225)
Trí tuệ Phật giáo là một khả năng, một phẩm tính của tâm thức, tượng trưng cho một sự hiểu biết, nhưng là một sự hiểu biết chuyên biệt, được định hướng rõ rệt...
(Xem: 35419)
Đạo Bụt có một nền tảng nhân bản vững chắc, giúp ta biết sống có trách nhiệm, có từ bi với chính mình và mọi loài chung quanh. Người Phật tử con của Bụt là người biết bảo vệ môi sinh.
(Xem: 46360)
Nếu muốn đạt được sự giải thoát, trước hết chúng ta phải quán xét thật cẩn thận những gì chung quanh ta, hầu quán nhận được bản chất đích thật của chúng...
(Xem: 29964)
Tuệ Sỹ Đạo Sư - Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 2, Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang ấn hành... Nguyên Siêu
(Xem: 30694)
Tuệ Sỹ Đạo Sư - Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 1, Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang ấn hành... Nguyên Siêu
(Xem: 26111)
Nếp Sống Tỉnh Thức Của Đức Đạt Lai Lạt Ma (Trọn bộ 2 tập), tác giả Thích Nữ Giới Hương, Nhà xuất bản Hồng Đức 2012
(Xem: 20269)
Chúng ta phải tạo ra cho mình một thứ tình thân ái mới mẻ hơn để giao tiếp với thiên nhiên. Trước đây chúng ta đã không làm tròn được bổn phận đó.
(Xem: 25463)
Đây là cuốn sách đầu tiên ghi lại lịch sử Phật Giáo ở Úc Châu và ảnh hưởng của Phật Giáo đối với đời sống văn hóatâm linh của người Úc... Thích Nguyên Tạng
(Xem: 18392)
Vào nhà của đức Như-Lai, mặc áo của đức Như-Lai, ngồi chỗ của Như-Lai... HT. Thích Trí Quang
(Xem: 17024)
Nguyên tác: "Buddha The Healer", Buddhist Publication Society, Kandy, Sri Lanka; Dr. Ananda Nimalasuria; Phạm Kim Khánh dịch
(Xem: 40632)
“Đường về Cực Lạc” là con đường pháp dẫn ta và tất cả chúng sanh từ xứ ác trược Ta Bà về đến thế giới thanh tịnh Cực Lạc. Cũng chính là “Pháp môn Tịnh độ”...
(Xem: 21626)
"Chuyện Tình Của Liên Hoa Hòa Thượng" được phóng tác từ một câu chuyện lịch sử trong quyển "Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong"... Thích Như Điển
(Xem: 25762)
Sự phân tích về cái chết không phải là để trở nên sợ hãi mà là để biết trân quý kiếp sống này, trân quý kiếp người mà qua đó bạn có thể thực hành những pháp tu quan trọng.
(Xem: 41301)
Truyện kể về những bậc thánh siêu phàm trong Phật Giáo - Tác giả: Ngô Trọng Đức; Dịch giả: Từ Nhân
(Xem: 24807)
Thập Bát La Hán tượng trưng cho tín ngưỡng đặc thù dân gian. Cuộc đời của các Ngài siêu nhiên kỳ bí nhưng rất mực gần gũi chúng sanh.
(Xem: 23670)
Sự Tích Phật A-di-đà và Bảy vị Bồ-tát là một tác phẩm ngắn, giới thiệu về cuộc đờihạnh nguyện của Phật A-di-đà và bảy vị Bồ-tát Đại Thừa, được tạp chí Từ Bi Âm biên soạn...
(Xem: 14992)
Nếu như những tôn giáo khác chú trọng quyền năng của đấng Sáng thế, đòi hỏi sự tuân phục và niềm tin tuyệt đối, thì Phật giáo, từ ngàn xưa, luôn đẫm tinh thần dân chủ.
(Xem: 19876)
Bằng kinh nghiệm của riêng tôi, tôi đã học được phương pháp hữu hiệu nhất để vượt qua khủng hoảng là sự tiếp xúc chặt chẽ và trao đổi giữa những người có niềm tin khác nhau...
(Xem: 37663)
Có thể nói nguyên nhân sâu xathen chốt nhất của sự biến mất truyền thống Tăng bảo trong Phật giáo Nhật Bản hiện tạibản thể giới luật của Tăng không được coi trọng.
(Xem: 19008)
Ngõ Thoát - tức Phương Trời Cao Rộng 3, truyện dài của Vĩnh Hảo, Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1996
(Xem: 17602)
Bụi Đường - tức Phương Trời Cao Rộng 2, truyện dài của Vĩnh Hảo, Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1995, tái bản năm 1996
(Xem: 23440)
Núi Xanh Mây Hồng - Truyện vừa của Vĩnh Hảo, Khởi viết tại Sài Gòn 1980, hoàn tất tại Long Thành 1982
(Xem: 36150)
Pháp hành thiền không chỉ dành riêng cho người Ấn Độ hay cho những người trong thời Đức Phật còn tại thế, mà là cho cả nhân loại vào tất cả mọi thời đại và ở khắp mọi nơi.
(Xem: 40236)
Tăng bảo, nương vào phần tự giác của pháp làm cơ sở để kiến lập xã hội hòa bình, nhân gian Tịnh độ... Thích Đồng Bổn
(Xem: 19411)
Đây là một trong số ba-mươi bài kinh trong tập Trung A Hàm do Christian Maes tuyển chọn để dịch thẳng từ tiếng Pa-li sang tiếng Pháp... Hoang Phong dịch
(Xem: 21630)
Ở trên khuôn viên của núi Mihintale hiện còn có một hang động và người ta cho rằng hang động ấy là nơi mà Tôn giả Mahinda đã ở lại đấy trong lần đầu tiên ngài đến Mihintale.
(Xem: 46042)
"Hộ-Niệm" đúng Chánh Pháp, hợp Lý Đạo, hợp Căn Cơ. Thành tựu bất khả tư nghì! ... Cư Sĩ Diệu Âm
(Xem: 35794)
Cốt Nhục Của Thiền là một tác phẩm ghi lại 101 câu chuyện về thiền ở Trung Hoa và Nhật Bản - Trần Trúc Lâm dịch
(Xem: 28439)
Tác phẩm này là công trình nghiên cứu mang tính khoa học, nhưng nó có thể giúp cho các nhà nghiên cứu về Phật giáo tìm hiểu thêm về lịch sử Phật giáo...
(Xem: 28731)
Nguyễn Du cho chúng ta thấy rằng Cụ không những là một người am hiểu sâu xa về Phật giáo mà còn là một hành giả tu tập Thiền tông qua Kinh Kim Cương... Đại Lãn
(Xem: 32030)
Đức Phật khi còn tại thế đã luôn luôn từ chối việc dùng giáo lý để thỏa mãn khao khát kiến thức con người... Nguyễn Điều
(Xem: 26131)
‘Sự quyến rũ của Đạo Phật Trong Thế Giới Mới’ được tuyển dịch từ những bài viết và pháp thoại của nhiều bậc Tôn túc và các học giả Phật Giáo nổi tiếng thế giới...
(Xem: 33301)
Những lúc vô sự, người góp nhặt thường dạo chơi trong các vườn Thiền cổ kim đông tây. Tiêu biểu là các vườn Thiền Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
(Xem: 24018)
Đại Hội Khoáng Đại kỳ IV được triệu tập vào các ngày 17, 18, 19/03/2011 tại Chùa Pháp Hoa, 20 Butler Ave, Pennington, SA 5013, Australia
(Xem: 24734)
Qua ký sự, tác giả giới thiệu những vùng đất tâm linh của Phật giáo đồng thời nói lên niềm cảm khái của mình trước các vùng đất thiêng liêng, và cảm xúc của ông về thế giới hiện đại.
(Xem: 54353)
Muốn thực sự tiếp xúc với thực tại, cho dù đó bất cứ là gì, chúng ta phải biết cách dừng lại trong kinh nghiệm của mình, lâu đủ để nó thấm sâu vào và lắng đọng xuống...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant