Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đôi bạn hành hương

04 Tháng Chín 201100:00(Xem: 14771)
Đôi bạn hành hương

ĐÔI BẠN HÀNH HƯƠNG
Tác giả: Chiêu Hoàng

http://go.rongmotamhon.net/biasach/doiban.jpg

MỤC LỤC

  • LỜI GIỚI THIỆU
  • Lời tác giả
  • Chương 1: Ngày xưa...
  • Chương 2: Phiêu bạt
  • Chương 3: Trong hang động
  • Chương 4: Tiếng sáo ân tình
  • Chương 5: Mùi hương
  • Chương 6: Đôi mắt thiên thần
  • Chương 7: Duyên nghiệp
  • Chương 8: Mật tông
  • Chương 9: Làng đánh cá
  • Chương 10: Công chúa đại náo bến sông
  • Chương 11: Hành hương
  • Chương 12: Khổ đau
  • Chương 13: Đoạn kết

LỜI GIỚI THIỆU

Chiêu Hoàng là một trong vài nhà văn rất hiếm trên vuông chiếu văn học Phật giáo chỉ sau một thời gian ngắn xuất hiện đã gây được sự chú ý và mến mộ của người đọc. Lý do rất dễ hiểu: văn của Chiêu Hoàng trong sáng, tự nhiên mà chuyên chở cả một bầu trời Phật Pháp mênh mông, lồng lộng.

Đi vào cõi văn của Chiêu Hoàng giống như đi vào bầu khí của chuyện bổn sanh (Jātaka - tiền thân), bổn sự (iti-vṛttaka), và có khi là cảnh giới của vị tằng hữu (Adbhuta). Với trí tưởng tượng đặc biệt phong phú, Chiêu Hoàng viết truyện như vẽ tranh, minh họa con ngườicuộc đời trong một thế giới lung linh, đầy màu sắc. Thế giới ấy, rất huyền ảo và cũng rất thực. Đây cũng chính là đặc tính của văn chương Chiêu Hoàng. Những gì mà một số người đọc kinh Phật tưởng là chỉ có thể xảy ra trong tiền kiếp xa xăm nào đó, nơi những quốc độ không có trong lịch sử nhân loại, hoặc ở nơi những con người hay sinh vật của truyện cổ tích, thần kỳ… thì qua nhiều truyện ngắn của Chiêu Hoàng, người ta thấy thời gian, nơi chốn và các nhân vật ấy rất thực, rất gần gũi, ngay trong đời sống hiện tại và đang diễn ra chung quanh ta. Truyện của Chiêu Hoàng, dù nói về tình yêu hay bất cứ đề tài nào, cũng thấm đượm Phật Pháp. Có thể nói rằng Chiêu Hoàng đã nhìn con ngườicuộc đời bằng đôi mắt của chánh kiến, luôn thấy sự thực và bản chất duyên sinh của vạn hữu; lại gia thêm trí năng tưởng tượng và sáng tạo của một nghệ sĩ tài hoa, cho nên, dù không cố ý, văn chương của Chiêu Hoàng mang chức năng của một người Phật tử đem đạo vào đời.

Tác phẩm Đôi bạn hành hương (Công Chúa Tinh Khôi và Hoàng tử Ếch) là một điển hình trong cõi văn đầy màu sắc Phật giáo của Chiêu Hoàng. Nói rằng đây là một câu truyện tình cũng đúng, mà nói rằng đây là một truyện cổ tích Phật giáo cũng đúng. Nhưng nhìn cho kỹ thì bức tranh của Chiêu Hoàng về đời sống, thân phận và tình yêu của con người, của muôn loài chúng sinh, là một bức tranh toàn cảnh mà chỉ qua một góc độ, một gam màu nhỏ, có thể trình hiện thế giới trùng trùng của nhân duyên, của dị biệt và tương đồng, của cá thể và tổng thể; tất cả cùng có mặt và cùng soi rọi vào nhau, như những viên ngọc của lưới trời Đế-thích. Mỗi một chương được tách ra từ toàn thể truyện dài này là một truyện ngắn xuất sắc; và mỗi đoạn văn ngắn, trong đối thoại hay trong miêu tả, cũng mở ra một cảnh giới sâu thẳm, nhiệm mầu của Phật Pháp.

Trước một tác phẩm đẹp như thế, xin trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc thay cho lời cảm ơn sâu xa của tôi đối với tác giả.

California 26 tháng 10 năm 2007
Vĩnh Hảo




LỜI TÁC GIẢ

Câu chuyện kể về hai nhân vật đi lạc loài trong vùng tâm thức mịt mù...

Nhân vật nữ, kiếp trướctu hành chút đỉnh, nhưng vì không gặp được đúng thầy nên chỉ tu theo một lối quờ quạng, chắp vá... Chỉ biết tu theo hạnh bố thí, và có nhiều lần đã dâng hoa cúng Phật với một tấm lòng thành, nên kiếp này được sinh trở lại làm người trong một gia đình hoàng tộc. Có được một thân hình đẹp đẽ và một cuộc sống vật chất đầy đủ...

Nhân vật thứ hai, một nam nhân. Kiếp trước tu hành khá, nhưng động cơ tu tập chỉ vì muốn cầu trí huệ cho thoả tính tò mò và đó cũng là cơ duyên làm tăng cái ngã càng thêm lớn. Sự tu tập đó đưa đến một trí huệ kha khá và một chút thần thông của loài rồng. Nhưng vì bị vướng vào một đại nạn nên phải chịu làm thân ếch trong một thời hạn ba năm. Tuy làm thân ếch nhưng vẫn nói được tiếng người...

Cả hai cùng có những ưu tư và khắc khoải về đời sống tâm linh. Họ như hai cọng rong rêu trôi lêu bêu trên dòng đời. Gặp nhau, cùng đi tìm một cái gì tuyệt đối trên những cái tương đối, nhị nguyên...

Source: rongmotamhon
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 19888)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực...
(Xem: 18117)
Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thứcý thức cấp bách...
(Xem: 32663)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 18732)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốtthông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
(Xem: 31462)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32400)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 20013)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 26177)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 20195)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 23700)
Tôi tự cho rằng tôi có thực hay đó chỉ là một ý nghĩ về tôi do tôi tưởng nghĩ về tôi hoặc một ý nghĩ hay một hình ảnh về tôi do kẻ khác hay những kẻ khác tưởng nghĩ về tôi?
(Xem: 23779)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 15041)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
(Xem: 14972)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant