Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

01. Phật Cắt Thịt Mình Thế Thịt Chim Bồ Câu

06 Tháng Chín 201100:00(Xem: 26066)
01. Phật Cắt Thịt Mình Thế Thịt Chim Bồ Câu

LÒNG THƯƠNG YÊU SỰ SỐNG
(THE LOVE of LIFE)
Tác giả: G.B. Talovick - Người dịch: HT. Thích Trí Chơn

Phật Cắt Thịt Mình Thế Thịt Chim Bồ Câu 

Trời quang mây tạnh, ánh dương chiếu khắp, cảnh sắc tươi vui. Ðức Phật trên đường đi vào rừng bỗng gặp thấy một con chim ưng to lớn đang đuổi theo một con chim bồ câu. Nhận biết chim ưng đang sà xuống để chụp bắt mình, chim bồ câu gặp Ðức Phật, nó bay nhanh tới đậu bên cạnh Ngài để lánh nạn. Ðức Phật liền bảo vệ che chở cho nó khỏi bị chim ưng tấn công. 

 Chim ưng bèn xếp cánh đáp xuống đậu ở một cành cây và nói: “Ngài thương muốn cứu sống bồ câu, chẳng lẽ để cho tôi chết đói. Như vậy là Ngài không tốt”.

Ðức Phật từ bi hỏi: “Ngươi cần gì để no lòng, ta sẵn sàng cung cấp cho ngươi”. 

Chim ưng liền đáp: “Tôi muốn ăn thịt”. 

 Ðức Phật liền rút ra một con dao, thản nhiên cắt thịt nơi cánh tay của mình. Ngài trao thịt cho chim ưng. Nhưng chim ưng chê ít không bằng thịt bồ câu. Do đó, Ðức Phật lại xẻo thêm thịt nơi cánh tay của Ngài, nhưng khi Ngài cắt tận đến xương thì không còn thịt nữa. Cuối cùng Ngài phải cắt hết tất cả thịt nơi cánh tay của Ngài nhưng vẫn không làm sao cân đủ nặng bằng thịt bồ câu

 Chim ưng hỏi Ðức Phật: “Ngài có hối tiếc khi cắt thịt hủy hoại cánh tay của Ngài không?” 

Ðức Phật trả lời: “Ta không có một chút gì hối hậnhạnh nguyện của Ta là cứu độ tất cả mọi chúng sanh thì một ít thịt nơi cánh tay ta có gì là đáng tiếc?” 

Chim ưng nhạo báng tỏ bày: “Ngài nói nghe đạo đức quá mà không biết có thực tâm không”

Ðức Phật liền đáp: “Nếu lời nói này của ta xuất phát từ lòng chí thành thì mong thịt cắt khỏi cánh tay ta sẽ liền lại như trước”. Ðức Phật phát lời thề nguyền vừa xong, thịt cánh tay Ngài tức thời lành dính lại như cũ. 

Chim ưng thấy vậy liền bay vút lên không và hiện nguyên hình là vị Ðế Thích (Vua Cõi Trời). Ðế Thích nghe thiên hạ bảo rằng Ðức Phật luôn có lòng thương bao la cứu giúp chúng sanh cho nên Ngài hóa làm chim ưng xuống trần gian gặp để thử Ðức Thế Tôn. Chim ưng hướng về Ðức Phật đảnh lễ với tâm thành cung kính; miệng không hết lời tán thán lòng từ bi vô lượng của Ngài rồi bay đi. 

Hàng nghìn năm qua, mọi người ai cũng biết sự tích Ðức Phật xưa kia đã từng hy sinh chặt đứt cánh tay của mình để cứu sống con chim bồ câu.
 
 

An Arm For A Life 

It was a clear, sunny day. The weather was beautiful. The Buddha was walking through a forest when he saw a huge eagle chasing a dove. Just as the eagle was about to swoop down and catch it, the dove spotted the Buddha and went to his side for safety. The Buddha protected it from the eagle.

The eagle perched on a nearby branch and said, “You can save the dove, but that means you're starving me. You're really mean.” 

The Buddha kindly said, “Tell me what you want to eat, and I'll get it for you.” 

The eagle replied, “I eat meat.” 

The Buddha took out a knife and cut a piece of meat from the flesh of his own arm. He gave it to the eagle, but the eagle complained, “There's more meat on a dove than that,” so the Buddha sliced off another piece from his arm, but he was getting down to the bone where there's not much meat. Finally he had cut all the meat off his arm, but there still wasn't as much as the weight of the dove. 

The eagle asked the Buddha, “Are you sorry you've ruined your own arm?” 

 The Buddha answered, “I am not in the least bit sorry. My mission is to save all living things. What difference does a bit of flesh off my arm make?”

The eagle sneered, “You're just saying that to sound good.”

The Buddha said, “If my words are the sincere truth, may my arm grow back as good as new.” When the Buddha made this oath, the flesh on his arm did grow back, just like new. 

When the eagle saw this, he flew up into the sky and revealed his true shape: he was the Emperor of Heaven! He had heard that the Buddha was kind, so he had come to test him. He showed his deepest respect to the Buddha and then flew away, singing great praises for the Buddha's mercy.

Before long, everyone knew that the Buddha had cut away his own arm in order to save a dove.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26478)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
(Xem: 19889)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực...
(Xem: 18120)
Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thứcý thức cấp bách...
(Xem: 32663)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 18733)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốtthông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
(Xem: 31465)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32400)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 20014)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 26178)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 20196)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 23700)
Tôi tự cho rằng tôi có thực hay đó chỉ là một ý nghĩ về tôi do tôi tưởng nghĩ về tôi hoặc một ý nghĩ hay một hình ảnh về tôi do kẻ khác hay những kẻ khác tưởng nghĩ về tôi?
(Xem: 23780)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 15041)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
(Xem: 14973)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant