Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

05. Ðồng Tiền Dính Máu

06 Tháng Chín 201100:00(Xem: 15095)
05. Ðồng Tiền Dính Máu

LÒNG THƯƠNG YÊU SỰ SỐNG
(THE LOVE of LIFE)
Tác giả: G.B. Talovick - Người dịch: HT. Thích Trí Chơn

Ðồng Tiền Dính Máu 

Triệu Dung là người hay ngồi lê đôi mách. Ông sống bằng nghề bắt cua đem bán. Do đó, ông đã giết hại nhiều sinh vật, nhưng ông là một người con rất tốt. Triệu Dung không dùng tiền kiếm được cho chính bản thân mình. Ông đã lấy tiền đó để nuôi nấng chăm sóc cho bà mẹ già. Mọi người đều khen ông là một đứa con rất có hiếu.

Người con thì tốt, nhưng bà mẹ lại xấu. Bà không bao giờ khuyên dạy con làm điều thiện. Bà dùng tiền của người con cung cấp vào việc tiêu xài ăn uống cho bằng thích.

Một ngày nọ, bà ngã bệnh nằm trên giường. Bà kêu rên đau đớn. Khi Triệu Dung về đến nhà, ông nhìn thấy xảy ra một cảnh tượng quá khủng khiếp. Mẹ ông có hành động như một người điên mất trí. Bà lấy cái dây gai mà hằng ngày ông dùng để cột cua, nhét đưa vào miệng và nhai nuốt xuống bụng! Ông Triệu Dung chạy đến ngăn chận thì bà cụ lại đưa tay ra cự tuyệt. Trong chốc lát, bà lôi hết sợi dây gai ra; vừa kéo ra xong, bà lại nuốt vào. Rồi bà cụ rên rỉ và nôn ọe. Những người hàng xóm nghe tiếng ồn xúm lại coi thử bà đau ốm ra làm sao.

Một lát sau, người ta thấy sợi dây gai dính đầy máu và những chất dơ bẩn kéo theo từ trong phổi cũng như gan ruột của bà. Khắp phòng bay mùi tanh hôi và trước cảnh tượng quá dơ bẩn khủng khiếp đã khiến cho nhiều người hàng xóm ghê tởm nôn mửa khắp nền nhà.

Sau cùng, bà cụ của Triệu Dung ngồi dựa lưng vào chiếc gối. Bà lẩm nhẩm nói một mình: “Con ta đã bắt giết hại nhiều cua bán để kiếm tiền. Ðây là hành động tội ác chống luật thiên nhiên, nhưng nó có hiếu đã dùng tiền đó cấp dưỡng nuôi ta. Nhưng rất tiếc là ta đã không biết dùng số tiền này để làm việc phước đức! Mà ta đã tiêu xài lãng phí những đồng tiền dính máu đó vào sự ăn uống của ta cho bằng thích; bởi vậy giờ đây ta đành chịu quả báo trả món nợ máu khủng khiếp này! Ta phải rửa sạch nội tạng trong thân thể của ta hay là ta sẽ chịu khổ đau do hành động ác đức của mình gây ra”.

Triệu Dung hối hận vì nghề sinh sống của y đã tạo nên sự giết chóc đau khổ cho những con cua vô tội. Rồi hai mẹ con cùng khóc và khóc thảm thiết; nhưng sau nhiều ngày trôi qua, bà mẹ của Triệu Dung đã từ trần một cách đau đớn.

Blood-Stained Money 

Chao Yung was a peddler. He made his living catching and selling crabs, so he killed many living creatures, but at least he was a very good son. He didn't spend the money he made on himself. He used it to take care of his old mother. Everybody said he was a very filial son.

The son was good, but the mother was not so good. She never taught her son to do good deeds. She spent the money her son gave her eating and drinking. 

It all caught up with her, and finally she fell sick in bed. She moaned in pain. When Chao Yung got home,. he was horrified by what he saw. His mother was acting like she was crazy. She had taken the hemp rope Chao Yung used for catching crabs and was stuffing it into her mouth and swallowing it! Chao ran over to stop her, but she waved him away. Then she pulled the whole rope out again and as soon as she got it out, she started swallowing it again. She was moaning and retching all the while. The neighbors heard the noise and came to see what was wrong.

Soon the ropes was covered with blood and filth from her lungs and intestines. The whole room smelled awful, and it was such a disgusting sight that a lot of the neighbors threw up all over the floor.

Finally old Mrs. Chao leaned back on her pillow. “My son has killed many crabs to earn money. This is a crime against nature, but at least he has been filial and used the money to support me. But I didn't know to make good use of this money! I wasted this bloody money on food and drink, so I have a terrible debt to pay! I have to clean out my insides, or I will suffer for my wickedness!”

Chao Yung was sorry that he had earned his livelihood at the cost of so much suffering for those innocent crabs. Mother and son cried and cried, but before many days had passed, Chao Yung's mother had died miserably.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26618)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
(Xem: 19987)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực...
(Xem: 18189)
Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thứcý thức cấp bách...
(Xem: 32831)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 18783)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốtthông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
(Xem: 31622)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32546)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 20129)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 26307)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 20312)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 23779)
Tôi tự cho rằng tôi có thực hay đó chỉ là một ý nghĩ về tôi do tôi tưởng nghĩ về tôi hoặc một ý nghĩ hay một hình ảnh về tôi do kẻ khác hay những kẻ khác tưởng nghĩ về tôi?
(Xem: 23886)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 15112)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
(Xem: 15019)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant