Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

07. Những Con Cua Hạnh Phúc

06 Tháng Chín 201100:00(Xem: 14261)
07. Những Con Cua Hạnh Phúc

LÒNG THƯƠNG YÊU SỰ SỐNG
(THE LOVE of LIFE)
Tác giả: G.B. Talovick - Người dịch: HT. Thích Trí Chơn

Những Con Cua Hạnh Phúc

Lương Thối An tiên sinh là một vị lương y không những chỉ cứu giúp người, mà ông độ thoát cho nhiều chúng sanh. Hẳn nhiên, ông ta là người ăn chay.

Một buổi chiều, bạn ông là Tề Phi mang đến biếu hai giỏ cua đồng để ông nhắm nháp với rượu. Người sành ăn đều biết rằng thịt cua vào mùa thu mà nhậu với rượu thì hết xẩy. Nhưng ông Lương hành động khác hẳn. Ông không vào bếp luộc nấu mấy con cua này mà đã mang chúng ra thả nơi dòng sông ở gần nhà.

Lúc ấy, một người khách từ Hồ Châu đến thăm thấy vậy liền nói: “Tiên sinh thực là người quá nhân đức. Hành động tốt của ông chẳng khác gì ông Trương Phong ở làng tôi, Gia đình ông ta nhiều đời ăn chay, không sát sanh; nhờ phước đức ấy mà anh em con cháu trong nhà đều thi đổ được làm quan vinh hiển ở triều đình. Nay tiên sinh tạo phước lành như thế, tôi nghĩ tương lai các con của ông sẽ đỗ đạt thành danh có chức trọng quyền cao giống như gia đình ông Trương Phong”.

Ông Lương mỉm cười nói: “Làm việc thiện là bổn phận của con người, đâu cần gì mong được sự báo ứng tốt đẹp. Từ trước đến nay khi làm phước giúp ai tôi không hy vọng để người ta nhớ ơn đền trả cho tôi hay gia đình tôi.

Và ông biết rằng phải chăng những con cua đó sẽ thấy sung sướng khi được bơi lội dưới sông hơn là trong nồi nước sôi? Ðó là phần thưởng khá đủ cho tôi rồi”.

Về sau, người con trai của Lương Thối An là Tể Thanh lớn lên, học hành thi đổ với đám rước linh đình và được nhà vua bổ nhiệm làm quan tại Cao Châu. Khi Tể Thanh được triều đình phái đến cai trị quận Mân, ông ta gặp lại người bạn thân là ông Trương cũng đang làm quan tại đó. Sau này Tể Thanh biết ông Trương con của tiên sinh Trương Phong cũng ăn chay. Ông Trương đến ở lại chơi nhà ông Lương Tể Thanh một tháng. Ông vui mừng nhận thấy mọi người trong gia đình không dùng thịt cá. Phần lớn các thức ăn vào buổi cơm chiều hoàn toàn là đồ chay.

Cư sĩ Lương Tể Thanh rất mến phục ông Trương. Ông Trương là người chất phác và siêng năng làm việc. Ông sống và ăn uống giản dị. Mỗi sáng, ông dùng điểm tâm nhẹ rồi đến sớm văn phòng làm việc. Ông ít khi nào đi trễ như một vài quan chức cao cấp khác. Và ông Trương cũng không bao giờ trì hoãn trong mọi công vụ trách nhiệm của mình.

Các bạn nên suy nghĩ đến những hành động lành của ông Trương. Nếu mọi người đều giữ giới không sát sanh; ăn uống đơn giản. Nếu ai cũng hết lòng làm việc, không ồn ào khoe khoang, háo danh hoặc tham nhũng. Và nếu tất cả đều ăn hiền ở lành, ngay thật; được như vậy, phải chăng chúng ta đang sống trong một thế giới hòa bình an lạc?

Nếu các bạn muốn sống trong thế giới thiên đường này thì chính quý vị phải bắt đầu xây dựng cảnh giới đó. Các bạn không thể mong chờ kẻ khác đối xử tốt và thành thật với mình nếu quý vị không thực hiện trước các hành động đạo đức ấy.
 
 

Happy Crabs

Liang T'uian was a doctor who really wanted to relieve suffering, not only among human beings, but among all living creatures as well. He was a vegetarian, of course.

One fall, his friend Ch'i Feit'eh sent him two baskets of crabs, to be washed down with liquor. Gourmets know that autumn crabs and liquor are an unbeatable combination But Liang did a strange thing. He didn't take the crabs to the kitchen, he took them to the shore and let them go in the little stream near his house.

Another guest, who had come from Huchou, said, “You are really a nice man. You remind me of Chang Feng from my humble hometown. For generations, he and his family have been vegetarians, and never killed anything. In reward for their kindness, many of the family have won high positions in the government, with power and fame. I predict that as a result of your kindness, one day in the future your esteemed son will reach a lofty position in the imperial service, just as the sons of the Chang family have.”

Liang smiled and said, “Good deeds are something we're supposed to do, they are not something we do hoping for rewards. If I have ever done any good, it has not been with the hopes of gaining some rewards for myself or my family.

Don't you think those crabs look happier there in the stream than they would boiling in a pot? That's reward enough for me.”

When Liang's son, Chich'ing, grew up, he passed the imperial examinations with flying colors, and was appointed to govern Kaochou. When he was sent to govern Min county, he was pleased to meet again his best friend, the scholar Chang, who was serving in the county government there. It turns out that this scholar was the son of Chang Feng. and was also a vegetarian. Chang stayed at the Liang's for a month. He was delighted to see that no animal products were ever served at family meals. At formal dinners, almost all of the dishes were vegetarian.

Liang was also impressed with his friend Chang. Chang was honest and hardworking. He lived simply and ate simply, too. He ate a light breakfast and got to the office early to begin his day. He never got to the office late, like some important officials did, and he never procrastinated on any official duties.

Think about that. If everybody were a vegetarian; if everybody ate simple foods; if everybody did his duty faithfully, without fuss, pomp, or corruption; if everybody were fair and honest: wouldn't that be a wonderful world to live in?

If you want to live in such a wonderful world, start building it yourself! You can't ask others to be kind and honest if you aren't first. 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10439)
Tập Kỷ Yếu này ghi nhận lại những cảm nhận, những kỷ niệm, những hình ảnh sinh hoạt của Trường Hạ Minh Quang như một món quà tinh thần kỷ niệm cuối khóa cho mọi hành giả tham dự khóa tu... Giáo Hội ÚC Châu
(Xem: 9550)
Em muốn nói chuyện với tôi, bởi vì trong thâm tâm, em chưa mất hẳn niềm tin nơi tất cả chúng tôi. Và tôi muốn nói chuyện với em, bởi vì có lẽ tôi là một trong những người chưa chịu đầu hàng cuộc đời... Nhất Hạnh
(Xem: 9250)
Toàn bộ mục tiêu của tôn giáophổ cập từ ái và bi mẫn, nhẫn nhục, bao dung, khiêm tốn, tha thứ... Dalai Lama
(Xem: 31244)
Tập truyện này không nhắm dẫn chúng ta đi vào chỗ huyền bí không tưởng. Chỉ cần trở lại với tâm bình thường, một tâm bình thường mà thấy đất trời cao rộng vô cùng.
(Xem: 20706)
Những bài nói chuyện trong tập sách này được đề cập đến những vấn đề rất tổng quát của tâm, nhân dịp Lạt ma Yeshe đi thuyết giảng vòng quanh thế giới lần thứ hai cùng với Lạt ma Zopa...
(Xem: 23106)
Thơ Văn Lý Trần - Nhà xuất bản: Khoa Học Xã Hội 1977, Nhiều Tác Giả
(Xem: 17714)
Đức Phật nêu lên tánh không như là một thể dạng tối thượng của tâm thức không có gì vượt hơn được và xem đấy như là một phương tiện mang lại sự giải thoát... Hoang Phong dịch
(Xem: 11621)
Mục đích có được thân người quý báu này không phải chỉ để tạo hạnh phúc cho chính mình, mà còn để làm vơi bớt khổ đau, đem lại hạnh phúc cho người. Đó là mục đích đời sống.
(Xem: 21378)
Theo giáo lý đạo Phật, tâm là nhân tố chính trong mọi sự kiện hay việc xảy ra. Một tâm lừa dối là nguyên nhân của mọi kinh nghiệm mùi vị của samsara...
(Xem: 8749)
Đại ý bài kinh đại khái nói về việc ngài Anan thưa hỏi đức Thế Tôn về việc phụng sự Phật phápkiết tường hay hung tai? HT Thích Minh Thông
(Xem: 22160)
Bồ đề tâm, nghĩa là “tư tưởng giác ngộ”, nó có hai phương diện, một hướng đến tất cả chúng sanh và một tập trung vào trí huệ.
(Xem: 13313)
Cuốn sách Cuộc Tranh Đấu Lịch Sử Của Phật Giáo Việt Nam được Viện Hóa Đạo GHPGVNTN xuất bản vào năm 1964... Nam Thanh
(Xem: 38481)
Tuyển tập 115 bài viết của 92 tác giả và những lời Phê phán của 100 Chứng nhân về chế độ Ngô Đình Diệm
(Xem: 13398)
Nhà Sư Vướng Lụy hay truyện Con Hồng Nhạn Lưu Ly - Nguyên tác Tô Mạng Thù; Bùi Giáng dịch
(Xem: 24293)
Lược Sử Phật Giáo Trung Quốc (Từ thế kỷ thứ I sau CN đến thế kỷ thứ X) - Tác giả Viên Trí
(Xem: 14943)
50 năm qua Phật Giáo chịu nhiều thăng trầm vinh nhục, nhưng không phải vậy mà 50 năm tới Phật Giáo có thể được an cư lạc nghiệp để hoằng pháp độ sinh...
(Xem: 24617)
Năm 623 trước Dương lịch, vào ngày trăng tròn tháng năm, tức ngày rằm tháng tư Âm lịch, tại vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini) xứ Ấn Độ...
(Xem: 10170)
Những Điều Phật Đã Dạy - Nguyên tác: Hòa thượng Walpola Rahula - Người dịch: Lê Kim Kha
(Xem: 17618)
Quyển 50 Năm Chấn Hưng Phật Giáo Việt Nam do HT Thích Thiện Hoa biên soạn là một tài liệu lịch sử hữu ích.
(Xem: 22724)
Phật Giáo Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử của nó luôn luôn gắn liền với dòng sinh mệnh của dân tộc... Trần Tri Khách
(Xem: 22650)
Luận văn trẻ trung tuyệt vời này đưa ra phương pháp tiếp cận dựa trên truyền thống, vạch ra các giai đoạn của con đường.
(Xem: 7512)
Là người mới bắt đầu học Phật, tôi nhận thấy quyển sách nhỏ này thể hiện tốt tinh thần vừa giáo dục vừa khai sáng...
(Xem: 14065)
Kinh thành đá Gia Na là thạch kinh có quy mô lớn nhất trên thế giới, với các tảng đá ma ni trên đó khắc lục tự chân ngôncác loại kinh văn, là thắng tích văn hóa hiếm thấy.
(Xem: 27041)
Về môn Niệm Phật, tuy giản dị nhưng rất rộng sâu. Điều cần yếu là phải chí thành tha thiết, thì đạo cảm ứng mới thông nhau, hiện đời mới được sự lợi ích chân thật.
(Xem: 26791)
Tâm chân thành là tâm Phật, bạn với Phật là đồng tâm. Bốn hoằng thệ nguyện là đồng nguyện với Phật...
(Xem: 19856)
Khi gọi là điều đạo đức, người ứng dụng hành trì sẽ cảm thấy có nhu cầu hướng tới, bởi điều đạo đức luôn mang đến hạnh phúc an lành cho con người.
(Xem: 20814)
Bát chánh đạocon đường tâm linh có khả năng giúp cho người phàm trở thành bậc Thánh. Trước hết là Chánh kiến, tức tầm nhìn chân chính...
(Xem: 21364)
Đọc Bát Đại Nhân Giác để trải nghiệm các giá trị cao siêu trong từng nếp sống bình dị, theo đó hành giả có thể tự mình mở mắt tuệ giác, trở thành bậc đại nhân...
(Xem: 13211)
Do sức ép của công việc, sức ép của mọi thứ trong xã hội đã làm thay đổi cấu trúc đời sống sinh hoạt gia đình truyền thống mà các sắc dân ở các nơi đã phải đối diện.
(Xem: 13340)
Thật không ngoa chút nào, khi tạp chí Chùa cổ Bình Dương cho rằng, chùa Tây Tạng là "dấu ấn đầu tiên của Mật tông”.
(Xem: 29826)
Sự khai triển của Phật giáo đại thừa kết hợp với các dân tộc có nền văn hóa khác nhau đưa đến sự xuất hiện nhiều trình độ hiểu biết Phật giáo rất đặc sắc.
(Xem: 13883)
Tây Tạng là quê hương của những bậc thánh nhân, những vị bồ tát, những đạo sĩ sống cô tịch và độc cư nơi rừng sâu núi thẳm để tu tập thiền định.
(Xem: 13932)
Đến đây, nếu để ý bạn sẽ thấy gần như mỗi người Tây Tạng đi đâu cũng xoay trên tay bánh xe mani (một ống đồng xoay trên một trục thẳng đứng)...
(Xem: 32436)
Tịnh độ giáo là một tông phái thuộc Phật giáo Đại thừa, tín ngưỡng về sự hiện hữu của chư Phật và tịnh độ của các Ngài; hiện tại nương nhờ lòng từ bi nhiếp thụ của Phật-đà...
(Xem: 24034)
Kiến thức là gì? Nó đã được thu thập hàng nghìn năm qua hằng bao kinh nghiệm, tích trữ trong trí não như kiến thức và ký ức. Và từ ký ức đó, tư tưởng (thought) phát sanh.
(Xem: 29761)
Những lời khuyên dạy trong những trang sau đây đều căn cứ trên kinh nghiệm thực hành của Ngài Thiền Sư Ashin Tejaniya.
(Xem: 31537)
Qua quyển sách mỏng này, Susan đã chia sẻ rất chân thật các tâm trạng mà bà phải trải qua trong tuổi già...
(Xem: 34173)
Chính các ngài là những cánh tay đắc lực nhất đã giúp đức Phật hữu hiệu nhất trong công việc hoàng pháp độ sinh...
(Xem: 18429)
Tu sĩ vẫn không quay lại, đôi bàn tay với những ngón tay kỳ diệu bật lên dây đàn, mắt nhìn ra khung cửa tối - biển âm thanh xao động rồi ngưng lắng một lúc...
(Xem: 19488)
Tất cả đang im lặng trong chàng. Triết Hựu có thể nghe được, trong một lúc mười muôn triệu thế giới đang dừng lại, chỉ còn một hơi thở và một trái tim.
(Xem: 32806)
Đức Phật dạy chúng ta hãy vất bỏ mọi thái cực. Đó là con đường thực hành chân chính, dẫn đến nơi thoát khỏi sanh tử. Không có khoái lạc và đau khổ trên đường này...
(Xem: 18704)
Thuở xưa, tại khu rừng Daliko bên bờ sông Đại Hằng, có cây bồ-đề đại thọ, ngàn năm tuổi, vươn lên cao, xòe tán rộng, che phủ cả một vùng.
(Xem: 30819)
Từng Bước Nở Hoa Sen - Chén trà trong hai tay, Chánh niệm nâng tròn đầy, Thân và tâm an trú, Bây giờ ở đây... Thích Nhất Hạnh
(Xem: 16131)
Trưởng giả Tu-đạt-đa (cũng gọi là Tu-đạt) là một nhà từ thiện lớn, luôn vui thích làm những chuyện phước đức, bố thí. Ông thường cứu giúp những người nghèo khó...
(Xem: 26753)
Chùa Linh Mụ đẹp quá, nên thơ quá. Nói vậy cũng chưa đủ. Nó tịnh định, cổ kính, an nhiên, trầm mặc. Nói vậy cũng chưa đủ.
(Xem: 32600)
Khi bạn duy trì được chánh niệm trong mọi lúc, tâm bạn sẽ luôn luôn mạnh mẽ và đầy sức sống, rất trong sángan lạc. Bạn cảm thấy nội tâm mình vô cùng thanh tịnh và cao thượng.
(Xem: 39356)
Đa Văn từ lâu được nổi tiếng là nghe nhiều, nhớ giỏi. Hôm kia, chẳng biết suy nghĩ được điều gì mà chú hăm hở chạy vào gặp nhà sư, lễ phép và khách sáo nói...
(Xem: 40451)
Mục đích của cuộc đời chúng ta là để trưởng thành, là để giải quyết các vấn đề của mình một cách chánh niệmý nghĩa. Trí tuệ sẽ đến và chánh niệm cũng đến cùng.
(Xem: 19281)
“Tỉnh thức trong công việc” của tác giả Michael Carroll là tuyển tập nhiều bài viết ngắn cùng chủ đề, được chia làm bốn phần, mỗi phần đề cập đến các phương diện chánh niệm trong kinh doanh.
(Xem: 19281)
Nằm giữa mây mù và rừng nguyên sinh hoang rậm, cả hệ thống những thiền viện, am, chùa cổ hiện ra - với toà ngang dãy dọc, với ngôi tháp đá tảng xanh 7 tầng...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant