Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chương 06: Phụ huynh và Giáo viên

12 Tháng Chín 201100:00(Xem: 6379)
Chương 06: Phụ huynh và Giáo viên

J. KRISHNAMURTI
GIÁO DỤCÝ NGHĨA CỦA SỐNG
Education and the Significance of Life
Lời dịch: Ông Không
– Tháng 8-2011

CHƯƠNG VI

PHỤ HUYNH VÀ GIÁO VIÊN

L

oại giáo dục đúng đắn bắt đầu nơi người giáo dục, mà phải hiểu rõ về chính anh ấy và được tự do khỏi những khuôn mẫu được thiết lập của sự suy nghĩ; bởi vì điều gì anh ấy là, điều đó anh ấy chuyển tải. Nếu anh ấy đã không được giáo dục đúng đắn, anh ấy có thể chuyển tải được điều gì ngoại trừ cùng sự hiểu biết máy móc mà chính anh ấy đã được nuôi dưỡng? Vì vậy, vấn đề không là đứa trẻ, nhưng phụ huynh và giáo viên; vấn đềgiáo dục người giáo dục.

 Nếu chúng ta, những người giáo dục, không hiểu rõ về chính chúng ta, nếu chúng ta không hiểu rõ sự liên hệ của chúng ta với đứa trẻ nhưng chỉ nhét đầy thông tin vào em và giúp đỡ em vượt qua những kỳ thi, làm thế nào chúng ta có thể sáng tạo một loại giáo dục mới mẻ? Học sinh hiện diện ở đó để được hướng dẫn và được giúp đỡ; nhưng nếu chính người hướng dẫn, người giúp đỡ bị hoang mang và nông cạn, yêu quốc gia và chất đầy lý thuyết, vậy thì tự nhiên, học sinh của anh ấy sẽ là cái gì anh ấy là, và sự giáo dục trở thành một cái nguồn của sự hoang mang và đấu tranh thêm nữa.

 Nếu chúng ta thấy sự thật của điều này, chúng ta sẽ nhận ra rằng chúng ta bắt đầu giáo dục chính chúng ta một cách đúng đắn là điều quan trọng vô cùng. Quan tâm đến sự giáo dục lại của riêng chúng ta còn cần thiết hơn là lo lắng về sự hạnh phúc và sự an toàn tương lai của đứa trẻ.

 Giáo dục người giáo dục – đó là, khiến cho anh ấy hiểu rõ về chính anh ấy – là một trong những cam kết khó khăn nhất, bởi vì hầu hết chúng ta đều bị cố định sẵn trong một hệ thống của sự suy nghĩ hay một khuôn mẫu của hành động; chúng ta đã dâng hiến cho học thuyết nào đó, cho một tôn giáo, hay cho một tiêu chuẩn đặc biệt của cách ứng xử. Đó là lý do tại sao chúng ta dạy dỗ đứa trẻ suy nghĩ cái gì và không phải suy nghĩ như thế nào.

 Hơn nữa, đa phần những phụ huynh và những giáo viên đều bị bận tâm bởi những xung đột và những đau khổ riêng của họ. Dù giàu có hay nghèo khổ, hầu hết những phụ huynh đều bị nuốt trọn trong những lo âu và những thách thức cá nhân của họ. Họ không nghiêm túc quan tâm đến sự thoái hóa đạo đứcxã hội hiện nay, nhưng chỉ ham muốn rằng con cái của họ sẽ được trang bị để xoay xở trong thế giới. Họ lo âu về tương lai của con cái họ, hăm hở cho chúng được giáo dục để bám víu những vị trí an toàn, hay để kết hôn có hạnh phúc.

 Trái ngược với điều gì thông thường được tin tưởng, hầu hết những phụ huynh đều không thương yêu con cái của họ, mặc dù họ nói về thương yêu chúng. Nếu những phụ huynh thực sự thương yêu con cái của họ, sẽ không có sự nhấn mạnh được đặt vào gia đìnhquốc gia như đối nghịch với tổng thể, mà gây ra những phân chia chủng tộcxã hội giữa con người và tạo ra chiến tranh và nghèo khổ. Quả rất lạ lùng rằng, trong khi con người được đào tạo nghiêm ngặt để là những luật sư hay những bác sĩ, họ có lẽ trở thành những cha mẹ mà không trải qua bất kỳ sự đào tạo nào để phù hợp vào nhiệm vụ quan trọng nhất này.

 Luôn luôn, gia đình, cùng những khuynh hướng gây tách rời của nó, khuyến khích qui trình chung của sự cô lập, vì vậy trở thành một nhân tố gây thoái hóa trong xã hội. Chỉ khi nào có tình yêu và sự hiểu rõ thì những bức tường của sự cô lập mới bị phá sập, và vậy là gia đình không còn là một vòng tròn khép kín nữa, nó không là một nhà tù và cũng không là một nơi trú ẩn; vậy là những cha mẹ hiệp thông, không chỉ cùng con cái của họ, nhưng còn cả cùng những người hàng xóm của họ.

 Bị mê mải trong những vấn đề riêng của họ, nhiều phụ huynh đẩy trách nhiệm cho sự hạnh phúc của con cái họ qua giáo viên; và vì vậy rất quan trọng rằng người giáo dục cũng phải giúp đỡ trong sự giáo dục những cha mẹ.

 Anh ấy phải nói chuyện với họ, giải thích rằng sự hỗn loạn của thế giới phản ảnh sự hỗn loạn thuộc cá nhân riêng của họ. Anh ấy phải vạch rõ rằng sự tiến bộ khoa học trong chính nó không thể tạo ra một thay đổi cơ bản trong những giá trị đang tồn tại; rằng sự đào tạo kỹ thuật, mà hiện nay được gọi là giáo dục, đã không trao tặng con người sự tự do hay khiến cho anh ấy hạnh phúc hơn; và rằng quy định học sinh phải chấp nhận môi trường sống hiện nay không dẫn đến sự thông minh. Anh ấy phải giải thích cho họ điều gì anh ấy đang cố gắng làm cho người con của họ, và anh ấy đang khởi sự về nó như thế nào. Anh ấy phải thức dậy sự tin tưởng của những phụ huynh, không phải bằng cách sử dụng uy quyền của một người chuyên môn đang tiếp xúc những người bình thường dốt nát, nhưng bằng cách nói chuyện với họ về tính nết, những khó khăn, những năng khiếu của đứa trẻ và vân vân.

 Nếu giáo viên có một quan tâm thực sự đến đứa trẻ như một cá thể, những phụ huynh sẽ có sự tin tưởng nơi anh ấy, và luân phiên anh ấy cũng học hành từ họ. Sự giáo dục đúng đắn là một công việc hỗ tương đòi hỏi sự kiên nhẫn, ân cầnthương yêu. Những giáo viên khai sáng trong một cộng đồng khai sáng có thể thực hiện vấn đề của làm thế nào giáo dục trẻ em này, và những thử nghiệm dựa vào nó nên được thực hiện trên một kích cỡ nhỏ bởi những giáo viên quan tâm và những phụ huynh chín chắn.

 Có khi nào những cha mẹ tự hỏi chính họ tại sao họ có con cái? Liệu họ có con cái để tiếp tục tên tuổi của họ, tiếp tục tài sản của họ? Liệu họ muốn có con cái chỉ vì sự ích lợi của sự thỏa mãn riêng của họ, để đáp ứng những nhu cầu cảm tính riêng của họ? Nếu như thế, vậy thì những đứa trẻ trở thành một chiếu rọi thuần túy của những ham muốn và những sợ hãi của cha mẹ chúng.

 Liệu cha mẹ có thể khẳng định thương yêu con cái của họ khi, bằng cách giáo dục chúng sai lầm, họ ủng hộ sự ganh tị, thù hận và tham vọng? Liệu do bởi tình yêu mà khích động những thù hận chủng tộcquốc gia để dẫn đến chiến tranh, hủy diệt và đau khổ hoàn toàn, mà xếp đặt con người chống lại con người nhân danh những tôn giáo và những học thuyết?

 Nhiều cha mẹ khuyến khích đứa trẻ theo những hình thức của xung độtđau khổ, không những bằng cách thả cho em ấy tuân phục vào loại giáo dục sai lầm, nhưng còn bằng cách họ theo đuổi những sống riêng của họ; và sau đó, khi đứa trẻ lớn lên và chịu đựng đau khổ, họ cầu nguyện cho em và tìm kiếm những bào chữa cho cách cư xử của em. Sự chịu đựng đau khổ của những cha mẹ vì con cái của họ là một hình thức của tự-thương hại chiếm hữutồn tại chỉ khi nào không có tình yêu.

 Nếu cha mẹ thương yêu con cái của họ, họ sẽ không yêu tổ quốc, họ sẽ không đồng hóa chính mình cùng bất kỳ quốc gia nào; bởi vì sự tôn sùng Chính thể tạo ra chiến tranh, mà giết chết hay gây tàn phế những người con của họ. Nếu cha mẹ thương yêu con cái của họ, họ sẽ tìm được sự liên hệ đúng đắn với tài sản là gì; bởi vì bản năng chiếm hữu đã trao cho tài sản một ý nghĩa quan trọng và giả dối mà đang hủy diệt thế giới. Nếu cha mẹ thương yêu con cái của họ, họ sẽ không phụ thuộc vào bất kỳ tôn giáo có tổ chức nào; bởi vì giáo điềuniềm tin phân chia con người thành những nhóm xung đột, đang gây ra thù hận giữa con ngườicon người. Nếu cha mẹ thương yêu con cái của họ, họ sẽ gạt đi sự ganh tị và đấu tranh, và sẽ khởi sự thay đổi một cách cơ bản cấu trúc của xã hội hiện nay.

 Chừng nào chúng ta còn muốn con cái của chúng ta có quyền hành, có những vị trí quan trọng hơn và quan trọng hơn, trở nên thành côngthành công hơn, còn không có tình yêu trong những quả tim của chúng ta; bởi vì sự tôn sùng của thành công khuyến khích sự xung độtđau khổ. Thương yêu con cái của chúng ta là hiệp thông trọn vẹn cùng chúng; nó là để thấy rằng chúng có loại giáo dục mà sẽ giúp đỡ chúng nhạy cảm, thông minh và tổng thể.

 Điều đầu tiên mà người giáo viên phải tự hỏi chính anh ấy, khi anh ấy quyết định rằng anh ấy muốn dạy học, là chính xác anh ấy có ý gì qua từ ngữ ‘dạy học’? Liệu anh ấy dạy những môn học thông thường trong lề thói? Liệu anh ấy muốn quy định đứa trẻ để trở thành một răng cưa trong bộ máy xã hội, hay giúp đỡ em là một người sáng tạo, tổng thể, một đe dọa đối với những giá trị giả dối? Và nếu người giáo dục muốn giúp đỡ học sinh thâm nhậphiểu rõ những giá trị và những ảnh hưởng chung quanh em mà chính em là một bộ phận, anh ấy không phải tự nhận biết được chúng, hay sao? Nếu người ta mù lòa, liệu người ta có thể giúp đỡ những người khác băng sang bờ bên kia?

 Chắc chắn, đầu tiên chính giáo viên phải bắt đầu thấy. Anh ấy phải liên tục tỉnh táo, mãnh liệt nhận biết được những suy nghĩ và những cảm thấy riêng của anh ấy, nhận biết được những phương cách mà trong nó anh ấy bị quy định, nhận biết được những hoạt động của anh ấy và những phản ứng của anh ấy; bởi vì từ sự nhận biết này hiện diện thông minh, và cùng nó là một thay đổi cơ bản trong sự liên hệ của anh ấy với con người và với những sự việc sự vật.

 Thông minh không liên quan gì đến vượt qua những kỳ thi. Thông minh là sự nhận biết tự phát mà khiến cho một con người mạnh mẽ và tự do. Muốn thức dậy thông minh trong một đứa trẻ, chúng ta phải bắt đầu hiểu rõ cho chính chúng ta thông minh là gì; bởi vì làm thế nào chúng ta yêu cầu đứa trẻ thông minh trong khi chính chúng ta vẫn còn dốt nát trong quá nhiều cách? Vấn đề không chỉ là những khó khăn của học sinh, nhưng còn cả những khó khăn của riêng chúng ta; những sợ hãi chồng chất, những bất hạnh và những tuyệt vọngchúng ta không được tự do khỏi chúng. Với mục đích giúp đỡ đứa trẻ được thông minh, chúng ta phải phá vỡ trong chính chúng ta những cản trở đó mà khiến cho chúng ta dốt nát và không chín chắn.

 Làm thế nào chúng ta có thể dạy dỗ trẻ em không tìm kiếm sự an toàn cá nhân nếu chính chúng ta đang theo đuổi nó? Liệu có hy vọng gì cho đứa trẻ nếu chúng ta, mà là cha mẹ và giáo viên, không hoàn toàn nhạy cảm cùng sự sống, nếu chúng ta dựng lên những bức tường phòng vệ quanh chính chúng ta? Muốn khám phá ý nghĩa thực sự của sự đấu tranh cho an toàn này, mà đang gây ra quá nhiều hỗn loạn như thế trong thế giới, chúng ta phải bắt đầu thức dậy thông minh riêng của chúng ta bằng cách nhận biết những qui trình tâm lý của chúng ta; chúng ta phải bắt đầu nghi ngờ tất cả những giá trị mà hiện nay đang bao bọc chúng ta.

 Chúng ta không nên tiếp tục một cách mù quáng để phù hợp vào khuôn mẫu trong đó chúng ta tình cờ đã được nuôi nấng. Làm thế nào luôn luôn có thể có sự hợp nhất trong cá thể và thế là trong xã hội nếu chúng ta không hiểu rõ về chính chúng ta? Nếu người giáo dục không hiểu rõ về chính anh ấy, nếu anh ấy không thấy những phản ứng bị quy định riêng của anh ấy và đang bắt đầu làm tự do chính anh ấy khỏi những giá trị đang tồn tại, làm thế nào anh ấy có thể thức dậy thông minh trong đứa trẻ? Và nếu anh ấy không thể thức dậy thông minh trong đứa trẻ, vậy thì chức năng của anh ấy là gì?

 Chỉ bằng cách hiểu rõ những phương cách của sự suy nghĩcảm thấy riêng của chúng ta thì chúng ta mới có thể thực sự giúp đỡ đứa trẻ để là một người tự do; và nếu người giáo dục quan tâm mãnh liệt đến điều này, anh ấy sẽ tỉnh táo cực độ, không chỉ về đứa trẻ, nhưng còn cả về chính anh ấy.

 Chẳng có bao nhiêu người trong chúng ta quan sát những suy nghĩ và những cảm thấy riêng của chúng ta. Nếu chúng xấu xa lộ liễu, chúng ta không hiểu rõ ý nghĩa đầy đủ của chúng, nhưng chỉ cố gắng kiểm soát chúng hay xua đuổi chúng. Chúng ta không nhận biết sâu thẳm về chính chúng ta; những suy nghĩ và những cảm thấy của chúng ta được rập khuôn, tự động. Chúng ta học hành một ít môn học, thâu lượm vài thông tin, và sau đó cố gắng chuyển nó sang những đứa trẻ.

 Nhưng nếu chúng ta quan tâm mãnh liệt, chúng ta sẽ không chỉ cố gắng tìm ra những thử nghiệm nào đang được thực hiện trong giáo dục nơi những vùng đất khác nhau của thế giới, nhưng chúng ta sẽ muốn rất rõ ràng về sự tiếp cận riêng của chúng ta đến toàn nghi vấn này; chúng ta sẽ tự chất vấn tại sao và với mục đíchchúng ta đang giáo dục những đứa trẻ và chính chúng ta; chúng ta sẽ thâm nhập vào ý nghĩa của sự tồn tại, vào sự liên hệ của cá thể với xã hội. Chắc chắn, những người giáo dục phải nhận biết được những vấn đề này và cố gắng giúp đỡ đứa trẻ khám phá sự thật liên quan đến chúng, mà không chiếu rọi vào em ấy những đặc điểm riêng và những thói quen của sự suy nghĩ của họ.

 Chỉ tuân theo một hệ thống, dù chính trị hay giáo dục, sẽ không bao giờ giải quyết được nhiều vấn đề xã hội của chúng ta; và hiểu rõ cách tiếp cận đến bất kỳ vấn đề nào của chúng ta còn quan trọng nhiều hơn hiểu rõ chính vấn đề đó.

 Nếu trẻ em muốn được tự do khỏi sự sợ hãi – dù sợ hãi cha mẹ của chúng, môi trường sống của chúng, hay Thượng đế – chính người giáo dục phải không có sợ hãi. Nhưng đó là sự khó khăn: tìm được những giáo viên mà chính họ không là con mồi của loại sợ hãi nào đó. Sợ hãi làm chật hẹp sự suy nghĩkiềm hãm sự sáng tạo, và chắc chắn một giáo viên bị sợ hãi không thể chuyển tải ý nghĩa sâu thẳm của sự hiện diện không sợ hãi. Giống như tốt lành, sợ hãi cũng lan truyền. Nếu chính người giáo dục bị sợ hãi một cách kín đáo, anh ấy sẽ chuyển sự sợ hãi đó sang những học sinh của anh ấy, mặc dù sự lây nhiễm có lẽ không được thấy ngay tức khắc.

 Ví dụ, giả sử rằng một giáo viên sợ hãi quan điểm của quần chúng; anh ấy thấy sự vô lý của sợ hãi của anh ấy, và tuy nhiên không thể vượt khỏi nó. Anh ấy sẽ làm gì? Ít nhất anh ấy có thể thừa nhận nó cho chính anh ấy, và có thể giúp đỡ những học sinh của anh ấy hiểu rõ sự sợ hãi bằng cách tạo ra phản ứng tâm lý riêng của anh ấy và nói chuyện cởi mở về điều đó cùng các em. Sự tiếp cận chân thậtthẳng thắn này sẽ khuyến khích những học sinh rất nhiều để khoáng đạt và trực tiếp cùng chính các em và cùng những giáo viên một cách bình đẳng.

 Muốn trao sự tự do cho đứa trẻ, chính người giáo dục phải nhận biết được những hàm ý và ý nghĩa trọn vẹn của sự tự do. Mẫu mực và ép buộc trong bất kỳ hình thức nào không giúp đỡ tạo ra sự tự do, và chỉ trong sự tự do mới có thể sáng tạo tự khám phá và sự thấu triệt.

 Đứa trẻ bị ảnh hưởng bởi những con người và những sự vật quanh em, và loại người giáo dục đúng đắn nên giúp đỡ em lật tung những ảnh hưởng này và giá trị thực sự của chúng. Những giá trị đúng đắn không được khám phá qua uy quyền của xã hội hay truyền thống; chỉ sự chín chắn cá thể mới có thể phơi bày chúng.

 Nếu người ta hiểu rõ điều này một cách sâu thẳm, từ ngay khởi đầu người ta sẽ khuyến khích học sinh thức dậy sự thấu triệt vào những giá trị cá thểxã hội hiện nay. Người ta sẽ khuyến khích em tìm ra, không phải bất kỳ bộ giá trị đặc biệt nào, nhưng giá trị thực sự của tất cả sự việc sự vật. Người ta sẽ giúp đỡ em không sợ hãi, mà là được tự do khỏi tất cả mọi chi phối, dù bởi giáo viên, gia đình hay xã hội, để cho như một cá thể, em có thể nở hoa trong tình yêu và tốt lành. Trong giúp đỡ học sinh hướng về sự tự do như thế, người giáo dục cũng đang thay đổi những giá trị riêng của anh ấy; anh ấy cũng đang bắt đầu xóa sạch ‘cái tôi’ và ‘cái của tôi,’ anh ấy cũng đang nở hoa trong tình yêu và tốt lành. Sự tiến hành của giáo dục lẫn nhau này sáng tạo một liên hệ hoàn toàn khác hẳn giữa giáo viên và học sinh.

 Sự chi phối hay ép buộc thuộc bất kỳ loại nào là một cản trở trực tiếp đến sự tự dothông minh. Loại người giáo dục đúng đắn không có uy quyền, không quyền hành trong xã hội; anh ấy vượt khỏi những giáo huấn và những luật lệ của xã hội. Nếu chúng ta muốn giúp đỡ em học sinh được tự do khỏi những cản trở của em ấy, mà đã được tạo ra bởi chính em ấy và bởi môi trường sống của em ấy, vậy thì mọi hình thức của sự ép buộcchi phối phải được hiểu rõ và xóa sạch; và điều này không thể thực hiện được nếu người giáo dục cũng không đang giải thoát anh ấy khỏi tất cả uy quyền thoái hóa.

 Theo sau một người khác, dù vĩ đại ra sao, ngăn cản sự khám phá những phương cách của cái tôi; theo đuổi sự hứa hẹn của Không tưởng được sáng chế sẵn nào đó khiến cho cái trí hoàn toàn không nhận biết được hành động khép kín của sự ham muốn riêng của nó cho thanh thản, cho uy quyền, cho sự giúp đỡ của người nào đó. Vị giáo sĩ, người chính trị, luật sư, người lính, tất cả đều ở đó để ‘giúp đỡ’ chúng ta, nhưng sự giúp đỡ đó hủy diệt sự thông minhtự do. Sự giúp đỡ mà chúng ta cần đến không nằm ở phía bên ngoài chúng ta. Chúng ta không phải nài nỉ cho sự giúp đỡ; nó đến mà không cần chúng ta tìm kiếm nó khi chúng ta khiêm tốn trong công việc hiến dâng của chúng ta, khi chúng ta mở cửa cho sự hiểu rõ về những thử thách và những biến cố hàng ngày của chúng ta.

 Chúng ta phải ngăn ngừa sự khao khát có ý thức hay không ý thức để nhận được sự ủng hộ và khuyến khích, bởi vì sự khao khát như thế gây ra phản ứng riêng của nó, mà luôn luôn gây thỏa mãn. Rất dễ chịu khi có người nào đó khuyến khích chúng ta, hướng dẫn chúng ta, an ủi chúng ta; nhưng thói quen của dựa vào một người khác như một người hướng dẫn, như một uy quyền, chẳng mấy chốc trở thành một thuốc độc trong hệ thống của chúng ta. Khoảnh khắc chúng ta phụ thuộc vào người nào đó cho sự hướng dẫn, chúng ta quên bẵng ý định khởi đầu của chúng ta, mà là thức dậy sự tự dothông minh cá thể.

 Tất cả uy quyền là một cản trở, và người giáo dục không nên trở thành một uy quyền cho em học sinh là điều cốt lõi. Sự thiết lập uy quyền là cả một qui trình có ý thức lẫn không ý thức.

 Em học sinh bị hoang mang, đang tìm kiếm, nhưng giáo viên chắc chắn trong sự hiểu biết của anh ấy, vững vàng trong sự trải nghiệm của anh ấy. Sự vững vàngchắc chắn của người giáo viên trao sự tin tưởng cho học sinh, mà có khuynh hướng hưởng thụ trong uy quyền của giáo viên; nhưng sự tin tưởng như thế không vĩnh viễn và cũng không thực sự. Một cách có ý thức hay không ý thức, một giáo viên khuyến khích sự phụ thuộc không bao giờ có thể giúp đỡ nhiều cho những học sinh. Anh ấy có lẽ chôn vùi các em bằng hiểu biết của anh ấy, lóa mắt các em bằng cá tính của anh ấy, nhưng anh ấy không là loại người giáo dục đúng đắn bởi vì sự hiểu biết và những trải nghiệm của anh ấy là sự nghiện ngập của anh ấy, sự an toàn của anh ấy, ngục tù của anh ấy; và nếu chính anh ấy không tự làm tự do khỏi chúng, anh ấy không thể giúp đỡ những em học sinh để là những người tổng thể.

 Muốn là loại người giáo dục đúng đắn, một giáo viên phải liên tục đang làm tự do chính anh ấy khỏi những quyển sách và những phòng thí nghiệm; luôn luôn anh ấy phải canh chừng để thấy rằng những học sinh không biến anh ấy thành một mẫu mực, một lý tưởng, một uy quyền. Khi giáo viên ham muốn thành tựu chính anh ấy trong những em học sinh của anh ấy, khi sự thành công của các em là sự thành công của anh ấy, vậy thì dạy học là một hình thức của tự tiếp tục, mà gây thoái hóa cho sự hiểu rõ về chính mình và sự tự do. Loại người giáo dục đúng đắn phải nhận biết được tất cả những cản trở này với mục đích giúp đỡ những em học sinh của anh ấy được tự do, không chỉ khỏi uy quyền của anh ấy, nhưng còn khỏi những theo đuổi tự khép kín riêng của các em.

 Bất hạnh thay, khi cần hiểu rõ một vấn đề, hầu hết những giáo viên đều không đối xử với học sinh như một người bình đẳng; từ vị trí cao quý hơn của họ, họ đưa ra những chỉ dẫn cho em học sinh, mà thấp kém hơn họ nhiều. Một liên hệ như thế chỉ củng cố sự sợ hãi trong cả người giáo viên và em học sinh. Điều gì tạo ra sự liên hệ không bình đẳng này? Liệu do bởi người giáo viên sợ hãi bị phát hiện? Liệu anh ấy giữ một khoảng cách cao quý để bảo vệ những tự ái của anh ấy, sự quan trọng của anh ấy? Không cách nào thái độ cách biệt trịch thượng này có thể giúp đỡ để phá vỡ những rào cản mà tách rời những cá thể. Rốt cuộc, người giáo dụchọc sinh của anh ấy đang giúp đỡ lẫn nhau để tự giáo dục chính họ.

 Tất cả liên hệ nên là một giáo dục lẫn nhau; và bởi vì sự cách biệt phòng vệ được tạo điều kiện bởi hiểu biết, bởi thành tựu, bởi tham vọng, chỉ nuôi dưỡng ganh tị và đối địch, loại người giáo dục đúng đắn phải vượt khỏi những bức tường này mà anh ấy tự bao quanh chính anh ấy.

 Bởi vì anh ấy chỉ hiến dâng cho sự tự do và sự hòa hợp của cá thể, loại người giáo dục đúng đắn là những người tôn giáo sâu thẳm và thực sự. Anh ấy không phụ thuộc bất kỳ giáo phái nào, bất kỳ tôn giáo có tổ chức nào; anh ấy được tự do khỏi những niềm tin và những nghi lễ, bởi vì anh ấy biết rằng chúng chỉ là những ảo tưởng, những tưởng tượng, những mê tín được chiếu rọi bởi những ham muốn của những người đã sáng chế ra nó. Anh ấy biết rằng sự thật hay Thượng đế hiện diện chỉ khi nào có sự hiểu rõ về chính mình và vì vậy sự tự do.

 Những người không có những bằng cấp thuộc học vấn thường thường trở thành những giáo viên giỏi nhất bởi vì họ sẵn lòng trải nghiệm; vì không là những người chuyên môn, họ quan tâm đến học hành, hiểu rõ về sống. Đối với một giáo viên thực sự, dạy học không là một phương pháp kỹ thuật, nó là cách sống của anh ấy; giống như một họa sĩ vĩ đại, anh ấy thà bị chết đói còn hơn từ bỏ công việc sáng tạo của anh ấy. Nếu người ta không có sự khao khát hừng hực để dạy học, người ta không nên là một giáo viên. Nó là một điều quan trọng tuyệt đối rằng người ta phải tự khám phá cho chính người ta liệu người ta có tài năng này, và không chỉ trôi giạt vào nghề dạy học bởi vì nó là một phương tiện kiếm sống.

 Chừng nào dạy học chỉ là một nghề nghiệp, một phương tiện kiếm sống, và không là một thiên hướng hiến dâng, chắc chắn còn phải có một khoảng cách vô cùng giữa thế giới và chính chúng ta: sống ở nhà của chúng ta và công việc của chúng ta vẫn còn tách rời và phân biệt rõ ràng. Chừng nào sự giáo dục chỉ là một công việc giống như bất kỳ công việc nào khác, sự xung độthận thù giữa những cá thể và những mức độ giai cấp của xã hội là điều không thể tránh khỏi; sẽ có sự ganh đua gia tăng, sự theo đuổi nhẫn tâm của tham vọng cá nhân, và sự thiết lập của những phân chia thuộc chủng tộcquốc gia, mà tạo ra đối địch và những chiến tranh không dứt.

 Nhưng nếu chúng ta đã tự hiến dâng để là loại người giáo dục đúng đắn, chúng ta không tạo ra những rào cản giữa sống ở nhà của chúng ta và sống ở trường, bởi vì khắp mọi nơi chúng ta đều quan tâm đến sự tự dothông minh. Chúng ta suy nghĩ bình đẳng cho trẻ em của những người giàu có và những người nghèo khổ, coi mỗi đứa trẻ như một cá thể với tính nết, di truyền, những tham vọng của em, và vân vân. Chúng ta quan tâm, không phải đến một lớp học, không phải đến những người quyền hành hay những người thấp kém, nhưng đến sự tự do và sự hợp nhất của cá thể.

 Sự hiến dâng cho loại giáo dục đúng đắn phải hoàn toàn tự nguyện. Nó không nên là kết quả của bất kỳ loại thuyết phục nào, hay của bất kỳ hy vọng nào để đạt được thuộc cá nhân; và nó phải không có những sợ hãi mà nảy sinh từ sự khao khát cho thành côngthành tựu. Sự đồng hóa của chính người ta cùng sự thành công hay thất bại của một ngôi trường vẫn còn trong lãnh vực thuộc động cơ cá nhân. Nếu dạy học là một thiên hướng của người ta, nếu người ta hướng về loại giáo dục đúng đắn như một nhu cầu cốt lõi cho cá thể, vậy thì trong bất kỳ cách nào người ta sẽ không cho phép chính người ta bị cản trở hay bị thiên vị hoặc bởi những tham vọng riêng của người ta hoặc bởi những tham vọng riêng của người khác; người ta sẽ tìm ra thời gian và cơ hội cho công việc này, và sẽ bắt đầu nó mà không tìm kiếm phần thưởng, tôn vinh hay nổi tiếng. Vậy thì tất cả những việc khác – gia đình, sự an toàn cá nhân, sự thanh thảntrở thành vấn đề phụ.

 Nếu chúng ta nghiêm túc muốn là những giáo viên đúng đắn, chúng ta sẽ hoàn toàn không thỏa mãn, không phải với một hệ thống giáo dục đặc biệt, nhưng với tất cả những hệ thống, bởi vì chúng ta thấy rằng không phương pháp giáo dục nào có thể làm tự do cá thể. Một phương pháp hay một hệ thống có lẽ quy định anh ấy vào một bộ khác biệt của những giá trị, nhưng nó không thể khiến cho anh ấy được tự do.

 Người ta cũng phải rất cảnh giác để không rơi vào hệ thống đặc biệt riêng của người ta, mà cái trí luôn luôn đang hình thành. Có một khuôn mẫu của cư xử, của hành động, là một thủ tục an toàntiện lợi, và đó là lý do tại sao cái trí tìm kiếm sự trú ẩn bên trong những công thức của nó. Liên tục tỉnh táo là khó khăn cực kỳ và yêu cầu nỗ lực cao độ, nhưng phát triển và tuân theo một phương pháp không đòi hỏi sự suy nghĩ.

 Sự lặp lại và thói quen khuyến khích cái trí trì trệ; một chấn động được cần đến để thức dậy nó, mà lúc đó chúng ta gọi là một vấn đề. Chúng ta cố gắng giải quyết vấn đề này tùy theo những giải thích, những nhận xét và những chỉ trích cũ rích của chúng ta, tất cả việc đó khiến cho cái trí mê muội lại. Trong hình thức của sự trì trệ này cái trí liên tục đang bị trói buộc, và loại người giáo dục đúng dắn không chỉ kết thúc nó bên trong chính anh ấy, nhưng còn giúp đỡ những học sinh của anh ấy nhận biết nó.

 Vài người có lẽ hỏi, ‘Làm thế nào người ta trở thành loại người giáo dục đúng đắn?’ Chắc chắn, khi hỏi ‘làm thế nào’ thể hiện, không phải một cái trí tự do, nhưng một cái trí mà hoảng sợ, mà đang tìm kiếm một lợi lộc, một kết quả. Hy vọngnỗ lực để trở thành cái gì đó chỉ khiến cho cái trí qui phục vào một kết thúc được ham muốn, trong khi một cái trí tự do liên tục đang nhìn ngắm, đang học hành, và thế là đang phá vỡ những cản trở tự chiếu rọi của nó.

 Sự tự do ngay tại khởi đầu, nó không là cái gì đó đạt được tại khúc cuối. Khoảnh khắc người ta hỏi ‘làm thế nào,’ người ta đối diện với vô vàn khó khăn, và người giáo viên mà nhiệt thành hiến dâng sống của anh ấy cho giáo dục sẽ không bao giờ đặt ra câu hỏi đó, bởi vì anh ấy biết rằng không có phương phápdựa vào nó người ta có thể trở thành loại người giáo dục đúng đắn. Nếu người ta quan tâm mãnh liệt, người ta sẽ không yêu cầu một phương pháp mà sẽ bảo đảm cho người ta về kết quả được ham muốn.

 Liệu bất kỳ hệ thống nào có thể khiến cho chúng ta thông minh? Chúng ta có lẽ trải qua sự khó nhọc của một hệ thống, kiếm được những bằng cấp, và vân vân; nhưng sau đó liệu chúng ta sẽ là những người giáo dục, hay chỉ là những thực thể được nhân cách hóa của một hệ thống? Tìm kiếm phần thưởng, mong muốn được gọi là một người giáo dục nổi tiếng, là khao khát sự công nhận và khen ngợi; và trong khi thỉnh thoảng người ta có thể đồng ý để được trân trọng và được khuyến khích, nếu người ta phụ thuộc vào nó để có được sự hứng thú kéo dài của người ta, nó trở thành một loại thuốc mà chẳng mấy chốc người ta sẽ không còn hứng thú nữa. Chờ đợi sự trân trọng và khuyến khích là không chín chắn.

 Nếu bất kỳ cái gì mới mẻ sẽ được sáng tạo, phải có sự tỉnh táonăng lượng, không phải những tranh luận hay những cãi cọ vặt vãnh. Nếu người ta cảm thấy thất vọng trong công việc của người ta, lúc đó sự nhàm chán và sự mệt mỏi thông thường theo sau. Nếu người ta không hứng thú, chắc chắn người ta không nên tiếp tục dạy học.

 Nhưng tại sao lại thường xuyên không có sự hứng thú trong những giáo viên? Điều gì khiến cho người ta cảm thấy thất vọng? Sự thất vọng không là kết quả của đang bị ép buộc bởi những hoàn cảnh phải làm việc này hay việc kia; nó phát sinh khi chúng ta không biết cho chính chúng ta rằng thực sự chúng ta muốn làm gì. Bởi vì hoang mang, chúng ta bị xô đẩy loanh quanh, và cuối cùng ngừng lại nơi nào đó mà không có sự hứng thú cho tất cả chúng ta.

 Nếu dạy học là thiên hướng thực sự của chúng ta, nhất thời chúng ta có lẽ cảm thấy thất vọng bởi vì chúng ta đã không thấy một phương cách thoát khỏi sự hỗn loạn của giáo dục hiện nay; nhưng khoảnh khắc chúng ta thấy và hiểu rõ những hàm ý của loại giáo dục đúng đắn, chúng ta sẽ lại có tất cả động cơ và nhiệt thành cần thiết. Nó không là vấn đề của ý muốn hay quyết tâm, nhưng của nhận biếthiểu rõ.

 Nếu dạy học là thiên hướng của người ta, và nếu người ta nhận biết sự quan trọng nghiêm túc của loại giáo dục đúng đắn, người ta không thể khước từ để là loại người giáo dục đúng đắn. Không cần thiết phải tuân theo bất kỳ phương pháp nào. Chính sự kiện của hiểu rõ rằng loại giáo dục đúng đắntuyệt đối cần thiết nếu chúng ta muốn nhận được sự tự dohòa hợp của cá thể, sáng tạo sự thay đổi cơ bản trong chính người ta. Nếu người ta nhận biết rằng có thể có hòa bình và hạnh phúc cho con người chỉ qua sự giáo dục đúng đắn, vậy thì người ta sẽ dâng hiến toàn sống và sự hứng thú của người ta cho nó.

 Người ta dạy học bởi vì người ta mong muốn đứa trẻ được phong phú bên trong, mà sẽ giúp đỡ đứa trẻ cho giá trị đúng đắn đối với những sở hữu. Nếu không có sự phong phú bên trong, những sự vật của thế gian trở thành quan trọng cực kỳ, dẫn đến vô số hình thức của hủy diệt và đau khổ. Người ta dạy học để khuyến khích học sinh tìm được thiên hướng thực sự của em ấy, và tránh xa những nghề nghiệp nuôi dưỡng sự đối nghịch giữa con ngườicon người. Người ta dạy học để hướng dẫn giới trẻ hướng về sự hiểu rõ về chính mình, mà nếu không có nó không thể có hòa bình, không hạnh phúc vĩnh cửu. Dạy học của người ta không là tự thành tựu, nhưng là tự từ bỏ.

 Nếu không có loại dạy học đúng đắn, ảo tưởng được nghĩ là sự thật, và thế là cá thể mãi mãi xung đột trong chính anh ấy, và thế là có xung đột trong sự liên hệ của anh ấy với những người khác, mà là xã hội. Người ta dạy học bởi vì người ta thấy rằng sự hiểu rõ về chính mình, một mình nó, và không là những giáo điều và những nghi lễ của tôn giáo có tổ chức, có thể sáng tạo một cái trí yên lặng; và sự sáng tạo đó, sự thật, Thượng đế, hiện diện chỉ khi nào ‘cái tôi’ và ‘cái của tôi’ được thay đổi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 17033)
Vượt qua một cây cầu dài và hơi bị rung lắc, bắc qua sông Falgu, chúng tôi đến khu vực được ngành du lịch Ấn Độ giới thiệu là làng Sujātā.
(Xem: 38466)
"Heartwood of the Bodhi tree" (Cốt lõi của cội Bồ-đề) - Buddhadasa Bhikkhu, Hoang Phong chuyển ngữ
(Xem: 21821)
Truyện Cổ Sự Tích Cứu Vật Phóng Sinh - Pháp sư Tịnh Không - Thích Phước Sơn dịch
(Xem: 21905)
Những Truyện Cổ Việt Nam Mang Màu Sắc Phật Giáo - Lệ Như Thích Trung Hậu, Sưu tầm & giới thiệu
(Xem: 69640)
Đức Bồ Tát Thái tử Siddhattha kiếp chót chắc chắn sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác. Khi Ngài đản sinh ra đời có đầy đủ 32 tướng tốt chính của Bậc Đại Nhân...
(Xem: 6794)
Ý tưởng về quyển sách này có từ việc tôi tình cờ đọc qua một quyển sách nhỏ có tên là “Món Quà Mang lại Bình An & Hạnh Phúc”
(Xem: 38590)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
(Xem: 43867)
Thiền dạy cho ta KHÔNG BIẾT, để lắng lòng tỉnh thức trước mọi tình huống cám dỗcon người nhận giặc làm con, nhận giả làm chơn, không thể nào vượt thoát sanh tử luân hồi...
(Xem: 43952)
Giáo pháp Thiền giống như một cánh cửa sổ. Trước nhất chúng ta mới nhìn vào chỉ thấy bề mặt phản ánh lờ mờ. Nhưng khi chúng ta tu hành thì khả năng nhìn thấy trở nên rõ ràng.
(Xem: 42772)
Khi buông hết tất cả, quý vị có thể tin tưởng vào Tự tánh của mình 100%. Lúc ấy tâm của quý vị trong sáng như hư không, như tấm gương trong suốt...
(Xem: 44267)
Không phải chúng ta hành thiền để được người khác mến phục, kính nể nhưng để đóng góp vào sự bình an của thế giới. Chúng ta làm theo những lời dạy của Ðức Phật...
(Xem: 22992)
Ở đây lời khuyên của Đức Phật đưa ra cho chúng ta là hãy sống thiện, chuyên cần và hành động một cách hiểu biết nếu chúng ta muốn giải quyết những vấn đề của chúng ta.
(Xem: 39068)
Đức Phật dạy Bốn Thánh Đế này cho chúng ta để đắc chứng Niết-bàn, Thánh Đế Thứ Ba, chấm dứt hoàn toàn tái sanh và do đó cũng chấm dứt luôn Khổ.
(Xem: 21655)
Nhìn chiếc cổng tre hai cánh mở bám đầy rêu xanh, an nhiên giữa tuyết sương, năm tháng - bất chợt, người con nhớ đến một câu thơ của ai đó: Cửa sài hai cánh mở...
(Xem: 42226)
Trí tuệ Phật giáo là một khả năng, một phẩm tính của tâm thức, tượng trưng cho một sự hiểu biết, nhưng là một sự hiểu biết chuyên biệt, được định hướng rõ rệt...
(Xem: 35421)
Đạo Bụt có một nền tảng nhân bản vững chắc, giúp ta biết sống có trách nhiệm, có từ bi với chính mình và mọi loài chung quanh. Người Phật tử con của Bụt là người biết bảo vệ môi sinh.
(Xem: 46363)
Nếu muốn đạt được sự giải thoát, trước hết chúng ta phải quán xét thật cẩn thận những gì chung quanh ta, hầu quán nhận được bản chất đích thật của chúng...
(Xem: 29964)
Tuệ Sỹ Đạo Sư - Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 2, Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang ấn hành... Nguyên Siêu
(Xem: 30694)
Tuệ Sỹ Đạo Sư - Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 1, Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang ấn hành... Nguyên Siêu
(Xem: 26114)
Nếp Sống Tỉnh Thức Của Đức Đạt Lai Lạt Ma (Trọn bộ 2 tập), tác giả Thích Nữ Giới Hương, Nhà xuất bản Hồng Đức 2012
(Xem: 20270)
Chúng ta phải tạo ra cho mình một thứ tình thân ái mới mẻ hơn để giao tiếp với thiên nhiên. Trước đây chúng ta đã không làm tròn được bổn phận đó.
(Xem: 25463)
Đây là cuốn sách đầu tiên ghi lại lịch sử Phật Giáo ở Úc Châu và ảnh hưởng của Phật Giáo đối với đời sống văn hóatâm linh của người Úc... Thích Nguyên Tạng
(Xem: 18393)
Vào nhà của đức Như-Lai, mặc áo của đức Như-Lai, ngồi chỗ của Như-Lai... HT. Thích Trí Quang
(Xem: 17024)
Nguyên tác: "Buddha The Healer", Buddhist Publication Society, Kandy, Sri Lanka; Dr. Ananda Nimalasuria; Phạm Kim Khánh dịch
(Xem: 40633)
“Đường về Cực Lạc” là con đường pháp dẫn ta và tất cả chúng sanh từ xứ ác trược Ta Bà về đến thế giới thanh tịnh Cực Lạc. Cũng chính là “Pháp môn Tịnh độ”...
(Xem: 21626)
"Chuyện Tình Của Liên Hoa Hòa Thượng" được phóng tác từ một câu chuyện lịch sử trong quyển "Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong"... Thích Như Điển
(Xem: 25764)
Sự phân tích về cái chết không phải là để trở nên sợ hãi mà là để biết trân quý kiếp sống này, trân quý kiếp người mà qua đó bạn có thể thực hành những pháp tu quan trọng.
(Xem: 41302)
Truyện kể về những bậc thánh siêu phàm trong Phật Giáo - Tác giả: Ngô Trọng Đức; Dịch giả: Từ Nhân
(Xem: 24807)
Thập Bát La Hán tượng trưng cho tín ngưỡng đặc thù dân gian. Cuộc đời của các Ngài siêu nhiên kỳ bí nhưng rất mực gần gũi chúng sanh.
(Xem: 23670)
Sự Tích Phật A-di-đà và Bảy vị Bồ-tát là một tác phẩm ngắn, giới thiệu về cuộc đờihạnh nguyện của Phật A-di-đà và bảy vị Bồ-tát Đại Thừa, được tạp chí Từ Bi Âm biên soạn...
(Xem: 14992)
Nếu như những tôn giáo khác chú trọng quyền năng của đấng Sáng thế, đòi hỏi sự tuân phục và niềm tin tuyệt đối, thì Phật giáo, từ ngàn xưa, luôn đẫm tinh thần dân chủ.
(Xem: 19878)
Bằng kinh nghiệm của riêng tôi, tôi đã học được phương pháp hữu hiệu nhất để vượt qua khủng hoảng là sự tiếp xúc chặt chẽ và trao đổi giữa những người có niềm tin khác nhau...
(Xem: 37665)
Có thể nói nguyên nhân sâu xathen chốt nhất của sự biến mất truyền thống Tăng bảo trong Phật giáo Nhật Bản hiện tạibản thể giới luật của Tăng không được coi trọng.
(Xem: 19010)
Ngõ Thoát - tức Phương Trời Cao Rộng 3, truyện dài của Vĩnh Hảo, Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1996
(Xem: 17602)
Bụi Đường - tức Phương Trời Cao Rộng 2, truyện dài của Vĩnh Hảo, Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1995, tái bản năm 1996
(Xem: 23442)
Núi Xanh Mây Hồng - Truyện vừa của Vĩnh Hảo, Khởi viết tại Sài Gòn 1980, hoàn tất tại Long Thành 1982
(Xem: 36152)
Pháp hành thiền không chỉ dành riêng cho người Ấn Độ hay cho những người trong thời Đức Phật còn tại thế, mà là cho cả nhân loại vào tất cả mọi thời đại và ở khắp mọi nơi.
(Xem: 40237)
Tăng bảo, nương vào phần tự giác của pháp làm cơ sở để kiến lập xã hội hòa bình, nhân gian Tịnh độ... Thích Đồng Bổn
(Xem: 19414)
Đây là một trong số ba-mươi bài kinh trong tập Trung A Hàm do Christian Maes tuyển chọn để dịch thẳng từ tiếng Pa-li sang tiếng Pháp... Hoang Phong dịch
(Xem: 21632)
Ở trên khuôn viên của núi Mihintale hiện còn có một hang động và người ta cho rằng hang động ấy là nơi mà Tôn giả Mahinda đã ở lại đấy trong lần đầu tiên ngài đến Mihintale.
(Xem: 46044)
"Hộ-Niệm" đúng Chánh Pháp, hợp Lý Đạo, hợp Căn Cơ. Thành tựu bất khả tư nghì! ... Cư Sĩ Diệu Âm
(Xem: 35794)
Cốt Nhục Của Thiền là một tác phẩm ghi lại 101 câu chuyện về thiền ở Trung Hoa và Nhật Bản - Trần Trúc Lâm dịch
(Xem: 28440)
Tác phẩm này là công trình nghiên cứu mang tính khoa học, nhưng nó có thể giúp cho các nhà nghiên cứu về Phật giáo tìm hiểu thêm về lịch sử Phật giáo...
(Xem: 28731)
Nguyễn Du cho chúng ta thấy rằng Cụ không những là một người am hiểu sâu xa về Phật giáo mà còn là một hành giả tu tập Thiền tông qua Kinh Kim Cương... Đại Lãn
(Xem: 32032)
Đức Phật khi còn tại thế đã luôn luôn từ chối việc dùng giáo lý để thỏa mãn khao khát kiến thức con người... Nguyễn Điều
(Xem: 26133)
‘Sự quyến rũ của Đạo Phật Trong Thế Giới Mới’ được tuyển dịch từ những bài viết và pháp thoại của nhiều bậc Tôn túc và các học giả Phật Giáo nổi tiếng thế giới...
(Xem: 33303)
Những lúc vô sự, người góp nhặt thường dạo chơi trong các vườn Thiền cổ kim đông tây. Tiêu biểu là các vườn Thiền Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
(Xem: 24022)
Đại Hội Khoáng Đại kỳ IV được triệu tập vào các ngày 17, 18, 19/03/2011 tại Chùa Pháp Hoa, 20 Butler Ave, Pennington, SA 5013, Australia
(Xem: 24735)
Qua ký sự, tác giả giới thiệu những vùng đất tâm linh của Phật giáo đồng thời nói lên niềm cảm khái của mình trước các vùng đất thiêng liêng, và cảm xúc của ông về thế giới hiện đại.
(Xem: 54355)
Muốn thực sự tiếp xúc với thực tại, cho dù đó bất cứ là gì, chúng ta phải biết cách dừng lại trong kinh nghiệm của mình, lâu đủ để nó thấm sâu vào và lắng đọng xuống...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant