Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chương 08: Nghệ thuật, Vẻ đẹp và Sáng tạo

12 Tháng Chín 201100:00(Xem: 7131)
Chương 08: Nghệ thuật, Vẻ đẹp và Sáng tạo

J. KRISHNAMURTI
GIÁO DỤCÝ NGHĨA CỦA SỐNG
Education and the Significance of Life
Lời dịch: Ông Không
– Tháng 8-2011

CHƯƠNG VIII

NGHỆ THUẬT, VẺ ĐẸP VÀ SÁNG TẠO

H

ầu hết chúng ta đều đang cố gắng liên tục để tẩu thoát khỏi chính chúng ta; và bởi vì nghệ thuật cống hiến một phương tiện dễ dàng và kính trọng của thực hiện như thế; nó đảm đương một vai trò quan trọng trong những sống của nhiều người. Trong sự ham muốn của không suy nghĩ về mình, vài người nhờ vào nghệ thuật, những người khác vay mượn nhậu nhẹt, trong khi những người khác nương nhờ những giáo điều thuộc tôn giáo tưởng tượng và huyền bí.

 Khi, có ý thức hay không ý thức, chúng ta sử dụng cái gì đó để tẩu thoát khỏi chính chúng ta, chúng ta bị nghiện ngập nó. Phụ thuộc vào một người, một bài thơ, hay điều gì bạn muốn, như một phương tiện của giải thoát khỏi những lo âu và những phiền muộn của chúng ta, mặc dù vơi bớt trong chốc lát, chỉ tạo ra xung độtmâu thuẫn thêm nữa trong những sống của chúng ta.

 Trạng thái của sáng tạo không thể hiện diện khi có xung đột, và vì vậy loại giáo dục đúng đắn nên giúp đỡ cá thể đối diện những vấn đề của anh ấy và không tôn vinh những phương cách của tẩu thoát; nó nên giúp đỡ anh ấy hiểu rõ và xóa sạch xung đột, bởi vì chỉ như thế trạng thái sáng tạo mới có thể hiện diện.

 Nghệ thuật bị tách khỏi sống không có ý nghĩa nhiều lắm. Khi nghệ thuật tách khỏi đang sống hàng ngày của chúng ta, khi có một khoảng trống giữa sống thuộc bản năng của chúng ta và những nỗ lực của chúng ta trên khung vải vẽ, trong đá cẩm thạch hay trong những từ ngữ, lúc đó nghệ thuật chỉ trở thành một diễn tả của sự ham muốn hời hợt của chúng ta để tẩu thoát khỏi sự thật của cái gì là. Nối liền khoảng trống này gian nan lắm, đặc biệt cho những người có tài năng và thành thạo thuộc kỹ thuật; nhưng chỉ khi nào khoảng trống được nối liền thì sống của chúng ta mới trở thành tổng thể và nghệ thuật là một diễn tả hòa hợp của chính chúng ta.

 Cái trí có khả năng tạo ra sự ảo tưởng; và nếu không hiểu rõ những phương cách của nó, tìm kiếm nguồn cảm hứng là mời mọc tự dối gạt. Cảm hứng hiện diện khi chúng ta khoáng đạt với nó, không phải khi chúng ta đang ve vãn nó. Nỗ lực để nhận được cảm hứng qua bất kỳ hình thức nào của sự kích thích chỉ dẫn đến mọi loại ảo giác.

 Nếu người ta không nhận biết được ý nghĩa của sự tồn tại, khả năng hay tài năng trao sự nhấn mạnh và sự quan trọng cho cái tôi và những khao khát của nó. Nó có khuynh hướng khiến cho cá thể tự cho mình là trung tâm và gây tách rời; anh ấy tự cảm thấy chính anh ấy là một thực thể tách rời, một hiện diện cao cấp, tất cả điều đó nuôi dưỡng nhiều tội lỗi và gây ra đấu tranh và đau khổ không ngớt. Cái tôi là một mớ của nhiều thực thể, mỗi thực thể đối nghịch với những thực thể còn lại. Nó là một trận chiến của những ham muốn gây xung đột, một trung tâm của sự đấu tranh liên tục giữa ‘cái của tôi’ và ‘cái không của tôi’; và chừng nào chúng ta còn trao sự quan trọng cho cái ngã, ‘cái tôi’ và ‘cái của tôi’, sẽ luôn luôn đang gia tăng sự xung đột trong chính chúng ta và trong thế giới.

 Một nghệ sĩ thực sự vượt khỏi sự hão huyền của cái tôi và những tham vọng của nó. Có khả năng của sự diễn tả khác thường, và tuy nhiên bị trói buộc trong những phương cách của thế gian, tạo ra một sống của mâu thuẫn và đấu tranh. Khen ngợi hay khâm phục, khi bị nhập tâm, thổi phồng cái tôi và hủy diệt sự tiếp nhận, và sự tôn sùng của thành công trong bất kỳ lãnh vực nào chắc chắn hủy hoại sự thông minh.

 Bất kỳ khuynh hướng hay tài năng nào mà dẫn đến sự cô lập, bất kỳ hình thức nào của tự nhận dạng, dù hứng khởi ra sao, gây biến dạng sự diễn tả của nhạy cảm và tạo ra vô cảm. Nhạy cảm bị tê liệt khi tài năng trở thành cá nhân, khi sự quan trọng được trao cho ‘cái tôi’ và ‘cái của tôi’ – tôi vẽ, tôi viết, tôi sáng chế. Chỉ khi nào chúng ta nhận biết mọi chuyển động của sự suy nghĩcảm thấy riêng của chúng ta trong sự liên hệ của chúng ta với con người, với những sự việc sự vật và với thiên nhiên, thì cái trí mới khoáng đạt, linh hoạt, không bị trói buộc trong những đòi hỏi và những theo đuổi tự phòng vệ; và chỉ lúc đó mới có nhạy cảm đến những xấu xí và những đẹp đẽ, mà không bị cản trở bởi cái tôi.

 Nhạy cảm đến vẻ đẹp và đến xấu xí không xảy ra qua sự quyến luyến; nó hiện diện cùng tình yêu, khi không có những xung đột tự tạo tác. Khi chúng ta nghèo khó bên trong, chúng ta buông thả trong mọi hình thức của sự phô trương phía bên ngoài, trong giàu có, quyền hành và những tài sản. Khi những quả tim của chúng ta trống rỗng, chúng ta lượm lặt mọi thứ. Nếu chúng ta có thể kiếm được nó, chúng ta bao bọc chính chúng ta bằng những vật mà chúng ta nghĩ là đẹp đẽ, và bởi vì chúng ta trao cho chúng sự quan trọng tuyệt đối, chúng ta chịu trách nhiệm cho sự đau khổ và hủy diệt nhiều như thế.

 Tinh thần tham lợi không là tình yêu vẻ đẹp; nó phát sinh từ sự ham muốn được an toàn, và được an toàn là vô cảm. Ham muốn được an toàn tạo ra sự sợ hãi; nó khởi động một qui trình của cô lậpthiết lập những bức tường của kháng cự quanh chúng ta, và những bức tường này ngăn cản tất cả nhạy cảm. Dù một vật có lẽ đẹp đẽ ra sao, chẳng mấy chốc nó sẽ mất đi sự quyến rũ của nó đối với chúng ta; chúng ta quen thuộc nó, và cái mà là một hân hoan trở thành rỗng tuếch và khô khan. Vẻ đẹp vẫn còn ở đó, nhưng chúng ta không còn khoáng đạt với nó nữa, và nó đã bị cuốn hút vào sự tồn tại hàng ngày đơn điệu của chúng ta.

 Bởi vì những quả tim của chúng ta bị chai cứng và chúng ta đã quên bẵng làm thế nào để khoáng đạt, làm thế nào để nhìn ngắm những vì sao, những cái cây, những phản ảnh trên dòng nước, chúng ta khao khát sự khích động của những bức tranh và những nữ trang, của những quyển sách và những vui chơi vô tận. Liên tục, chúng ta đang tìm kiếm những hứng khởi mới, những kích thích mới, chúng ta thèm khát vô vàn những cảm xúc mạnh mẽ. Chính là sự thèm khát này và sự thỏa mãn của nó mới khiến cho cái trí và quả tim chai lỳ và đờ đẫn. Chừng nào chúng ta còn đang tìm kiếm cảm xúc, những sự vật mà chúng ta gọi là đẹp đẽ hay xấu xí không là gì cả ngoại trừ một ý nghĩa rất giả tạo. Có sự hân hoan vĩnh viễn chỉ khi nào chúng ta có thể tiếp cận những sự vật sự việc trong sáng lại – mà không thể xảy ra được chừng nào chúng ta còn hứng thú trong những ham muốn của chúng ta. Sự thèm khát có được cảm xúcthỏa mãn ngăn cản đang trải nghiệm cái mà luôn luôn mới mẻ. Những cảm xúc có thể mua được, nhưng tình yêu của vẻ đẹp không thể.

 Khi chúng ta nhận biết sự trống rỗng của những cái trí và những quả tim riêng của chúng ta mà không tẩu thoát khỏi nó để vào bất kỳ loại kích thích hay cảm xúc nào, khi chúng ta hoàn toàn khoáng đạt, nhạy cảm cao độ, chỉ lúc đó mới có thể có được sự sáng tạo, chỉ đến lúc đó chúng ta sẽ tìm được sự hân hoan sáng tạo. Vun đắp những cái bên ngoài mà không hiểu rõ những cái bên trong chắc chắn phải thiết lập những giá trị đó mà dẫn con người đến sự hủy diệt và đau khổ.

 Học hành một kỹ thuật có lẽ cung cấp cho chúng ta một việc làm, nhưng nó sẽ không khiến cho chúng ta sáng tạo; ngược lại, nếu có sự hân hoan, nếu có ngọn lửa sáng tạo, nó sẽ tự tìm được một phương cách để tự diễn tả chính nó, người ta không cần học hành một phương pháp của diễn tả. Khi người ta thực sự muốn sáng tác một bài thơ, người ta viết nó, và nếu người ta có phương pháp kỹ thuật, thì càng hay ho hơn; nhưng tại sao lại quá nhấn mạnh vào cái gì mà chỉ là một phương tiện của truyền đạt nếu người ta không có gì để diễn tả? Khi có tình yêu trong những quả tim của chúng ta, chúng ta không cần tìm kiếm một phương pháp để sắp xếp những từ ngữ vào chung.

 Những nghệ sĩ vĩ đại và những văn hào vĩ đại có lẽ là những người sáng tạo, nhưng chúng ta không là, chúng ta chỉ là những khán giả. Chúng ta đọc vô số những quyển sách, lắng nghe âm nhạc tuyệt vời, nhìn ngắm những tác phẩm nghệ thuật, nhưng chúng ta không bao giờ trải nghiệm trực tiếp những siêu phàm; trải nghiệm của chúng ta luôn luôn qua một bài thơ, qua một bức tranh, qua nhân cách của một vị thánh. Muốn ca hát chúng ta phải có một bài hát trong những quả tim của chúng ta, nhưng bởi vì đã mất bài hát, chúng ta theo đuổi người ca sĩ. Nếu không có một người trung gian chúng ta cảm thấy bị lạc lõng; nhưng chúng ta phải bị lạc lõng trước khi chúng ta có thể khám phá bất kỳ điều gì. Khám phá là sự khởi đầu của sáng tạo; và nếu khôngsáng tạo, dù chúng ta có lẽ thực hiện bất kỳ việc gì, không thể có hòa bình hay hạnh phúc cho con người. Chúng ta nghĩ rằng chúng ta sẽ có thể sống hạnh phúc, sáng tạo, nếu chúng ta học hành một phương pháp, một kỹ thuật, một kiểu cách; nhưng hạnh phúc sáng tạo hiện diện chỉ khi nào có sự giàu có bên trong, nó không bao giờ có thể đạt được qua bất kỳ hệ thống nào. Tự hoàn thiện, mà là một cách khác của bảo đảm sự an toàn cho ‘cái tôi’ và ‘cái của tôi,’ không là sáng tạo, nó cũng không là tình yêu vẻ đẹp. Sáng tạo hiện diện khi có sự nhận biết liên tục những phương cách của cái trí, và của những cản trở nó đã tự thiết lập cho chính nó.

 Sự tự do để sáng tạo hiện diện cùng sự hiểu rõ về chính mình; nhưng sự hiểu rõ về chính mình không là một tài năng. Người ta có thể sáng tạo mà không có bất kỳ tài năng đặc biệt nào. Sự sáng tạo là một trạng thái của hiện diện mà trong đó những xung đột và những đau khổ của cái tôi không còn nữa, một trạng thái mà trong đó cái trí không bị trói buộc trong những đòi hỏi và những theo đuổi của sự ham muốn.

 Để sáng tạo không chỉ là sáng tác những bài thơ, hay chạm khắc những bức tượng, hay sinh sản những đứa trẻ; nó là ở trong một trạng thái mà trong đó sự thậtthể hiện diện. Sự thật hiện diện khi có một kết thúc hoàn toàn của sự suy nghĩ; và sự suy nghĩ kết thúc chỉ khi nào cái tôi không còn, khi cái trí đã ngừng sáng chế, đó là, khi nó không còn bị trói buộc trong những theo đuổi riêng của nó. Khi cái trí hoàn toàn bất động mà không bị ép buộc hay bị rèn luyện vào sự bất động, khi nó yên lặng bởi vì cái tôi ngừng hoạt động, lúc đó có sự sáng tạo.

 Tình yêu của vẻ đẹp có lẽ tự diễn tả về chính nó trong một bài hát, trong một nụ cười, hay trong sự yên lặng; nhưng hầu hết chúng ta đều không có khuynh hướng để yên lặng. Chúng ta không có thời gian để nhìn ngắm những con chim, những đám mây bay qua, bởi vì chúng ta quá bận rộn với những theo đuổi và những vui thú của chúng ta. Khi không có vẻ đẹp trong những quả tim của chúng ta, làm thế nào chúng ta có thể giúp đỡ những đứa trẻ tỉnh táo và nhạy cảm? Chúng ta cố gắng nhạy cảm với vẻ đẹp trong khi lẩn tránh những xấu xí; nhưng lẩn tránh những xấu xí dẫn đến vô cảm. Nếu chúng ta muốn phát triển sự nhạy cảm trong những đứa trẻ, chính chúng ta phải nhạy cảm với vẻ đẹp và với xấu xí, và phải tận dụng mọi cơ hội để thức dậy trong các em sự hân hoan hiện diện trong đang thấy, không chỉ vẻ đẹp mà con người đã sáng chế, nhưng còn cả vẻ đẹp của thiên nhiên.

Bắt đầu 20:00 ngày 8 tháng 5 năm 2011
Dịch xong 8:30 ngày 29 tháng 5 năm 2011
Hoàn tất 14: 20 ngày 05 tháng 07 năm 2011

(CÙNG DỊCH GIẢ)

Đã dịch:
1 – Sổ tay của Krishnamurti
Krishnamurti’s Notebook
2 – Ghi chép của Krishnamurti
Krishnamurti’s Journal
3 – Krishnamurti độc thoại
 Krishnamurti to Himself
4 – Ngẫm nghĩ cùng Krishnamurti
Daily Meditation with Krishnamurti
5 – Thiền định 1969
 Meditation 1969
6 – Thư gửi trường học
 Letters to Schools
7 – Nói chuyện cuối cùng 1985 tại Saanen
 Last Talks at Saanen 1985
8 – Nghĩ về những việc này
 Think on these things
9 – Tương lai là ngay lúc này
The Future is now
10 – Bàn về Thượng đế
 On God
11– Bàn về liên hệ
 On Relationship
12 – Bàn về giáo dục
 On Education
13 – Bàn về sống và chết
 On living and dying
14 – Bàn về tình yêu và sự cô độc [2-2009] 
 On Love and Loneliness
15 – Sự thức dậy của thông minh Tập I/II [2009 ]
 The Awakening of Intelligence
16 – Bàn về xung đột [4-2009]
 On Conflict
17 – Bàn về sợ hãi
 On Fear
18 – Vượt khỏi bạo lực [6-2009]
 Beyond Violence
19 – Bàn về học hànhhiểu biết [8-2009]
 On Learning and Knowledge
20 – Sự thức dậy của thông minh Tập II/II [12-2009 ]
 The Awakening of Intelligence
21 – Nghi vấn không đáp án [2009]
 The Impossible Question
22 – Tự do đầu tiên và cuối cùng [4-2010]
 The First and Last Freedom
23 – Bàn về cách kiếm sống đúng đắn [5-2010]
 On Right Livelihood
24– Bàn về thiên nhiên và môi trường [5-2010]
 On Nature and The Environment
25– Tương lai của nhân loại [5-2010]
 The Future of Humanity 
26– Đoạn kết của thời gian
 The Ending of Time [5-2010]
27– Sống chết của Krishnamurti – 2009
 The Life and Death of Krishnamurti 
 A Biography by Mary Lutyens [Đã dịch xong]
28–Trách nhiệm với xã hội [6-2010]
 Social Responsibility
29– Cá thểxã hội [7-2010]
 Individual & society
30– Cái gương của sự liên hệ [11-2010]
 The Mirror of Relationship
31­– Bàn về cái trí và suy nghĩ [8-2010]
 On mind & thought
32– Tại sao bạn được giáo dục? [2-2011]
Why are you being educated?
33– Bàn về Sự thật [3-2011]
 On Truth
34– Tiểu sử của Krishnamurti – Tập I/II [5-2011]
Krishnamurti's biography by Pupul Jayakar
35– Tiểu sử của Krishnamurti – Tập II/II [6-2011]
Krishnamurti's biography by Pupul Jayakar
36- Truyền thốngCách mạng [7-2011]
Tradition & Revolution
37- Beginnings of Learning [8-2011]
Khởi đầu của học hành
38- Giáo dụcý nghĩa của sống [9-2011]
 Education and Significance of Life

______________________________

Đón đọc:

39- Cuộc đời trước mặt [10-2011]
 Life Ahead
40- Gặp gỡ sự sống [11-2011]
Meeting Life
41- Giới hạn của suy nghĩ [12-2011]
 The Limits of Thought
42- Fire in the mind [01-2012]

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26478)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
(Xem: 19889)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực...
(Xem: 18120)
Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thứcý thức cấp bách...
(Xem: 32663)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 18735)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốtthông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
(Xem: 31465)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32400)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 20014)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 26179)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 20196)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 23701)
Tôi tự cho rằng tôi có thực hay đó chỉ là một ý nghĩ về tôi do tôi tưởng nghĩ về tôi hoặc một ý nghĩ hay một hình ảnh về tôi do kẻ khác hay những kẻ khác tưởng nghĩ về tôi?
(Xem: 23780)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 15042)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
(Xem: 14973)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant