Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phần III: Giáo sư H.N. Banerjee

20 Tháng Chín 201100:00(Xem: 6690)
Phần III: Giáo sư H.N. Banerjee

NHỮNG CHUYỆN LUÂN HỒI HIỆN ĐẠI
Tỳ kheo Thích Tâm Quang trích dịch

III. GIÁO SƯ H.N. BANERJEE

Giáo Sư H.N. Banerjee là một Giáo Sư nổi tiếng Khoa Trưởng Khoa Tâm Linh của Ðại Học Ðường Rajasthan, Jaipur, Ấn Ðộ. Ông chuyên khảo cứu về các vụ luân hồi tại Âu cũng như Á. Hàng trăm chuyện luân hồi đã được giáo sư điều tra tại chỗ. Hồ sơ các vụ đó hiện còn đang lưu trữ tại Trường Ðại Học này.

Sau đây là hai vụ điển hình: Chandgari và Necati trong cuốn Reincarnation East and West của tác giả do nhà Xuất Bản Double Day, New York, Garden City phát hành năm 1974.

-ooOoo-

-20-

CHANDGARI

Tác Giả: H.N. Banerjee

Chandgari là một làng nhỏ có dân số hơn 1 ngàn người nằm trên Thượng Lưu Sông Hằng, Ấn Ðộ. Từ Ðại Lộ Chính đường dẫn vào làng là những con đường nhỏ, thế mà một câu chuyện luân hồi xảy ra đã khiến cái làng bộ nhỏ xa xôi này trở thành nổi tiếng trên thế giới làm cho tất cả các Trung Tâm Tâm Lý, Siêu Linh Học đều phải chú ý.

Câu chuyện nghịch lý bằng sanh mà cũng là tử nữa. Câu chuyện không xảy ra chỉ riêng ở làng Chandgari mà cũng còn liên quan đến làng Itarni thuộc Quận Aligarth cách Chandgari chừng ít dậm.

Vào đầu năm 1960, một thanh niên làng Itarni tên là Bhajan Singh, 21 tuổi bị chết sau một cơn sốt cấp tính.

Cũng khoảng thời gian trên một đứa bộ được sanh ra tại Chandgari và được cha mẹ đặt tên là Munesh. Từ khi chào đời đến lúc lên 3 tuổi mọi việc đều bình thường, không có gì đáng kể. Nhưng khi được 4 tuổi, trong lúc chơi với các bạn đồng trang lứa, em thường nhắc đến cái làng Atharni và nói rằng em đã từng ở nơi ấy. Các bạn em đều chế nhạo, cho rằng em nói đến một cái tên xa lạ không có trên thực tế.

Một hôm người mẹ đang tắm cho em thì em la lối om sòm. Bà giận dữ tát em một bạt tai. Em hờn dỗi nói: "Mẹ à, nếu mẹ đánh con nữa, con sẽ đi khỏi nơi đây". Bà thắc mắc hỏi em định đi đâu. Với một giọng tự nhiên em trả lời: "Con sẽ trở về làng con, làng Atharni mới thật sự là làng của con, con không phải người thuộc làng này". Người mẹ chưa bao giờ nghe thấy làng Atharni cả, nhưng sau vài phút nghĩ ngợi bà cho rằng có lẽ em muốn nói đến làng Itarni, một làng cách xa Chandgari vài dậm. Bà la rầy và cấm em không được nói đến chuyện ngớ ngẩn ấy nữa. Em cãi lại là chuyện này không ngớ ngẩn và còn cho biết tên em không phải là Munesh mà la Bhajan Singh, người làng Atharni chứ không phải làng này.

Em còn nói em có một căn nhà, một cái giếng, một thửa vườn và một nông trại. Em nói thêm: "Con có một người vợ, một người anh, một người mẹ và một người con gái".

Người mẹ mắng em và bảo em đừng bao giờ kể chuyện của đứa trẻ nít ban ngày mê ngủ, nhưng ngược lại em nói đó là sự thực. Giận quá, bà đánh em một trận nên thân và bắt em phải im ngay.

Khi bắt đầu đi học, Munesh kể cho bạn bè ở trường về gia đình em ở làng Atharni. Mọi người đều chế nhạo chê cười câu chuyện của em. Song không bao giờ Munesh thay đổi và cả quyết chính em là Bhajan Singh, em có thể nhớ lại tất cả những chuyện thật của em ở kiếp trước. Không một ai trong gia đình cũng như trong bạn bè của em tin tưởng vào câu chuyện. Tuy nhiên trong gia đình em có ông nội em là người thương em nhiều nhất. Ông cô quyết định điều tra vụ này xem thực hư ra sao. Ông cô nghỉ rằng sau khi tìm được sự thực, tất nhiên Munesh không còn nói bậy nữa. Ông cô có biết một người láng giềng quê ở Itarni, do đó ông cô đã tìm đến người này. Người láng giềng này đã có tuổi nên có nhiều ký ức về quá khứ. Ông cô hỏi: "Có bao giờ ông nghe thấy ở Itarni có một người tên là Bhajan Singh không? Người này đã chết sau một cơn sốt, để lại một người vợ và một người con gái?"

Sau một hồi suy nghĩ, người láng giềng cho biết: "Tôi có nhớ một người ở Itarni có cái tên như vậy, và người ấy đã chết rồi để lại một người vợ và một người con gái. Hiện nay người vợ và đứa con gái đang sống tại Itarni".

Sau khi nghe được tin này, ông cô viết thơ cho gia đình Bhajan Singh và cho biết cháu nội ông tên Munesh ở Chandgari là hiện thân của Bhajan Singh.

Ít ngày sau, người anh của Bhajan Singh và người em rể của Bhajan Singh đã đến Chandgari để tìm hiểu sự việc. Khi hai người đến thì Munesh còn đang đi học. Munesh được người nhà đón về. Khi gặp hai người này thì Munesh nhận ra một trong hai người là anh của mình. (Từ lúc sanh ra đến nay, Munesh chưa bao giờ được gặp người này cả) Munesh nói: "Anh là anh tôi tên là Bhure Singh"

Chắp hai tay như cầu nguyện với vẻ kính cẩn em lại trước người lạ và gọi người này là anh. Người này không phải là người nhẹ dạ chấp nhận ngay mà liên tiếp hỏi Munesh về nhà cửa, về gia đình tại Itarni và về vợ con ra sao. Munesh đã trả lời đúng những câu hỏi của người anh không chút ngập ngừng. Munesh còn cho ngừời anh biết ở tiền kiếp em có một người bạn thân ở gần nhà. Người anh hỏi tên người đó thì Munesh cho biết tên là Bhagwati. Ông Bhure Singh xác nhận "Ðúng như vậy, Bhajan Singh và Bhagwati trước đây cùng lứa tuổi và hai người rất thân với nhau. Chúng là đôi bạn thân cho đến ngày Bhajan Singh từ trần lúc 21 tuổi.

Khi người anh và người em rể lên đường về nhà thì Munesh hết sức buồn bã, cố giữ lấy người anh và năn nỉ người anh đừng về. Người anh đã phải dỗ dành Munesh như sau: "Em cứ an tâm, trong ít ngày nữa anh sẽ trở lại, khoảng một tuần thôi anh sẽ đến đây mang Munesh về thăm Itarni".

Vài ngày sau có hai người đàn bà tới làng Chandgari. Một người là Ayodhya Devi, vợ của Bhajan Singh và người thứ hai là chị dâu của em. Ðể tìm hiểu sự thực cũng như bán tín bán nghi về tin tức một đứa trẻ tự nhận là chồng luân hồi trở về, nên người vợ đã cùng người chị dâu tìm đến làng Chandgari để gặp Munesh.

Hai người đàn bà này vóc dáng hao hao giống nhau, cũng cao và mảnh khảnh; 2 người đều che mạng kín mặt. Nghe tin có 2 người đàn bà lạ tới làng để tìm Munesh, một số dân làng đã đổ xô đến nhà Munesh. Khi gặp Munesh và ông nội, hai người đàn bà này vẫn che mạng và không giới thiệu mình là ai. Ông nội Munesh muốn thử cháu nên hỏi: "Này Munesh trong hai người đàn bà này, một người là mẹ con đấy, con có nhận được ai là mẹ con không?". Không chút ngập ngừng, Munesh trả lời không ai là mẹ của Munesh cả, chỉ có vợ và chị dâu. Ngay lập tức Munesh chạy lại cầm tay Ayodhya Devi và nói rằng: "Ðây là vợ tôi".

Vừa sợ hãi vừa nghi ngờ có thể đây là một cái bẫy nên bà ta đã vội vàng rút tay ra khỏi bàn tay của Munesh. Tuy nhiên khóe mắt của bà ta và Munesh nhìn nhau chứa chan tình cảm. Người đàn bà dịu dàng nói với Munesh: "Lại đây tôi hỏi vài câu". Rồi người góa phụ hỏi Munesh nếu quả thật Munesh là hiện thân của người chồng có thì hãy cho biết những chuyện bí mật riêng tư giữa hai người mà người ngoài không ai biết được.

Munesh trả lời: "Ðúng vậy tôi có đánh vợ tôi bằng hai cái cây dùng để xay bột. Sau khi dự cuộc thi ở Agra, tôi trở về Itarni thì gặp vợ tôi đang cãi nhau với mẹ tôi. Tôi đã đánh vợ tôi và làm cánh tay phải của vợ tôi bị chảy máu".

Người góa phụ vô cùng sửng sốt, và xác nhận việc bất hạnh đó quả có xảy ra. Rồi Munesh còn cho góa phụ biết thêm nhiều chi tiết về sự thân mật giữa hai vợ chồng mà chỉ có hai người biết được mà thôi. Lúc nói những điều bí mật này Munesh đã không cho mọi người nghe thấy.

Góa phụ Ayodhya Devi xác nhận những gì Munesh nói đều đúng sự thực và xin phép cho Munesh cùng về Itarni. Bấy giờ gia đình Munesh mới tin đây không phải là một chuyện ngớ ngẩn mà là một chuyện có thực. Munesh cùng ông nội đi Itarni. Khi đến nơi thì một đám đông người đã chờ sẵn, trong đám đông này, Munesh đã nhận đươc Bhagwati Prasad, người bạn thântiền kiếp. Bhagwati nhận rằng anh đã chơi rất thân với Bhajan Singh xưa kia, để thử thách Bhagwati có hỏi Munesh nhiều câu, Munesh trả lời rất chính xác, có những sự kiện mà chỉ hai người biết được với nhau mà thôi. Tới Itarni Munesh không cần người hướng dẫn, tự mình tìm được nhà, và nhảy lên lòng mẹ Bhajan Singh. Munesh ôm chầm lấy bà, y như một đứa con mới tìm lại được mẹ sau nhiều năm xa cách. Mọi người chứng kiến nhìn thấy nước mắt đầm đìa trên gương mặt Munesh. Sau đó Munesh thăm nhà cửa chỉ cho biết những gì đã thay đổi so với hồi tiền kiếp.

Qua những sự kiện trên, Munesh quả là hiện thân của Bhajan Singh, đã từ trần vào năm 1960, lúc 21 tuổi tại Itarni.

-ooOoo-

-21-

NECATI

Tác Giả: H.N. Banerjee

Necati Unlustaskiran là một gia đình Ả Rập nghèo tại Thành Phố Adana, Thổ Nhĩ Kỳ. Khi mới chào đời em được đặt tên là Malik. Nhưng hai ngày sau, trong một cơn mộng, người mẹ đã thấy đứa con của mình yêu cầu được đổi tên là Necip.

Vì trong gia đình đã có người mang tên Necip rồi, nên theo tục lệ không thể hai người cùng một giòng họ cùng mang một tên nên gia đình đã quyết định đổi Necip thành Necati.

Khi bắt đầu biết nói, Necati thường kể những chuyện lạ lùng. Em nói những tên và những điều rất lạ mà gia đình em chưa hề thấy bao giờ cả. Em nói đến kiếp trước của em, em kể tên những người em quen biết và tên của những người em đã từng sống chung Em mô tả em lớn lên như thế nào, và ở tiền kiếp em đã bị một người bạn thân giết.

Em bảo ở tiền kiếp tên em là Necip Budak và em sống ở Mersin, Thổ Nhĩ Kỳ, vợ em tên là Zehara và có ba đứa con. Em nhớ lại là em rất sung sướng khi bồng bế đứa con trai tên Najak đi thăm người bạn thân Ahmed Renkli. Necip và Renkli là đôi bạn chí thiết.

Một việc bất hạnh đã xảy ra với đôi bạn này. Một hôm Ahmed Renkli báo cho Necip biết là Renkli sẽ qua thăm Necip và mang biếu anh một ít trà, nhưng khi Renkli đến lại quên mất trà. Necip phàn nàn và hai người to tiếng cãi nhau..., đi đến ẩu đả. Cuối cùng Renkli đã quá giận rút con dao nhíp sẵn có trong người và đâm túi bụi vào Necip. Necip đã chết thê thảm trên vũng máu.

Những người ở trong thị trấn thấy Necati quả là hiện thân của Necip Budak bị giết trước đây nên đều gọi Necati bằng tên Necip.

Những dữ kiện sau đây do Necati cho biết đã được kiểm chứng và xác nhận:

1. Zehara, vợ của Necip còn đang sống, chồng của Zehara tức Necip bị thảm sát. Zehara cùng Necip có ba người con.

2. Khi mang Necati đến nhà người chồng đã chết, Necati đã nhận được ngay ra được người vợ Zehara, nói được cả tên những đứa con, ngoại trừ đứa con thứ ba sanh sau khi Necip chết.

3. Một sự việc Necati nói là trong một cuộc cãi vã Necip đã lấy dao đâm vào đùi vợ. Ðúng như Necati đã nói, khi khám nghiệm Zehara có thấy một vết sẹo khá lớn trên đùi Zehara do Necip đâm.

4. Adana là nơi sanh của Necati. Adana cách xa Mersin là nơi trú ngụ bị đâm chết khoảng chừng 75 cây số. Gia đình Necati hiện tại và Necip-Zehara đều không có liên hệ và không hề quen biết nhau.

Phải chăng Necati chính là Necip Budak đã luân hồi nên mới có thể nhận được nào là vợ, nào là con và nhất là chỉ được vết thẹo trên đùi vợ mà chính Necip đã đâm trong khi nóng giận?

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26475)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
(Xem: 19888)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực...
(Xem: 18115)
Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thứcý thức cấp bách...
(Xem: 32657)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 18731)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốtthông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
(Xem: 31459)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32400)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 20010)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 26177)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 20193)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 23700)
Tôi tự cho rằng tôi có thực hay đó chỉ là một ý nghĩ về tôi do tôi tưởng nghĩ về tôi hoặc một ý nghĩ hay một hình ảnh về tôi do kẻ khác hay những kẻ khác tưởng nghĩ về tôi?
(Xem: 23777)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 15038)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
(Xem: 14969)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant