Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chương 04: Thái độ là quan trọng hơn hành động

20 Tháng Mười Hai 201100:00(Xem: 9356)
Chương 04: Thái độ là quan trọng hơn hành động

TÂM AN TỊNH HÒA BÌNH

Nguyên tác: The Peaceful Stillness of the Silent Mind
Tác giả: Lama Thubten Yeshe, Sydney Australia 1975
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – 26/12/2010

CHƯƠNG 4 

ĐỘNG CƠ QUAN TRỌNG HƠN HÀNH ĐỘNG

Ngày nay, mặc dù nhiều người nhận ra những giới hạn của sự thoãi mái vật chấtthích thú trong việc theo đuổi con đường tâm linh, nhưng chỉ ít người thật sự đánh giá đúng giá trị chân chính của việc thực hành Phật Pháp. Đối với hầu hết mọi người, việc thực hành Phật Pháp, tôn giáo, thiền quán, Yoga, hay bất cứ điều gì mà họ gọi, vẫn là nông cạn: họ chỉ đơn giản thay đổi áo quần họ mặc, thực phẩm họ ăn, cung cách họ bước đi, v.v... Nhưng không có điều gì là thật sự liên hệ với việc thực hành Phật Pháp.

 Trước khi bắt đầu thực hành Phật Pháp, chúng ta phải khảo sát một cách sâu xa tại sao chúng ta làm như thế. Chúng ta phải biết một cách chính xác vấn đềchúng ta đang cố gắng để giải quyết. Tiếp nhận một tôn giáo hay thực hành thiến quán chỉ bởi vì người bạn chúng ta làm như thế thì không phải là lý do tốt lành đầy đủ.

Thay đổi tôn giáo không giống như nhuộm áo quần, giống như làm điều gì đó màu trắng biến thành màu ngay tức thời. Đời sống tâm linhtinh thần, không phải vật lý; nó đòi hỏi sự thay đổi thái độ tinh thần. Nếu chúng ta tiếp cận sự thực hành tâm linh như cung cách chúng ta làm với những thứ vật chất thì chúng ta sẽ không bao giờ phát triển tuệ trí được; nó chỉ là một hành động.

Trước khi khởi hành cho một hành trình dài, chúng ta phải dự tính lộ trình một cách cẩn thận bằng việc nghiên cứu bản đồ; bằng trái lại, chúng ta sẽ lạc lối. Tương tự như thế, mù quáng đi theo bất cứ một tôn giáo nào cũng là rất nguy hiểm. Trong thực tế, những lỗi lầm trên lộ trình tâm linh là tệ hại hơn nhiều những thứ trong thế giới vật chất. Nếu chúng ta không thấu hiểu bản chất tự nhiên của con đường đến giải thoátthực hành một cách sai lạc, chúng ta sẽ không chỉ không đi đến đâu mà sẽ kết thúc trong một hướng trái ngược lại.

Do vậy, trước khi thực hành Phật Pháp, chúng ta phải biết chúng ta đang ở chỗ nào, tình trạng hiện tại của chúng ta ra sao, bản chất đặc thù của thân thể, lời nóitư duy của chúng ta thế nào. Rồi thì chúng ta sẽ thấy sự cần thiết cho việc thực hành Phật Pháp, lý do hợp lý cho việc thực hiện nó; chúng ta có thể thấy mục tiêu của chúng ta một cách rõ ràng hơn, với kinh nghiệm của chính chúng ta. Nếu chúng ta lên đường mà không có một viễn kiến rõ ràng về những gì chúng ta đang làm và nơi nào chúng ta đang cố gắng để đi đến, làm thế nào chúng ta có thể nói là chúng ta đang đi trên một lộ trình đúng đắn? Làm sao chúng ta có thể nói rằng chúng ta sai lạc hay không? Thật là sai lầm để hành động một cách mù mờ, suy nghĩ rằng, "À, cứ để mình thực hành điều gì đấy và xem chuyện gì sẽ xãy ra." Đấy là một công thức cho tai họa.

Đạo Phật thì ít quan tâm đến những gì chúng ta làm hơn là tại sao chúng ta làm như thế - động cơ của chúng ta. Thái độ tinh thần phía sau một hành động là quan trọng hơn nhiều của chính hành động. Chúng tathể hiện hữu bên ngoài trông như khiêm tốn, tâm linh, và chân thành, nhưng nếu những gì thúc đẩy chúng ta từ trong một tâm không trong sạch, nếu chúng ta đang biểu lộ hành động si mê trong bản chất của lộ trình, tất cả chúng ta cũng có thể gọi là những nỗ lực tâm linh sẽ không đưa chúng ta đi đâu cả và sẽ hoàn toàn là một sự lãng phí thời gian.

Thường thì những hành động của chúng ta trong giống như tôn giáo nhưng khi chúng ta xét lại động cơ của chúng ta, thái độ tinh thần bên dưới chúng, chúng ta sẽ thấy rằng chúng đối lập với những gì chúng hiện hữu. Không thẩm tra lại, chúng ta sẽ không bao giờ chắc chắn rằng những gì chúng ta thực hiện có phải là Phật Pháp hay không.

Chúng ta có thể đi đến Thánh đường mỗi Chú Nhật hay đến trung tâm Phật Pháp mỗi tuần, nhưng các điều này có phải là những hành vi Phật Pháp hay không? Đây là những gì chúng ta phải thẩm tra lại. Hãy nhìn vào trong và quyết đoán những loại tâm niệm nào đang thúc đẩy chúng ta làm những thứ này.

Nhiều quốc gia có những nền văn hóa lịch sử tôn giáo của riêng họ, nhưng thật sai lầm nếu nghĩ rằng chỉ đơn thuần theo đuổi những phong tục này sẽ làm cho hành vi của người ta tâm linh thánh thiện. Trước tiên nhất, văn hóa là gì, phong tục xã hội là gì? Những quy ước xã hội không quan hệ gì với tuệ trí - tri thức - thông hiểu phổ quát. Và ở tại mức độ của cá nhân, nó không quan hệ gì với việc chúng ta đến từ - Đông hay Tây - phong tục xã hội về ăn, uống, ngủ, và những hành vi thế gian khác không có liên hệ gì với tôn giáo.

Nếu quý vị nghĩ là nó có liên quan, sự thấu hiểu của quý vị thật sự sơ khai. Tôi không có ý nói là tôn giáo của quý vị sơ khai; ý tôi là sự thấu hiểu về tôn giáo của quý vị là sơ khai - cho dù là Phật Giáo, Ấn Giáo, Ki Tô Giáo hay bất cứ tôn giáo nào khác, quan điểm của quý vị về tôn giáo là một nhận thức hoàn toàn sai lầm. Nếu quý vị đi đến Thánh Đường hay Phật Đường chỉ đơn giản vì là phong tục tập quán - "Tôi đi bởi vì mọi người đã làm như thế" - thật là buồn cười và không hợp lý. Không có điều gì nổi bật. Quý vị không biết quý vị đang làm gì và tại sao.

Nếu quý vị sẽ thực hành Phật Pháp, thiền quán, theo đuổi con đường tâm linh, hãy làm như thế với sự thông hiểu. Nếu quý vị không thấu hiểu những gì quý vị đang thực hành hay tại sao, thì đừng làm thế.

Thí dụ, khi Đức Thế Tôn thiết lập giới luật của tu sĩLuật tạng, Ngài nói, "Nếu động cơ của quý vị cho việc trở thành một vị tăng hay ni đơn giản vì để có thực phẩm, áo quần, hay nơi cư trú, quý vị không thể được thọ giới." Hãy nhìn vào chúng ta tại sao chúng ta trở thành một thành viên của chính tôn giáo chúng ta trong ánh sáng của những gì Đức Phật đã nói.

Thường thường chúng ta tiếp nhận một niềm tin hay điều gì khác vì những lý do tạm bợ của tiếng tăm hay thoải mái, hay bởi vì 'tôi thích ý tưởng của họ'. Làm thế nào chúng ta biết rằng chúng ta thích ý tưởng của họ? Những gì về họ mà chúng ta thích? Quý vị đã thẩm tra họ chưa? Quý vị đã thẩm nghiệm để thấy những ý tưởng của họ có thích hợp với đời sống hàng ngày của quý vị chưa? Họ sẽ đem đến những sự thân chứng tâm linh cho quý vị và một tâm thức hòa bình trường cửu chứ? Hay họ chỉ xem có vẻ như là tốt đấy? "Tôi thích ý tưởng này; chúng có vẻ tốt." Chúng có vẻ tốt như thế nào? Chúng ta phải thẩm tra.

Tâm thức nông cạn chấp trước của chúng ta chỉ luôn luôn nhìn bên ngoài. Chúng ta không bao giờ nhìn để thấy những ý tưởngchúng ta nghe phù hợp với đời sống hằng ngày của chúng ta như thế nào. Đó là tại sao luôn luôn có một khoảng cách to lớn giữa chúng ta - những con người - và giáo thuyết cùng sự thực tập tôn giáo. Rồi thì, mục tiêu của con đường ấy là gì? Hoàn toàn vô dụng. Tự ngã của chúng ta vẫn chìm sâu trong chuyến du hành vật chất trần tục chấp trước của nó. Một số người tham gia trong một cộng đồng tâm linh bởi vì, "Nó dễ quá. Họ cho chúng tôi những thức ăn ngon và chúng tôi không cần phải làm." Điều ấy là tâm hồn quá hạn hẹp. Tuy thế, nhiều người vẫn thích như vậy. Tôi không bình phẩm bất cứ người nào cụ thể; tôi chỉ nói đại loại như thế. Đây chỉ là một thí dụ đơn lẻ. Quý vị sẽ thấy những người như thế trong mọi tôn giáo.

Do vậy, khi chúng ta quyết định thực tập bất cứ một tôn giáo nào, chúng ta phải biết tại sao. Chỉ đơn giảnvấn đề nghiên cứu những gì tôn giáo ấy nói. Chúng ta phải thẩm xét với chính tâm thức của chúng ta, "Tại sao tôi chấp nhận những ý tưởng của tôn giáo này?" Đấy là những gì chúng ta cần thẩm tra. Trái lại, chúng ta có thể học hỏi triết lý tôn giáo của chúng ta trong chiều sâu và có một cái đầu đầy ấp những ý tưởng đẹp đẻ nhưng vẫn không có dấu vết gì về việc những ý tưởng này liên hệ đến đời sống chúng ta như thế nào. Đấy là một nhận thức hoàn toàn sai lạc trong mục tiêu của tôn giáo.

Nếu quý vị nghĩ rằng sự thực tập tôn giáo chỉ có nghĩa đơn giản là việc học hỏi những tư tưởng mới, tốt hơn quý vị nên mút một viên kẹo. Tối thiểu chúng ta có một sự thỏa mãn nào đấy; chúng ta làm thư giãn cái khát của chúng ta trong một lúc. Nếu chúng ta bỏ ra hàng tháng hàng năm để nghiên cứu những ý tưởng mới, thu thập tin tức, chúng ta chỉ lãng phí thời gian của chúng ta; tất cả chúng sẽ trở thành rác rưởi. Tôi không phê phán tôn giáo ở đây; mà tôi bình phẩm tâm tư sơ khai của chúng ta.

Bây giờ quý vị có thể suy nghĩ rằng, "Ông lạt ma này ở Tây Tạng. Ông là một người hoang dã. Ông chắc phải là đang đùa bởn, gọi chúng tasơ khai." À, quý vị có thể là giỏi giang cao độ khi chỉ đạo đời sống hiện đại, thế kỷ hai mươi, nhưng trong dạng thức tâm lý học tâm linh, có lẽ quý vị thật sự là sơ khai. Điều ấy có thể lắm chứ. Trong thế giới công kỹ nghệ, rất khó khăn để sống trong kinh nghiệm của giáo huấn. Sự rung động vật chất của những đối tượng trần gian là đi quá xa và mạnh.

Có thể rằng từ lúc quý vị bắt đầu dấn thân trên hành trình tâm linh đến bây giờ, quý vị đã không đi đến đâu, rằng quý vị không có một chút gì tâm linh. Quý vị hãy thẩm tra lại. Nếu hành trình tâm linh của quý vị là một việc đơn thuần nắm bắt những ý tưởng tri thức, quý vị chắc chắn không đi đâu, quý vị hoàn toàn không phải là tôn giáo - mặc dù quý vị cho rằng quý vị là thành viên của tôn giáo này hay tôn giáo nọ. Nếu đấy là những gì quý vị thật sự tuyên bố, hãy thẩm tra lại tại sao quý vị nói như thế.

Thật là hấp dẫn để thẩm xét ý tưởng của những người khác nhau về những gì cấu thành sự thực tập tôn giáo của họ. Mỗi cá nhâný kiến riêng của cá nhân họ. Không có sự nhất trí. Tâm tư giới hạn của con người có những quan điểm giới hạn về tôn giáogiá trị của nó. Do thế, họ nói, "Tôn giáo này là cuồng tín; tôn giáo này là như thế ấy; tôn giáo kia là như thế nọ..." Quý vị không thể nói như thế. Đó không phải là tôn giáo; đó là ý kiến của những tín hữu.

Khi chúng ta nói, "Tôn giáo này thoái hóa," những gì chúng ta thật sự muốn nói là chúng ta thoái hóa; chúng ta thiếu tri trức tuệ trí. Chúng ta nói, "Tôn giáo này vốn giống như thế này; bây giờ nó suy thoái," nhưng đấy là chúng ta thoái hóa. Quý vị không thể nói là tôn giáo thoái hóa. Tôn giáotuệ trí tri thức. Làm sao tuệ trí tri thức loại thoái hóa?

Nhưng quý vị vẫn tiếp tục nói, "Tôi thực hành tôn giáo; tôi thiền quán. Tôi làm điều này; tôi làm điều nọ. Tôi cầu nguyện; tôi đọc những sách vở Pháp bảo." Bất cứ người nào cũng có thể nói, "Tôi thực tập điều này, tôi thực hành điều nọ," nhưng những thứ mà quý vị nói thật sự liên hệ với tâm thức quý vị như thế nào? Đấy là những gì quý vị phải thẩm tra lại. Sự thực hành của quý vị có giải quyết những rắc rối tinh thần của quý vị và đem đến sự thân chứng toàn hảo và tuệ trí tri thức phổ quát không? Nếu câu trả lời của quý vị là "Vâng", thế thì tốt lắm.

Kỳ lạ nhưng thật thường là, một khi chúng ta chấp nhận quan điểm của một tôn giáo nào đấy, chúng ta bắt đầu hoàn toàn cuồng tín: "Đây là con đường duy nhất. Tất cả những con đường khác là sai lầm." Tuy thế, điều ấy không có nghĩa là tôn giáo của chúng ta là một tôn giáo cuồng tín; chỉ đơn giản có nghĩa là chúng ta trở thành những người cuồng tín tôn giáo. Tâm thức chúng ta đóng lại và những gì chúng ta có thể thấy là quan điểm hẹp hòi của chúng ta. Do vậy, chúng ta nói, "Điều này là như thế nọ." Nhưng thậm chí trong Đạo Phật, có nhiều phương pháp để thực tập. Sự thực tập tôn giáovấn đề cá nhân cao độ.

Thật sự, theo sự hiểu biết thông thường của Tây phương về những gì cấu thành tôn giáo, Đạo Phật không nên được xem là một tôn giáo. Hầu hết mọi người có một định kiến về những gì là tôn giáo, và theo điều này, Đạo Phật không nằm trong số ấy. Dĩ nhiên, Đạo Phật có những khía cạnh tôn giáo của nó, nhưng nó cũng có những đặc trưng triết lý, tâm lý, khoa học, luận lý và nhiều thứ khác. Cũng thế, Đức Thế Tôn, đã giảng dạy nhiều trình độ, tùy thuộc những trình độ tâm thức đa dạng của nhiều môn đệ. Chính Ngài đã nói rằng đôi khi giáo huấn của Ngài hiện hữu một cách mâu thuẫn. "Ta nói với một số môn đệ, 'Điều này như thế này'; Ta nói với những người khác, 'Điều này như thế nọ.' Nó tùy thuộc trên nhu cầu của mỗi cá nhân. Do thế, Ta không bao giờ muốn các đệ tử của Ta nói rằng, 'Điều này là đúng bởi vì Đức Phật đã nói thế.' Điều ấy hoàn toàn sai."

Quý vị phải thẩm tra lại. Nếu sự đáp ứng của quý vị để biết điều gì là đúng hay sai. Quý vị không thể nói, "Điều ấy là chân thật bởi vì Đức Phật đã nói thế, bởi vì Thượng Đế đã nói thế." Chính Đức Thế Tôn đã làm cho điều này thật rõ ràng.

Ngài giải thích, "Ta đã dạy cùng một thứ một cách khác biệt bởi vì tâm thức con người là khác nhau. Vì một sự giải thích không thể phù hợp cho tất cả, Ta trình bày giáo huấn của Ta trong một trật tự hệ thống phân loại." Thí dụ, trong khi Đức Phật dạy cho những đệ tử thượng thặng rằng không có linh hồn, Ngài đã dạy cho những môn nhân sơ cơ hơn rằng có một linh hồn. Tại sao Ngài lại dạy những giáo huấn mâu thuẫn như thế? Đấy là nhằm để ngăn ngừa những người sơ cơ rơi vào cực đoan hư vô. Sau này, khi họ đã sẳn sàng, Ngài cũng dạy họ rằng thật sự, không có một linh hồn thường còn tự hiện hữu như vậy.

Kết luậnĐức Thế Tôn đã dạy tùy theo tâm lý từng cá nhân con người. Mỗi giáo huấn nên được tiếp nhận một cách cá nhân. Nếu quý vị nhìn vào cung cách Đạo Phật được thực hành trong những quốc gia khác nhau, quý vị sẽ thấy rằng mỗi quốc độ có những sự thực tập đặc thù, nhưng quý vị không thể đánh gia toàn bộ Phật Giáo qua những sự thực tập của một nhóm cá nhân. Thí dụ, Phật tử Tây Tạng cúng dường nhiều hương và đèn bơ. Chỉ nhìn vào đấy có thể đưa quý vị tin tưởng rằng đây là những thực hành căn bản và rằng không có cách nào thực tập mà không có sự cúng dường những thứ ấy. Nhưng đại hành giả Tây Tạng Milarepa sống trên núi không có thực phẩm hay quần áo, hãy để riêng hương và đèn bơ, và ngài chắc chắn đã có thể thực hành được.

Do vậy, cung cách thực tập tôn giáo không phải tùy thuộc vào phong tục tập quán hay qua sự thay đổi đơn giản bên ngoài. Nó là toàn bộ những gì được thực hiện với thái độ tâm lý của tâm thức.

Có một câu chuyện Tây Tạng để làm sáng tỏ vấn đề này. Một lần nọ, một vị hành giả nổi tiếng, Dromtönpa[1], thấy một người đàn ông đang nhiễu quanh tháp, và nói với ông ta, "Nhiễu quanh tháp là tốt đẹpthánh thiện, nhưng không bằng ông thực hành Phật Pháp, có phải không? và bỏ đi.

Người đàn ông hơi bối rối và nghĩ, "Có lẽ ngài muốn nói rằng nhiễu tháp là một sự thực tập quá đơn giản đối với mình và mình tốt hơnhọc hỏi kinh luận."

Một thời gian sau đó, Dromtönpa thấy ông đọc kinh điển rất chăm chú và nói, "Học hỏi kinh luậntốt lànhthánh thiện, nhưng nếu ông thực hành Phật Pháp chẳng phải tốt hơn không? và lại bỏ đi.

Người đàn ông hơi bối rối hơn và nghĩ, "Gì nữa đây? Phải có điều gì sai sót đối với mình." Vì thế ông ta hỏi quanh quẩn," Hành giả Dromtönpa thực tập điều gì?" Rồi thì ông ta nhận ra, "Ngài thiền quán. Ngài chắc chắn muốn nói mình nên thiền tập."

Một thời gian sau đó, Dromtönpa đi đến gặp ông ta một lần nữa, và hỏi, "Ông làm gì những ngày này?" Người đàn ông nói, "Tôi đang thực hành thiền quán rất cần mẫn."

Rồi thì, Dromtönpa đã nói với ông ta, "Thiền quán là tốt lànhthánh thiện, nhưng nếu ông thực thành Phật Pháp không tốt hơn sao?"

Bây giờ thì người đàn ông hoàn toàn điên tiết và gắt giọng, "Thực hành Phật Pháp! Thực hành Phật Pháp! Ngài muốn nói gì về 'Thực hành Phật Pháp'?"

Sau đó vị đại hành giả du già trả lời, "Hãy chuyển hướng tâm thức của ông khỏi sự dính mắc của đời sống thế gian."

Quý vị có thể đi nhiễu chung quanh những nơi thiêng liêng, đi đến thánh đường, pháp đường, và Phật đường thiền quán trong một góc nào đấy không làm gì cả, nhưng Dromtönpa đang nói là, nếu quý vị không thay đổi thái độ tinh thần, thói quen xưa cũ của dính mắc và chấp trước ở những đối tượng của giác quan, bất kể quý vị làm gì đi nữa thì quý vị cũng không tìm thấy sự hòa bình của tâm hồn; sự thực hành của quý vị sẽ không có tác dụng. Nếu chúng ta không thay đổi tư tưởng, bất chấp bao nhiêu thay đổi bên ngoài chúng ta làm, chúng ta sẽ không tiến triển trên con đường tâm linh; những nguyên nhân của phiền não sẽ vẫn tồn tại trong chúng ta.

Ngày nay, nhiều người thích thú trong thiền quán, và, dĩ nhiên, nhiều người lợi lạc từ sự thực tập của họ. Tuy thế, nếu chúng ta không thay đổi bản chất khích động căn yếu trong tâm thức chúng ta và chỉ nghĩ, một cách kiêu hảnh, "Tôi đang thiền quán," luôn luôn có điều gì đấy sai lạc trong sự thiền quán của quý vị. Đừng nghĩ rằng thiền quán là luôn luôn đúng, cho dù chúng ta làm gì đi nữa. Nó là một vấn đề cá nhân, và nó lợi ích cho chúng ta hay không tùy thuộc trên những gì chúng ta thấu hiểu và cung cách mà trong ấy chúng ta thực hành.

Tuy nhiên, nếu bên cạnh hiểu biết lý thuyết, những tư tưởng khô khan, của lộ trình tâm linh, chúng ta đặt những gì chúng ta biết vào trong hành động trong đời sống hằng ngày chân thành tối đa mà chúng ta có thể làm, sự thực tập Phật Pháp, tôn giáo, thiền quán hay bất cứ điều gì chúng ta muốn gọi, nó sẽ lợi lạc vô vàn; rất năng động. Nếu, trái lại, chúng ta có một số ý tưởng định kiến nào đấy mà nó không có liên hệ gì với chân lý - "Đây là tôn giáo" - chúng ta sẽ chạy đi một cách nhanh chóng nhất về hướng đối kháng với sự thật, tâm thức chúng ta vẫn nhiễm ô bởi những tư tưởng của "tôi là điều này, tôi là điều kia." Quý vị phải thẩm tra lại. Rất là nguy hiểm.

Do thế, Đức Thế Tôn đã nói rằng những con người với tâm tư yếu đuối thiếu sự vững vàng để đối diện với đời sống và hướng đến tôn giáo nắm bắt một cung cách để làm cho đời sống của họ dễ dàng hơn là không đủ tiêu chuẩn để trở thành một vị tăng hay ni. Ngài luôn luôn rất rõ ràng về điều này; Ngài chỉ một cách trực tiếp tại tâm thức. Điều cũng giống như chúng ta; nếu chúng ta tham gia một cộng đồng tôn giáo nhằm để tạo dựng một cuộc sống, làm nổi bật tiếng tăm của chúng ta hay để tìm kiếm những lợi ích vật chất khác, chúng ta đang mơ mộng; nó hoàn toàn không thực tế. Đây không bao giờ là cách để toại nguyện. Nếu chúng ta có một loại tâm tư thấp hèn, tư tưởng hoang dã của tâm hồn, chúng ta sẽ không bao giờ giải quyết những rắc rối của chúng ta hay đạt được những sự thân chứng cao độ. Không thể có.

Do thế, như tôi đã nói vào lúc khởi đầu, Đạo Phật không quan tâm đến những hành vichúng ta biểu diễn hay những khía cạnh bên ngoài của chúng ta mà trong thể trạng của tâm thức. Chính thái độ tinh thần tâm lý của chúng ta quyết định những hành vi của chúng ta trở thành lộ trình đến sự thân chứnggiải thoát nội tại hay không hay những hành vi ấy lại là những nguyên nhân của khổ đau và mê lầm.

Đức Thế Tôn đã nói, "Đừng chấp trước vào những triết lý và giáo thuyết của Ta. Chấp trước vào bất cứ một tôn giáo nào chỉ đơn thuần là một hình thức bệnh hoạn tinh thần khác."

Chúng ta thấy con người khắp Trái đất này đấu tranh với nhau nhân danh tôn giáo, tiến hành chiến tranh, chiếm đoạt đất đai và giết chóc lẫn nhau. Tất cả những hành động như thế hoàn toànnhận thức sai lầm. Tôn giáo không phải đất đai; tôn giáo không phải là tài sản. Người ta quá si mê. Bất cứ những thứ này làm sao giúp đỡ? Tôn giáo đáng lẽ phải mang đến hòa bình và một cuộc sống khá hơn, nhưng thay vì thế, con người lại sử dụng nó để chỉ tạo nên mê lầmsân hận hơn. Không có điều nào trong đây có thể làm bất cứ điều gì liên hệ với bất cứ tôn giáo nào, không chỉ Đạo Phật.

Thực hành Phật Pháp một phương pháp cho việc giải thoát hoàn toàn khỏi dính mắc chấp trước. Nhưng hãy cẩn thận. Quý vị có thể nói, "Tôi không quan tâm đến sự phát triển vật chất nữa; điều ấy sai" nhưng rồi lại lý tưởng hóa tất cả những khát vọng vật chất của quý vị vào trong tôn giáo của quý vị. Thay vì xóa bỏ tận gốc rễ của chấp trước, quý vị lại hướng nó vào điều gì đấy có thể chấp nhận được. Nhưng vẫn là lộ trình cũ. Quý vị thấy rằng sở hữu tài sản không mang đến hạnh phúc như lại chấp lấy tôn giáo của quý vị. Rồi thì, khi ai đấy nói, "Tôn giáo của bạn là vô giá trị", quý vị mất phương hướng.

Một câu chuyện khác cho thấy một thiếu sót sự nối kết giữa tri thức thông tuệthói quen thâm căn cố đế của phiền não chấp trước. Một lần nọ, một tu sĩ hỏi đồng tu của mình, "Huynh làm gì bấy lâu nay?" và vị kia trả lời, "Tôi thiền quán rất chuyên cần về nhẫn nhục."

Thế rồi vị tu sĩ nói, "À, đại thiền giả nhẫn nhục, ăn cứt!"

Vị huynh đệ kia lập tức bực mình và đáp trả lại một cách giận dữ, "Huynh tự ăn cứt đi!"

Điều này cho chúng ta thấy như thế nào. Thiền quán về nhẫn nhục đáng lẽ giúp chúng ta dừng lại sự sân hận, nhưng khi vị tu sĩ thử đồng tu của mình, vị thiền giả liền bực tức với một sự khiêu khích nhẹ nhàng nhất. Vị ấy không hòa hiệp ý tưởng nhẫn nhục với tâm thức của mình. Thế thì vấn đề là gì? Giống như chúng ta dành cả cuộc đời để làm áo ấm; càng thêm nhiều áo ấm. Rồi một ngày nọ chúng ta đi ra ngoài, gặp phải một trận bão tuyết và lạnh cóng đến chết. Vấn đề loại này là thông thường. Tất cả chúng ta đều nghe về những triệu phú lại bị chết đói. Câu chuyện vừa qua, vị thiền giả dốc toàn bộ năng lượng vào trong thực tập nhằm để giải thoát khỏi sân hận và dính mắc, nhưng khi đối diện với hoàn cảnh thực tế của đời sống, ông ta không thể kiểm soát được tâm tư của mình.

Nếu chúng ta thực sự, chân thành thực hành tôn giáo với sự thông hiểu, chúng ta sẽ tìm thấy sự tự do hoàn toàn, và khi chúng ta chạm trán với những rắc rối, chúng ta sẽ hoàn toàn không bị trở ngại. Loại kinh nghiệm này cho thấy rằng chúng ta đã đạt được mục tiêu của mình; rằng chúng ta đã thật sự đặt tuệ trí tri thức vào trong hành động.

Khi chúng ta vui vẻ, vui vẻ một cách nông cạn, chúng ta nói về tôn giáo với năng lượng sung mãn - "Điều này là tuyệt vời, quá tốt, v.v..., và v.v..." - thảo luận về đủ loại tư tưởng với lòng nhiệt tình đầy ấp, nhưng thời khắc việc gì đấy kinh khủng xảy ra, thời điểm chúng ta chạm trán một cách khó khăn, chúng ta không có gì cả. Tâm thức chúng ta hoàn toàn rỗng tuếch: không thông hiểu, không tuệ trí, không kiểm soát. Loại kinh nghiệm này cho thấy tâm thức hoàn toàn sơ khai của sự thấu hiểu về tôn giáo, Đạo Phật, Giáo Pháp, thiền quán của chúng ta như thế nào hay bất cứ điều gì chúng ta gọi nó thật sự là.

Nếu chúng ta có sự thấu hiểu đúng đắn và tự đặt mình vào con đường đúng đắn với thái độ tinh thần đúng đắn, không nghi ngờ gì nữachúng ta có thể đặt một sự chấm dứt rõ ràng chính xác đến tất cả những rắc rối tâm lý. Do thế, nếu chúng ta muốn là một hành giả tôn giáo thật sự, một thiền giả thích đáng, thay vì gợi ảo giác với một tâm thức bị ô nhiễm bởi lý thuyếttư tưởng, hãy cố gắng để phát triển một sự thấu hiểu trong sáng, sạch sẽ, thực tế và hành động dần dần trong con đường đến giải thoát. Nếu quý vị làm như thế, sự thân chứng sẽ đến một cách rõ ràng.

Nếu một người đói khát đột nhiên nhồi nhét quá nhiều thức ăn giàu có bổ dưỡng, người ấy sẽ làm dạ dày của mình bị sốc. Thay vì lợi lạc, người ấy sẽ tự giết mình. Tốt hơnxem xét lại để thấy điều gì tốt nhất ở tại thời điểm đặc thù ấy, người ấy sẽ chỉ tiếp nhận ý tưởng "thức ăn giàu có bổ dưỡng là tốt cho bạn" và ăn ngấu nghiến những thức ăn nào thích hợp nhất. Chỉ bởi vì thức ăn ngon bổ là tốt lành không có nghĩa là nó tốt cho chúng ta. Nó tùy thuộc ở mỗi cá nhân.

Tương tự thế, trước khi khởi sự vào tất cả những loại thực tập tâm linh, chúng ta cần kiểm soát những gì thích đáng cho chúng ta trong hoàn cảnh hiện tại. Chúng ta cần tỉnh thức về những vấn đề tinh thần của chúng talối sống của chúng ta, thẩm tra những phương pháp khác nhau hiện hữu, và rồi làm một quyết định ý thức căn cứ trên tình cảnh hiện tại và những gì tiếp cận thích nghi với chúng ta vào lúc ấy. Trước khi dấn thân vào trong bất cứ sự thực tập nào, hãy kiểm soát để thấy nó có thật sự đúng đắn cho chúng ta hay không.

Những sự thực hành thì tự nó không phải là tốt hay xấu. Một phương pháp thực sự thích hợp cho người này có thể là thuốc độc cho người kia. Điều gì đấy nghe hay ho trong lý thuyết nhưng biến thành thuốc độc khi tiếp xúc với hệ thống thần kinh; thân thể, lời nói và hành động của chúng ta.

Nếu chúng ta thấu hiểu tâm thức của chính mình, chúng ta có thể đặt nó vào trong một không gian đúng đắn một cách chắc chắnđạt được kiểm soát nó. Với sự thấu hiểu, sẽ dễ dàng. Nhưng nếu chúng ta không thông hiểu chìa khóa, chúng ta không thể thúc đẩy nó. Kiểm soát phải đến một cách tự nhiên. Không thể có những thứ như sự kiểm soát tinh thần ngay lập tức.

Do thế, kết luận của tôi là thái độ tinh thần đúng đắn là quan trọng hơn hành động rất nhiều. Đừng đem lối sống vật chất của quý vị vào trong sự thực tập Phật Pháp. Nó sẽ không có hiệu quả. Trước khi thiền quán, hãy kiểm điểmđiều chỉnh động cơ của chúng ta. Nếu chúng ta làm điều này, sự thiền quán của chúng ta sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều và lợi lạc hơn nhiều, và hành động đúng đắn của chúng ta sẽ đem đến sự thân chứng. Chúng ta không cần phải đói khát để thân chứng, sự chấp chặc, "Ô, nếu tôi làm điều này, tôi sẽ đạt được sự thực chứng đúng đắn chứ?" Chúng ta không cần phải dự đoán; thực chứng sẽ đến một cách tự động. Một khi chúng ta thiết lập tâm thức chúng ta trên một con đường đúng đắn, sự thực chứng sẽ đến phù hợp với chính chúng.

Chúng ta cũng không nên chấp chặc vào tín ngưỡng của mình như thế nếu người nào đấy nói, "Tôn giáo của bạn là xấu," quý vị trở lại giận dữ với người kia. Điều ấy hoàn toàn không thực tế. Mục tiêu của tôn giáotự do khỏi những tâm thức khích động và không thể kiểm soát. Do thế, nếu ai đấy nói tôn giáo của chúng ta là xấu, tại sao phải giận dữ? Chúng ta nên cố gắng để xua đuổi những loại tâm thức ấy tối đa mà chúng ta có thể làm. Khi chúng ta giải thoát khỏi tâm thức vọng tưởng, thì hòa bình nội tại, thân chứng, niết bàn, Thượng Đế, Phật Bảo, Pháp Bảo, và Tăng Bảo - bất cứ điều gì chúng ta muốn gọi nó, có rất nhiều tên - sẽ tự động ở đấy. Đấy là một vấn đề tự nhiên.

Một số người nghĩ, "Tôi yêu mến tôn giáo. Nó có rất nhiều ý tưởng kỳ diệu." Chúng ta yêu mến ý tưởng nhưng nếu chúng ta không bao giờ liên hệ những lời dạy của tôn giáo đến tâm thức của chúng ta, chẳng bao giờ đặt chúng vào trong hành động, vấn đề là gì? Chúng ta tốt hơn là có ít tư tưởng hơn. Quá nhiều ý tưởng tạo nên sự xung đột trong tâm thức chúng ta và làm cho chúng ta đau đầu. Nếu chúng ta thích thú trong những ý tương tôn giáo, nếu chúng ta lơ lửng với những ý tưởng trên kia trong khi cuộc sống chúng ta tiếp diễn dưới này, sẽ có một khoảng cách lớn giữa thân thể, lời nói, và tâm tư dưới này trên mặt đất và những tư tưởng to lớn trong bầu trời. Rồi thì, do bởi khoảng cách ấy, hai thứ bắt đầu làm chúng ta bối rối: "Ô, bây giờ tôn giáo không quá thánh thiện. Đầu tôi bị tổn thương. Tôi nghĩ tôn giáotuyệt vời, nhưng bây giờ nó làm tôi rắc rối hơn". Tất cả chúng ta có thể làm là phàn nàn. Nhưng vấn đề đến từ chúng ta. Thay vì để hai thứ cùng với nhau, tôn giáođời sống, chúng ta lại tạo ra sự phân hai.

Đấy là tại sao Đức Thế Tôn gọi là tâm thức nhị nguyên tiêu cực; nó luôn luôn làm nên sự bấn loạn tinh thần. Nó làm chúng ta hỗn chiến với chính mình. Tâm thức vượt khỏi nhị nguyêntâm Phật, tuệ trí căn bản, ý thức siêu việt, hòa bình toàn hảo, tâm thức vũ trụ - đây là những thứ mà chúng ta có thể gọi nó. Chúng ta có thể thấy tâm thức nhị nguyên của chúng ta thể hiện chức năng trong đời sống hằng ngày của chúng ta như thế nào. Bất cứ khi nào chúng ta thấy điều gì chúng ta thích, chúng ta tự động bắt đầu tìm kiếm chung quanh để thấy có thứ gì tốt hơn không. Luôn luôn có sự xung đột trong tâm tư chúng ta: "Cái này dễ thương, nhưng cái kia thì sao?" Kỹ nghệ quảng cáo được xây dựng trên sự khai thác khuynh hướng phổ quát của nhân loại và sự phát triển của thế giới vật chất đã lớn mạnh theo cấp số nhân bởi vì tâm thức con người luôn luôn ganh đua với người khác.

Tuy nhiên, đấy là tất cả những gì tôi phải nói bây giờ, nhưng nếu quý vị có câu hỏi nào, xin hãy hỏi.

HỎI: Khi tôi kiểm soát. Tôi thấy rằng những thứ đến từ các cảm xúc như tham lam hay sợ hãi, nhưng tôi có thể làm gì với những thứ ấy? Tôi biết chúng đến từ nơi đâu nhưng chúng vẫn tiếp tục xảy ra. Tôi phải làm gì với chúng?

LAMA: Đó là một câu hỏi hay. Vấn đề là quý vị thấy cảm xúc nông cạn nhưng quý vị không thật sự thấy nó đến từ đâu, năng lượng làm cho nó sinh khởi. Quý vị không thấy cội nguồn sâu xa của cảm xúc đó. Giống như quý vị nhìn vào một bông hoa nhưng quý vị không thấy gốc rễ của nó. Quý vị nói rằng quý vị biết cảm xúc đến từ đâu nhưng thật sự quý vị không biết. Nếu quý vị thật sự hiểu biết gốc rễ của vấn đề chúng sẽ tự biến mất.

Tuy thế, khi quý vị ở trong một hoàn cảnh nơi tâm lý quý vị bị quấy rầy như quý vị mô tả, thay vì ám ảnh qua việc quý vị cảm nhận như thế nào, hãy tập trung trên tâm thức bối rối đang sinh khởi. Nếu quý vị kiểm soát một cách thích đáng với tuệ trí tri thức thâm sâu, tâm thức quấy rầy ấy sẽ tự biến mất. Quý vị không cần phải tống khứ nó đi bằng vũ lực. Chỉ nhìn nó. Hãy thông tuệ và thư giãn. Đấy là một câu hỏi rất thông minh; nhiều người có kinh nghiệm ấy. Đối phó với nó bằng việc ít chú ý đến cảm xúc bề mặt và bất cứ đối tượng cảm giác nào có thể thôi thúc nó và thay vì thế hãy nhìn sâu vào trong tâm thức và xác định điều gì thật sự làm cho cảm xúc ấy sinh khởi.

Nguyên tác: Attitude is More Important than Action
Tác giả: Lama Yeshe
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển - 20/06/2011
Ẩn Tâm Lộ ngày
http://www.lamayeshe.com/index.php?sect=article&id=139&chid=213

[1] Dromtönpa Gyalwé Jungné (1004/5-1064), đệ tử chính của Atisa, một đạo sư truyền thừa của dòng Kadampa.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 19840)
Lửa trong Cái Trí là một quyển sách của sự thâm nhập quan trọng được hướng dẫn bởi Krishnamurti, Ông Không dịch
(Xem: 20910)
Một tấm lòng, một con tim hay một thông điệp mà Mặc Giang nhắn gởi: “Cho dù 10 năm, 20 năm, 30 năm. Năm mươi năm nửa kiếp còn dư, Trăm năm sau sỏi đá còn mềm...
(Xem: 19251)
Nữ Phật tử ở khắp nơi trên thế giới đang cố gắng đổi mới, và bộ sưu tập này đề cập đến các hoạt động của họ ở Ấn Độ, Tích Lan, Miến Điện, Thái, Campuchia, Nepal, Tây Tạng, Đại Hàn, Nhật, Đức, Anh...
(Xem: 40509)
Đa số dân chúng là Phật tử thuần thành và số lượng tu sĩ khá đông đảo nên Miến Điện mệnh danh xứ quốc giáo với hai đường lối rõ rệt cho chư Tăng Ni: PHÁP HỌC (Pariyattidhamma) và PHÁP HÀNH (Patipattidhamma).
(Xem: 21246)
Khi trình bày vấn đề, chúng tôi chọn văn học Phật giáo Lý-Trần để minh họa, bởi lẽ văn học Phật giáo Lý- Trần là kết tinh của những tinh hoa văn học Phật giáo Việt Nam.
(Xem: 41043)
Đức Phật là người đầu tiên xướng lên thuyết Nhân bản, lấy con người làm cứu cánh để giải quyết hết mọi vấn đề bế tắc của thời đại. Cuộc đời Ngài là cả một bài thánh ca trác tuyệt...
(Xem: 24091)
Tinh thần Bồ tát giới, không những được đề cao ở các kinh điển Bắc Phạn mà ngay ở trong kinh điển Nam Phạn hay Pàli cũng hàm chứa tinh thần này.
(Xem: 23034)
Không bao lâu sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết bàn, tôn giả Đại Ca Diếp tập họp 500 vị đại Tỳ kheo tại giảng đường Trùng Các, bên dòng sông Di Hầu, thành Tỳ Xá Ly, để chuẩn bị kết tập kinh luật.
(Xem: 17826)
Biết Phật pháp, ứng dụng được Phật pháp vào đời sống của mình, đó là phước báu lớn nhất mà mình nhận được trong cuộc đời này. Bởi nhờ đó, mình đi không lầm lẫn.
(Xem: 26929)
Tập sách nhỏ này, là một tập tài liệu vô cùng quí giá, do sự tham khảo các kinh sách của Đức Thế Tôn để lại với các tài liệu tác giả đã sưu tầm và tham quan tại một số địa phương...
(Xem: 20714)
Trước khi Người nhập diệt Đại Bát-Niết-bàn, Phật đã khuyên những đệ tử kính đạo nên viếng thăm, chiêm bái bốn nơi để được tăng thêm sự truyền cảm về tâm linh của mình...
(Xem: 33618)
Trong giới biên khảo, sử gia giữ một địa vị đặc biệt, vì sức làm việc phi thường của họ. Họ kiên nhẫn, cặm cụi hơn hết thảy các nhà khác, hi sinh suốt đời cho văn hóa...
(Xem: 20991)
Sân hận không thể vượt thắng bằng sân hận. Nếu người ta biểu lộ sân hận đến chúng ta, và chúng ta thể hiện giận dữ trở lại, kết quả là một thảm họa.
(Xem: 28882)
Nền giáo học của Phật giáo có nội dung rộng lớn tận hư không pháp giới. Phật dạy cho chúng ta có một trí tuệ đối với vũ trụ nhân sinh, giúp chúng ta nhận thức một cách chính xác...
(Xem: 12682)
Tập sách Lối về Sen Nở bao gồm những bài viết, bản dịch, bài tham luận trong các kỳ hội thảo, đăng rải rác trên các tạp chí, nguyệt san Phật giáo mấy thập niên qua.
(Xem: 25266)
Mọi người đều biết là Đức Phật không hề bắt ai phải tin vào giáo lý của Ngài và Ngài khuyên các đệ tử hãy sử dụng lý trí của mình dựa vào các phương pháp tu tập...
(Xem: 19130)
Con ơi, hãy can đảm vươn mình đứng dậy hiên ngang như con mãnh sư để nhìn ngắm cuộc đời, đừng sợ hãi lẩn tránh, cũng đừng toan tính gì hơn cho cuộc đời này nữa.
(Xem: 17509)
Lắng nghe hay ngắm nhìn thực tại thì có thể thực hiện bất cứ ở đâu và lúc nào vì tâm và cảnh luôn có mặt tại đây và bây giờ mà không cần chờ đợi một thời gian...
(Xem: 25752)
Thật vậy, trên bất cứ một khía cạnh nào, Đức Phật đều giữ cho tôn giáo của Ngài không bị vướng mắc vào những thứ cành lá chết khô của quá khứ.
(Xem: 18996)
Krishnamurti đã quan sát rằng chính động thái của thiền định, trong chính nó, sẽ sáng tạo trật tự cho sự hoạt động của suy nghĩ mà không có sự can thiệp của ý muốn...
(Xem: 18966)
Trong Đạo Phật, khi tâm thức chúng tatrình độ khởi đầu, chúng ta được dạy cho những sự thực hành nào đấy để thực tập. Khi qua những thực tập ấy, tâm thức chúng ta đã phát triển một ít...
(Xem: 29007)
Đức Phật dạy rằng hạnh phúcvấn đề thiết thực hiện tại, không phải là những ước mơ đẹp đẽ cho tương lai, hay những kỷ niệm êm đềm trong quá khứ.
(Xem: 18893)
Tư tưởng Lão Tử rất nhất quán nên dù chỉ viết hai bài về Lão Tử Đạo Đức Kinh nhưng trong đó cũng liên quan hầu như toàn bộ tinh hoa đạo lý của nhà Đạo Học vĩ đại này.
(Xem: 33308)
Thầy bảo: “Chuyện vi tiếu nếu nghe mà không thấy thì cứ để vậy rồi một ngày kia sẽ thấy, tự khám phá mới hay chứ giải thích thì còn hứng thú gì.
(Xem: 38376)
Sở dĩ chúng ta mãi trôi lăn trong luân hồi sinh tử, phiền não khổ đau là vì thân tâm luôn hướng ngoại tìm cầu đối tượng của lòng tham muốn. Được thì vui mừng, thích thú...
(Xem: 31227)
Nếu không có cái ta ảo tưởng xen vào thì pháp vốn vận hành rất hoàn hảo, tự nhiên, và tánh biết cũng biết pháp một cách hoàn hảo, tự nhiên, vì đặc tánh của tâm chính là biết pháp.
(Xem: 18216)
Người muốn thấu triệt pháp môn tu tập, xứng lý, hợp cơ, trước hết cần phải tạo cho mình có cái nhìn căn bản tổng quát về tôn giáo mình... HT Thích Bảo Lạc
(Xem: 24486)
Ðức Thế Tôn muốn cho thầy vun trồng thêm niềm tin nên Ngài mới dạy thêm rằng: Này Upakàjivaka, những người hết phiền não trong thế gian này là người thắng hóa trong mọi nơi.
(Xem: 19442)
Một trong những nhân tố chính yếu cung cấp năng lượng cho Cách Mạng Hạnh Phúc đã là sự nghiên cứu khích động phơi bày nhiều lợi ích của hạnh phúc – những hạnh phúc trải rộng...
(Xem: 17889)
Truyện thơ Tôn giả La Hầu La - Tác giả: Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 23021)
Khi tại thế, Ðức Phật đi hoằng hóa nhiều nước trong xứ Ấn Ðộ, đệ tử xuất gia của ngài có đến 1250 vị, trong đó có Bà Ma Ha Ba Xà Ba Ðề...
(Xem: 18009)
Bởi vì sự mở mang một cái trí tốt lành là một trong những quan tâm chính của chúng ta, người ta dạy học như thế nào là điều rất quan trọng. Phải có một vun quén của tổng thể cái trí...
(Xem: 32166)
Tất nhiên không ai trong chúng ta muốn khổ, điều quan trọng nhất là chúng ta nhận ra điều gì tạo ra khổ, tìm ra nguyên nhân tạo khổ và cố gắng loại trừ những nhân tố này.
(Xem: 17376)
Ðối tượng của tuệ giác Phật họcthuyết minh tận cùng chân lý của vạn pháp. Khoa học đang khởi đầu bước lên trên con đường tận cùng chân lý của Phật học.
(Xem: 17425)
Với một sự sáng suốt tuyệt đối và một niềm thương cảm vô biên Ngài nhận thấy con người tác hại lẫn nhau chỉ vì vô minh mà thôi...
(Xem: 16065)
Muốn sáng tạo sự giáo dục đúng đắn, chắc chắn chúng ta phải hiểu rõ ý nghĩa của sống như một tổng thể, và muốn có điều đó chúng ta phải có thể suy nghĩ, không cố chấp...
(Xem: 18562)
Tôi thức dậy trong một sự yên tĩnh như thế ấy ở Pomona. Tiếng chim hót vang rừng những không thể nói là tiếng ồn. Nó lại càng làm cho sự yên lặng thêm sâu hơn về bề sâu là khác.
(Xem: 20758)
Ngày xưa có một chú tiểu Sa Di đến học Phật giáo với một vị thầy rất sáng suốt. Chú là một đứa đệ tử rất tốt. Chú rất lễ phép, thành thật và biết vâng lời.
(Xem: 18061)
Đóa sen, nếu nhìn dưới kính hiển vi và suy luận theo thiên văn học, là nền tảng của vũ trụ và cũng là một phương tiện giúp ta khám phá vũ trụ.
(Xem: 20101)
Mái Kim Các Tự làm bằng gỗ mịn thoai thoải dốc xuống. Đường nét kiến trúc vừa nhẹ nhàng vừa đẹp đẽ. Đó là một kiệt tác phẩm của lối kiến trúc đình viên...
(Xem: 14873)
Tác phẩm Đôi bạn hành hương (Công Chúa Tinh Khôi và Hoàng tử Ếch) là một điển hình trong cõi văn đầy màu sắc Phật giáo của Chiêu Hoàng.
(Xem: 20897)
Điều tôi muốn là con đường đưa đến sự chấm dứt mọi đau khổ, một con đường đã được khám phá hơn hai ngàn năm trăm năm nay nhưng mãi đến thời gian gần đây tôi mới ý thức được nó.
(Xem: 15063)
Đức Phậttiêu biểu tuyệt hảo về Từ, Bi, Hỷ Xả. Đó là Tứ Vô Lượng Tâm toàn bích, không một tỳ vết, thể hiện qua suốt cuộc đời thị hiện ta-bà của Ngài.
(Xem: 15756)
Cám ơn nàng. Nàng đã đem lại cho ta SỰ THẬT. Nàng đã cho ta thấy cái phi lý của tưởng tượng. Ta sẽ không còn ôm giữ một hình ảnh nào, vì Phật đã dạy: Pháp còn phải bỏ huống chi phi pháp.
(Xem: 12934)
Cha cô vẫn nói, cô giống mẹ từ chân tơ, kẽ tóc, vừa xinh đẹp, vừa tài hoa. Cha thương nhớ mẹ bao nhiêu là yêu quí cô bấy nhiêu.
(Xem: 14502)
Bàng bạc khắp trong tam tạng kinh điển, hằng hà sa số mẩu truyện, đức Phật thường nhắc đến sự liên hệ giữa Ngài và các đệ tử, giữa chúng sanh và Ngài trong những kiếp quá khứ.
(Xem: 14899)
Diệu nhắm mắt lại, không biết mình đang mơ hay tỉnh. Phép lạ nào đã biến đổi tâm hồn Quảng đến không ngờ?
(Xem: 29384)
“Chẳng có ai cả” là một tuyển tập những lời dạy ngắn gọn, cô đọng và thâm sâu nhất của Ajahn Chah, vị thiền sư lỗi lạc nhất thế kỷ của Thái Lan về pháp môn Thiền Minh Sát.
(Xem: 12764)
Giáo lý vô ngã đề cập trực tiếp đến cách thức mà chúng ta đang nhận hiểu về bản thân mình và thế giới quanh ta, chỉ ra những điểm hợp lý và bất hợp lý trong cách nhìn nhận đó.
(Xem: 14514)
Tôi thích nhìn ngắm những sự việc như chúng là và đối diện những sự kiện; thuộc cá nhân tôi không có cảm tính của bất kỳ loại nào, tôi xóa sạch tất cả điều đó.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant