Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

01. Quan điểm của tôi

03 Tháng Giêng 201200:00(Xem: 9665)
01. Quan điểm của tôi

RỘNG MỞ TỪ ÁI:
QUAN ĐIỂM CỦA TÔI

Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D.
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển - 23/09/2011

LỜI NGƯỜI DỊCH

Cổ Đức có dạy :
"Từ năng dữ nhất thiết chúng sanh chi lạc
Bi năng bạt nhất thiết chúng sanh chi khổ ".
Tạm dịch :
Lòng thương yêu có khả năng đem đến cho tất cả chúng sanh an vui,
Lòng thương xót có khả năng cứu tất cả chúng sanh thoát khổ.
Phật Giáo Tây Tạng khi dịch ra Anh ngữ thường dùng:
- Love để dịch cho chữ Từ hay từ ái và có định nghĩa là nguyện cho mọi chúng sinh được hạnh phúc và có nguyên nhân của hạnh phúc
- Compassion để dịch chữ Bi hay bi mẫn (hay great love: Đại bi) và có định nghĩa là nguyện cho mọi chúng sinh thoát khổ và hết những nguyên nhân của khổ.

Đức Đạt Lai Lạt Ma trong một số bài viết cũng nói rằng, không phải nói đến từ ái hay bi mẫn là chúng ta phải có khả năng để ban vui hay cứu khổ mà trước hết đấy là sự phát nguyện, mong ước của chúng ta cho mọi chúng sinh được có niềm vui và hết khổ. Quả vậy, nếu chúng ta nghĩ đến ban vui cứu khổ mà khi chúng ta chưa có khả năng thần thông tự tại như những vị Phật hay Bồ tát thì quả là ngoài sức tưởng tượng và chúng ta không thể và không dám nghĩ đến, và chúng ta cảm thấy thối chí. Tuệ Uyển nghĩ như thế. Nhưng thay vì thế, như lời dạy của Đức Đạt Lai Lạt Ma, chúng ta trước hết phải có tấm lòng rộng rãi như thế, phải phát nguyện từ ái và bi mẫn nguyện cho mọi người được hết khổ, được có niềm vui, được có nguyên nhân của niềm vui, được hết những nguyên nhân của khổ. Với lời nguyện ước, mong muốn này chắc ai cũng có thể làm được.

Dĩ nhiên nói đến từ bi là nói đến lòng thương yêu không phân biệt kẻ oán, bạn hữu hay người dưng, nhưng thật khó mà nghĩ đến người làm tổn hại chúng ta, người chúng ta không ưa với tâm bình đẳng như vậy, nhưng như Bồ tát Tokmay Sangpo nói, nếu chúng ta không thuần hóa kẻ thù nội tại mà lại muốn thuần hóa kẻ thù ngoại tại thì kẻ oán lại càng tăng, thế nên việc phát lời nguyện ước từ ái và bi mẫn hay nguyện cho mọi người đều khỏi khổ, hết nguyên nhân của khổ, được hạnh phúc và có nguyên nhân của hạnh phúc là cách hay nhất để rộng mở cõi lòng của chúng ta, thuần hóa kẻ thù nội tại của chúng ta, dù thực tế chúng ta chưa hành động gì cả.

Trong những buổi lễ của Phật Giáo, chúng ta thường có một phút nhập từ bi quán, nhưng chỉ một phút thôi và lâu lâu một lần như vậy thì thật khó mà thâm nhập được từ bi và khó mà rộng mở cõi lòng, khó mà thuần hóa kẻ thù nội tại. Nhưng nếu chúng ta thường xuyên phát nguyện từ ái và bi mấn, hay luôn luôn giữ lòng từ bi, chắc chắn kẻ thù nội tại sẽ khuất phục trước năng lực của từ bi. Các đạo sư Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma, hay Thiền sư Nhất Hạnh thường nói hãy gởi những thông điệp thương yêu hay từ bi vào không gian, năng lực của từ bi của chúng ta, của càng nhiều người sẽ làm dịu "thế gian nóng bức" này, dịu những nổi thù hận trong nghiệp chướng của chúng ta. Phát nguyện từ ái bi mẫn là thiết thực làm việc này, là thiết thực biểu lộ bản chất của Đạo Phật, đạo của từ bi.

Thức dậy miệng mỉm cười,
Hăm bốn giờ tinh khôi,
Xin nguyện sống trọn vẹn
Mắt thương nhìn cuộc đời.
Nam mô A Di Đà Phật

Tuệ Uyển

 

QUAN ĐIỂM CỦA TÔI

 

blankNếu kẻ thù nội tại là thù hận không được thuần hóa,
 Khi người ta cố gắng để thuần hóa kẻ thù ngoại tại, kẻ thù lại gia tăng.
Do vậy, sự thực tập của người thông tuệ là tự thuần hóa chính họ.
Bằng phương tiện những năng lực của từ ái và bi mẫn.
- BỒ TÁT TOKMAY SANGPO

Khi tôi nói về từ ái và bi mẫn, tôi không nói như một Phật tử, cũng không như một người Tây Tạng, cũng không phải như một Đạt Lai Lạt Ma. Tôi thực hiện điều này như một con người nói với những người khác. Tôi hy vọng rằng quý vị tại thời điểm này sẽ nghĩ về chính quý vị như một con người thay vì là một người Mỹ châu, Á châu, Âu châu, Phi châu, hay thành viên của một xứ sở đặc thù nào đấy. Những sự trung thành này là thứ yếu. Nếu quý vị và tôi thấy một nền tảng chung như những con người, chúng ta sẽ giao tiếp trên cấp độ căn bản này. Nếu tôi nói, "tôi là một thầy tu", hay "tôi là một Phật tử", những thứ này, trong việc so sánh đến bản chất như một con người, là tạm thời. Là con ngườicăn bản, nền tảng mà từ đấy tất cả chúng ta phát sinh. Chúng ta sinh ra như một con người, và điều ấy không thay đổi cho đến khi chết. Tất cả những thứ khác - cho dù chúng ta có học vấn hay không học vấn, già hay trẻ, giàu hay nghèo - là thứ yếu.

GIẢI QUYẾT RẮC RỐI

Trong những thành phố lớn, trong nông trại, trong những vùng xa xôi hẻo lánh, khắp các vùng nông thôn, con người đang di chuyển một cách bận rộn. Tại sao? Tất cả chúng ta đều bị thúc đẩy bởi một khát vọng làm cho chính chúng ta hạnh phúc. Làm như thế là đúng. Tuy nhiên, chúng ta phải luôn nhớ trong tâm rằng liên hệ quá nhiều với những khía cạnh nông cạn của đời sống sẽ không giải quyết những vấn đề lớn hơn bất toại ý của chúng ta. Từ ái, bi mẫn, và quan tâm cho kẻ khác là những cội nguồn hạnh phúc thật sự. Với những thứ này phong phú, chúng ta sẽ không bị quấy rầy bởi ngay cả những hoàn cảnh khó chịu nhất. Tuy nhiên, nếu chúng ta nuôi dưỡng thù hận, chúng ta sẽ không hạnh phúc ngay cả trong cảnh giàu có xa hoa. Vì thế, nếu chúng ta thật sự muốn hạnh phúc, chúng ta phải mở rộng môi trường của từ ái yêu thương. Điều này là cả tư duy tôn giáo và cảm nhận căn bản thông thường.

Sân hận không thể vượt thắng bằng sân hận. Nếu người ta biểu lộ sân hận đến chúng ta, và chúng ta thể hiện giận dữ trở lại, kết quả là một thảm họa. Trái lại, nếu chúng ta kiềm chế sự sân hận của mình và biểu lộ sự ngược lại của nó - từ ái, bi mẫn, bao dung, và kiên nhẫn - thế thì không chỉ chúng ta duy trì trong hòa bình mà sự giận dữ của người khác cũng sẽ dần dần giảm bớt. Không ai có thể tranh luận với sự thật rằng trong sự hiện diện của sân hận, hòa bình là không thể có. Chỉ qua ân cầntừ ái, niềm hòa bình tâm hồn mới có thể đạt được.

Chỉ có con người mới có thể phán xét và suy luận; chúng ta thấu hiểu những hậu quả và nghĩ về lâu về dài. Cũng đúng rằng con người có thể phát triển lòng từ ái yêu thương vô biên, trái lại đối với kiến thức tối đa của con người thì các thú vật chỉ có những thình thức hạn chế của tình cảm và yêu thương. Tuy nhiên, khi con người trở nên giận dữ, tất cả khả năng này bị mất đi. Không kẻ thù nào trang bị với vũ khí thôi có thể tước bỏ những phẩm chất này, nhưng sân hận có thể làm việc ấy. Nó là kẻ tàn phá.

Nếu chúng ta nhìn một cách sâu sắc vào những thứ như vậy, những dấu vết của các hành động của chúng ta có thể tìm thấy trong tâm thức. Những thái độ tự chuốc lấy thất bại, tự tổn thương, tự hại sinh khởi không phải theo ý chí riêng của họ mà do si mê ám tối. Thành công cũng thế, được thấy trong chính họ. Xuất phát từ kỷ luật tự giác, tự tỉnh thức, và việc nhận ra rõ ràng những nhược điểm của sân hận và những ảnh hưởng tích cực của ân cần sẽ đi đến hòa bình. Thí dụ, vào lúc hiện tại, chúng ta có thể là một người phát sinh cáu gắt dễ dàng. Tuy nhiên, với sự thấu hiểu rõ ràng và tỉnh thức, sự tức tối của chúng ta có thể trước nhất bị xói mòn, và rồi bị thay thế. Mục tiêu của quyển sách này là để chuẩn bị nền tảng cho sự thông hiểu ấy mà từ ấy lòng yêu thương chân chính hay từ ái có thể sinh trưởng. Chúng ta cần trau dồi tâm thức.

Tất cả các tôn giáo đều dạy một thông điệp về từ ái, bi mẫn, chân thànhtrung thực. Mỗi hệ thống tìm kiếm con đường riêng của nó để cải thiện đời sống cho tất cả chúng ta. Tuy thế, nếu chúng ta nhấn mạnh quá nhiều bào triết lý, tôn giáo hay lý thuyết của chính chúng ta, trở nên quá dính mắc, chấp trước với nó, và cố gắng để áp đặt nó trên những người khác, kết quả sẽ là rắc rối. Một cách căn bản, tất cả các bậc thầy vĩ đại kể cả Đức Thế Tôn Thích Ca của Phật Giáo, Chúa Giê-Su của Ki Tô Giáo, Muhammad của Hồi Giáo, và Moses của Do Thái Giáo được thúc đẩy bởi một niềm khao khát giúp đở môn đồ của các ngài. Các ngài không tìm cầu để có được bất cứ điều gì đấy cho chính các ngài, cũng không để tạo thêm rắc rối cho thế giới.

Tôn giáo có thể đồng nghĩa với những vấn đề triết lý sâu sắc, nhưng từ ái và bi mẫn là trái tim của tôn giáo. Do thế, trong quyển sách này, tôi sẽ diễn tả việc thực hành từ ái mà tôi cũng làm như thế. Trong kinh nghiệm việc thực hành từ ái đem đến hòa bình của tâm hồn cho chính tôi và hổ trợ người khác. Những người vị kỷ ngu ngơ luôn luôn nghĩ về chính họ, và kết quả luôn luôn là tiêu cực. Những người thông tuệ nghĩ về những người khác, giúp đở họ tối đa mà họ có thể, và kết quả là hạnh phúc. Từ ái và bi mẫn lợi lạc cho chính chúng ta và người khác. Qua lòng ân cần đối với người khác, tâm tư và trái tim chúng ta sẽ rộng mở đến hòa bình.

Mở rộng môi trường nội tại này dến những cộng đồng rộng lớn hơn chung quanh chúng ta sẽ đem đến hòa hiệp, thống nhất, và hợp tác; mở rộng hòa bình xa hơn đến những quốc gia và rồi thì đến thế giới sẽ mang đến lòng tin hỗ tương, tôn trọng qua lại, sự giao tiếp chân thành, và cuối cùng là những nổ lực hòa nhập thành công để giải quyết những rắc rối của thế giới. Tất cả những điều này là có thể. Nhưng trước nhất chúng ta phải thay đổi chính mình.

Mỗi chúng tatrách nhiệm đối với toàn thể nhân loại. Chúng ta cần nghĩ về mỗi người chúng ta như những người anh chị em thật sự, và quan tâm đến quyền lợi của mỗi chúng ta. Chúng ta phải tìm cách giảm đi nổi khổ đau của kẻ khác. Hơn là hành động chỉ để đạt đến sự giàu sang, chúng ta cần làm điều gì đấy đầy đủ ý nghĩa, điều gì đấy một cách nghiêm chỉnh hướng trực tiếp đến lợi ích của toàn thể nhân loại.

Được thúc đẩy bởi bi mẫn và từ ái, tôn trọng những quyền của kẻ khác - điều này thật sự là tôn giáo. Mặc áo tu sĩ nói về Thượng đế nhưng suy nghĩ một cách vị kỷ thì không phải là một hành vi tôn giáo. Trái lại, một nhà chính trị hay luật sư với sự quan tâm thật sự cho nhân loại, những người cáng đáng những hành động làm lợi ích cho người khác thật sự là thực hành tôn giáo. Mục tiêu phải là phụng sự cho kẻ khác, chứ không phải khống chế thiên hạ. Những ai thực hành từ ái thông tuệ, như Đại hành giả Ấn Độ Long Thọ đã nói trong Tràng Hoa Quý Báu rằng:

Đã phân tích trọn vẹn
Tất cả những hành vi của thân thể, lời nói và tâm ý,
Những ai nhận ra những gì lợi ích cho tự thân và người khác
Luôn luôn thực hiện những điều này là thông tuệ.

Một hành vi tôn giáo là được thực hiện ra với động cơ tốt lành, với tư tưởng chân thành vì lợi ích của người khác. Tôn giáo là ở đây và bây giờ trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Nếu chúng ta hướng dẫn đời sống ấy vì lợi ích của thế giới, thì đây là dấu ấn xác nhận một đời sống tôn giáo.

Đây là tôn giáo đơn giản của tôi. Không cần Thánh đường, Phật đường. Không cần những triết lý phức tạp. Tâm thức của chính chúng ta, trái tim của chính chúng ta, là đền đài; triết lý của chúng ta đơn giảnân cần.

Nguyên tác: My Outlook trích từ quyển How to Expand Love

Ẩn Tâm Lộ ngày 24/09/2011

Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26638)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
(Xem: 20012)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực...
(Xem: 18201)
Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thứcý thức cấp bách...
(Xem: 32849)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 18798)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốtthông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
(Xem: 31654)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32580)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 20146)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 26349)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 20330)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 23798)
Tôi tự cho rằng tôi có thực hay đó chỉ là một ý nghĩ về tôi do tôi tưởng nghĩ về tôi hoặc một ý nghĩ hay một hình ảnh về tôi do kẻ khác hay những kẻ khác tưởng nghĩ về tôi?
(Xem: 23909)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 15130)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
(Xem: 15037)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant