Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tiết 1: Bối cảnh thời đại đức Thích Tôn

04 Tháng Giêng 201200:00(Xem: 9467)
Tiết 1: Bối cảnh thời đại đức Thích Tôn

LỊCH SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ

Pháp sư Thánh Nghiêm

Thích Tâm Trí dịch

---o0o---

CHƯƠNG II. NGUỒN GỐC THÍCH CA THẾ TÔN

TIẾT I. BỐI CẢNH THỜI ĐẠI THÍCH TÔN

 

- Áo Nghĩa Thư với Phật Giáo

Ở tiết ba của chương một có đề cập đến sự xuất hiện của Áo Nghĩa Thư là do xu thế theo tư trào của thời đại. Do đó, mà nội dung Áo Nghĩa Thư như mũi nhọn đâm ngược vào truyền thống. Đại loại mà nói, thì Phật Giáo cũng có thể gọi là đã từng chịu sự hun đúc bởi Áo Nghĩa Thư. Chẳng hạn như khi nói về “nghiệp”. Trong cổ Áo Nghĩa Thư, nghiệp thuộc mật giáo nên không thể công khai. Nhưng đến thời đức Phật thì nghiệp trở thành tư tưởng được các giáo phái thừa nhận; hoặc như thuyết “luân hồi” cũng đã manh nha từ thời đại Phạn thư, nhưng về sau mới hoàn chỉnh và được thừa nhận. Vào thời đại ban đầu của Áo Nghĩa Thư, thì thuyết “giải thoát” mới là mục đích cuối cùng. Như thế đủ để suy định rằng tuy Áo Nghĩa Thưmật giáo thuộc về nội bộ của Bà La Môn giáo ở đây là nội bộ Ấn Độ nên có thể đức Phật chưa đích thân thâm hiểu về nó, nhưng không thể nói vì lý dođức Phật chưa từng gián tiếp chịu ảnh hưởng tư tưởng tự do của Áo Nghĩa Thư, dù rằng thuyết về nghiệp, luân hồi, giải thoát là do chính đức Phật thuyết giảng, cho dù nội dung không giống với Áo Nghĩa Thư. Nhưng không thể vì thế mà nói rằng đức Phật chẳng chút tơ hào quan hệ với Áo Nghĩa Thư.

- Điều gì tạo nên tư trào thời đại?

Nói đến tư trào thời đại đương thời, trước tiên nên tìm hiểu rõ sự biến thiên của xã hội và dân tộc Ấn Độ. Người Aryan lấy địa phương Câu La làm trung tâm để kiến lập nền văn hóa tư tưởng của Bà La Môn giáo. Giống các nước như: Tú La Sắc Na (Suracena), đều lấy nơi này làm trung tâm.

Như vậy, đến thời này pháp điển của Bà La Môn một nửa được coi là của người Aryan, nửa còn lại là các chủng tộc hạ đẳng, còn man khai. Lại nữa, tại lưu vực sông Hằng, đặc biệt là nước Ma Kiệt Đà, nơi sản sinh nền văn hóa tư tưởng mới. Theo “Bao Đạt Da Na Pháp Điển” (Bandhayàna Dharma Sùtra), thì người Ma Kiệt Đà dường như có sự pha trộn giữa giai cấp Phệ Xá với giai cấp Thủ Đà La, mà tổ tiên họ là người Aryan thuộc chủng tánh Vệ Xá - Họ cũng tranh dành phần cư trú tại địa phương Câu La của người Aryan. Họ là những người Aryan đến Ấn Độ sớm hơn. Trải qua thời gian lâu dài, họ thông hôn với tộc người hạ tiện Dravidian, và cũng từ đó họ trở thành một chủng tộc mới và độc lập.

Chủng tộc độc lập này lấy nước Ma Kiệt Đà làm trung tâm. Đến thời đại đức Phật, Ấn Độ ước có mười sáu nước lớn. Kinh Trung A Hàm quyển năm mươi lăm, kinh 202 - Trì Trai kinh (1) chép là, trong số các nước lớn, như nước Ma Kiệt Đà lấy thành Vương Xá làm kinh đô, nước Kiều Tát La lấy thành Xá Vệ làm kinh đô, nước Ta Di lấy Kiều Thường Di làm kinh đô, nước Bạt Kỳ lấy Tỳ Xá Ly làm kinh đô v.v… các nước vừa nêu là những nước cường thịnh nên được lưu danh.

Tại các “tân bang quốc” này, tuy vẫn chịu ảnh hưởng văn hóa truyền thống Bà La Môn, nhưng là những bang quốc trổi dậy với nền văn hóa tự do. Nền văn hóa tự do này nhận được sự bảo hộ của các bậc vương giả. Do đó, đây là khu vực tuy cũng có quan niệm về bốn chủng tánh, nhưng lại lấy giai cấp Sát Đế Lợi đặt lên trên giai cấp Bà La Môn. Các bậc vương giả bảo hộ tư trào tự do tư tưởng không hẳn là họ xuất thân từ huyết thống của giai cấp Sát Đế Lợi, nhưng họ lại cư xử ở cương vị chủng tánh Sát Đế Lợi là để nhằm bảo lãnh bốn chủng tánh. Nhân đó, phàm hễ là tư tưởng mới thì liền được trọng thị, trong khi đó quan niệm “Bà La Môn chí thượng” lại phải chịu sự khảo nghiệm hết sức gay gắt. Đó là do tư trào phản Vệ Đà được các vương gia che chở.

- Phản Vệ Đà của Sa Môn đoàn.

Như đã giới thiệu danh xưng của sáu phái triết học; trong sáu phái, không phái nào là không thừa nhận giá trị Vệ Đà, vì thế mà truyền thống học phái rất thịnh hành. Nhưng truyền thống đó bị phái cách tân của Sa môn đoàn phủ nhận.

Thực sự mà nói, thì thời gian trước đức Phật một trăm năm, và sau đức Phật hai trăm năm, tư tưởng giới ở Ấn Độ là cực kỳ hỗn tạp. Qui nạp lại mà nói, đại khái có thể phân thành bốn loại: 1. Bà La Môn giáo chính thống - 2. Tín ngưỡng theo tập tục, hệ tín ngưỡng này lấy Sử thi làm tư tưởng trung tâm, đó là Phạm thiên, Duy Tu Nô, và Thấp Bà là ba vị thần chính của Bà La Môn giáo được thông tục hóa - 3. Triết học, chẳng hạn như đại bộ phận của sáu phái triết học đã thành lập - 4. Phản Vệ Đà của Sa môn đoàn.

Các phái phản Vệ Đà đều có chủ nghĩa “đặc chủng” và có tổ chức giáo đoàn. Các giáo đoàn dưa ra kiến giải khu biệt với Bà La Môn, và họ mệnh danh là Sa Môn (S’ramana - cần tức). Do đó, mà vào thời đức Phật, có ý kiến rằng mỗi khi giới thiệu các phái, người ta gọi hoặc là Sa Môn hoặc Bà La Môn, ngược lại các phái cũng gọi đức PhậtĐại Sa Môn, hoặc có khi thêm cả họ của đức Phật vào, và gọi là Sa Môn Cù Đàm.

Đương thời tại Ấn Độ có rất nhiều đoàn Sa Môn; kinh Phật chép có chín mươi sáu thứ ngoại đạo, trong đó có nhiều ngoại đạo cũng xưng là Sa Môn; như lục sư ngoại đạo chẳng hạn.

- Lục Sư Ngọai Đạo

Lục sư ngoại đạo được nói đến rất nhiều trong các kinh, luật tiểu thừa. Xin lấy kinh thứ hai mươi bảy - kinh Sa Môn Quả - trong kinh Trường A Hàm để giới thiệu về tên gọi của Lục sư ngoại đạo;

1. Bất Lan Ca Diếp (Pùrana - Kàssapa):

Nhóm ngoại đạo này hoài nghi về Luân lý, phủ định cả nghiệp thiện nghiệp ác, cho rằng thiện ác nên căn cứ vào sự tương ứng. Do đó, họ đề xướng Vô tác dụng Luận.

2. Mạc Già Lê Cù Xá Lợi (Makkali Gosàla):

Đó là tên vị tổ của tà mệnh ngoại đạo. Nhóm ngoại đạo này đề xướng “Vô nhân nhi hữu luận” (Có là có chứ không có nguyên nhân). Nhóm này là một phái của Kỳ Na giáo. Ngoài Kỳ Na giáo, đây là nhóm ngoại đạo mạnh nhất so với năm nhóm còn lại.

3. A Kỳ Đa Si Khâm Bà La (Ajita Kes’akambala):

Nhóm này phủ định thuyết linh hồn, và đề xướng “Duy vật luận”. Chủ trương lấy khoái lạc làm mục đích, bài xích tất cả mọi quan niệm nghiêm túc về luân lý. Nên được gọi là Thuận thế ngoại đạo.

4. Ba Phù Đà Ca Chiên Na (Pakudha Kacàyana):

Nhóm này chủ trương “Tâm vật vĩnh bất tiêu diệt”, và đề xướng “Thế gian thường tồn luận”.

5. Tán Nhã Di Tì La Lê Phí (Sãnjaya Belathiputta):

Là phái ngụy biện, hoặc còn có tên là Bộ Nang Luận Giả; ngài Xá Lợi Phất (Sàriputta) và ngài Mục Kiền Liên (Mahàmaudgalyàyana). Cả hai đều xuất thân từ phái này, sau mới qui y Phật.

6. Ni Kiền Đà Nhã Đề Tử (Nigantha Nataputta):

Thỉ tổ của Kỳ Na giáoMa Ha Tỳ Lô (Mahà - Vira), ông ra đời trước đức Phật, và cũng xuất thân là vị vương tử. Phái này dùng “mệnh” (Jiva) và “phi mệnh” (Ajiva) tạo thành nhị nguyên luận để thuyết minh tất cả mọi vấn đề. Do đó, họ đề xướng “Vô thần luận”, phủ định quan niệm Thượng đế là đấng tạo vật. Điểm đặc sắc của phái này là giữ giới bất sát sinh rất nghiêm mật, và tu khổ hạnh một cách cực đoan. Ấn Độ là đất nước rộng truyền hạnh tu khổ hạnh cấm dục. Do đó, khi Phật Giáo bị chìm vào tả đạo của Mật giáo, và tiến hành việc ”nam nữ đại lạc” nên sau đó bị diệt vong. Trong khi Kỳ Na giáo trải qua hơn hai nghìn năm trăm năm và hiện nay vẫn còn lưu hành tại Ấn Độ.

Cứ theo kinh Phật mà xét, thì Lục sư ngoại đạo có thể nói là không có gì tốt lành. Thực tế khi khảo sát tư tưởng của họ, cố nhiên họ không theo kịp tính hợp lý của Phật Giáo, và cũng chưa kết tập kinh điển của họ như Phật Giáo đã kết tập. Điều đó phản ánh được rằng thời ấy giữa Phật GiáoLục sư ngoại đạoxung đột nhau như tường vách khó nhìn thấy nhau. Người Phật tửchánh tín không thể dung chấp ý thức hương quyện mang tính hàng hai.

- Sáu Mươi Hai Kiến.

Tư tưởng của hàng ngoại đạo đương thời, tổng quát là gồm các đoàn Sa Môn, và học thuyết Bà La Môn. Chỉnh lý và phân loại, có cả thảy sáu mươi hai kiến giải. Xin đọc kinh Trường A Hàm, quyển mười bốn, kinh thứ hai mươi mốt “Phạm Động Kinh”(2). Trong kinh có xâu kết sáu mươi hai kiến giải, và chia thành hai thuyết với mười sáu loại:

I. NÓI VỀ ĐỜI QUÁ KHỨ, HOẶC CÒN GỌI LÀ “BẢN KIẾP BẢN KIẾN”. GỒM NĂM LOẠI VỚI MƯỜI KIẾN.

1. Thế gian thường trụ luận, thường kiến luận, có bốn thứ.

2. Thế gian thường bán vô thường luận, có bốn thứ.

3. Thế gian hữu biên vô biên luận, có bốn thứ.

4. Dị vấn dị đáp luận, có bốn thứ.

5. Vô nhân nhi hữu luận, tức Vô nhân luận, có 2 thứ.

II. NÓI VỀ ĐỜI VỊ LAI, HOẶC CÒN GỌI LÀ “VỊ THẾ VỊ KIẾP” CÓ NĂM LOẠI VÀ BỐN MƯƠI KIẾN.

1. Thế gian hữu tưởng luận, có mười sáu kiến giải.

2. Thế gian vô tưởng luận, có tám kiến giải.

3. Thế gian phi hữu tướng phi vô tướng luận, có tám kiến giải.

4. Chúng sinh đoạn diệt vô dư luận, tức Đoạn kiến luận, có bảy kiến giải.

5. Hiện pháp Niết bàn luận, tức không luận là ở trạng thái nào, chỉ nhằm vào đời hiện tại, lấy đó làm cảnh giới tối cao. Có năm kiến giải.

Thời ấy tư tưởng của Bà La Môn thì quá cố hữu khiến người đời phải phản đối. Tư tưởng của các đoàn Sa Môn tuy mới, như quá cấp tiến, khiến người ta có xu hướng thiên kiến một cách cực đoan. Với nhân tâm thế đạo, thì thái quá cũng như bất cập, cả hai đều không nên. Do vậy mới xuất hiện sự tích đấng Thích Tôn ứng hóa ở cõi nhân gian. Đặc biệtđức Phật với trí tuệ vô hạn, và bi tâm vô lượng đã khởi xướng chánh giáo trung đạo một cách vững chắc. Lấy đó bài trừ mọi thiên kiến của các phái ngoại đạo. Do đó, trong thời gian dài ngoại đạo bị tổn hại (dẹp tan), và Phật pháp đã đem đến cho nhân loại khí tượng mới, như ánh sáng chiếu xa vạn dặm!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 28193)
Phương Trời Cao Rộng - Truyện dài của Vĩnh Hảo, Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1993, tái bản năm 1995
(Xem: 6689)
Tiếng nói của những người con Phật có tấm lòng từ bi và trí tuệ đi vào đời...
(Xem: 8788)
Báo Chánh Pháp - bộ mới Số 43, tháng 06 năm 2015
(Xem: 9318)
Hy hữu, vì biết lấy Phật giáo làm lý tưởng đời mình và chọn sự thực hành Phật Pháp như là sinh hoạt nền tảng hàng ngày
(Xem: 15388)
Nguời quân tử ra làm quan đi vào con đường hành chính, không những ngồi ung dung nơi miếu đường nói truyện văn nhã, để lấy tiếng là người có đức vọng...
(Xem: 8255)
Báo Chánh Pháp Số 41 Tháng 4/2015
(Xem: 8684)
Tuyển tập những bài viết về mùa Xuân trong nền văn hóa Phật giáo Việt Nam. Giai Phẩm Xuân Ất Mùi 2015...
(Xem: 16733)
Những ngữ cú của Sư được chép rải rác trong trứ tác của các nhà, nhưng chưa được gom tập. Cho nên vào niên hiệu Nguyên Văn, thiền sư Huyền Khế biên tập và đặt tên là Động Sơn Lục, tàng bản tại Bạch Hoa Lâm.
(Xem: 26978)
Thiền Lâm Bảo Huấn đây chính là phần Ngữ lục. Nội dung của sách Bảo Huấn được chia thành 4 quyển, gồm gần 300 thiên. Mỗi thiên đều là những lời vàng ngọc để răn dạy về cách tu tâm xử thế...
(Xem: 18680)
Quyển Luận này về hình lượng rất bé bỏng, nhưng về phẩm chất thật quí vô giá. Một hành giả nếu thâm đạt ý chí quyển Luận này là đã thấy lối vào Đạo.
(Xem: 15656)
Là một sách tự lực của tác giả người Mỹ Dale Carnegie, được viết vào năm 1948. Bản Việt Ngữ do Nguyễn Hiến Lê dịch năm 1955 tại Sài Gòn và đưa vào tủ sách Học làm người.
(Xem: 22539)
Để góp nhặt hết tất cả những ý niệm tác thành tập sách nhỏ “Tâm Nguyên Vô Đề” này là một lời sách tấn, khuyến khích của Thiện hữu tri thức để lưu dấu một cái gì. Cái uyên nguyên của Tâm... Nguyên Siêu
(Xem: 19463)
“Phật pháp trong đời sống” của cư sĩ Tâm Diệu là tuyển tập về mười hai chuyên đề Phật học gắn liền với đời sống của người tại gia.
(Xem: 18346)
Gió không từ đâu tới; gió cũng đã chẳng đi về đâu. Gió hiện hữu, rồi gió tan biến, xa lìa. Tử sinh cũng như thế. Tuy có đó, tuy mất đó
(Xem: 16203)
Đa số Phật tử Việt Nam thường chỉ học hỏi Phật pháp qua truyền thống Trung Hoa; ít ai để ý đến sự sai biệt căn để giữa khởi nguyên của Phật giáo từ Ấn Độ
(Xem: 25635)
Trăng bồng bềnh trên ngàn thông Và thềm đêm vắng lạnh, khi âm xưa trong veo từ các ngón tay anh đến. Giai điệu cổ luôn khiến người nghe rơi nước mắt, nhưng nhạc Thiền ở bên kia tình cảm.
(Xem: 12882)
Tay Bụt trong tay ta có nghĩa là ta được nắm tay Bụt mà đi. Cũng có nghĩa là trong tay ta đã có tay Bụt. Bụt và ta không còn là hai thực tại riêng biệt.
(Xem: 37862)
“Teachings from Ancient Vietnamese Zen Masters” là bản dịch tiếng Anh nhiều bài thơ, bài kệ và bài pháp của chư tôn thiền đức Phật Giáo Việt Nam từ ngài Khương Tăng Hội ở thế kỷ thứ 3 sau Tây Lịch...
(Xem: 20091)
Chư Phật cùng tất cả chúng sanh chỉ là một tâm, không có pháp riêng. Tâm nầy từ vô thủy đến nay không từng sanh không từng diệt...
(Xem: 10714)
Bộ Tịnh Độ Thánh Hiền Lục do cư sĩ Bành Tế Thanh cùng cháu là Hy Tốc, người đời Càn Long nhà Thanh sưu tập những truyện niệm Phật được vãng sanh soạn thành.
(Xem: 10031)
Tâm là nguồn sống vô tận và ánh sáng của tâm là ánh sáng vô tận. Tâm lắng yên phiền nãotâm bình đẳng và thanh tịnh vô tận.
(Xem: 10561)
Nguyên tác: The Art of Happiness in a Troubled World; Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma và Howard C. Cutler; Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 10391)
Cuốn sách này được viết ở Thái Lan, nơi tôi đã sống trong một vài năm. Khi tôi gặp người Thái, tôi đã rất ấn tượng trước sự rộng lượng của họ.
(Xem: 11041)
Sách này không ngại phổ biến cho nhiều người cùng đọc. Có thể nhờ đọc nó, người ta có cơ hội bước vào cửa ngõ Chánh pháp...
(Xem: 15229)
Bửu Tạng Luận tác giảTăng Triệu, bài luận này và bộ Triệu Luận đều có ghi trong tập 96 của Tục Tạng Kinh, nhưng bộ Triệu Luận đã lưu hành từ xưa nay...
(Xem: 10842)
Theo truyền thuyết Ấn giáo, thần Vishnu có lần hoá sinh làm một vị vương tử sống bên bờ sông Hằng. Tên ông là Ravana...
(Xem: 19694)
Quyển Hai quãng đời của Sơ tổ Trúc Lâm do chúng tôi giảng giải, để nói lên một con người siêu việt của dân tộc Việt Nam.
(Xem: 11707)
Sư sống vào thời Hậu Lê, người ta quen gọi là Tổ Cầu. Tổ tiên quê ở làng Áng Độ, huyện Chân Phúc. Ông Tổ năm đời của Sư làm quan Quản chu tượng coi thợ đóng thuyền cho triều đình.
(Xem: 10783)
Đây là một quyển sách ghi lại ba ngày thuyết giảng của Đức Đạt-lai Lạt-ma tại thành phố Luân Đôn vào mùa xuân năm 1984, tức cách nay (2014) đúng ba mươi năm.
(Xem: 11245)
108 lời dạy của Đức Đạt-lai Lạt-ma được gom góp trong quyển sách tuy bé nhỏ này nhưng cũng đã phản ảnh được một phần nào tư tưởng của một con người rất lớn, một con người khác thường giữa thế giới nhiễu nhương ngày nay.
(Xem: 10108)
Đức Phật hướng dẫn cần chuyển hóa tâm thức làm cho nỗi đau, phiền não, nghiệp chướng không còn sức sống, lúc đó chúng ta mới đạt được hạnh phúc thật sự.
(Xem: 10563)
Đại sư quả quyết với chúng ta rằng những điều nói ra trong "Chứng Đạo Ca" là để dẫn chúng ta "Chứng thực tướng, không nhân pháp,"
(Xem: 11557)
Suốt hai mươi lăm thế kỷ hiện hữu trên thế gian này, đạo Phật chưa một lần gây tổn thương hoặc làm thiệt hại cho bất cứ một dân tộc, xã hội hay quốc gia nào.
(Xem: 10892)
Chủ yếu Đạo Phật là chỉ dạy chúng sanh giải thoát mọi khổ đau, song lâu đài giải thoát phải xây dựng trên một nền tảng giác ngộ...
(Xem: 11402)
Lăng Già ngời bóng nguyệt, Hoàng Anh đề trác tuyệt, Dị thục thức đã thuần, Ca bài ca bất diệt.
(Xem: 12160)
Bậc Thánh A La Hán, bậc đã thanh lọc tâm, là người không bao giờ còn phải tái sinh trở lại. Nếu tâm của ngài căn bảnthanh tịnh...
(Xem: 11064)
Tiếng đại hồng chung ngân vang như xé tan bầu không khí đang trầm lắng. Đó là báo hiệu cho mọi người chuẩn bị hành lễ của thời khóa Tịnh độ tối...
(Xem: 13022)
Chủ đề: 50 năm xuất giahành đạo của HT. Thích Như Điển
(Xem: 17771)
Sự Thực Hành Guru Yoga Theo Truyền Thống Longchen Nyingthig
(Xem: 15236)
Bản tiếng Anh của Santideva. A Guide to the Bodhisattva Way of Life; Do Đặng Hữu Phúc dịch sang tiếng Việt dựa theo bản Phạn-Anh.
(Xem: 15712)
Các Tổ sư Thiền có khi hỏi đã không đáp, mà dùng gậy đánh, roi quật, miệng hét như trường hợp Tổ Hoàng BáThiền sư Nghĩa Huyền...
(Xem: 11002)
Thân hình tuy còn ngồi ở nơi thành thị, nhưng phong thái mình đã là phong thái của người sống ở núi rừng. Khi các nghiệp (thân, khẩu và ý) đã lắng xuống thì thể và tính mình đều được an tĩnh...
(Xem: 12115)
Kinh Quán Niệm Hơi Thở là một hệ thống thiền tập rất căn bản của đạo Bụt, là một nghệ thuật vun trồngđiều phục thân tâm tuyệt vời.
(Xem: 11045)
Hồn Bướm Mơ Tiên là tác phẩm mang âm hưởng Phật giáo rất sâu sắc dưới cái nhìn của tác giả.
(Xem: 21848)
Phật Giáo còn được phân chia thành hai nhánh khác nhau là Tiểu Thừa (Hinayana) và Đại Thừa (Mahayana)... Nguyên tác: Ajahn Chan; Hoang Phong chuyển dịch
(Xem: 12098)
Giai Nhân Và Hòa Thượng gồm có 10 truyện ngắn Do Hội Giáo Dục Từ Thiện Sariputtra Xuất bản năm 2006... HT Thích Như Điển
(Xem: 9181)
Kỷ Yếu Kỷ Niệm Chu Niên 20 Năm Thành Lập Tu Viện Quảng Đức, chính thức ra mắt nhân dịp Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 15 của Giáo Hội, được tổ chức tại Tu Viện Quảng Đức từ ngày 1 đến 11 tháng 7 năm 2014...
(Xem: 20175)
Quyển sách nầy nhằm giải đáp một phần nào những thắc mắc trên qua kinh nghiệm bản thân của người viết... HT Thích Như Điển
(Xem: 17259)
Đi đến nước cùng non tận chỗ, Tự nhiên được báu chẳng về không... Thích Tâm Hạnh
(Xem: 10103)
Tôi chia sẻ các phương pháp điều trị ung thư không phải để khoe khoang kiến thức về bệnh tật, y khoa và thiền học... Chân Pháp Đăng
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant