Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tiết 1: Phật giáo nguyên thỉ

04 Tháng Giêng 201200:00(Xem: 9322)
Tiết 1: Phật giáo nguyên thỉ

LỊCH SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ

Pháp sư Thánh Nghiêm

Thích Tâm Trí dịch

---o0o---

CHƯƠNG III

NGUYÊN THỈ PHẬT GIÁOTAM TẠNG KINH ÐIỂN

TIẾT I - II: PHẬT GIÁO NGUYÊN THỈ

Cách Phân Kỳ của Lịch Sử Phật Giáo

Sau khi Phật nhập Niết bàn, Ngài trở thành nhân vật lịch sử. Ðối với cách phân kỳ của lịch sử Phật giáo Ấn Ðộ, các học giả cận đại vẫn chưa đồng ýchấp nhận lấy “thuyết” nào làm chuẩn mực, hiện tại xin đơn cử năm thuyết để tham khảo.

I. THUYẾT TAM KỲ CỦA ÐẠI SƯ THÁI HƯ - NGƯỜI TRUNG HOA.

a) Thời sơ kỳ, năm trăm năm là thời “Tiểu chương Ðại ẩn” (Tiểu thừa sáng lộ, Ðại thừa tiềm ẩn).

b) Thời kỳ năm trăm năm thứ hai là thời “Ðại chủ Tiểu tùng” (Ðại thừa là chủ yếu, Tiểu thừa nương theo).

c) Thời kỳ năm trăm năm thứ ba là thời “Mật chủ Hiển tùng” (Mật giáo là chủ yếu, Hiển giáo nương theo)(1). Nhưng, lúc về già đại sư Thái Hư cải đổi cách phân kỳ trên thành; Tiểu hành Ðại ẩn, Ðại chủ Tiểu tùng, Ðại hành Tiểu ẩn, Mật chủ Hiển cùng(2). Cách phân kỳ này tuy có giá trị, nhưng quá sơ lược.

II. CŨNG CÓ THUYẾT PHÂN LÀM BA KỲ.

a) Từ đức Thích Tôn đến Bồ tát Long Thọthời kỳ Phật giáo phát triển một cách căn bản.

b) Từ Bồ tát Long Thọ đến đại luận sư Pháp Xứngthời kỳ hưng thịnh của Phật giáo Ðại thừa.

c) Từ Pháp Xứng đến thời Hồi giáo xâm nhập Ấn Ðộ, khoảng năm trăm năm sau đó là thời kỳ Phật giáo suy đồi. Cách phân kỳ giáo pháp theo lối này, căn bản chỉ khái quát Phật giáo từ khi Phật còn tại thế là thời Phật giáo nguyên thỉ cho đến lấy thời Bộ phái Phật giáo sau Phật nhập diệt ước khoảng một trăm năm. Cách phân kỳ này còn ẩn tàng sự lẫn lộn.

III. CÓ MỘT THUYẾT TAM PHÂN KỲ KHÁC.

a) Từ đức Thích Tôn đến Bồ tát Long Thọthời kỳ Phật giáo phát triển một cách căn bản.

b) Từ Bồ tát Long Thọ đến đại luận sư Pháp Xứng, là thời kỳ hưng thịnh của Phật giáo Ðại thừa.

c) Từ Pháp Xứng đến thời Hồi giáo xâm nhập Ấn Ðộ, khoảng trăm năm sau đó là thời kỳ Phật giáo suy đồi. Cách phân kỳ giáo pháp theo lối này, căn bản chỉ khái quát Phật giáo từ khi Phật còn tại thế là thời Phật giáo nguyên thỉ cho đến lấy thời Bộ phái Phật giáo sau Phật nhập diệt ước khoảng một trăm năm. Cách phân kỳ này còn ẩn tàng sự lẫn lộn.

III. CÓ MỘT THUYẾT TAM PHÂN KỲ KHÁC.

a) Từ đức Thích Tôn thành đạo cho đến một trăm năm sau khi Phật nhập diệtthời kỳ Phật giáo Nguyên thỉ.

b) Từ sau Phật nhập diệt, ước khoảng một trăm năm, đến ngài Long Thọthời kỳ Tiểu thừa Phật giáo phát triển.

c) Từ Long thọ cho đến đệ nhị Pháp Xứng là thời kỳ Ðại thừa Phật giáo hưng thịnh. Thuyết này với thuyết của Kimura Taiken, và thuyết của Vũ Tỉnh Bá Thọ đại loại giống nhau.

IV. LONG SƠN CHƯƠNG CHÂN V.V... ÐƯA RA THUYẾT BỐN KỲ.

a) Thời kỳ Phật giáo nguyên thỉ.

b) Thời đại Bộ phái Phật giáo.

c) Thời đại Phật giáo Ðại thừa.

d) Thời đại Mật giáo.

Thuyết này lấy hậu kỳ của Phật giáo Ðại thừa thiết đặt thành thời kỳ Mật giáo, và lấy thời đại Bộ phái Phật giáo thay cho thời Tiểu thừa Phật giáo. Về sau Phật giáo nguyên thỉ làm cơ sở chung cho sự phát triển của Phật giáo Tiểu thừa, và các phái Ðại thừa. Do đó, thuyết này đáng gọi là có kiến giải hay.

V. THUYẾT NĂM KỲ CỦA PHÁP SƯ ẤN THUẬN.

a) Thời đại đức Phật lấy “Thanh văn làm gốc mà điểm đồng qui là giải thoát.

b) Lấy bốn trăm năm sau Phật diệt độ làm “Sự xẻ dòng của Thanh văn theo khuynh hướng Bồ tát”.

c) Sau Phật nhập diệt, từ bốn thế kỷ đến bảy thế kỷ là thời lấy “Bồ tát làm gốc, có sự pha trộn giữa Ðại thừa và Tiểu thừa.

d) Sau Phật nhập diệt bảy trăm năm đến một nghìn năm, là thời “Bồ tát phân lưu về khuynh hướng Như Lai”.

e) Sau Phật nhập diệt một nghìn năm cho đến mãi về sau lấy “Như Lai làm gốc của thanh tịnh Phật nhất thể”. Ðây là dựa vào diễn biến phát triển tư tưởnggiáo đoàn để khảo sát. Quan điểm này về đại thể tương đồng với quan điểm của đại sư Thái Hư, nhưng phân tích chân xác hơn.

Duy có điều cách phân kỳ tư tưởng này của pháp sư Ấn Thuận có tính độc lập xin đọc tác phẩm “Phật Giáo Ấn Ðộ” của ở chương một - trang 4 đến trang 8.

Bộ sách này trình bày cách phân kỳ của các nhà mà không có sự “lấy bỏ” nhà nào làm chuẩn, chỉ thuần lược thuật có tính tham khảo: vì vậy vấn đề chính là chương mục, chứ không hẳn là sự chia cắt.

- Giáo Lý Phật Giáo Nguyên Thỉ.

Nói đến Phật giáo nguyên thỉ là nói về “ngôn hành” của đức Phật khi Ngài còn tại thế, qua đó đức Phật đã tự thân ấn chứng về ngôn hành của các đệ tử Ngài. Những điều vừa nêu chỉ tìm thấy trong kinh A Hàm, và trong Luật bộ; nhưng kinh A Hàm so với Luật bộ, thì kinh A Hàm qua lần kết tập thứ nhất, thứ nhì là đã có sự thêm bớt. Thậm chí có thể nói nội dung của kinh A Hàm hiện tại không hoàn toàn còn giữ nguyên diện mạo nguyên thỉ của nó. Nhưng nếu không căn cứ vào những ghi chép trong kinh A Hàm thì không dựa vào đâu để tìm ra diện mạo đích thực của Phật giáo nguyên thỉ.

Giáo lý của Phật giáo nguyên thỉ quả thực là cực kỳ đơn giản. Ðức Phật không bao giờ huyễn đàm về những gì mang tính “hình nhi thượng” (siêu hình, hoang đường, không tưởng), hoặc đàm thuyết về những kinh nghiệm lý tính. Ngài dạy con người đạo lý giải thoát một cách thực tiễn. Ngay thời bấy giờ, các đệ tử thỉnh cầu đức Phật giảng cho họ biết về cảnh giới Niết bàn, và Ngài giữ thái độ mặc nhiên không đáp. Bởi theo Ngài, người chưa chứng đắc Niết bàn lại cùng họ nói về Niết bàncõi trời Tam Dạ Tam Thiên thì đó rõ ràng là chuyện nói nghe cho vui. Còn đối với người thực tế đã chứng đắc Niết bàn, thì có nói cũng chẳng giúp được tơ hào nào cả!

Ðức Phật là người loại bỏ tất cả mọi sự phiền tạp, và Ngài cũng là người cực kỳ khéo léo vận dụng thí dụ. Với chúng đệ tử, mỗi khi thuyết pháp đức Phật chỉ dạy những lời cần dạy, tuyệt nhiên không chút rườm lời.

Nội dung thuyết pháp được Ngài khai thị theo thứ lớp, và không vượt ra ngoài Tứ thánh đế, thập nhị nhân duyên, và Bát chánh đạo. Các đề mục này đã lược giới thiệu chương II.

Chẳng hạn khi bạn chưa tiếp cận đạo Phật, lúc ấy bạn chưa hiểu thế nào là tu học Phật pháp, thì việc đầu tiên Phật giáo sẽ nói cho bạn rõ là nên giữ cho “thân, khẩu, ý, mệnh trong sạch, không ô uế, thì túc mạng chung được sinh về cõi người”. Còn nếu bạn biết “huệ thí, nhân ái, làm lợi ích cho người với nhiều điều tốt lành” thì khi “thân hoại mạng chung sẽ sinh về cõi trời Thiên xứ”(3). Ðấy là trước hết dùng phép tu “nhân thiên” để giúp bạn hiểu nên như thế nào để được sinh cõi trời, cõi người, thứ đến giúp bạn tự điều chỉnh nhân cách sống sao cho mọi người kính trọng. Khi bạn đã qui y Tam Bảo và giữ năm giới cấm, lúc ấy căn lành của bạn sẽ trở nên lớn mạnh. Lúc ấy Phật giáo sẽ khai mở pháp môn giải thoát để bạn đi vào. Tu thiện pháp để sinh về cõi trời, cõi người là điều mà nhiều người tin theogiữ gìn, nhưng pháp môn giải thoát thì duy nhấtđức Phật là người có kinh nghiệm tự thân chứng ngộ. Ðiều khẩn yếu là đức Phật không những không dùng “quyền uy” thông dụng của Thần giáo để bảo rằng bạn là kẻ có tội, rồi bảo bạn hãy chuộc tội, rửa tội. Ðức Phật chỉ đưa ra phương pháp đơn giản, rõ ràng, rồi khuyên bạn y theo phương pháp thực tiễn đó mà tu tập thì sẽ đi đến kết quả tốt lành. Do đó, trong tinh thần của Phật giáo nguyên thỉ, tất cả mọi thần thoại và những điều mê tín hoàn toàn không có chỗ đứng.

- Thế Giới Quan của Phật Giáo Nguyên Thỉ

Chương trước có nói “nếu bỏ bản vị con người để chỉ thuần khảo sát thế giới, thì đó không phải là bản hoài của đức Phật”. Trong kinh Tiễn Dụ(4) Tôn giả Man Ðồng Tử (Màlunkya Dutta) hỏi đức Phật: “đời là thường hay đời là vô thường? Ðời là hữu chung (cùng tận) hay đời là vô chung? v.v... vị Tôn giả nêu lên cả thảy mười lăm vấn đề, tất cả đều là “bất quyết vấn đề”. Bằng một thái độ trong sáng phi thường, Phật dạy: “Ta thấy không cần thiết phải nói với ông về các vấn đề trên. Vì đó là pháp không đưa đến lợi ích gì, chúng không phải là gốc của phạm hạnh, chúng không đưa đến trí tuệ, không đưa đến giác ngộ, không đưa đến Niết bàn”. Sở dĩ vậy, là vì đức Phật thấy không cần thiết phải làm cho bạn hiểu đủ mọi thứ (bác loạn), mà Ngài thấy điều thiết yếu là giúp bạn phương pháp đạt đến giải thoát, chứng đắc Niết bàn, được vậy, tự nhiên bạn như người vén mây thấy được ánh sáng đích thực của nó.

Tuy là như thế, nhưng trong Phật điển vẫn có giới thiệu mối quan hệ về thế giới quan. Chẳng hạn kinh Thế Ký trong Trường A Hàm, từ quyển 18 đến quyển 22(5)có giới thiệu nhiều thứ loại tướng trạng của thế giới quốc độthế giới hữu tình.

Nhân đây, chúng ta không thể cho rằng đức Thích Tôn hoàn toàn giữ im lặng trước những vấn đề do tôn giả Man Ðồng Tử đưa ra. Nhưng chúng ta khảo sát nguồn gốc của vấn đề sẽ thấy rằng, đại thể vấn đề được phát hiện là do từ thế giới quan Vệ Ðà của Bà La Môn giáo và là sản vật của tư tưởng duy vật. Trong phương pháp giáo hóa của mình, đức Phật là người khéo vận dụng những tư tưởng duy vật, và thế giới quan Vệ Ðà của Bà La Môn giáo để làm thí dụ. Bởi khi hướng về quần chúng ngoại đạo để thuyết pháp, thì hay nhất là sử dụng những truyền thuyết của họ để dẫn giải họ đi vào Phật pháp. Do vậy, mà những quan niệm về thế giới của hàng ngoại đạo được đức Phật dẫn giải một cách đích xác, nhưng đó không phải là chủ đề chính trong việc thuyết pháp độ sinh của đức Phật. Ðiều hiển nhiênđức Phật hoàn toàn không đồng tình việc sử dụng truyền thuyết của ngoại đạo để công kích lại họ, và đức Phật cũng cho phép hàng đệ tử mình sử dụng phương thức này.

Ðến như kinh Thế Ký là cả một hệ thống tự thuật dài dằng dặc, và không nghi ngờ gì, điều đó xuất phát từ sự biên tập tỉ mỉ của các nhà kết tập. Bởi kinh Thế Ký được hình thành sau thời vua A Dục, vì là trong Trường Bộ Kinh của kinh tạng Ba Lị không có kinh này. Do đó, nội dung kinh Thế Ký không phải là phát minh của đức Phật, mà nó là “tài sản chung” của nền văn hóa Ấn Ðộ đương thời. Ðức Phật sở dĩ lợi dụng các quan niệm trên, đấy chẳng qua là sự gặp gỡ chứ hoàn toàn Ngài không biểu thị sự tiếp thụ. Thí dụ như các thần trong Vệ Ðà, đặc biệt là thần Phạm thiên. Ðức Phật phủ định thực thể của Phạm thiên, nhưng lại khéo sử dụng tín ngưỡng này. Nhưng sau khi Phật nhập diệt, các đệ tử Phật lại nối kết quan niệm về thực thể Phạm thiên để tiếp thụ. Ðó là việc dùng núi Tu Di làm trung tâm của thế giới quan. Ðiều này đứng về phương điện địa lý học và thiên văn học hiện đại, thực khó có cách nào để xác định. Tuy đấy là thông thuyết có từ rất sớm của địa lý và thiên văn học Ấn Ðộ - nó có trước khi đức Phật xuất hiện.

Là những đệ tử Phật, chúng ta nên chú tâm coi trọng cách ứng hóa của đức Phật làm trọng tâm, đó là hướng dẫn việc tu tập của mọi người, giúp họ giải thoát vô minh, bất tất phải sử dụng tất cả những ứng hóa của đức Phật, vì là trợ giúp con người tu chứng giải thoát chứ không phải ở những học thuyết của Vệ Ðà, của Lục sư ngoại đạo. Nếu chúng ta chỉ chú tâm phân tích, tìm hiểu các học thuyết trên mà không chuyên tâm tu tập, thì chẳng khác gì bỏ gốc chạy theo ngọn, và như thế là tự dẫn mình đến chỗ chết mà còn sợ bị mai táng. Quả là sai lầm!

- Tâm của chúng ta.

Ðức Phật thấy cần giúp con người giải thoát khỏi vô minh, chủ thể của con người là Tâm. Nhưng Tâm ấy không thể tự chủ, bởi đặc tính của Tâm là niệm niệm tương tục, hoạt động của Tâm là luôn luôn đổi khác (biến dị). Do đó cho nên Tâm là vô thường, đã là vô thường thì tìm đâu ra được chủ thể? Vì vậy, nên biết Tâm là vô ngã.

Biết rõ Tâm là vô thường, vô ngã để điều khiển Tâm không bị chao động trước những chuyển biến những đổi khác. Người làm chủ được Tâm mình, là người vượt lên trên phàm phu trở thành Thánh quả. Thực thì quả là khó.

Kỳ thực, đức Phật đặc biệt chú trọng đến việc khảo sát tâm phàm phu; dẫn dắt Tâm ấy vào đạo, bằng cách tu tập khiến Tâm nhiễm ô thành Tâm thanh tịnh. Tâm thanh tịnhTâm không dao động. Chỉ riêng có danh từ “Tâm”, nhưng lại có nhiều cách nói: Tâm nhiễm ô là Tâm biến dị không ngưng nghỉ, khảo sát tỉ mỉ trạng thái Tâm nhiễm ô cũng có nhiều dạng; theo tư liệu nguyên thỉ, Tâm nhiễm ô được phân loại và qui nạp thành mười hai khoảnh:

1. Ngũ cái(6): gồm có tham dục cái, sân nhuế cái, hôn trầm cái, kiến nghi, vô minh.

2. Thất kết (sử): gồm có dục tham, hữu tham, sân nhuế, mạn, kiến, nghi, vô minh.

3. Cửu kết (sử): lấy Thất kết làm cơ sở, lấy “hữu tham” đổi thành “thủ”, lại thêm vào tật, và xan.

4. Ngũ hạ phần kết: thân kiến, nghi giới cấm thủ, dục tham, sân.

5. Ngũ thượng phần kết: thân kiến, nghi giới cấm thủ, dục tham, sân.

6. Tứ bộc lưu: dục bộc lưu, hữu bộc lưu, kiến bộc lưu, vô minh bộc lưu.

7. Tứ lậu: dục lậu, hữu lậu, kiến lâu, vô minh lậu.

8. Tứ thủ: dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ, ngã ngữ thủ.

9. Tứ hệ: tham hệ, sân hệ, giới cấm thủ hệ, thị chơn chấp hệ.

10. Tam cầu: dục cầu, hữu cầu, phạm hạnh cầu.

11. Thập lục tam cấu: bất pháp dục, sân, phẫn, hận, phú, não, tật, xan, siểm, cuống, can phức, báo phục tâm, mạn, quá mạn, kiêu, phóng dật.

12. Nhị thập nhất tâm uế: tà kiến, phi pháp dục, ố tham, tà pháp, tham, nhuế, tùy miên, trạo hối, nghi hoặc, sân triền, bất ngữ kết (phú tàng tội), xan, tật, khi cuống, du siểm, vô tàm, vô quí, mạn, đại mạn, mạn ngạo, phóng dật.

Tùy từng trường hợp, đức Phật dùng ngữ vựng thích hợp để giải rõ trạng thái “tâm bệnh”. Sắp theo thứ hàng, thì mười một khoảnh trước được trích từ “Ấn Ðộ Phật Giáo Sử” của Long Sơn Chơn Ðiền. Khoảnh thứ mười hai lấy từ kinh Trung A Hàm quyển 23, kinh thứ 93(7)

Nếu toát yếu lại mười hai khoảnh trên thì không ngoài tham - sân - si. Ðức Phật gọi đó là tam độc, tam bất thiện căn, tam hỏa. Gần đây có người giải thích tam độc như vầy: “tâm là một thứ tham dục, hành vi và không thấy đủ của tâm cứ tương tục tiến hành một cách không ngừng nghỉ; do tham dục, hành vi và không thấy đủ của tâm, ba thứ này cấu thành như một sự tuần hoàn(8). Lối giải thích này không mấy chính xác, nhưng dễ lý giải.

Do tham, sân, si mà phân biệt thành nhiều trạng thái tâm lý với nhiều tên gọi khác nhau. Ðồng thời để đối trị tham, sân, si lại cũng phần ra nhiều trạng thái tâm lý và tên gọi khác nhau. Những phân tích trên về các trạng thái tâm lý, kết quả được đời sau gọi một cách ngắn gọn là: tâm vương, tâm sở, tâm sở thiện và tâm sở bất thiện. Sự phân tích trạng thái tâm lý của Phật giáo không đơn thuần là sự phân tích của tâm lý học hiện đại, mà sự phân tích này là nhằm khai thông cách đối trị tâm phiền não nơi con người. Tâm lý học hiện đại là một môn học nằm giữa môn sinh lý học và xã hội học. Nếu biện biệt một cách gán ghép, thì có thể nói tâm lý học của Phật giáo là nhằm đưa con người trở về với căn bản nhân sinhgiải thoát. Trong khi tâm lý học hiện đại chỉ nhằm phân tích và giải thích hiện tượng tâm lý con người.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 17094)
Vượt qua một cây cầu dài và hơi bị rung lắc, bắc qua sông Falgu, chúng tôi đến khu vực được ngành du lịch Ấn Độ giới thiệu là làng Sujātā.
(Xem: 38649)
"Heartwood of the Bodhi tree" (Cốt lõi của cội Bồ-đề) - Buddhadasa Bhikkhu, Hoang Phong chuyển ngữ
(Xem: 21918)
Truyện Cổ Sự Tích Cứu Vật Phóng Sinh - Pháp sư Tịnh Không - Thích Phước Sơn dịch
(Xem: 21996)
Những Truyện Cổ Việt Nam Mang Màu Sắc Phật Giáo - Lệ Như Thích Trung Hậu, Sưu tầm & giới thiệu
(Xem: 69790)
Đức Bồ Tát Thái tử Siddhattha kiếp chót chắc chắn sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác. Khi Ngài đản sinh ra đời có đầy đủ 32 tướng tốt chính của Bậc Đại Nhân...
(Xem: 6873)
Ý tưởng về quyển sách này có từ việc tôi tình cờ đọc qua một quyển sách nhỏ có tên là “Món Quà Mang lại Bình An & Hạnh Phúc”
(Xem: 38716)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
(Xem: 43996)
Thiền dạy cho ta KHÔNG BIẾT, để lắng lòng tỉnh thức trước mọi tình huống cám dỗcon người nhận giặc làm con, nhận giả làm chơn, không thể nào vượt thoát sanh tử luân hồi...
(Xem: 44079)
Giáo pháp Thiền giống như một cánh cửa sổ. Trước nhất chúng ta mới nhìn vào chỉ thấy bề mặt phản ánh lờ mờ. Nhưng khi chúng ta tu hành thì khả năng nhìn thấy trở nên rõ ràng.
(Xem: 42899)
Khi buông hết tất cả, quý vị có thể tin tưởng vào Tự tánh của mình 100%. Lúc ấy tâm của quý vị trong sáng như hư không, như tấm gương trong suốt...
(Xem: 44406)
Không phải chúng ta hành thiền để được người khác mến phục, kính nể nhưng để đóng góp vào sự bình an của thế giới. Chúng ta làm theo những lời dạy của Ðức Phật...
(Xem: 23069)
Ở đây lời khuyên của Đức Phật đưa ra cho chúng ta là hãy sống thiện, chuyên cần và hành động một cách hiểu biết nếu chúng ta muốn giải quyết những vấn đề của chúng ta.
(Xem: 39199)
Đức Phật dạy Bốn Thánh Đế này cho chúng ta để đắc chứng Niết-bàn, Thánh Đế Thứ Ba, chấm dứt hoàn toàn tái sanh và do đó cũng chấm dứt luôn Khổ.
(Xem: 21728)
Nhìn chiếc cổng tre hai cánh mở bám đầy rêu xanh, an nhiên giữa tuyết sương, năm tháng - bất chợt, người con nhớ đến một câu thơ của ai đó: Cửa sài hai cánh mở...
(Xem: 42381)
Trí tuệ Phật giáo là một khả năng, một phẩm tính của tâm thức, tượng trưng cho một sự hiểu biết, nhưng là một sự hiểu biết chuyên biệt, được định hướng rõ rệt...
(Xem: 35593)
Đạo Bụt có một nền tảng nhân bản vững chắc, giúp ta biết sống có trách nhiệm, có từ bi với chính mình và mọi loài chung quanh. Người Phật tử con của Bụt là người biết bảo vệ môi sinh.
(Xem: 46499)
Nếu muốn đạt được sự giải thoát, trước hết chúng ta phải quán xét thật cẩn thận những gì chung quanh ta, hầu quán nhận được bản chất đích thật của chúng...
(Xem: 30115)
Tuệ Sỹ Đạo Sư - Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 2, Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang ấn hành... Nguyên Siêu
(Xem: 30802)
Tuệ Sỹ Đạo Sư - Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 1, Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang ấn hành... Nguyên Siêu
(Xem: 26187)
Nếp Sống Tỉnh Thức Của Đức Đạt Lai Lạt Ma (Trọn bộ 2 tập), tác giả Thích Nữ Giới Hương, Nhà xuất bản Hồng Đức 2012
(Xem: 20353)
Chúng ta phải tạo ra cho mình một thứ tình thân ái mới mẻ hơn để giao tiếp với thiên nhiên. Trước đây chúng ta đã không làm tròn được bổn phận đó.
(Xem: 25554)
Đây là cuốn sách đầu tiên ghi lại lịch sử Phật Giáo ở Úc Châu và ảnh hưởng của Phật Giáo đối với đời sống văn hóatâm linh của người Úc... Thích Nguyên Tạng
(Xem: 18461)
Vào nhà của đức Như-Lai, mặc áo của đức Như-Lai, ngồi chỗ của Như-Lai... HT. Thích Trí Quang
(Xem: 17107)
Nguyên tác: "Buddha The Healer", Buddhist Publication Society, Kandy, Sri Lanka; Dr. Ananda Nimalasuria; Phạm Kim Khánh dịch
(Xem: 40755)
“Đường về Cực Lạc” là con đường pháp dẫn ta và tất cả chúng sanh từ xứ ác trược Ta Bà về đến thế giới thanh tịnh Cực Lạc. Cũng chính là “Pháp môn Tịnh độ”...
(Xem: 21713)
"Chuyện Tình Của Liên Hoa Hòa Thượng" được phóng tác từ một câu chuyện lịch sử trong quyển "Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong"... Thích Như Điển
(Xem: 25897)
Sự phân tích về cái chết không phải là để trở nên sợ hãi mà là để biết trân quý kiếp sống này, trân quý kiếp người mà qua đó bạn có thể thực hành những pháp tu quan trọng.
(Xem: 41413)
Truyện kể về những bậc thánh siêu phàm trong Phật Giáo - Tác giả: Ngô Trọng Đức; Dịch giả: Từ Nhân
(Xem: 24890)
Thập Bát La Hán tượng trưng cho tín ngưỡng đặc thù dân gian. Cuộc đời của các Ngài siêu nhiên kỳ bí nhưng rất mực gần gũi chúng sanh.
(Xem: 23775)
Sự Tích Phật A-di-đà và Bảy vị Bồ-tát là một tác phẩm ngắn, giới thiệu về cuộc đờihạnh nguyện của Phật A-di-đà và bảy vị Bồ-tát Đại Thừa, được tạp chí Từ Bi Âm biên soạn...
(Xem: 15058)
Nếu như những tôn giáo khác chú trọng quyền năng của đấng Sáng thế, đòi hỏi sự tuân phục và niềm tin tuyệt đối, thì Phật giáo, từ ngàn xưa, luôn đẫm tinh thần dân chủ.
(Xem: 19962)
Bằng kinh nghiệm của riêng tôi, tôi đã học được phương pháp hữu hiệu nhất để vượt qua khủng hoảng là sự tiếp xúc chặt chẽ và trao đổi giữa những người có niềm tin khác nhau...
(Xem: 37811)
Có thể nói nguyên nhân sâu xathen chốt nhất của sự biến mất truyền thống Tăng bảo trong Phật giáo Nhật Bản hiện tạibản thể giới luật của Tăng không được coi trọng.
(Xem: 19081)
Ngõ Thoát - tức Phương Trời Cao Rộng 3, truyện dài của Vĩnh Hảo, Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1996
(Xem: 17684)
Bụi Đường - tức Phương Trời Cao Rộng 2, truyện dài của Vĩnh Hảo, Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1995, tái bản năm 1996
(Xem: 23523)
Núi Xanh Mây Hồng - Truyện vừa của Vĩnh Hảo, Khởi viết tại Sài Gòn 1980, hoàn tất tại Long Thành 1982
(Xem: 36299)
Pháp hành thiền không chỉ dành riêng cho người Ấn Độ hay cho những người trong thời Đức Phật còn tại thế, mà là cho cả nhân loại vào tất cả mọi thời đại và ở khắp mọi nơi.
(Xem: 40353)
Tăng bảo, nương vào phần tự giác của pháp làm cơ sở để kiến lập xã hội hòa bình, nhân gian Tịnh độ... Thích Đồng Bổn
(Xem: 19488)
Đây là một trong số ba-mươi bài kinh trong tập Trung A Hàm do Christian Maes tuyển chọn để dịch thẳng từ tiếng Pa-li sang tiếng Pháp... Hoang Phong dịch
(Xem: 21700)
Ở trên khuôn viên của núi Mihintale hiện còn có một hang động và người ta cho rằng hang động ấy là nơi mà Tôn giả Mahinda đã ở lại đấy trong lần đầu tiên ngài đến Mihintale.
(Xem: 46164)
"Hộ-Niệm" đúng Chánh Pháp, hợp Lý Đạo, hợp Căn Cơ. Thành tựu bất khả tư nghì! ... Cư Sĩ Diệu Âm
(Xem: 35911)
Cốt Nhục Của Thiền là một tác phẩm ghi lại 101 câu chuyện về thiền ở Trung Hoa và Nhật Bản - Trần Trúc Lâm dịch
(Xem: 28588)
Tác phẩm này là công trình nghiên cứu mang tính khoa học, nhưng nó có thể giúp cho các nhà nghiên cứu về Phật giáo tìm hiểu thêm về lịch sử Phật giáo...
(Xem: 28855)
Nguyễn Du cho chúng ta thấy rằng Cụ không những là một người am hiểu sâu xa về Phật giáo mà còn là một hành giả tu tập Thiền tông qua Kinh Kim Cương... Đại Lãn
(Xem: 32173)
Đức Phật khi còn tại thế đã luôn luôn từ chối việc dùng giáo lý để thỏa mãn khao khát kiến thức con người... Nguyễn Điều
(Xem: 26276)
‘Sự quyến rũ của Đạo Phật Trong Thế Giới Mới’ được tuyển dịch từ những bài viết và pháp thoại của nhiều bậc Tôn túc và các học giả Phật Giáo nổi tiếng thế giới...
(Xem: 33395)
Những lúc vô sự, người góp nhặt thường dạo chơi trong các vườn Thiền cổ kim đông tây. Tiêu biểu là các vườn Thiền Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
(Xem: 24071)
Đại Hội Khoáng Đại kỳ IV được triệu tập vào các ngày 17, 18, 19/03/2011 tại Chùa Pháp Hoa, 20 Butler Ave, Pennington, SA 5013, Australia
(Xem: 24803)
Qua ký sự, tác giả giới thiệu những vùng đất tâm linh của Phật giáo đồng thời nói lên niềm cảm khái của mình trước các vùng đất thiêng liêng, và cảm xúc của ông về thế giới hiện đại.
(Xem: 54499)
Muốn thực sự tiếp xúc với thực tại, cho dù đó bất cứ là gì, chúng ta phải biết cách dừng lại trong kinh nghiệm của mình, lâu đủ để nó thấm sâu vào và lắng đọng xuống...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant