Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tiết 4: Thánh điển thời sơ kỳ

04 Tháng Giêng 201200:00(Xem: 9676)
Tiết 4: Thánh điển thời sơ kỳ

LỊCH SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ

Pháp sư Thánh Nghiêm

Thích Tâm Trí dịch

---o0o---

CHƯƠNG III

NGUYÊN THỈ PHẬT GIÁOTAM TẠNG KINH ÐIỂN

TIẾT IV. THÁNH ÐIỂN THỜI SƠ KỲ

- Mở đầu Thánh Ðiển.

Sự cấu thành Thánh điển của thời này là chỉ đạo giai đoạn hoàn thành hình thái Phật điển ở vào thời sơ kỳ. Thời sơ kỳ ước phỏng từ thời đại đức Phật đến thời đại vua A Dục, hoặc ngay cả thời đại Bộ phái mãi đến sau này.

Tại tiết hai của chương này đã có nói đến thời đại đức Phật, thời này chỉ tập thành có: Pháp Cú, Nghĩa Phẩm, Ba La Diên, Ô Ðà Nam, Ba La Ðề, Mộc Xoa. Tất cả là do các đệ tử Phật ghi nhớ và đọc tụng ra, rồi tùy theo tính cách của mỗi đề cương được đức Phật thuyết giảng mà phân loại để biên tập.

Theo “Ðại Sử” của Nam truyền, thì lần kết tập thứ nhất sau Phật Niết bàn chỉ có Pháp (kinh) và Luật (giới) nhưng chưa đưa ra danh mục. Trong khi “Ðảo Sử” thì cho rằng, nội dung lần kết tập thứ nhất gồm có “Cửu phần giáo”. Khi nói đến tam tạng Thánh điển thì phải bao quát cả Luận tạng. Nhưng sự xuất hiện của Luận tạng, theo Nam truyền, sớm nấh là khi có sự ra đời của “Di Lan Ðà Vấn Kinh” (Milinda pãnha- tương đương với kinh Na Tiên Tỳ kheo của bản Hán dịch; thời đại xuất hiện của kinh này khoảng một thế kỷ trước công nguyên). Tuy nhiên, cũng có thể xác định là ở thời đại Phật tại thế, thực chất là đã có Luận, dù chưa định hình thành một khoa độc lập.

- Luật TạngPháp Tạng

Luật là khuôn phép tối sơ vốn từ quá khứ đã khó tra cứu. Các học giả cận đại dùng tạng luật Ba Lị, và luật Ma Ha Tăng Kỳ bản Hán văn để đối chiếu so sánh với chủ ý tiến gần đến “cận cổ”. Có người đem tạng Luật của thời kỳ đầu khi mới xuất hiện phân ra thành hai đại cương gồm luật Tỳ kheoLuật Tỳ kheo ni. Mỗi cương lại chưa thành: Tỳ Ni, Tạp Bạt Cứ, và Oai nghi; dựa vào cách chia này, thì nội dung “Tỳ kheo Giới Kinh” của cổ bản cũng chỉ có Tứ Ba Di, mười ba giới Tăng Già Ba Thi Sa, hai giới Bất định, ba mươi giới Ni Tát Kỳ Ba Dật Ðề, chín mươi hai giới Ba Dật Ðề, bốn Hối Quá, cộng cả thảy là 145 giới. Chúng học pháp lý đán thuộc về Oai nghi loại. Thất diệt tránh, là xuất từ Tạp Bạt Cứ loại chứ không thuộc Tỳ Ni loại. Hiện tại, hai trăm năm mươi giới mà Tỳ kheo thọ nhận, rõ là vì phương tiện học tập nên hậu nhân mới lấy Chúng học pháp, và Thất diệt tránh thêm vào mà thành giới kinh.

Có người lấy từ bia đá được khắc dưới thời vua A Dục, trong đó ghi: “pháp tối thắng được nói trong Tỳ Nại Da” rồi suy luận rằng. Tạng luật chắc chắn là đã được định hình trước thời vua A Dục. Thực thì đây chỉ là căn cứ theo nguyên tắc phán đoán của Thượng Tọa Bộ, vì Bộ này đặc biệt coi trọng giới luật. Do đó, có thể là lần kết tập thứ nhất, ắt cũng đã hoàn thành khuôn phép tối sơ của tạng Luật, dù chỉ mới nói đến tám mươi lần tụng luật. Và đó cũng là tạng Luật căn bản, đời sau dựa vào đấy mà có sự phân chia giữa Thượng Tọa Bộ và Ðại Chúng Bộ. Thời Bộ phái Phật Giáo, đa số đều tuân theo Luật của Bộ phái mình. Hiện vẫn còn sáu bộ Luật tạng:

1. Tạng Luật Vinayapitaka, bằng văn tự Ba Lị của Thượng Tọa Bộ, thuộc Nam truyền.

2. Luật Ma Ha Tăng Kỳ, gồm bốn mươi quyển của Ðại Chúng Bộ, do ngài Phật Ðà Bạt Ðà La cùng dịch ra Hán văn với ngài Pháp Hiển, vào thời Ðông Tấn.

3. Luật Ngũ Phần, gồm ba mươi quyển, của Hóa Ðịa Bộ, do ngài Phật Ðà Thập và ngài Trí Thắng dịch ra Hán văn dưới thời Lưu Tống.

4. Luật Tứ Phần, gồm sáu mươi quyển của Pháp Tạng Bộ, do ngài Phật Ðà Da Xá và ngài Trúc Phật Niệm dịch ra Hán vào đời Diêu Tần.

5. Luật Thập Tụng, gồm sáu mươi quyển của Ma Thâu La Hữu Bộ, do ngài Cưu Ma La Thập dịch ra Hán văn vào đời Diêu Tần.

6. Căn Bản Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ Tỳ Nại Da, gồm năm mươi quyển, của Hữu BộCa Thấp Di La, do ngài Nghĩa Tịnh dịch ra Hán văn vào đời nhà Ðường.

Ðúng ra luật của Thượng Tọa Bộ xuất hiện trước luật của Ðại Chúng Bộ, và luật của Thượng Tọa Bộ thuộc về Nam truyền. Trong Thượng Tọa Bộ có một chi phái, có tên là Phân Biệt Thuyết, chi này lại có khuynh hướng nghiêng về Ðại Chúng Bộ. Do đó, nên luật Ma Ha Tăng Kỳ mãi về sau mới xuất hiện. Bốn Bộ còn lại cũng thuộc Thượng Tọa Bộ, nhưng đó là do sự phân Bộ mà ra. Hiện nay không tìm thấy tạng luật căn bản của Thượng Tọa Bộ.

Bộ phận trọng yếu nữa của Thánh điển Phật Giáo, ấy là Kinh (pháp). Những nghiên cứu gần đây cho thấy lớp diễn đạt của Kinh (pháp) phải qua ba thời kỳ, sau đó mới đại định.

1. Một là, thu thập tất cả những “ngôn hành” của đức Phật làm thành chín bộ kinh (cửu phần giáo).

2. Hai là, diễn đạt cửu bộ kinh thành bốn bộ A Hàm kinh.

3. Ba là, căn cứ vào bốn bộ A Hàm để thành lập tam tạng. Do tam tạng mới có sự xuất hiện của tạng Ðại thừa, và tạng Cấm - Chú. Ðây là phạm vi của Ðại thừa.

- Chín Bộ KinhMười Hai Bộ Kinh.

Sau khi Phật nhập diệt, những đệ tử Phật thu thập tất cả mọi “ngôn hành” của Ngài, rồi tùy vào tính chất “ngôn hành” mà phân loại, và tập thành chín bộ kinh. Ðó là:

1. Tu Ða La (Sùtra), tức là thuyết pháp theo lối tản văn, thường được gọi là văn trường hàng.

2. Kỳ Dạ (Geya), là dùng văn vần để lập lại (trùng tuyên) nội dung đã được thuyết bằng tản văn qua hình thức kệ tụng. Thông thường được dịch thành tụng hoặc trùng tụng.

3. Già Ðà (Gatha), là khi thuyết pháp thì dùng vận văn để tuyên thuyết, nhưng lúc dịch thì dịch thành “cô khởi tụng” hoặc phúng tụng (cô tụng là những kệ tụng, nhưng không lập lại những gì đã được thuyết giảng trước đó, mà khởi lên ý mới, ý riêng).

4. Ni Ðà La (Nidàna), là ghi chép lại những sự tích, những duyên sự một cách có đầu có đuôi, có gốc có ngọn. Thường là nhân vào sự duyên để trợ duyên thuyết pháp. Do đó, nên dịch là Nhân duyên.

5. A Bát Ðà Da (Avadàna), là dùng thí dụ để thuyết pháp, hoặc phàm khi nhan việc gì đó mà ứng cảm thuyết pháp, thì đều gọi là Thí dụ.

6. Xà Ða Già (Jâtaka), là nhân duyên để đức Phật tự thuyết về đời quá khứ của các vị Phật, và những công hạnh của các vị Thánh đệ tử. Nên còn gọi là Bản sinh.

7. Y Ðế Mục Ða Ca (Itivittaka), là tự thuật về tích sự của chư vị cổ Phật, nên còn gọi là Bản sự.

8. A Phù Ðạt ma (Adbhacta Dharma), là nói rõ những thần tích kỳ lạ không thể nghĩ bàn của đức Phật và của chư Thánh đệ tử Phật. Do đó, còn có tên là Vị Tằng Hữu, tân dịchA Tỳ Ðạt Ma.

9. Ưu Ba Ðề Xá (Upadesa), tức là đối với những pháp nghĩa thậm thâmgiản yếu lại. Do đó, còn gọi là Luận ngữ, đời sau gọi là Luận tạng, thoát thai từ đây.

Trong chín bộ kinh trên đây, ba bộ trước thuộc loại tối cổ, hoặc gần nhất đối với hình thức Phật điển nguyên thỉ. Do đó, nó được coi là tương đương với kinh Tạp A Hàm, kinh Tạp A Hàm tuy bị nhiều diễn biến, nhưng vẫn có thể tìm thấy diện mạo cổ xưa của kinh. Vì đối với giáo nghĩa do Ðức Thích Tôn thuyết giảng, thì ba bộ là Tu Ða La, Kỳ Dạ và Già Ðà thuộc loại được tập thành sớm nhất; chữ “Tạp” của pháp tạng kinh Tạp A Hàm, và chữ “Tạp” trong Luật tạng Tạp Bạt Cừ, về ý nghĩa thì giống nhau, nhưng phải tùy sự tương ưng về nghĩa loại mà tập hợp lại biên tập; vì vậy, chữ “Tạp” có ý là tương ưng (thích hợp), và đó cũng là cựu chế của lần kết tập thứ nhất. Từ bộ thứ tư - Nhân duyên, đến bộ thứ tám. Vị Tằng Hữu, năm bộ này mang tính tập hợp những đức độ kỳ vĩ của Phật. Về tính chất, thì năm bộ này so với ba bộ trước là rất khác nhau. Kỳ thực thì sáu bộ trong số chín bộ kinh nêu trên, tất cả đều phân xuất từ ba bộ trên.

Có phải tên gọi chín bộ kinh đã có từ lần kết tập thứ nhất? Ðây là điều mà các học giả cận đại hãy còn nghi vấn.

Xin nói thêm về tên của mười hai bộ kinh. Theo luận Ðại Trí Ðộ quyển 33(22), thì ngoài chín bộ kinh vừa nêu, còn thêm bộ Ưu Ðà Na (Udàna) hay Ô Ðà Nam, kinh này thuộc về loại: “vô vấn tự thuyết”, gồm có bộ Tỳ Phật Lược (Vaipulya), tức Phương Quảng, và bộ Hòa Già La (Vyàkarana), tức Thọ Ký.

Có thể căn cứ vào những khảo sát kinh, luật Tiểu thừa, thì bộ Thọ Ký là do các đệ tử Phật nhân lúc nghe Tu Ða La mà chứng quả pháp, do đó mới biệt xuất bộ Thọ Ký. Bộ Phương Quảng so với bộ Phương Ðẳng của Ðại thừa thì bộ Phương Ðẳng là sự tổng hợp những pháp thậm thâm vi diệu đã thịnh hành rộng rãi. Còn bộ Ưu Ðà Na có nhiều tên gọi khác nhau, về nội dung thì bất nhất. Áng chừng do hậu nhân sưu tập được nhiều pháp giải tinh yếu có liên quan rồi tập thành Tạp Tạng, đại để là như thế. Nhưng nếu cho rằng Tạp Tạng mới xuất hiện về sau này thì trong đó chính xác cũng có những bộ phận tối cổ, chẳng hạn như: Pháp Cú, Nghĩa Phẩm và Ba La Diên. Ðó là những tiểu tập được đưa vào Ưu Ðà Na, và chúng đều thuộc về loại tối cổ. Nội dung Tạp Tạng hiện vẫn còn, nhưng không hẳn tất cả đều là tối cổ.

- Tứ A HàmNgũ A Hàm.

A Hàm được viết bằng Phạn Ngữ, tân dịch là A Cáp Ma (Agama), có nghĩa là Pháp qui, tức tất cả vạn pháp đều qui thú về đây mà không hề có chút sơ sót nào. Còn theo văn tự Ba Lị, thì gọi là Ni Ca Da (Nikàya). Nghĩa của Ni Ca Da là tập hoặc bộ. Nhân vì ngữ văn được Nam truyền sử dụng thuộc tạng văn Ba Lịlợi thế là tiếp cận được những tục ngữ được dùng vào thời Phật tại thế. Vì vậy, người ta lấy văn tự Ba Lị làm Ngũ Ni Ca Da của Nam ruyền. So với tứ “A Hàm kinh” của Bắc truyền được dịch ra từ Phạn văn ra Hán văn, thì sắc thái của Ngũ Ni Ca Da gần gũi với nguyên thỉ hơn. Do đó, các học giả cận đại khi khảo chứng tư liệu Phật giáo nguyên thỉ, đa số họ đều ưa thích sử dụng Thánh điển được viết bằng văn tự Ba Lị. Hơn nữa, năm Ni Ca Da của Nam truyền được xuất xứ từ một bộ. Trong khi Tứ A Hàm kinh thuộc Bắc truyền được dịch ra Hán văn, lại xuất phát từ nhiều bộ phái khác nhau.

Theo nghiên cứu thì Nhất Thiết Hữu BộTạp A Hàm, Trường A Hàm, Trung A Hàm, và Tăng Nhất A Hàm, gọi chung là Tứ A Hàm, nhưng hiện chỉ còn Tạp A HàmTrung A Hàm. Hóa Ðịa Bộ có thêm bộ Tạp Tạng mà thành Ngũ A Hàm kinh, tuy vậy, cả hai bộ hiện không còn; Pháp Tạng Bộ cũng có Ngũ “A Hàm kinh”, và hiện chỉ còn Trường A Hàm. Ðại Chúng Bộ cũng có ngũ “A Hàm kinh”, nay chỉ còn Tăng Nhất A Hàm. Trong khi đó Phật giáo Nam truyền vẫn còn đủ năm Ni Ca Da bằng ngữ văn Ba Lị.

Bốn kinh A Hàm của bản Hán dịch, theo Vũ Tỉnh Bá Thọ trong cuốn “Ấn Ðộ Triết Học Nghiên Cứu”, thuyết thứ hai, trang 150 đến trang 166 của ông, và cho rằng kinh Tạp A Hàm và kinh Trung A Hàm là của Hữu Bộ, đem cộng với kinh Trường A Hàm của Pháp Tạng Bộ, và kinh Tăng Nhất A Hàm của Ðại Chúng Bộ mà thành Tứ A Hàm. Bản Hán dịch có dịch riêng bộ kinh Tạp A Hàm của Ẩm Quang Bộ. Bốn bộ kinh A Hàm hiện còn, được dịch ra Hán văn một cách riêng lẻ thì rất nhiều, và cũng được dịch xuất từ nhiều Bộ phái. Bốn kinh A Hàm của bản Hán dịch nếu đem so với năm Ni Ca Da của Nam truyền, đại loại như sau:

1. Kinh Trường A Hàm của Bắc truyền gồm hai mươi quyển với ba mươi kinh; trong khi Trường Bộ (Dìghani Kàya) của Nam truyền thì chia thành ba phẩm với ba mươi bốn kinh.

2. Kinh Trung A Hàm của Bắc truyền gồm sáu mươi chín quyển với hai trăm hai mươi kinh, trong khi Trung Bộ (Majjhinani Kàya) của Nam truyền được chia thành mười lăm phẩm với một trăm năm mươi hai kinh; trong đó có đến chín mươi tám kinh hoàn toàn trùng khắp với Bắc truyền.

3. Kinh Tạp A Hàm của Bắc truyền có năm mươi quyển với một nghìn ba trăm sáu mươi hai kinh (1362), trong khi Tương Ưng Bộ (Saimyuttani Kàya) của Nam truyền chia thành năm phẩm với hai nghìn tám trăm tám mươi chín (2889) kinh.

4. Kinh Tăng Nhất A Hàm của Bắc truyền có năm mươi mốt quyển, với hơn một nghìn kinh. Trong khi Tăng Chi Bộ (Anguttarani Kàya) của Nam truyền phân làm một trăm bảy mươi hai (172) phẩm với hai trăm chín mươi mốt (291) kinh. Theo ngài Giác Âm, thì kinh này có đến 9557 kinh.

5. Tiểu Bộ (Khuddakani Kàya) của Nam truyền gồm cả Ðại - Tiểu với mười lăm kinh; trong đó có sáu loại chủ yếu:

a) Pháp Cú - Dhammapada, tương đương với kinh Pháp Cú của bản Hán dịch, và “Pháp Cú Thí Dụ Kinh” cũng của Hán dịch.

b) Tự Thuyết Kinh - Udàna, kinh này Ưu Ðà Na, nhưng trong bản Hán dịch không có.

c) Bổn Sự - Intivutta Ka. Tương đương kinh Bổn Sự của bản Hán dịch.

d) Kinh Tập - Suttanipata, tương đương với kinh Nghĩa Túc của bản Hán văn, cổ bản Hán dịch có tên là Nghĩa Phẩm, là Ba La Diên v.v...

e) Trưởng Lão, Trưởng Lão Ni Kệ - Thera Their Gatha, trong Hán dịch không có.

f) Bản Sinh - Jàtaka, tương đương với “Sinh kinh” của bản Hán dịch.

Từ các so sánh, đối chiếu trên, cho thấy Bắc truyền tuy có bốn kinh A Hàm, nhưng trong đó đại bộ phận của đệ ngũ “Ni Ca Da”, và Tiểu Bộ của Nam truyền bản Hán cũng đã có, duy có điều là về nội dung có ít nhiều “xuất nhập” (giống và không giống nhau).

- Tứ “A Hàm” và Tạp Tạng.

Tên gọi của bốn kinh A Hàm:

1. Kinh Tạp A Hàm ấy là tùy vào sự tương ứng với sự việc và lý nghĩa, như Tu Ða La, Kỳ Dạ, Già Ðà v.v... loại biệt theo thứ lớp mà biên tập.

Chẳng hạn “xứ” và “xứ tương ứng” với nhau thì xếp cùng một loại (xứ là nơi sinh ra tác dụng của tâm, và tâm sở, của căn và cảnh, cho nên gọi là xứ)(23); “giới” và “giới tương ưng” cũng liệt vào cùng loại (giới - tức mười tám giới: sáu căn, sáu trần, và sáu thức).

Do đó, Nam truyền gọi là “Tương Ưng Bộ” nghĩa của chữ “tương ưng” là khế hợp, nhưng văn thì “tạp toái” (vụn nát), cho nên con có tên là: Tạp A Hàm kinh. Chữ “Tạp” ở đây không đồng nghĩa như chữ “Tạp” trong “Văn Nguyên Thích Giáo Lục”, là “Tạp hữu bất khả chỉnh lý” (hỗn tạp không thể chỉnh sửa).

2. Kinh Trung A Hàm

3. Kinh Trường A Hàm gọi là Trung, là Trường ấy là tùy vào sự ngắn dài của kinh mà đặt tên. Kinh văn không quá dài, không quá ngắn nên gọi là Trung A Hàm, còn kinh văn rất dài thì gọi là Trường A Hàm.

4. Kinh Tăng Nhất A Hàm, là số chữ lần lượt tăng dần cứ như thế mà biên tập kinh, như một rồi hai, hai rồi ba, mỗi một, mỗi một gia tăng cho đến nhiều pháp, do đó, gọi là Tăng Nhất.

Tính chất của Tập Tạng, hoặc là chưa đưa vào tứ “A Hàm kinh”, hoặc là được lưu xuất từ tứ “A Hàm kinh”. Nhưng đa số của Tạp Tạng là các tiểu tập của Ưu Ðà Na, hoặc là truyền thuyết được trích từ những kinh như kinh Bản Sinh. Nguyên ủy của Tạp Tạng là do đức Phật giảng thuyết nhưng chưa được kết tập vào kinh A Hàm. Do đó, nên có biệt danh là Tạp Tạng.

Tạp Tạng có thể quan hệ rất lớn đối với Phật giáo dưới thời vua A Dục. Thời ấy Thượng Tọa Bộ rất tôn quí kinh Tạp A Hàm, hệ phía tây còn có riêng một Trung Hệ (hệ Phân Biệt Thuyết), hệ Phân Biệt Thuyết rất tôn quí kinh Trường A Hàm; Ðại Chúng Bộ, tức hệ phía đông thì tôn quí kinh Tăng Nhất A Hàm. Ba hệ trên, mỗi hệ đều giữ ý kiến khác nhau của hệ mình. Riêng Trung hệ của ngài Mục Kiền Liên Tử Ðế Tu vẫn giữ thái độ ôn hòa, và dường như Trung hệ được Ðông hệ hợp tác. Do đó, khi chủ trì lần kết tập thứ ba, hệ Phân Biệt khéo “lấy” khéo “bỏ” những ưu khuyết của các hệ Ðông, Tây. Còn đối với tiểu tập Ưu Ðà na, và các thuyết về bản Sinh v.v... thì Trung hệ tuy có tiểu dị nhưng đại đồng. Ðiều này coi như được lưu tồn, do đó mà biên tập thành Tạp Tạng thứ năm, và về sau được phụ vào bốn kinh A Hàm (Tứ A Hàm kinh). Tạp Tạng cũng được Nam truyền cho vào “Tiểu tập” cuối của ngũ “Ni Ca Da”.

Tuy không rõ thời gian phân loại và biên tập thánh điển tứ “A Hàm Kinh”, nhưng các Bộ phái đều đồng ý tứ “A Hàm Kinh” là hình thái của Thánh điển nguyên thỉ. Việc biên tập thành bốn kinh A Hàm trước cả lần Thất Bách Kết Tập, nhưng không hẳn bốn kinh A Hàm được xuất hiện ở lần kết tập thứ nhất. Cứ theo nội dung của bốn kinh A Hàm mà suy định, thì kinh Tạp A Hàm xuất hiện sớm nhất, thứ đến là Trung A Hàm, tiếp đó mới là Trường A Hàm, và Tăng Nhất A Hàm. Phàm lúc nhân một việc gì đó mà đọc Tạp A Hàm trong bốn A Hàm kinh, thì sự tự thuật của Tạp A Hàm là rất trong sáng, giản gọi và dung dị. Trung A Hàm thì gần cận với Tạp A Hàm, nhưng đến Trường A Hàm, và Tăng Nhất A Hàm, thì lại biến sự trong sáng, giản gọn thành dài dòng và ly kỳ. Kinh Tạp A Hàm lấy những pháp nghĩa khi Phật còn tại thế và chuyển cái “phồn” thành cái “giản”, trích yếu những đề cương chủ yếu nhất. Ðời sau lại đem những cương lĩnh chủ yếu này mà chuyển “giản” thành “phồn”. Phu diễn có tính tổ chức và luận biện. Tựa hồ như đây là công tác khôi phục lại diện mạo cổ xưa. Việc làm này về mặt hoằng hóa, và mang tính đối ngoại mà nói, thì tất yếu phải có.


(1) Thái Hư đại sư Toàn tập, trang 455

(2) Thái Hư đại sư Toàn tập, trang 514-517

(3) Kinh Tăng Nhất A Hàm - quyển 23, Phẩm Tăng Thượng thứ 7. Ðại Chánh tạng- 2, giữa trang 670. Thảo khảo Tăng Nhất A Hàm quyển 24. Phẩm Thiện Tụ, thứ 4 - Ðại Chánh tạng-2, giữa trang 676.

(4) Ðại Chánh tạng-1, đầu trang 804 đến cuối trang 805.

(5) Ðại Chánh tạng-1, giữa trang 114 đến cuối trang 149. Kinh còn có bản dịch khác với Thi: khởi Thế Nhân Bản Kinh, Ðại Lâu Thán kinh.

(6) Cái, có nghĩa là che.

(7) Ðại Chánh tạng-1, giữa trang 25.

(8) Chu Trước “Triết Học Sử Ấn Ðộ” quyển 2, Chương III.

(9) Ðiều này được chép một cách nhất trí trong kinh, luật của Thanh Văn.

(10) Ðại Chánh tạng-48, trang 871.

(11) Ðại Chánh tạng-23, đầu trang 892.

(12) Hải Triều Âm-trang 4, kỳ bốn, quyển 46.

(13) Ðại Chánh tạng-51, đầu trang 923.

(14) Ngoài Thập Tụng Luật, tất cả đều theo thuyết này.

(15) Nam Truyền Ðại Tạng Kinh-quyển 4, trang 433.

(16) Ðại Chánh tạng-22, trang 191.

(17) Thực phẩm dành cho Tỳ kheo, để qua đêm gọi là nội túc thực là một trong các đồ ăn bất tịnh, Tỳ kheo không được ăn.

(18) Hải Triều Âm - quyển 46, Kỳ 4, trang 8.

(19) Tỳ Ni Mẫu Kinh - quyển 3, Ðại Chánh tạng - 24, trang 818.

(20) Ngũ Phần Luật - quyển 30, Ðại Chánh tạng-22, giữa trang 192.

(21) Phật Giáo Ấn Ðộ - của Pháp sư Ấn Thuận. Chương 4, tiết 3, trang 63.

(22) Ðại Chánh tạng-25, cuối trang 306 đến trang 308.

(23) Tự Ðiển Phật Học Hán Việt- Chú của người dịch.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26477)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
(Xem: 19888)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực...
(Xem: 18115)
Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thứcý thức cấp bách...
(Xem: 32658)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 18731)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốtthông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
(Xem: 31460)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32400)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 20010)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 26177)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 20194)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 23700)
Tôi tự cho rằng tôi có thực hay đó chỉ là một ý nghĩ về tôi do tôi tưởng nghĩ về tôi hoặc một ý nghĩ hay một hình ảnh về tôi do kẻ khác hay những kẻ khác tưởng nghĩ về tôi?
(Xem: 23777)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 15038)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
(Xem: 14969)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant