- Chương 01: Nguồn gốc
- Chương 02: Thích Ca Thế Tôn
- Chương 03: Nguyên thỉ Phật giáo và Tam tạng kinh điển
- Chương 04: Vua A Dục và Đại Thiên
- Chương 05: Sự phân chia bộ phái Phật giáo
- Chương 06: Giáo nghĩa của Đại Chúng Bộ và Hữu bộ
- Chương 07: Nghệ thuật Phật giáo - Vương triều vua A Dục và sau đó
- Chương 08: Thời kỳ đầu của Phật giáo Đại thừa
- Chương 09: Phật giáo Đại thừa hệ Long thọ và kinh điển của hệ này về sau
- Chương 10: Phật giáo Đại thừa hệ Vô Trước
- Chương 11: Vương triều Cấp Đa và Phật giáo sau vương triều này
- Chương 12: Từ thời Mật giáo thịnh hành đến Phật giáo cận đại
LỊCH SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ
Pháp sư Thánh Nghiêm - Thích Tâm Trí
dịch
---o0o---
VƯƠNG TRIỀU CẤP ÐA
VÀ PHẬT GIÁO SAU VƯƠNG TRIỀU NÀY
TIẾT I. PHẬT GIÁO THỜI VƯƠNG TRIỀU CẤP ÐA
Sự hưng suy của Vương triều
Vương triêu Cấp Ða được lập nên vào năm 320 sau Công nguyên, bởi vua Chiên Ðà La Cấp Da (Chánh Cần Nhật Vướng). Ðóng đô tại thành Hoa Thị, thống lĩnh cả khu vực trung Ấn Ðộ, vị vua đời thứ hai là Sa Mổ Ðà La(1), tức vua Tân Nhật, ông chính phục cả đông bộ và nam bộ Ấn Ðộ. Ðến vị vua thứ ba của vương triều này là vua Chiên Ðà La II(2), ông đem quân tấn công và xâm lược cả tây bộ và bắc bộ Ấn Ðộ, thống lĩnh cả vùng bình nguyên Ấn Ðộ và một bộ phận của Bàng Gia Phổ, gồm luôn địa vức của bán đảo Gia Ðê A Ðê Nhĩ, đây là thời đại toàn thịnh của vương triều Cấp Ða.
Nhưng mặt khác, là thế kỷ thứ V tây lịch, tộc người Bạch Hung Nô (tức tộc người Ephihal) luôn thực hiện chính sách tầm thực về phía tây bắc Ấn Ðộ, đầu tiên họ đánh chiếm nước Kiền Ðà La. Từ sau khi vua Phật Ðà Cấp Ða (Buddha - gupta) của triều Cấp Ða chết đi, thì vào năm 500 tây lịch hoặc trước đôi chút, có Thổ Lạp Ma Na (Toramàna) của tộc Bạch Hung Nô, thừa lúc triều Cấp Ða bị nội loạn bèn đánh chiếm vùng trung Ấn Ðộ. Ðây là nguyên nhân dẫn đến sự băng hoại của vương triều Cấp Ða. Và rồi người con của Thổ Lạp Ma Na là Ma Hê La Cự La (Mihirakura, 502-542 tây lịch) trở thành ông vua của vùng trung Ấn Ðộ. Cũng trong thời gian này, vua Ða Thâu Ðà Nhĩ Man (Yasùodharman) của nước Ma Lạp Bà khởi quân đánh đuổi Ma Hê La Cự La, khiến ông vua này phải bỏ vùng Trung Ấn chạy đến Ca Thấp Di La, đó là năm 528 tây lịch. Ðịa phương Trung Ấn lại được chi duệ của vương triều Cấp Ða cai quản, dù chỉ còn lại một vùng đất hẹp thuộc địa phận Ma Yết Ðà và được xem như một nước chư hầu. Ðấy là sự kế tục của vương triều Cấp Ða thời hậu kỳ(3)
Ở mạn nam Ấn Ðộ, sau khi vương triều Án Ðạt La bị diệt vong, lại có tộc người Ba La Kỳ (Pallava) chiếm cứ vùng Kiến Chí Bổ La (Kànõcipura) và lập nên vương triều Ba La Kỳ, vào năm 225-900 tây lịch.
- Bà La Môn giáo phục hưng
Nét văn hóa đặc sắc của vương triều Cấp Ða đó là chủ nghĩa phục cổ của Bà La Môn giáo. Từ thời vua Ca Nị Sắc Ca cho đến trước khi vương triều Cấp Ða bị diệt vong, trong khoảng thời gian bốn trăm năm, từ thế kỷ thứ hai đến thế kỷ thứ năm tây lịch, trong thời gian này Ấn Ðộ không có giặc ngoại xâm, chủ nghĩa phục hưng của Bà La Môn giáo cũng dựa vào thế lực của vương triều Cấp Ða mà bộc khởi và đạt đến cực thịnh. Từ thời vua A Dục trở lui, do sự phát triển của Phật giáo đã trở thành truyền thống tín ngưỡng và thâm nhập vào tầng lớp hạ lưu của xã hội, trước tình hình như vậy nên Bà La Môn giáo cũng trải qua những chỉnh lý, tu chính, và kết hợp theo thông tục tín ngưỡng và thâm nhập vào tầng lớp hạ lưu của xã hội, trước tình hình như vậy nên Bà La Môn giáo cũng trải qua những chỉnh lý, tu chính, và kết hợp theo thông tục tín ngưỡng dân gian của phái Thấp Bà, là sùng bái Duy Tu Nô, tạo thành tư thái Tân Ấn Ðộ giáo (Hinduism) và khởi sự phục hưng. Tân Ấn Ðộ giáo là sự kết hợp giữa nền văn minh của dân tộc Nhã Lợi An với văn hóa của dân tộc đầu tiên đến Ấn Ðộ, nhưng khởi nguyên là từ “Bạc Già Phạn Ca” trong “Ðại Chiến Thi” của kinh Vệ Ðà. Thời ấy Phật giáo Tiểu thừa càng lúc càng biến thành tư tưởng học thuật hóa, trong khi đó nội bộ Phật giáo lại diễn ra cuộc tranh chấp ưu liệt, cao thấp về nghĩa lý, và ngày càng xa rời những sinh hoạt của dân gian về mặt tín ngưỡng mang tính đại chúng. Chưa nói là sự phục hưng của Ấn Ðộ giáo đặt cơ sở trên tín ngưỡng dân gian đã được thông tục hóa; cạnh đó các nhà Ấn Ðộ giáo họ cũng tham cứu triết lý Phật giáo để bổ sung những gì họ thiếu, nhằm cứu vãn trước nguy cơ có tính thời đại này mà Ðại thừa Phật giáo xuất hiện.
Dưới triều Cấp Ða, Phạn ngữ cổ điển (Classical Sanskrit) được phục hưng, và được coi là thứ ngữ văn có nhiều công dụng. Ðiều này liên quan đến sự phục hưng của Bà La Môn giáo; công tác dịch và viết Phật điển Ðại thừa bằng Phạn văn được hoàn thành, đại loại cũng có quan hệ đến sự phục hưng Phạn ngữ dưới thời của vương triều Cấp Ða.
Về mặt tín ngưõng, các vị vua của triều Cấp Ða đều lấy Bà La Môn giáo làm cơ sở, chẳng hạn hai vị vua là Sa Mổ Ðà La Cấp Ða, và Ca Ma la Cấp Ða Nhất thế (Kumàra- gupta), hai vị vua này cử hành lễ đại tế mã tự, dù tế lễ này từ vương triều Huân Ca đến giờ, tại trung Ấn chưa từng cử hành. Ðây là sự thực hiển nhiên. Do đó, đối với Phật giáo, vương triều này có phần lãnh đạm.
Tuy nhiên, trong những vị vua của triều Cấp Ða cũng có vị biểu thị sự hảo cảm đối với Phật giáo, hoặc có vị tôn sùng Phật giáo chứ không phải không có. Như trong “Thế Thân Truyện” chép việc vua Chánh Cần Nhật là Hương Kha La Ma A Dật Ða từng cúng dường Bồ tát Thế Thân tam lạc sa kim và vua Tân Nhật là Bà La Dật Ðê thì quy y với Bồ tát Thế Thân. Ngoài ra, ngài Thế Thân còn được người con kế nghiệp của vua Tân Nhật và vương phi của vua thỉnh mời Ngài lưu ngụ tại A Du Xà (cung điện hoàng gia). Những việc này tuy chưa biết là có bao nhiêu sự thực, nhưng ít ra cũng phản ảnh đương thời vương thất của triều Cấp Ða là có hảo cảm đối với Phật giáo.
Ở phần trước có nói đến vị tướng của tộc người Bạch Hung Nô là vua Ma Hê La Cự La bị chinh phục, và buộc phải thối lui khỏi vùng trung Ấn. Người chinh phục là vua Da Thâu Ðà Nhĩ Man của nước Ma Lạp Bà. Nhưng trong truyện ký của Huyền Trang, thì người đánh đuổi vua Hung Nô lúc ấy là vua Bà La A Ðiệt Ða Nhị thế (Bàlàdiya II) người hậu kỳ của vương triều Cấp Ða.
Trang 117, trong cuốn “Ấn Ðộ Thông Sử” của Chu Tường Quang, chép là hai vua liên hiệp với nhau để dánh đuổi, đồng thời mở lối thoát cho vua Hung Nô, có thể là phóng thích sau khi bắt được. Ðể kỷ niệm cuộc chinh chiến thắng lợi, vua Bà La A Ðiệt Ða bèn kiến tạo một ngôi đại Phật tự - đó là chùa Na Lan Ðà rất nổi tiếng.
- Giáo nạn tại bắc Ấn Ðộ.
Vua Ma Hê La Cự La từ phương bắc xâm lược vào bắc bộ Ấn Ðộ; ông nhìn Phật giáo bằng con mắt cực đoan ghen ghét, và chỉ muốn hủy diệt Phật giáo, nên khi thế lực đủ mạnh, ông bèn lăng nhục Phật giáo bằng cách tàn sát. Có thuyết nói là sau khi ông được tha cho về lại bắc Ấn Ðộ, tức lãnh địa Ca Thấp Di La; tại đây ông ra sức hủy diệt chùa, tháp đạt đến con số 1600 ngôi. Cuốn “Phó Pháp Tạng Nhân Duyên Truyện(4) kể rằng, lúc bấy giờ có vị Tỳ kheo được người đời xưng tụng là Sư Tử đang làm Phật sự tại Kế Tân (tức Ca Thấp Di La) thì bị “Di La Quật” sát hại, pháp thống nhân đấy mà dứt. Di La Quật là lối dịch khác của Ma Hê La Cự La, có nơi lại dịch là Mật Hy Ha La (Mihirkula). Nhân sự kiện này, về sau các sử gia thường lấy vua Ma Hê La Cự La sánh với vua Bổ Sa Mật Ða La của vương triều Huân Ca.
- Chùa Na Lan Ðà.
Theo “Ðại Ðường Tây Vực Ký”, quyển chín của Huyền Trang, thì chùa Na Lan Ðà tính đến khi kiến tạo phần tiên khởi xong “cách sau Phật Niết bàn không lâu, vị tiên vương của nước này là vua Thước Ca La A Dật Ða (tiếng nhà Ðường gọi là Ðế Nhật) là người kính trọng nhất thừa, tôn sùng Tam Bảo, tìm nơi phúc địa để kiến tạo ngôi Già lam này”. Và qua các đời vua kế tiếp như vua Phật Ðà Cúc Ða Hán dịch là Giác Hộ), vua Ðát Tha Yết Ða Cúc Ða (Hán dịch là Như Lai), vua Bà La A Ðiệt Ða (Hán dịch là Huyễn Nhật), vua Phạt Xà Ca (hán dịch là Kim Cang) thay nhau xây dựng thêm cho đến vị vua thứ sáu là vua Giới Nhật mới thật sự hoàn thành. Nhưng dưới thời của triều Cấp Ða, ngoài vua Bà La A Ðiệt Ða của thời hậu kỳ chứ không phải là vị vua nào khác tham gia kiến tạo chùa Na Lan Ðà, vì vua Giới Nhật là người của vương triều Phạt Ðàn Na (tức Giới Nhật vương triều). Theo truyền thuyết của Tây Tạng, thì ngài Vô Trước, ngài Thế Thân cũng từng lưu trú tại chùa Na Lan Ðà để hoằng thông đại pháp. Nhưng kinh sách Hán dịch chưa nghe nói đến sự việc này. Ngay như những ghi chép về cuộc Ấn du của Pháp Hiển và Trí Mãnh, cũng không thấy đề cập gì đến tên chùa Na Lan Ðà.
Căn cứ sự khảo sát từ nhiều phía, thì ghi chép của Huyền Trang cho rằng “Sau Phật Niết bàn chẳng bao lâu” thì chùa Na Lan Ðà được khởi tạo, điều này thiếu xác thực. Có thuyết cho rằng chùa Na Lan Ðà do vua Huyễn Nhật thuộc hậu kỳ của vương triều Cấp Ða sáng lập. Sau khi cân nhắc, thuyết này có thể tin được. Theo tư liệu được tìm thấy, thì vị danh đức trú trì chùa Na Lan Ðà đầu tiên là ngài Ðức Huệ hoặc ngài Hộ Pháp, ngài Hộ Pháp sống vào khoảng từ năm 530 đến năm 561. Thời gian này rơi vào thời hậu kỳ của triều Cấp Ða. Từ năm 535 đến năm 730 tây lịch.
Thực ra, thì gốc gác của nền chùa Na Lan Ðà là ngôi vườn Ám Ma La có từ thời đức Phật còn tại thế, và đức Phật cũng đã từng ở nơi này thruyết pháp trong thời gian ba tháng. Trước và sau khi Huyền Trang đến Ấn Ðộ, đúng vào thời vua Giới Nhật đang trị vì. Thời ấy chùa Na Lan Ðà có hơn hai trăm thực ấp. Lúa gạo và tô lạc mỗi ngày dùng đến cả trăm thạch. Chùa có đến chín ngôi (công trình phụ), tọa lạc lên trên khu đất rộng bốn mươi tám nghìn mét vuông, tăng chúng thường trú đến một vạn người. Ngôi đại tự này của đất nước Ấn Ðộ đã khiến nhiều quốc gia phải ngưỡng mộ và nghiễm nhiên ngôi đại tự này trở thành học phủ tối cao, và duy nhất có một của Phật giáo.
Bảng danh sách liệt kê chư vị đại sư trú trì chùa Na Lan Ðà có những vị sau: Ðức Huệ, Hộ Pháp, Hộ Nguyệt, Kiên Nguyệt, Quang Hữu, Thắng Hữu, Trí Nguyệt, Giới Hiền, Trí Quang, Nguyệt Xứng và các luận sư như Ðạt Ma Cúc Ða v.v... Huyền Trang tam tạng là người Trung Hoa đầu tiên lưu học tại chùa Na Lan Ðà. Ðồng thời Huyền Trang đại chấn thanh danh cũng tại chùa này, những vị sư tăng người Trung Hoa nối tiếp Huyền Trang lưu học tại chùa Na Lan Ðà có: Nghĩa Tịnh, Ðạo Lâm, Huyền Chiếu, Ðạo Sanh, An Ðạo, Trí Hoằng, Ðạo Hy, và Vô Hành. Những tăng nhân người Ấn Ðộ từng đến Trung Hoa hoằng pháp có Ba La Phã Ca La Mật Ða La, Ðịa Bà Ha La, Thiện Vô Úy, Kim Cang Trí, Bát Lạt Nhã v.v... những vị này cũng từng cầu học tại chùa Na Lan Ðà.
Những vị danh đức trú trì, đầu tiên họ biến chùa Na Lan Ðà thành học phủ thịnh hành, của Duy thức học phái, và sau đó họ khiến chùa Na Lan Ðà thành học phủ của Ðại thừa Mật giáo.
- Tình hình chung của Phật giáo.
Cao Tăng truyện quyển ba, phần viết về “Pháp Hiển Truyện”(5) có chép về tình hình Phật giáo tại Ấn Ðộ thời bấy giờ, rằng cả Tiểu thừa và Ðại thừa đều thịnh hành (Pháp Hiển đi Tây vức vào đời Ðông Tấn, triều vua An Ðế, năm Long An thứ ba, đến năm Nghĩa Hy thứ mười thì trở về lại kinh đô Thẩm Dương tức từ năm 399 đến năm 416 tây lịch).
Tại bắc bộ Ấn Ðộ có bảy nước, chép rõ là có hai nước học Tiểu thừa, một nước học thì phần lớn học Tiểu thừa, một nước học cả Tiểu và Ðại thừa. Như vậy cá nước tại bắc Ấn Ðộ Tiểu thừa chiếm ưu thế.
Tại trung Ấn Ðộ có mười hai quốc gia và khu thành, ghi rõ là một nước học theo Tiểu thừa, một nước đa số học Tiểu thừa, một nước học cả về Ðại thừa và Tiểu thừa, có thể cho là Ðại thừa có vẻ lấn hơn.
Pháp Hiển đến Ấn Ðộ và lưu học Phật pháp tại thành Hoa Thị, thành này ở đông Ấn Ðộ. Những Thánh điển ông học được gồm: Tát Bà Ða Chúng Luật, Tạp A Tỳ Ðàm Tâm Luận, Ðản Kinh, Phương Ðẳng Bát Nê Hoàn Kinh, Ma Ha Tăng Kỳ A Tỳ Ðàm v.v... Như vậy, có thể thấy đương thời tại đông Ấn Ðộ cả Ðại thừa và Tiểu thừa đều song hành.
Theo phân tích của pháp sư Ấn Thuận về tình hình chung của Phật giáo thời ấy như sau:
1. Thời Vô Trước, Thế Thân, từ nam Kiền Ðà La chạy đến A Du Ðà (A Thâu Ðà) lấy nơi đây làm trung tâm; dọc theo biển phía tây đổ xuống bờ nam cùng tiếp xúc với học giả nam Ấn Ðộ. Ðấy là hệ học giả Duy thức hướng hoạt động của họ về nam Ấn Ðộ.
2. Phía đông của Ma Kiệt Ðà, theo những gì mắt thấy tai nghe của Pháp Hiển và Trí Mãnh, thì Phật giáo ở thành Hoa Thị, các học giả Ðại thừa phải dựa vào Bà La Môn giáo để đứng vững.
3. Cuối biển phái nam đến nước Sư Tử (Tích Lan), thì Ðại thừa và Thượng Tọa Bộ, cả hai cùng hoằng hóa ở khu vực này.
4. Thời ấy các học giả Ấn Ðộ đến Trung Hoa, như Ðàm Vô Sấm, Cầu Na Bạt Ma, đa phần các kinh, luận do họ dịch ra Hán văn đều có liên hệ đến việc giới thiệu Chân thường duy tâm luận. Căn do của Chân thường Ðại thừa, ấy là lấy từ “Tâm tánh bản Tịnh” của Ðại Chúng Bộ và của hệ Phân Biệt Thuyết dung hợp với “bất tức bất ly uẩn ngã” của hệ Ðộc tử mà thành “Chơn thường ngã”(6).