Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

4. Xã hội Ấn - Aryen

05 Tháng Giêng 201200:00(Xem: 11015)
4. Xã hội Ấn - Aryen

LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ 

Tác giả: Will Durant - Nguyễn Hiến Lê dịch

Chương I - TỔNG QUAN VỀ ẤN ĐỘ

IV. XÃ HỘI ẤN-ARYEN

Dân du mụcNông dân – Công nhân – Thương nhân – Tiền tệ và tín dụng – Luân lí – Hôn nhânPhụ nữ

Những người Aryen đó sống ra sao? Mới đầu họ sống nhờ chiến tranh và cướp bóc, rồi nhờ chăn nuôi, cày bừa, và các tiểu công nghệ cũng giống như các tiểu công nghệ châu Âu thời Trung cổ, vì chúng ta có thể bảo rằng từ thời đại tân thạch khí cho tới cuộc cách mạng kĩ nghệ tạo nên nền kinh tế hiện thời của chúng ta, đời sống hàng ngày của loài người đâu cũng như nhau, không có gì thay đổi. Người Ấn-Aryen nuôi bò cày và vắt sữa bò, không coi bò là một linh vật, và hễ có thể kiếm được thịt thì cứ ăn, sau khi dâng một vài miếng cho các tu sĩ hoặc các vị thần. Người ta ngờ rằng Phật Thích Ca sau khi nhịn ăn trong hồi trẻ, về già ăn thịt heo, bội thực mà tịch (trong cuốn Mahatma Gandhi của Gray, R.M. và Parekh, MC). Họ trồng lúa mạch nhưng hình như trong thời đại Veda[15], họ chưa biết trồng lúa. Ruộng là của công, phân phát cho mỗi gia đình trong làng nhưng công việc dẫn thuỷ nhập điền thì làm chung, tuyệt nhiên không được bán ruộng đất cho người làng khác và chỉ được truyền lại cho con trai, cháu trai thôi. Đại đa số dân chúng là tiểu nông cày cấy lấy ruộng của mình, người Aryen rất tởm cái lối làm việc lãnh tiền công. Ta có thể tin rằng thời đó không có đại điền chủ, không có kẻ nghèo quá, không có bọn triệu phú cũng không có những túp liều bẩn thỉu.

Tại các châu thành, có bọn thợ thủ công độc lập và bọn tập nghề, họ làm đủ mọi nghề lặt vặt, cả ngàn năm trước công nguyên họ đã biết tổ chức chặt chẽ thành các phường: phường kim thuộc, phường mộc, phường đá, phường da, phường ngà, phường đan thúng mủng, sơn nhà, trang hoàng, làm đồ gốm, nhuộm, đánh cá, chèo ghe, săn bắn, đánh bẫy, làm đồ tế, làm mứt, cạo râu, đấm bóp, bán hoa, làm bếp. Như vậy ta thấy đời sống của họ khá phát triển. Phường tự qui định lấy công việc làm ăn và có khi còn làm trọng tài xử các cuộc xích mích trong gia đình, trong phường nữa. Cũng như ở châu Âu, giá cả không tuỳ theo luật cung cầu, người bán nói thách mà kẻ nào ngớ ngẩn thì phải mua đắt, tuy nhiên ở triều đình cũng có một viên chức xem xét các món hàng và định giá bán cho người sản xuất.

Trên bộ, giao thông và chuyên chở dùng ngựa và xe bò hai bánh, nhưng cũng như thời Trung cổ ở châu Âu, có cả ngàn nỗi trắc trở: tới biên giới của một tiểu quốc, các thương đoàn phải trả thuế rất nặng, ấy là chưa kể phải đóng tiền mãi lộ cho bọn lục lâm nữa! Trên thuỷ, sự chuyên chở phát triển hơn. Khoảng 860 trước công nguyên, các tàu buồm nhỏ thôi, dùng rất nhiều mái chèo chở các thổ sản đặc biệt qua bán ở Mésopotamie, Ả Rập, Ai Cập: hương thơm, hương liệu, tơ lụa, bông vải, khăn san, sa lượt, trân châu, hồng ngọc, mun, gỗ quí, gấm thêu ngân tuyến, kim tuyến.

Vì cách thức trao đổi bất tiện nên thương mại không phát triển: mới đầu dùng cách đổi chác bằng hiện vật sau dùng gia súc làm bản vị, các cậu phải mua vợ bằng bò, thiếu nữ Ấn Độ thời xưa cũng như các “cô đem bò về cho cha mẹ” trong truyện Homère. Sau cùng người ta dùng một thứ tiền đồng rất nặng, chỉ được tư nhân đảm bảo thôi. Không có ngân hàng, tiền dành dụm được thì giấu trong nhà, chôn dưới đất hoặc giao cho bạn thân giữ dùm. Tới thời Thích Ca, người ta bắt đầu dùng tín dụng: thương nhân ở các tỉnh khác nhau giao tín dụng trạng cho nhau. Và đôi khi người ta có thể vay tiền của họ, lãi 18 phân mỗi năm, họ cũng dùng nhiều hối phiếu. Hệ thống tiền tệ đó không làm nản lòng các con bạc và những con thò lò đã thành một vật cần thiết cho văn minh. Có nhiều khi nhà vua mở sòng bạc cho dân chúng nướng tiền – y như Monaco ngày nay – để cho quốc khố thêm dồi dào. Chúng ta có thể cho như vậy là xấu xa vì ngày nay chúng ta không quen thấy chính phủ làm tiền dân cách đó.

Trong công cuộc làm ăn buôn bán, người Ấn Độ thời Veda rất lương thiện. Các vua chúa thời đó, cũng như vua chúa Hi Lạp thời Homère, nhiều khi ăn cướp bò lẫn nhau, nhưng sử gia Hi Lạp chép các chiến dịch của Alexandre, khen người Ấn Độ là “rất liêm khiết, rất biết lẽ phải trái, ít khi kiện nhau, và rất lương thiện, cửa không phải cài then, giao hẹn với nhau không phải làm giấy, và trung thực rất mực”. Trong Rig Veda có nói tới tội loạn luân, thói ve vãn, mãi dâm, phá thai, gian dâm, có cả vài trường hợp đồng tính ái nữa, nhưng cảm tưởng chung khi đọc các kinh Veda và các anh hùng trường ca là đời sống trong gia đình và sự giao thiệp giữa trai gái Ấn Độ thời đó rất đàng hoàng.

Muốn có vợ, người ta có thể mua hoặc cướp đoạt, hoặc ve vãn rủ rê. Cách sau cùng không được phụ nữ ưa, họ cho rằng không được vẻ vang bằng cách thứ nhất mà cũng không thích thú bằng cách thứ nhì. Chế độ đa thê được chấp nhận, và trong giới sang trọng còn được khuyến khích nữa: nuôi được nhiều vợ, đẻ được nhiều con để nối dõi là điều đáng khen. Truyện nàng Draupadi cưới một lúc năm ông chồng anh em ruột thịt với nhau, là một trường hợp của cái tục đa phu kì cục trong các bản anh hùng ca, tục đó còn lưu truyềnTích lan tới năm 1859 và hiện nay còn sót lại ở vài làng trong miền sơn cước Tây Tạng. Nhưng chế độ đa thê thịnh hành hơn. Đó là đặc quyền của giới đàn ông có mọi quyền hành độc đoán trong gia đình, có thể nói vợ, con là sở hữu vật của họ, trong một vài trường hợp, họ có quyền bán vợ, đợ con hoặc “tước tập cấp” của vợ con.

Tuy nhiên thời Veda, phụ nữ Ấn Độ được hưởng nhiều tự do hơn các thời sau nhiều lắm. Mặc dù bị các hình thức hôn nhân bó buộc, họ có quyền được chọn chồng. Họ được dự các buổi hội hè, khiêu vũ và cùng với đàn ông làm tế lễ. Họ có thể đi học và như Gargi[16], tranh luận về triết lí. Chồng chết, họ có thể tái giá. Trong thời đại người ta gọi là “thời đại anh hùng”, phụ nữ cơ hồ mất một phần những tự do đó. Người ta không cho họ học hỏi nữa, lấy lẽ rằng “đàn bà học kinh Veda thì quốc gia sinh hỗn độn”, các quả phụ ít tái giá hơn trước, tục purdah bắt đầu xuất hiện, đàn bà phải cấm cung, không để cho đàn ông thấy mặt, đi ngoài đường hoặc ngồi xe phải đeo khăn voan, và tục quả phụ phải hoả thiêu theo chồng, thời Veda chưa có, lúc này đã bắt đầu phổ biến. Người đàn bà lí tưởng thời này là người đàn bà tả trong anh hùng ca Ramayana: nàng Sita trung thành xuất giá tòng phu, một mực khúm núm vâng lời chồng cho tới suốt đời, can đảm chia sẻ mọi cảnh gian nan với chồng. 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 17032)
Vượt qua một cây cầu dài và hơi bị rung lắc, bắc qua sông Falgu, chúng tôi đến khu vực được ngành du lịch Ấn Độ giới thiệu là làng Sujātā.
(Xem: 38459)
"Heartwood of the Bodhi tree" (Cốt lõi của cội Bồ-đề) - Buddhadasa Bhikkhu, Hoang Phong chuyển ngữ
(Xem: 21821)
Truyện Cổ Sự Tích Cứu Vật Phóng Sinh - Pháp sư Tịnh Không - Thích Phước Sơn dịch
(Xem: 21904)
Những Truyện Cổ Việt Nam Mang Màu Sắc Phật Giáo - Lệ Như Thích Trung Hậu, Sưu tầm & giới thiệu
(Xem: 69633)
Đức Bồ Tát Thái tử Siddhattha kiếp chót chắc chắn sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác. Khi Ngài đản sinh ra đời có đầy đủ 32 tướng tốt chính của Bậc Đại Nhân...
(Xem: 6794)
Ý tưởng về quyển sách này có từ việc tôi tình cờ đọc qua một quyển sách nhỏ có tên là “Món Quà Mang lại Bình An & Hạnh Phúc”
(Xem: 38589)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
(Xem: 43864)
Thiền dạy cho ta KHÔNG BIẾT, để lắng lòng tỉnh thức trước mọi tình huống cám dỗcon người nhận giặc làm con, nhận giả làm chơn, không thể nào vượt thoát sanh tử luân hồi...
(Xem: 43948)
Giáo pháp Thiền giống như một cánh cửa sổ. Trước nhất chúng ta mới nhìn vào chỉ thấy bề mặt phản ánh lờ mờ. Nhưng khi chúng ta tu hành thì khả năng nhìn thấy trở nên rõ ràng.
(Xem: 42766)
Khi buông hết tất cả, quý vị có thể tin tưởng vào Tự tánh của mình 100%. Lúc ấy tâm của quý vị trong sáng như hư không, như tấm gương trong suốt...
(Xem: 44267)
Không phải chúng ta hành thiền để được người khác mến phục, kính nể nhưng để đóng góp vào sự bình an của thế giới. Chúng ta làm theo những lời dạy của Ðức Phật...
(Xem: 22990)
Ở đây lời khuyên của Đức Phật đưa ra cho chúng ta là hãy sống thiện, chuyên cần và hành động một cách hiểu biết nếu chúng ta muốn giải quyết những vấn đề của chúng ta.
(Xem: 39067)
Đức Phật dạy Bốn Thánh Đế này cho chúng ta để đắc chứng Niết-bàn, Thánh Đế Thứ Ba, chấm dứt hoàn toàn tái sanh và do đó cũng chấm dứt luôn Khổ.
(Xem: 21652)
Nhìn chiếc cổng tre hai cánh mở bám đầy rêu xanh, an nhiên giữa tuyết sương, năm tháng - bất chợt, người con nhớ đến một câu thơ của ai đó: Cửa sài hai cánh mở...
(Xem: 42224)
Trí tuệ Phật giáo là một khả năng, một phẩm tính của tâm thức, tượng trưng cho một sự hiểu biết, nhưng là một sự hiểu biết chuyên biệt, được định hướng rõ rệt...
(Xem: 35418)
Đạo Bụt có một nền tảng nhân bản vững chắc, giúp ta biết sống có trách nhiệm, có từ bi với chính mình và mọi loài chung quanh. Người Phật tử con của Bụt là người biết bảo vệ môi sinh.
(Xem: 46358)
Nếu muốn đạt được sự giải thoát, trước hết chúng ta phải quán xét thật cẩn thận những gì chung quanh ta, hầu quán nhận được bản chất đích thật của chúng...
(Xem: 29963)
Tuệ Sỹ Đạo Sư - Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 2, Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang ấn hành... Nguyên Siêu
(Xem: 30691)
Tuệ Sỹ Đạo Sư - Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 1, Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang ấn hành... Nguyên Siêu
(Xem: 26110)
Nếp Sống Tỉnh Thức Của Đức Đạt Lai Lạt Ma (Trọn bộ 2 tập), tác giả Thích Nữ Giới Hương, Nhà xuất bản Hồng Đức 2012
(Xem: 20268)
Chúng ta phải tạo ra cho mình một thứ tình thân ái mới mẻ hơn để giao tiếp với thiên nhiên. Trước đây chúng ta đã không làm tròn được bổn phận đó.
(Xem: 25462)
Đây là cuốn sách đầu tiên ghi lại lịch sử Phật Giáo ở Úc Châu và ảnh hưởng của Phật Giáo đối với đời sống văn hóatâm linh của người Úc... Thích Nguyên Tạng
(Xem: 18391)
Vào nhà của đức Như-Lai, mặc áo của đức Như-Lai, ngồi chỗ của Như-Lai... HT. Thích Trí Quang
(Xem: 17024)
Nguyên tác: "Buddha The Healer", Buddhist Publication Society, Kandy, Sri Lanka; Dr. Ananda Nimalasuria; Phạm Kim Khánh dịch
(Xem: 40631)
“Đường về Cực Lạc” là con đường pháp dẫn ta và tất cả chúng sanh từ xứ ác trược Ta Bà về đến thế giới thanh tịnh Cực Lạc. Cũng chính là “Pháp môn Tịnh độ”...
(Xem: 21626)
"Chuyện Tình Của Liên Hoa Hòa Thượng" được phóng tác từ một câu chuyện lịch sử trong quyển "Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong"... Thích Như Điển
(Xem: 25761)
Sự phân tích về cái chết không phải là để trở nên sợ hãi mà là để biết trân quý kiếp sống này, trân quý kiếp người mà qua đó bạn có thể thực hành những pháp tu quan trọng.
(Xem: 41300)
Truyện kể về những bậc thánh siêu phàm trong Phật Giáo - Tác giả: Ngô Trọng Đức; Dịch giả: Từ Nhân
(Xem: 24805)
Thập Bát La Hán tượng trưng cho tín ngưỡng đặc thù dân gian. Cuộc đời của các Ngài siêu nhiên kỳ bí nhưng rất mực gần gũi chúng sanh.
(Xem: 23670)
Sự Tích Phật A-di-đà và Bảy vị Bồ-tát là một tác phẩm ngắn, giới thiệu về cuộc đờihạnh nguyện của Phật A-di-đà và bảy vị Bồ-tát Đại Thừa, được tạp chí Từ Bi Âm biên soạn...
(Xem: 14991)
Nếu như những tôn giáo khác chú trọng quyền năng của đấng Sáng thế, đòi hỏi sự tuân phục và niềm tin tuyệt đối, thì Phật giáo, từ ngàn xưa, luôn đẫm tinh thần dân chủ.
(Xem: 19875)
Bằng kinh nghiệm của riêng tôi, tôi đã học được phương pháp hữu hiệu nhất để vượt qua khủng hoảng là sự tiếp xúc chặt chẽ và trao đổi giữa những người có niềm tin khác nhau...
(Xem: 37659)
Có thể nói nguyên nhân sâu xathen chốt nhất của sự biến mất truyền thống Tăng bảo trong Phật giáo Nhật Bản hiện tạibản thể giới luật của Tăng không được coi trọng.
(Xem: 19007)
Ngõ Thoát - tức Phương Trời Cao Rộng 3, truyện dài của Vĩnh Hảo, Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1996
(Xem: 17602)
Bụi Đường - tức Phương Trời Cao Rộng 2, truyện dài của Vĩnh Hảo, Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1995, tái bản năm 1996
(Xem: 23440)
Núi Xanh Mây Hồng - Truyện vừa của Vĩnh Hảo, Khởi viết tại Sài Gòn 1980, hoàn tất tại Long Thành 1982
(Xem: 36147)
Pháp hành thiền không chỉ dành riêng cho người Ấn Độ hay cho những người trong thời Đức Phật còn tại thế, mà là cho cả nhân loại vào tất cả mọi thời đại và ở khắp mọi nơi.
(Xem: 40236)
Tăng bảo, nương vào phần tự giác của pháp làm cơ sở để kiến lập xã hội hòa bình, nhân gian Tịnh độ... Thích Đồng Bổn
(Xem: 19411)
Đây là một trong số ba-mươi bài kinh trong tập Trung A Hàm do Christian Maes tuyển chọn để dịch thẳng từ tiếng Pa-li sang tiếng Pháp... Hoang Phong dịch
(Xem: 21628)
Ở trên khuôn viên của núi Mihintale hiện còn có một hang động và người ta cho rằng hang động ấy là nơi mà Tôn giả Mahinda đã ở lại đấy trong lần đầu tiên ngài đến Mihintale.
(Xem: 46042)
"Hộ-Niệm" đúng Chánh Pháp, hợp Lý Đạo, hợp Căn Cơ. Thành tựu bất khả tư nghì! ... Cư Sĩ Diệu Âm
(Xem: 35793)
Cốt Nhục Của Thiền là một tác phẩm ghi lại 101 câu chuyện về thiền ở Trung Hoa và Nhật Bản - Trần Trúc Lâm dịch
(Xem: 28438)
Tác phẩm này là công trình nghiên cứu mang tính khoa học, nhưng nó có thể giúp cho các nhà nghiên cứu về Phật giáo tìm hiểu thêm về lịch sử Phật giáo...
(Xem: 28730)
Nguyễn Du cho chúng ta thấy rằng Cụ không những là một người am hiểu sâu xa về Phật giáo mà còn là một hành giả tu tập Thiền tông qua Kinh Kim Cương... Đại Lãn
(Xem: 32028)
Đức Phật khi còn tại thế đã luôn luôn từ chối việc dùng giáo lý để thỏa mãn khao khát kiến thức con người... Nguyễn Điều
(Xem: 26128)
‘Sự quyến rũ của Đạo Phật Trong Thế Giới Mới’ được tuyển dịch từ những bài viết và pháp thoại của nhiều bậc Tôn túc và các học giả Phật Giáo nổi tiếng thế giới...
(Xem: 33301)
Những lúc vô sự, người góp nhặt thường dạo chơi trong các vườn Thiền cổ kim đông tây. Tiêu biểu là các vườn Thiền Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
(Xem: 24018)
Đại Hội Khoáng Đại kỳ IV được triệu tập vào các ngày 17, 18, 19/03/2011 tại Chùa Pháp Hoa, 20 Butler Ave, Pennington, SA 5013, Australia
(Xem: 24732)
Qua ký sự, tác giả giới thiệu những vùng đất tâm linh của Phật giáo đồng thời nói lên niềm cảm khái của mình trước các vùng đất thiêng liêng, và cảm xúc của ông về thế giới hiện đại.
(Xem: 54353)
Muốn thực sự tiếp xúc với thực tại, cho dù đó bất cứ là gì, chúng ta phải biết cách dừng lại trong kinh nghiệm của mình, lâu đủ để nó thấm sâu vào và lắng đọng xuống...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant