Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

5. Thời cực thịnh của phương nam

05 Tháng Giêng 201200:00(Xem: 13680)
5. Thời cực thịnh của phương nam

LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ 

Tác giả: Will Durant - Nguyễn Hiến Lê dịch

CHƯƠNG III -
TỪ ALEXANDRE TỚI AURENG-ZEB

V. THỜI CỰC THỊNH CỦA PHƯƠNG NAM

Các vương quốc miền Deccan – Vijayanagar - Krishna Raya – Một Mẫu quốc thời Trung cổ - Luật pháp – Nghệ thuật – Tôn giáo – Hí kịch

Bọn xâm lăng Hồi càng tiến sâu vô thì văn hóa Ấn Độ càng lùi xuống phương Nam, thành thử tới cuối thời Trung cổ, chỉ ở miền Deccan là còn thấy những nét cao nhã nhất của nền văn minh Ấn Độ. Trong một thời gian, bộ lạc Chalyuka còn duy trì được nền độc lập của vương quốc vắt ngang qua Trung Ấn, từ bờ biển bên đây qua bờ biển bên kia, dưới triều Pulakeshin II, vương quốc đó khá vinh quang và hùng cường để thắng được Harsha, làm cho Huyền Trang phải phục và sứ thần Ba Tư Chosroès II phải tỏ lòng tôn kính. Chính dưới triều đại đó, trong vương quốc của Pulakeshin, xuất hiện những bức hoạ quan trọng nhất của Ấn Độ, tức những bích họa Ajanta. Ngai vàng của Pulakeshin bị vua Pallava lật đổ, và ông vua này thống trị Trung Ấn trong một thời gian ngắn. Ở cực Nam, và từ thế kỉ thứ I, các bộ lạc Pandya đã thành lập một vương quốc gần Madura, Tinnevelly và vài phần của Travancore, họ xây cất ở Madura một đền thờ vĩ đại và vô số công trình kiến trúc nhỏ hơn, làm cho Madura thành một trong những đô thị đẹp nhất thời Trung cổ Ấn Độ. Nhưng rồi họ bị các bộ lạc Chola đánh tan, sau bị bọn Hồi xâm chiếm. Người Chola cai trị cả hai miền từ Madura tới Mabras, phía Tây tiến tới Mysore. Họ đã xuất hiện từ thời Thượng cổ vì trong các sắc lệnh của Açoka có nói tới họ, nhưng tới thế kỉ thứ IX chúng ta không biết gì về họ cả, thế kỉ này họ mới thịnh lên, mở màn cho một loạt xâm lăng và tất cả các tiểu vương Nam Ấn, cả Tích Lan nữa, phải triều cống họ. Rồi họ suy lần và phải lệ thuộc quốc gia lớn nhất miền Nam, Vijayanagar[17].

Vijayanagar – tên này vừa là tên một vương quốc, vừa là tên một kinh đô – gợi cho ta niềm hoài cảm về sự phù du của vinh quang và tính mau quên của loài người. Thời cực thịnh, nó gồm các tiểu quốc hiện nay của bán đảo, kể cả Mysore và Madras. Muốn biết thời đó nó thịnh ra sao chỉ cần nhớ rằng vua Krishna Raya, trong trận Talikota, chỉ huy 703.000 bộ binh, 32.600 kị binh và 551 thớt voi, chưa kể mấy trăm ngàn người, nào là con buôn bán đồ vặt, theo quân đội, gái điếm và cả một bọn giang hồ thời xưa thường bu chung quanh một đạo quân ra mặt trận. Chính sách chuyên chế dịu bớt nhờ cái lệ cho các làng tương đối tự trị và nhờ thỉnh thoảng có được một minh quân nhân từ. Krishna Raya thống trị Vijayanagar ngang thời vua Henri VIII ở Anh[18] và có thể so sánh với ông vua cực đa tình này. Ông công bằng, đại độ, bố thí nhiều, tôn trọng tự do tín ngưỡng, yêu và khuyến khích văn chương, nghệ thuật, tha tội cho kẻ địch bại trận, không phá thành thị của địch, và siêng năng trị nước. Một nhà truyền giáo Bồ Đào Nha, Domingo Paes (1522)[19], viết về ông như sau:

Ông là ông vua hoàn toàn nhất, được dân kính sợ nhất; tính tình vui vẻ, ông tiếp đãi các người ngoại quốc một cách niềm nở, lễ độ… Đáng là một đại vương, rất công bằng nhưng thỉnh thoảng phát cơn thịnh nộ lên… Ông uy nghiêm hơn hết thảy các vua khác, quân đội rất đông, đất đai rất rộng, nhưng có tài như ông thì đáng lẽ kho tàng của ông phải phi thường chứ, vậy mà hình như không có là bao. Ông hoàn toàn về mọi mặt.

Kinh đô của ông thành lập năm 1336, có lẽ là đô thị giàu nhất Ấn Độ cho tới thời đó. Nicolo Conti[20] lại thăm thành đó vào khoảng 1420, bảo rằng chu vi dài non trăm cây số, Paes khen là “lớn bằng thành La Mã và rất đẹp”, và có “nhiều hoa viên, nhiều ống nước”, vì các kĩ sư đã đắp trên sông Tungabadra một cái đập lớn, tạo thành một hồ chứa nước, rồi đặt một cống nước dài hai mươi bốn cây số đưa nước về thành, có chỗ phải đục núi mấy cây số cho cống nước qua. Abdu-r-Rajzzad thăm kinh đô đó năm 1443, bảo “khắp thế giới, chưa trông thấy mà cũng chưa nghe thấy nói có một thành phố nào được như vậy”.

Paes bảo “sự cung cấp thực phẩm ở đây hoàn hảo nhất thế giới, thứ gì cũng có”. Cũng theo ông ta, thành phố có trên một trăm nghìn nóc nhà nghĩa là dân cư tới nửa triệu. Ông ta ngạc nhiên thấy trong một lâu đài nọ có một phòng cất toàn bằng ngà, “rực rỡ, đẹp đẽ lạ thường, khó mà thấy một phòng thứ hai như vậy”. Khi vua Hồi giáo[21] ở Delhi là Firoz Shah cưới con gái của vua Vijayanagar – lễ cưới cử hành tại kinh đô Vijayanagar – thì khắp con đường dài mười cây số trải toàn là nhung, sa tanh, nỉ thêu kim tuyến và các thứ hàng quí khác. Nhưng chúng ta nên nhớ rằng anh chàng nào đi xa về cũng nói khoác.

Đám thần dân ở dưới gồm nông nô và lao động sống lúc nhúc trong cảnh nghèo khổ, mê tín; nhưng luật lệ rất nghiêm khắc tới tàn nhẫn nên họ không dám gian manh, tương đối lương thiện trong thương mại. Hình phạt có nhiều đẳng: bị chặt chân, chặt tay, bị voi giày, bị chặt đầu, hoặc bị đóng cọc vào đít lên tới ruột khi còn sống hoặc bị móc sắt vào cằm rồi treo lên cho tới khi chết; bọn cướp đường bị trừng trị theo lối đó. Mãi dâm không bị cấm, và triều đình đặt ra qui chế, kiểm soát để thu thuế. Abdu-r-Razzad bảo: “Trước sở đúc tiền là toà thị chánh, viên thị trưởng có 12.000 cảnh sát mà tiền lương đều do thuế mãi dâm đài thọ. Những hồng lâu đó trang hoàng rực rỡ, ả nào ả nấy rất đẹp, có tài tán tỉnh đưa tình làm cho quan viên mê mệt, không bút nào kể xiết”. Xét chung thì đàn bà phục tòng chồng, khi chồng chết thì tuẫn tiết, có khi tự thiêu sống nữa.

Dưới triều các Raya, vua Vijayanagar, văn học thịnh vượng; tác phẩm viết bằng tiếng sanscrit, ngôn ngữ cổ điển, và tiếng Telugu, thổ ngữ miền Nam. Krishna không những trọng đãi thi sĩ, chính ông cũng là thi sĩ, và thi sĩ ở triều đình được ông mến nhất, Alasani-Peddana, là một trong những “thi sĩ rong” ca tụng chiến công anh hùng, nổi tiếng nhất của Ấn Độ. Hoạ và kiến trúc phát triển mạnh, người ta xây cất những đền vĩ đại mà mặt đá gần như chỗ nào cũng chạm trổ. Đạo Phật đã mất ưu thế, một giáo phái Bà La Môn riêng thờ thần Vichnou được nhiều người theo hơn cả. Không khi nào giết bò cái vì coi là linh vật, nhưng có giết những loài khác để tế thần và dân chúng cũng ăn thịt trâu, ngựa, dê, gà. Tôn giáotính cách tàn bạo mà cử chỉ lại phong nhã.

Tất cả sức mạnh và sự xa hoa đó bị tiêu diệt trong có một ngày. Các dân tộc Hồi xâm lăng cứ tiến chầm chậm về phương Nam, thình lình vua Hồi các xứ Bijapur, Ahmadnagar, Golconde và Bidar hợp lực để chiếm nốt cái góc mà các vua Ấn còn giữ được. Liên quân của họ gặp đạo quân non nửa triệu của Rama Raja ở Talikota[22], nhưng quân Hồi còn đông hơn nữa và thắng được. Rama Raja bị bắt và chặt đầu trước mắt quân Ấn, quân Ấn thất vọng, đào tẩu hết. Trong cuộc rút lui vội vàng đó, non năm trăm ngàn quân Ấn bị giết, máu đỏ cả dòng sông trong miền. Quân Hồi vô kinh đô cướp bóc được biết bao nhiêu của cải tới nỗi “bất kì tên lính nào cũng hóa giàu, có vàng, có đồ tư trang, vải vóc, lều, ngựa và nô lệ”. Cướp bóc, luôn năm tháng trời: dân vô tội cũng bị giết, giết hết, và vơ vét các kho lẫm, các cửa tiệm hết nhẵn rồi họ tàn phá các cung điện, đền đài, kiên nhẫn hủy từng bức tranh, bức tượng, sau cùng họ cầm đuốc đi khắp các đường phố, gặp cái gì cháy được là đốt cho rụi mới thôi. Khi họ rút lui, Vijayanagar hoang tàn như sau một cơn động đất, không còn một phiến đá nào lành. Thực là một cuộc tàn phá hoàn toàn, dữ dội, đặc biệt của sự xâm lăng ghê gớm mà người Hồi đã bắt đầu từ ngàn năm trước, bây giờ thì hoàn thành.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 17083)
Vượt qua một cây cầu dài và hơi bị rung lắc, bắc qua sông Falgu, chúng tôi đến khu vực được ngành du lịch Ấn Độ giới thiệu là làng Sujātā.
(Xem: 38634)
"Heartwood of the Bodhi tree" (Cốt lõi của cội Bồ-đề) - Buddhadasa Bhikkhu, Hoang Phong chuyển ngữ
(Xem: 21910)
Truyện Cổ Sự Tích Cứu Vật Phóng Sinh - Pháp sư Tịnh Không - Thích Phước Sơn dịch
(Xem: 21992)
Những Truyện Cổ Việt Nam Mang Màu Sắc Phật Giáo - Lệ Như Thích Trung Hậu, Sưu tầm & giới thiệu
(Xem: 69775)
Đức Bồ Tát Thái tử Siddhattha kiếp chót chắc chắn sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác. Khi Ngài đản sinh ra đời có đầy đủ 32 tướng tốt chính của Bậc Đại Nhân...
(Xem: 6871)
Ý tưởng về quyển sách này có từ việc tôi tình cờ đọc qua một quyển sách nhỏ có tên là “Món Quà Mang lại Bình An & Hạnh Phúc”
(Xem: 38711)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
(Xem: 43968)
Thiền dạy cho ta KHÔNG BIẾT, để lắng lòng tỉnh thức trước mọi tình huống cám dỗcon người nhận giặc làm con, nhận giả làm chơn, không thể nào vượt thoát sanh tử luân hồi...
(Xem: 44060)
Giáo pháp Thiền giống như một cánh cửa sổ. Trước nhất chúng ta mới nhìn vào chỉ thấy bề mặt phản ánh lờ mờ. Nhưng khi chúng ta tu hành thì khả năng nhìn thấy trở nên rõ ràng.
(Xem: 42878)
Khi buông hết tất cả, quý vị có thể tin tưởng vào Tự tánh của mình 100%. Lúc ấy tâm của quý vị trong sáng như hư không, như tấm gương trong suốt...
(Xem: 44393)
Không phải chúng ta hành thiền để được người khác mến phục, kính nể nhưng để đóng góp vào sự bình an của thế giới. Chúng ta làm theo những lời dạy của Ðức Phật...
(Xem: 23064)
Ở đây lời khuyên của Đức Phật đưa ra cho chúng ta là hãy sống thiện, chuyên cần và hành động một cách hiểu biết nếu chúng ta muốn giải quyết những vấn đề của chúng ta.
(Xem: 39183)
Đức Phật dạy Bốn Thánh Đế này cho chúng ta để đắc chứng Niết-bàn, Thánh Đế Thứ Ba, chấm dứt hoàn toàn tái sanh và do đó cũng chấm dứt luôn Khổ.
(Xem: 21725)
Nhìn chiếc cổng tre hai cánh mở bám đầy rêu xanh, an nhiên giữa tuyết sương, năm tháng - bất chợt, người con nhớ đến một câu thơ của ai đó: Cửa sài hai cánh mở...
(Xem: 42369)
Trí tuệ Phật giáo là một khả năng, một phẩm tính của tâm thức, tượng trưng cho một sự hiểu biết, nhưng là một sự hiểu biết chuyên biệt, được định hướng rõ rệt...
(Xem: 35584)
Đạo Bụt có một nền tảng nhân bản vững chắc, giúp ta biết sống có trách nhiệm, có từ bi với chính mình và mọi loài chung quanh. Người Phật tử con của Bụt là người biết bảo vệ môi sinh.
(Xem: 46479)
Nếu muốn đạt được sự giải thoát, trước hết chúng ta phải quán xét thật cẩn thận những gì chung quanh ta, hầu quán nhận được bản chất đích thật của chúng...
(Xem: 30090)
Tuệ Sỹ Đạo Sư - Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 2, Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang ấn hành... Nguyên Siêu
(Xem: 30785)
Tuệ Sỹ Đạo Sư - Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 1, Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang ấn hành... Nguyên Siêu
(Xem: 26180)
Nếp Sống Tỉnh Thức Của Đức Đạt Lai Lạt Ma (Trọn bộ 2 tập), tác giả Thích Nữ Giới Hương, Nhà xuất bản Hồng Đức 2012
(Xem: 20341)
Chúng ta phải tạo ra cho mình một thứ tình thân ái mới mẻ hơn để giao tiếp với thiên nhiên. Trước đây chúng ta đã không làm tròn được bổn phận đó.
(Xem: 25540)
Đây là cuốn sách đầu tiên ghi lại lịch sử Phật Giáo ở Úc Châu và ảnh hưởng của Phật Giáo đối với đời sống văn hóatâm linh của người Úc... Thích Nguyên Tạng
(Xem: 18453)
Vào nhà của đức Như-Lai, mặc áo của đức Như-Lai, ngồi chỗ của Như-Lai... HT. Thích Trí Quang
(Xem: 17101)
Nguyên tác: "Buddha The Healer", Buddhist Publication Society, Kandy, Sri Lanka; Dr. Ananda Nimalasuria; Phạm Kim Khánh dịch
(Xem: 40748)
“Đường về Cực Lạc” là con đường pháp dẫn ta và tất cả chúng sanh từ xứ ác trược Ta Bà về đến thế giới thanh tịnh Cực Lạc. Cũng chính là “Pháp môn Tịnh độ”...
(Xem: 21706)
"Chuyện Tình Của Liên Hoa Hòa Thượng" được phóng tác từ một câu chuyện lịch sử trong quyển "Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong"... Thích Như Điển
(Xem: 25887)
Sự phân tích về cái chết không phải là để trở nên sợ hãi mà là để biết trân quý kiếp sống này, trân quý kiếp người mà qua đó bạn có thể thực hành những pháp tu quan trọng.
(Xem: 41406)
Truyện kể về những bậc thánh siêu phàm trong Phật Giáo - Tác giả: Ngô Trọng Đức; Dịch giả: Từ Nhân
(Xem: 24886)
Thập Bát La Hán tượng trưng cho tín ngưỡng đặc thù dân gian. Cuộc đời của các Ngài siêu nhiên kỳ bí nhưng rất mực gần gũi chúng sanh.
(Xem: 23764)
Sự Tích Phật A-di-đà và Bảy vị Bồ-tát là một tác phẩm ngắn, giới thiệu về cuộc đờihạnh nguyện của Phật A-di-đà và bảy vị Bồ-tát Đại Thừa, được tạp chí Từ Bi Âm biên soạn...
(Xem: 15049)
Nếu như những tôn giáo khác chú trọng quyền năng của đấng Sáng thế, đòi hỏi sự tuân phục và niềm tin tuyệt đối, thì Phật giáo, từ ngàn xưa, luôn đẫm tinh thần dân chủ.
(Xem: 19953)
Bằng kinh nghiệm của riêng tôi, tôi đã học được phương pháp hữu hiệu nhất để vượt qua khủng hoảng là sự tiếp xúc chặt chẽ và trao đổi giữa những người có niềm tin khác nhau...
(Xem: 37804)
Có thể nói nguyên nhân sâu xathen chốt nhất của sự biến mất truyền thống Tăng bảo trong Phật giáo Nhật Bản hiện tạibản thể giới luật của Tăng không được coi trọng.
(Xem: 19078)
Ngõ Thoát - tức Phương Trời Cao Rộng 3, truyện dài của Vĩnh Hảo, Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1996
(Xem: 17682)
Bụi Đường - tức Phương Trời Cao Rộng 2, truyện dài của Vĩnh Hảo, Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1995, tái bản năm 1996
(Xem: 23517)
Núi Xanh Mây Hồng - Truyện vừa của Vĩnh Hảo, Khởi viết tại Sài Gòn 1980, hoàn tất tại Long Thành 1982
(Xem: 36279)
Pháp hành thiền không chỉ dành riêng cho người Ấn Độ hay cho những người trong thời Đức Phật còn tại thế, mà là cho cả nhân loại vào tất cả mọi thời đại và ở khắp mọi nơi.
(Xem: 40344)
Tăng bảo, nương vào phần tự giác của pháp làm cơ sở để kiến lập xã hội hòa bình, nhân gian Tịnh độ... Thích Đồng Bổn
(Xem: 19479)
Đây là một trong số ba-mươi bài kinh trong tập Trung A Hàm do Christian Maes tuyển chọn để dịch thẳng từ tiếng Pa-li sang tiếng Pháp... Hoang Phong dịch
(Xem: 21692)
Ở trên khuôn viên của núi Mihintale hiện còn có một hang động và người ta cho rằng hang động ấy là nơi mà Tôn giả Mahinda đã ở lại đấy trong lần đầu tiên ngài đến Mihintale.
(Xem: 46150)
"Hộ-Niệm" đúng Chánh Pháp, hợp Lý Đạo, hợp Căn Cơ. Thành tựu bất khả tư nghì! ... Cư Sĩ Diệu Âm
(Xem: 35895)
Cốt Nhục Của Thiền là một tác phẩm ghi lại 101 câu chuyện về thiền ở Trung Hoa và Nhật Bản - Trần Trúc Lâm dịch
(Xem: 28563)
Tác phẩm này là công trình nghiên cứu mang tính khoa học, nhưng nó có thể giúp cho các nhà nghiên cứu về Phật giáo tìm hiểu thêm về lịch sử Phật giáo...
(Xem: 28847)
Nguyễn Du cho chúng ta thấy rằng Cụ không những là một người am hiểu sâu xa về Phật giáo mà còn là một hành giả tu tập Thiền tông qua Kinh Kim Cương... Đại Lãn
(Xem: 32159)
Đức Phật khi còn tại thế đã luôn luôn từ chối việc dùng giáo lý để thỏa mãn khao khát kiến thức con người... Nguyễn Điều
(Xem: 26260)
‘Sự quyến rũ của Đạo Phật Trong Thế Giới Mới’ được tuyển dịch từ những bài viết và pháp thoại của nhiều bậc Tôn túc và các học giả Phật Giáo nổi tiếng thế giới...
(Xem: 33387)
Những lúc vô sự, người góp nhặt thường dạo chơi trong các vườn Thiền cổ kim đông tây. Tiêu biểu là các vườn Thiền Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
(Xem: 24065)
Đại Hội Khoáng Đại kỳ IV được triệu tập vào các ngày 17, 18, 19/03/2011 tại Chùa Pháp Hoa, 20 Butler Ave, Pennington, SA 5013, Australia
(Xem: 24797)
Qua ký sự, tác giả giới thiệu những vùng đất tâm linh của Phật giáo đồng thời nói lên niềm cảm khái của mình trước các vùng đất thiêng liêng, và cảm xúc của ông về thế giới hiện đại.
(Xem: 54484)
Muốn thực sự tiếp xúc với thực tại, cho dù đó bất cứ là gì, chúng ta phải biết cách dừng lại trong kinh nghiệm của mình, lâu đủ để nó thấm sâu vào và lắng đọng xuống...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant