Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

1. Khoa học Ấn Độ

05 Tháng Giêng 201200:00(Xem: 12147)
1. Khoa học Ấn Độ

LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ 

Tác giả: Will Durant - Nguyễn Hiến Lê dịch

CHƯƠNG VI
ĐỜI SỐNG TINH THẦN

I. KHOA HỌC ẤN ĐỘ

Nguồn gốc tôn giáo của khoa học Ấn Độ - Các nhà thiên văn – Toán học – Síp “Ả Rập” – Hệ thống thập phân – Đại số học – Hình học – Vật lí học – Hoá học – Sinh lí học – Y học thời Veda – Y sĩ – Nhà giải phẫu – Đánh thuốc mê – Chủng đậu – Thôi miên

Ấn Độ, khoa học rất già mà cũng rất trẻ; già vì nó đã được các tu sĩ nghiên cứu từ lâu lắm như một môn phụ; trẻ vì nó mới được coi là môn học thế tục, độc lập từ ít lâu nay. Tôn giáotrung tâm của đời sống Ấn Độ cho nên các môn khoa học được nghiên cứu đầu tiên là các môn họ coi là phụ vào tín ngưỡng, chẳng hạn môn thiên văn phát sinh từ sự thờ phụng các tinh tú mà người ta cần biết sự vận chuyển để định các ngày lễ, tết; môn ngữ pháp và ngôn ngữ học phát triển vì người ta buộc các tín đồ phải tụng kinh cho đúng từng chữ, mặc dù kinh viết bằng một tử ngữ. Cũng như ở Âu châu thời Trung cổ, các nhà bác học Ấn mới đầu đều là các tu sĩ.

Môn thiên văn là một đứa con ngẫu nhiên của môn chiêm tinh, và nhờ ảnh hưởng của Hi Lạp mà nó thoát ra được thành một môn độc lập. Bộ sách cổ nhất về thiên văn, bộ Shiddhanta (khoảng 425 trước Công nguyên) dựa vào khoa học Hi Lạp, còn Varahamihira, mà tác phẩm mang nhan đề rất có ý nghĩa này: Toàn thể hệ thống Chiêm tinh học tự nhiên, thành thật nhận mình học được của người Hi Lạp những gì. Nhà thiên văn học và toán học lớn nhất Ấn Độ, Aryabhata, đặt vè để giảng về các phương trình bình phương, về sinus, về trị số của π; ông ta giảng về nhật thực, nguyệt thực, hạ chí, đông chí, xuân phân, thu phân, bảo rằng quả đất tròn, mỗi ngày quay một vòng chung quanh trục của nó, và đi trước các nhà phát minh thời Phục hưng, ông ta viết: “Thiên cầu (sphère céleste) đứng yên mà vì quả đất quay chung quanh trục của nó nên ta mới thấy các tinh tú mọc rồi lặn mỗi ngày, mỗi đêm”. Người nối nghiệp danh tiếng nhất của ông, Brahmagupta sắp lại các tri thức về thiên vănẤn Độ thời đó thành hệ thống, nhưng bác bỏ thuyết của Aryabhata về sự trái đất quay tròn, mà làm cho môn đó không tiến được nữa.

Các nhà bác học đó và những người kế nghiệp họ theo các nhà thiên văn Babylone chia vòm trời thành các chòm sao hoàng đới (constellations zodiacales), họ đặt ra một thứ lịch mỗi năm mười hai tháng, mỗi tháng ba mươi ngày, mỗi ngày ba mươi giờ, cứ năm năm lại có một tháng nhuận. Họ tính được một cách tinh xác lạ lùng – đối với thời đó – trực kính của mặt trăng, các ngày nhật thực, nguyệt thực, vị trí của lưỡng cực, vị trí và sự vận chuyển của các ngôi sao chính. Khi viết câu này trong bộ Siddhanta: “Trái đất, do trọng lực của nó, nó hút hết thảy mọi vật về nó”, họ đã tìm ra được thuyết trọng lực, nếu không phải là luật trọng lực.

Muốn làm được những bài toán rắc rối như vậy, người Ấn đã nghĩ ra một hệ thống toán học về mọi điểm, trừ hình học, cao hơn toán học Hi Lạp. Chúng ta hưởng được của phương Đông nhiều di sản quí báu, trong số đó phải kể các con síp (chiffre)[1]. Và hệ thống thập phân đã từ Ấn Độ truyền qua phương Tây do người Ả Rập làm trung gian. Chúng ta thường gọi các con síp Ả Rập, như vậy là lầm, vì trên các phiến đá của vua Açoka (256 trước Công nguyên) chúng ta đã thấy khắc những síp đó rồi, mãi ngàn năm sau mới thấy trong các sách của người Ả Rập. Chính nhà đại bác học Laplace, tinh thần rất cao thượng, đã viết về điểm đó như sau:

Chính nhờ Ấn Độchúng ta học được cái cách tài tình chỉ dùng có mười chữ mà viết được đủ các số, mỗi chữ vừa có một trị số tuyệt đối, vừa có một trị số tuỳ theo vị trí của nó; ý đó tế nhị mà quan trọng, ngày nay chúng ta cho là giản dị quá nên không cảm được công lao của người Ấn. Nhưng chính nhờ nó đơn giản mà làm toán mới hoá ra cực kì dễ dàng, và hệ thống số học đáng kể là sáng kiến ích lợi nhất. Có nghĩ rằng hai bậc thiên tài bậc nhất thời Thượng cổ, Archimède và Apollonius mà cũng không tìm ra được hệ thống đó thì mới nhận định nổi sáng kiến của người Ấn tài tình ra sao”[2].

Còn hệ thống thập phân thì Aryabhata và Brahmagupta đã dùng nó từ lâu trước khi nó được các người Ả Rập và Syrie biết đến. Các nhà sư truyền nó vô Trung Hoa và hình như Muhammad Ibn Musa al-Khwarazmi, nhà toán học lớn nhất thế kỉ IX (mất năm 850) đã truyền nó vô Bagdad. Trong một tài liệu Ả Rập đề năm 873 sau Công nguyên, người ta tìm thấy con síp 0 (không) được dùng đầu tiên ở châu Á cũng như ở châu Âu[3], và theo chỗ chúng tôi biết thì ba năm sau nó xuất hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ, nhưng ý kiến chung là người Ả Rập đã mượn síp đó của châu Á [tác giả muốn nói của Ấn][4]. Vậy nhờ Ấn mà nhân loại có được một síp khiêm tốn nhất mà lại hữu ích nhất.

Môn đại số cơ hồ như phát triển đồng thờiđộc lập[5] ở Ấn Độ và Hi Lạp, nhưng môn học đó mang tên Ả Rập (al-jabr nghĩa là sắp đặt, giải quyết)[6], như vậy đủ tỏ rằng Tây Âu đã mượn nó của người Ả Rập – nghĩa là thực sự của người Ấn – chứ không phải của người Hi Lạp[7]. Các nhà bác học danh tiếng nhất của Ấn về môn đó cũng như môn thiên văn, là Aryabhata, Brahmagupta và Bhaskara. Bhaskara (sanh năm 1114 sau Công nguyên) có lẽ đã đặt ra kí hiệu để trỏ căn số và nhiều kí hiệu đại số khác nữa. Chính ba nhà đó đã tạo ra ý niệm số âm, nếu khôngý niệm này thì không thể có môn đại số được, họ đã đặt ra các qui tắc về hoán vị (permulation) và tổ hợp (combinaison); họ tìm ra được căn số bậc hai của số 2 và ở thế kỉ thứ VIII mà đã giải được những phương trình vô định bậc hai mà ở châu Âu, phải đợi tới thời của Euler, nghĩa là ngàn năm sau, người ta mới biết cách giải. Các nhà bác học Ấn Độ có chép những kiến thức về khoa học của họ thành những đoạn rất nên thơ, và những bài toán của họ có cái duyên dáng đặc biệt của thời đại hoàng kim Ấn Độ. Đây là hai đoạn văn của các nhà đại số học cổ đó:

Một phần năm một bầy ong đậu trên một bông hoa của Kadamba, một phần ba đậu trên một bông hoa của Silindhra, ba lần hiệu số của hai số đó đậu trên một bông hoa của Kutaja; còn lại một con ong bay qua bay lại trong không gian. Cô nàng xinh đẹp ơi, xin chỉ cho anh biết hết thảy bầy ong có bao nhiêu con.

Ôi người yêu của anh ơi, anh đã mua cho em, cùng một giá tiền, tám viên hồng ngọc, mười viên ngọc bích và trăm viên ngọc châu để làm đôi bông tai cho em; tổng số tiền trả ba thứ ngọc đó ba lần nhỏ hơn một nửa số trăm: em ơi, xin em cho anh biết giá mỗi lô là bao nhiêu.

Người Ấn không thành công mấy về hình học. Để đo và xây cất các đền thờ, các tu sĩ Ấn đã biết định lí Pythagore (bình phương của đường huyền một tam giác thẳng góc bằng tổng số các bình phương của hai cạnh kia) từ mấy trăm năm trước Công nguyên. Có lẽ do ảnh hưởng của Hi Lạp, Aryabhata tìm được diện tích hình tam giác, hình thang và hình tròn và tính được trị số của π là 3,1416, mà ở châu Âu, mãi tới thời Purbach (1423-1461) mới tính ra được một trị số đúng hơn. Bhaskara đã lờ mờ thấy những qui tắc đại cương của môn tính vi phân (calcul différentiel); Aryabhata lập một bảng kê các khoa học, và cuốn Surya Siddhanta chứa nhiều khái niệm về phép lượng giác (trigonométrie) tiến bộ hơn của người Hi Lạp.

Trong hai hệ thống tư tưởng Ấn Độ có nhiều lí thuyết vật lí giống các hệ thống Hi Lạp một cách lạ lùng. Kanada[8], nhà sáng lập ra triết lí Vaisheshika, cho rằng thế giới gồm các nguyên tử, mỗi hành [như ngũ hành của Trung Hoa: lửa, nước, đất…] có một thứ nguyên tử khác nhau. Các triết gia Jaïn trái lại, nghĩ như Democrite [triết gia Hi Lạp khoảng 400 trước Công nguyên] rằng nguyên tử nào cũng như nhau cả, chỉ do cách tổ hợp khác nhau mà tác động khác nhau. Kanada cho rằng ánh sáng và nhiệt (sức nóng) là những biến thể của cùng một bản thể; Udayana bảo mọi sức nóng đều do mặt trời phát ra cả và Vachaspati, cũng như Newton, nghĩ rằng ánh sáng gồm những phần tử li ti từ các vật phát ra và đập vào mắt ta. Các nốt nhạc (âm nhạc hiệu) và âm trình (intervalle) đã được phân tích và tính một cách khoa học trong các sách cổ Ấn Độ về âm nhạc[9], trong đó có chép cả luật chúng ta gọi là luật Pythagore: dây đờn, đo từ chỗ cột tới chỗ có phím đàn, mà càng ngắn thì số rung càng nhiều, mà nốt nhạc càng cao. Sau cùng chúng ta có lí do để tin rằng các nhà hàng hải Ấn ở đầu Công nguyên đã dùng một la bàn gồm một mãnh sắt mỏng nổi trên mặt một bình đầy dầu để biết hướng Bắc.

Nhờ y khoa và kĩ nghệ mà phát sinh môn hoá học. Chúng tôi đã nói qua rằng cách nấu sắt của Ấn Độ thời cổ tuyệt hảo, và ở thời đại Gupta, kĩ nghệ Ấn đã phát triển lắm; thời đó, ngay La Mã cũng phải nhận rằng Ấn là xứ đứng đầu các nước khác về kĩ nghệ hoá học như ngành nhuộm, thuộc da, chế tạo xà bông, thuỷ tinh, xi măng.[10] Từ thế kỉ thứ VI sau Công nguyên, người Ấn tiến bộ hơn người Âu nhiều về vài ngành kĩ nghệ: họ là bậc thầy về cách nấu khô (calcination), cất rượu, cách thăng hoa (sublimation), nấu cách thuỷ, cách tạo ra ánh sáng mà không nóng, cách hỗn hợp các bột thuốc mê và thuốc ngủ, chế các muối kim thuộc, các thuốc viên, các hợp kim. Thời Thượng cổ phép tôi thép ở Ấn đã đạt tới mức hoàn hảo mà châu Âu ngày nay mới theo kịp được. Theo truyền thuyết, vua Poru muốn tặng vua Alexandre một vật cực quí, đã lựa không phải vàng bạc châu báu mà một thỏi thép nặng khoảng mười lăm kí. Người Hồi đã mượn của Ấn rồi truyền qua châu Âu nhiều thuật về kĩ nghệ hoá học, chẳng hạn bí quyết chế tạo các lưỡi kiếm Damas là do người Ả Rập học của Ba Tư và chính người Ba Tư lại học của người Ấn, đó chỉ là một trong nhiều thí dụ.

Thuật giải phẫu và môn sinh lí học, cũng như một phần của môn hoá học, nhờ y học mà phát triển. Từ thế kỉ thứ VI trước Công nguyên, các y sĩ Ấn đã mô tả các dây gân, cách chắp xương sọ, hệ thống lâm-ba (lymphatique), thần kinh tùng (plexus nerveux), cân mạc (fascia), chi võng (tissu adipeux), màng hoạt dịch (membrane synoviale) và nhiều cân nhục hơn các nhà giải phẫu ngày nay nữa. Các y sĩ Ấn trước Công nguyên cũng lầm lẫn như Aristote, cho trái tim là trung tâm suy tư, và các thần kinh đều qui về tim và cũng xuất phát từ tim. Nhưng họ đã hiểu kĩ bộ tiêu hoá – các dịch vị (sucs gastrique) có tác dụng gì, thức ăn biến hoá ở bao tử (chyme) rồi đổi thành dưỡng trấp (chyle) ra sao, và dưỡng trấp thấm vào máu ra sao. Đi trước Weissmann hai ngàn bốn trăm năm, Atreya (khoảng 500 trước Công nguyên) cho rằng tinh trùng của người cha thoát khỏi cơ thể người cha, độc lập và tuy nhỏ tí mà chứa đủ cơ thể của người cha rồi. Ông khuyên đàn ông trước khi cưới vợ nên để y sĩ khám kĩ cơ thể, và luật Manou cảnh cáo cha mẹ về cái hại gả con cho những thanh niên bị bệnh lao, bệnh điên giản (épilepsie)[11], bệnh cùi, bệnh khó tiêu kinh niên, bệnh trĩ và… tật lắm lời. Trước Công nguyên 500 năm mà các trường phái y khoa Ấn Độ đã khuyên nên hạn chế sinh dục theo những phương pháp hợp với lí thuyết tân tiến nhất của chúng ta ngày nay[12]. Họ mô tả sự phát triển của cái thai một cách đúng lạ lùng và trong vài trường hợp, họ cho người đàn bà có mang ăn một thức hoặc uống một thứ thuốc đặc biệt nào đó mà đoán được sẽ sanh con trai hay sanh gái.

Cuốn sách thuốc cổ nhất của họ mà ngày nay còn giữ được là kinh Atharva-Veda, trong đó xen vào cái đám lộn xộn đủ các thần chú, có những đoạn kể các bệnh và triệu chứng của mỗi bệnh. Vì y khoa thoát li được phương thuật một cách chậm chạp; y sĩ mới đầu dùng những cách rất thấp kém dựa vào tâm lí, vào lòng tin của con bệnh, tức cách của phù thuỷ, rồi lần lần mới tiến lên những phương pháp có ít nhiều tính cách khoa học, có giữ chút gì của các phương pháp cũ thì cũng chỉ để cho bệnh nhân tin ở thuốc thôi. Kinh Atharva-Veda chứa một phần phụ lục có nhan đề là Ajur-Veda hay “khoa trường sinh”. Các y sĩ Ấn thời đó cho mọi bệnh đều do sự thác loạn của bốn cái này gây ra: không khí, nước, đờm dãi và máu, và họ trị bằng thảo dược và bùa. Ngày nay ở Ấn vẫn còn dùng nhiều cách đoán bệnh và trị bệnh từ thời cổ đó mà kết quả làm cho nhiều bác sĩ [Tây y] thèm thuồng. Kinh Rig-Veda kể tên cả ngàn thảo mộc dùng làm thuốc và cho rằng nước lã là thứ thuốc công hiệu cho đa số các bệnh. Ngay từ thời Veda, các y sĩ và nhà giải phẫu đã thành một giới riêng, cách biệt với bọn phù thuỷ; nhà họ có vườn rộng trồng các cây dùng làm thuốc.

Sushruta ở thế kỉ thứ V trước Công nguyên và Charaka ở thế kỉ thứ II sau Công nguyên là những y sĩ nổi danh bậc nhất ở Ấn. Sushruta dạy Y khoa ở trường Đại học Bénarès, viết bằng tiếng Sanscrit một bộ sách về cách chẩn bệnh và trị liệu mà ông học được của tôn sư Dhanwantari. Ông viết rất kĩ về môn giải phẫu, sản khoa, kiêng cữ, tắm gội, dược phẩm, cách nuôi trẻ và giữ vệ sinh cho trẻ. Còn Charaka soạn một Samhita (tự điển) y khoa hiện nay người Ấn còn dùng, trong đó ông định rõ thiên chức của y sĩ, chủ trương không khác gì Hippocrate: “Trị bệnh thì đừng nghĩ tới mình, đừng vị lợi mà chỉ nên nghĩ tới nhiệm vụ cứu nhân độ thế thôi”. Vài nhà khác cũng rất nổi danh: Vagbhata (625 sau Công nguyên) soạn một bộ y học toát yếu bằng văn xuôivăn vần; Bhava Misra (1550 sau Công nguyên), tác giả một bộ sách vĩ đại về giải phẫu, sinh lí và y khoa; một trăm năm trước Harvey, ông đã biết sự tuần hoàn của máu và dùng thuỷ ngân để trị một bệnh mới, bệnh giang mai mà người Bồ Đào Nha mới truyền vô Ấn Độ. Tặng vật quí báu của châu Âu!

Sushruta tả nhiều phép giải phẫu, như cắt màng mắt, trị sán khí (hernie)[13], mổ bàng quan lấy sạn ra (lithotomie), mổ bụng lấy thai, vân vân… và 121 đồ dùng để giải phẫu. Mặc dầu các tu sĩ Bà La Môn cấm, ông bảo nên mổ tử thi mà học thì khoa học giải phẫu mới tấn bộ được. Ông là người đầu tiên lột một miếng da trên thân thể đắp vào một vành tai bị cắt đứt, và chính nhờ ông cùng các người kế nghiệp ông mà y học ngày nay đắp và sửa lại mũi được. Garrison bảo: “Người Ấn thời xưa đã biết hầu hết các thuật đại phẫu ngày nay, trừ thuật nối lại các động mạch. Họ cắt tay chân, mổ bụng, nắn lại các chỗ gẫy xương, cắt trĩ. Sushruta chỉ kĩ lưỡng cách giải phẫu ra sao, và không xông khói để trừ độc, đó là cách đầu tiên mà nhân loại dùng để phòng hủ (antisepsie)[14] trong môn giải phẫu. Sushruta và Charaka đều kể vài thứ thuốc nước để làm cho bệnh nhân tê đi, không thấy đau. Năm 927 sau Công nguyên, hai phẫu thuật gia đục xương của một ông vua Ấn sau khi cho ông ta uống một thứ thuốc tê gọi là Samohini.

Sushruta kể ra tới 1.120 thứ bệnh và bảo chẩn bệnh thì phải vọng, văn, vấn, thiết (bắt mạch). Một cuốn sách viết khoảng 1.300 sau Công nguyên chỉ cách bắt mạch. Người Ấn rất ưa xét nước tiểu để đoán bệnh; và các y sĩ Tây Tạng nổi tiếng là coi nước tiểu để đoán được bất kì bệnh gì. Thời Huyền Trang, người Ấn đã bắt đầu dùng phép nhịn ăn bảy ngày để trị bệnh; có khi chẳng cần uống thuốc mà chưa hết bảy ngày đã hết bệnh; hết bảy ngày mà chưa hết bệnh thì mới phải dùng thuốc. Nhưng có dùng thuốc cũng chỉ dùng ít thôi; họ trông cậy vào các cách nhịn ăn, tắm rửa, tẩy, xông, chích máu bằng đỉa hoặc bằng bầu giác, hơn là vào thuốc. Y sĩ Ấn rất giỏi về khoa giải độc rắn cắn; hiện nay Tây y vẫn thua họ về khoa đó. Châu Âu mãi tới thế kỉ XVIII mới biết chủng đậu; theo Dhanwantari, một trong những y sĩ đầu tiên của Ấn thì người Ấn đã biết chủng đậu từ năm 550 sau Công nguyên: “Dùng dao chích châm vào mủ của nốt đậu trên vú con bò cái… rồi chích vào cánh tay, trên khoảng từ vai tới khuỷ tay, cho máu rướm ra, hoà mủ đó với máu, thế là bệnh sốt vì đậu”. Nhiều y sĩ châu Âu ngày nay cho rằng người Ấn sở dĩ có chế độ tập cấp, các tập cấp sống cách biệt hẳn nhau, không đụng chạm tới nhau vì người Bà La Môn sợ bị lây bệnh do những vật vô hình nào đó; xét các qui tắc vệ sinh chỉ trong sách của Sushruta và trong “luật Manou” thì hình như người Ấn thời xưa đã biết thuyết mà ngày nay chúng ta gọi là thuyết vi trùng gây bệnh; chung qui chúng ta chỉ đặt một tên mới cho các thuyết của cổ nhân thôi chứ có khám phá gì thêm đâu. Hình như người Ấn đã phát minh ra cách trị bệnh bằng thôi miên; họ thường đưa con bệnh lại các ngôi đền để trị bằng cách đó, cách “điện miên” (nghĩa là ngủ ở đền), như ở Ai Cập và Hi Lạp. Các y sĩ Anh Braid, Esdale và Elliotson “nhờ tiếp xúc với Ấn Độ, mượn ý và rút kinh nghiệm của Ấn” mà khai sinh cho môn trị bệnh bằng thôi miên ở Anh.

Y học Ấn phát triển rất mau ở thời Veda và thời Phật giáo sau đó, luôn mấy thế kỉ, tiến rất chậm, rất rụt rè. Atreya, Dhanwantari và Sushruta học được của Hi Lạp những gì và Hi Lạp học lại của người Ấn những gì? Điều đó chúng ta không biết được. Garrison bảo: “Ở thời đại Alexandre, các y sĩ và giải phẫu gia Ấn nổi tiếng là biết rộng, trị bệnh giỏi, quả là danh bất hư truyền”; nên nói thêm rằng theo vài nhà bác học thì Aristote học được của người Ấn rất nhiều. Các y sĩ Ả Rập và Ba Tư cũng vậy, nhưng cũng khó mà biết được các y sĩ Ấn Độ đã mang ơn các y sĩ Bagdad và các y sĩ Babylone bao nhiêu, do các y sĩ Bagdad làm trung gian. Một mặt, vài vị thuốc như nha phiến, thuỷ ngân và vài phương pháp chẩn bệnh như cách coi mạch, hình như từ Ba Tư truyền qua Ấn Độ; mặt khác chúng ta thấy ở thế kỉ VIII sau Công nguyên, người Ả Rập và Ba Tư dịch các sách thuốc mà Sushruta và Charaka đã viết từ ngàn năm trước. Đại vương Hồi giáo Harun-al-Rashid[15] nhận rằng Ấn Độ tấn bộ hơn Ả Rập về khoa học và y học nên mời các danh y Ấn lại Bagdad dựng nhà thương và trường y khoa. Huân tước Ampthill kết luận rằng y học Âu châu thời Trung cổ và cả thời Cận đại tấn bộ nhờ người Ả Rập mà Ả Rập lại mang ơn của Ấn Độ. Có thể tin rằng y học, môn học cao thượng nhất mà cũng ít chắc chắn nhất đó, đã xuất hiện từ thời Thượng cổ ở Sumérie, Ai Cập và Ấn Độ và đã phát triển nhờ ba xứ đó trao đổi kiến thức với nhau, ảnh hưởng lẫn tới nhau.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 19757)
Lửa trong Cái Trí là một quyển sách của sự thâm nhập quan trọng được hướng dẫn bởi Krishnamurti, Ông Không dịch
(Xem: 20848)
Một tấm lòng, một con tim hay một thông điệp mà Mặc Giang nhắn gởi: “Cho dù 10 năm, 20 năm, 30 năm. Năm mươi năm nửa kiếp còn dư, Trăm năm sau sỏi đá còn mềm...
(Xem: 19153)
Nữ Phật tử ở khắp nơi trên thế giới đang cố gắng đổi mới, và bộ sưu tập này đề cập đến các hoạt động của họ ở Ấn Độ, Tích Lan, Miến Điện, Thái, Campuchia, Nepal, Tây Tạng, Đại Hàn, Nhật, Đức, Anh...
(Xem: 40359)
Đa số dân chúng là Phật tử thuần thành và số lượng tu sĩ khá đông đảo nên Miến Điện mệnh danh xứ quốc giáo với hai đường lối rõ rệt cho chư Tăng Ni: PHÁP HỌC (Pariyattidhamma) và PHÁP HÀNH (Patipattidhamma).
(Xem: 21165)
Khi trình bày vấn đề, chúng tôi chọn văn học Phật giáo Lý-Trần để minh họa, bởi lẽ văn học Phật giáo Lý- Trần là kết tinh của những tinh hoa văn học Phật giáo Việt Nam.
(Xem: 40950)
Đức Phật là người đầu tiên xướng lên thuyết Nhân bản, lấy con người làm cứu cánh để giải quyết hết mọi vấn đề bế tắc của thời đại. Cuộc đời Ngài là cả một bài thánh ca trác tuyệt...
(Xem: 24013)
Tinh thần Bồ tát giới, không những được đề cao ở các kinh điển Bắc Phạn mà ngay ở trong kinh điển Nam Phạn hay Pàli cũng hàm chứa tinh thần này.
(Xem: 22970)
Không bao lâu sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết bàn, tôn giả Đại Ca Diếp tập họp 500 vị đại Tỳ kheo tại giảng đường Trùng Các, bên dòng sông Di Hầu, thành Tỳ Xá Ly, để chuẩn bị kết tập kinh luật.
(Xem: 17755)
Biết Phật pháp, ứng dụng được Phật pháp vào đời sống của mình, đó là phước báu lớn nhất mà mình nhận được trong cuộc đời này. Bởi nhờ đó, mình đi không lầm lẫn.
(Xem: 26790)
Tập sách nhỏ này, là một tập tài liệu vô cùng quí giá, do sự tham khảo các kinh sách của Đức Thế Tôn để lại với các tài liệu tác giả đã sưu tầm và tham quan tại một số địa phương...
(Xem: 20629)
Trước khi Người nhập diệt Đại Bát-Niết-bàn, Phật đã khuyên những đệ tử kính đạo nên viếng thăm, chiêm bái bốn nơi để được tăng thêm sự truyền cảm về tâm linh của mình...
(Xem: 33501)
Trong giới biên khảo, sử gia giữ một địa vị đặc biệt, vì sức làm việc phi thường của họ. Họ kiên nhẫn, cặm cụi hơn hết thảy các nhà khác, hi sinh suốt đời cho văn hóa...
(Xem: 20868)
Sân hận không thể vượt thắng bằng sân hận. Nếu người ta biểu lộ sân hận đến chúng ta, và chúng ta thể hiện giận dữ trở lại, kết quả là một thảm họa.
(Xem: 28718)
Nền giáo học của Phật giáo có nội dung rộng lớn tận hư không pháp giới. Phật dạy cho chúng ta có một trí tuệ đối với vũ trụ nhân sinh, giúp chúng ta nhận thức một cách chính xác...
(Xem: 12628)
Tập sách Lối về Sen Nở bao gồm những bài viết, bản dịch, bài tham luận trong các kỳ hội thảo, đăng rải rác trên các tạp chí, nguyệt san Phật giáo mấy thập niên qua.
(Xem: 25080)
Mọi người đều biết là Đức Phật không hề bắt ai phải tin vào giáo lý của Ngài và Ngài khuyên các đệ tử hãy sử dụng lý trí của mình dựa vào các phương pháp tu tập...
(Xem: 19058)
Con ơi, hãy can đảm vươn mình đứng dậy hiên ngang như con mãnh sư để nhìn ngắm cuộc đời, đừng sợ hãi lẩn tránh, cũng đừng toan tính gì hơn cho cuộc đời này nữa.
(Xem: 17408)
Lắng nghe hay ngắm nhìn thực tại thì có thể thực hiện bất cứ ở đâu và lúc nào vì tâm và cảnh luôn có mặt tại đây và bây giờ mà không cần chờ đợi một thời gian...
(Xem: 25580)
Thật vậy, trên bất cứ một khía cạnh nào, Đức Phật đều giữ cho tôn giáo của Ngài không bị vướng mắc vào những thứ cành lá chết khô của quá khứ.
(Xem: 18913)
Krishnamurti đã quan sát rằng chính động thái của thiền định, trong chính nó, sẽ sáng tạo trật tự cho sự hoạt động của suy nghĩ mà không có sự can thiệp của ý muốn...
(Xem: 18895)
Trong Đạo Phật, khi tâm thức chúng tatrình độ khởi đầu, chúng ta được dạy cho những sự thực hành nào đấy để thực tập. Khi qua những thực tập ấy, tâm thức chúng ta đã phát triển một ít...
(Xem: 28876)
Đức Phật dạy rằng hạnh phúcvấn đề thiết thực hiện tại, không phải là những ước mơ đẹp đẽ cho tương lai, hay những kỷ niệm êm đềm trong quá khứ.
(Xem: 18836)
Tư tưởng Lão Tử rất nhất quán nên dù chỉ viết hai bài về Lão Tử Đạo Đức Kinh nhưng trong đó cũng liên quan hầu như toàn bộ tinh hoa đạo lý của nhà Đạo Học vĩ đại này.
(Xem: 33171)
Thầy bảo: “Chuyện vi tiếu nếu nghe mà không thấy thì cứ để vậy rồi một ngày kia sẽ thấy, tự khám phá mới hay chứ giải thích thì còn hứng thú gì.
(Xem: 38251)
Sở dĩ chúng ta mãi trôi lăn trong luân hồi sinh tử, phiền não khổ đau là vì thân tâm luôn hướng ngoại tìm cầu đối tượng của lòng tham muốn. Được thì vui mừng, thích thú...
(Xem: 31099)
Nếu không có cái ta ảo tưởng xen vào thì pháp vốn vận hành rất hoàn hảo, tự nhiên, và tánh biết cũng biết pháp một cách hoàn hảo, tự nhiên, vì đặc tánh của tâm chính là biết pháp.
(Xem: 18150)
Người muốn thấu triệt pháp môn tu tập, xứng lý, hợp cơ, trước hết cần phải tạo cho mình có cái nhìn căn bản tổng quát về tôn giáo mình... HT Thích Bảo Lạc
(Xem: 24393)
Ðức Thế Tôn muốn cho thầy vun trồng thêm niềm tin nên Ngài mới dạy thêm rằng: Này Upakàjivaka, những người hết phiền não trong thế gian này là người thắng hóa trong mọi nơi.
(Xem: 19387)
Một trong những nhân tố chính yếu cung cấp năng lượng cho Cách Mạng Hạnh Phúc đã là sự nghiên cứu khích động phơi bày nhiều lợi ích của hạnh phúc – những hạnh phúc trải rộng...
(Xem: 17818)
Truyện thơ Tôn giả La Hầu La - Tác giả: Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 22869)
Khi tại thế, Ðức Phật đi hoằng hóa nhiều nước trong xứ Ấn Ðộ, đệ tử xuất gia của ngài có đến 1250 vị, trong đó có Bà Ma Ha Ba Xà Ba Ðề...
(Xem: 17957)
Bởi vì sự mở mang một cái trí tốt lành là một trong những quan tâm chính của chúng ta, người ta dạy học như thế nào là điều rất quan trọng. Phải có một vun quén của tổng thể cái trí...
(Xem: 31987)
Tất nhiên không ai trong chúng ta muốn khổ, điều quan trọng nhất là chúng ta nhận ra điều gì tạo ra khổ, tìm ra nguyên nhân tạo khổ và cố gắng loại trừ những nhân tố này.
(Xem: 17299)
Ðối tượng của tuệ giác Phật họcthuyết minh tận cùng chân lý của vạn pháp. Khoa học đang khởi đầu bước lên trên con đường tận cùng chân lý của Phật học.
(Xem: 17330)
Với một sự sáng suốt tuyệt đối và một niềm thương cảm vô biên Ngài nhận thấy con người tác hại lẫn nhau chỉ vì vô minh mà thôi...
(Xem: 16007)
Muốn sáng tạo sự giáo dục đúng đắn, chắc chắn chúng ta phải hiểu rõ ý nghĩa của sống như một tổng thể, và muốn có điều đó chúng ta phải có thể suy nghĩ, không cố chấp...
(Xem: 18511)
Tôi thức dậy trong một sự yên tĩnh như thế ấy ở Pomona. Tiếng chim hót vang rừng những không thể nói là tiếng ồn. Nó lại càng làm cho sự yên lặng thêm sâu hơn về bề sâu là khác.
(Xem: 20696)
Ngày xưa có một chú tiểu Sa Di đến học Phật giáo với một vị thầy rất sáng suốt. Chú là một đứa đệ tử rất tốt. Chú rất lễ phép, thành thật và biết vâng lời.
(Xem: 17942)
Đóa sen, nếu nhìn dưới kính hiển vi và suy luận theo thiên văn học, là nền tảng của vũ trụ và cũng là một phương tiện giúp ta khám phá vũ trụ.
(Xem: 20022)
Mái Kim Các Tự làm bằng gỗ mịn thoai thoải dốc xuống. Đường nét kiến trúc vừa nhẹ nhàng vừa đẹp đẽ. Đó là một kiệt tác phẩm của lối kiến trúc đình viên...
(Xem: 14772)
Tác phẩm Đôi bạn hành hương (Công Chúa Tinh Khôi và Hoàng tử Ếch) là một điển hình trong cõi văn đầy màu sắc Phật giáo của Chiêu Hoàng.
(Xem: 20801)
Điều tôi muốn là con đường đưa đến sự chấm dứt mọi đau khổ, một con đường đã được khám phá hơn hai ngàn năm trăm năm nay nhưng mãi đến thời gian gần đây tôi mới ý thức được nó.
(Xem: 15015)
Đức Phậttiêu biểu tuyệt hảo về Từ, Bi, Hỷ Xả. Đó là Tứ Vô Lượng Tâm toàn bích, không một tỳ vết, thể hiện qua suốt cuộc đời thị hiện ta-bà của Ngài.
(Xem: 15689)
Cám ơn nàng. Nàng đã đem lại cho ta SỰ THẬT. Nàng đã cho ta thấy cái phi lý của tưởng tượng. Ta sẽ không còn ôm giữ một hình ảnh nào, vì Phật đã dạy: Pháp còn phải bỏ huống chi phi pháp.
(Xem: 12865)
Cha cô vẫn nói, cô giống mẹ từ chân tơ, kẽ tóc, vừa xinh đẹp, vừa tài hoa. Cha thương nhớ mẹ bao nhiêu là yêu quí cô bấy nhiêu.
(Xem: 14441)
Bàng bạc khắp trong tam tạng kinh điển, hằng hà sa số mẩu truyện, đức Phật thường nhắc đến sự liên hệ giữa Ngài và các đệ tử, giữa chúng sanh và Ngài trong những kiếp quá khứ.
(Xem: 14836)
Diệu nhắm mắt lại, không biết mình đang mơ hay tỉnh. Phép lạ nào đã biến đổi tâm hồn Quảng đến không ngờ?
(Xem: 29246)
“Chẳng có ai cả” là một tuyển tập những lời dạy ngắn gọn, cô đọng và thâm sâu nhất của Ajahn Chah, vị thiền sư lỗi lạc nhất thế kỷ của Thái Lan về pháp môn Thiền Minh Sát.
(Xem: 12693)
Giáo lý vô ngã đề cập trực tiếp đến cách thức mà chúng ta đang nhận hiểu về bản thân mình và thế giới quanh ta, chỉ ra những điểm hợp lý và bất hợp lý trong cách nhìn nhận đó.
(Xem: 14435)
Tôi thích nhìn ngắm những sự việc như chúng là và đối diện những sự kiện; thuộc cá nhân tôi không có cảm tính của bất kỳ loại nào, tôi xóa sạch tất cả điều đó.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant