Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

5. Văn xuôi và thơ

05 Tháng Giêng 201200:00(Xem: 13003)
5. Văn xuôi và thơ

LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ 

Tác giả: Will Durant - Nguyễn Hiến Lê dịch

CHƯƠNG VII

VĂN HỌC ẤN ĐỘ

V. VĂN XUÔI VÀ THƠ

Ấn Độ, văn xuôi và thơ chỉ là một – Ngụ ngôn – Sử kí – Truyện – Các thi sĩ thứ yếu – Văn học bình dân xuất hiện – Chandi Das – Tulsi Das – Các thi sĩ phương Nam – Kabir.

Văn xuôi mới xuất hiện ở Ấn hồi gần đây và ta có thể nói rằng nó là hậu quả một tác động bại hoại do tiếp xúc với người Âu. Dân tộc Ấn có tâm hồn thi sĩ thiên phú, cho rằng đề tài gì cũng có một nội dung nên thơ và có thể viết thành thơ. Họ nghĩ hễ là văn chương thì phải dễ đọc lên, ngâm lên, mà tác phẩm nào có giá trị trường cửu thì tất phải truyền bá bằng miệng chứ không phải là chữ viết, nên tự nhiên họ tìm ra một hình thức có âm điệu hoặc cô đọng như cách ngôn để cho dễ ngâm, dễ nhớ. Vì vậy hầu hết văn học Ấn Độ viết bằng thơ; tác phẩm khoa học, y học, luật học hoặc nghệ thuật thường viết bằng thơ, hoặc ít nhất cũng bằng một thứ văn xuôi nhịp nhàng, có vần; ngay cả sách ngữ pháp và tự điển cũng có hình thức đó. Ngụ ngôn và sử kí ở phương Tây viết bằng văn xuôi, ở Ấn thì đặt thành thơ rất du dương.

Văn học Ấn Độ đặc biệt phong phú về ngụ ngôn và có thể rằng đa số những ngụ ngôn lưu hành khắp thế giới như một thứ tiền tệ quốc tế, đều xuất phát từ Ấn Độ[40]. Khi các truyền kì Jakata về lúc sanh và tuổi xuân của Phật Tổ được truyền bá khắp nơi ở Ấn thì đạo Phật đạt tới mức thịnh nhất. Tập ngụ ngôn nổi danh nhất là tập Panchatantra (Năm phương pháp[41]) (khoảng 500 sau Công nguyên) chứa một số lớn các ngụ ngôn mà châu Á và châu Âu đều thích thú. Bộ Hitopadesha (Lời khuyên tốt) là một tập các truyện phóng tác theo các ngụ ngôn trong Panchatantra. Có điều này lạ lùng: cả hai tác phẩm đó đều được người Ấn sắp vào loại Niti-Shastra, nghĩa là loại dạy về chính trị và luân lí. Nhưng xét ra cũng dễ hiểu vì truyện nào cũng có một kết luận luân lí hoặc nhắc một qui tắc trị dân; người ta cho rằng phần đông các truyện đó do một hiền triết Bà La Môn tưởng tượng ra để dạy các hoàng tử. Trong truyện đôi khi dùng những loài vật hèn mọn nhất để diễn những quan niệm triết lí tế nhị nhất, như ngụ ngôn về con khỉ chẳng hạn. Một con khỉ muốn sưởi ấm bằng ánh sáng một con tằm[42], một con chim vạch chỗ lầm lẫn của nó, bị nó nổi quạu giết chết; rõ ràngtác giả muốn cho ta thấy rõ cái thân phận của một nhà bác học ngây thơ đòi diệt một ảo tưởng trong dân chúng[43].

Sử kí không vượt lên khỏi trình độsự hoặc tiểu thuyết mạo hiểm. Phải chăng đó là hậu quả của một triết học coi thời giankhông gian chỉ là ảo tưởng? Hay là hậu quả của các tinh thần trọng sự truyền miệng hơn là sách vở. Dầu sao thì Ấn cũng không có một sử gia nào có thể sánh được với Hérodote hay Thucydide (Hi Lạp), Plutarque hay Tarcite (La Mã), Gibbon (Anh) hay Voltaire (Pháp). Các nhà chép kí sự của Ấn rất cẩu thả về việc ghi năm tháng, nơi chốn, ngay cả khi họ chép đời các danh nhân, vì vậy mà các nhà bác học Ấn đặt Kalidasa vào những thời đại cách nhau tới cả ngàn năm. Cho tới ngày nay, người Ấn vẫn sống trong một thế giới mà tục lệ, tín ngưỡng và phép tắc luân lí bất di bất dịch, nên họ không ước ao sự tiến bộ, không quan tâm chút gì tới dĩ vãng của dân tộc. Về chính sử, họ coi các anh hùng trường ca là đủ tin rồi, về tiểu sử các nhân vật thì đã có các truyền kì. Vì vậy mà cuốn Buddhacharita của Ashvaghosha chép đời Phật Tổ chỉ là một truyền kì chứ không phải một công trình nghiên cứu sử học; và năm trăm năm sau, Bana viết cuốn Harshacharita cũng vẽ cho đại vương Harsha một bức chân dung lí tưởng, không đúng sự thực. Những kí sự của xứ Rajputana có vẻ là những truyện anh hùng ái quốc hơn là sử. Chỉ có mỗi một văn hào Ấn là có vẻ nhận định được đúng nhiệm vụ của sử gia. Kalhana, tác giả bộ Rajatarangini (Dòng các vua chúa), viết: “Chúng ta chỉ nên phục thi hào nào khi tả dĩ vãng mà có thái độ một phán quan, không thiên lệch, không yêu không ghét”. Winternitz cho ông là đại sử gia duy nhất của Ấn.

Người Hồi có khiếu về sử hơn và đã ghi chép cho ta vài thiên rất hay về vũ công của họ ở Ấn. Chúng tôi đã kể công trình của Alberuni về nhân chủng ở Ấn, và những hồi kí của Babur. Đồng thời Akbar, có một sử gia rất giỏi, Muhammad Qazim Firishta, bộ Ấn Độ sử của ông là bộ quí nhất về các biến cố trong thời Ấn Độ bị Hồi thống trị. Abu-I-Fazl không được vô tư bằng ông. Vừa làm tể tướng vừa là bạn thân của Akbar, Abu-I-Fazl đã ghi chép lại cách trị dân, phương pháp hành chánh của Akbar trong một cuốn nhan đề là Ain-i Akbari (Pháp luật cương yếu của Akbar), và kể đời của nhà vua bằng một giọng kính mến rất cảm động – điều đó không đáng trách – trong cuốn Akbar Nama. Nhà vua cũng quí mến ông và khi hay tin Jehangir đã giết ông thì rất đỗi buồn rầu, thốt lên: “Salim (tức Jehangir) có muốn lên ngôi hoàng đế thì cứ giết ta đi mà để cho Abu-I-Fazl sống”.

Ở Ấn, còn một thể nữa ở giữa thể ngụ ngôn và thể sử kí, tức thể truyện bằng văn vần[44], nhiều vô kể, khéo viết, đủ thoả mãn được xu hướng lãng mạn của tâm hồn Ấn Độ. Từ đầu Công nguyên, một tác giả tên là Gunadhya đã viết bộ Brihatkatha (Truyện dài) gồm trăm ngàn đoạn thơ[45]; một ngàn năm sau, Somadeva viết bộ Kathasaritzagara (Đại dương của các dòng sử), thật là một tiểu thuyết tràng giang dài tới 21.500 đoạn thơ. Cũng ở thế kỉ XI đó, một tiểu thuyết gia có tài mà chúng ta không biết rõ tính danh, tìm được một cốt truyện tài tình cho tác phẩm Vetalapanchavimchatika (Hai mươi lăm truyện ma cà rồng) của ông. Ông ta tưởng tượng vua Vikramaditya mỗi năm được một tu sĩ ở ẩn dâng một trái cây chứa một viên ngọc quí. Nhà vua hỏi ẩn sĩ muốn được đền ơn cách nào; ẩn sĩ đáp xin được nhận xác một người bị tội treo cổ, nhưng phải nhớ đừng đáp gì cả nếu xác đó hỏi chuyện nhà vua. Một con mà cà rồng đã nhập vào xác đó; khi nhà vua trượt chân té, nó kể cho nhà vua nghe một truyện rất hấp dẫn, kể xong nó hỏi một câu, nhà vua quên bẵng mất lời dặn, trả lời nó. Hai mươi lăm lần như vậy, nhà vua muốn gởi một cái xác cho tu sĩ để được an tâm, mà hai mươi bốn lần đều quên bẵng, trả lời câu hỏi của ma cà rồng. Phải nhận rằng để dựng một loạt truyện thì thuật đó quả là khéo.

Ấn Độ không hiếm hạng thi sĩ có chân tài. Abu-I-Fazl kể rằng ở triều đình Akbar có tới ngàn thi sĩ; nếu vậy thì tại những đô thị nhỏ hơn, số thi sĩ có hàng trăm, và mỗi xóm làng cũng có cả chục. Một thi sĩ đầu tiên và cũng nổi danh nhất là Bhartrihari, vừa là tu sĩ, vừa là ngữ pháp gia, lại rất đa tình, trước khi tu đã có lắm cuộc tình duyên. Ông ta kể lại những cuộc tình duyên đó trong một tập nhan đề là “Trăm năm tính ái” gồm trăm bài thơ làm cho ta nhớ tới Henri Heine. Ông viết cho một tình nhân: “Trước kia đôi ta cùng tin chắc rằng em là anh, mà anh là em; làm sao bây giờ em lại là em, mà anh là anh?”. Ông chẳng coi các nhà phê bình vào đâu cả và bảo họ: “Làm vừa lòng một kẻ ngu là điều dễ, làm vừa lòng một người sành [thơ] lại còn dễ hơn nữa; nhưng ngay Đấng Hoá Công cũng không làm thoả mãn một kẻ chỉ biết một chút xíu, chẳng hẳn là ngu mà chẳng ra sành”[46].

Trong tập Gita-Govinda (Tiếng hát của Thiên thần Mục tử) của Fayadeva, tình ái của người Ấn nhiễm màu tôn giáo khi ông tả những mối tình rất nhục dục của các thần Radha và Krishna. Tập thơ đó chúng ta cho là có giọng tình dục say đắm, nhưng người Ấn rất kính tín, cho là rất cao thượng, thần bí, tả sự khát khao của linh hồn muốn đạt được Thượng Đế. Các tu sĩ Ki Tô giáo thản nhiên, bất động tâm, chắc cũng có những tình cảm như vậy khi đặt nhan đề cho các chương trong Cantique des Cantiques[47] (Nhã ca), và chấp nhận được lối giải thích đó của người Ấn.


* * *

Thế kỉ XI, các ngôn ngữ bình dân bắt đầu thay thế ngôn ngữ cổ điển trong các tác phẩm văn học, cũng như châu Âu thế kỉ XII. Thi sĩ đầu tiên có thực tài dùng ngôn ngữ bình dân để sáng tác là Chand Bardai. Ông ta viết một trường thi lịch sử bằng tiếng Hindi, gồm sáu chục ngâm khúc, tiếc thay ông không được sống thêm để hoàn thành tác phẩm. Sur Das, thi sĩ mù ở Agra, viết sáu vạn câu thơ chép các truyền kì về thần Krishna; tương truyền rằng chính thần Krishna tiếp tay với ông, ông đọc cho thần chép và thần bằng lòng chép, chép mau quá, ông đọc không kịp nữa. Trong thời gian đó, một tu sĩ, Chandi Das, làm chấn động cả xứ Bengale, vì những bài thơ tình, theo kiểu thơ Dante gởi cho Béatrice, giọng lãng mạn, cuồng nhiệt, lí tưởng hoá người yêu, coi nàng là tượng trưng thần linh và mối tình của ông tượng trưng lòng khát khao muốn nhập vào, tan vào Thượng Đế; thơ viết bằng tiếng Bengali và tiếng này bắt đầu nhập tịch văn học Ấn Độ từ đó. “Em, anh đã núp ở dưới chân em. Vắng bóng em thì tinh thần anh không yên… Anh không thể quên cái vẻ đẹp, cái duyên dáng của em được, vậy mà trong lòng anh không bợn một chút dục tình nào cả”. Bị các Bà La Môn, các đạo hữu trục xuất vì cớ ông làm chấn động dư luận, ông đành long trọng tuyên bố từ bỏ người yêu, nàng Rani, nhưng khi ông thấy bóng nàng trong đám đông lại dự buổi lễ thì ông phủ nhận lời hứa, chạy về phía thiếu nữ, quì dưới chân nàng, chấp tay đưa lên như khấn một nữ thần.

Thi hào lớn nhất của lịch sử văn học Ấn Độ là Tulsi Das, gần đồng thời với thi hào Anh Shakespeare. Mới sanh ra ông bị cha mẹ bỏ vì sanh vào giờ xấu. Một tu sĩ sống khổ hạnh trong rừng đem ông về nuôi làm con, dạy cho ông thuộc huyền thoại về Rama. Ông cưới vợ, và khi con trai ông chết, ông vô rừng sống một đời khổ hạnh, tham thiền. Ở đó và ở Bénarès, ông viết trường ca tôn giáo nhan đề là Ramacharitamanasa (Hồ các truyền kì về Rama), trong đó ông chép lại truyện thần Rama mà ông khuyên mọi người Ấn thờ phụng làm Đấng Tối Cao. Ông bảo: “Chỉ có mỗi một Thượng Đế là Rama, Đấng sáng tạo ra trời đất và cứu tội cho nhân loại… Vì thương dân trung thành, một vị thần, thần Rama đã đầu thai làm một ông vua, vì chúng ta mà sống trên cõi trần”. Rất ít người Âu đọc nổi thi phẩm đó vì viết bằng tiếng Hindi cổ rất khó hiểu; nhưng một người Âu đã làm nổi việc đó, nhận rằng Tulsi Das quả là “thi hào bậc nhất Ấn Độ”. Đối với người Ấn thì tập thơ đó là một thứ Thánh kinh, viết về cả thần học lẫn luân lí. Thánh Gandhi bảo: “Tôi cho tập Ramayana của Tulsi Das là cuốn sách thành kính nhất từ trước tới nay”.

Miền Deccan cũng có nhiều thi sĩ. Tukaram đã viết bằng tiếng Mahratte[48] 4.600 bài thơ tôn giáo mà ngày nay người Ấn thuộc lòng cũng như người Do Thái hoặc Ki Tô giáo thời Thượng cổ thuộc những Thánh thi của Davis. Vợ ông mất, ông tục huyền, bà kế tính tình quạo quọ, nhờ vậy mà ông thành một triết nhân. Ông bảo: “Vĩnh phúc đâu phải là khó kiếm, có thể tìm thấy nó trong cái đãy vác trên vai đó”.

Từ thế kỉ thứ II, Madura thành kinh đô của văn học Tamil[49]; nhờ sự bảo trợ của các vua Pandya, một Sangam (hội Tao đàn), các thi sĩ và các nhà phê bình hội họp để điển chế ngôn ngữ, ban chức tước và phát giải thưởng văn chương như Hàn Lâm viện Pháp vậy. Tiruvallavar, một người thợ dệt tiện dân, theo luật cách nghiêm khắc nhất của Tamil mà viết một tập thơ tôn giáo và triết lí – tập Kurral – trong đó ông bày tỏ học thuyết của ông về luân lí và chính trị. Tương truyền, khi các ông hàn trong Sangam, hết thảy đều là Bà La Môn, thấy một kẻ tiện dân làm thơ hay quá, lấy làm xấu hổ, cùng nhau đâm đầu xuống sông một lượt; ai mà ngờ được các cụ hàn lại anh hùng như vậy nhỉ?[50]

Chúng tôi không theo thứ tự thời gian, bây giờ mới xét tới thi hào trữ tình bậc nhất của Ấn Độ thời Trung cổ. Kabir cũng chỉ là một thợ dệt ở Bénarès, nhưng được trời giao cho cái nhiệm vụ hoà giải Hồi giáo và Ấn giáo, vì thân phụ ông là người Hồi mà thân mẫu ông là con gái một người Bà La Môn. Mê tài hùng biện của một nhà thuyết giáo tên là Ramananda, ông thành một tín đồ thờ Rama, coi Rama là một vị thần chung cho nhân loại, và viết những bài thơ đẹp lạ lùng bằng tiếng Hindi để đề cao một tín ngưỡng không có đền chùa, thánh đường gì cả, chẳng thờ ngẫu tượng, chẳng phân biệt tập cấp, chẳng có “cát lễ” (circoncision)[51], chỉ tôn sùng một vị thần[52]. Ông bảo:

(Kabir) là con của Ram và Allah, chấp nhận tất cả các Guru và các Pir… Ôi, Thượng Đế, Allah hay Rama, con sống là nhờ tên Ngài… Các tượng thần không có sinh khí, không biết nói, con biết vậy vì con đã lớn tiếng thưa với các tượng đó… Rửa miệng, tụng kinh, ngâm mình trong các dòng sông linh thiêng, quì lạy trong các đền thờ, như vậy để làm gì khi mà miệng anh tụng niệm, chân anh hành hương còn lòng anh thì gian trá?

Các Bà La Môn bất bình lắm và sai một kĩ nữ lại quyến rũ ông, mong ông mắc mĩ nhân kế mà mang nhục, nhưng chính ả lại bị ông thuyết phục theo tín ngưỡng của ông. Điều đó cũng chẳng khó vì ông chẳng buộc phải theo nghi thức nào cả, chỉ có lòng rất mộ đạo là được.
một thế giới vô biên, bạn ạ.

Và có một Đấng bất khả danh chẳng có tiếng gì để tả;

Chỉ người nào đạt được cảnh giới đó mới biết được Đấng đó mà thôi.

Đáng đó khác hẳn những cái mà chúng ta biết và những cái chúng ta nghe nói.

Không có hình, không có thân thể, bề cao, bề ngang.

Vậy thì biết nói làm sao cho bạn hiểu được?

Kabir đáp: Không thể miêu tả Đấng đó bằng lời nói,

Không thể tả bằng chữ trên giấy;

Y như một người câm khi ăn một món ngon, không thể diễn cái vị giác của mình được.

Ông chấp nhận thuyết luân hồi lưu hành trong thời đại ông, và ông cũng cầu nguyện cho thoát khỏi vòng sinh tử như một người Ấn. Luân lí của ông giản dị nhất thế giới; giữ đạo công bằng và hưởng hạnh phúc trong tay:

Tôi cười khi nghe người ta nói rằng con cá ở trong nước mà khát.

Anh không thấy cái Thực tại ở trước cửa mà lang thang đi tìm hết rừng này tới rừng khác!
Đây, chân lí đây! Anh muốn đi đâu thì đi, dù lại Bénarès hay lại Mathura, nếu anh không tìm thấy linh hồn anh thì thế giới không có, đối với anh…

Anh sẽ ghé bến nào đấy, hỡi anh? Không một du khách nào đi trước để dẫn đường cho anh, không có đường đi…

Ở đó không có thể xác, không có tinh thần, vậy chỗ nào đâu để giải cái khát khao của linh hồn? Trong cõi hư vô, anh sẽ không thấy gì cả.

Anh phải cương cường và tìm ngay trong bản thể anh vì chỉ ở đó là có chỗ dựa cho anh thôi. Anh nghĩ kĩ về điều đó đi! Đừng đi đâu nữa.

Kabir bảo: Gạt bỏ hết các ảo tưởng của trí tưởng tượng đi mà bám chặt lấy cái thực thể của anh.

Theo truyền thuyết, khi ông mất, người Ấn và người Hồi đều tranh nhau thể xác ông, kẻ đòi chôn cất, kẻ đòi hoả thiêu. Trong khi hai bên đương cãi nhau ỏm tỏi, một người lật chiếc khăn liệm ông và chỉ thấy còn một mớ hoa, xác ông đã biến đâu mất. Người Ấn và người Hồi chia nhau mỗi bên một bó, rồi người Ấn đem hoả thiêu ở Bénarès, còn người Hồi thì đem chôn xuống huyệt. Ông mất rồi, dân chúng truyền khẩu những bài thơ của ông; một người Sikh tên là Nanak theo thuyết ông mà lập một giáo phái khá mạnh tới bây giờ[53]; một số người khác thờ ông như một thần linh mới. Ngày nay hai giáo phái nhỏ theo đạo của ông nhưng lại chia rẽ nhau, ganh ghét nhau: một giáo phái là Hồi, một giáo phái là Ấn. Họ đều thờ ông, con người suốt đời chỉ mong hợp nhất được Ấn và Hồi.


[1] Cũng gần như cổ văn Trung Hoa, các học giả mỗi miền (Hoa Bắc, Hoa Nam…) hoặc mỗi xứ (Trung Hoa, Triều Tiên, Việt Nam…) nói khác nhau, nhưng đều dùng cổ văn để giao thiệp với nhau. (ND).

[2] Họ dùng lối viết dính từ này với từ kia để tạo một từ mới, đây là hai thí dụ làm cho ta thấy gớm:

citerapratisamkramayastadakarapattau,


upadanavisvamasattakakaruapattih

[3] Tamul: bản tiếng Anh chép là: Tamil. Theo Wikipedia thì tiếng Pháp là: Tamoul. (Goldfish).

[4] Boccace là văn hào Ý, Pétrarque là thi hào Ý, đều ở thế kỉ XIV. (ND).

[5] Phong trào quốc gia tự trị.

[6] Có lẽ liên cách in sai thành diên cách. Tiếng Anh là relation. (Goldfish).

[7] Dân tộc Babylonie cũng đã tạo ra môn ngữ pháp.

[8]Tức việc sao chép của hạng thư lại. (ND).

[9]Bản tiếng Anh chép là: Palm-leaves (lá cây cọ). Theo Wikipedia thì người ta dùng lá các cây Palmyra palm (tức cây thốt lốt, còn gọi là cây thốt nốt) hoặc talipot palm. (Goldfish). 

[10]Trước thế kỉ XIX, không thấy có nghề in ở Ấn, có lẽ vì, cũng như Hoa ngữ, các Ấn ngữ mà đem ra đúc thì tốn kém quá; cũng có lẽ vì người ta cho chữ in không có nghệ thuật bằng chữ viết tay. Kĩ thuật in báo sách do người Anh đem vô Ấn, và chẳng bao lâu người Ấn đã vượt bậc thầy của họ; ngày nay ở Ấn có 1.517 báo hằng ngày, 3.627 báo định kì đủ các loại, và mỗi năm trung bình xuất bản 15.000 cuốn.
[11]
Như nước ta hồi xưa. (ND). 

[12] Như nước ta hồi xưa. (ND). 

[13] Bản tiếng Anh không nêu tên Mullah-Gy, mà chỉ gọi là Doctor. Đoạn dưới cũng không nêu tên. (Goldfish).

[14] Có lẽ France, Andalousie in sai thành Franca, Andalous. Bản tiếng Anh chép là: France and Andalusia. (Goldfish).

[15] Bản tiếng Anh chép là: kings of Indostan, nghĩa các vị vua xứ Indoustan, chứ không nêu tên các vị vua Mông Cổ đó. (Goldfish).

[16] Bản tiếng Anh chép là: Persia and Usbec, Kashgar, Tartary and Cathay, Pegu, China and Matchina. (Goldfish). 

[17] Trong tập “Du kí của François Bernier có miêu tả các quốc gia của Đại vương Mông Cổ”. Paris 1830. (Tác giả có khi mười mấy hàng không chấm câu; chúng tôi phải tự ý ngắt câu cho dễ đọc. N.H.L).

[18] Ở Trung Hoa cũng vậy, có những người đi kể truyện Đông Chu liệt quốc, Tam Quốc… cho dân chúng nghe, những truyện đó cũng mỗi ngày mỗi thêm chi tiết, sau mới có nhà văn gom lại, chép lại. Cách đó thông dụng khi đại đa số dân chúng còn mù chữ. (ND).

[19] Bản tiếng Anh chép là: “a greater poem than the Iliad”. (Goldfish).

[20] Chắc mỗi đoạn hai câu. (ND). 

[21] Maha có nghĩa là vĩ đại. Mahabharata là Bharata vĩ đại. (Goldfish).

[22] Các kinh Veda có vài đoạn ám chỉ một nhân vật trong Mahabharata; điều đó chứng tỏ rằng quả có một cuộc đại chiến giữa các bộ lạc trong khoảng 2.000 năm tới 1.000 năm trước Công nguyên.

[23] Pishacha: con quỉ trong thần thoại Ấn Độ. (Goldfish). 

[24] Vị thần ở trên thiên cung cũng xuống dự chiến. (ND).

[25] Chẳng hạn: “Cái gì làm đau khổ cho mình thì đừng làm cho người khác” - “Người thiện thì không do dự chút gì , giúp đỡ cả kẻ thù của mình” – “Dịu dàng thì thắng được giận dữ, thương người thì thắng được bệnh tật (nghĩa là quên bệnh của mình đi), hào phóng thì thắng được keo kiệt, nói đúng sự thực thì thắng được sự giả dối”.

[26] “Con người gặp nhau ở cõi đời cũng như hai khúc gỗ đụng nhau trên mặt biển rồi mỗi khúc trôi đi một ngã”. 

[27] Theo Trung Quốc Văn học hệ niên san số 7, năm 1969, Trường ca này nguyên bản có tới 30 thoại, đã được dịch ra 90 lần, 7 lần ra tiếng Pháp, 44 lần ra tiếng Anh (lần đầu vào năm 1785), chỉ một lần ra tiếng Trung Hoa. (ND). 

[28] Nhảy vô lửa mà không phỏng là vô tội. (ND).

[29] Tác giả trường ca. (ND).

[30] Có lẽ là khi vô rừng nàng bắt đầu có mang rồi sanh đôi. (ND).

[31] Nghĩa là đoạn.

[32] Tức thời đại mà các tác phẩm đều viết bằng tiếng sanscrit.

[33] Cũng gọi là kè, cọ… Lá bối cũng là một loại lá gồi. (ND).

[34] Trường hợp đó rất hiếm. Thường thường trong các hí kịch Ấn, phụ nữ nói bằng tiếng prakrit vì theo lệ thì đàn bà quí không nên học một tử ngữ.

[35]Trong màn VI, vở Chiếc xe đất sét do Monier Monier-Williams dịch và tóm tắt, đăng trên trang http://www.elfinspell.com/Volume1BiblioClayCart.html, có đoạn nói về Chiếc xe đất sét (The clay cart, nhan đề của vở hí kịch), như sau: While the vehicle is preparing, Caru-datta s child, a little boy, comes into the room with a toy cart made of clay. He appears to be crying, and an attendant explains that his tears are caused by certain childish troubles connected with his clay cart, which has ceased to please him since his happening to see one made of gold belonging to a neighbor’s child. Upon this Vasanta-sena takes off her jeweled ornaments, places them in the clay cart, and tells the child to purchase a golden cart with the value of the jewels, as a present from herself. Tạm dich: Trong khi chiếc xe đang chuẩn bị [đưa Vasanta-sena về nhà], một đứa bé, con của Caru-datta, đi vào phòng với chiếc xe đồ chơi làm bằng đất sét. Nó có vẻ như đã khóc, và một người hầu giải thích rằng thằng bé đang khóc vì có chuyện gì đấy với chiếc xe đất sét của nó thì nín khóc khi tình cờ trông thấy chiếc xe đồ chơi làm bằng vàng của đứa bé hàng xóm. Nghe vậy, Vasanta-sena cởi một món nữ trang nạm ngọc, đặt vào chiếc xe đất sét, và bảo đứa bé hãy dùng món nữ trang này mà mua một chiếc xe bằng vàng, coi như món quà nàng tặng cho bé. (Goldfish).

[36] Chín viên ngọc trai. (ND).

[37] Thuộc tiểu quốc Gwalior, Ujjain là một trong bảy thánh địa của Ấn. (ND).

[38] Có lẽ là thần mặt trời. (ND).

[39] Deus ex machina.

[40] Theo William Jones thì người Ấn bảo chính họ phát minh ra trò đánh cờ, hệ thống thập tiến và lối dùng ngụ ngôn để giáo dục.

[41] Hay năm mục. (ND).

[42] Bản tiếng Pháp: ver à soie. Tôi ngờ rằng lầm : ver luisant, con đom đóm, thì có phần hữu lí hơn. (ND). [Bản tiếng Anh chép là: glowworm (con đom đóm). (Goldfish)].

[43] Các nhà nghiên cứu về cổ học phương Đông cải nhau kịch liệt về điểm: các ngụ ngôn đó gốc ở Ấn rồi truyền qua Âu hay ngược lại từ Âu truyền qua Ấn; các vị nào có dư thì giờ không biết làm gì cho hết thì cứ đào sâu vấn đề đó. Chúng tôi nghĩ có lẽ những ngụ ngôn đó từ Ai Cập qua Mésopotamie và đảo Crète mà đồng thời truyền cả qua Ấn lẫn Âu. Dầu sao thì cũng hiển nhiên là bộ Nghìn lẽ một đêm đã chịu ảnh hưởng của tập Panchatantra.

[44] Ở nước ta cũng vậy. Có thể nói rằng có luật chung này: dân tộc nào chưa có chữ viết hoặc có mà chưa thông dụng (như Ấn thời đó, Việt Nam thời dùng chữ Nôm) thì văn xuôi bị coi thường mà truyện luôn luôn làm bằng thơ vì chỉ có thơ mới lưu truyền được. (ND).

[45] Couplet: không rõ mỗi đoạn gồm mấy cây, có lẽ là hai câu. (ND).

[46] Thơ càng ngày càng bỏ tính cách khách quan trong các anh hùng ca thiên về tôn giáoái tình. Vì vậy mà qui tắc trong thơ cũng thay đổi. Trong các anh hùng ca, nhịp điệu tự do hơn, âm cách không nghiêm khắc, âm luật chỉ bắt buộc phải theo đúng trong bốn hay năm âm ở cuối mỗi câu thôi; trong thơ qui tắc gắt gao hơn, nhiều hơn, cũng rắc rối hơn nữa; người ta dùng những xảo thuật hoàn toàntính cách hình thức để sắp đặt các chữ, các câu và phải bỏ vần chẳng những ở cuối câu mà đôi khi cả ở lưng câu nữa (yêu vận). Nghệ thuật làm thơ thật là nghiêm nhặt, nội dung càng ngày càng nghèo nàn thì hình thức càng hoá ra quan trong, luôn luôn như vậy.

[47] Một cuốn trong bộ Thánh kinh tả tình hai vợ chồng, nhưng theo cách giải thích của các tu sĩ đó thì là tượng trưng cho sự hợp nhất của Chúa Trời với dân tộc Israël (trong Cựu Ước), hoặc với các dân theo Ki Tô giáo (trong Tân Ước).

[48] Mahratte: bản tiếng Anh chép là Mahrathi. (Goldfish).

[49] Tamil trong đoạn này là tiếng Tamil. (Goldfish).

[50] Ông hàn, cụ hàn: ngày nay ta thường gọi là viện sĩ. (Goldfish).

[51] Lễ cắt qui đầu theo Hồi giáoDo Thái giáo. (ND).

[Chắc sách in thiếu. Bản tiếng Anh chép: (
) no temples, no mosques, no idols, no caste, no circumcision… Tạm dịch: (…) không đền thờ, không thánh đường Hồi giáo, không tượng thần, không tập cấp, không cắt bao qui đầu… (Goldfish)].

[52] Rabindranath Tagor, đã hết sức dịch một cách tuyệt hảo ra tiếng Anh khoảng trăm bài thơ gom lại dưới nhan đề là Ca khúc của Kabir.

[53] Tức đạo Sikh. Wikipedia bảo: Đạo Sikh, còn gọi là Tích-khắc giáo, do Guru Nanak sáng lập vào thế kỷ 15 tại vùng Punjab, truyền dạy những giáo lý của Guru Nanak Dev và 10 vị Guru khác truyền lại (người cuối cùng thành thánh trong Guru Granth Sahib), là tôn giáo lớn thứ năm trên thế giới. (Goldfish)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10451)
Tập Kỷ Yếu này ghi nhận lại những cảm nhận, những kỷ niệm, những hình ảnh sinh hoạt của Trường Hạ Minh Quang như một món quà tinh thần kỷ niệm cuối khóa cho mọi hành giả tham dự khóa tu... Giáo Hội ÚC Châu
(Xem: 9553)
Em muốn nói chuyện với tôi, bởi vì trong thâm tâm, em chưa mất hẳn niềm tin nơi tất cả chúng tôi. Và tôi muốn nói chuyện với em, bởi vì có lẽ tôi là một trong những người chưa chịu đầu hàng cuộc đời... Nhất Hạnh
(Xem: 9253)
Toàn bộ mục tiêu của tôn giáophổ cập từ ái và bi mẫn, nhẫn nhục, bao dung, khiêm tốn, tha thứ... Dalai Lama
(Xem: 31250)
Tập truyện này không nhắm dẫn chúng ta đi vào chỗ huyền bí không tưởng. Chỉ cần trở lại với tâm bình thường, một tâm bình thường mà thấy đất trời cao rộng vô cùng.
(Xem: 20708)
Những bài nói chuyện trong tập sách này được đề cập đến những vấn đề rất tổng quát của tâm, nhân dịp Lạt ma Yeshe đi thuyết giảng vòng quanh thế giới lần thứ hai cùng với Lạt ma Zopa...
(Xem: 23109)
Thơ Văn Lý Trần - Nhà xuất bản: Khoa Học Xã Hội 1977, Nhiều Tác Giả
(Xem: 17716)
Đức Phật nêu lên tánh không như là một thể dạng tối thượng của tâm thức không có gì vượt hơn được và xem đấy như là một phương tiện mang lại sự giải thoát... Hoang Phong dịch
(Xem: 11632)
Mục đích có được thân người quý báu này không phải chỉ để tạo hạnh phúc cho chính mình, mà còn để làm vơi bớt khổ đau, đem lại hạnh phúc cho người. Đó là mục đích đời sống.
(Xem: 21380)
Theo giáo lý đạo Phật, tâm là nhân tố chính trong mọi sự kiện hay việc xảy ra. Một tâm lừa dối là nguyên nhân của mọi kinh nghiệm mùi vị của samsara...
(Xem: 8758)
Đại ý bài kinh đại khái nói về việc ngài Anan thưa hỏi đức Thế Tôn về việc phụng sự Phật phápkiết tường hay hung tai? HT Thích Minh Thông
(Xem: 22162)
Bồ đề tâm, nghĩa là “tư tưởng giác ngộ”, nó có hai phương diện, một hướng đến tất cả chúng sanh và một tập trung vào trí huệ.
(Xem: 13313)
Cuốn sách Cuộc Tranh Đấu Lịch Sử Của Phật Giáo Việt Nam được Viện Hóa Đạo GHPGVNTN xuất bản vào năm 1964... Nam Thanh
(Xem: 38482)
Tuyển tập 115 bài viết của 92 tác giả và những lời Phê phán của 100 Chứng nhân về chế độ Ngô Đình Diệm
(Xem: 13398)
Nhà Sư Vướng Lụy hay truyện Con Hồng Nhạn Lưu Ly - Nguyên tác Tô Mạng Thù; Bùi Giáng dịch
(Xem: 24295)
Lược Sử Phật Giáo Trung Quốc (Từ thế kỷ thứ I sau CN đến thế kỷ thứ X) - Tác giả Viên Trí
(Xem: 14943)
50 năm qua Phật Giáo chịu nhiều thăng trầm vinh nhục, nhưng không phải vậy mà 50 năm tới Phật Giáo có thể được an cư lạc nghiệp để hoằng pháp độ sinh...
(Xem: 24618)
Năm 623 trước Dương lịch, vào ngày trăng tròn tháng năm, tức ngày rằm tháng tư Âm lịch, tại vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini) xứ Ấn Độ...
(Xem: 10170)
Những Điều Phật Đã Dạy - Nguyên tác: Hòa thượng Walpola Rahula - Người dịch: Lê Kim Kha
(Xem: 17618)
Quyển 50 Năm Chấn Hưng Phật Giáo Việt Nam do HT Thích Thiện Hoa biên soạn là một tài liệu lịch sử hữu ích.
(Xem: 22725)
Phật Giáo Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử của nó luôn luôn gắn liền với dòng sinh mệnh của dân tộc... Trần Tri Khách
(Xem: 22650)
Luận văn trẻ trung tuyệt vời này đưa ra phương pháp tiếp cận dựa trên truyền thống, vạch ra các giai đoạn của con đường.
(Xem: 7512)
Là người mới bắt đầu học Phật, tôi nhận thấy quyển sách nhỏ này thể hiện tốt tinh thần vừa giáo dục vừa khai sáng...
(Xem: 14068)
Kinh thành đá Gia Na là thạch kinh có quy mô lớn nhất trên thế giới, với các tảng đá ma ni trên đó khắc lục tự chân ngôncác loại kinh văn, là thắng tích văn hóa hiếm thấy.
(Xem: 27048)
Về môn Niệm Phật, tuy giản dị nhưng rất rộng sâu. Điều cần yếu là phải chí thành tha thiết, thì đạo cảm ứng mới thông nhau, hiện đời mới được sự lợi ích chân thật.
(Xem: 26791)
Tâm chân thành là tâm Phật, bạn với Phật là đồng tâm. Bốn hoằng thệ nguyện là đồng nguyện với Phật...
(Xem: 19856)
Khi gọi là điều đạo đức, người ứng dụng hành trì sẽ cảm thấy có nhu cầu hướng tới, bởi điều đạo đức luôn mang đến hạnh phúc an lành cho con người.
(Xem: 20814)
Bát chánh đạocon đường tâm linh có khả năng giúp cho người phàm trở thành bậc Thánh. Trước hết là Chánh kiến, tức tầm nhìn chân chính...
(Xem: 21365)
Đọc Bát Đại Nhân Giác để trải nghiệm các giá trị cao siêu trong từng nếp sống bình dị, theo đó hành giả có thể tự mình mở mắt tuệ giác, trở thành bậc đại nhân...
(Xem: 13211)
Do sức ép của công việc, sức ép của mọi thứ trong xã hội đã làm thay đổi cấu trúc đời sống sinh hoạt gia đình truyền thống mà các sắc dân ở các nơi đã phải đối diện.
(Xem: 13340)
Thật không ngoa chút nào, khi tạp chí Chùa cổ Bình Dương cho rằng, chùa Tây Tạng là "dấu ấn đầu tiên của Mật tông”.
(Xem: 29828)
Sự khai triển của Phật giáo đại thừa kết hợp với các dân tộc có nền văn hóa khác nhau đưa đến sự xuất hiện nhiều trình độ hiểu biết Phật giáo rất đặc sắc.
(Xem: 13883)
Tây Tạng là quê hương của những bậc thánh nhân, những vị bồ tát, những đạo sĩ sống cô tịch và độc cư nơi rừng sâu núi thẳm để tu tập thiền định.
(Xem: 13932)
Đến đây, nếu để ý bạn sẽ thấy gần như mỗi người Tây Tạng đi đâu cũng xoay trên tay bánh xe mani (một ống đồng xoay trên một trục thẳng đứng)...
(Xem: 32436)
Tịnh độ giáo là một tông phái thuộc Phật giáo Đại thừa, tín ngưỡng về sự hiện hữu của chư Phật và tịnh độ của các Ngài; hiện tại nương nhờ lòng từ bi nhiếp thụ của Phật-đà...
(Xem: 24035)
Kiến thức là gì? Nó đã được thu thập hàng nghìn năm qua hằng bao kinh nghiệm, tích trữ trong trí não như kiến thức và ký ức. Và từ ký ức đó, tư tưởng (thought) phát sanh.
(Xem: 29765)
Những lời khuyên dạy trong những trang sau đây đều căn cứ trên kinh nghiệm thực hành của Ngài Thiền Sư Ashin Tejaniya.
(Xem: 31541)
Qua quyển sách mỏng này, Susan đã chia sẻ rất chân thật các tâm trạng mà bà phải trải qua trong tuổi già...
(Xem: 34175)
Chính các ngài là những cánh tay đắc lực nhất đã giúp đức Phật hữu hiệu nhất trong công việc hoàng pháp độ sinh...
(Xem: 18430)
Tu sĩ vẫn không quay lại, đôi bàn tay với những ngón tay kỳ diệu bật lên dây đàn, mắt nhìn ra khung cửa tối - biển âm thanh xao động rồi ngưng lắng một lúc...
(Xem: 19488)
Tất cả đang im lặng trong chàng. Triết Hựu có thể nghe được, trong một lúc mười muôn triệu thế giới đang dừng lại, chỉ còn một hơi thở và một trái tim.
(Xem: 32808)
Đức Phật dạy chúng ta hãy vất bỏ mọi thái cực. Đó là con đường thực hành chân chính, dẫn đến nơi thoát khỏi sanh tử. Không có khoái lạc và đau khổ trên đường này...
(Xem: 18704)
Thuở xưa, tại khu rừng Daliko bên bờ sông Đại Hằng, có cây bồ-đề đại thọ, ngàn năm tuổi, vươn lên cao, xòe tán rộng, che phủ cả một vùng.
(Xem: 30822)
Từng Bước Nở Hoa Sen - Chén trà trong hai tay, Chánh niệm nâng tròn đầy, Thân và tâm an trú, Bây giờ ở đây... Thích Nhất Hạnh
(Xem: 16131)
Trưởng giả Tu-đạt-đa (cũng gọi là Tu-đạt) là một nhà từ thiện lớn, luôn vui thích làm những chuyện phước đức, bố thí. Ông thường cứu giúp những người nghèo khó...
(Xem: 26753)
Chùa Linh Mụ đẹp quá, nên thơ quá. Nói vậy cũng chưa đủ. Nó tịnh định, cổ kính, an nhiên, trầm mặc. Nói vậy cũng chưa đủ.
(Xem: 32601)
Khi bạn duy trì được chánh niệm trong mọi lúc, tâm bạn sẽ luôn luôn mạnh mẽ và đầy sức sống, rất trong sángan lạc. Bạn cảm thấy nội tâm mình vô cùng thanh tịnh và cao thượng.
(Xem: 39358)
Đa Văn từ lâu được nổi tiếng là nghe nhiều, nhớ giỏi. Hôm kia, chẳng biết suy nghĩ được điều gì mà chú hăm hở chạy vào gặp nhà sư, lễ phép và khách sáo nói...
(Xem: 40453)
Mục đích của cuộc đời chúng ta là để trưởng thành, là để giải quyết các vấn đề của mình một cách chánh niệmý nghĩa. Trí tuệ sẽ đến và chánh niệm cũng đến cùng.
(Xem: 19281)
“Tỉnh thức trong công việc” của tác giả Michael Carroll là tuyển tập nhiều bài viết ngắn cùng chủ đề, được chia làm bốn phần, mỗi phần đề cập đến các phương diện chánh niệm trong kinh doanh.
(Xem: 19281)
Nằm giữa mây mù và rừng nguyên sinh hoang rậm, cả hệ thống những thiền viện, am, chùa cổ hiện ra - với toà ngang dãy dọc, với ngôi tháp đá tảng xanh 7 tầng...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant