Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

02. Trung Quốc

23 Tháng Giêng 201200:00(Xem: 8422)
02. Trung Quốc


LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA BỒ TÁT GIỚI

Thích Thái Hòa

- Trung Quốc

Phật giáo từ Ấn Độ truyền đến Trung Quốc có nhiều lập thuyết, song lập thuyết niên hiệu Vĩnh Bình năm thứ 10 là lập thuyết được nhiều nhà sử học thế giới cho rằng có thể tin được.

Theo lập thuyết này, thì khoảng năm 67 sau Tây lịch, vua Hán Minh Đế có một đêm nằm mộng thấy có một người vàng hào quang rực rỡ, đến từ phương Tây làm rạng rỡ cả cung đình.

Nhân ở giấc mộng này, Vua đoán biết có Phật giáo ở phương Tây tức Ấn Độ, do đó Vua sai tướng Thái Hâm, Vương Tuân, Tần Cảnh và phái đoàn gồm 18 người, đi đến phương Tây tức Ấn Độ để thỉnh tượng Phật về thờ.

Trên đường đi đến Ấn Độ, ngang qua Tukhàra (Đại Nhục Chi), phái đoàn đã gặp hai Ngài Phạm TăngCa Diếp Ma ĐằngTrúc Pháp Lan đang chở kinh và tượng Phật bằng Bạch Mã đi về phía Đông, do đó phái đoàn cung thỉnh hai Ngài đến Trung Quốc.

Khi hai Ngài và phái đoàn về đến Trung Quốc, vua Hán Minh Đế mừng rỡ, liền xây dựng chùa Bạch Mã để thờ Phật và làm nơi để hai Ngài dịch Kinh.4 

Ngài Ca Diếp Ma Đằng (Kàsyapamàtanga) quê ở Trung Ấn, Ngài học giỏi, nhớ lâu, đạo hạnh tuyệt vời và Ngài thường trì tụng kinh Surannaprapha'sa (Kinh Kim Quang Minh).

Ngài Trúc Pháp Lan (Dharmaraksa), cũng là người Trung Ấn, giới luật rất tinh nghiêm, cả hai Ngài đều ở chùa Bạch MãTrung Quốc để dịch kinh. Tác phẩm của hai Ngài dịch đầu tiên là Kinh Tứ Thập Nhị Chương, và sau đó các Ngài tiếp tục dịch các kinh khác như: Thập Địa Đoạn Kết Kinh (8 cuốn), Pháp Hải Tạng Kinh (1 cuốn), Phật Bản Hạnh Kinh (5 cuốn), Phật Bản Sinh Kinh (1cuốn)...

Nhìn vào các bản kinh của hai Ngài phiên dịch, cũng đủ để thấy rằng, Phật học Đại thừa của hai Ngài uyên bác đến chừng nàohạnh nguyện Bồ tát tuyên dương chánh pháp của hai Ngài ngang đâu?

Nếu đọc kỹ Kinh Tứ Thập Nhị Chương, do hai Ngài đã phiên dịch thì chúng ta thấy rằng, đây là một bộ kinh không những thuần Đại thừa mà còn xuyên suốt cả giáo lý Nguyên thỉ, trong đó không những chuyên chở tinh thần giới Đại thừa mà cũng chuyên chở xuyên suốt hết thảy giới căn bản.

Chẳng hạn, kinh giải thích về ý nghĩa Sa môn là "người từ bỏ thân thuộc để xuất gia, thấu rõ đến tận nguồn gốc của tâm, biết được pháp đưa đến Niết Bàn. Vị ấy, thường hành trì 250 giới, đi đứng trong thanh tịnh, tu hành là để đạt đến đạo hạnh chân thật, đó là quả vị A La Hán...".

“Người làm Sa môn phải cạo bỏ râu tóc, lãnh thọ pháp của đạo, từ bỏ tài sản thế gian, khất thực vừa đủ, ăn một bữa giữa ngày, ngủ một đêm dưới gốc cây, cẩn thận không trở lại nữa! Phải biết rằng, điều khiến cho con người ngu và tệ là ái và dục".

Đối với học giới thì kinh dạy: "Giữ vững chí nguyện, tâm tự lắng trong, mới có thể lãnh hội và đến được chỗ mầu nhiệm của đạo".

Đối với sự quán chiếu thì kinh nói: "Hãy quán chiếu để thấy rõ linh giác, chính là Bồ đề, biết rõ như vậy thì thành đạo rất mau chóng".

Kinh đã đề cập đến lý tưởng xuất giaý nghĩa của đạo như: "Người xuất gia làm Sa môn, là muốn đoạn trừ dục vọng, loại bỏ khát ái, tự biết nguồn tâm, đạt đến lý tính sâu thẳm của Phật. Giác ngộ được pháp vô vi, ở nội tâm tự mình không thấy sở đắc, ở ngoại cảnh tự mình không có chỗ cầu, tâm hằng tự tại, không bị buộc trói bởi đạo và nghiệp, không còn khởi niệm, không còn tác ý, không còn pháp tu, không còn quả chứng, các địa vị tu tập không còn phải trải qua mà tự nó là tối thượng, ấy gọi là đạo vậy".

Rõ ràng, khi hai Ngài đến Trung Quốc để tuyên dương Phật pháp, các Ngài đã đem toàn bộ hệ thống tu học từ thấp lên cao mà truyền bá chứ không thiên một pháp nào.

Nên, hẳn nhiên trong tinh thần Kinh Tứ Thập Nhị Chương do hai Ngài dịch, nó gồm đủ cả tinh thần Thanh Văn giớiBồ Tát giới.

Tinh thần Thanh Văn giới, Thập Thiện giới thì ở trong kinh đề cập khá cụ thể, nhưng tinh thần Bồ Tát giới hàm chứa ở trong kinh này rất là tế nhị.

Lại nữa, theo Hậu Hán Thư, có chép câu chuyện liên hệ đến Sở Vương Anh tin Phật như sau:

"Năm 65-Tây lịch, vua Hán Minh Đế xuống lệnh cho phép những người nào bị tội nặng được dâng vóc lụa để chuộc tội.

Sở Vương Anh tức là con cùng cha khác mẹ với Vua, được phong tước Hầu Vương năm 41.

Dù năm 52, Sở Vương Anh đã di cư ra Bành Thành, kinh đô của nước Sở. Nhưng, Sở Vương Anh khi nghe chiếu lệnh ấy, mặc cảm rằng mình cũng có tội, nên liền dâng lên vua Hán Minh Đế ba mươi tấm lụa.

Vua Hán Minh Đế xuống chiếu nói rằng: "Vương không có tội gì, trái lại Vương còn có công đức, ...biết sùng thượng giáo lý cao siêu của Hoàng Lão và đức nhân từ bao dung của Phật".

Vương liền làm lễ sám hối, ăn chay ba tháng và tổ chức thịnh soạn cúng dường Tăng sĩ và cư sĩ.5

Nếu đây là một tư liệu có giá trị lịch sử, thì tinh thần từ bi, sám hối, ăn chay, cúng dường của Bồ tát giới đã có rất sớm trên đất Trung Hoa, nghĩa là muộn lắm là khoảng năm 65-Tây lịch, tinh thần Bồ tát giới đã được các hàng Tăng sĩ và cư sĩ ở xứ này phụng hành một cách kính trọng.

Hiển nhiên, tinh thần ăn chay, tinh thần từ bi luôn luôn gắn liền với bản chất của Bồ tát giới trong đạo Phật.

Lại nữa, sau Ngài Ca Diếp Ma ĐằngTrúc Pháp Lan khoảng 80 năm, tức là khoảng năm 147-Tây lịch, thì lại có Ngài An Thế Cao đến Trung Hoa để phiên dịch kinh tạngtuyên dương chánh pháp.

Ngài là một vị Thái tử của Vua Parthia nước An Tức. Sau khi xuất gia Ngài tu tập thông hiểu Tam tạng, đến Trung Hoa năm 147, hoằng phápphiên dịch Kinh tạng tại đây.

Kinh điển do Ngài dịch có 34 bộ gồm 40 cuốn.

Nhưng hiện nay trong Đại Tạng Tân Tu chỉ thấy còn lại một ít như: Tứ Đế Kinh, Chuyển Pháp Luân Kinh, Bát Chánh Đạo Kinh,... đây là những bộ kinh hàm chứa những giáo lý căn bản của Phật học. Và Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Phương Đẳng Yếu Tuệ, do Ngài dịch hàm chứa tinh thần Bồ tát đạo rất là sâu xa.

Ở trong kinh này, đức Phật đã dạy cho Bồ Tát Di Lặc tám điểm để không bị thối chuyển đối với pháp Đại thừa, nhằm thực hành Bồ tát đạo và nhiếp phục các ma oán, thành tựu địa vị tối thượng của Nhất Thế trí.

Tám điểm ấy là:

1. Phải có bản chất thanh tịnh từ bên trong (Nội tánh thanh tịnh).

2. Phải thành tựu đối với những điều đã được phụng hành (Sở hành thành tựu).

3. Phải thành tựu các hạnh bố thí (Sở thí thành tựu).

4. Phải thành tựu về hạnh nguyện (Sở nguyện thành tựu).

5. Phải thành tựu lòng từ (Từ thành tựu).

6. Phải thành tựu lòng bi (Bi thành tựu).

7. Phải thành tựu về phương diện thiện xảo (Thiện quyền thành tựu).

8. Phải thành tựu trí tuệ (Trí tuệ thành tựu).6

Ở trong tám điều đức Phật dạy trên, chúng được thâu nhiếp vào tam tụ tịnh giới của Bồ tát giới như sau:

Điều một là thuộc về Nhiếp luật nghi giới.

Điều hai là Nhiếp thiện pháp giới.

Và những điều còn lại thuộc về Nhiêu ích hữu tình giới.

Sự hiện diện của Ngài An Thế Cao trên mảnh đất Trung Quốc là sự hiện diện của một con người thực hành Bồ tát đạo, điều này đã được Ngài Khương Tăng Hội ở thế kỷ thứ III đã nói ở trong bài tựa của Kinh An Ban Thủ Ý như sau: "Có một vị Bồ tát tên là An Thanh, tự là Thế Cao, con đích của vua nước An Tức, sau khi nhường ngôi cho chú, lánh qua đất này...", chính chi tiết này cho ta biết thêm tinh thần truyền bá Bồ tát giới của Ngài An Thế Cao lúc bấy giờ.

Năm 250 TL, Ngài Dharmakàla (Đàm Ma Ka La) và Dharmatràta từ Trung Ấn đến Trung Hoa mới bắt đầu phiên dịch Luật tạng, như Tăng Kỳ Giới Bổn, Đàm Vô Đức Yết Ma... để làm phép tắc trao truyền giới pháp.

Và bản Bồ Tát Phạm Võng Giới Kinh, mãi đến khi Ngài Cưu Ma La Thập (Kumarajira) đến Trung Quốc năm 386-413, mới được phiên dịch.

Bồ Tát Anh Lạc Bản Nghiệp Kinh, do Ngài Trúc Phật Niệm dịch vào đời Diêu Tần khoảng năm 317-419 TL.

Bồ Tát Địa Trì Kinh, Ưu Bà Tắc Giới Kinh, do Ngài Đàm Vô Sấm (Dharmaksa) dịch vào đời Lương, khoảng 412 TL.

Bồ Tát Giới Nội Kinh, Bồ Tát Thiện Giới Kinh, do Ngài Cầu Na Bạt Na (Gunavarman) dịch khoảng 377-431 TL, Ngài còn dịch Tứ Phần Tỷ Khưu Yết Ma Pháp.

Nhờ nhiều thế hệ cao Tăng từ Ấn Độ đến Trung Quốc hoằng hóa và phiên dịch kinh điển, làm cho trên mảnh đất này phát sinh những vị cao Tăng rất vĩ đại như Ngài Chu Sĩ Hành, đã xuất gia tu học, chuyên giảng dạy kinh "Đạo Hành Bát Nhã", và là vị cao Tăng đầu tiên tu học Ấn Độ vào khoảng 260-TL.

Ngài Đạo An (312-385), một vị danh Tăng đời Tiền Tần, học trò của Ngài Phật Đồ Trừng, 12 tuổi xuất gia, thông minh kỳ lạ, lớn lên thọ cụ túc giới, và có công lớn trong sự hoằng truyền Phật pháp.

Ngài đã làm bộ "Kinh Điển Mục Lục", phụ giúp các vị Phạm Tăng phiên dịch kinh điển, Ngài thường giảng dạy Kinh Phóng Quang Bát Nhã cho hội chúng, Ngài chú thích nhiều bộ kinh điển, định ra các Tăng chế như các pháp "Hành Hương, Định Tọa, Sáu Thời Hành Đạo,...thực hành pháp Bố tát và Sám hối".

Ngài dùng họ Thích là họ chung cho những người xuất gia, để nói lên rằng, nó có gốc rễ từ đức Thích Tôn.

- Tuệ Viễn (334-416), Ngài người Nhạn Môn, tỉnh Sơn Tây, thưở nhỏ theo Nho học và Đạo học, năm 21 tuổi cùng với em là Tuệ Trì theo học Phật với Ngài Đạo An, Ngài là người rất thông minh và rất được Ngài Đạo An quý chuộng.

Sau khi trưởng thành, Ngài đến Lư Sơn để tu tậphoằng pháp, Ngài đã cho hai vị đệ tử là Pháp Tịnh và Pháp Vĩnh sang Ấn Độ để học về Phạn văn.

Ngài đã trước tác "Pháp Tính Luận, Sa Môn Bất Bái Vương Giả Luận, Đại Trí Độ Luận Sao,... Ngài là vị khai sáng "Bạch Liên Xã", tức là những người tu tập tịnh độ. Ở trong Bạch Liên Xã có những vị Tăng sĩ nổi tiếng như: "Tuệ Viễn, Tuệ Vĩnh, Tuệ Trì, Đạo Sinh, Đàm Thuận, Phật Đà Da Xá, Phật Đà Bạt Đà La,... và trong hàng cư sĩ có những vị nổi tiếng như: Lưu Trình Chi, Trương Dã, Chu Tục Chi, Trương Thuyên, Tôn Bính, Lôi Thứ Tôn,...".

 Như vậy, đến thời điểm này, Phật giáo không những có gốc rễ từ những hàng Tăng sĩ bản xứ mà còn ảnh hưởng đến hàng vua chúa quan quyền, và tầng lớp trí thức cũng như thứ dân của xã hội Trung Hoa bấy giờ.

Các vua chúa Trung Hoa như Phù Kiên đời Tiền Tần cho đến các vua Diêu Trành, Diêu Hưng đều nhiệt tình ủng hộ Phật giáo về mọi mặt.

Vua Mông Tốn thế kỷ V, đời Bắc Lương cũng rất hết lòng ủng hộ Phật giáo.

Tuy nhiên, Phật giáo từ khi truyền vào Trung Quốc đến thế kỷ V, không phải lúc nào cũng hưng thịnh và cũng có sự ủng hộ của vua chúa , mà trái lại Phật giáo cũng có lúc bị suy vi bởi những nhà vua bài xíchđàn áp Phật giáo như Cao Tổ Võ Đế nhà Tống (420-588 TL).

Nhưng đến đời nhà Lương thì Phật giáo thịnh hành, vua Lương không những là nhà ngoại hộthâm tín Phật giáo mà vua còn đem vương quyền và giáo quyền hợp nhất để trị dân.

Vua tự mình soạn ra bài văn "Đoạn tửu nhục" (chấm dứt sự ăn thịt và uống rượu) để quyết tâm tu trì.

Năm 517, vua ra lệnh cho nhân dân không được cúng tế quỷ thần bằng rượu thịt mà chỉ cúng tế bằng hoa quả.

Vào ngày 08 tháng 4 năm 519 lễ Phật Đản, vua lại phát tâm thọ trì Bồ tát giới tại chùa Thảo Đường với Ngài Tuệ Ước, sau đó các công khanh sĩ dân cũng noi gương mà thọ giới pháp cả mấy vạn người. Vua còn ra lệnh mở nhiều pháp hội ở nhiều nơi như: Vô Giá Đại Hội, Bình Đẳng Pháp Hội, Cứu Khổ Trai Đàn, Đại Pháp Hội... để thể hiện hạnh nguyện Bồ tát vậy.

Vua chú sớ kinh Bát Nhã và thường dạy kinh này cho các đình thần văn võ, sĩ thứ và kể cả Tăng sĩ nữa.

- Đời Tùy (581-618), sau khi thống nhất thiên hạ, Tùy Văn Đế lên ngôi, ngoài việc chăn dân vua hết sức phục hưng Phật giáo, xây dựng chùa tháp khắp nơi, hết lòng ủng hộ Tăng Ni tu họctruyền bá Phật giáo.

Trong sự nghiệp phục hưng Phật giáo, Vua nói: "Phật lấy chánh pháp phó chúc cho Quốc vương, Trẫm là Đấng nhân tôn, tuân theo lời phó chúc đó".

Năm 585, Vua phát tâm thọ trì Bồ tát giới với Sa môn Pháp Kính, sau đó Vua hạ lệnh xá ngục tù cho tất cả 24.900 người, giảm tội tử hình cho 3.700 người. Vua còn có lòng từ bi đối với các loài vật, ngày 15-6 là ngày sinh nhật của Vua, vào ngày đó Vua hạ lệnh cấm nhân dân không được giết hại súc vật.

Vua Tùy Văn Đế mất, Thái tử là Tùy Dạng Đế lên ngôi, kế nghiệp Vua cha trị nước, an dân và quảng bá Phật pháp, Vua đã thỉnh Ngài Trí Khải trao truyền Bồ tát giới.

Hết Tùy đến Đường (618-907), Phật giáo cực thịnh, các cao Tăng xuất hiện như Ngài Nghĩa Tịnh, Huyền Tráng, Đạo Tuyên... làm cho Phật giáothời đại này vô cùng rực rỡ.

Ngài Nghĩa Tịnh và Huyền Tráng đều là những nhà du học Ấn Độ và rất giỏi Phạn văn, các Ngài sau khi du học đã trở về nước phiên dịch kinh điển từ Phạn bản sang Hán, sự nghiệp phiên dịch của các Ngài rất là vĩ đại.

Cuối đời Đường, Phật giáo xuống dốc có nhiều lý do chính là do Tăng đoàn suy đồi, vì Tăng đoàn đã trở nên hỗn tạp, những vị chính tâm tu tập thì ít, nhưng những kẻ lợi dụng đạo để mưu cầu cá nhân thì nhiều, do đó Tăng đoàn không đủ đạo lực để nhiếp hóa những kẻ ngoại hộngoại đạo, nên đã đưa đến tình trạng Võ Tôn phế Phật (842).

Hết đời Đường đến đời Tống (960-1279), Phật giáo hưng thịnh trở lại, các bậc cao Tăng xuất hiện, Vua Tống Thái Tổ ra lệnh phục hưng Phật giáo, độ cho 800 đồng tử xuất gia, mời các danh Tăng về cung dạy đạo, cử 157 người đi Ấn Độ để cầu Pháp.

Đến đời Vua Tống Thái Tôn cũng tiếp tục phục hưng Phật giáo, vua phát tâm thọ trì Bồ tát giới.

Đến Vua Tống Nhân Tông, cũng rất thâm tín Phật pháp,Vua đã yêu cầu Ngài Pháp Hiền mở "Cam lồ pháp đàn" để thí giới.

Trong truyền thống giới đàn của Phật giáo Bắc Phạn và nhất là ở Trung Hoa, phần nhiều những giới tử cầu thọ cụ túc giới đều kèm theo thọ trì Bồ tát giới và nhiên hương ở đỉnh đầu để cúng dường Phật, nhằm nêu cao tinh thần thực hành Bồ tát đạo.

Sự hưng vượng hay suy vong của Phật giáotrung Quốc từ những triều đại trước và kể những triều đại sau Tống, yếu tố chính vẫn do tâm nguyện tu học của hàng Tăng sĩ và cư sĩkiên cốđạo hạnh hay không? Nếu tu học mà không có chánh tâm là tâm Bồ đề thì Phật pháp khó mà bảo toàn chứ đừng nói là hưng vượng.

Tóm lại, bất cứ thời điểm nào và ở đâu, các Tăng sĩ vừa là Bậc có đạo hạnh, vừa là Bậc có tâm huyết hoằng pháp, thì lúc đó và ở đó, Phật pháp không bị dứt tuyệt. Và hàng cư sĩ dốc lòng hộ đạo, thọ trì Bồ tát giới, thì dù Thiên Ma có cầu mong chánh pháp hủy diệt, chúng cũng hoàn toàn bị thất vọng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 19820)
Lửa trong Cái Trí là một quyển sách của sự thâm nhập quan trọng được hướng dẫn bởi Krishnamurti, Ông Không dịch
(Xem: 20893)
Một tấm lòng, một con tim hay một thông điệp mà Mặc Giang nhắn gởi: “Cho dù 10 năm, 20 năm, 30 năm. Năm mươi năm nửa kiếp còn dư, Trăm năm sau sỏi đá còn mềm...
(Xem: 19225)
Nữ Phật tử ở khắp nơi trên thế giới đang cố gắng đổi mới, và bộ sưu tập này đề cập đến các hoạt động của họ ở Ấn Độ, Tích Lan, Miến Điện, Thái, Campuchia, Nepal, Tây Tạng, Đại Hàn, Nhật, Đức, Anh...
(Xem: 40483)
Đa số dân chúng là Phật tử thuần thành và số lượng tu sĩ khá đông đảo nên Miến Điện mệnh danh xứ quốc giáo với hai đường lối rõ rệt cho chư Tăng Ni: PHÁP HỌC (Pariyattidhamma) và PHÁP HÀNH (Patipattidhamma).
(Xem: 21224)
Khi trình bày vấn đề, chúng tôi chọn văn học Phật giáo Lý-Trần để minh họa, bởi lẽ văn học Phật giáo Lý- Trần là kết tinh của những tinh hoa văn học Phật giáo Việt Nam.
(Xem: 41010)
Đức Phật là người đầu tiên xướng lên thuyết Nhân bản, lấy con người làm cứu cánh để giải quyết hết mọi vấn đề bế tắc của thời đại. Cuộc đời Ngài là cả một bài thánh ca trác tuyệt...
(Xem: 24068)
Tinh thần Bồ tát giới, không những được đề cao ở các kinh điển Bắc Phạn mà ngay ở trong kinh điển Nam Phạn hay Pàli cũng hàm chứa tinh thần này.
(Xem: 23019)
Không bao lâu sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết bàn, tôn giả Đại Ca Diếp tập họp 500 vị đại Tỳ kheo tại giảng đường Trùng Các, bên dòng sông Di Hầu, thành Tỳ Xá Ly, để chuẩn bị kết tập kinh luật.
(Xem: 17796)
Biết Phật pháp, ứng dụng được Phật pháp vào đời sống của mình, đó là phước báu lớn nhất mà mình nhận được trong cuộc đời này. Bởi nhờ đó, mình đi không lầm lẫn.
(Xem: 26893)
Tập sách nhỏ này, là một tập tài liệu vô cùng quí giá, do sự tham khảo các kinh sách của Đức Thế Tôn để lại với các tài liệu tác giả đã sưu tầm và tham quan tại một số địa phương...
(Xem: 20689)
Trước khi Người nhập diệt Đại Bát-Niết-bàn, Phật đã khuyên những đệ tử kính đạo nên viếng thăm, chiêm bái bốn nơi để được tăng thêm sự truyền cảm về tâm linh của mình...
(Xem: 33576)
Trong giới biên khảo, sử gia giữ một địa vị đặc biệt, vì sức làm việc phi thường của họ. Họ kiên nhẫn, cặm cụi hơn hết thảy các nhà khác, hi sinh suốt đời cho văn hóa...
(Xem: 20941)
Sân hận không thể vượt thắng bằng sân hận. Nếu người ta biểu lộ sân hận đến chúng ta, và chúng ta thể hiện giận dữ trở lại, kết quả là một thảm họa.
(Xem: 28837)
Nền giáo học của Phật giáo có nội dung rộng lớn tận hư không pháp giới. Phật dạy cho chúng ta có một trí tuệ đối với vũ trụ nhân sinh, giúp chúng ta nhận thức một cách chính xác...
(Xem: 12665)
Tập sách Lối về Sen Nở bao gồm những bài viết, bản dịch, bài tham luận trong các kỳ hội thảo, đăng rải rác trên các tạp chí, nguyệt san Phật giáo mấy thập niên qua.
(Xem: 25222)
Mọi người đều biết là Đức Phật không hề bắt ai phải tin vào giáo lý của Ngài và Ngài khuyên các đệ tử hãy sử dụng lý trí của mình dựa vào các phương pháp tu tập...
(Xem: 19107)
Con ơi, hãy can đảm vươn mình đứng dậy hiên ngang như con mãnh sư để nhìn ngắm cuộc đời, đừng sợ hãi lẩn tránh, cũng đừng toan tính gì hơn cho cuộc đời này nữa.
(Xem: 17483)
Lắng nghe hay ngắm nhìn thực tại thì có thể thực hiện bất cứ ở đâu và lúc nào vì tâm và cảnh luôn có mặt tại đây và bây giờ mà không cần chờ đợi một thời gian...
(Xem: 25710)
Thật vậy, trên bất cứ một khía cạnh nào, Đức Phật đều giữ cho tôn giáo của Ngài không bị vướng mắc vào những thứ cành lá chết khô của quá khứ.
(Xem: 18975)
Krishnamurti đã quan sát rằng chính động thái của thiền định, trong chính nó, sẽ sáng tạo trật tự cho sự hoạt động của suy nghĩ mà không có sự can thiệp của ý muốn...
(Xem: 18942)
Trong Đạo Phật, khi tâm thức chúng tatrình độ khởi đầu, chúng ta được dạy cho những sự thực hành nào đấy để thực tập. Khi qua những thực tập ấy, tâm thức chúng ta đã phát triển một ít...
(Xem: 28972)
Đức Phật dạy rằng hạnh phúcvấn đề thiết thực hiện tại, không phải là những ước mơ đẹp đẽ cho tương lai, hay những kỷ niệm êm đềm trong quá khứ.
(Xem: 18878)
Tư tưởng Lão Tử rất nhất quán nên dù chỉ viết hai bài về Lão Tử Đạo Đức Kinh nhưng trong đó cũng liên quan hầu như toàn bộ tinh hoa đạo lý của nhà Đạo Học vĩ đại này.
(Xem: 33256)
Thầy bảo: “Chuyện vi tiếu nếu nghe mà không thấy thì cứ để vậy rồi một ngày kia sẽ thấy, tự khám phá mới hay chứ giải thích thì còn hứng thú gì.
(Xem: 38316)
Sở dĩ chúng ta mãi trôi lăn trong luân hồi sinh tử, phiền não khổ đau là vì thân tâm luôn hướng ngoại tìm cầu đối tượng của lòng tham muốn. Được thì vui mừng, thích thú...
(Xem: 31184)
Nếu không có cái ta ảo tưởng xen vào thì pháp vốn vận hành rất hoàn hảo, tự nhiên, và tánh biết cũng biết pháp một cách hoàn hảo, tự nhiên, vì đặc tánh của tâm chính là biết pháp.
(Xem: 18191)
Người muốn thấu triệt pháp môn tu tập, xứng lý, hợp cơ, trước hết cần phải tạo cho mình có cái nhìn căn bản tổng quát về tôn giáo mình... HT Thích Bảo Lạc
(Xem: 24465)
Ðức Thế Tôn muốn cho thầy vun trồng thêm niềm tin nên Ngài mới dạy thêm rằng: Này Upakàjivaka, những người hết phiền não trong thế gian này là người thắng hóa trong mọi nơi.
(Xem: 19427)
Một trong những nhân tố chính yếu cung cấp năng lượng cho Cách Mạng Hạnh Phúc đã là sự nghiên cứu khích động phơi bày nhiều lợi ích của hạnh phúc – những hạnh phúc trải rộng...
(Xem: 17869)
Truyện thơ Tôn giả La Hầu La - Tác giả: Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 22967)
Khi tại thế, Ðức Phật đi hoằng hóa nhiều nước trong xứ Ấn Ðộ, đệ tử xuất gia của ngài có đến 1250 vị, trong đó có Bà Ma Ha Ba Xà Ba Ðề...
(Xem: 17992)
Bởi vì sự mở mang một cái trí tốt lành là một trong những quan tâm chính của chúng ta, người ta dạy học như thế nào là điều rất quan trọng. Phải có một vun quén của tổng thể cái trí...
(Xem: 32109)
Tất nhiên không ai trong chúng ta muốn khổ, điều quan trọng nhất là chúng ta nhận ra điều gì tạo ra khổ, tìm ra nguyên nhân tạo khổ và cố gắng loại trừ những nhân tố này.
(Xem: 17346)
Ðối tượng của tuệ giác Phật họcthuyết minh tận cùng chân lý của vạn pháp. Khoa học đang khởi đầu bước lên trên con đường tận cùng chân lý của Phật học.
(Xem: 17405)
Với một sự sáng suốt tuyệt đối và một niềm thương cảm vô biên Ngài nhận thấy con người tác hại lẫn nhau chỉ vì vô minh mà thôi...
(Xem: 16046)
Muốn sáng tạo sự giáo dục đúng đắn, chắc chắn chúng ta phải hiểu rõ ý nghĩa của sống như một tổng thể, và muốn có điều đó chúng ta phải có thể suy nghĩ, không cố chấp...
(Xem: 18551)
Tôi thức dậy trong một sự yên tĩnh như thế ấy ở Pomona. Tiếng chim hót vang rừng những không thể nói là tiếng ồn. Nó lại càng làm cho sự yên lặng thêm sâu hơn về bề sâu là khác.
(Xem: 20746)
Ngày xưa có một chú tiểu Sa Di đến học Phật giáo với một vị thầy rất sáng suốt. Chú là một đứa đệ tử rất tốt. Chú rất lễ phép, thành thật và biết vâng lời.
(Xem: 18029)
Đóa sen, nếu nhìn dưới kính hiển vi và suy luận theo thiên văn học, là nền tảng của vũ trụ và cũng là một phương tiện giúp ta khám phá vũ trụ.
(Xem: 20066)
Mái Kim Các Tự làm bằng gỗ mịn thoai thoải dốc xuống. Đường nét kiến trúc vừa nhẹ nhàng vừa đẹp đẽ. Đó là một kiệt tác phẩm của lối kiến trúc đình viên...
(Xem: 14833)
Tác phẩm Đôi bạn hành hương (Công Chúa Tinh Khôi và Hoàng tử Ếch) là một điển hình trong cõi văn đầy màu sắc Phật giáo của Chiêu Hoàng.
(Xem: 20867)
Điều tôi muốn là con đường đưa đến sự chấm dứt mọi đau khổ, một con đường đã được khám phá hơn hai ngàn năm trăm năm nay nhưng mãi đến thời gian gần đây tôi mới ý thức được nó.
(Xem: 15046)
Đức Phậttiêu biểu tuyệt hảo về Từ, Bi, Hỷ Xả. Đó là Tứ Vô Lượng Tâm toàn bích, không một tỳ vết, thể hiện qua suốt cuộc đời thị hiện ta-bà của Ngài.
(Xem: 15740)
Cám ơn nàng. Nàng đã đem lại cho ta SỰ THẬT. Nàng đã cho ta thấy cái phi lý của tưởng tượng. Ta sẽ không còn ôm giữ một hình ảnh nào, vì Phật đã dạy: Pháp còn phải bỏ huống chi phi pháp.
(Xem: 12923)
Cha cô vẫn nói, cô giống mẹ từ chân tơ, kẽ tóc, vừa xinh đẹp, vừa tài hoa. Cha thương nhớ mẹ bao nhiêu là yêu quí cô bấy nhiêu.
(Xem: 14475)
Bàng bạc khắp trong tam tạng kinh điển, hằng hà sa số mẩu truyện, đức Phật thường nhắc đến sự liên hệ giữa Ngài và các đệ tử, giữa chúng sanh và Ngài trong những kiếp quá khứ.
(Xem: 14887)
Diệu nhắm mắt lại, không biết mình đang mơ hay tỉnh. Phép lạ nào đã biến đổi tâm hồn Quảng đến không ngờ?
(Xem: 29337)
“Chẳng có ai cả” là một tuyển tập những lời dạy ngắn gọn, cô đọng và thâm sâu nhất của Ajahn Chah, vị thiền sư lỗi lạc nhất thế kỷ của Thái Lan về pháp môn Thiền Minh Sát.
(Xem: 12737)
Giáo lý vô ngã đề cập trực tiếp đến cách thức mà chúng ta đang nhận hiểu về bản thân mình và thế giới quanh ta, chỉ ra những điểm hợp lý và bất hợp lý trong cách nhìn nhận đó.
(Xem: 14493)
Tôi thích nhìn ngắm những sự việc như chúng là và đối diện những sự kiện; thuộc cá nhân tôi không có cảm tính của bất kỳ loại nào, tôi xóa sạch tất cả điều đó.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant