Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

3. Vài đặc trưng thủ pháp ngôn ngữ nghệ thuật

23 Tháng Giêng 201200:00(Xem: 11175)
3. Vài đặc trưng thủ pháp ngôn ngữ nghệ thuật

Mấy nét đặc sắc về nghệ thuật của văn học Phật giáo
Nguyễn Công Lý

3. Vài đặc trưng thủ pháp ngôn ngữ nghệ thuật.

Văn học Phật giáo có đặc trưng nghệ thuật riêng. Nhờ thế, người đọc dễ dàng nhận thấy sự khác biệt của nó so với các bộ phận văn học khác.Vấn đề này trước đây Đoàn Thu Vân cũng đã khảo sát khá kỹ trong luận án PTS khi tìm hiểu đặc trưng nghệ thuật thơ Thiền (23).

Đây là bộ phận văn học thuộc văn học trung đại nên về mặt ngôn ngữ nghệ thuật của nó mang nét chung của ngôn ngữ trung đại là tính hàm súc, đa ngữ nghĩa và quy định theo nó là những thủ pháp nghệ thuật tương hợp: tượng trưng, ẩn dụ, điển cố. Tính hàm súc, đa ngữ nghĩa này có cội nguồn từ tư duy triết học và mỹ học phương Đông với quan niệm tổng hợp, nhất nguyên, cầu tính. Tinh thần biện chứng của triết học phương Đông đề cao cái không lời, kiệm lời để gợi chứ không tả trọn vẹn. Lão Tử từng đề cao cái không lời “ngôn vô ngôn”, còn Trang Tử thì “thính hồ vô thanh”. Chính chỗ dở dang, còn thiếu, không hết lời đó đã đưa người đọc vào thế giới nghệ thuật lung linh.

văn học Phật giáo, đặc biệt là thơ Thiền, chịu ảnh hưởng yếu chỉ Thiền “trực chỉ nhân tâm” nên đã đạt đến mức rất cao của tính hàm súc, gợi mở. Nếu thơ ca phương Đông khơi gợi trí tưởng tượng, cảm xúc cho người đọc thì thơ Thiền lại mở rộng khả năng ấy đến vô cùng và chứa chất nhiều tầng nghĩa. Tính hàm súc của văn học Thiền nhiều khi là cái hàm súc nghịch lý, phi lôgic không hề có ở một bộ phận văn học nào khác. Do vậy ngôn ngữ văn học Thiền đôi khi vượt ra ngoài ý nghĩa thông thường để trở thành ký hiệu siêu ngôn ngữ, vượt thoát khỏi mọi ý nghĩa, mọi quy ước. Nó không còn là phương tiện diễn đạt ý nghĩa mà là phương tiện gợi mở, đánh thức tâm trí người học đạo. Ngôn ngữ ấy, với cách tư duy thông thường, người đọc không sao hiểu nổi.

Trên đây là những nét chung của ngôn ngữ văn học Thiền ở các nước sử dụng văn hóa chữ vuông. Nhưng ngôn ngữ văn học Thiền ở Việt Nam cũng có nét riêng. Nét riêng ấy xuất phát từ tập quán, tâm lý, đặc điểm lịch sử - địa lý, cách tư duy của người Việt dễ nhận thấy đó là tinh thần ưa chuộng thực tiễn, không thích trừu tượng, thích gọn nhẹ, ít quan tâm truy nguyên bản thể và thường hướng về cuộc sống hiện thực nên ngôn ngữ Văn học Phật giáo Lý - Trần thường xuất hiện những từ ngữ sự vật, sự việc, sinh hoạt đời sống hàng ngày, thường thấy trong văn ngữ lục. Chẳng hạn, trong Tham đồ hiển quyết, Viên Chiếu có nói :

 Khả lân tao nhất yết, Thương thay từng nghẹn một đôi lần,

 Cơ tọa khước vong xan. Đói lả ngồi ngây chẳng dám ăn.(24)

Hay trong Sư đệ vấn đáp để trả lời câu hỏi “Thế nào là gia phong của Hòa thượng?” (Như hà thị Hòa thượng gia phong ?), Thiền sư - nhà vua Trần Nhân Tông đáp :

 Phá nạp ủng vân triêu khiết chúc, Áo rách ôm mây, ban mai húp cháo,

 Cổ bình tả nguyệt dạ tiên trà. Bình xưa dốc nguyệt, trời khuya nấu trà.(25)

Sau đây là một số đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật thường gặp của văn học Phật giáo.

Trước hết, Văn học Phật giáo thường sử dụng khái niệm, phạm trù triết lý Thiền, mỹ học Thiền. Những khái niệm, phạm trù ấy mang hai nét nghĩa: nghĩa thực và nghĩa ẩn dụ.

Loại mang nghĩa thực, thường gặp các từ ngữ như : tâm, ngộ, liễu, giác ngộ, hữu vô, hữu không, bản thể, tự tính, sắc không, chân như, vô thường, bồ đề, sinh tử v.v…

Loại mang nghĩa ẩn dụ thường gặp các từ ngữ như : bản lai diện mục, tứ đại, hà sa, nhị kiến, lăng già, lục tặc v.v…

Nhìn chung những khái niệm, phạm trù ấy được sử dụng để trình bày những vấn đề bản thể luận và giải thoát luận. Cuối cùng là quy về tâm “tâm pháp nhất như”. Tâm là đầu mối của sự giải thoát, tâm tịch tĩnh là Phật, là chân như, là giác ngộ. Tâm chính là tự tính, bản thể.

Thứ đến, văn học Phật giáo thường sử dụng những ẩn dụ với tính ước lệ hóa. Đa số tác phẩm văn học Thiền, các tác giả thường sử dụng thủ pháp ẩn dụ. Do sử dụng những ẩn dụ nhiều lần nên chúng trở thành ước lệ. Theo con số thống kê của Đoàn Thu Vân có đến 108 trên 192 đơn vị tác phẩm được khảo sát, với tỷ lệ 60%, sử dụng ẩn dụ với xu hướng ước lệ hóa (26). Có thể đơn cử như: Gia hương, Minh châu, Bảo ngọc trân để chỉ Phật tính trong mỗi con người; Tâm viên ý mã để chỉ lòng người dao động, tâm không tĩnh; Đả ngõa toàn quy chỉ sự lầm lạc, u mê của con người; Liên phát lô trung chỉ chân tâm bền vững không sợ thử thách; Thúy trúc hoàng hoahình ảnh của sự vật, hiện tượng thế giới khách quan đều là sự thể hiện của chân như; Thủy nguyệthình ảnh cái sắc tướng đều là ảo, giả đừng lầm tưởng đó là thật…

Tiếp theo, Văn học Phật giáo còn thích dùng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghịch ngữ, phi lôgic. Đây là ngôn ngữ vượt thoát khỏi suy nghĩ lôgic, luận lý thông thường. Ngôn ngữ ấy là của riêng của văn học Phật giáo. Các Thiền sư sử dụng ngôn ngữ này với mục đích đánh mạnh vào tâm tư, dồn ép người đọc đến chỗ tận cùng, khiến họ ngơ ngác để sau đó thâm nhập vào một thế giới khác, và sẽ bừng tĩnh, giác ngộ chân lý. Những nghịch ngữ, phi lôgic ấy thường gặp trong Văn ngữ lục, Tụng cổ, Niêm tụng kệ hay trong các công án Thiền mà ở trước có điểm qua. Đó là hình ảnh viên ngọc thiêu trên núi, sen nở trong lò; rùa mù xoi vách đá; ba ba què trèo núi cao; kẻ điếc nghe đàn cầm; anh mù ngắm trăng rằm; đàn không dây, sáo không lổ; người gỗ đánh trống; cô gái sắt múa máy; chàng người gỗ xuống biến hát khúc vô sinh, cô gái đá vào mây thổi ống sáo tất lật v.v…

Hãy đọc vài dẫn chứng để thấy rõ hơn. Trong Nhất nhật hội chúng, để trả lời câu hỏi về ý nghĩa của lời chỉ giáo, Thiền sư Tịnh Không đáp :

 Nhật nhật khứ hoạch hòa, Ngày ngày gặt lúa trên đồng,

 Thời thời không thương lẫm. Mà kho đụn vẫn thường không có gì (27)

hoặc : Trí nhânngộ đạo, Người khôn không ngộ đạo,

 Ngộ đạo tức ngu nhânNgộ đạo, kẻ ngu si.

 Thân cước cao ngọa khách, Anh duỗi chân nằm khểnh,

 Hề thức ngụy kiêm chân. Thật giả biết cần chi.(28)

Hình thức nghịch ngữ, phi lôgic này được các Thiền gia ưa dùng khi giảng đạochúng ta có thể tìm thấy trong Tham đồ hiển quyết của Viên Chiếu, Niêm tụng kệ của Trần Thái Tông, Đối cơ Tụng cổ của Tuệ Trung Thượng sĩ…. Chẳng hạn, trong Đối cơ, Tuệ Trung viết :

 Mộc nhân nhập hải vô sinh xướng, Người gỗ tìm xuống biển,

 Thạch nữ xuyên vân tất lật xuy. Ca hát khúc vô sinh.

 Gái đá lướt mây xanh,

 Thổi điệu buồn tất lật.(29)

Cuối cùng, Văn học Phật giáo còn ưa sử dụng điển cố. Có khi đó là điển cố có nguồn gốc từ sách vở nhà Phật như Nê ngưu với ý nghĩa là đánh mất chân tâm của mình, không thể tìm lại được; Thiếu thất, Tào Khê, Hoàng Mai với ý nghĩa nói về cội nguồn của tông phái Thiền; Tây lai ý nói về yếu chỉ đạo Thiền; Chấp chỉ vọng nguyệt với ý không cố chấp vào giáo lý mà quên đi mục đích giác ngộ… Ngoài ra, văn học Phật giáo còn sử dụng những điển cố từ nhiều nguồn sách vở của Nho, Lão như Bá Nha - Tử Kỳ (Liệt Tử); Kinh Kha (Đông Chu liệt quốc); Khắc chu cầu kiếm (Lã Thị Xuân thu); Họa xà thiêm túc (Chiến quốc sách); Thủ chu đãi thố (Hàn Phi Tử), Long môn tao điểm ngạch (Thủy kinh chú); Ca Thương lang (Mạnh Tử); Vô vi, Hy di, Sủng nhục nhược kinh (Đạo đức kinh - Lão Tử); Thất châu, Hồ điệp mộng (Nam hoa kinh - Trang Tử) và còn rất nhiều nữa …

Qua việc sử dụng điển cố trên, có thể thấy, Văn học Phật giáo nếu sử dụng điển cố nhà Phật nhằm mục đích khơi gợi người học đạo giác ngộ chân lý thì việc dùng điển cố từ nguồn kinh sách của Nho, Lão, đặc biệt là của Lão - Trang, đã cho thấy sự gần gũi tương đồng giữa Thiền họcĐạo học. Đồng thời những điển cố từ những kinh sách trên là những điển cố giàu hình ảnh đã góp phần gợi cảm hứng sâu sắc cho Thiền gia - thi sĩ sáng tác, vì ở đây cả hai cùng cùng bắt gặp một cảm xúc đồng điệu.

Trên đây là những nét đặc sắc cơ bản nhất về nghệ thuật của văn học Phật giáo Việt Nam nói chung, văn học Phật giáo Lý-Trần nói riêng. Chính chúng đã làm nên nét rất riêng, độc đáo, dễ nhận thấy của một bộ phận văn học vốn được sáng tác dưới sự ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc tư tưởng - giáo lý của tôn giáo vừa uẩn súc lại vừa gợi cảm nên thơ, để tạo nên một tiếng nói rất riêng, khó lòng gặp lại trong văn chương Việt Nam, thông qua một hệ thống thể loại đặc thù như kệ và thơ Thiền, tụng cổ - niêm tụng kệ, ngữ lục, luận thuyết tôn giáo, bi ký và truyện kể... với một thủ pháp nghệ thuật chỉ riêng văn học Phật giáo mới có.

 Nha Trang, viết lại tháng 10 năm 2003.

CHÚ THÍCH:

1. Viện Văn học, Thơ văn Lý Trần, tập 1, Nxb KHXH, H,1977, tr.184.

2. Viện Văn học, Thơ văn Lý Trần, tập 1, Nxb KHXH, H,1977, tr.168.

3. Nguyễn Phạm Hùng, Vận dụng quan điểm thể loại vào việc nghiên cứu văn học Việt Nam thời Lý Trần, luận án PTS Ngữ văn, bảo vệ tháng 7-1995.

4. Viện Văn học, Thơ văn Lý Trần, tập 1, Nxb KHXH, H,1977, tr. 364.

5. Viện Văn học, Thơ văn Lý Trần, tập2, Nxb KHXH, H,1989, tr. 228.

6. Viện Văn học, Thơ văn Lý Trần, tập2, Nxb KHXH, H,1989, tr. 412.

7. Hồ Nguyên Trừng, Nam ông mộng lục, b dịch, Nxb Văn học, H,1999, tr.111.

8. Viện Văn học, Thơ văn Lý Trần, tập 1, Nxb KHXH, H,1977, tr. 183.

9. Viện Văn học, Thơ văn Lý Trần, tập 1, Nxb KHXH, H,1977, tr. 183.

10. Nguyễn Lang, Phật giáo Việt Nam sử luận, tập 1, Nxb KHXH, H,1994, tr.113.

11. Viện Văn học, Thơ văn Lý Trần, tập 1, Nxb KHXH, H,1977, tr.117 và Lê Mạnh Thát, Nghiên cứu về Thiền uyển tập anh, Tu thư Phật học Vạn Hạnh, SG

12. Thiền uyển tập anh, bản dịch của Ngô Đức Thọ, Nguyễn Thúy Nga, Nxb Văn học, H, 1990, tr.15.

13. Nguyễn Đăng Na, Bí ẩn đoạn kết truyện Vô Ngôn Thông và việc giải mã bí ẩn đó, Tạp chí Văn học, H, số 3-1997, tr.63-72.

14. Nguyễn Lang, Phật giáo Việt Nam sử luận, tập 1, Nxb KHXH, H,1994, tr.119.

15. Lê Mạnh Thát, Nghiên cứu về Thiền uyển tập anh, Tu thư Phật học Vạn Hạnh,

16. Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương, Văn học Việt Nam thế kỷ X-nửa đầu thế kỷ XVIII, tập 1, Nxb ĐH và THCN, H, 1978, tr.195.

17. Xin xem:

- Nguyễn Lang, Phật giáo Việt Nam sử luận, tập 1, Nxb KHXH, H,1994.

 -Nguyễn Hữu Sơn, Đặc điểm mối quan hệ giữa phần truyện-tiểu sử và việc tàng trữ giá trị thi ca trong Thiền uyển tập anh, tạp chí Tác phẩm mới, số 8-1996, tr.68-74. Mấy ý kiến về sách Thiền uyển tập anh, tạp chí Nghiên cứu Phật học, số 4-1995, tr.48-5

18. Viện Văn học, Thơ văn Lý Trần, tập 1, Nxb KHXH, H,1977, tr.117-121.

19. Thiền uyển tập anh, bản chữ Hán ký hiệu A3144, thư viện Viện Hán Nôm.

20. Nguyễn Lang, Phật giáo Việt Nam sử luận, tập 1, Nxb KHXH, H,1994, tr.425.

21. Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương, Văn học Việt Nam thế kỷ X-nửa đầu thế kỷ XVIII, tập 1, Nxb ĐH và THCN, H, 1978, tr.205.

22. Viện Văn học, Thơ văn Lý Trần, tập 1, Nxb KHXH, H,1977, tr.121.

23. Đoàn Thu Vân, Khảo sát một số đặc trưng nghệ thuật của thơ Thiền Việt Nam thế kỷ XI-thế kỷ XIV, luận án PTS Ngữ văn, bảo vệ tháng 6-1995.

24. Viện Văn học, Thơ văn Lý Trần, tập 1, Nxb KHXH, H,1977, tr.277.

25. Viện Văn học, Thơ văn Lý Trần, tập 2, Nxb KHXH, H,1989, tr.494.

26. Đoàn Thu Vân, Khảo sát một số đặc trưng nghệ thuật của thơ Thiền Việt Nam thế kỷ XI-thế kỷ XIV, luận án PTS Ngữ văn, bảo vệ tháng 6-1995, tr. 50.

27. Viện Văn học, Thơ văn Lý Trần, tập 1, Nxb KHXH, H,1977, tr.469.

28. Viện Văn học, Thơ văn Lý Trần, tập 1, Nxb KHXH, H,1977, tr.479.

29. Viện Văn học, Thơ văn Lý Trần, tập 2, Nxb KHXH, H,1989, tr.314.

 

Nguồn: Tạp chí Hán Nôm, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, H, số 2, 2004

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26620)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
(Xem: 19988)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực...
(Xem: 18190)
Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thứcý thức cấp bách...
(Xem: 32831)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 18784)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốtthông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
(Xem: 31623)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32549)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 20132)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 26311)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 20314)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 23779)
Tôi tự cho rằng tôi có thực hay đó chỉ là một ý nghĩ về tôi do tôi tưởng nghĩ về tôi hoặc một ý nghĩ hay một hình ảnh về tôi do kẻ khác hay những kẻ khác tưởng nghĩ về tôi?
(Xem: 23887)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 15112)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
(Xem: 15020)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant