Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Giới Thiệu Các Tác Giả

25 Tháng Giêng 201200:00(Xem: 10830)
Giới Thiệu Các Tác Giả

PHẬT GIÁO & NỮ GIỚI

NỮ GIỚI & PHẬT GIÁO
(Truyền Thống, Cải Cách, Phục Hồi)
Biên soạn: Ellison Banks Findly
Chuyển ngữ: Diệu Liên Lý Thu Linh, Diệu Ngộ Mỹ Thanh, Giác Nghiêm Nguyễn Tấn Nam

GIỚI THIỆU CÁC TÁC GIẢ

VINCANNE ADAMS là giáo sư trợ giảng khoa Nhân Chủng học tại Đại Học Princeton. Bà nhận văn bằng Tiến Sĩ tại Đại Học California-Berkeley năm 1989, và đã nghiên cứu, viết về con người và sự ứng dụng của ngành y ở Tây Tạng và Nepal từ năm 1982. Bà là tác giả của Tigers of the Snow and Other Virtual Sherpas, Doctors for Democracy.

TESSA J. BARTHOLOMEUSZ là giáo sư khoa tôn giáođại học Tiểu bang Florida. Bà nhận văn bằng Tiến sĩ tại đại học Virginia năm 1991, với đề tài về các nữ tu ở Tích Lan hiện nay. Ngoài một số các bài viết và tóm tắt, bà cũng viết một số sách, trong đó có Women under the Bo Tree: Buddhist Nuns in Sri Lanka, và đồng biên tập sách Buddhist Fundamentalism and Minority Identities in Sri Lanka.

 

blankMARTINE BATCHELOR sinh tại Pháp năm 1953. Năm 1972, bà được thọ giới xuất gia tại Đại Hàn. Bà đã nghiên cứu về Phật giáo dưới sự hướng dẫn của lão sư quá cố Kusan tại tu viện Songgwang Sa cho đến năm 1984. Công phu tu tập và hành thiền đã đưa bà đến các ni việnĐài LoanNhật Bản. Từ năm 1981, bà trở thành thông dịch cho Sư Kusan và theo ngài đi hoằng pháp khắp nước Mỹ và Pháp. Bà đã dịch quyển sách “Pháp Hành Thiền Đại Hàn” ('The Way of Korean Zen') của ngài. Sau khi lão sư Kusan mất, bà đã hoàn tục và rời bỏ Đại Hàn.

Năm 1985, bà cùng chồng, Stephen Batchelor, trở về Âu châu. Bà làm giảng sưtư vấn về tâm linh ở Chùa Gaia House cũng một số nơi tại Anh quốc. Năm 1992, bà đồng biên tập và xuất bản quyển “Phật giáo và Môi trường” (Buddhism and Ecology). Năm 1996, bà biên tập và xuất bản “Bước Sen” (Walking On Lotus Flowers). Bà là tác giả của các sách “Nguyên Tắc Thiền” ('Principles of Zen'), “Suốt Đời Hành Thiền” ('Meditation for Life' ), vân vân.

Bà nói tiếng Pháp, Anh, Đại Hàn và có thể đọc Hán tự. Bà rất thích các đề tài về hành thiền trong đời sống hằng ngày, về Phật giáo và các hoạt động xã hội, các vấn đề về tôn giáonữ giới, Thiền và lịch sử thiền, sự kiện và huyền thoại. Hiện bà sống cùng chồng tại Pháp.

 

TỲ KHEO NI THUBTEN CHODRON là một nữ tu sĩ Phật giáo Tây phương theo truyền thống Tây Tạng. Bà nhận văn bằng Cử nhân tại đại học California-Los Angeles, sau đó chu du khắp Âu châu, Bắc Phi và Á châu, thọ giới sa-di năm 1977 và tỳ-kheo ni (cụ túc) ở Đài Loan năm 1986. Bà đã nghiên cứu, tu tập và giảng dạy về Phật giáo khắp thế giới trong nhiều năm, và hiện tại đang sống và dạy tại Seattle với Hội Pháp Hữu (Dharma Friendship Foundation). Các sách của bà bao gồm Open Heat, Clear Heart; What Color is Your Mind; Taming the Monkey Mind; Blossoms of the Dharma: Living as a Buddhist Nun.

 

DASHIMA DOVCHIN là một y sĩ được đào tạo theo y thuật Tây Tạng. Bà nhận bằng Bác Sĩ tại đại học Y ở Mông Cổ năm 1982. Bà đã quản lý các công trình nghiên cứu tại Viện Y Học Tây Tạng, Học viện Khoa Học của Mông Cổ, nơi bà học về các loại cây thuốc Tây Tạng. Hiện chuyên môn của bà là về các bệnh gan, rối loạn hệ thần kinh, và bệnh phụ sản. Bà có phòng khám tư tại Manual Therapy Associates, ở Dallas, Texas.

 

MONICA LINDBERG FALK là thành viên trong chương trình Tiến sĩ tại đại học Goteborg, Thuỵ Điển, về xã hội nhân văn, và bà đang dạy ở Trung Tâm Đông và Đông Nam Á Học tại đại học trên. Các nghiên cứu của bà chuyên về những vấn đề của sự liên hệ về giới tính và Phật giáo, và chủ đề luận văn Tiến sĩ của bà là về các nữ tu Phật giáo tại Thái Lan

 

ELLISON BANKS FINDLY là giáo sư về tôn giáo và Á châu học tại đại học cộng đồng Trinity. Bà nhận bằng Tiến sĩ về tôn giáo tại Nam Á ở đại học Yale, năm 1978, và đã có những tác phẩm xuất bản rộng rải về Vệ Đà, Mughal và các nghiên cứu về Phật giáo cổ đại. Bà cùng với Yvonne Yazbeck Haddad biên tập sách The Islamic Impact Women, Religion and Social Change, và là tác giả của sách Nur Jahan: Empress of Mughal India. Hiện bà đang hoàn thành quyển sách về dna có tựa đề Giving and Getting: Relations Between Donors and Renunciants in Pali Buddhism.

 

 TRUDY GOODMAN tu tập theo truyền thống thiền vipassana từ năm 1974. Bà cũng là nhà tâm lý học về trẻ, là thành viên của ban điều hànhTrung Tâm Phật Học Barre. Bà hiện đang sống và tu tập tại Taos, New Mexico.

 

HIROKO KAWANAMI là giảng viên khoa nghiên cứu Phật giáo tại đại học Lancaster. Cô nhận bằng Tiến sĩ Khoa Kinh Tế và Khoa Học Chính Trị Luân Đôn ngành xã hội nhân văn năm 1991, và đã xuất bản các đề tài về nữ tu Phật giáo ở Miến Điện bằng cả hai thứ tiếng Anh và Nhật Bản.

 

THEANVY KUOCH là sáng lập viên và giám đốc điều hành của Hội Chăm Sóc Sức Khoẻ Cho Người Khmer, là một tổ chức vì sức khoẻ của người Campuchia, ở West Hartford, bang Connecticut. Cô tỵ nạn đến Mỹ năm 1981, đã nhận văn bằng Thạc sĩ về sức khoẻ tâm thần của người tỵ nạn và liệu pháp gia đình tại đại học Goddard năm 1984. Hiện tại cô là y sĩ, làm việc trong nhóm sức khoẻ tâm thần KHA và là người cổ suý cho các chương trình về sức khoẻ của những người đã từng bị tra tấn. Cô đã nhận được nhiều giải thưởng quốc gia và quốc tế vì những công trình của cô. Các ấn phẩm của cô chú trọng đến những vấn đề sức khoẻ tâm thần của những người sống sốt từ những khủng hoảng lớn lao, nhất là trẻ em và phụ nữ.

 

OWEN M. LYNCH là giáo sư khoa nhân chủng học tại đại học New York. Ông đã nhận văn bằng Tiến sĩ về nhân chủng học tại đại học Columbia năm 1966, và đã có những chuyến đi khảo sát chuyên sâu về những người Dalits ở Ấn Độ. Là ứng cử viên của nhiều giải thưởng và đảm trách nhiều chức vụ chuyên môn cấp quốc gia, ông đã phát hành nhiều bài viết về giai cấp hạ lưu, chế độ giai cấp, tính dân chủ, sự phát triển, sự chuyển hoá trong xã hội, và xã hội học về đô thị và nông thôn ở Ấn Độ. Trong số sách của ông có The Politics of Untouchability Divine Passions: The Social Construction of Emothion in India.

 

HI-AH PARK là giáo sư về kịch nghệ và múa tại đại học cộng đồng Trinity. Bà đã nghiên cứu về âm nhạc và múa cổ truyền của Đại Hàn ở Viện Âm Nhạc và Múa Cổ Truyền Quốc gia, đại học Quốc gia Seoul, Trường Âm Nhạc, ở Đại Hàn. Bà nhận văn bằng Thạc sĩ về múa dân tộc từ Đại học California-Los Angeles năm 1978. Bà đã dạy và biểu diễn khắp thế giới, và vào năm 1981, bà được thụ giáo làm pháp sư Đại Hàn, một phương cách tu tập mà bà kết hợp với Phật giáo.

NIRMALA S. SALGADO là giáo sư về tôn giáo tại Đại học Augustana, Rock Island. Bà nhận bằng Tiến sĩ về tôn giáo tại đại học Northwestern năm 1992. Bà đã bắt đầu nghiên cứu về nữ tu sĩ Phật giáo tại Tích Lan từ năm 1984 khi đang làm nghiên cứu sinh tại Trung tâm Nghiên Cứu Quốc tế về Dân Tộc Thiểu Số ở Colombo. Bà đã xuất bản nhiều bài viết về nữ tu sĩ Phật giáoTích Lan.

 

AMY SCHMIDT là một trong những vị thầy nội trú tại Insight Meditatin Center (IMS-Trung tâm Thiền Tuệ) tại Barre, Massachusett. Trước đó bà là điều phối viên nội trú tại IMS ở San Lorenzo, New Mexico. Bà đã nhận bằng Thạc sĩ về công tác xã hội, với chuyên môn về bệnh Alzheimer. Bà đã hành thiền vipassana mười sáu năm nay, đã hướng dẫn phương pháp thiền này được sáu năm và đã sống ở một số cộng đồng tâm linh. Hiện bà đang viết một quyển tiểu sử dài về Dipa Ma Barua.

 

KATE LILA WHEELER nguyên là một nữ tu Miến Điện, giờ bà là nữ cư sĩ Phật giáo, nhà văn. Bà được liệt kê trong danh sách hai mươi tiểu thuyết gia Mỹ trẻ và hay nhất của Granta, là ứng cử viên của giải PEN/ Faulkner, và đã nhận được giải thưởng về truyện ngắn O.Henry và Whiting. Tác giả của Not Where I Started From, bà lại vừa hoàn thành một tiểu thuyết mới, với tựa đề When Mountains Walked, do NXB Houghton Mifflin phát hành.

 

JAMES WHITEHILL là giáo sư về tôn giáo học ở đại học Stephens. Ông đã nhận bằng Tiến sĩđại học Drew, và là giảng viên thâm niên trong chương trình Fullbright tại Nhật Bản từ năm 1991-1993, với chuyên ngành về triết môi trường học, thần họcđạo đức. Ông là thành viên sáng lập Trung tâm Thiền Columbia. Các bài viết gần đây của ông nghiên về giới luật Phật giáo, đặc biệt so sánh với các truyền thống đạo đức của Mỹ và Tây phương.

 

JANICE D. WILLIS là giáo sư về tôn giáo tại đại học Wesleyan. Bà nhận bằng Tiến sĩ tại đại học Columbia năm 1976, với luận án về Tattvrthapatalam của Bodhisattvabh‰mi của Asanga. Bà được tặng danh hiệu giáo sư đại học Walter A. Crowell về Khoa Xã hội học ở Wesleyan năm 1992, và đã xuất bản nhiều bài tham luận về Phật giáo Tây Tạng, triết lý Phật giáo, và nữ giới trong Phật giáo. Sách của bà có thể kể đến The Diamong Light of the Eastern Dawn: An Introduction to Tibetan Buddhism; On Knowing Reality: The Tattvartha Chapter of Asanga’s Bodhisattvabh‰mi; Feminine Ground: Essays on Women and Tibet; Enlightened Beings: Life Sotries from the Ganden Oran Tradition.

*

Hiệu Đính & Tài Liệu Tham Khảo

Xin Chân thành cảm ơn các Tác giả/ Dịch giả của các sách và các tài liệuchúng tôi đã tham khảo, sử dụng.

 

1. Danh Từ Phật Học Thực Dụng, Tâm Tuệ Hỷ Biên Soạn, NXB Tôn Giáo, 2004.

2. Dipa Ma: Cuộc đờiDi Huấn (The Life and Legacy of a Buddhist Master), Amy Schmidt, Thiện Nhật dịch, NXB Phương Đông, 2006.

3. Dalai Lama, Freedom in Exile: The Autobiography of the Dalai Lama (New York: Harper Colins, 1990), t. 202-203.

4. Robert A. F. Thurman, Mandala: The Architecture of Enlightment (New York: Asia Society, Tibet House, and Boston: Shambhala), t.127.

5. Wikipedia Encyclopedia: www.wikipedia.org

6. Chodron Thubten, ed. Blossoms of the Dharma: Living as a Buddhist Nun, Berkeley, Ca: North Atlantic Books, 2000

7. Bartholomeusz, Tessa. Women under the Bo Tree: Buddhist Nuns in Sri Lanka, 1994. Reprint, Cambridge: Cambridge University Press, 1995.

8. Findly, Ellison Banks. “Ananda’s Case for Women”. International Journal of Indian Studies 3, no.2 (July-December 1993): 1-31.

9. Sự Phục Hồi Của Hội Chúng Tỳ Khưu Ni Trong Truyền thống Nguyên thuỷ, tác giả: Tỳ Khưu Bodhi, Dịch giả: Tỳ Khưu Ni Pháp Hỷ Dhammananda, NXB Tôn Giáo 2010.

 

GHI CHÚ

+ Sanchi: Một thánh địa đã được Unesco công nhậnDi Sản Thế giớiẤn Độ, gần sông Betwa, được vua A Dục (Asoka) xây dựng từ thể kỷ thứ 4 trước Công nguyên.

+ Dalit:  Còn gọi là Harijan, nhóm người theo truyền thống được coi là thuộc tầng lớp hạ cấp, không thích hợp để người khác giao du. Dalit thuộc nhiều dân tộc ở khắp nơi trong Nam Á, nói nhiều ngôn ngữ khác nhau.

 Từ Dalit có gốc từ tiếng Sanskrit, có nghĩa là ‘đất’, ‘bị đàn áp’, ‘bị ép’ hay ‘bể ra từng mảnh’. Nó được bắt đầu sử dụng vào thế kỷ thứ 19.

+ Maṇḍala là tiếng Sanskrit, có nghĩa là “vòng tròn”. Trong truyền thống Phật giáoẤn Độ giáo, nghệ thuật tâm linh của họ thường sử dụng hình thức Mandala. Hình thức cơ bản của phần lớn Mandala Phật giáoẤn Độ giáo là một hình vuông có bốn cửa, với một vòng tròn ở trung tâm. Mỗi cửa có hình dạng của chữ T.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 3881)
Tư Tưởng Phật Giáo Trong Thi Ca Nguyễn Du - HT Thích Như Điển
(Xem: 3058)
Phật Giáo Việt Nam Tại Châu Âu - HT Thích Như Điển
(Xem: 6863)
Tư Tưởng Phật Giáo Trong Văn Học Thời Trần - Tác giả: Nguyễn Vĩnh Thượng
(Xem: 5579)
Emily Elizabeth Dickison là nhà thơ lớn của Mỹ trong thế kỷ thứ 19. Bà sống phần lớn cuộc đời trong cô độc.
(Xem: 3885)
Ni Giới Việt Nam Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ - Thích Nữ Giới Hương. Hồng Đức Publishing. 2020
(Xem: 3046)
Tác phẩm “Xây dựng hạnh phúc gia đình” của Hòa thượng Thích Thắng Hoan là cẩm nang hướng dẫn xây dựng hạnh phúc cho người Phật tử tại gia.
(Xem: 12003)
“Nói Thiền tông Việt Nam là nói Phật giáo Việt Nam. Và những bậc cao Tăng làm sáng cho Phật giáo, làm lợi ích cho dân tộc từ thế kỷ thứ 6 mãi đến nay đều là các Thiền sư.”
(Xem: 5108)
Ai đã truyền Việt Nam Phật Giáo qua Trung Quốc: Khương Tăng Hội, người Việt Nam. Vào năm nào: năm 247 tây lịch.
(Xem: 3825)
Tư tưởng Phật giáo trong văn học thời Lý bản PDF - Nguyễn Vĩnh Thượng
(Xem: 9096)
Thầy Tuệ Sỹ Là Viên Ngọc Quý Của Phật Giáo và Của Việt Nam - Nguyễn Hiền Đức
(Xem: 7316)
Dưới Bóng Đa Chùa Viên Giác - hồi ký về một ngôi chùa đã đi vào lịch sử Phật giáo tỉnh Quảng Nam. Viên Giác Tùng Thư 2019 - Nhà xuất bản Liên Phật Hội
(Xem: 27052)
Tác phẩm Trí Quang Tự Truyện bản pdf và bài viết "Đọc “Trí Quang Tự Truyện” của Thầy Thích Trí Quang" của Trần Bình Nam
(Xem: 5864)
Tôi đặt bút bắt đầu viết "Lời Vào Sách" nầy đúng vào lúc 7 giờ sáng ngày 21 tháng 6 năm 1995 sau khi tụng một thời kinh Lăng Nghiêmtọa thiền tại Chánh điện.
(Xem: 5583)
Có lẽ đây cũng là một trong những viễn ảnh của tâm thức và mong rằng những trang sách tiếp theo sẽ phơi bày hết mọi khía cạnh của vấn đề, để độc giả có một cái nhìn tổng quát hơn.
(Xem: 6095)
Ai trói buộc mình? Không biết có bao giờ chúng ta tự đặt câu hỏi đó với chúng ta chưa? Đến chùa học pháp hay đi tu chỉ để cầu giải thoát. Mục đích tu hoặc xuất gia là cầu giải thoát sinh tử. Giải thoát có nghĩa là mở, mở trói ra. Cầu giải thoát là đang bị trói. Nhưng ai trói mình, cái gì trói mình? Khi biết mối manh mới mở được.
(Xem: 5566)
Sống Trong Từng Sát Naphương pháp thực tập sống tỉnh thức, sống và ý thức về sự sống trong từng mỗi phút giây. Đây là phương thức tu tập dựa trên tinh thần Kinh Bốn Lãnh Vực Quán Niệm.
(Xem: 5438)
Nguyên bản: How to practice the way to a meaningful life. Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma. Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 7739)
Mối Tơ Vương của Huyền Trân Công Chúa (Phóng tác lịch sử tiểu thuyết vào cuối đời Lý đầu đời Trần) HT Thích Như Điển
(Xem: 4743)
Nguyệt San Chánh Pháp Số 84 Tháng 11/2018
(Xem: 12009)
Nhẫn nhục là thù diệu nhất vì người con Phật thực hành hạnh nhẫn nhục thành thục, thì có thể trừ được sân tâm và hại tâm, là nhân tố quan trọng để hành giả thành tựu từ tâm giải thoátbi tâm giải thoát.
(Xem: 21801)
Tác giả: Diệu Hạnh Giao Trinh sưu tầm và kể chuyện, Nguyễn Minh Tiến hiệu đínhgiới thiệu
(Xem: 6466)
Cảm Đức Từ Bi - tác giả Huỳnh Kim Quang
(Xem: 7411)
Một bản dịch về Thiền Nhật Bản vừa ấn hành tuần này. Sách nhan đề “Thiền Lâm Tế Nhật Bản” của tác giả Matsubara Taidoo. Bản Việt dịch do Hòa Thượng Thích Như Điển thực hiện.
(Xem: 6689)
Tuyển tập “Bát Cơm Hương Tích” của Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng là một phần lớn của đời tác giả, ghi lại những gì Thầy mắt thấy tai nghe một thời và rồi nhớ lại...
(Xem: 6268)
Quyển sách "Hãy làm một cuộc cách mạng" trên đây của Đức Đạt-lai Lạt-ma khởi sự được thành hình từ một cuộc phỏng vấn mà Ngài đã dành riêng cho một đệ tử thân tín là bà Sofia Stril-Rever vào ngày 3 tháng giêng năm 2017.
(Xem: 8524)
THIỀN QUÁN VỀ SỐNG VÀ CHẾT - Cẩm Nang Hướng Dẫn Thực Hành - The Zen of Living and Dying A Practical and Spiritual Guide
(Xem: 6045)
Mùa An Cư Kiết Hạ năm 2016 nầy tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 67 để sang năm 2017 xuất bản với nhan đề là "Nước Mỹ bao lần đi và bao lần đến"
(Xem: 5687)
Người đứng mãi giữa lòng sông nhuộm nắng, Kể chuyện gì nơi ngày cũ xa xưa, Con bướm nhỏ đi về trong cánh mỏng, Nhưng về đâu một chiếc lá xa mùa (Tuệ Sỹ)
(Xem: 14167)
TĂNG GIÀ THỜI ĐỨC PHẬT Thích Chơn Thiện Nhà xuất bản Phương Đông
(Xem: 20173)
Người học Phật có được một tài liệu đầy đủ, chính xác, đáng tin cậy, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ tra cứu khi cần...
(Xem: 6847)
Tác phẩm nầy chỉ gởi đến những ai chưa một lần đến Mỹ; hoặc cho những ai đã ở Mỹ lâu năm; nhưng chưa một lần đến California...
(Xem: 6818)
Từ Mảnh Đất Tâm - Huỳnh Kim Quang
(Xem: 6381)
Một năm lại sắp trôi qua với những vết tích điêu tàn, khổ nạn để lại trên khắp trái đất. Nhìn lại, chúng ta không khỏi giật mình, và chạnh lòng thương tưởng
(Xem: 6473)
Chung trà cuối năm uống qua ngày đầu năm. Sương lạnh buổi sớm len vào cửa sổ. Trầm hương lãng đãng quyện nơi thư phòng..
(Xem: 6000)
Một năm lại sắp trôi qua với những vết tích điêu tàn, khổ nạn để lại trên khắp trái đất. Nhìn lại, chúng ta không khỏi giật mình, và chạnh lòng thương tưởng
(Xem: 7392)
Nước lũ từ thượng nguồn cuồn cuộn đổ về, lại thêm nước từ đập thủy điện ồ ạt xả ra. Dân không được báo trước.
(Xem: 7360)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dươnglưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoátgiác ngộ cho...
(Xem: 8487)
Là người mới bắt đầu học Phật hoặc đã học Phật nhưng chưa thấm nhuần Phật pháp chân chính, chúng tôi biên soạn...
(Xem: 6452)
Hôm nay là ngày 10 tháng 6 năm 2015, tại thư phòng chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc, tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 65 của mình...
(Xem: 6841)
Bắt đầu vào hạ, trời nóng bức suốt mấy ngày liền. Bãi biển đông người, nhộn nhịp già trẻ lớn bé. Những chiếc...
(Xem: 10457)
Phật giáo ra đời từ một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại - Ấn Độ - và nhanh chóng phổ biến tại các nước phương Đông...
(Xem: 19775)
Trong tập sách nhỏ này tôi đã bàn đến hầu hết những gì mọi người đều công nhậngiáo lý tinh yếu và căn bản của Đức Phật... Con Đường Thoát Khổ - Đại đức W. Rahula; Thích Nữ Trí Hải dịch
(Xem: 30162)
Tôi cảm động, vì sống trong đạo giải thoát tôi đã tiếp nhận được một thứ tình thiêng liêng, trong sáng; một thứ tình êm nhẹ thanh thoát đượm ngát hương vị lý tưởng...
(Xem: 16162)
Tập sách do Minh Thiện và Diệu Xuân biên soạn
(Xem: 19564)
Phật GiáoVũ Trụ Quan (PDF) - Tác giả: Lê Huy Trứ
(Xem: 11037)
Hạnh Mong Cầu (sách PDF) - Lê Huy Trứ
(Xem: 14286)
Đọc “Dấu Thời Gian” không phải là đọc sự tư duy sáng tạo mà là đọc những chứng tích lịch sử thời đại, chứng nhân cùng những tâm tình được khơi dậy trong lòng tác giả xuyên qua những chặng đường thời gian...
(Xem: 7736)
Báo Chánh Pháp Số 48 Tháng 11/2015
(Xem: 10458)
Nguyệt san Chánh Pháp Tháng 10 năm 2015
(Xem: 7913)
Báo Chánh Pháp Số 46 Tháng 9/2015 - Chuyên đề Vu Lan - Mùa Báo Hiếu
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant