Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

11. Tạ ơn người

30 Tháng Giêng 201200:00(Xem: 9804)
11. Tạ ơn người

TẠ ƠN NGƯỜI 

 Mùa mưa xứ Huế 2009, Hiền Đông

 

 "Tôi viết cho đời bớt khổ đau

 Đừng gây ai oán tạo thêm sầu

 Đừng mang cay đắng xây phiền lụy

 Mà kết hương thơm đượm sắc màu. 

 Bài thơ tôi viết gợi yêu thương

 Mở cửa cảm thông mọi nẻo đường

 Xoa dịu vạn sầu đeo thế kỉ

 Tình người vun vén lấp tang thương".

 (Mặc Giang)

Gió thị phi bay qua rồi vụt tắt, chỉ hư không là còn mãi với thời gian. Thân ngũ uẩn hợp để rồi tan, nhưng đâu đây còn phảng phất hương giới đức và gói trọn tiếng thâm tình... 
Nhiều lúc trong cuộc đời chưa kịp tìm ra một người bạn tri âm, tri kỉ, để thầm thì chia sẻ, rằng cuộc đời này rộng rãi thênh thang mà cũng chật chội biết bao nhiêu.... Rồi một ngày nào đó, tiếng thơ đã dồn nén vào cõi tâm tư, chôn vùi xác phượng. Thu về nghe lòng thổn thức, cái núi thơ đồ sộ của thi sĩ Mặc Giang đã len lỏi vào từng tâm hồn, từng cuộc đời đang còn chơi vơi trong biển khổ. Cái chất thơ ấy như một chút thuốc pháo nồng đầu ngọn que diêm, nhưng khi khẽ quệt vào lòng nhân thế thì bỗng trong phút chốc, ánh lửa hồng được thắp sáng, sáng mãi, sáng như một bếp lửa hồng trong sương sớm, xua tan mọi âm u, ảm đạm của cuộc đời:

"Một lời thơ trăng sao còn lấp lánh

Một câu thơ rừng núi khép âm u" 

Và chính lúc ấy, thơ hay tình thương của Mặc Giang đã hiện hữu thân quen giữa dòng đời, tiếng nói thâm tình còn rất ấm. Tình thương trong thơ Mặc Giang bao trùm tất cả càn khôn vạn vật, nghèo cũng như giàu, tốt cũng như xấu, thân như sơ, thù như bạn. Tình thương ấy đã là một món quà lớn và có thật trong cuộc sống. Ta cần tình thương, người lớn cần tình thương, trẻ em cần tình thương, loài vật cỏ cây cũng cần tình thương... Đời sống không có tình thươngđời sống cằn cỗi, tàn tạ, héo mòn. Thơ Mặc Giang đã chăm bón tình thương, giúp con người biết thở, biết cười nói trong từng giây phút và ngay cả khi gặp phải những chuyện khó khăn. Và đây, nụ hoa thân thiện đã hé nở giữa dòng đời:

"Hoa thân thiện hát câu hò khe khẽ

Tình tương thân, tương ái vạn lời ca

Tình ấm êm, chan chứa khắp mọi nhà

Nếu ai ai cũng có lòng rộng mở" 

Tươi vui, trầm tĩnh, sáng suốt và tự tin là các yếu tố cơ bản trong thơ của thi sĩ Mặc Giang. Thơ ông còn có đặc tánh làm rung động những tâm hồn trắc ẩn cao thượng trước cảnh khổ của người khác. Con người nhờ tiếp xúc với tình thơ ấy mà lòng không còn mơ màng trong giấc mộng, cải thiện cuộc sống, thăng hoa nhân cách ngày một tốt đẹp hơn. 
Nhân thế hôm nay tay nắm tay nhau, nối vòng tay lớn, lượn tròn bên ánh lửa hồng ấm đượm tình người vì thơ Mặc Giang đã ''xua đi cái sắc màu buồn thảm, quét sạch đi bóng dáng của tối tăm". Ôi! Có gì đẹp trên đời hơn thế, người bên người sống để thương nhau. Trăng kia lồng đáy nước, khóm trúc vàng hé nở, bao cành lau trắng muốt phất phơ vẫy gọi trong gió chiều, tiếng chuông chùa vang lên giữa lòng thành phố, ai đó đang lim dim đôi mắt ngồi thỉnh chuông, lòng thầm cầu nguyện tiếng chuông len lỏi khắp pháp giới, thức tỉnh tất cả mọi người. Toàn bộ nội tâm ta đã trở về nguồn cội yên lặng, và thơ Mặc Giang đã hòa cái chất thanh tịnh ấy đi theo tiếng chuông ngân... Mặc Giang đã viết nhanh, viết vội, và...viết thật thong thả những áng thơ bất hũ để kịp gieo vào lòng thế cuộc:

 "Gắn trên cành khô héo

 Một điểm nụ không hoa

 Khắp pháp giới sáng lòa 

 Nụ không hoa rạng rỡ "

Ánh trăng rằm sáng nhất chỉ xuất hiện một lần trong tháng, còn thơ Mặc Giang thì sáng mãi những tháng ngày. Đám mây si mê che mờ tâm trí tan biến, sự giác ngộ sẽ đến với ta khi tiếp xúc những vần thơ của thi sĩ. Hạnh phúc cao nhất là hạnh phúc của sự quán chiếu nội tâm, thấy rõ diễn biến của sự vật, triết lý sắc không, tính chất thiền trong thơ Mặc Giang sẽ đưa ta đến đó:

"Đem ghép chữ mà thành thơ mới lạ

Đem ghép từ mà thành ngữ mới hay

Còn riêng tôi không chứa một mảy may

Nắm cái không nên tôi tha hồ bắt" 

Người nào với tâm đơn sơ mộc mạc, biết thưởng thức thơ để biết rằng mỗi giây phút đều tươi mát, mới mẻ thì sẽ hưởng hạnh phúc lớn lao. Vậy, chúng ta hãy bắt đầu cuộc hành trình vào tâm linh để khám phá và xem ta là ai? Ta là gì?... Hãy cùng dắt nhau dạo bước rong chơi qua vườn hoa đạo pháp của thi sĩ Mặc Giang, thật là ngạc nhiên, chân bước chậm lại, tay nhẹ nhàng khẽ nâng từng đóa hoa tươi, hương giới đức, đạo hạnh lan tỏa dịu dàng, tâm hồn trở nên an tịnh thư thái. Bất chợt, ta cảm thấy cuộc đời này cần phải sống như thế nào cho có ý nghĩa, cái gì ở nơi ta đã đánh mất?

 " Phật tánh, không phân chia : màu da, chủng tộc

 Phật tâm, không mắc kẹt : cao thấp, nghèo giàu

 Phật từ, không mắc cạn : bến cát, bờ lau

 Phật quang, khắp mười phương phổ chiếu"

Tạ ơn người! Mặc Giang đã tạo cho ta những chuyến du lịch tại chỗ mà không cần phải đi. Thi sĩ đã cho ta thưởng thức cái hương hoa thanh cao, tinh khiết như sen nở giữa hồ:

"Hoa tình thương trổ bông, thơm ngào ngạt

 Cho người người chung sức sống thăng hoa

 Một bông hoa thành muôn vạn đóa hoa

 Không khô cứng trên pháo đài yêu ghét" 

Ngạc nhiên chưa? nếu là lần đầu tiên dạo chơi trong đó, ta sẽ hối hận nuối tiếc và thốt lên rằng: "Lâu nay ta không biết ư?"... Thơ Mặc Giang đã hiện hữu tính chấtgiá trị của nó trên những đóa hoa, trong lòng người, giữa cuộc đời, chặn đứng những bước chân lang thang trong vòng luẫn quẫn, làm cho tâm luôn náo động và hỗn loạn trở về thanh tịnh. Hoa chánh pháp đã đánh thức ta nhẹ nhàng đưa tâm về:

"Hoa Tứ Diệu Đế không tìm cầu vướng mắc

Không tam đồ bát nạn khổ cu li

Biết nhận chân trước mắt, cứ như thế mà đi

Hoa Tứ Diệu Đế thơm hương đường giải thoát" 

Biết khổ chính là cánh cửa bước vào đạo. Mặc Giang là một thi sĩ tâm lượng bao dung, nhân từ đôn hậu, trong sáng hiền lành, thường quán sát chuyện giả dối hư huyễn vô thường của thế gian mà dẫn dắt người đời tìm lẽ chơn thật trong đạo làm người. Thơ ông là lẽ đạo. Lẽ đạo là cái mạc hòa hợp giản dị, bình an, tự tại, buông lo lắng và ít tham cầu. Chính vì lẽ đó, thi sĩ đã viết những vần thơ chân thật, sống động, giúp con người thẩm thấu cái lí trên mà tâm lúc nào cũng vui tươi không sầu khổ trong biển khổ:

 "Khổ phải khổ và nếm mùi gian khổ

 Lạc phải lạc và nếm vị lạc an

 Người trần gian không nên sợ thế gian

 Phải biết sống và bình yên vững sống" 

Hoa đạo pháp vọng về chân như, ngát hương trong dòng sanh tử. Mặc Giang đã gửi hồn thơ vào ánh trăng ngàn soi sáng cho con người được vững bước tiếp những bước đi trong cuộc đời. Hoa chánh pháp nở rộ giữa vườn trần, hương vẫn cứ lan xa, đâu đâu cũng là nhà, đâu cũng là thơ, tình người cũng được xây đắp vun vén. Mặc Giang đã đem đạo vào đời...! 

Ngày nào... dạo chơi trên biển, ngắm nhìn con dã tràng xe cát, ta bắt gặp nàng "phiêu lưu ở tha phương viễn xứ, ước mơ khao khát trở về cố hương". Đứng trên bờ biển, toàn biển đều là sóng bởi cơn gió mạnh. Nàng tròn xoe mắt, ngơ ngác như con nai vàng không biết làm sao tìm ra nước biển. Nếu đây là sóng thì nước biển ở đâu? Nàng thì thầm... Những con sóng kia cứ vô tình đuổi nhau lặn hụp hò hét ầm ĩ, thế mặt biển là những cái biến động ấy sao?... Cảnh biển bây giờ không thơ mộng chút nào. Sóng vẫn vỗ vào nhau bọt tung trắng xóa. Nàng cảm thấy mỏi mệt, bắt đầu mơ về "Câu chuyện dòng sông" tĩnh lặng như cuộc đời và thơ của Mặc Giang. Nàng nhắm mắt thiền một lát, nhẹ nhàng hít thở bầu không khí trong lành. Sóng biển không còn dữ dộivỗ về thao thức theo cung điệu, giai thoại, âm hưởng thơ Mặc Giang:

"Tôi là em tất cả

Em là tôi nhiệm mầu

Đâu còn tan hợp nữa

Muôn ngàn hiện hữu thôi" 

Nàng bỗng dừng lại vọng tâm, trầm tư về triết lí sống trên biển. Nàng nhìn thẳng vào biển, chợt nhoẻn môi cười "chính sóng ấy tức là nước, cái biến động kia chỉ là hình tượng của mặt biển tĩnh lặng". Ngay nơi sóng nàng đã nhận ra nước và trên cái biến động ấy mà biết được thể tịnh... Thơ Mặc Giang xuất hiện đúng lúctuyệt vời đến thế đó. Cuộc đời con người quả thật là đáng thương, hiện tướng vô minh đã tạo cho họ những vọng tưởng điên đảo. Bao người con đã bỏ nhà ra đi dong ruỗi khắp mọi nẻo luân hồi. Bỏ hàng cây xanh bóng mát, bỏ tiếng chim hót líu lo hay tiếng chuông chùa ngân dài trong muôn lối. Bỏ ánh bình minh vừa trỗi dậy buổi ban mai, mải miết xây lâu đài cát trên biển để rồi cơn sóng vô tình cướp đi trong khoảnh khắc. "Tiền lộ mang mang, vị tri hà vãng", không nhận ra nên cứ tiếp tục đi. Bằng tình thương yêu vô bờ bến, Mặc Giang đã nắm bắt thời cuộc, chuyển tải đến từng tâm hồn cả một rừng thơ, đem đạo vào đời để hóa giải những khổ đau, những mất mát mà cuộc đời con người gánh chịu:

 "Xin chắp tay cho cuồng si khô cạn

 Mở tấm lòng hàn gắn những tiếc thương

 Mở từ tâm chiếu rọi mọi nẻo đường

 Và thổn thức trong tiếng kêu đồng loại" 

Thi sĩ đã mang đến cho con người vị ngọt của sự giải thoát, vị tha, từ bi, bình đẳng và lấy nó làm châm ngôn cho cuộc sống... Người đã lặng thầm dõi đôi mắt hiền từ nhìn theo những bước chân chập chờn lấp lánh trên sỏi đá mà lòng dâng trào thương cảm. Để rồi đã gửi lên non cao, đem thả xuống biển, tung lên bầu trời những vần thơ phóng khoáng, chan chứa tình người, gửi đến những cánh chim lạc loài, bơ vơ muôn nẻo. Như con thơ khát sữa bỗng gặp được mẹ hiền dấu yêu, biết bao người mải mê thả hồn theo thơ Mặc Giang, mải miết đọc nó như những ngày tháng đã đuổi bắt những bóng hình hư vọng, đắm đuối theo những cuộc chơi tục lụy ngây ngô, khờ khạo nhất của cuộc đời. Và lạ thay, những vần thơ diệu kỳ ấy đã lắng đọng trong tâm tư, tình thương trong thơ như ngọn lửa sưởi ấm tâm hồn con người, giúp họ nhận diện, hồi đầu phản tỉnh, tìm lại những gì đã đánh mất. Thế rồi, tự tại ngắm nhìn dòng sông đang phẳng lì trôi chảy cùng ánh hoàng hôn buông xuống và ánh trăng dần dần tỏa chiếu khắp nhân gian. Rồi đây, trên nẻo đường muôn dặm lối đi về, những áng thơ tuyệt tác bất hủ của thi sĩ Mặc Giang sẽ gieo vào lòng người một sự thức tỉnh để làm an lạc cho cuộc đời, để không còn đi trong sự cuồng vọng như ma đuổi thuở nào:

"Nếu biết sống cuộc đời bao kỳ thú

Còn nếu không nhân thế kiếp đọa đày" 

 Thơ Mặc Giang mang tính triết lí nhân sinh sâu sắc, bút pháp lạ lùng, vần thơ chân thật tha thiết, gần gũi thân thương mà dễ gì mấy ai có được. Bởi thương người và thương đời quá, cho nên, hễ nhìn đời là những vần thơ cứ dạt dào tuôn chảy dưới ngòi bút thi nhân. Thi sĩ vẫn ngồi đó, dõi mắt trông từng bước chân qua, để rồi âm thầm lặng lẽ hiến dâng cho đời những trái ngọt của tình thương, khép lại cánh cửa mùa đông giá lạnh, cho người người cùng nhau sưởi hơi ấm của tình thương bên bếp lửa hồng. Mặc Giang cứ thản nhiên bước, bước đi khắp mọi miền tổ quốc, nơi xóm làng heo hút cơ cực, tận cùng của khổ đau, để làm gì?:

"Tôi đi khép cửa mùa đông

Cho đời thôi giá lạnh

Cho đơn côi vỗ cánh

Cho bếp hồng lên hương". 

 Cuộc đời thi sĩ là những bài pháp vô ngôn về đức nhân và đạo nghĩa. Thi sĩ đã lấy cái chất liệu quý báu ấy mà xây dựng cuộc sống con người trong biển khổ:

"Đạo nghĩa là một lâu đài đích thực

Đức nhân là kiền thạch trụ ba chân''

 Mặc Giang ơi! Có những người chỉ đi qua cuộc đời chẳng để lại một mảy may bóng dáng, có họ hay không thì cuộc đời vẫn thế... Nhưng cuộc đời thi sĩ đã đi qua dù lặng lẽ, vẫn lưu lại một chân dung...! 

 "Tôi đi đóng cửa tịch liêu

 Cho tan niềm cô độc

 Cho buồn tênh đổ dốc

 Cho nụ cười điểm hoa"

Giọng thơ đôn hậu, trầm lắng, nhiều chiêm nghiệm. Mặc Giang không bao giờ chấp nhận nhân vật của mình rơi vào ngõ cụt, sống trong tối tăm đau khổ:

"Xin chắp tay xua tan đi bóng tối 

Người với người thắp sáng vạn tin yêu

Tay nắm tay dang rộng khắp nhiễu điều

Treo giá gương trùm năm châu bốn biển"...

Đó cũng chính là nét đặc sắc trong tư tưởng nhân đạo của thơ ông. Ôi! Thời gian thấm đượm tình nhân thế, lưu cho đời biết mấy mến thương... Thơ ông đã làm vơi đi bao nỗi sầu nhân thế, gác bỏ ngoài tai chuyện lọc lừa...

Và... mưa ơi mưa! xin mưa rơi ý vị. Nắng ơi nắng, xin nắng đổ hoen vàng, xin thương người cùng người, trong cuộc sống của nhân gian!.

 ...Người bạn nghèo có mái tóc nghệ sĩ ung dung châm điếu thuốc, rít một hơi thật sâu rồi nhả ra từng làn khói trắng bồng bềnh, nhẹ nhàng bay lên không trung, cuộn tròn như áng thơ tuyệt tác của thi sĩ Mặc Giang đang nhởn nhơ, mấp máy hé môi cười trong gió nắng. Ông gật đầu cười bảo: "Mặc Giang đã dọn những chông gai, đã đào xới những mảnh đất khô cằn sỏi đá, gieo hạt giống tình thương, ươm những loài hoa bất tử để dâng cho đời. Ngày qua ngày, miệt mài đốt những dây mơ rễ má, trồng cây xanh tươi. Cuộc sống đã có những hàng thông vi vu điệu nhạc mãi luôn reo cười trong gió nắng..."

Và trong quán cà phê kia, bao nhiêu người đang thả hồn theo điệu nhạc, những căng thẳng mệt mỏi sau một ngày làm việc đã tan vào hư vô, bởi thơ Mặc Giang đã đồng cảm rung lên, ngân nga thành những bài ca lay động theo từng câu chữ, từng giai điệu mượt mà như cánh đồng lúa nếp ngát hương giữa chiều quê thoang thoảng êm ru, nhẹ đưa... Ai không một lần tìm lại mình giữa chợ đời... để rồi... tâm hồn xao xuyến bâng khuâng, thương người, thương quê : ''Cần Thơ ơi nhớ mãi!'', ''Nhớ Huế quê tôi" hay "Đà Lạt mến yêu", và "Mai em có về", "Bình Định quê tôi"!...

"Quê hương tôi Bình Định đó, Tây Sơn xưa còn vang vọng mãi. Ai xa quê lòng hoài mong. Tay run run giọt mừng rơi. Tay nâng niu đón người về. Tóc ngã màu tình quê ơi, tay run run nhớ nào nguôi". Lời ca bay bỗng nhẹ nhàng như làn mây bồng bềnh nhỡn nhơ lên tận trời xanh, tâm hồn ta trở nên thư thái.

Cuộc trò chuyện có vẻ lãng mạn, ly cà phê mới bắt đầu nhỏ giọt, người nghệ sĩ hớp một chút êm đềm vị đắng rồi bảo:

"Tôi suy nghĩ chưa ra thì Mặc Giang đã làm xong một bài rồi. Tôi vừa làm xong một bài thì thi sĩ đã viết hơn cả chục bài... tuyệt vời quá!". Xưa nay, những nhà văn, nhà thơ lớn tên tuổi thường gắn với nhân vật điển hình do mình sáng tạo ra. Nhắc đến Nguyễn Du, người ta thường nhớ tới nàng Kiều. Nhắc đến Nguyễn Tuân, người ta thường nghĩ đến một Huấn Cao chữ như rồng bay phượng múa, người nghệ sĩ tài hoa có thiên lương trong sáng. Nhắc đến Hồ Xuân Hương, người ta thường nghĩ đến thân phận người phụ nữ... và nhắc đến Mặc Giang, ta thường nghĩ đến cả con ngườithế cuộc :

"Có người hỏi từ đâu tôi cảm hứng

Để mở đầu và viết những vần thơ

Tôi bảo rằng cuộc sống ấy là thơ

nhân thế, đó là nguồn cảm hứng"

Đất nước và dân tộc kinh qua bao thời chinh chiến, nhiều văn thi nhân đã phóng ngòi bút của mình tràn theo khói lửa tựu thành những sáng tác phẩm ngất trời thi sử hùng ca bi thiết, và ươm vọng chất lãng mạn lung linh giữa nhịp sóng đứt đoạn, bước lỡ bên cầu, giọt châu đêm vắng, với ước mơ rơi rụng chín sầu mùa mới đơm bông. Cho đến ngày hôm nay, thời đại văn minh, con người luôn chạy theo những đam mê vật chất, bị cuốn hút trong mê hồn trận nhục dục bởi những hấp dẫn mời gọi đầy hư ảo do chính mình dàn dựng lên. Do thế, chưa một lần nhận ra thực tại của tự thân, của vũ trụ vạn hữu đúng như chân tướng của nó, nên dù cánh cửa giải thoát luôn gần kề trước mắt mà không ai đặt chân vào. Vì lẽ đó, thi sĩ Mặc Giang đã kịp cho ra cả một rừng thơ, biển thơ, được biểu trưng bằng phóng quang, ngọc minh châu, cây đuốc ngọn đèn, giúp con người tỉnh thức:

"Khắc một triện son treo thiện mỹ

Gắn một dấu ấn lộng tấm gương

Không gì hơn tiếng nói tình thương

Trao nhân thế đèn từ tâm sáng tỏa"

Thơ Mặc Giang thực sự là luồng sinh khí mới thổi vào kiếp nhân sinh những bước tiến thăng hoa và chuyển hóa dòng đời. Cứ nhìn đời, lao vào đời là thấy thơ Mặc Giang, chẳng phải là cái gì xa vời, là cái gì mơ ước viễn vông mà nó rất thực, cho nên nó đi vào cuộc đời. Sự sống một cách hiện hữu. Chúng ta thực sự hữu duyên, hữu phước để đón nhận thơ Mặc Giang, cũng là nhận được một tấm lòng, một biển tâm, một tình thương yêu vô bờ bến không biết nói sao cùng, để nụ cười hé nở như đóa hoa tươi vừa khởi sắc nghinh hương, để được cầm cái bắt tay thân thiện, dìu dắt nhau trên lối đi về cho tình đời, nghĩa đạo thêm thắm, thêm tươi và thêm ấm lòng nhân thế:

"Về đây đạo lý tuyệt vời

Ấm êm cảnh sắc thảnh thơi tâm hồn

... Về đây tìm lại nụ cười

Lá tươi thêm thắm hoa tươi thêm màu

Về đây thân thiện cho nhau

Tình đời nghĩa đạo bớt đau bớt sầu"

Lời thơ hòa ca vang vọng, ta tưởng chừng như sóng nước Hương Giang lung linh ánh trăng huyền xao động, văng vẳng nhịp nhàng. Tình thơ ai bàng bạc giữa trăng ngàn, lòng người chứa chan. Từng nét bút dạt dào, Mặc Giang đã dâng thơ...! Mặc cho đời sớm chiều mưa nắng, mặc cho ai lọc lừa lợi danh, mong cho cuộc sống an lành, thương yêu, nhân đức tấm lòng vị tha...

Xin hãy góp nhặt pháp bảo, gom hết vần thơ thi sĩ gieo vào tàng thức của mình, để trong cuộc đời đau khổ này luôn có thơ hay chính là tình thương của thi sĩ hiện-hạnh- huân-chủng-tử. Thăng hoa cuộc sống, chuyển hóa khổ đau thành an lạc

"Cam lồ pháp nhũ thấm sâu

Muôn phương ân hưởng đạo mầu từ bi"

Ôi! đọc những dòng thơ Mặc Giang trong những tháng ngày thao thức tình đạo, lòng người như được gọt giũa bụi trần trong đời ngũ trược, thắm hương tịnh giới thoát kiếp trầm luân, và sực tỉnhtử sinh nơi tam giới:

"Từ dưới đất cây vươn lên đấy chứ

Qua thời gian cây đâm lộc nảy chồi

Dù cây non hay đại thọ sống đời

Cõi vô thường băng ngang dòng cát bụi"

 Kính lạy mẹ hiền Quán Thế Âm ! Trong dòng chảy luân lưu của pháp bảo, dưới ánh hào quang của Ngài, có những người con chí hiếu, quảng đại đang sống hết mình giữa tinh thần vô ngã, hoạt dụng mà hóa thân khắp cõi trần ai, để ôm ấp, vỗ về, nâng niu từng mảnh đời cơ cực ''Tôi là người đạp xích lô, tôi là người câm, tôi là người mù..." Nơi nào thi sĩ hóa thân thì nơi đó có dòng nước mắt của con người hiện hữu, âm thầm tuôn chảy khóc cùng tác giả

"Ai bảo rằng người lớn khóc khó coi

Khóc cũng tím lòng, khóc cũng mềm môi" 

Có những đêm dài thao thức canh thâu, nhà thơ của chúng ta không ngủ được vì thương người, thương đời, nước mắt chúng sanh quả là nhiều hơn nước bốn biển. Cho nên hai con mắt xót đỏ ngầu trắng canh, ngẫm thế cuộc thì: 

"Vành mi khô ngấn lệ

Nhỏ hai giọt lăn tròn"

Và lại có những đêm khuya thức giấc, bỗng thấy lệ thầm rơi ướt gối: 

"Giật mình tỉnh mộng đêm qua

Sờ trên gối mộng, gối đà đẫm sương"

Mặc Giang hay ''Lệ Giang"...? 

...Thơ văn có chỗ đứng trên thi đàn văn học phải là thơ văn độc sáng và khai phá, được gạn lọc kỹ càng qua chiếc búa đập vỗ thế nhân, vượt qua không gian để tránh sự chiếu lệ cảm tính tạc thù, vượt qua thời gian để không câu nệ tính ngã nhân cố thủ. ''Con người mong muốn những tác phẩm văn học, thơ ca có nội dung chân thực phong phú, hình thức trong sáng, thấm đượm tình người. Khi chưa xem thì muốn xem, xem rồi thì bổ ích". Thơ Mặc Giang đã là áng thơ bất hủ như vậy, nó có sức sống lâu bền trước thời gian và lòng người. Thơ mang một nét tinh túy riêng, một cốt cách riêng chan chứa tình đạo, tình đời, giúp con người hiểu biết giáo pháp, chân tướng vạn hữuthực hành. Đó là một điều đáng trân trọng mà chưa một nhà thơ nào đã thể hiện được mình đã đứng vững trên diễn đàn thơ ca như vậy: 

" Khói hương mờ tỏa hương trầm

Chấp tay em nguyện lâm râm

Mắt mơ nhìn lên Đức Phật

Đài sen nở cánh thì thầm" 

Đọc thơ Mặc Giang, chúng ta sẽ kinh nghiệm được sự vô thường bên trong của ta. Nhờ đó, con người có thể xả bỏ, không dính mắc vào cái chuyển biến của thân và tâm: 

 "... Thỏng cánh tay buông

 Mọi hư thực, thực hư như huyễn mộng'' 

Cái triết lý sắc không trong thơ mang tính chất thiền, sống tiêu dao quên ngày tháng, quên hết những bận rộn tranh đua giữa trường đời; vần thơ ấy, cốt cách ấy giúp con người hít thở sâu vào nội tâm, quán chiếu, hồi đầu, nhận diện... Đây là dịp hi hữu, là chốn lý tưởng để ta thám hiểmkhám phá chính mình. Đó chính là việc làm cao quý và thánh thiện, loại trừ phiền não trong tâm mà thi sĩ đã giúp ta:

"Tôi đi đóng cửa trần gian

Cho đời thôi đau khổ

Cho ngày mai rạng rỡ

Cho tình người nở hoa''... 

"Thơ phát khởi từ trong lòng người'' (Lê Quý Đôn), và Ngô Thời Nhậm cũng đã nhấn mạnh: ''Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần". Ý kiến trên đã khẳng định vai trò quyết định của tình cảm trong quá trình sáng tác thơ ca. Thơ Mặc Giang là loại trữ tình, yếu tố cơ bản của nó là tình cảm, là tấm lòng từ cao cả bao la không thể nào tả hết. Khác với thể loại tự sự, thi sĩ không đơn thuần tái hiện hiện thực khách quan, sao chép miêu tả những sự kiện bên ngoài của đời sống.

Ngược lại, đi sâu vào bản chất của nó, tìm tòi, khai thác, phát hiện trong đời sống tâm linh nỗi khổ đau bất hạnh, nỗi trầm kha muôn thuở của con người trong mối tương quan phức tạp với hiện thực xung quanh, nên lòng thầm nguyện :

"Xin soi xuống cõi trần gian khắc khoải

Gia hộ cho thế giới khỏi điêu linh

Gia hộ cho nhân loại được an bình

Cùng chung sống trong tình người cao đẹp"

Nhà thơ luôn mở cửa nguồn tâm, cánh cửa ấy có chăng chỉ khép hờ không đóng kín bao giờ. Thi sĩ thực sự rung động trước cuộc đời, trái tim luôn luôn nhạy cảm với mọi vui buồn, sướng khổ, niềm đau hay là niềm hạnh phúc giả tạm của con người. Nhìn thế cuộc vô thường, nhân sanh thống khổ, lòng từ, biển tâm của thi sĩ đã khơi nguồn cảm hứng, xúc cảm dạt dào. Tất cả thể hiện qua cái núi thơ đồ sộ chan chứa đạo tình tuôn chảy dưới ngòi bút thi nhân.

Tứ gọi tứ, tình gọi tình và câu nọ gọi câu kia...trong âm ba tích tắc, thơ Mặc Giang hiện hữu... Nếu như trái tim lạnh lùng vô cảm thì làm sao thi sĩ có được những vần thơ diệu dụng tuyệt vời đến thế.

Không thực sự yêu quê hương đất nước, Mặc Giang không thể viết được những câu thơ mà mỗi chữ đều như châu, như ngọc:

"Mới tinh mơ mà trời chiều bãng lãng

Mới nhìn qua mà cuốn hút lê thê

Rồi một mai lại trông nữa ngày về

Bởi quê hương là khung trời muôn thuở"

Không hóa thân vào nỗi đau của thế cuộc thì thi sĩ không thể cảm thông, khóc thương, vỗ về, chia sẻ kiếp nhân sinh: "Tôi thương em bé nhà nghèo, tôi là người tù, tôi là người bán ve chai..." và dỗ dành từng thân phận đơn chiếc :

"Em ơi em,thôi em đừng khóc

Anh thay em làm gà trống nuôi con" 

Phải sống gắn bó, hòa nhập vào nỗi đau của thế cuộc, trang trải tình thương đến mức nào thì Mặc Giang mới viết lên được những vần thơ thắm tình đạo lý:

"Nước thanh lương vẫy cành dương cam lộ

Suối cam tuyền khơi nguồn mạch tâm linh

Người ơi người trao tiếng nói tình thương

Cho nhân thế hòa reo chung điệu sống" 

Những hình tượng thơ trên đã tác động đến người đời bằng giao cảm. Sự tiếp nhận thông tin trong thơ Mặc Giang không đơn thuần bằng sự phân tích lí trí, mà chủ yếu là sự đồng tình, đồng điệu của tâm hồn

"Một lời thơ trăng sao còn lấp lánh

Một câu thơ rừng núi khép âm u

Một ý thơ rung động cả thiên thu

Ai có hiểu và ai không có hiểu" 

Cái gốc trong thơ Mặc Giang là chân - thiện - mỹ, là đạo nghĩa, đức nhân, thi sĩ đã hướng con người nhận chân được dòng suy tưởng về triết lý, sống mà tự mình thay áo mới. ''Mây gió có hoa xinh tươi hết thảy cũng đều từ trong lòng mà ra" (Ngô Thời Nhậm). Cái gốc trong thơ Mặc Giang chính là gốc Thiện, gốc Bi. Cái đạo tâm của thi sĩ chính là thiện tâm, giàu tình cảm nhân hậu, hóa thân vào cuộc sống, yêu thương con người. Cho nên bất cứ cái gì xuất phát từ gốc Thiện đều có giá trị lâu bền. Chính gốc thiện ấy đã làm cho thơ người mang tính giáo dục, cảm hóa và hướng thiện: 

 "Xin chắp tay cùng hoan ca vang tiếng

An bình ơi nhân thế mãi ngóng trông

Tình thương ơi nhân thế mãi ước mong

Hãy xuất hiệntrở thành chân thực" 

Người ta thường nói "thơ ca, văn học là bộ bách khoa toàn thư về cuộc sống", Ănghen cho rằng, đọc tiểu thuyết Banzắc có thể hiểu về xã hội Pháp hơn nhiều ngành khoa học xã hội cộng lại. Cũng như vậy, đọc thơ Mặc Giang, ta thấy rõ toàn cảnh quê hương đất nước, con ngườithế cuộc. Và trong ánh mắt thiện cảm, trong cái nhìn từ hòa bao dung của thi sĩ, con người lúc nào cũng cần phải nắm tay nhau, dìu dắt nhau bước đi trong thế cuộc:

 "...Nước Việt Nam của người Việt Nam một cõi

 Non nước Việt Nam của người Việt Nam một phương

 Là người Việt Nam, nắm tay nhau vững bước lên đường

 Quét sạch tất cả những rong rêu bọt bèo băng tảng" 

Nét đặc biệt trong thơ Mặc Giang chính là sự khám phá những biến thái tinh vi trong cảnh vật thiên nhiên, trong nội tâm con ngườithể hiện nó bằng những vần thơ chân thật, bình dị mà cô đọng. Con người, thế cuộc là đất trời màu mỡ, là cội nguồn bất tận trong cảm hứng thơ ca của thi sĩ. Nhà thơ như con ong cần mẫn hút nhụy hoa làm nên mật ngọt cho đời.

Nói đến tình cảm thì phải nói đến thơ, bởi "thi, tâm thanh dã" tức "thơ là tiếng nói của cõi lòng vậy". Nguồn suối của tâm linh, của đạo đức đã khơi dậy nguồn hiếu đạo trong thơ đã nhắc ta : phận làm con không thể quên được thâm sâu ân nghĩa đấng song đường:

''Hoa song Đường ơn cha nghĩa mẹ

Phủ đất trời đức độ tình thương

Núi cao biển rộng khôn lường

Làm sao sánh được Song Đường mẹ cha'' 

Cảm xúc ấy đâu phải là thoáng qua trong giây phút, mà nó lắng đọng miên viễn theo tiếng lòng thổn thức. Để rồi từ đó, một thoáng khí lạnh tiết thu, một ngọn gió heo may vừa chớm, một âm thanh tí tách của giọt mưa rơi êm đềm trên mái nhà đêm..." giữa hư vô lồng lộng mấy tinh cầu, con đi tìm mẹ hư không lặng, vũ trụ ngân hà hờ hững trôi!

 ...Tất cả những hình ảnh lai láng ấy trong thơ Mặc Giang đã gợi nhớ hình bóng người mẹ hiền, người cha yêu quý, mà khi mất đi sẽ làm ngơ ngẩn thân con đời quạnh quẽ: 

"Đành chịu tạ từ nghe mẹ ơi

Từ nay con đếm bước đơn côi

Dọc đường sương gió đầy hoa trắng

Trắng cả tâm tư trắng cuộc đời''

Thi nhân đã rơi lệ cảm thương cha mẹ, làm khơi dậy niềm hiếu hạnh trong mỗi người con, nên đã viết nên những vần thơ da diết, sâu lắng, truyền cảm sang người đọc, khiến họ phải dừng lại, trầm ngâm nghĩ về cha mẹ. Tiếng nói âm thầm, liên lỉ tự đáy lòng của người con hiếu thảo đã dạt dào tuôn chảy, khơi dòng xúc cảm. Áng thơ tuyệt tác của thi sĩ Mặc Giang đã hướng tâm hồn con người tới một giá trị đạo đức, một nhân sinh quan hết sức tốt đẹp, làm cho người đọc thấy rõ thêm phong cách, tài năng, đức độ của Mặc Giang, người đã đem tinh hoa gieo vào miền đất lạ, để kẻ tha phương nhớ lại cội nguồn:

"Hỡi những ai đang mang màu hoa trắng

Hỡi những ai còn diễm phúc hoa hồng

Hiểu thâm sâu ân nghĩa đấng Song Đường

Kẻo một mai thềm hoang đong nỗi nhớ". 

...Những cơn gió cứ vô tình dong ruổi, cây trở mình làm rơi rụng bao chiếc lá vàng tươi, vần thơ thân quen của Mặc Giang đã dìu ta trên lối đi về dép cỏ... Hương đạo, tình đời phảng phất muôn nơi. Thưởng thức cái "núi thơ" đồ sộ trong ''biển tâm" của thi sĩ, nghiệm lại cuộc đời trong từng phút giây, quả thực sự tĩnh giác của chúng ta còn yếu. Do đó, những lăng xăng bên ngoài vẫn là vấn đề quan trọng đối với con người. Như vậy, dù có mong cầu, khấn nguyện phép thánh tiêu trừ giải hóa những lỉnh kỉnh cho mình cũng không bao giờ được. Phúc duyên thù thắng của ta chính là nhờ những vần thơ diệu dụng ấy của thi sĩ, đã chỉ dạy cho ta cách thức giải tỏa, tháo gỡ những vướng mắc tồn đọng ấy trong cuộc đời "dùng chánh tâm quét sạch mọi tà tâm". 

chúng ta, hãy nhìn những con sóng đại dương kia, dù gió có xô dạt đến phương trời nào đi nữa thì cuối cùng sóng vẫn trở về với bờ:

''Ở ngoài kia đại dương

Trăm ngàn con sóng đó

Con nào chẳng tới bờ

Dù muôn ngàn cách trở"

 (Xuân Quỳnh - Sóng)

Mặc Giang đã gửi thơ trên cao, trên đồi, dưới đầm sâu, qua mấy dòng sông và bãi biển nương dâu:

"Thăm khắp nơi hang cùng ngõ hẻm

Gửi cho đời, gửi cả cho tôi'' 

 Chúng ta đón nhận thơ Mặc Giang cũng chính là giúp ta nhận được nguồn tâm, khi sống được với tâm rồi thì tất cả mọi lăng xăng, những cảnh giả duyên, các hình tướng bên ngoài không làm gì được chúng ta, bấy giờ tâm hồn con người thanh thản, tự tại, giải thoát...

"Xin chắp tay cùng hoan ca vang tiếng

An bình ơi nhân thế mãi ngóng trông

Tình thương ơi nhân thế mãi ước mong

Hãy xuất hiện và trở thành chân thực.

Như dòng sông chở nặng phù sa bồi đắp cho đời những cánh đồng phì nhiêu bát ngát, như khóm hoa cằn cỗi nở cho đời những nụ yêu thương : Mặc Giang! người đã đem đến cho đời áng thơ bất hủ, là ánh bình minh quét sạch những bóng tối của đêm đen đầy băng giá, để lộ vầng thanh thiên như đúc bằng ngọc thạch phủ khắp không gian. Nhịp thơ theo từng luồng gió thơm thoảng nhẹ qua cành trúc rì rào bên khung cửa. Vài đóa cúc hàm tiếu đang nở nụ cười tươi, chim chóc thi nhau chuyền hót trên cành hòa cùng lời ca trong thơ Mặc Giang tỏa khắp không gian, hàn gắn bao vết thương lòng đè nặng trong dòng đời khổ lụy. Lời thơ được rọi chiếu vào tâm tánh chúng ta. Biển lặng, sóng ngừng thì in rõ nền trời xanh vào lòng biển cả, nước hồ thu trong lặng đã có ánh trăng thu rọi vào. Mặc Giang ơi!... Rừng thiền đã nở hoa tự thuở nào! Đứa bé sơ sinh khát sữa đã tìm về bên mẹ. Kẻ lộ hành giữa sa mạc được tắm trong dòng thơ mát ngọt bởi tình thương bao la. Hạnh phúc thay! mọi người đang thực sự sống trong tĩnh thức... Xin chắp tay hoa để... Tạ Ơn Người!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 34338)
Phát Bồ đề tâm, nói đơn giản, là trước hết, lập cái chí nguyện mong cầu tuệ giác Vô thượng Bồ đề, kế đó, phát triển tuệ giác ấy...
(Xem: 16871)
Trong các công hạnh đơn giản mà sâu dày và khó thực hiện cho vẹn toàn nhất là hạnh buông xả. Hành giả Phật giáo lấy tâm buông xả làm công hạnh hàng đầu.
(Xem: 22968)
Một chút ánh sáng nhỏ nhoi, giúp con soi tỏ những giọt mồ hôi không hình nơi mẹ. Nhưng phải tự khi làm mẹ, mới thấu vô vàn cái nhọc mẹ mang.
(Xem: 13050)
Ra khỏi bóng tối - Thích Nữ Diệu Nghiêm dịch
(Xem: 21961)
Hôm nay, mùa Vu Lan báo hiếu lại trở về trên xứ Việt, hòa chung với niềm vui lớn này, xin được san sẻ cùng em đôi điều về đạo hiếu của con người.
(Xem: 22183)
Ngài Mục Liên là một tấm gương sáng chói tượng trưng cho lòng chí hiếubáo ân. Ngài đã thực hành phép sám hối để báo ân mà cứu được mẹ thoát khỏi địa ngục.
(Xem: 14865)
Kinh Phạm Võng dạy rằng “Người Phật tử nếu lấy tâm từ mà làm việc phóng sinh thì thấy tất cả người nam đều là cha mình, tất cả người nữ đều là mẹ mình.
(Xem: 23574)
Tâm Bồ đề là tâm rõ ràng sáng suốt, tâm bỏ mê quay về giác, là tâm bỏ tà quy chánh, là tâm phân biệt rõ việc thị phi, cũng chính là tâm không điên đảo, là chân tâm.
(Xem: 24102)
Cái chết theo Tan-tra thừa là một quá trình tan biến tuần tự của thân xác vật chấttâm thức, các hiện tượng tan biến này được phân loại thành nhiều cấp bậc...
(Xem: 23633)
Quyển "THIỀN QUÁN - Tiếng Chuông Vượt Thời Gian" là một chuyên đề đặc biệt giới thiệu về truyền thống tu tập thiền Tứ Niệm Xứ của đức Phật dưới sự hướng dẫn của thiền sư U Ba Khin.
(Xem: 17142)
Tôi đã lắng nghe Krishnamurti suốt nhiều ngày. Tôi đến những nói chuyện của ông, tham gia những bàn luận, ngẫm nghĩ...
(Xem: 19350)
Chính Ðức Phật đã dạy: “Trong các sự bố thí chỉ có Pháp thícông đức lớn nhất, không có công đức nào sánh bằng” ... Thích Chân Tính
(Xem: 27062)
Phật-pháp là trí tuệ thực nghiệm dạy chúng ta nhận định được bản chất căn bản của chúng tagiải thoát chúng ta khỏi sự sa đọa thành nạn nhân đối với những huyễn tượng...
(Xem: 14421)
Hiện nay câu hỏi này là một quan tâm chính đối với mọi người, bởi vì khoa học và công nghệ hiện đại đã phơi bày rõ ràng những khả năng xảy ra sự hủy diệt to tát.
(Xem: 13837)
Điều gì cần thiết là một cái trí không bị hành hạ, một cái trí rất rõ ràng. Và một cái trí như thế không thể hiện diện được nếu nó có bất kỳ loại thành kiến nào.
(Xem: 22685)
Đức Phật Thích Ca Mâu NiPhật Bảo. Ba tạng kinh luật luận do đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết ra là Pháp Bảo. Chư tăng đệ tử xuất gia của Phật đàTăng Bảo.
(Xem: 14738)
Điều lạ thường nhất về sống của Krishnamurti là những lời tiên tri được nói về anh trong thời thanh niên đã thành hiện thực, tuy nhiên trong một hướng khác hẳn điều gì được mong đợi.
(Xem: 17355)
Để có thể lắng nghe thực sự, người ta nên buông bỏ hay gạt đi tất cả những thành kiến, những định kiến và những hoạt động hàng ngày.
(Xem: 12667)
Nhìn vào toàn chuyển động của sống này như một sự việc; có vẻ đẹp vô cùng trong nó và năng lượng vô hạn; thế là hành động là trọn vẹn và có sự tự do.
(Xem: 13862)
Lúc này chúng ta hãy quan sát điều gì đang thực sự xảy ra trong thế giới; có bạo lực thuộc mọi loại; không chỉ phía bên ngoài mà còn cả trong sự liên hệ lẫn nhau của chúng ta.
(Xem: 10409)
Một cái trí chuyên biệt hóa không bao giờ là một cái trí sáng tạo. Cái trí mà đã tích lũy, mà đã đắm chìm trong hiểu biết, không thể học hành.
(Xem: 14690)
Khi năng lượng không bị hao tán qua sự tẩu thoát, vậy thì năng lượng đó trở thành ngọn lửa của đam mê. Từ bi có nghĩa đam mê cho tất cả. Từ biđam mê cho tất cả.
(Xem: 17198)
Ngài giáng sinh nơi vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini), thành đạoBồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya), thuyết bài Pháp đầu tiên tại vườn Lộc Uyển (Sarnath) và nhập Niết Bàn tại Câu Thi Na...
(Xem: 12544)
Chúng tathói quen tạo ra một trừu tượng về sợ hãi, đó là, tạo ra một ý tưởng về sợ hãi. Nhưng chắc chắn, chúng ta không bao giờ lắng nghe tiếng nói của sợ hãi đang kể câu chuyện của nó.
(Xem: 12697)
Có một khác biệt giữa không gian bên ngoài, mà vô giới hạn, và không gian bên trong chúng ta hay không? Hay không có không gian bên trong chúng ta gì cả và chúng ta chỉ biết không gian bên ngoài mà thôi?
(Xem: 10356)
Chúng ta là kết quả của những hành động và những phản ứng của mỗi người; văn minh này là một kết quả tập thể. Không quốc gia hay con người nào tách rời khỏi một người khác...
(Xem: 28715)
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma khích lệ chúng ta hãy triển khai lòng tốttình thương yêu mà Ngài luôn luôn quả quyết là những phẩm tính ấy đều đã có sẵn trong lòng mỗi con người chúng ta.
(Xem: 10697)
Sự liên hệ giữa bạn và tôi, giữa tôi và một người khác, là cấu trúc của xã hội. Đó là, liên hệ là cấu trúc và bản chất của xã hội. Tôi đang đặt vấn đề rất, rất đơn giản.
(Xem: 11129)
Lúc này tôi nghĩ có ba vấn đề chúng ta phải thấu triệt nếu chúng ta muốn hiểu rõ toàn chuyển động của sống. Chúng là thời gian, đau khổ và chết.
(Xem: 16872)
Phật pháp cho trẻ em - Tác giả: Jing Yin và Ken Hudson - Minh họa: Yanfeng Liu - Biên soạnchuyển ngữ: Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 15765)
“Đông du” ngày nay đã trở thành một từ quen thuộc. Không chỉ đối với các nhà thám hiểm, khách du lịch, người khảo sát văn hóa, mà cả những nhà khoa học, nhà triết học.
(Xem: 13338)
Khai sáng không lệ thuộc thời gian. Thời gian, ký ức, hồi tưởng, nguyên nhân – chúng không tồn tại; vậy thì bạn có thấu triệt, thấu triệt tổng thể.
(Xem: 12552)
Sự lèo lái của sinh lý học, mặc dù là một phần của điều mà phương Tây chúng ta gọi là “tự nhiên,” từ quan điểm Phật giáo, chính là một phần cơ cấu của luân hồi sinh tử.
(Xem: 11356)
Có lẽ rất xứng đáng khi dùng một ít thời gian cố gắng tìm ra liệu cuộc sống có bất kỳ ý nghĩa nào hay không. Không phải cuộc sống mà người ta sống, bởi vì sự tồn tại hiện nay chẳng có ý nghĩa bao nhiêu.
(Xem: 13027)
Thiền định là hành động mà đến khi cái trí đã mất đi không gian nhỏ xíu của nó. Không gian bao la này mà cái trí, cái tôi, không thể đến được, là tĩnh lặng.
(Xem: 19307)
Lắng nghe là một nghệ thuật không dễ dàng đạt được, nhưng trong nó có vẻ đẹp và hiểu rõ tuyệt vời. Chúng ta lắng nghe với những chiều sâu khác nhau của thân tâm chúng ta...
(Xem: 12246)
Chắc chắn, giáo dục không có ý nghĩa gì cả nếu nó không giúp bạn hiểu rõ sự rộng lớn vô hạn của cuộc sống với tất cả những tinh tế của nó, với vẻ đẹp lạ thường của nó, những đau khổhân hoan của nó.
(Xem: 28604)
Sách này đặt tên "Kiến Tánh Thành Phật", nghĩa là sao? Bởi muốn cho người ngưỡng mộ tên này, cần nhận được lý thật của nó. Như kinh nói: "Vì muốn cho chúng sanh khai, thị, ngộ, nhập tri kiến Phật".
(Xem: 10045)
Chúng ta dường như không bao giờ nhận ra rằng nếu mỗi người chúng ta không thay đổi triệt để trong căn bản thì sẽ không có hòa bình trên quả đất...
(Xem: 21518)
Các sự gia hộ được nhận qua các luận giảng này về sáu giai đoạn chuyển tiếp giống như một con sông nước dâng cao vào mùa xuân...
(Xem: 12788)
Kêu gọi thế giới là tựa của một quyển sách vừa được phát hành tại Pháp (ngày 12 tháng 5 năm 2011), tường thuật lại cuộc tranh đấu bất-bạo-động của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma hơn nửa thế kỷ nay...
(Xem: 17824)
Luật nhân quả không phải là luật riêng có tính cách tôn giáo. Trong vũ trụ, thiên nhiên, mọi sự vật đều chịu luật nhân quả, đó là luật chung của tự nhiên.
(Xem: 26227)
Đức Phật đã dạy chúng ta những cách sửa soạn bản thân cho sự chết bí ẩn và tận dụng những trạng thái của sự chết để tu tập. Nhiều vị Thầy đã viết sách về đề tài này.
(Xem: 11704)
Tốt lành chỉ có thể nở hoa trong tự do. Nó không thể nở hoa trong mảnh đất của thuyết phục dưới bất kỳ hình thức nào, cũng không dưới bất kỳ cưỡng bách nào...
(Xem: 10848)
Mọi hình thức thiền định có ý ‎thức không là một sự việc thực sự: nó không bao giờ có thể là. Cố gắngdụng ý khi thiền định không là thiền định.
(Xem: 22745)
Nếu hay tu trí tuệ thì không khởi phiền não. Trí tuệ vô ngã có thể từ chỗ nghe Phật pháp, thể nghiệm Phật lý, phản quan tự ngã, nhìn thấu nhân sinh mà có được.
(Xem: 12034)
Ngôi chùa nhỏ nằm khiêm tốn trong khoảng đất rộng đầy cây trái. Buổi tối, mùi nhang tỏa ra từ chánh điện hòa với mùi thơm trái chín đâu đó trong vườn.
(Xem: 10601)
Trước khi thành Thiền sư, Trúc Lâm đại sĩ đã từng làm vua nước Đại Việt. Đó là vua Trần Nhân Tông, người đã từng đẩy lui cuộc xâm lăng của quân Mông Cổ.
(Xem: 11392)
Tất cả mọi pháp hiện hữu, bắt đầu là cái Tôi, chẳng là gì cả ngoại trừ là những thứ được định danh. Không có các uẩn, không có thân, tâm, ngoại trừ những gì đã được ta quy gán.
(Xem: 11521)
Tư tưởng vị tha mong đạt được giác ngộ vì tất cả chúng sanh là một quan điểm vô cùng kỳ diệu! Khi bạn phát bồ đề tâm, bạn bao gồm tất cả mọi người, mọi loài trong ý tưởng làm lợi lạc cho họ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant