Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

03. Con sông thiêng

11 Tháng Hai 201200:00(Xem: 10250)
03. Con sông thiêng
MÙI HƯƠNG TRẦM
Nguyễn Tường Bách
(Ký Sự Du Hành Tại Ấn Độ, Trung Quốc, Tây Tạng)

PHẦN THỨ NHẤT: DƯỚI CHÂN HY MÃ

CON SÔNG THIÊNG

Thương nhân thường có quá ít thời gian, quá ít tâm trí. Họ dành thời gian để tính toán và tâm trí để phàn nàn nguyền rủa. Cuộc sống vốn đã đầy phiền muộn, thương nhân phương Tây đi công tác tại các nước châu Á lại càng gặp lắm vấn đề. Ðối tác của họ thì phức tạp, thời tiết thì viêm nhiệt, khách sạn thì chật chội, môi trường thì ô nhiễm. Làm sao họ yêu được đất nước đó mà để tâm tìm hiểu ?

Một khi môi trường ô nhiễm thì những con sông là kẻ chịu bất hạnh trước nhất, là chỗ chứa rác khổng lồ. Tại những thành phố lớn như Hồ Chí Minh hay Bangkok, kênh lạch là những nơi mà dân chúng còn bịt mũi tránh xa, nói gì đến thương nhân. Ðâu mấy ai biết những dòng nước hôi thối đó bắt nguồn từ những ngọn núi xa xôi mà nguồn nước của chúng xanh hơn ngọc, trong vắt không chút bợn nhơ. 

Ðến Delhi cũng thế, tôi ngán ngẫm thứ bụi vàng đeo bám áo quần, mùi xú uế luôn luôn có mặt trong không khí và mỗi lần qua các cầu bắc ngang kênh lạch, tôi vẫn nhớ đến kinh Nhiêu Lộc trong thành phố của mình cũng không khác bao nhiêu. Thành phố nào hình như cũng xây dựng trên một con sông. Không hẳn như thế. Tôi đã từng đi qua những miền sa mạc mênh mông ở Bắc Phi và đã thấy thế nào là vùng đất khô cằn trên thế giới. Ðó là những vùng mà đi hàng trăm cây số người ta không hề thấy bóng dáng một con sông, một dòng lạch, chỉ toàn là cát và cát ngút ngàn.

Trước mắt kẻ lữ hành như tôi, chân trời lại chân trời toàn những cồn cát nối nhau xuất hiện. Ở vùng đất đó chỉ có loại bụi gai thấp nhỏ là có thể sống, chỉ có loài lạc đà mới chịu nổi cơn khát. Ðến một vùng nọ, sau đoạn đường dài đầy cát người ta dẫn tôi cho đi xem « ốc đảo », chúng là những điểm hấp dẫn của du khách. Trong ốc đảo, người ta hãnh diện chỉ cho thấy một vùng xanh tươi với đậu cải, cam mía, nhất là chà-là. Tôi bỗng nhớ Việt Nam, đó hẳn là một vùng ốc đảo mênh mông với hàng chục ngàn con sông lớn bé. Châu Á khác Bắc Phi ở chỗ nơi đây trời phú cho nhiều sông, mỗi con sông là suối nguồn của cả một vùng kinh tế và cả một nền văn hóa. Con sông hẳn phải là bà mẹ nuôi dưỡng đời sống nên ngày xưa mới đầu người ta tụ nhau bên bến sông và trải qua bao thế kỷ mà thành phố xá. Thế nhưng con người sớm vô ơn bạc nghĩa với sông, xem sông là nơi tha hồ đổ xả để rồi ngày nay qua sông người ta nặng lời nguyền rủa.

Tôi cũng nguyền rủa mùi xú uế bốc lên từ các kênh lạch tại Delhi. Tôi không biết rằng các kênh lạch đó là những nhánh của sông Yamuna, bắt nguồn từ Hy-mã lạp sơn. Trong huyền thoại Ấn Ðộ, sông Yamuna là hiện thân của con gái của thần mặt trời Vivasvat. Nàng con gái Yamuna này lấy người anh sinh đôi của mình là Yama để trở thành cặp tình nhân đầu tiên của loài người. Ngày nay không còn mấy ai biết truyện tình kỳ lạ này nữa, những chiếc cầu bắc qua Yamuna trở thành các trục giao thông với dòng xe cộ chạy hối hả. Ngày nọ, trên một chiếc cầu của Yamuna xe taxi của tôi đi có lẽ đã gây một tai nạn chết người.

Xe đang chạy tự nhiên hư máy đứng lại. Ngồi băng sau nhìn lui tôi thấy một chiếc xe gắn máy từ xa băng băng chạy đến, người lái xem ra không thấy xe hư đang đứng yên trên cầu. Nỗi đau của tôi là thấy sờ sờ tai nạn sắp xảy ra mà không làm gì được. Một tiếng “bụp“ khô rốc vang lên, người lái xe bay về phía trước dễ chừng năm bảy mét quằn quại trên đường. Mọi người chạy ào tới. Không nói với tài xế một tiếng, tôi mở cửa xách cặp bước ra xe, đi như chạy. Thần Vivasvat hãy cứu độ người đó, còn tôi, tôi phải giữ thân mạng cho mình, lỡ có ai nóng tính hành hung tôi thì sao, dù sao tôi cũng có chút lỗi. Mong thay anh ta không chết, mong thay anh ta đến được sông Hằng mà tắm.

Sông Hằng thì ra khá gần Delhi, chỉ cần đi khoảng 60 km là đến. Hằng hà mà người Ấn gọi là Ganga, ngày đến đó tôi không ngờ đời mình có lúc đến thăm con sông thần thoại này. Từ ngày hiểu “hằng hà sa số“ là cách nói trong kinh Phật, “nhiều như cát sông Hằng“, tôi gắn liền sông Hằng với Phật và xem đó là một huyền thoại. Ðối với tôi, sông Hằngbiểu tượng của Phật giáo Ấn Ðộ. Ngày xưa tôi có nghĩ đời mình sẽ thấy tháp Eiffel của Pháp nhưng không nghĩ mình sẽ đến sông Hằng. Bởi thế tôi xúc động xiết bao khi tài xế kêu lên “Ganga“. Sông Hằng đây sao ? Thật không hỡi anh lái xe?

Sông Hằng, con sông thiêng chảy từ ngón chân của thần Vishnu, « bị buộc phải rời thượng giới mà đến với trần gian » là đây. Nhưng hằng hà sa số cát đâu, tôi không thấy hạt nào cả. Ðoạn này của sông Hằng mà tôi đến thăm lần đầu là thượng nguồn sông Hằng, đó là nơi nước chảy với lưu lượng rất mạnh, hai bên bờ không hề có cát. Nước sông màu xanh lục, trên sông có chỗ nước sôi réo bạc đầu. Ðoạn sông Hằng này là một nơi tấp nập người qua kẻ lại, du khách khá nhiều.

Ðây được xem là một đoạn sông thiêng nhất, hai bên bờ khá nhiều đền thờ. Và đúng như tôi chờ đợi, tín đồ Ấn Ðộ giáo tắm gội rất nhiều dù trời đang lạnh. Thú vị thay khi thấy trẻ con bị cha mẹ dội nước lên đầu, chúng run cầm cập. Tôi nhớ thời thơ ấu của mình, chúng tôi cũng run như thế trong mùa đông khá lạnh của miền Trung. Tại sông Hằng, trẻ con miễn cưỡng để dội nước, miệng lầu bầu, còn người lớn xuống sông bơi lặn, mặt mày thành khẩn, miệng lâm râm. Hai bên bờ sông người ta xây kè xi măng với hàng chục dây xích sắt để tín đồ níu lại, khỏi bị nước cuốn trôi. 

Con sông thiêng này xuất phát từ dãy Hy-mã, nó có tới ba nguồn lớn, chúng chập nhau tại Devaprayag và từ đó mới mang tên Hằng hà. Một nguồn chính của Hằng hà xuất phát từ Gangotri, cao 6771 m. Từ đây đến Devaprayag nhánh này mang tên Bhagirati vì ngày nọ có một vị thánh nhân tên là Bhagirata khẩn cầu con sông của thượng giới hãy hiện xuống cho cõi trần. Vì thế mà có sông Hằng, và vì thế mà sông thiêng liêng “bực dọc“ phải rời thiên giới.

Hằng hà chảy ra đến tận vịnh Bengale, xuyên qua vùng thánh địa Bihar, nơi bao nhiêu thánh nhân ra đời và hoạt động. Huyền Trang Tam Tạng đến sông thăm sông Hằng khoảng năm 630, viết trong Ðại Ðường Tây Vực ký: “Gần nguồn sông rộng khoảng ba lý, đến cửa sông bề rộng khoảng mười lý. Nước sông xanh đậm, màu nước luôn luôn thay đổi...Ai tắm sông này người đó sẽ được rửa sạch mọi tội lỗi, ai chết ở sông này sẽ được sinh về cõi trời“. Về sau tôi đến Varanasi, đó là một thành phố phồn vinh suốt hai ngàn năm qua, nơi có sông Hằng chảy qua.

Nơi đây sông Hằng hết “bực dọc“, êm đềm hầu như nước không chảy, bề rộng rất lớn, không biết đúng “mười lý“ không. Nhưng nơi đây tôi thấy cát, cát nhiều vô tận. Ôi, có phải cát này cũng là cát mà Phật thấy cách đây hai ngàn năm trăm năm không, để có từ “hằng hà sa số“. Chắc đúng thế thôi, khoảnh thời gian đó đối với con người là dài nhưng thấm vào đâu với núi non đất cát. Hơn thế nữa thời gian hầu như ngừng lại tại Ấn Ðộ, bên bờ Varanasi người ta vẫn đốt xác, vẫn tắm gội, vẫn thả tro theo sông, vẫn ngồi thiền định khi mặt trời vừa lên. Nơi đây chỉ cách vườn Lộc Uyển chưa đầy chục cây số, chỗ Phật giảng pháp lần đầu. Hỡi các hạt cát dưới chân ta, trong các ngươi hạt nào có hân hạnh in dấu chân đức Thế Tôn ?

Hy-mã lạp sơn không phải chỉ là nguồn của Yamuna và Hằng hà, đó là nguồn của các con sông đầy uy lực của châu Á. Từ vùng Ngân sơn xuất phát thêm bốn con sông lớn nữa. Ðó là Tsangpo hay Brahmaputra chảy về hướng đông ra vịnh Bengale, nó được người Tây Tạng mệnh danh là “chảy từ hàm ngựa“. Nó chảy qua phía nam Lhasa, bọc quanh một đỉnh núi tuyết cao hơn 7700 mét trước khi rời cao nguyên để đi về biển. Phía tây Ngân sơn là chỗ xuất phát của sông Sutlej, nó được xem từ “miệng voi“.

Sutley về sau hợp nhất với sông Indus, một con sông mạnh mẽ chảy về biển Á-rập phía tây Ấn Ðộ. Indus, được xem từ “miệng sư tử“, cùng với Bramaputra là hai cánh tay khổng lồ ôm bán đảo Ấn Ðộ. Phía nam Ngân sơn là chỗ xuất phát của sông Karnali, mang tên từ “miệng chim công“, nó chảy dài đến Patna, hợp nhất với Hằng hà gần đó. Patna ngày xưa tên gọi là Hoa Thị Thành, nơi Phật thường ghé thăm và nơi sinh của hàng chục vị Tất địa của thế kỷ thứ tám thứ chín sau công nguyên. Bốn con sông lớn đó với bốn linh vật của các vị Thiền Phật là một lẽ mà tại sao Ngân sơn được xem là một man-đa-la vĩ đại, là hiện thân của núi Tu-di trong thế giới này.

Phía đông của cao nguyên Tây Tạng là chỗ xuất phát của nhiều con sông lớn nữa, trong đó có Hoàng Hà, Trường Giang và Cửu Long. Hoàng Hà và Trường Giang là hai con sông trọng yếu nhất của Trung Quốc, dòng chảy của chúng là quê hương của một nền văn hóa thâm hậu nhất của loài người mà về sau tôi sẽ đi thăm. Còn Cửu Long là nguồn sống của nhiều nước miền Ðông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Nếu lấy cao nguyên Tây Tạng làm tâm điểm, vẽ một vòng tròn bán kính chưa đến ngàn cây số thì vòng tròn đó bao gồm tất cả nguồn cội của những con sông nói ở trên.

Chỉ điều đó thôi đã gây cho tôi một lòng kính sợ đối với cao nguyên Tây Tạng, “nóc nhà của thế giới“. Ðúng, không phải là sự ngẫu nhiên khi ánh sáng của minh triết loài người xuất phát từ vùng đất lạ lùng này. Tôi đã đến Cửu Long giang miền tây nam bộ và từng thấy con nước mãnh liệt của nó. Nguồn của nó không phải tầm thường, dòng sông đó là anh em với Hằng hà, Trường Giang, nó mang khí lạnh của Hy-mã, sức sáng của tuyết trắng, sự uy nghi của non cao, cái bí ẩn của các man-đa-la vô hình.

Nếu nó có bị ô nhiễm thì cũng vì con người bạc nghĩa, thế nhưng dù thế nó vẫn nhân hậu sống theo người. Nó vẫn không hề mất tính thiêng liêng của nguồn cội và vì tâm người ô nhiễm nên cảm nhận chúng nhiễm ô. Về sau, tôi còn đến Hằng hà nhiều lần trên bước lữ hành tại Ấn Ðộ cũng như sẽ có dịp đi dọc Trường Giang qua những vùng linh địa của Trung Quốc. Rồi lại có ngày tôi đã đến cao nguyên Tây Tạng, đi dọc sông Tsangpo chảy từ hàm ngựa và thở hít không khí loãng trên miền đất cao 4000m trong man-đa-la vĩ đại của địa cầu. Một ngày nào đó hy vọng tôi sẽ có dịp đến thượng nguồn Cửu Long, sẽ thấy một màu nước xanh lục như màu nước Hằng hà và sẽ nhớ về miền tây nam bộ của mình.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10426)
Tập Kỷ Yếu này ghi nhận lại những cảm nhận, những kỷ niệm, những hình ảnh sinh hoạt của Trường Hạ Minh Quang như một món quà tinh thần kỷ niệm cuối khóa cho mọi hành giả tham dự khóa tu... Giáo Hội ÚC Châu
(Xem: 9534)
Em muốn nói chuyện với tôi, bởi vì trong thâm tâm, em chưa mất hẳn niềm tin nơi tất cả chúng tôi. Và tôi muốn nói chuyện với em, bởi vì có lẽ tôi là một trong những người chưa chịu đầu hàng cuộc đời... Nhất Hạnh
(Xem: 9245)
Toàn bộ mục tiêu của tôn giáophổ cập từ ái và bi mẫn, nhẫn nhục, bao dung, khiêm tốn, tha thứ... Dalai Lama
(Xem: 31221)
Tập truyện này không nhắm dẫn chúng ta đi vào chỗ huyền bí không tưởng. Chỉ cần trở lại với tâm bình thường, một tâm bình thường mà thấy đất trời cao rộng vô cùng.
(Xem: 20698)
Những bài nói chuyện trong tập sách này được đề cập đến những vấn đề rất tổng quát của tâm, nhân dịp Lạt ma Yeshe đi thuyết giảng vòng quanh thế giới lần thứ hai cùng với Lạt ma Zopa...
(Xem: 23088)
Thơ Văn Lý Trần - Nhà xuất bản: Khoa Học Xã Hội 1977, Nhiều Tác Giả
(Xem: 17693)
Đức Phật nêu lên tánh không như là một thể dạng tối thượng của tâm thức không có gì vượt hơn được và xem đấy như là một phương tiện mang lại sự giải thoát... Hoang Phong dịch
(Xem: 11614)
Mục đích có được thân người quý báu này không phải chỉ để tạo hạnh phúc cho chính mình, mà còn để làm vơi bớt khổ đau, đem lại hạnh phúc cho người. Đó là mục đích đời sống.
(Xem: 21360)
Theo giáo lý đạo Phật, tâm là nhân tố chính trong mọi sự kiện hay việc xảy ra. Một tâm lừa dối là nguyên nhân của mọi kinh nghiệm mùi vị của samsara...
(Xem: 8741)
Đại ý bài kinh đại khái nói về việc ngài Anan thưa hỏi đức Thế Tôn về việc phụng sự Phật phápkiết tường hay hung tai? HT Thích Minh Thông
(Xem: 22126)
Bồ đề tâm, nghĩa là “tư tưởng giác ngộ”, nó có hai phương diện, một hướng đến tất cả chúng sanh và một tập trung vào trí huệ.
(Xem: 13297)
Cuốn sách Cuộc Tranh Đấu Lịch Sử Của Phật Giáo Việt Nam được Viện Hóa Đạo GHPGVNTN xuất bản vào năm 1964... Nam Thanh
(Xem: 38443)
Tuyển tập 115 bài viết của 92 tác giả và những lời Phê phán của 100 Chứng nhân về chế độ Ngô Đình Diệm
(Xem: 13353)
Nhà Sư Vướng Lụy hay truyện Con Hồng Nhạn Lưu Ly - Nguyên tác Tô Mạng Thù; Bùi Giáng dịch
(Xem: 24262)
Lược Sử Phật Giáo Trung Quốc (Từ thế kỷ thứ I sau CN đến thế kỷ thứ X) - Tác giả Viên Trí
(Xem: 14933)
50 năm qua Phật Giáo chịu nhiều thăng trầm vinh nhục, nhưng không phải vậy mà 50 năm tới Phật Giáo có thể được an cư lạc nghiệp để hoằng pháp độ sinh...
(Xem: 24576)
Năm 623 trước Dương lịch, vào ngày trăng tròn tháng năm, tức ngày rằm tháng tư Âm lịch, tại vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini) xứ Ấn Độ...
(Xem: 10156)
Những Điều Phật Đã Dạy - Nguyên tác: Hòa thượng Walpola Rahula - Người dịch: Lê Kim Kha
(Xem: 17600)
Quyển 50 Năm Chấn Hưng Phật Giáo Việt Nam do HT Thích Thiện Hoa biên soạn là một tài liệu lịch sử hữu ích.
(Xem: 22690)
Phật Giáo Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử của nó luôn luôn gắn liền với dòng sinh mệnh của dân tộc... Trần Tri Khách
(Xem: 22635)
Luận văn trẻ trung tuyệt vời này đưa ra phương pháp tiếp cận dựa trên truyền thống, vạch ra các giai đoạn của con đường.
(Xem: 7499)
Là người mới bắt đầu học Phật, tôi nhận thấy quyển sách nhỏ này thể hiện tốt tinh thần vừa giáo dục vừa khai sáng...
(Xem: 14059)
Kinh thành đá Gia Na là thạch kinh có quy mô lớn nhất trên thế giới, với các tảng đá ma ni trên đó khắc lục tự chân ngôncác loại kinh văn, là thắng tích văn hóa hiếm thấy.
(Xem: 27027)
Về môn Niệm Phật, tuy giản dị nhưng rất rộng sâu. Điều cần yếu là phải chí thành tha thiết, thì đạo cảm ứng mới thông nhau, hiện đời mới được sự lợi ích chân thật.
(Xem: 26786)
Tâm chân thành là tâm Phật, bạn với Phật là đồng tâm. Bốn hoằng thệ nguyện là đồng nguyện với Phật...
(Xem: 19841)
Khi gọi là điều đạo đức, người ứng dụng hành trì sẽ cảm thấy có nhu cầu hướng tới, bởi điều đạo đức luôn mang đến hạnh phúc an lành cho con người.
(Xem: 20803)
Bát chánh đạocon đường tâm linh có khả năng giúp cho người phàm trở thành bậc Thánh. Trước hết là Chánh kiến, tức tầm nhìn chân chính...
(Xem: 21346)
Đọc Bát Đại Nhân Giác để trải nghiệm các giá trị cao siêu trong từng nếp sống bình dị, theo đó hành giả có thể tự mình mở mắt tuệ giác, trở thành bậc đại nhân...
(Xem: 13204)
Do sức ép của công việc, sức ép của mọi thứ trong xã hội đã làm thay đổi cấu trúc đời sống sinh hoạt gia đình truyền thống mà các sắc dân ở các nơi đã phải đối diện.
(Xem: 13332)
Thật không ngoa chút nào, khi tạp chí Chùa cổ Bình Dương cho rằng, chùa Tây Tạng là "dấu ấn đầu tiên của Mật tông”.
(Xem: 29797)
Sự khai triển của Phật giáo đại thừa kết hợp với các dân tộc có nền văn hóa khác nhau đưa đến sự xuất hiện nhiều trình độ hiểu biết Phật giáo rất đặc sắc.
(Xem: 13876)
Tây Tạng là quê hương của những bậc thánh nhân, những vị bồ tát, những đạo sĩ sống cô tịch và độc cư nơi rừng sâu núi thẳm để tu tập thiền định.
(Xem: 13920)
Đến đây, nếu để ý bạn sẽ thấy gần như mỗi người Tây Tạng đi đâu cũng xoay trên tay bánh xe mani (một ống đồng xoay trên một trục thẳng đứng)...
(Xem: 32402)
Tịnh độ giáo là một tông phái thuộc Phật giáo Đại thừa, tín ngưỡng về sự hiện hữu của chư Phật và tịnh độ của các Ngài; hiện tại nương nhờ lòng từ bi nhiếp thụ của Phật-đà...
(Xem: 24013)
Kiến thức là gì? Nó đã được thu thập hàng nghìn năm qua hằng bao kinh nghiệm, tích trữ trong trí não như kiến thức và ký ức. Và từ ký ức đó, tư tưởng (thought) phát sanh.
(Xem: 29745)
Những lời khuyên dạy trong những trang sau đây đều căn cứ trên kinh nghiệm thực hành của Ngài Thiền Sư Ashin Tejaniya.
(Xem: 31518)
Qua quyển sách mỏng này, Susan đã chia sẻ rất chân thật các tâm trạng mà bà phải trải qua trong tuổi già...
(Xem: 34164)
Chính các ngài là những cánh tay đắc lực nhất đã giúp đức Phật hữu hiệu nhất trong công việc hoàng pháp độ sinh...
(Xem: 18422)
Tu sĩ vẫn không quay lại, đôi bàn tay với những ngón tay kỳ diệu bật lên dây đàn, mắt nhìn ra khung cửa tối - biển âm thanh xao động rồi ngưng lắng một lúc...
(Xem: 19474)
Tất cả đang im lặng trong chàng. Triết Hựu có thể nghe được, trong một lúc mười muôn triệu thế giới đang dừng lại, chỉ còn một hơi thở và một trái tim.
(Xem: 32792)
Đức Phật dạy chúng ta hãy vất bỏ mọi thái cực. Đó là con đường thực hành chân chính, dẫn đến nơi thoát khỏi sanh tử. Không có khoái lạc và đau khổ trên đường này...
(Xem: 18695)
Thuở xưa, tại khu rừng Daliko bên bờ sông Đại Hằng, có cây bồ-đề đại thọ, ngàn năm tuổi, vươn lên cao, xòe tán rộng, che phủ cả một vùng.
(Xem: 30791)
Từng Bước Nở Hoa Sen - Chén trà trong hai tay, Chánh niệm nâng tròn đầy, Thân và tâm an trú, Bây giờ ở đây... Thích Nhất Hạnh
(Xem: 16118)
Trưởng giả Tu-đạt-đa (cũng gọi là Tu-đạt) là một nhà từ thiện lớn, luôn vui thích làm những chuyện phước đức, bố thí. Ông thường cứu giúp những người nghèo khó...
(Xem: 26729)
Chùa Linh Mụ đẹp quá, nên thơ quá. Nói vậy cũng chưa đủ. Nó tịnh định, cổ kính, an nhiên, trầm mặc. Nói vậy cũng chưa đủ.
(Xem: 32578)
Khi bạn duy trì được chánh niệm trong mọi lúc, tâm bạn sẽ luôn luôn mạnh mẽ và đầy sức sống, rất trong sángan lạc. Bạn cảm thấy nội tâm mình vô cùng thanh tịnh và cao thượng.
(Xem: 39339)
Đa Văn từ lâu được nổi tiếng là nghe nhiều, nhớ giỏi. Hôm kia, chẳng biết suy nghĩ được điều gì mà chú hăm hở chạy vào gặp nhà sư, lễ phép và khách sáo nói...
(Xem: 40432)
Mục đích của cuộc đời chúng ta là để trưởng thành, là để giải quyết các vấn đề của mình một cách chánh niệmý nghĩa. Trí tuệ sẽ đến và chánh niệm cũng đến cùng.
(Xem: 19275)
“Tỉnh thức trong công việc” của tác giả Michael Carroll là tuyển tập nhiều bài viết ngắn cùng chủ đề, được chia làm bốn phần, mỗi phần đề cập đến các phương diện chánh niệm trong kinh doanh.
(Xem: 19268)
Nằm giữa mây mù và rừng nguyên sinh hoang rậm, cả hệ thống những thiền viện, am, chùa cổ hiện ra - với toà ngang dãy dọc, với ngôi tháp đá tảng xanh 7 tầng...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant