Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Bài Mới Nhất trang Văn Học
Điền Email để nhận bài mới

16. Cửu Hoa Sơn

Saturday, February 11, 201200:00(View: 11665)
16. Cửu Hoa Sơn
MÙI HƯƠNG TRẦM
Nguyễn Tường Bách
(Ký Sự Du Hành Tại Ấn Độ, Trung Quốc, Tây Tạng)

PHẦN THỨ BA
TRUNG QUỐC, XỨ SỞ CỦA BỒ-TÁT

CỬU HOA SƠN (Jiuhuashan) 

Cửu Hoa sơn nằm trong địa phận tỉnh An Huy, cách Vũ Hồ khoảng 160km về phía tây nam, đường đi đến đó rất khó khăn. Cửu Hoa sơn không được nhiều người biết đến, có khi trong bản đồ cũng không thấy ghi, nhưng đó là một đạo trường quan trọng của Phật giáo Trung Quốc, là trú xứ của Địa Tạng bồ-tát. 

Tôi đến Cửu Hoa bằng đường núi đi từ Hoàng sơn, xuyên những dãy núi trồng toàn trà. Trên những sườn non này người ta không còn thấy bóng dáng du khách, dân cư thưa thớt. Đây là những rẻo cao với nước sông khe suối trong vắt như ngọc, khí trời dịu mát và khắp nơi là những cụm trà tròn nhỏ, cây lá li ti nằm bên nhau ngút ngàn đón nắng. Những cụm trà này sống trên sườn non, chúng có thể sống trên độ cao tới 2000m. Chúng sẽ cho những đọt trà non, có khi người ta hái cả cành ngọn.

Trên Hoàng sơn và vùng núi Cửu Hoa, tôi thấy từng bao bố đựng trà, đó là loại trà "xanh", các cọng trà dài khoảng 1cm, nhìn qua như cỏ khô vô giá trị. Sản phẩm của trà thì không thể kể hết, nhưng tại Trung Quốc tôi biết thế nào là mùi vị trà xanh. Đó là loại trà không ướp bất cứ một loại thảo mộc, hoa cỏ gì khác, nó giữ nguyên dạng của trà, giữ nguyên mùi vị của đất trời mà nó thu nhận

Đi trên vùng núi rừng Chiết Giang này thì làm sao tôi quên được Lục Vũ. Ông sống trong đời Đường, là người sành pha trà, uống trà tới mức xuất thần nhập hóa, được tôn là "Trà thánh". Oâng vốn là một đứa trẻ bị bỏ rơi, được một vị hòa thượng tên là Trí Tích đem về chùa nuôi dưỡng. Vị hòa thượng này thực hành trà đạo nên từ nhỏ Lục Vũ đã pha trà cho sư phụ. Nhà vua Đường Đại Tông nghe danh Trí Tích sành uống trà, cho vời vào cung, sai cao thủ trà đạo pha một ấm trà để ông thưởng thức. Vị hòa thượng lắc đầu chê "không ngon".

Nhà vua ngầm gọi Lục Vũ vào kinh, bảo pha một ấm khác, đem tới cho Trí Tích. Trí Tích gật gù khen: "Lần này pha trà không dở, không thua học trò ta là Lục Vũ". Về sau, Lục Vũ rời chùa, đi du lãm vùng hạ lưu Trường Giang này, bổ sung tri thứckinh nghiệm về trà để trước tác bộ "Trà kinh" gồm 3 quyển, 10 chương. Tập kinh này trình bày từ cách hái trà, sao trà, nấu nước đến cách pha trà, uống trà hết sức tinh vi sâu sắc. Cuối đời, Lục Vũ về Hồ Châu tại Chiết Giang ở ẩn. Phải chăng những rẻo cao trên sườn Hoàng sơn này đã lưu dấu vị trà thánh. Đất trời của 12 thế kỷ trước phải chăng vẫn còn giữ nguyên vẹn tính chất để cho những cụm trà tròn nhỏ này mùi vị của ngày xưa mà Lục Vũ đã một thời thưởng thức? 

Đất không phải chỉ cho trà mùi thơm cao quí, đất đại biểu cho sự an nhiên bất động của bồ-tát, đồng thời là chốn ẩn mật chứa bao điều sâu kín. Có một vị bồ-tát, tính chất của Ngài là "an nhẫn bất động, giống như đại địa; vắng lặng sâu kín giống như kho sâu". Vị ấy tên là Địa Tạng và tôi đang trên đường đi đến đạo trường của Ngài ở Cửu Hoa sơn

Địa Tạng là vị được xem là người cứu hộ cho những ai không may rơi vào địa ngục. Vì thế Ngài còn có danh hiệuU Minh giáo chủ, người cứu vớt những kẻ nằm trong các chỗ thác sinh tối tăm, đau khổ. Địa Tạng cũng được xem là người cứu độ trẻ con yểu tử và lữ hành phương xa. Địa Tạng hay được trình bày như một tăng sĩ đầu tròn, tay cầm tích trượng có sáu vòng, đại diện cho lục đạo. Có khi tranh tượng vẽ Ngài mang vương miện, tay cầm gậy, ngồi trên lưng lân. Cũng như các vị bồ-tát khác, Địa Tạng ứng hiện vô số hình tướng để đến với những ai cần mình. Tại sao Cửu Hoa sơn được gọi là đạo trường của Địa Tạng

Từ thời Tây Tấn (317-420), Cửu Hoa sơn đã nổi tiếng là một cảnh núi đẹp với một cổ am do một nhà sư người Ấn Độ tên là Bôi Độ xây năm 401. Cửu Hoa gồm chín ngọn núi mà đỉnh cao nhất là Thập vương phong, đo được 1431m. Thật ra tên Cửu Hoa có từ ngày Lý Bạch đến đây, nhà thơ lớn thấy chín ngọn núi như chín đóa hoa mới đặt tên là Cửu Hoa sơn. Cùng thời với Lý Bạch có một vị hoàng tử xứ Triều Tiên, tên là Kim Kiều Giác (44). Kiều Giác nghe danh Huyền Trang tại Trung Quốc, quyết đến xứ này để tu học.

Năm 730, đó là thời kỳ của Đường Minh Hoàng và Dương Quí Phi, Kiều Giác đến Trung Quốc, nghe nói đến Cửu Hoa sơn, ông đến đó và tìm thấy ngôi cổ am nọ không người săn sóc. Kiều Giác xin gặp chủ núi Hoa sơn thời đó là một vị có tên Mẫn Công, xin một miếng đất để xây cất tự viện. Mẫn Công hỏi bao nhiêu đất, Kiều Giác chỉ xin miếng đất lớn bằng tấm áo cà sa. Mẫn Công vừa gật đầu thì miếng áo cà sa tung lên đã phủ cả núi. Mẫn Công được nhiếp phục và về sau cùng con trai trở thành đệ tử của Kim Kiều Giác. Phép tung áo cà sa xin đất cúng dường thú vị và nhiều ý nghĩa này về sau được Tế Điên hòa thương lặp lại tại Hàng Châu

Từ đó về sau, tại Cửu Hoa sơn được xây dựng rất nhiều chùa chiền tự viện. Năm 794, lúc đó Kiều Giác 99 tuổi, nghe một tiếng gọi mơ hồ, ông biết thời điểm của mình đã tới, từ giã triệu tập đệ tử, ngồi mà nhập tịch. Ba năm sau đệ tử mở áo quan ra thì nhục thân còn tươi, các khớp xương kêu "rổn rảng nghe như tiếng xích vàng rung chuyển". Dựa trên kinh sách người ta mới biết đó chính là Địa Tạng đã ứng hiệnxây dựng "Nhục thân bảo điện". Vì có nhiều tháp xây lên trên điện, sau đó không bao lâu không còn ai được thấy nhục thân của Kiều Giác được nữa. 

Khoảng bảy tám trăm năm sau, có một cao tăng tên là Vô Hà đại sư (1497-1623, thọ 126 tuổi), từ Ngũ Đài đến Cửu Hoa đảnh lễ Địa Tạng. Lúc đó là đời nhà Minh, chùa chiền hoang phế, tăng chúng lưu lạc, Cửu Hoa không còn một bóng người. Vô Hà ẩn tu 100 năm, đói ăn rễ cây, khát uống nước suối, trích máu chép kinh Hoa Nghiêm. Ba năm sau khi chết người ta mới khám phá nhục thân của ông, cũng không bị hư hoại. Nhục thân của Vô Hà được thờ tại đây, trong Bách Tuế cung, cũng gọi là Vạn Niên tự. Người ta cho rằng Vô Hà chính là Kiều Giác tái sinh, đến đây để lưu lại cho hậu thế nhục thân của mình vì tại nhục thân của Kiều Giác không còn ai chiêm bái được nữa. 

Ngày nay Cửu Hoa sơn được phục hồi sớm nhất trong tứ đại danh sơn (45), hiện có khoảng 56 tự viện, chứa khoảng 1300 cổ vật như kinh sách, thư pháp, họa đồ. Theo phương trượng Cửu hoa sơn thì người ta dự định xây dựng một bức tượng Địa Tạng cao 99m, đó sẽ là bức tượng cao nhất Trung Quốc và thế giới. Con số 99m là để kỷ niệm 99 tuổi thọ của Kim Kiều Giác. 

Cửu Hoa sơn là một rặng núi cao, đường lên núi nằm trong một rừng cổ thông. Ở đây không có phương tiện cơ giới lên núi, ta phải leo bộ, người già phụ nữ phần lớn phải đi cáng. Đoạn cuối cùng lên đỉnh là một tầng cấp với 84 bực đá xanh. Leo lên tới đây, khi hơi thở mọi người đều đã gấp rút mệt nhọc, tôi thấy một thiếu phụ bắt đầu vừa đi vừa lạy, theo cách "nhất bộ nhất bái". Chị mặc áo quần đen làm tôi nhớ những người đánh trống mà tôi gặp tại Lâm-tì-ni, Ấn Độ. Chị lạy theo kiểu Tây Tạng, tức là chấp tay trên đầu, chấp tay trước ngực rồi mới cúi lạy. Khuôn mặt chị buồn bã nhưng nghiêm trang, dáng điệu chị uyển chuyển và cao quí. Chị cầu nguyện Ngài Địa Tạng điều gì, hỡi người thiếu phụ ? Chị có người thân vừa mất, đọa sinh địa ngục hay chị có con nhỏ trong cảnh thập tử nhất sinh

Tôi leo hết 84 bậc thang để đến Hóa Thành tự, đó chính là đạo trường của Địa Tạng, là chùa khai sơn của Cửu Hoa. Sơn môn có bốn cột trụ treo hai câu đối: 

Đại Thánh đạo tràng đồng nhật nguyệt
Thiên thu cổ sát hộ đông tây. 
Đạo tràng của bậc thánh như trời trăng, 
Ngàn năm ngôi chùa bảo hộ đông tây.

Và: 
Hoa ngạ phong tiền hương vân phiêu miễu, 
Hóa thành tự lý hoa vũ tân phân 
Trước ngọn Hoa Ngạ mây hương tỏa ngát 
Trong chùa Hóa thành mưa hoa rực rỡ.

Nơi đây là hình tượng của Địa Tạng với hai bên tượng họa Thập điện Diêm Vương mà Ngài là hóa thân. Trong Hoá Thành tự ta còn thấy được kinh xưa khắc họa trên ống tre nay còn giữ được. Đến Vạn Niên tự, tôi đảnh lễ nhục thân của Vô Hà đại sư ngồi trong lồng kính đã hơn 350 năm, sống mãi với thời gian, dù cho chùa bị một lần bị hỏa hoạn trong thời Khang Hy, hay binh biến trong thời Hàm Phong. Sau đó là Kỳ viên tự được xây trong đời nhà Minh thế kỷ thứ 16 với Đại hùng bảo điện cao 43m, trong đó có ba bức tượng tuyệt đẹp của Thích-ca, A-di-đà và Dược Sư. Trên đỉnh Thiên Thai, một ngọn núi cao 1325m của Cửu Hoa sơn người ta tìm thấy Địa Tạng thiền tự, nơi đây còn dấu chân của Địa Tạng. Cao tăng Tông Quả đời Tống từng viết: 

Đạp biến Thiên thai bất tác thanh, 
Thanh chung nhất xử vạn sơn minh 
(Dẵm nát Thiên Thai không tiếng động
Một chày chuông sớm khắp núi nghe)

Tôi ra khỏi các chùa thì thiếu phụ áo đen cũng vừa lên đến. Leo lên đỉnh núi này theo cách "nhất bộ nhất bái" thật là phi thường nhưng bước chân chị vẫn vững vàng, dáng điệu đảnh lễ của chị vẫn thành kính và cao quí. Mọi khách thập phương đều nhường chỗ cho chị vào chùa, sau mỗi bước chị vẫn lễ, mắt nhìn tượng Địa Tạng trên cao, Ngài từ bi im lặng nhìn xuống chị. Lòng thành kính của chị cộng với lòng đồng cảm của mọi người xung quanh hẳn phải biến thành một sức mạnh, một ánh sáng tỏa rực trên ngọn núi này, trong rừng cổ tùng này dưới ánh nắng mai. Aùnh sáng đó phải chiếu đến các từng tâm thức đen tối mà người ta gọi là "địa ngục", để thức tỉnh những ai lạc loài trong đó. 

Thập điện u minh, địa ngục hay quỉ môn quan đều là những dạng của tâm thức chúng ta. Nếu sự giận dữ có thật thì địa ngục có thật, nếu có ai đang hăm hở đem dao súng đi giết người thì kẻ đó đang mở cánh cửa quỉ môn quan. Địa ngục hay tất cả các ác đạo, nói chung là tất cả các nẻo sinh tử, kể cả thiên giới không khác gì hơn là các trạng thái tâm thức nằm chờ chúng ta trong chính mình. Chúng không hề là các nơi chốn có vị trí địa lý, đừng đào xới tìm tòi vô ích. Con người chúng ta ngày đêm đang qua lại trong sáu nẻo, đâu phải chờ đến chết mới nói mình thác sinh đi đâu. Cơn giận giữ biến thế giới này thành hỏa ngục mà ta là thành viên trong đó. Sự tham lam vô độ biến ta thành "quỉ đói". Niềm vui hỉ lạc làm môi trường xung quanh thành thiên giới

Hãy quan sát một người đang giận giữ hay tham lam. Nếu có ai muốn thấy ma quỉ "cho biết" thì đây là dịp tốt. Vì những lẽ đó "ma quỉ" chỉ là những khuynh hướng nội tâm mà làm người thực ra ai cũng có. Cái từ bi của đạo Phật là thấy nó chỉ là sự hiện thân của những khuynh hướng xấu ác, trừ diệt nó đi thì tâm thức có chỗ cho tâm thiện. Như bóng tối tan thì ta thấy rõ mọi vật xung quanh. Từ đó mà nói rằng Địa Tạng cứu ta ra khỏi địa ngục là điều rất dễ hiểu, đó là khi giận dữ, ta hãy thử nghĩ về Địa Tạng. Tôi tin rằng ta bớt giận được gần nửa. Ngài đã "cứu" chúng ta theo cách là ta đã tự cứu chúng ta nếu biết mình đang giận dữthành tâm muốn bớt giận. Thế nên cũng không nhất thiết phải nghĩ niệm đến Địa Tạng, hãy nhớ tới những hình ảnh mà ta cho là thánh thiện, làm ta thoát được sức nóng của giận dữ, như đức Chúa, như người mẹ, thậm chí một người bạn. 

Điều khó nhất của mọi chuyện là khi ở trong dạng địa ngục ta biết mình đang ở trong đó. Và nếu may mắn biết được điều đó thì ta cần chút thành tâm muốn mình bớt giận dữ, nhớ nghĩ đến Địa Tạng và ta sẽ bớt giận. Có nhiều người niệm Địa Tạng nhưng cũng có người nhớ nghĩ đến những hình ảnh khác, những phương cách khác để chế ngự tâm. Từ trong kho báu "vắng lặng sâu kín" đó ta có quyền lấy ra mọi thứ để sử dụng, không cần phải gọi tên chúng là gì. Chúng ta ai cũng đã trải qua những cơn giận dữ nhưng không mấy ai biết rằng tâm giận dữ, khuynh hướng muốn hành hạ làm khổ người khác là một trong những tâm cơ bản nhất của sinh vật, trẻ con người già đều có, đời kiếp nào cũng có, con người hay súc sinh đều có. Cũng vì thế mà tâm "sân" là một trong ba động cơ trung tâm của sự tái sinh
blank

Liệu người thân của chị áo đen đó có thoát khỏi địa ngục, hay con nhỏ của chị có tai qua nạn khỏi, điều đó chỉ có Ngài Địa Tạng mới biết. Nhưng điều chắc chắn là với một tâm thức chân thành và mạnh mẽ như thế, chị sẽ có thói quen nhắc nghĩ niệm đến Địa Tạng, có khả năng thoát khỏi những cơn giận giữ dìm mình trong cõi tối tăm, có tình cảm chân thật với những ai cùng đi một con đường phước thiện như mình, dễ sinh hỉ lạc với những điều cao thượng và đó chính là cánh cửa mở ra hướng về phía thiên giới. Đáng mừng thay cho những ai có một tâm thức phước thiện kiên cố như chị.
Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 4620)
Tư Tưởng Phật Giáo Trong Thi Ca Nguyễn Du - HT Thích Như Điển
(View: 3784)
Phật Giáo Việt Nam Tại Châu Âu - HT Thích Như Điển
(View: 8899)
Tư Tưởng Phật Giáo Trong Văn Học Thời Trần - Tác giả: Nguyễn Vĩnh Thượng
(View: 6238)
Emily Elizabeth Dickison là nhà thơ lớn của Mỹ trong thế kỷ thứ 19. Bà sống phần lớn cuộc đời trong cô độc.
(View: 4776)
Ni Giới Việt Nam Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ - Thích Nữ Giới Hương. Hồng Đức Publishing. 2020
(View: 3647)
Tác phẩm “Xây dựng hạnh phúc gia đình” của Hòa thượng Thích Thắng Hoan là cẩm nang hướng dẫn xây dựng hạnh phúc cho người Phật tử tại gia.
(View: 13830)
“Nói Thiền tông Việt Nam là nói Phật giáo Việt Nam. Và những bậc cao Tăng làm sáng cho Phật giáo, làm lợi ích cho dân tộc từ thế kỷ thứ 6 mãi đến nay đều là các Thiền sư.”
(View: 5667)
Ai đã truyền Việt Nam Phật Giáo qua Trung Quốc: Khương Tăng Hội, người Việt Nam. Vào năm nào: năm 247 tây lịch.
(View: 4470)
Tư tưởng Phật giáo trong văn học thời Lý bản PDF - Nguyễn Vĩnh Thượng
(View: 10609)
Thầy Tuệ Sỹ Là Viên Ngọc Quý Của Phật Giáo và Của Việt Nam - Nguyễn Hiền Đức
(View: 8886)
Dưới Bóng Đa Chùa Viên Giác - hồi ký về một ngôi chùa đã đi vào lịch sử Phật giáo tỉnh Quảng Nam. Viên Giác Tùng Thư 2019 - Nhà xuất bản Liên Phật Hội
(View: 27834)
Tác phẩm Trí Quang Tự Truyện bản pdf và bài viết "Đọc “Trí Quang Tự Truyện” của Thầy Thích Trí Quang" của Trần Bình Nam
(View: 6527)
Tôi đặt bút bắt đầu viết "Lời Vào Sách" nầy đúng vào lúc 7 giờ sáng ngày 21 tháng 6 năm 1995 sau khi tụng một thời kinh Lăng Nghiêmtọa thiền tại Chánh điện.
(View: 6271)
Có lẽ đây cũng là một trong những viễn ảnh của tâm thức và mong rằng những trang sách tiếp theo sẽ phơi bày hết mọi khía cạnh của vấn đề, để độc giả có một cái nhìn tổng quát hơn.
(View: 6901)
Ai trói buộc mình? Không biết có bao giờ chúng ta tự đặt câu hỏi đó với chúng ta chưa? Đến chùa học pháp hay đi tu chỉ để cầu giải thoát. Mục đích tu hoặc xuất gia là cầu giải thoát sinh tử. Giải thoát có nghĩa là mở, mở trói ra. Cầu giải thoát là đang bị trói. Nhưng ai trói mình, cái gì trói mình? Khi biết mối manh mới mở được.
(View: 7047)
Sống Trong Từng Sát Naphương pháp thực tập sống tỉnh thức, sống và ý thức về sự sống trong từng mỗi phút giây. Đây là phương thức tu tập dựa trên tinh thần Kinh Bốn Lãnh Vực Quán Niệm.
(View: 6163)
Nguyên bản: How to practice the way to a meaningful life. Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma. Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(View: 8789)
Mối Tơ Vương của Huyền Trân Công Chúa (Phóng tác lịch sử tiểu thuyết vào cuối đời Lý đầu đời Trần) HT Thích Như Điển
(View: 5253)
Nguyệt San Chánh Pháp Số 84 Tháng 11/2018
(View: 13211)
Nhẫn nhục là thù diệu nhất vì người con Phật thực hành hạnh nhẫn nhục thành thục, thì có thể trừ được sân tâm và hại tâm, là nhân tố quan trọng để hành giả thành tựu từ tâm giải thoátbi tâm giải thoát.
(View: 22614)
Tác giả: Diệu Hạnh Giao Trinh sưu tầm và kể chuyện, Nguyễn Minh Tiến hiệu đínhgiới thiệu
(View: 7018)
Cảm Đức Từ Bi - tác giả Huỳnh Kim Quang
(View: 8129)
Một bản dịch về Thiền Nhật Bản vừa ấn hành tuần này. Sách nhan đề “Thiền Lâm Tế Nhật Bản” của tác giả Matsubara Taidoo. Bản Việt dịch do Hòa Thượng Thích Như Điển thực hiện.
(View: 7425)
Tuyển tập “Bát Cơm Hương Tích” của Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng là một phần lớn của đời tác giả, ghi lại những gì Thầy mắt thấy tai nghe một thời và rồi nhớ lại...
(View: 6863)
Quyển sách "Hãy làm một cuộc cách mạng" trên đây của Đức Đạt-lai Lạt-ma khởi sự được thành hình từ một cuộc phỏng vấn mà Ngài đã dành riêng cho một đệ tử thân tín là bà Sofia Stril-Rever vào ngày 3 tháng giêng năm 2017.
(View: 9206)
THIỀN QUÁN VỀ SỐNG VÀ CHẾT - Cẩm Nang Hướng Dẫn Thực Hành - The Zen of Living and Dying A Practical and Spiritual Guide
(View: 6690)
Mùa An Cư Kiết Hạ năm 2016 nầy tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 67 để sang năm 2017 xuất bản với nhan đề là "Nước Mỹ bao lần đi và bao lần đến"
(View: 6182)
Người đứng mãi giữa lòng sông nhuộm nắng, Kể chuyện gì nơi ngày cũ xa xưa, Con bướm nhỏ đi về trong cánh mỏng, Nhưng về đâu một chiếc lá xa mùa (Tuệ Sỹ)
(View: 15199)
TĂNG GIÀ THỜI ĐỨC PHẬT Thích Chơn Thiện Nhà xuất bản Phương Đông
(View: 21690)
Người học Phật có được một tài liệu đầy đủ, chính xác, đáng tin cậy, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ tra cứu khi cần...
(View: 7629)
Tác phẩm nầy chỉ gởi đến những ai chưa một lần đến Mỹ; hoặc cho những ai đã ở Mỹ lâu năm; nhưng chưa một lần đến California...
(View: 7310)
Từ Mảnh Đất Tâm - Huỳnh Kim Quang
(View: 6913)
Một năm lại sắp trôi qua với những vết tích điêu tàn, khổ nạn để lại trên khắp trái đất. Nhìn lại, chúng ta không khỏi giật mình, và chạnh lòng thương tưởng
(View: 6967)
Chung trà cuối năm uống qua ngày đầu năm. Sương lạnh buổi sớm len vào cửa sổ. Trầm hương lãng đãng quyện nơi thư phòng..
(View: 6519)
Một năm lại sắp trôi qua với những vết tích điêu tàn, khổ nạn để lại trên khắp trái đất. Nhìn lại, chúng ta không khỏi giật mình, và chạnh lòng thương tưởng
(View: 8113)
Nước lũ từ thượng nguồn cuồn cuộn đổ về, lại thêm nước từ đập thủy điện ồ ạt xả ra. Dân không được báo trước.
(View: 8046)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dươnglưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoátgiác ngộ cho...
(View: 9231)
Là người mới bắt đầu học Phật hoặc đã học Phật nhưng chưa thấm nhuần Phật pháp chân chính, chúng tôi biên soạn...
(View: 7042)
Hôm nay là ngày 10 tháng 6 năm 2015, tại thư phòng chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc, tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 65 của mình...
(View: 7398)
Bắt đầu vào hạ, trời nóng bức suốt mấy ngày liền. Bãi biển đông người, nhộn nhịp già trẻ lớn bé. Những chiếc...
(View: 11134)
Phật giáo ra đời từ một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại - Ấn Độ - và nhanh chóng phổ biến tại các nước phương Đông...
(View: 21307)
Trong tập sách nhỏ này tôi đã bàn đến hầu hết những gì mọi người đều công nhậngiáo lý tinh yếu và căn bản của Đức Phật... Con Đường Thoát Khổ - Đại đức W. Rahula; Thích Nữ Trí Hải dịch
(View: 30997)
Tôi cảm động, vì sống trong đạo giải thoát tôi đã tiếp nhận được một thứ tình thiêng liêng, trong sáng; một thứ tình êm nhẹ thanh thoát đượm ngát hương vị lý tưởng...
(View: 16873)
Tập sách do Minh Thiện và Diệu Xuân biên soạn
(View: 20696)
Phật GiáoVũ Trụ Quan (PDF) - Tác giả: Lê Huy Trứ
(View: 11631)
Hạnh Mong Cầu (sách PDF) - Lê Huy Trứ
(View: 15344)
Đọc “Dấu Thời Gian” không phải là đọc sự tư duy sáng tạo mà là đọc những chứng tích lịch sử thời đại, chứng nhân cùng những tâm tình được khơi dậy trong lòng tác giả xuyên qua những chặng đường thời gian...
(View: 8276)
Báo Chánh Pháp Số 48 Tháng 11/2015
(View: 10982)
Nguyệt san Chánh Pháp Tháng 10 năm 2015
(View: 8369)
Báo Chánh Pháp Số 46 Tháng 9/2015 - Chuyên đề Vu Lan - Mùa Báo Hiếu
Quảng Cáo Bảo Trợ
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM