Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chết Trong An Bình

08 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 18115)
Chết Trong An Bình

CHẾT TRONG AN BÌNH
LOVING AND DYING
Tỳ Kheo Visuddhacara - Thích Tâm Quang dịch

Phật Lịch 2548 –2004

chet_trong_an_binh

LỜI TỰA

i viết tác phẩm này nhằm chia sẻ một số suy nghĩ về cái chết với bất cứ ai quan tâm muốn tìm hiểu về cái chết. Suy nghĩ về cách chúng ta có thể trực diện với cái chết – bằng can đảmtính thanh thản, có phẩm cách. Và nếu bạn muốn bằng một nụ cười. Suy nghĩ về cách đương đầu với khổ đau, cách sống bằng trí tuệlòng từ bi, hay bằng nhiều thứ về điều đó mà chúng ta có thể tập trung được cho đến khi chúng ta chết. 

Nhưng thường thường người ta không thích nói về cái chết. Bất cứ lúc nào vấn đề này được đề cập, người tạ bắt đầu cảm thấy khó chịu. Ðặc biệt được coi là cấm kỵ không được nói đến vào những dịp tốt lành như sinh nhật hay Năm Mới. Làm như đề cập đến từ chết vào những dịp tốt lành có thể gây tai hại và mang lai vận rủi hay chết sớm! Ðương nhiên, tôi không đồng ý với những ý tưởng như thế. Với tôi, điều đó chỉ là dị đoan. Tôi có thể hiểu dù cho người ta coi vấn đề về cái chết trong những dịp tốt lành là không ý nhị. Nhưng tôi cho rằng nghẫm nghĩ về cái chết và cả đến những dịp như sinh nhật và Năm Mới là tốt và đúng, có lẽ nên suy ngẫm nhiều hơn nữa vào những dịp như vậy. Tại sao? Bởi vì chúng ta có thể xét thấy chúng ta không phải ngày một trẻ lại mà ngày một già đi và cứ mỗi năm trôi qua mang chúng ta đến gần nhà mồ. Trong suy ngẫm như thế, chúng ta có thể đánh giá lại đời sống mình, thẩm xét lại vị trí của mình và xem xét liệu chúng ta có đi đúng hướng hay không - hướng của trí tuệtừ bi

Là một nhà sư, tôi thường trầm tư (thiền) về cái chết. Việc này nhắc nhở tôi sống một cuộc đờiý nghĩa hơn, không uổng phí ngày giờ vô ích dù tôi phải thú nhận tôi vẫn còn thỉnh thoảng lãng phí thì giờ quý báu; vì như quý vị biết cái tâm đôi khi rất bướng bỉnh và lười biếng. Tuy nhiên bởi suy ngẫm thường xuyên về cái chết, tôi luôn nhớ rằng tôi phải tìm ra nhiều thì giờ hành thiền tuệ giác hơn nữa để tôi có thể thanh lọc tâm ra khỏi những ô nhiễm của tham sân và si. 

Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thứcý thức cấp bách để phấn đấu tích cực hơn nữa nhằm loại bỏ khổ đau do tâm ô nhiễm và bị lừa dối mang lại. Tôi thích nói về cái chết. Ðó là đề tài sở thích của tôi. Phải chăng tôi bệnh hoạn? Cũng được đi - Cứ tiếp tục. Bạn có thể nói tôi bệnh hoạn và gì đi nữa tùy bạn. Không sao cả. Tôi không bận tâm. Người ta, có nghĩa không chỉ có tôi mà cả bạn nữa, phải thừa nhận nhân quyền căn bản được bầy tỏ quan điểm và cảm nghĩ miễn là bầy tỏ như vậy một cách chính đáng, đồng cảm, không bị áp đặt và bất bạo động. Không ai có thể giận dữ với một người vì việc bầy tỏ bằng cách thức như vậy, dù không may là đôi khi chúng ta quên và trở nên nóng nảy. Nhưng trở lại với đề tài này, tôi luôn cân nhắc, tôi luôn băn khoăn và vẫn đang băn khoăn: Tại sao chúng ta sống? Tại sao chúng ta chết? Tất cả cái đó là gì? Cái đó để làm gì? Cho mục đích gì? Vì cứu cánh gì? 

Chắc chắn nhiều câu trả lời đã được đề nghị. Tôi chắc chắn có nhiều người rất vui vẻ cho tôi những câu trả lời về những câu hỏi này từ khi con người biết suy nghĩcân nhắc. Nhưng tôi không thể nói là tôi đã thỏa mãn với tất cả những câu trả lời được đưa ra. Tôi vẫn còn đang tìm kiếm. Trong những ngày này tôi đã trở thành một nhà sư Phật Giáo và hành thiền. Tôi nguyện giữ năm giới không giết hay làm hại, không trộm cắp hay lừa đảo, không phạm tội gian dâm như ngoại tình, không nói dối và không dùng rượu hay ma túy. Thêm nữa là một nhà sư, tôi phải tuân thủ cuộc sống độc thân và những giới khác của một nhà sư

Tôi không thể nói cho đến nay tôi đã tìm thấy tất cả những câu trả lời đối với những câu hỏi của tôi, nhưng tôi đã tìm thấy sự an ủi, sự thoải mái nào đó trong giáo hệ của Ðức Phật. Tôi có thể nói hiểu lời dạy của Ðức Phật về chánh niệmtừ bi. Và tôi vẫn thiền. Có lẽ tôi có thể tìm thấy tất cả câu trả lời vào một ngày nào đó. Sẽ rất tốt đẹp nếu tôi có thể. Nhưng nếu tôi không làm được, thì cũng không sao. Những vấn đề nào mà tôi đã thử thách. Tôi sẽ rất sung sướng dù cho tôi phải thử chết. Vì dẫu sao thì tôi cũng đã thử. Bằng cách đó đời sống của tôi vẫn còn có ý nghĩa, ít nhất là ở mức độ nào đó. Và đương nhiên theo đường lối này, tôi sẽ cố gắng truyền bá càng nhiều càng tốt sự vui vẻhạnh phúc theo khuynh hướng và khả năng của tôi. 

Tôi đã cố gắng viết cuốn sách này để chia sẻ sự hiểu biết giới hạn của tôi về cuộc sống và cái chết. Tôi cảm thấy chúng ta cần thảo luận vấn đề cái chết một cách thẳng thắn. Chúng ta không nên sợ đưa đề tài này ra. 

Nếu không, làm sao chúng tathảo luậnhọc hỏi được? Khi chúng ta có thể thảo luận công khai, học hỏihiểu biết, điều đó rất tốt vì chúng ta có thể đi đến chấp nhận cái chết. Chúng ta có thể biết cách đối phó với nó tốt hơn. Ðiều này rất quan trọng; vì lý do đơn giản là tất cả chúng ta đều phải chết. Không ai có thể thoát khỏi. Và nếu chúng ta không thể hiểu cái chết ngay bây giờ, làm sao chúng ta có thể hiểu vấn đề đó khi chúng ta nằm trên giường lúc lâm chung, vào lúc sắp thở hơi cuối cùng? Phải chăng chúng ta thể vượt qua được sợ hãi và bối rối? Cho nên tốt hơnchúng ta học hỏi tất cả về cái chết ngay từ giờ. Chắc chắn điều đó sẽ rất có ích cho chúng ta. Vậy chúng ta không cần sợ hãi nữa. Chúng ta sẽ có lòng tin, và khi cái chết đến chúng ta có thể ra đi với nụ cười. Chúng ta có thể nói: "Tử Thần, cứ làm điều xấu nhất đi. Ta biết mi rồi và ta có thể mỉm cười". 

Tôi đã viết tác phẩm này một cách thẳng thắnhấp dẫn theo khả năng. Tôi đã cố gắng để nó không quá học thuật hay cứng nhắc. Tôi chỉ muốn quý bạn vui vẻ đọc cuốn sách này, khúc khích cười những phần có thể đáng cười và có thể học được một hay hai sự việc có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, tình thương và chết chóc. Ngoài ra tôi không viết thiên về tư cách một tu sĩ với một người không chuyên môn mà là cách nói của con người với con người. Cho nên tôi đã viết hoàn toàn tự do vói mục đích truyền cảm, đi vào lòng người. Mặc dầu tôi không thể nói tôi đã thành công hay thất bại đến đâu! Chỉ quý bạn sẽ là sự phán xét tốt nhất về điều đó. 

Vì tôi là một nhà tu Phật Giáo, độc giả sẽ thấy nội dung có nhiều chuẩn tắc đạo đức và khái niệm Phật Giáo. Ðương nhiên, một số giá trị như tình thươngtừ biphổ biến. Chúng không thuộc về một tôn giáo nào cả mà thuộc về tất cả. Tất cả các tôn giáo đều dạy tình thươngtừ bi. Chúng đều là những tôn giáo tốt. Nhưng chính chúng ta những tín đồ lại không tuân theo. Cho nên chúng ta giết, làm thương tổn, và gây tác hại dưới danh nghĩa tôn giáo. Ai là người đáng trách ngoài chúng ta ra! Không phải tôn giáo hay những khai sáng ra tôn giáo bao giờ cũng thuyết giảng tình thương, trí tuệ, và lòng khoan dung, tha thứtừ bi sao. Nếu chúng ta có thể tỉnh thức trước sự ngu si của chúng ta thì chúng ta có thể thương yêu thật tình. Chúng ta có thể sống như anh chị em với độ lượng, kiên tâmthông cảm, với tình thươngtừ bi

Tôi viết tác phẩm này chủ yếu là cho Phật tử. Nhưng những người không phải là Phật tử có thể đọc và tìm thấy một số lợi ích, một số lãnh vực đồng thuận, đánh giá đúng và hiểu biết chung. Tối thiểu, họ cũng biết đến quan điểm của Phật Giáo, cách giải quyết vấn đềtrí tuệ của Phật Giáo. Ðiều bổ ích là biết quan điểm của nhau, nó dẫn đến độ lượng hơn, thông cảm hơn và đánh giá đúng cách giải quyếtniềm tin của người khác. Về phần tôi, tôi không có một chút ý thích nào nhằm đổi đạo của người khác. Việc đó phải thật rõ ràng. Hãy để cho mọi người thực hành tôn giáo của riêng họ và hãy để cho họ rèn tập tốt tôn giáo của họ, như người trúng giải thưởng Hòa Binh Nobel, Ngài Ðạt Lai Lạt Ma đã nói từ bi rốt cuộccốt lõi của tất cả tôn giáo

Tôi đã cố gắng chia sẻ sự hiểu biết của tôi trong khả năng tốt nhất của tôi. Nhưng tôi chắc chắn sẽ có một số khuyết điểm ở chỗ này chỗ kia. Hay ở một số lãnh vực có thể có những khác biệt trong việc giải thích hay hiểu biết. Rất có thể bạn không thích hay không đồng ý với một số sự việc tôi nói. Hay bạn có thể không thích cách tôi diễn đạt. Bạn có thể nghĩ điều đó không thích hợp, khiếm nhã, vô tình, ủy mị, khó chịu, méo mó, vô lý, hay gì đi nữa. Cũng được đi. Ðiều này là tự nhiên. Chỉ cần có hai người là sẽ có những bất đồng ý kiến. Bạn chỉ cần không chấp thuận những điều bạn không đồng ý, bác bỏ chúng ấy là nói vậy. Bạn không cần phải chấp nhận mọi điều tôi nói. Tại sao bạn phải chấp nhận? Ðương nhiên bạn có một tâm tốt của mình, và bạn có thể nghĩ và quyết định cho chính bạn. Chúng ta có thể đồng ý hay không đồng ý mà không bối rối hay giận dữ. Chúng ta có thể đồng ý hay không đồng ý mà vẫn giữ được tình bằng hữu. Phải chăng chúng ta không thể? Ðó là việc tuyệt vời nhất, cái tinh hoa của sự trưởng thành tinh thần. Vì mỗi người chúng ta quyết định một cách thành thực và ngay thẳng cho chính chúng ta những điều chúng có thể hiểu và những điều chúng ta không thể hiểu. Chúng ta không cần phải tin mọi thứ hay bất cứ thứ gì. 

Chính Ðức Phật đã nói tốt hơn là phải xem xét cẩn thận, điều tra nghiên cứukiểm tra cho chính chúng ta trước khi chấp nhận một điều gì. Ngay cả đến những lời của Ðức Phật cũng phải được kiểm tra kỹ lưỡng. Rốt cuộc, Ðức Phật không ngoại trừ điều nào cả. Ngài không bao giờ tin trong niềm tin mù quáng. Ngài không bao giờ bảo chúng ta chỉ tin vào điều Ngài nói hay chỉ bác bỏ điều người khác nói. Mà Ngài bảo chúng ta hãy điều tra nghiên cứu, thực hành và minh định cho chính chúng ta. Nếu chúng ta thấy điều gì tốt, điều ấy là điều thiện, lành mạnh dẫn đến loại bỏ tham sân si, thì chúng ta chấp nhận. Nếu không, chúng ta bác bỏ. Ðó là một lời khuyên tuyệt hảo. Cho nên lấy ý của Ðức Phật, tôi bao giờ cũng thích nói: Không tin vào điều gì cả. Nhưng hãy suy nghĩ, thực hành và minh định cho chính mình. Với tôi đó là cách giải quyết tốt nhất và an toàn nhất. Nhưng về bất cứ lỗi lầm nào trong phần trước tác cuốn sách này, tôi xin lỗi và xin được tha thứ

Nguyện cầu tất cả chúng sinh đều hạnh phúc. Chúc cho chúng ta tìm được trí tuệhạnh phúcchúng ta đang tìm kiếm theo con đường riêng của từng người; và vui đọc sách!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14781)
Ngài Nam Tuyền nói: “Tâm bình thường là đạo.” Chư vị Tổ sư dùng đến vô số phương tiện cũng không ngoài việc dẫn dắt người học đạt đến tâm bình thường này.
(Xem: 17681)
Các phần lý thuyếtthực hành chứa đựng trong sách này có tác dụng dẫn dắt tâm chúng ta đến chỗ thấu hiểu sâu xa hơn về sự sống và chết, về vô thường và khổ đau.
(Xem: 18148)
Với người chịu dày công tìm hiểu, đạo lý không có gì là bí ẩn; với người biết suy xét, hiểu được đạo lý không phải là khó khăn.
(Xem: 14894)
Khi chúng tôi mới gặp nhau, tôi là một thành viên tích cực của Câu lạc bộ Lotos, nhưng từ khi bắt tay vào việc soạn sách “Vén màn Isis” tôi đã chấm dứt hẳn mọi liên hệ với các hội hè đình đám...
(Xem: 13098)
Quyển hồi ký này của tu sĩ Yogananda có một giá trị độc đáo vì nó là một trong những tác phẩm nói về các bậc thánh nhân, hiền triết Ấn Độ.
(Xem: 21026)
Trong lúc thiền quán, tôi tập trung suy nghĩ rất nhiều những lời thầy dạy. Tôi bừng tỉnh nhận ra quả thật điều mà tôi khổ công tìm kiếm không phải là việc say mê dành trọn thời gian cho việc tu tập thiền định.
(Xem: 32384)
Cho đến nay Phật giáo đã tồn tại hơn 2.500 năm, và trong suốt thời kỳ này, Phật giáo đã trải qua những thay đổi sâu xa và cơ bản. Để thuận tiện trong việc xem xét, lịch sử Phật giáo có thể được tạm chia thành bốn thời kỳ.
(Xem: 15227)
Những ảnh hưởng tích cực của thiền đối với cuộc sống con người không hề bị giới hạn bởi bất cứ yếu tố khác biệt nào, cho dù đó là chủng tộc, giai cấp, tuổi tác hay giới tính...
(Xem: 12274)
Trong chuyến du hành sang Ai Cập, tác giả đã dày công thâu thập được nhiều kinh nghiệm huyền linh và thần bí. Ngoài ra tác giả còn trình bày những khía cạnh bí ẩn khác của xứ Ai Cập...
(Xem: 12762)
Trải qua dòng lịch sử, nhân loại đã thực hiện được nhiều kỳ công vĩ đại, nhưng con người vẫn phải bóp trán suy nghĩ để tìm hiểu ý nghĩanguyên nhân của sự đau khổ...
(Xem: 27243)
Tám mươi tư vị đại sư trong tác phẩm này là những vị tổ sư của phái Đại thủ ấn truyền thống, sống trong thời kỳ từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ 12.
(Xem: 12061)
Đã biết nhân quả theo nhau như bóng với hình, nên kể từ đây chúng ta hãy phát tâm dũng mãnh làm mới lại mình, sám hối, ăn năn những sai lầm đã phạm trước kia.
(Xem: 34731)
Khi đức Phật còn trụ thế, ngài từng nói với tôn giả A-nan rằng: “Này A-nan! Sau khi ta tịch rồi, giới luật chính là thầy của các ngươi đó. Giới luật sẽ bảo vệnâng đỡ cho các ngươi.”
(Xem: 17657)
Tập truyện này kể lại nhiều câu chuyện mang tính giáo dục cao, có thể giúp dạy bảo, khuyên răn nhằm bồi dưỡng nhân cách, đưa con người hướng đến Chân, Thiện, Mỹ...
(Xem: 11755)
Mùa xuân đồng nghĩa với mùa hoa có từ khi thiên địa mới mở. Nó có thật mà như mơ, trong trẻo thanh cao, vô tư bên cạnh cõi Ta-bà phiền não đầy những giá trị giả.
(Xem: 12563)
Trước cuộc du hành đầu tiên của tôi, phương Đông đã xâm chiếm tâm hồn tôi với một sự hấp dẫn vô cùng mạnh mẽ. Về sau, tôi quay sang việc khảo cứu các kinh điển của Á châu...
(Xem: 14506)
Trong sách này, tác giả đã diễn tả cả một nền văn minh truyền thống dưới cặp mắt của một người bản xứ nhìn vào mọi khía cạnh sinh hoạt, vật chấttâm linh, của đất nước Tây Tạng...
(Xem: 32296)
"BÀI HỌC NGÀN VÀNG" là câu chuyện đã có từ xưa, một câu chuyện vô cùng thâm thúy và bổ ích cho thế đạo nhân tâm.
(Xem: 19383)
Tu Là Chuyển Nghiệp - Tuyển tập 7 bài viết về "nghiệp" trong Phật giáo - HT Thích Thanh Từ
(Xem: 12913)
Tập sách này là một sự tập hợp các bài biên khảo đã được đăng trong các tạp chí Phật giáo. Các bài: Triết lý quanh đèn, Triết lý chiếc nôi, Cái nhìn...
(Xem: 14036)
Nay nhìn lại, tôi nhận ra nếp sống nhà chùa là nếp sống tình thươngtrí tuệ. Người trong thơ đã mở nguồn cho tôi vào đạo và mở nguồn cảm xúc cho tôi bây giờ.
(Xem: 14210)
Chỉ khi nào làm mọi việc mà không thấy có mình làm, không thấy có chúng sinh được cứu độ, không thấy mình và chúng sinh có sự khác biệt đó mới là vô ngã.
(Xem: 15244)
Anh đã từng xót thương, như tự xót thương anh thuở nào thơ dại, khi bắt gặp trên đường những nét nhăn mà móng vuốt của cuộc đời đã cày trên trán ai như trán em bây giờ...
(Xem: 14086)
...ý nghĩa của đời sống phải được tìm thấy ngay trong những giây phút quý giá mà ta đang còn được sống. Đó là niềm hạnh phúc khi chúng ta được thương yêu...
(Xem: 14070)
Những gì sẽ được trình bày trong tập sách mỏng này thật ra không có gì mới lạ, mà chính là những gì đã từng được đức Phật Thích-ca Mâu-ni giảng dạy cách đây hơn 25 thế kỷ!
(Xem: 11885)
Yêu thương là cội nguồn của hạnh phúc, thậm chí trong một chừng mực nào đó còn có thể nói rằng yêu thương chính là hạnh phúc, như hai mặt của một vấn đề không chia tách.
(Xem: 53031)
Thiền như một dòng suối mát, mà mỗi chúng ta đều là những người đang mang trong mình cơn khát cháy bỏng tự ngàn đời.
(Xem: 11602)
Người viết cũng tin tưởng là tất cả chúng ta đều có thể thực hiện việc phóng sinh mỗi ngày trong cuộc sống. Và điều đó có thể mang lại những kết quả rất kỳ diệu...
(Xem: 13861)
Tập sách vừa là một trang đạo, vừa là một trang đời đẫm đầy mọi thử thách, chông gai mà Thầy đã từng trải, đã đi qua trong suốt cuộc hành trình của tháng năm tuổi trẻ.
(Xem: 13756)
Mỗi người chúng ta thường chỉ nhận biết được một số những khía cạnh nhất định nào đó mà chúng ta cho là khổ đau, và vẫn không ngừng đắm say trong vô số những niềm vui nhỏ nhặt...
(Xem: 20578)
Phật giáo luôn xem vấn đề sống chết là điều quan trọng nhất cần phải được nhận hiểu một cách thấu đáo. Đây là điểm tương đồng giữa tất cả các tông phái khác nhau trong Phật giáo.
(Xem: 14263)
Quyển sách này là sáu nói chuyện Jiddu Krishnamurti trình bày tại những Trường đại học Ấn độ và những Học viện Công Nghệ Ấn độ giữa năm 1969 và năm 1984.
(Xem: 13375)
Thật là một nghịch lý khi hành tinh này ngày càng có đông người sinh sống hơn nhưng mối quan hệ giữa người với người lại ngày càng trở nên xa cách, nhợt nhạt hơn.
(Xem: 13547)
Phật Giáo hiện hữu trên thế gian nầy từ vô lượng kiếp và Phật Giáo đã được hình thành bằng hình thức khế lý khế cơ qua hơn 2.500 năm lịch sử trên quả địa cầu này...
(Xem: 34023)
Chúng ta đang rất cần chú ý đến những mối quan hệ gia đình trong môi trường mới, nhằm có thể duy trì và phát triển được hạnh phúc ngay cả trong những điều kiện khó khăn nhất mà cuộc sống đòi hỏi.
(Xem: 16151)
"Phật Pháp Cho Sinh viên" là kết quả của hai buổi nói chuyện đạo của Ajahn Buddhadàsa vào tháng Giêng năm 1966 với các sinh viên viện Ðại học Thammasat ở Bangkok.
(Xem: 14021)
Quyển sách "Nguồn an lạc" này, được biên tập từ các bài giảng phổ thông của Hòa thượng Viện trưởng tại Thiền viện Trúc Lâm và các Thiền viện trực thuộc, cũng như đạo tràng các nơi.
(Xem: 14130)
Bóng trúc bên thềm là tập hợp những trang tùy bút mà tôi đã trải lòng trong những năm gần đây. Chung quy không ngoài những chuyện thường ngày của cuộc sống...
(Xem: 13477)
Yêu thương và được yêu thươnghai mặt không tách rời nhau của cùng một vấn đề. Khi bạn yêu thương, bạn cũng đồng thời nhận được sự thương yêu.
(Xem: 15830)
Phật pháp quảng đại vô biên, bình đẳng viên dung, có tác dụng thông trên suốt dưới. Phương thuốc ấy là: Người người phải bình tâm tỉnh trí, an lạc không ở bên ngoài...
(Xem: 13441)
Phật học và Y học là một trong những loạt bài nói chuyện cùng các giáo sư và bác sĩ của bác sĩ Quách Huệ Trân tại Học Viện Y Dược Trung Quốc, được cư sĩ Lý Nghi Linh ghi lại thành sách.
(Xem: 22779)
ĐẠO PHẬT VỚI CON NGƯỜI, cống hiến con người một phương châm giải thoát chân thật, đem lại sự ích lợi cho mình, cho người và kiến tạo một nền tảng hòa bình vĩnh viễn...
(Xem: 27536)
Khi đối diện với việc cầu nguyện, chúng ta thường có nhiều nghi vấn. Nghi vấn đầu tiên là cầu nguyện có kết quả không?
(Xem: 13841)
Đối với Phật tử Việt Nam chúng ta nhất là những người theo truyền thống đại thừa, danh từ Phật hay “Bụt” đã trở thành một khái niệm vừa thiêng liêng vừa gần gũi.
(Xem: 24839)
Thuở xưa, khi Đức Phật thuyết giảng cho một vị nào đó, một cư sĩ hay một bậc xuất gia, chỉ với một thời pháp rất ngắn, thậm chí đôi khi chỉ vài câu kệ, mà vị đó, hoặc là đắc pháp nhãn...
(Xem: 13892)
Đức Phật dạy chúng ta phải giải quyết những vấn đề trong cuộc sống qua sự hiểu biết rõ ràng về bốn sự thật trong đời sống: Khổ, nguyên nhân của khổ, làm thế nào diệt khổcách sống an vui hạnh phúc...
(Xem: 31145)
Ít người muốn đối diện với sự thật là các ý nghĩ và cảm nhận của họ đều vô thường. Tuy nhiên, một khi đã biết được như thế rồi thì ít ai có thể phủ nhận sức mạnh của sự thật này...
(Xem: 13819)
Được thân người và gặp được Phật Pháp mà để cho thời gian luống qua vô ích thì quả là uổng cho một kiếp người. Xin hãy lắng nghe và phụng hành theo những lời khuyên dạy của Đức Từ Phụ...
(Xem: 15488)
Hỡi những ai thực tâm muốn giác ngộ để tu trì giải thoát, hãy vững niềm tin: Phật là Phật đã thành, chúng ta là Phật sẽ thành. Tin như vậy sẽ đưa ta đến chỗ có tâm niệm chân chánh...
(Xem: 14858)
Tập sách bao gồm những bài thuyết pháp thật phong phúthiết thực của Giảng sư LOKANATHA gốc người Ý, nguyên là tín đồ Thiên Chúa Giáo La Mã, bỗng giác ngộ quay về quy ngưỡng Phật Ðạo...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant