Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

10. Trên cao nguyên

11 Tháng Hai 201200:00(Xem: 9900)
10. Trên cao nguyên
MÙI HƯƠNG TRẦM
Nguyễn Tường Bách
(Ký Sự Du Hành Tại Ấn Độ, Trung Quốc, Tây Tạng)

PHẦN THỨ TƯ
TÂY TẠNG HUYỀN BÍ (tt)

TRÊN CAO NGUYÊN 

Mặc dù nằm trên độ cao 3700m nhưng Lhasa chỉ là một thung lũng hiền hòa. Ngoài thung lũng Yarlung Tsangpo, Tây Tạng chỉ toàn là núi non hiểm trở. Miền bắc của Tây Tạng giáp giới với dãy núi Côn Luân, đó là một vùng lạnh lẽo quanh năm, dân Tây Tạng cũng không ai muốn lên đó. Miền nam Tây Tạng chính là dãy Hy-mã lạp sơn mà cách Lhasa khoảng chừng 800km đường trường về phía tây nam là đỉnh Everest cao nhất thế giới với độ cao 8848m. 

Như ta biết, cao nguyên Tây Tạng được sinh ra cách đây khoảng 40 triệu năm, lúc bán đảo Ấn Độ di chuyển đụng phải đại lục châu Á. Sự va chạm đó không nhẹ nhàng cho lắm, nó đội lên thành hàng chục ngọn núi cao và đồng thời sinh ra những khe núi sâu khủng khiếp mà tiếng Anh gọi là "Canyon". Thế nên tại Tây Tạng có sáu ngọn núi cao trên 8000m, 50 ngọn trên 7000m. Chúng được tuyết trắng quanh năm che phủ, sườn của chúng chứa đầy băng vạn niên dày hàng chục mét. Dưới chân núi là những hẻm sâu thăm thẳm và lạ thay trong những hẻm đó có những nơi vô cùng ấm áp, hoa lá xinh tươi. Dưới chân những ngọn núi đó hồ, có cả hồ nước mặn, mặt nước của chúng len lỏi vào trong những rảnh sâu của chân núi để sinh ra những bờ hồ khúc khuỷa với một sắc đẹp vô song

Tuyết tan trên núi vào những ngày hè tích tụ từ bao nhiêu triệu năm chảy xuống hồ Manasarova dưới chân Ngân Sơn để sinh ra con sông Yarlung Tsanpo mà ta đã biết. Con sông này chảy từ trên cao nguyên với độ cao gần 7000 mét về biển nên ta có thể hình dungvượt qua bao nhiêu hẻm núi sâu để về đồng bằng. Tại phía đông Tây Tạng nó chảy qua một loạt thác với một đoạn sông chỉ dài có 45km mà mất 3000m độ cao. Đó là một trong những hẻm núi nổi danh nhất thế giới, tính từ trên đỉnh núi xuống mặt nước cao trung bình trên 5000m. Từ trên núi nhìn xuống sông mà tưởng như từ trên máy bay nhìn xuống đất. Cảnh quan của hẻm núi này vượt qua cả hẻm Colca ở Peru, của sông Colorado của Mỹ. 

Xe chúng tôi chạy nhằm hướng nam, trở lại thung lũng sông Yarlung Tsangpo. Đường này là đường đi sân bay nhưng cũng chính là trục đường đi Kathmandu. Thế nhưng từ đây đến Kathmandu còn 850km và đường còn vượt nhiều ngọn đèo của Hy-mã lạp sơn nên nếu có ai đi thì phải tính mất ba ngày đường. Hôm nay chúng tôi chỉ đến Gyantse và ngày đó tôi đã biết thế nào là đường núi và sự nhọc nhằn. 

Xe chúng tôi đi là một chiếc bus nhỏ hiệu Toyota. Trên đường đi tôi sớm biết là chiếc xe này không phải là loại xe thông dụng tại Tây Tạng mà nơi đây người ta hay chở du khách đi bằng loại xe đường núi với 4500cc phân khối, thùng xe cao và động cơ vận hành cả bốn bánh. May thay chiếc Toyota đã đi đến nơi mặc dù có khi nó phải lội nước vì đường bị ngập vì suối tràn. 

Không bao lâu sau khi vượt sông Yarlung Tsangpo chúng tôi lấy một con đường nhỏ đến Gyantse, thành phố lớn thứ ba của Tây Tạng. Gyantse là thành phố được xây dựng năm 1365, là nơi giao dịch buôn bán với các nước miền nam như Nepal, Ấn Độ, nơi bán trâu Yak và lông trừu. Như thế là đường từ Lhasa đi đến Gyantse phải rộng rãi lắm, tôi tự nghĩ và sau đó thấy mình sai lầm. Đây là con đường nguy hiểm nhất mà đời tôi đã đi qua, nhưng là con đường tuyệt diệu nhất. 

Đó là con đường đi về Hy-mã lạp sơn nằm ở phía nam. Trước mặt tôi là những ngọn núi tuyết bạc trắng xóa. Xe càng lúc càng lên cao, đường càng ngày càng khúc khuỷa. Những ngọn núi khi trước mặt khi bên trái, bên mặt, khi ẩn khi hiện nhưng mỗi lần được thấy chúng, nỗi kính sợ lại trở về với tôi. Tôi nhớ mười năm về trước, tại Simla mình được thấy những ngọn này và lòng mình chấn động dữ dội. Đó là buổi bắt đầu, hôm nay hầu như là những ngày cuối cùng, ai biết được đời mình có cho phép mình đi du hành nữa, nhất là trên cao nguyên Tây Tạng này. Mười năm qua tôi đi trọn một vòng hành hương, từ tứ động tâmẤn Độ đến tứ đại danh sơnTrung Quốc để cuối cùng đảnh lễ vị Đức hạnh cao quí tại Jokhang. Đó là một vòng học hỏi với kinh sách tiểu thừa tại Ấn Độ đến các khái niệm rộng lớn của đại thừa của Trung Quốccuối cùng là những quan niệm kỳ bí của kim cương thừa tại Tây Tạng

Những gì tôi được thấy của mười năm qua bỗng nhiên trở lại khi những ngọn núi đầy tuyết xuất hiện trước mặt tôi. Tôi quên nỗi bực dọc về những gì đã thấy trên đường phố Lhasa, về sự hiện diện của lính tráng Trung Quốc. Tôi nhớ lại tại Simla chính mình đã tự nhủ, núi non đâu phải để con người quản lý. Trung Quốc hay Tây Tạng không có ai "quản lý" được núi non, những ngọn núi này chỉ là đỉnh của những băng sơn ẩn mật, hiện ra một chút cho người đời thấy diện mục của mình. Những ngọn núi hôm nay tôi thấy không phải là những ngọn mà tôi thấy tại Simla vì chúng cách nhau quá xa, dễ chừng cả ngàn cây số. Nhưng hề gì, tất cả những ngọn Hy-mã lạp sơn đều cao quí như nhau, đến đây là đi trọn một vòng của đời tôi. 

Đường xe chạy không hề là con đường tráng nhựa như tôi nghĩ, nó chỉ là đường đất. Tôi tự hỏi không biết mùa đông con đường này sẽ ra sao. Nhưng điều đó không làm tôi lo ngại mà những con đường đèo này không hề có gì che chắn tại những khúc quanh. Tôi ngồi cạnh cửa sổ, lạnh người nhìn xuống thấy những hẻm núi sâu hun hút, xe rớt xuống đó thì khỏi có ai sống sót. Anh lái xe cũng tay mang găng trắng, đó là thói quen của tài xế tại Trung Quốc, Tây Tạng. Thế nhưng sao không thấy anh treo hình thần bảo hộ như tài xế Ấn Độ

Tôi sớm tìm những chuyện khác mà nhìn để quên cơn sợ. Trên các sườn núi nhiều đàn trâu Yak xuất hiện, chúng mang trên cổ những vòng vải vàng đỏ và chậm chạp nhai cỏ. Tiếng chuông treo cổ trâu vang xa trong tiếng động cơ của xe, thế nhưng tôi nhận ra một sự tĩnh lặng vô cùng trên cao nguyên này. Cái bao la của không gian, màu sắc rực rỡ của trời đất và sự tĩnh lặng mênh mông này phải là điều kiện tuyệt vời để con người thiền định và để mở rộng ý thức quán chiếu. Đây là chỗ con người gần trời hơn, chỗ ý thức vươn tới những tầm cảm nhận cao hơn mà thông thường ta không đạt tới. 

"Khampa", người hướng dẫn du lịch nói ngắn. Chúng tôi sớm thấy các lá phướn phất phới và những đụn đá từ từ hiện ra. Đây là đỉnh đèo đầu tiên mà chúng tôi đã vượt qua, đó là đèo Khampa, nó có cao độ 4794m. Tôi nhảy xuống xe và thấy rõ, sức mình đã yếu đi thêm vì độ cao. Đỉnh đèo này cao hơn Lhasa khoảng 1100m. Nắng sáng rực trong không khí trong vắt và gió thổi phất phới những lá phướn. Nhờ nắng nên gió không làm tôi lạnh. Những lá phướn mang lời kinh đã thổi vào không gian vô số phước lành, có lẽ đó là lý do mà tài xế không cần treo hình các vị thần bảo hộ

Tôi đi thêm vài bước và đứng sững lại trước một cảnh quan tuyệt diệu. Trước mắt tôi là hồ Yamdrok. Hồ xuất hiện trước mặt tôi như một lớp ngọc thạch, màu của nó là màu xanh lục sáng turquoise, nó như màu của lá chuối non sáng rực dưới ánh sáng mặt trời. Tôi đã thấy nhiều hồ nhưng các nơi đó, màu nước thường xanh dương đậm nhạt tùy chỗ. Còn màu xanh lục sáng rực này của một hồ nước thì tôi chưa hề thấy. Hồ nằm dưới chân của ngọn Nojin Kangsa cao 7223m, mặt nước xanh lục của nó mới nhìn có vẻ không thật vì màu của nó quá kỳ lạ và rực rỡ. Màu nước nổi bật lên, hầu như gần với mắt hơn còn xung quanh là núi màu xanh thẫm lại chìm xuống, rút ra xa. Cảnh quan này dường như một bức họa siêu thực hay một bức tranh của trẻ con vẽ với những màu sắc và đường nét không có thật trong thiên nhiên

Tôi ném một viên đá vào đụn đá theo cách chúc lành của người Tây Tạng và lên xe xuống đèo. Sung sướng thay cho tôi, sau đó xe chạy 50km nữa theo con đường sát theo bờ hồ. Mặt dù đã mệt nhưng tôi nhất định không nhắm mắt ngủ. Ai nỡ ngủ khi chạy bên cạnh hồ Yamdrok này. Đường dọc theo bờ hồ cũng là một con đường quanh co, nước hồ len lỏi vào những góc nhỏ nhất của các chân núi để đi đến đâu ta lại có một cảnh quan mới về hồ và núi, lại có một bức tranh siêu thực trước mắt

Hồ Yamdrok là hồ lớn thứ ba của Tây Tạng, diện tích mặt nước của nó khoảng 638 cây số vuông, nằm ở độ cao 4441m, được xem là hồ thiêng của Tây Tạng. Hồ lớn nhất là một hồ nằm ở phía bắc tên là Namtso, nước mặn, nằm ở độ cao 4718m, nằm cao nhất trên thế giới, đó cũng là một hồ thiêng. Từ Lhasa đến đó chỉ khoảng chừng 150km nhưng cả đi lẫn về cũng phải mất đến ba ngày. Tôi chưa được đến đó nhưng người ta nói đó là một trong những nơi để lại ấn tượng sâu nhất khi đi Tây Tạng. Đó là một chiếc hồ với sự tĩnh lặng "không thể tả xiết", nằm trên cao nguyên hoang dã mà sát xung quanh bờ là những ngọn núi cao sáu ngàn mét. 

Đi dọc bờ hồ Yamdrok được khoảng 50km chúng tôi đi về hướng tây và lên đèo Karo, vượt núi Nojin Kangsa. Con đường chạy sát ngọn núi hùng vĩ này đưa chúng tôi lên tới độ cao 5010m. Tới đỉnh đèo tôi xuống xe và cảm hơi thở buốt giá của ngọn núi. Trên trời, nơi đây không còn chim chóc bay lượn. Nhìn lên sườn núi, tôi khám phá những tảng băng vạn niên đã lan tới gần sát đường xe chạy. Vào đúng mùa hè nên một ít băng tan, sinh ra những dòng thác nhỏ trắng bạc chảy dọc trên sườn núi, nhìn xa như một dải lụa tinh khiết

Độ cao này làm tôi khó thở thực sự. Trong kính chiếu hậu của chiếc xe bus, môi tôi đã tím bầm. Tôi lê những bước mệt nhọc xung quanh chỗ xe đậu, cố hít hơi thật dài và thấy nao lòng. Đây là chốn cao nhất trên địa cầu mà tôi đã tới và có lẽ sẽ không bao giờ trở lại. Xung quanh tôi là nhiều người Tây Tạng đang tìm cách bán đồ lưu niệm cho khách du lịch, cho thuê trâu Yak để khách cỡi chơi cho biết. Tội nghiệp thay cho họ, làng của họ ở dưới chân đèo, nhưng dắt bộ trâu lên đỉnh vì du khách chỉ dừng ở đỉnh đèo. Tôi đi ra xa, chân tránh phân trâu và mắt tìm vài viên đá. Tôi bỏ được một viên đá của ngọn đèo cao nhất này vào ba-lô. Một viên khác tôi mang lại đụn đá cầu nguyện ở trên đèo, đổi lấy một viên đã nằm lâu tại đó. Cuối cùng, tôi mang được về nhà hai viên đá của núi Nojin Kangsa, trú xứ của vị thần Nojin, đó là kỷ vật của tôi từ Hy-mã lạp sơn.
TỔ TIÊN TÂY TẠNG

Nếu ngày trước Govinda hay David-Néel đi Tây Tạng rất khổ nhọc thì ngày nay người ta đến xứ này tương đối dễ dàng, nhất là thủ đô Lhasa. Khách có thể từ Kathmandu, thủ đô Nepal, bay đi Lhasa, mỗi tuần hai chuyến. Nhưng cách đi hay nhất là đến Thành Đôâ, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, từ đây khách có thể dễ dàng đi thăm viếng Tây Tạng. Muốn đến Thành Đô ta có thể lấy máy bay từ Bắc Kinh, Thượng Hải nhưng tiện nhất cho khách nước ngoài là từ Bangkok. Ngày nay mỗi ngày có một chuyến bay Bangkok-Thành Đô bằng đường bay South West Airlines của Trung Quốc, thời gian bay khoảng gần ba tiếng đồng hồ. Thành Đô lại là kinh đô nước Thục ngày xưa, là nơi khách có thể tham quan Nga Mi sơn, Lạc sơn, nên đến Thành Đô, khách có thể phối hợp nhiều lộ trình tham quan hết sức thú vị [8]. 

Từ Trung Quốc khách có thể đi Tây Tạng nhưng phải có giấy phép đặc biệt. Vì thế hầu như tất cả mọi người đều phải đi trong các tour do các văn phòng du lịch tổ chức. Thành Đô là nơi tập trung khách đi Lhasa vì từ đó mỗi ngày có một chuyến bay với South West Airlines. Từ Bắc Kinh, Trùng Khánh cũng có chuyến bay đi Lhasa nhưng mỗi tuần chỉ hai ba chuyến không đáng kể

Từ Thành Đô đi Lhasa, tôi bay từ đông sang tây. Ra khỏi Thành Đô không bao lâu một vùng núi non bát ngát đã xuất hiện, đó là lưng dựa hiểm yếu của nước Thục ngày xưa. Vùng núi non thỉnh thoảng được cắt bởi những hẻm sâu vực thẳm mà một trong những hẻm núi hiểm trở đó là thượng nguồn sông Cửu Long. Ôi, đã có một ngày tôi được bay trên đầu nguồn Cửu Long. Từ Thành Đô ta còn có một con đường bộ đi Lhasa. Tuyệt diệu thay nếu đời tôi được đi con đường đó, con đường băng núi bạt ngàn vượt qua vùng Đông Tây Tạng với những trang huyền sử. Con đường đó cũng dẫn đến suối nguồn của Cửu Long Giang mà tôi mơ ước được một ngày nếm vị ngọt của nó. 

Hôm nay tôi sẽ đến Lhasa, "thành phố của chư thiên", nằm trên độ cao 3685m. Trên độ cao này không khí đã khá loãng, tôi chịu nổi không ? Tôi đã lên Zugspitze, đỉnh cao nhất nước Đức chưa đầy 3000m, đã đến Nga Mi sơn cao khoảng 3100m. Thế thì Lhasa phải là chỗ cao nhất xưa nay tôi chưa đến, độ cao của nó vượt hơn đỉnh Hoàng Liên sơn của ta khoảng nửa cây số. Tây Tạng là một một xứ sở kỳ dị, lớn rộng như Tây Âu, độ cao trung bình của nó khoảng 4500m. Dân của họ hết sức thưa thớt, quen sống vùng rẻo cao, ít người xuống được bình nguyên. Nguồn gốc của họ là từ đâu ? 

Thời kỳ xa xưa của Tây Tạng chìm sâu trong bóng tối của lịch sử, như nhà Phật học người Ý Giuseppe Tucci [9] nói, "không có bao nhiêu dữ liệu mà phải đoán mò từ những truyền thuyết tôn giáo". Thế nhưng nhiều nhà địa chất và khảo cổ quả quyết rằng, đất Tây Tạng ngày xưa vốn nằm dưới đáy biển! Cách đây khoảng 40 triệu năm, bán đảo Ấn Độ di chuyển, va chạm vào lục địa châu Á mà đội lên thành Hy-mã lạp sơn và cao nguyên Tây Tạng ngày nay. Vì thế mà ngày nay người ta vẫn còn tìm thấy nhiều dấu vết của động vật sống dưới biển đã hóa thạch và nhiều hồ Tây Tạng là hồ nước mặn. 

Tổ tiên người Tây Tạng, theo lời của chính họ, là một con khỉ ! Con khỉ đó không phải tầm thường, nó là một hiện thân của Quán Thế Âm, tìm đến một hang động lạnh lẽo trên núi cao để thiền định. Thế nhưng gần đó có một nàng ma nữ, gặp khỉ nàng khóc lóc than thở về mối cô đơn hiu quạnh của mình. Động lòng từ bi, khỉ chịu chung sống với ma nữ và sinh sáu người con và đó là tổ tiên của dân tộc Tây Tạng. Ngày nay người Tây Tạng vẫn tự thấy mình là sự tổng hợp của lòng từ bi dịu hiền của khỉ và sự lì lợm tham lam của ma [10]. 

Tây Tạng có một số lượng dân cư hết sức thưa thớt. Thủ đô Lhasa ngày xưa, trước khi Trung Quốc xâm nhập năm 1959, chỉ có khoảng 30.000 dân. Thành phố lớn thứ hai là Shigatse với khoảng 12.000 dân, thứ ba là Gyantse với khoảng 8000 dân. Toàn bộ dân tộc Tây Tạng chỉ gồm khoảng 5-6 triệu dân. Có lẽ không ai quan tâm đến dân tộc này và chỉ xem họ chỉ là một chủng tộc hoang sơ sống trên rẻo cao nếu Tây Tạng không có một nền văn hóa độc đáo.

Trong nền văn hóa vô song đó đạo Phật đóng một vai trò chủ đạo, nhưng đạo Phật tại đó cũng không còn là Phật giáo Ấn Độ, cũng chẳng phải là Phật giáo Trung Quốc, mặc dù mối liên hệ với hai vùng văn hóa đó hết sức mật thiết. Từ một xứ sở tưởng chừng như hoang sơ đó đã sinh ra và phát triển thành một trường phái Phật giáo thâm sâu, vừa đầy tính lý luận khúc chiết vừa đầy tính mật tông ảo diệu. Đến thời đại hiện nay Phật Giáo Tây Tạng tương đối còn sức sống trong lúc Phật Giáo tại Ấn ĐộTrung Quốc đã suy tàn

Máy bay hạ dần độ cao, bay ngược dòng một dòng sông có chiều dài tổng cộng khoảng 2900km. Bên trái dưới máy bay là dòng sông Yarlung Tsangpo, một dòng sông anh em của Trường Giang, Hoàng Hà, Cửu Long. Nguồn của nó là dưới chân Ngân Sơn, ở miền tây Tây Tạng. Đối với Tây Tạng, Tsangpo cũng quan trọng như Trường Giang với Trung Quốc. Nó phát nguồn từ một mạn-đà-la vĩ đại quanh Ngân Sơn [11] , tên của nó có nghĩa "chảy từ hàm ngựa", chảy từ đông qua tây, bọc quanh một ngọn núi tuyết cao trên 7700m rồi thẳng đường phía nam, lúc này nó mang tên Brahmaputra, xuyên qua Bangladesh chảy ra Ấn Độ dương. 

Tsangpo chính là nơi các nhà vua Tây Tạng xây dựng cơ đồ. Theo truyền thuyết, một ngày nọ trong năm 313 trước công nguyên, có một vương tử Ấn Độ thất thế phải chạy ngược lên Hy-mã lạp sơn. Đó là thời kỳ hùng mạnh của triều đại Maurya tại Ấn Độ, có lẽ vị vương tử này vì thế mà lánh nạn chăng. Vượt tuyết sơn đến Tây Tạng thì ông gặp dân chúng sống trong hang động, họ hỏi ông từ đâu tới. Vì bất đồng ngôn ngữ ông đành chỉ tay lên trời. Dân chúng tưởng ông từ trên trời giáng thế nên công kênh lên vai, tôn ông làm vua. Đó là vị vua đầu tiên, Nyatri Tsenpo. Vị vương tử may mắn này đưa văn minh Ấn Độ vào Tây Tạng, cho xây cất nhà cửa và đặt kinh đô bên dòng Tsanpo, thung lũng Yarlung. 

Khi Nyatri Tsenpo chết thì huyền sử chép "theo một sợi dây mà lên trời"và sáu đời vua sau ông cũng theo cách đó mà giã từ nhân thế. Thế nhưng đến đời vua thứ tám, Drigum Tsenpo thì "dây dứt", nhà vua này được chôn tại Yarlung và từ đó về sau lăng mộ các nhà vua Tây Tạng đều ở Yarlung cả, ngày nay vẫn còn. Đến đời thứ 23, lúc đó là khoảng năm 371 sau công nguyên, thời nhà vua Totori Nyentsen, "trên trời bỗng rơi xuống nóc điện nhà vua"kinh sách bằng tiếng Phạn không ai đọc được. Trong một giấc mộng nhà vua được biết rằng, năm đời sau mới có vị vua đọc và hiểu được kinh sách. Đó chính là vị Tùng-tán Cương-bố nói trong chương trước. 

Tùng-tán Cương-bố lên ngôi, nước Tây Tạng hưng thịnh chưa từng có và cùng với hai nàng công chúa nước ngoài, ông không những "đọc và hiểu" kinh sách tiếng Phạn mà còn xây đền tháp, gửi người đi tu họcẤn Độ, dịch kinh sách. Căn cứ trên tư tưởng Phật Giáo, nhà vua ban bố "Thập thiện" và "Thập lục yếu luật" để dân chúng thi hành. Nhiều học giả cho rằng, kể từ đây nước Tây Tạng mới thoát khỏi tình trạng hoang sơ man dã.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10368)
Tập Kỷ Yếu này ghi nhận lại những cảm nhận, những kỷ niệm, những hình ảnh sinh hoạt của Trường Hạ Minh Quang như một món quà tinh thần kỷ niệm cuối khóa cho mọi hành giả tham dự khóa tu... Giáo Hội ÚC Châu
(Xem: 9485)
Em muốn nói chuyện với tôi, bởi vì trong thâm tâm, em chưa mất hẳn niềm tin nơi tất cả chúng tôi. Và tôi muốn nói chuyện với em, bởi vì có lẽ tôi là một trong những người chưa chịu đầu hàng cuộc đời... Nhất Hạnh
(Xem: 9197)
Toàn bộ mục tiêu của tôn giáophổ cập từ ái và bi mẫn, nhẫn nhục, bao dung, khiêm tốn, tha thứ... Dalai Lama
(Xem: 31104)
Tập truyện này không nhắm dẫn chúng ta đi vào chỗ huyền bí không tưởng. Chỉ cần trở lại với tâm bình thường, một tâm bình thường mà thấy đất trời cao rộng vô cùng.
(Xem: 20642)
Những bài nói chuyện trong tập sách này được đề cập đến những vấn đề rất tổng quát của tâm, nhân dịp Lạt ma Yeshe đi thuyết giảng vòng quanh thế giới lần thứ hai cùng với Lạt ma Zopa...
(Xem: 22970)
Thơ Văn Lý Trần - Nhà xuất bản: Khoa Học Xã Hội 1977, Nhiều Tác Giả
(Xem: 17562)
Đức Phật nêu lên tánh không như là một thể dạng tối thượng của tâm thức không có gì vượt hơn được và xem đấy như là một phương tiện mang lại sự giải thoát... Hoang Phong dịch
(Xem: 11539)
Mục đích có được thân người quý báu này không phải chỉ để tạo hạnh phúc cho chính mình, mà còn để làm vơi bớt khổ đau, đem lại hạnh phúc cho người. Đó là mục đích đời sống.
(Xem: 21252)
Theo giáo lý đạo Phật, tâm là nhân tố chính trong mọi sự kiện hay việc xảy ra. Một tâm lừa dối là nguyên nhân của mọi kinh nghiệm mùi vị của samsara...
(Xem: 8676)
Đại ý bài kinh đại khái nói về việc ngài Anan thưa hỏi đức Thế Tôn về việc phụng sự Phật phápkiết tường hay hung tai? HT Thích Minh Thông
(Xem: 22016)
Bồ đề tâm, nghĩa là “tư tưởng giác ngộ”, nó có hai phương diện, một hướng đến tất cả chúng sanh và một tập trung vào trí huệ.
(Xem: 13237)
Cuốn sách Cuộc Tranh Đấu Lịch Sử Của Phật Giáo Việt Nam được Viện Hóa Đạo GHPGVNTN xuất bản vào năm 1964... Nam Thanh
(Xem: 38316)
Tuyển tập 115 bài viết của 92 tác giả và những lời Phê phán của 100 Chứng nhân về chế độ Ngô Đình Diệm
(Xem: 13261)
Nhà Sư Vướng Lụy hay truyện Con Hồng Nhạn Lưu Ly - Nguyên tác Tô Mạng Thù; Bùi Giáng dịch
(Xem: 24109)
Lược Sử Phật Giáo Trung Quốc (Từ thế kỷ thứ I sau CN đến thế kỷ thứ X) - Tác giả Viên Trí
(Xem: 14877)
50 năm qua Phật Giáo chịu nhiều thăng trầm vinh nhục, nhưng không phải vậy mà 50 năm tới Phật Giáo có thể được an cư lạc nghiệp để hoằng pháp độ sinh...
(Xem: 24404)
Năm 623 trước Dương lịch, vào ngày trăng tròn tháng năm, tức ngày rằm tháng tư Âm lịch, tại vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini) xứ Ấn Độ...
(Xem: 10087)
Những Điều Phật Đã Dạy - Nguyên tác: Hòa thượng Walpola Rahula - Người dịch: Lê Kim Kha
(Xem: 17517)
Quyển 50 Năm Chấn Hưng Phật Giáo Việt Nam do HT Thích Thiện Hoa biên soạn là một tài liệu lịch sử hữu ích.
(Xem: 22534)
Phật Giáo Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử của nó luôn luôn gắn liền với dòng sinh mệnh của dân tộc... Trần Tri Khách
(Xem: 22522)
Luận văn trẻ trung tuyệt vời này đưa ra phương pháp tiếp cận dựa trên truyền thống, vạch ra các giai đoạn của con đường.
(Xem: 7424)
Là người mới bắt đầu học Phật, tôi nhận thấy quyển sách nhỏ này thể hiện tốt tinh thần vừa giáo dục vừa khai sáng...
(Xem: 13982)
Kinh thành đá Gia Na là thạch kinh có quy mô lớn nhất trên thế giới, với các tảng đá ma ni trên đó khắc lục tự chân ngôncác loại kinh văn, là thắng tích văn hóa hiếm thấy.
(Xem: 26925)
Về môn Niệm Phật, tuy giản dị nhưng rất rộng sâu. Điều cần yếu là phải chí thành tha thiết, thì đạo cảm ứng mới thông nhau, hiện đời mới được sự lợi ích chân thật.
(Xem: 26710)
Tâm chân thành là tâm Phật, bạn với Phật là đồng tâm. Bốn hoằng thệ nguyện là đồng nguyện với Phật...
(Xem: 19725)
Khi gọi là điều đạo đức, người ứng dụng hành trì sẽ cảm thấy có nhu cầu hướng tới, bởi điều đạo đức luôn mang đến hạnh phúc an lành cho con người.
(Xem: 20677)
Bát chánh đạocon đường tâm linh có khả năng giúp cho người phàm trở thành bậc Thánh. Trước hết là Chánh kiến, tức tầm nhìn chân chính...
(Xem: 21218)
Đọc Bát Đại Nhân Giác để trải nghiệm các giá trị cao siêu trong từng nếp sống bình dị, theo đó hành giả có thể tự mình mở mắt tuệ giác, trở thành bậc đại nhân...
(Xem: 13147)
Do sức ép của công việc, sức ép của mọi thứ trong xã hội đã làm thay đổi cấu trúc đời sống sinh hoạt gia đình truyền thống mà các sắc dân ở các nơi đã phải đối diện.
(Xem: 13283)
Thật không ngoa chút nào, khi tạp chí Chùa cổ Bình Dương cho rằng, chùa Tây Tạng là "dấu ấn đầu tiên của Mật tông”.
(Xem: 29698)
Sự khai triển của Phật giáo đại thừa kết hợp với các dân tộc có nền văn hóa khác nhau đưa đến sự xuất hiện nhiều trình độ hiểu biết Phật giáo rất đặc sắc.
(Xem: 13825)
Tây Tạng là quê hương của những bậc thánh nhân, những vị bồ tát, những đạo sĩ sống cô tịch và độc cư nơi rừng sâu núi thẳm để tu tập thiền định.
(Xem: 13849)
Đến đây, nếu để ý bạn sẽ thấy gần như mỗi người Tây Tạng đi đâu cũng xoay trên tay bánh xe mani (một ống đồng xoay trên một trục thẳng đứng)...
(Xem: 32295)
Tịnh độ giáo là một tông phái thuộc Phật giáo Đại thừa, tín ngưỡng về sự hiện hữu của chư Phật và tịnh độ của các Ngài; hiện tại nương nhờ lòng từ bi nhiếp thụ của Phật-đà...
(Xem: 23832)
Kiến thức là gì? Nó đã được thu thập hàng nghìn năm qua hằng bao kinh nghiệm, tích trữ trong trí não như kiến thức và ký ức. Và từ ký ức đó, tư tưởng (thought) phát sanh.
(Xem: 29642)
Những lời khuyên dạy trong những trang sau đây đều căn cứ trên kinh nghiệm thực hành của Ngài Thiền Sư Ashin Tejaniya.
(Xem: 31370)
Qua quyển sách mỏng này, Susan đã chia sẻ rất chân thật các tâm trạng mà bà phải trải qua trong tuổi già...
(Xem: 34086)
Chính các ngài là những cánh tay đắc lực nhất đã giúp đức Phật hữu hiệu nhất trong công việc hoàng pháp độ sinh...
(Xem: 18349)
Tu sĩ vẫn không quay lại, đôi bàn tay với những ngón tay kỳ diệu bật lên dây đàn, mắt nhìn ra khung cửa tối - biển âm thanh xao động rồi ngưng lắng một lúc...
(Xem: 19375)
Tất cả đang im lặng trong chàng. Triết Hựu có thể nghe được, trong một lúc mười muôn triệu thế giới đang dừng lại, chỉ còn một hơi thở và một trái tim.
(Xem: 32686)
Đức Phật dạy chúng ta hãy vất bỏ mọi thái cực. Đó là con đường thực hành chân chính, dẫn đến nơi thoát khỏi sanh tử. Không có khoái lạc và đau khổ trên đường này...
(Xem: 18626)
Thuở xưa, tại khu rừng Daliko bên bờ sông Đại Hằng, có cây bồ-đề đại thọ, ngàn năm tuổi, vươn lên cao, xòe tán rộng, che phủ cả một vùng.
(Xem: 30691)
Từng Bước Nở Hoa Sen - Chén trà trong hai tay, Chánh niệm nâng tròn đầy, Thân và tâm an trú, Bây giờ ở đây... Thích Nhất Hạnh
(Xem: 16049)
Trưởng giả Tu-đạt-đa (cũng gọi là Tu-đạt) là một nhà từ thiện lớn, luôn vui thích làm những chuyện phước đức, bố thí. Ông thường cứu giúp những người nghèo khó...
(Xem: 26647)
Chùa Linh Mụ đẹp quá, nên thơ quá. Nói vậy cũng chưa đủ. Nó tịnh định, cổ kính, an nhiên, trầm mặc. Nói vậy cũng chưa đủ.
(Xem: 32476)
Khi bạn duy trì được chánh niệm trong mọi lúc, tâm bạn sẽ luôn luôn mạnh mẽ và đầy sức sống, rất trong sángan lạc. Bạn cảm thấy nội tâm mình vô cùng thanh tịnh và cao thượng.
(Xem: 39211)
Đa Văn từ lâu được nổi tiếng là nghe nhiều, nhớ giỏi. Hôm kia, chẳng biết suy nghĩ được điều gì mà chú hăm hở chạy vào gặp nhà sư, lễ phép và khách sáo nói...
(Xem: 40313)
Mục đích của cuộc đời chúng ta là để trưởng thành, là để giải quyết các vấn đề của mình một cách chánh niệmý nghĩa. Trí tuệ sẽ đến và chánh niệm cũng đến cùng.
(Xem: 19198)
“Tỉnh thức trong công việc” của tác giả Michael Carroll là tuyển tập nhiều bài viết ngắn cùng chủ đề, được chia làm bốn phần, mỗi phần đề cập đến các phương diện chánh niệm trong kinh doanh.
(Xem: 19209)
Nằm giữa mây mù và rừng nguyên sinh hoang rậm, cả hệ thống những thiền viện, am, chùa cổ hiện ra - với toà ngang dãy dọc, với ngôi tháp đá tảng xanh 7 tầng...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant