Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Ngay Trong Kiếp Sống Này

24 Tháng Bảy 201200:00(Xem: 44270)
Ngay Trong Kiếp Sống Này
NGAY TRONG KIẾP SỐNG NÀY
Tác giả: Sayadaw U. Pandita
Dịch giả: Khánh Hỷ


ngaytrongkiepsongnay-khanhhy

MỤC LỤC
Lời Nói Đầu
Lời Giới Thiệu Của Như Lai Thiền Viện
Lời Người Dịch
Lời Tác Giả

1. Giới Luật Căn Bản Và Hướng Dẫn Cách Hành Thiền

Lẽ Phải Căn Bản Của Con Người
Chỉ Dẫn Cách Hành Thiền
Thiền Hành
Cách Trình Pháp

2. Nguyên Nhân giúp Ngũ Căn Bén Nhạy

Chú Tâm Vào Sự Vô Thường
Quan TâmTôn Trọng Việc Hành Thiền
Liên Tục Không Gián Ðoạn
Những Ðiều Kiện Hỗ Trợ
Nhớ Lại Những Ðiều Kiện Thuận Lợi
Phát Triển Thất Giác Chi
Dũng Cảm Tinh Tấn
Kiên NhẫnNghị Lực
Quyết Tâm Theo Ðuổi Việc Hành Thiền

3. Mười Ðạo Binh Ma

Dục Lạc
Bất Mãn
Ðói, Khát
Tham Ái
Dã Dượi Buồn Ngủ
Hãi Khiếp Nhược
Hoài Nghi
Kiêu MạnVô Ơn
Danh Lợi
Khen Mình, Chê Người

4. Bảy Pháp Trợ Bồ Ðề

Chánh Niệm
Trạch Pháp
Tinh Tấn
Hỉ
Thư Thái
Ðịnh
Xả
Lợi ích Của Sự Phát Triển Thất Giác Chi

5. Các Tầng Thiền Minh Sát

Làm Dịu Tâm
Quét Sạch Khổ Ðau
Chướng Ngại và Pháp Ðối Trị
Hiểu Biết Thấu Ðáo Bản Chất Thế Gian
Ðạt Ðến Các Tầng Thiền Minh Sát Cao Hơn

6. Niết Bàn

Phần I
Phần II

Phụ Lục

Bảy Pháp Trợ Bồ Ðề
Chướng Ngại và Pháp Ðối Trị
Tóm Lược Cách Trình Pháp

-ooOoo-

Lời Nói Đầu

 

Lúc Hòa Thượng Thiền Sư Pandita sang Hoa Kỳ lần đầu tiên vào năm 1984, chúng tôi chỉ biết danh tiếng của Ngài vì Ngài là người kế nghiệp Hoà Thượng Thiền Sư Mahasi. Nhưng chúng tôi không ngờ rằng sự hiện diện và sự dạy dỗ của Ngài đã giúp chúng tôi mở rộng tầm hiểu biết mới.

Là một thiền sư, Ngài đã hướng dẫn chúng tôi thực hành một cách tinh tếvi diệu.

Là một học giả, Ngài đã đem lại sức sống và ý nghĩa mới mẻ về những lời dạy muôn đời của Ðức Phật.

Và là một người bạn tinh thần vĩ đại, Ngài đã khích lệ chúng tôi nỗ lực tìm đến nơi giải thoát cao thượng.

Ðức Phật xuất thân từ giòng dõi chiến sĩ của xứ Ấn Ðộ cổ xưa. Và ngày nay, Hoà Thượng Thiền Sư Pandita là một chiến sĩ tâm linh của thời đại chúng ta. Ngài nhấn mạnh rằng chúng ta cần phải dũng mãnh tinh tấnvui mừng tin tưởngchúng ta có thể giải thoát ngay trong kiếp sống này. Hoà Thượng đã giúp chúng ta nhận ra nguồn năng lực bên trong của chính mình, để chinh phục một con tâm chật hẹp, giới hạn, lệ thuộc vào điều kiện ngoại giớichấp thủ.

Ðây là cuốn sách ghi lại những bài pháp mà Hoà Thượng Thiền Sư Pandita đã thuyết giảng trong một khoá thiền ba tháng Ngài dạy lần đầu tiên tại Thiền Viện Insight Meditation Society ở Barre, Massachusetts. Ngài giảng giải tỉ mỉ từng chi tiết cả phương pháp thực hành lẫn lý thuyết khuôn mẫu. Những bài pháp đầy ý nghĩa này giúp cho chúng ta mở rộng kiến văntư tưởng khiến cho tâm chúng ta trưởng thànhlãnh hội thấu đáo những lời dạy quen thuộc; đồng thời khiến cho chúng ta có một cái nhìn mới về một số quan điểm xưa cũ mà chúng ta mến yêu và chấp trước.

Cuốn sách này là một kho tàng quí giá cho những ai muốn thực hành giáo pháp. Mong rằng cuốn sách này sẽ đánh thức phần trí tuệtừ bi trong tất cả chúng ta.

Joseph Goldstein
Barre, Massachusett


Lời Giới Thiệu Ban Tu Thư Như Lai Thiền Viện

Như Lai Thiền viện đã có duyên lành được Ngài Thiền Sư U. Pandita trên đường hoằng pháp ở Hoa Kỳ ghé đến hướng dẫn thiền tập nhiều năm kể từ năm 1989. Ngài đã vượt trùng dương mang theo những làn sóng trầm hùng của thiền quán vỗ vào bến đời khô cạn của thiền sinh. Trong những lần pháp thoại và hướng dẫn hành thiền, Ngài như một chiến tướng oai nghi và hùng dũng trên cổ xe từ bitrí tuệ thúc dục thiền sinh nỗ lực không ngừng nghỉ để đánh tan các đoàn quân tham lamsân hận trên chiến trường si mê của kiếp nhân sinh. Ngài luôn luôn nhắc đi nhắc lại để cho chúng ta thấy rõ rằng giải thoát là một việc mà bất cứ ai nỗ lực thiền tập đều có thể thành đạt ngay trong kiếp sống này chứ không phải là chuyện mơ hồ như thường được nghĩ. Những lời dạy của Ngài Thiền Sư đã được đúc kết trong một khóa giảng dài ba tháng tại Hoa kỳ, được chọn lọc và dịch sang tiếng Anh có tên là in this very life. Sách dạy về thực tập thiền quán: "Ðây là con đường duy nhất để thanh lọc tâm chúng sinh, chấm dứt lo âu phiền muộn, uất ức than khóc, diệt trừ khổ thân và khổ tâm, đạt thánh quảgiác ngộ Niết bàn" như đã được Ðức Phật giảng dạy trong kinh Ðại Tứ Niệm Xứ. Lời dạy này là những tiếng sấm rền vang xác quyết về sự khả hữu của việc giác ngộ như những tia chớp sáng loè xóa tan bầu trời đêm mịt mù tăm tối.

Nhận thấy tầm mức quan trọng của cuốn sách này đối với Phật tửThiền sinh Việt Nam nên Như Lai Thiền Viện thỉnh cầu Ðại Ðức Khánh Hỷ (Aggasemi Trần Minh Tài) hoàn chỉnh lại những bài soạn dịch mà Ðại Ðức đã đọc vào băng nhựa trước đây để in thành sách. Dầu bận rộn với nhiều Phật sự khác Ðại Ðức đã hoan hỉ nhận lời và đã hoàn mãn công tác một cách nhanh chóng và cẩn trọng. Bản soạn dịch có tựa đề Ngay Trong Kiếp Sống Này với lời văn thật súc tích, rõ ràngtrôi chảy, phản ánh trung thực tinh thần giảng dạy của Ngài Thiền Sư. Ðây là một công trình soạn dịch thật công phu đòi hỏi khả năng thông hiểu giáo lýkinh nghiệm thực chứng. Ngoài ra Ðại Ðức đã bổ túc nhiều phần mà Ngài thiền Sư đã giảng dạy nhưng không được ghi lại trong bản tiếng Anh. Như Lai Thiền Viện xin được tán thán công đứcchân thành cảm tạ Ðại Ðức đã cho Thiền Viện đặc ân ấn tống cuốn Ngay Trong Kiếp Sống Này. Cầu mong phước báu Ðại Ðức đã vun bồi sẽ là nhân lành hỗ trợ sự viên thành trí tuệ giải thoát của Ðại Ðức trên đường tu tập Giới, Ðịnh, Huệ.

Như Lai Thiền Viện lấy làm vinh dự giới thiệu bản soạn dịch Ngay Trong Kiếp Sống Này đến Thiền SinhPhật Tử.

Ban Tu Thư Như Lai Thiền Viện
1215 Lucretia Avenue
San Jose. CA 95122. USA
Tel. (408) 294 4536



 Lời Người Dịch

Ðây là những bài pháp được soạn dịch từ những bài giảng của Hòa Thượng Thiền Sư U. Pandita hiện là Viện trưởng Thiền Viện Panditarama ở Yangon, Miến Ðiện. Những bài pháp này đã được giảng trong một khóa thiền dài ba tháng tại Insight Meditation Society ở Barre, Massachusetts, Hoa kỳ. Thiền Sư U. Pandita là người kế nghiệp Hòa Thượng Thiền Sư Mahasi. (Hòa Thượng Thiền Sư Mahasi là vị chủ trì kỳ kết tập tam tạng lần thứ sáu, Viện trưởng đầu tiên Thiền viện Mahasi ở Yangon, Miến Ðiện). Các bài pháp này đã được thu băng và được làm tài liệu giảng dạy cho thiền sinh ngoại quốc hiện đang tu học tại thiền viện Panditarama cũng như các thiền viện tu tập Thiền Minh Sát ở Hoa Kỳ, Anh, Úc, Canada, Mã lai, Singapore vv... Những bài giảng này cũng đã được chọn lọc, hiệu đính lại và cho in thành sách có tên là "IN THIS VERY LIFE". Một số các thiền sinh Việt nam hành thiền dài hạn tại thiền viện Panditarama đến từ Hoa kỳ, Pháp, Thụy sĩ, Việt nam... quen thuộc với tiếng Việt hơn nên Hòa Thượng Thiền Sư giao cho chúng tôi hướng dẫn; do đó chúng tôi có cơ hội để dịch những bài giảng này làm tài liệu tu học cho các thiền sinh Việt nam đang tích cực hành thiền tại Miến Ðiện.

Nhận thấy đây là những bài pháp hữu ích có thể giúp cho quí Phật tử mở rộng kiến văn, đồng thời hỗ trợ cho các thiền sinh mới cũng như quí vị đã hành thiền lâu năm hiểu rõ cách thực hànhđào sâu thêm về phần lý thuyết nên chúng tôi đã thâu vào băng nhựa để gửi đến quí vị. Ðể phổ biến sâu rộng hơn những bài pháp hữu ích này hầu mọi người đều được hưởng lợi lạc nên ban Tu Thư Như Lai Thiền Viện yêu cầu chúng tôi sửa chữa lại để in thành sách.

Cuốn sách Ngay Trong Kiếp Sống Nầy này phần lớn được soạn dịch từ cuốn IN THIS VERY LIFE cuả Hoà Thượng Thiền Sư Pandita và được bổ túc bằng những chi tiết trong các cuốn băng giảng gốc bằng tiếng Miến và tiếng Anh mà Hòa Thượng đã thuyết giảng tại Insight Meditation Society ở Barre, Massachusetts, Hoa kỳ và từ các bài pháp mà Thiền sư đã thuyết giảng cho thiền sinh ngoại quốc tại thiền viện Panditarama ở Miến Ðiện.

Phần trình pháp ở chương một được bổ túc đầy đủ và phần phần tóm lược cách trình pháp được nhắc lại trong phần phụ lục. Các phần trình pháp ở đây không những giúp cho thiền sinh biết rõ cách trình bày kinh nghiệm của mình cho thiền sư mà còn giúp hiểu rõ cách hành thiền, hiểu rõ những gì cần phải chú tâm khi hành thiền minh sát. Hiểu rõ cách hành thiền, hiểu rõ cách trình pháp sẽ giúp cho thiền sinhchánh niệm mạnh mẽ và có sự hiểu biết rõ ràng, chính xác trong khi hành thiền.

Ðể độc giả có dịp làm quen với tiếng Pali, ngôn ngữ chính trong các kinh điển Phật giáo, nên trong phần Pali-Việt đối chiếu, những từ Pali được giải thích rộng hơn và bổ túc thêm một số từ thông dụng.

Chúng tôi xin thành thật cám ơn quí vị đã bỏ công sức vào việc hoàn thành bản soạn dịch Ngay trong kiếp sống này ; xin chia đều phước báu của pháp thí cao quí này đến tất cả quí vị. Trước hết, chúng tôi xin thành thật cám ơn Hòa Thượng Thiền Sư Pandita đã giảng giải cặn kẽ cho chúng tôi trong những phần mà các băng dịch tiếng Anh và sách tiếng Anh chưa diễn hết ý. Tiếp đến, Thiền Sư Khippa Panno (Kim Triệu) đã hiệu đínhchỉ dẫn các khiếm khuyết. Ðại Ðức Trí Dũng và Ðạo hữu Phạm Phú Luyện đã bỏ ra nhiều ngày cùng chúng tôi duyệt lại toàn bản soạn dịch. Sư cô Sunanda đã chép tay bản thảo, sửa lại câu văn và dịch phụ nhiều đoạn. Bản thảo gửi từ Miến Ðiện về Mỹ bị thất lạc nên Ðại Ðức Nagasena đã nghe lại băng nhựa mà đánh vào máy vi tính. Trong khi đọc vào băng, nhiều đoạn chúng tôi phải sửa theo văn nói nên khi viết thành sách câu văn đã phải thay đổi nhiều, thêm vào đó bản đánh máy được ghi lạitừ băng nhựa nên phần chấm câu v.v... không được chính xác. Hai đạo hữu Trần Minh LợiTừ Sơn đã thận trọng điều chỉnh lại phần chấm câu. Trước khi chuyển sang Thiền sư Kim Triệu xem xét lần cuối, Thượng Tọa Razinda, Ðại Ðức Chánh Thân, Sư cô Sudanta, các đạo hữu Vương Minh Thu, Ðặng Trần Vinh, Sukhavati Diệu Thu, Bội Khanh, Sudhamma Ngọc Quỳnh đã cẩn thận sửa chữa những sai sót về chánh tả và kỹ thuật. Cuối cùng xin chân thành cảm ơn quí vị đã khuyến khích, đóng góp tịnh tài để cuốn sách sớm ra mắt độc giả.

Mặc dầu đã hết sức cố gắng, nhưng vì bận tu học và nhiều công tác Phật sự khác nên chúng tôi không có đủ thì giờ để sửa chữa thật chu đáo, do đó bản dịch này chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết. Chúng tôi thành thật xin các bậc Trưởng Thượng hoan hỉ chỉ điểm cho những chỗ sai lầm và rất hân hoan đón nhận những ý kiến xây dựng của các bạn Phật Tử bốn phương để lần tái bản được hoàn hảo hơn.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Tỳ kheo Khánh Hỷ
(Aggasemi Trần Minh Tài)

 


Lời Tác Giả

Ðộc Giả Thân Mến,

Với sự khiêm tốn và chân thành mong muốn giúp các bạn tự mình nhận chân được sự bình anhạnh phúc nội tâm, chúng tôi trình bày những bài giảng trong cuốn sách này căn cứ trên giáo pháp hay chân lý của Ðức Phật và theo truyền thống của Cố Hoà Thượng Mahasi ở Rangoon, Miến Ðiện. Với tất cả sự hiểu biết, chúng tôi cố gắng hết sức để đem lại lợi ích cho các bạn.

Những bài pháp trong cuốn sách này đem lại cho các bạn năm lợi ích sau đây:

Trước tiên bạn sẽ biết được nhiều khía cạnh mới về Phật Pháp mà có thể bạn chưa từng nghe trước đây.

Thứ hai, nếu đã được nghe những bài giáo lý này bạn có thể củng cố kiến thức Phật Pháp của mình.

Thứ ba, nếu bạn có hoài nghi về Phật Pháp, những bài giáo lý này sẽ giúp bạn phá tan sự nghi ngờ.

Thứ tư, nếu bạn có một vài quan kiến và định kiến sai lầm, bạn có thể vất bỏ chúng nhờ bạn có một sự hiểu biết chân chính thích hợptôn trọng Pháp Bảo.

Ðiều cuối cùng và cũng là khía cạnh tròn đủ nhất là bạn có thể xác kiểm lại kinh nghiệm thực hành của mình với những gì đã được viết trong sách này. Nếu bạn có sự thực hành thâm sâu thì đây là cơ hội để bạn vui thíchhoan hỉ khi bạn biết rằng kinh nghiệm của mình phù hợp với giáo lý trong kinh điển.

Nếu bạn chưa hành thiền, có lẽ những bài pháp này sẽ khích lệ bạn bắt đầu. Rồi trí tuệ, vị thuốc bổ dưỡng nhất, sẽ đưa bạn ra khỏi khổ đau tinh thần.

Chúc các bạn có nhiều hứng khởi và tinh tấn trên đường đạo. Mong các bạn đạt đến giải thoát, mục tiêu cao thượng nhất.

Sayadaw U Pandita

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11174)
Ta cần có những thiện hạnh để chấm dứt những dục vọng vô độ và việc coi mình là quan trọng; cách hành xử tránh điều độc hại như thuốc độc...
(Xem: 13514)
Xuất phát từ một nhận thức có tính thuyết phục về đạo Phật, quyển "Thuần Hóa Tâm Hồn" được viết với một văn phong hiện đại, trong sángtinh tế; nghiêm trang nhưng vẫn đan xen đôi nét hóm hỉnh.
(Xem: 13659)
Một cách khái quát, Thiền có thể hiểu là trạng thái tâm linh vút cao của một hành giả đã chứng ngộ. Với nghĩa này, Thiền cũng là Đạo, là Phật, là Tâm...
(Xem: 21901)
Các khoa học gia ngày nay trên thế giới đang có khuynh hướng chú trọng vào chế độ dinh dưỡng lành mạnh lấy chất bổ dưỡng từ nguồn thức ăn do thực vật đem lại...
(Xem: 21742)
Chúng tôi đi với hai mục đích chính: Thay mặt toàn thể Phật tử Việt Nam chiêm bái các Phật tích và viết một quyển ký sự để giới thiệu các Phật tích cho Phật Tử Việt Nam được biết.
(Xem: 27192)
Tâm tánh của chúng sinh dung thông không ngăn ngại, rộng lớn như hư không, lặng trong như biển cả. Vì như hư không nên thể của nó bình đẳng...
(Xem: 17612)
Tây phương Cực lạccảnh giới thanh tịnh giải thoát. Thanh tịnhvô nhiễm là thuần thiện, giải thoát là vượt ngoài ba cõi, vượt ngoài ba cõi là xả ly thế gian.
(Xem: 11653)
Tinh thần Đại thừa Phật giáo nhằm mục đích chuyển hóa cõi Ta-bà uế trược này trở thành Cực-lạc thanh lương. Sự phổ biến Phật giáo khắp mọi tầng lớp quần chúng là điều Phật tử phải thực hiện.
(Xem: 12230)
Là một tu sĩ Phật giáo Việt Namtrách nhiệm và nhiều nhiệt tình thì thấy điều gì hay trong Phật giáo tôi tán thán, biết việc gì dở tôi chê trách, đều nhằm mục đích xây dựng Phật giáo Việt Nam mà thôi.
(Xem: 25071)
Chúng ta tu Thiền là cốt cho tâm được thanh tịnh trong lặng. Từ tâm thanh tịnh trong lặng đó hiện ra trí vô sư. Trí vô sư hiện ra rồi thì chúng ta thấy biết những gì trước kia ta chưa hề thấy biết...
(Xem: 23077)
Đối tượng nghiên cứu của xã hội học là con người, trong khi đó, xã hội học Phật giáo có những bước nghiên cứu xa hơn không chỉ nói về con người mà còn đề cập đến các loài hữu tình khác...
(Xem: 28389)
Một chủ đề chính của cuốn sách này là qua thực hành chúng ta có thể trau dồi tỉnh giác lớn lao hơn suốt mỗi khoảnh khắc của đời sống. Nếu chúng ta làm thế, tự dolinh hoạt mềm dẻo liên tục tăng trưởng...
(Xem: 22588)
Chân thật niệm Phật, lạy Phật sám hối, giữ giới sát, ăn chay, cứu chuộc mạng phóng sinh. Đó là bốn điểm quan trọng mà sư phụ thường dạy bảo và khuyến khích chúng ta.
(Xem: 25524)
Con đường thiền tậpchánh niệm tỉnh giác, chứng nghiệm vào thực tại sống động. Khi tâm an định, hành giả có sự trầm tĩnh sáng suốt thích nghi với mọi hoàn cảnh thuận nghịch...
(Xem: 22112)
Với người đã mở mắt đạo thì ngay nơi “sắc” hiện tiền đó mà thấy suốt không chướng ngại, không ngăn che, nên mặc dù Sắc có đó vẫn như không, không một chút dấu vết mê mờ...
(Xem: 13886)
Trên đời này, hạnh phúc và khổ đau; chiến tranh và hòa bình; giàu và nghèo… nếu chúng ta chịu khó tu tập một chút và giữ tâm thật bình thản, chúng ta sẽ khám phá ra nhiều điều hay vô cùng.
(Xem: 13349)
Bước đường hành đạo của đức Phật thật sinh động trong khung cảnh Ấn Ðộ cổ đại được minh họa bằng các trích đoạn kinh kệ từ Tam Tạng Pàli nguyên thủy đầy thiền vị hòa lẫn thi vị...
(Xem: 22239)
Bắt đầu bằng cách bỏ qua một bên tất cả những mối quan tâm ở bên ngoài, và quay vào quán sát nội tâm cho đến khi ta biết tâm trong sáng hay ô nhiễm, yên tĩnh hay tán loạn như thế nào.
(Xem: 26140)
Kinh Nghĩa Túc đã bắt đầu dạy về không, vô tướng, vô nguyệnbất khả đắc. Kinh Nghĩa Túc có những hình ảnh rất đẹp về một vị mâu ni thành đạt.
(Xem: 18324)
Bản thể hiện tiền là Sự Sống Duy Nhất vĩnh hằng, luôn hiện tiền, vượt quá hằng hà sa số dạng hình thức sinh linh vốn lệ thuộc vào sinh và diệt.
(Xem: 18858)
Khi bạn chú tâm đến sự yên lặng, ngay lập tức có một trạng thái cảnh giác nhưng rất im lắng ở nội tâm. Bạn đang hiện diện. Bạn vừa bước ra khỏi thói quen suy tưởng của tâm thức cộng đồng...
(Xem: 34273)
Đây là phần thứ 2 trong 3 phần chính của cuốn Zen no Rekishi (Lịch Sử Thiền) do giáo sư Ibuki Atsushi soạn, xuất bản lần đầu tiên năm 2001 tại Tôkyô.
(Xem: 27224)
Thật ra chân lý nó không nằm ở bên đúng hay bên sai, mà nó vượt lên trên tất cả đối đãi, chấp trước về hiện hữu của Nhị Nguyên. Chân lý là điểm đến, còn hướng đến chân lý có nhiều con đường dẫn đến khác nhau.
(Xem: 28190)
Trong tiếng Phạn (Sanskrit), từ "Thiền" có ngữ nguyên là dhyâna. Người Trung Hoa đã dịch theo âm thành "Thiền na". Ý nghĩa "trầm tư mặc tưởng" của nó từ xưa trong sách vở Phật giáo lại được biểu âm bằng hai chữ yoga (du già).
(Xem: 21175)
Giác ngộ là sự hiểu biết đúng như thật; giải thoát là sự chấm dứt mọi phiền não khổ đau. Chỉ có sự hiểu đúng, biết đúng mới có sự an lạchạnh phúc...
(Xem: 14799)
Càng sống thiền định để thấu suốt cái vô thường, đau khổvô ngã trong đời sống thì ta càng dễ dàng mở rộng trái tim để có thể sống hòa ái và cảm thông cho tha nhân nhiều hơn.
(Xem: 19099)
Bồ Tát Quán Thế Âm là một trong những hình tượng gần gũi nhất với hầu hết tín đồ Phật giáo, dù ở bất cứ nơi đâu, dù thuộc tầng lớp nào. Ngài là biểu tượng của lòng đại bi...
(Xem: 10552)
Giáo dục của chúng ta là sự vun đắp của ký ức, sự củng cố của ký ức. Những thực hành và những nghi lễ của tôn giáo, đọc sách và hiểu biết của bạn, tất cả là sự củng cố của ký ức.
(Xem: 18455)
Đức Phật đã nhìn thấy rất rõ rằng, những trạng thái khác nhau của tâm và những hành động khác nhau của thân sẽ đưa đến những kết quả hoàn toàn khác biệt.
(Xem: 15578)
Phương pháp thiền tập được xuất phát từ phương Đông nhiều ngàn năm trước đây, sau khi được truyền sang phương Tây đã trở thành một phương pháp thực tập được nhiều người yêu thích...
(Xem: 13093)
Chư Bồ Tát, tùy theo hạnh nguyện thù thắng khác biệt mà mỗi vị mang một danh hiệu khác nhau, tựu trung hạnh nguyện của vị nào cũng vĩ đại rộng sâu không thể nghĩ bàn...
(Xem: 13350)
Tuy ra đời khá sớm trong dòng văn học Phật giáo, nhưng cho đến nay, điểm thú vị của độc giả khi đọc lại tập sách này là vẫn có thể nhận ra được những vấn đề quen thuộc với cuộc sống hiện nay của bản thân mình.
(Xem: 13904)
Chân lý chỉ có một, nhưng mỗi người đến với chân lý bằng một con đường khác nhau. Dù bằng con đường nào đi nữa thì đó cũng là hạnh phúc lớn nhất trong cuộc đời...
(Xem: 11677)
Đây là kết quả của 17 năm trường mà Ngài Huyền Trang đã ở tại Ấn Độ. Đi đến đâu Ngài cũng ghi lại từ khí hậu, phong thổ cho đến tập quán và nhất là những câu chuyện liên quan đến cuộc đời đức Phật...
(Xem: 11568)
Chính là nhờ vào con đường tu tập, vào sự bứng nhổ tận gốc rễ cái ảo tưởng rằng ta là một cá thể riêng biệt mà ta tìm lại được hạnh phúc chân thật sẵn có trong ta.
(Xem: 11276)
Đức Phật thuyết Pháp, chư tăng gìn giữ pháp Phật để vĩnh viễn lưu truyền làm đạo lý tế độ quần sanh. Vì thế, Phật, Pháp và Tăng là ba món báu của chúng sanh...
(Xem: 11791)
Sân chùa yên ả không một tiếng lá rơi. Mặt trời áp má lên những vòm cây xum xuê, chỉ để rớt nhiều đốm nắng rất nhỏ xuống đất, không nóng bức, không khó chịu...
(Xem: 19817)
Như những con người, tất cả chúng ta muốn an lạc hạnh phúc và tránh buồn rầu đau khổ. Trong kinh nghiệm hạn hẹp của mình, nếu chúng ta đạt đến điều này, giá trị bao la của nó có thể phát triển...
(Xem: 12323)
Ở xứ Tây Tạng, tạo hóa và dân sự dường như bảo nhau mà giữ không cho kẻ lạ bước vào! Núi cao chập chùng lên tận mây xanh có tuyết phủ...
(Xem: 13874)
Đức Phật Thích-ca Mâu-ni ra đời cách đây đã hơn 25 thế kỷ. Những gì ngài để lại cho cho chúng ta qua giáo pháp được truyền dạy khắp năm châu là vô giá...
(Xem: 13166)
Trong các vị cao tăng Trung Hoa, ngài Huyền Trang là người có công nghiệp rất lớn, đã đi khắp các nơi viếng Phật tích, những cảnh chùa lớn, quan sátnghiên cứu rất nhiều.
(Xem: 31771)
Những phương pháp và lời hướng dẫn mà Đức Phật đã đề ra giúp chúng ta có thể từng bước tiến đến một sự giác ngộ sâu xa và vượt bậc, và đó cũng là kinh nghiệm tự chúng Giác Ngộ của Đức Phật.
(Xem: 13348)
Vào một buổi chiều lười biếng ở Sydney, tôi mở Tivi và thấy chương trình Oprah Winfrey đang tranh luận về kiếp trước kiếp sau, cuộc tranh luận rất sôi nổi.
(Xem: 12670)
Đây là một cuốn nhật ký ghi chép cuộc hành trình đi về Ấn Độ để học đạo. Tác giả nhân khi chùa Văn Thù Sư Lợi tổ chức chuyến đi hành hương các Phật tích tại Ấn đã tháp tùng theo...
(Xem: 13256)
Sách gồm những lời phát biểu của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma về Phật giáo và vài vấn đề liên quan đến Phật giáo, chọn lọc từ các bài diễn văn, phỏng vấn, các buổi thuyết giảng và các sách của Đức Đạt-Lai Lạt-ma.
(Xem: 11817)
Trời bên này đã thật sự vào thu rồi đó! Buổi chiều, con đường về nhà hai bên rừng có ngàn lá đổi sang màu trái chín, đẹp kỳ diệu.
(Xem: 21734)
Ni sư Ayya Khema viết quyển tự truyện này không vì mục đích văn chương, mà để chúng ta từ câu chuyện đời của Ni sư tìm được những bài học giá trị về con đường đạo Người đã đi qua.
(Xem: 11015)
“Đạo lý nhà Phật, là một nền đạo lý thâm trầm, siêu việt hơn hết”. Ấy là lời nói của nhiều nhà thông thái xưa nay trên hoàn võ, và cũng là một mối cảm của chúng tôi nữa.
(Xem: 12812)
Các chân sư thực hiện những kỳ công của các ngài mà không chút tự hào, với một thái độ giản dị hồn nhiên hoàn toàn như trẻ con. Các ngài biết rằng, năng lực của tình thương luôn che chở các ngài.
(Xem: 14783)
Ngài Nam Tuyền nói: “Tâm bình thường là đạo.” Chư vị Tổ sư dùng đến vô số phương tiện cũng không ngoài việc dẫn dắt người học đạt đến tâm bình thường này.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant