Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chương 7

14 Tháng Ba 201200:00(Xem: 7090)
Chương 7


NÚI XANH MÂY HỒNG

truyện vừa của Vĩnh Hảo

Khởi viết tại Sài Gòn 1980, hoàn tất tại Long Thành 1982

Alpha xuất bản 1991 tại Virginia, Hoa Kỳ

____________

 

CHƯƠNG 7


 

Sài Gòn ngày …

Đức thân mến,

Mây vốn trôi nhưng không biết mình sẽ trôi về đâu. Trông thì có vẻ thảnh thơi thật đấy, nhưng vẫn còn tùy thuộc nơi những ngọn gió ác nghiệt nữa. Thứ tự dochúng ta tìm không phải là cái có thể có được giữa xã hội này.

Chuyến tàu hôm đó đưa tôi ra Đà Nẵng chứ không phải vào Sài Gòn. May mà mình đã từng sống ở Đà Nẵng và Hội An gần bốn năm kể từ một chín bảy ba. Từ Đà Nẵng tôi mua vé xe đò vào Sài Gòn bằng giấy thông hành của Tửu. Tôi ghé Nha Trang một đêm vì chuyến xe tôi đi gặp bất trắc, nhưng không đến thăm bạn được. Như dự tính, tôi vào Sài Gòn cho biết xứ người và cũng để xem ngoài khung trời Nha Trang, đất nước và con người có khác gì không, dưới chế độ kỳ quái này. Đến nơi rồi, ngẫm lại mới thấy mình thật là liều lĩnh. Bạn thường nói tôi can đảm chứ tôi thì chỉ thấy mình nông nổi, bồng bột mà thôi. Can đảm không phải là nhảy xả vào cái chết một cách liều lĩnh mà là biết đánh giá đích xác cái chết sẽ xảy ra như thế nào để chọn lựa một thái độ sống thích đáng.

Tôi đang ở nhà người anh ruột, chứ không ở chùa. Mà ở nhà người thế tục, dù là nhà của người thân thuộc, thì bạn cũng biết rồi đó, thật là tù túngbực bội. Nhà dù có rộng hay tiện nghi mấy chúng ta cũng sẽ không thấy thoải mái bằng ở chùa. Con sãi thì phải ở chùa mà quét lá đa chứ, phải không bạn? Nhưng chùa ở Sài Gòn thì cũng chẳng hơn gì nhà ở bên ngoài. Có lẽ mình chưa biết hết, nhưng qua những chùa tôi đã đến thăm, tôi thấy các chùa trong này đều nằm chen chúc trong các phố, luôn ồn ào và chẳng có chút không khí thiền vị và thi vị của thiền môn. Nhiều chùa không có đất để trồng hoa, nói chi đến trồng cây cảnh lấy bóng mát. Điểm nầy thật là lạ đối với tu sĩ miền Trung phải không? Để tạo cảnh thiên nhiên hoặc để được mát mắt một chút, người ta đặt hai ba chậu kiểng trên lầu thượng hoặc để ghé trước thềm chánh điệnTu sĩ thì phần nhiều (và chủ yếu) chỉ có mội việc quan trọng là tiếp khách và đi tụng đám suốt ngày. Mong rằng mình đã không vơ đũa cả nắm. Sài Gòn là một chốn phồn nhiệt và náo động, dù đã bị kềm siết từ sau năm 1975, mà Tăng sĩ và chùa chiền cũng không vươn thoát ra khỏi vòng vây bủa đó. Nói đến những việc ấy là thấy buồn khôn tả. Tóm lại, không khí Sài Gòn đã làm cho tâm hồn mình thấy ê ẩm thật. Chúng ta, nếu đã sống quen với vẻ u tịch của núi đồi Nha Trang hay cái êm ả, thiêng liêng của Suối Đổ, Đồng Bò, Đèo Rù Rì, thì chúng ta sẽ dễ phát điên, dễ bị choáng ngộp trong sự náo loạn thường xuyên của Sài Gòn.

Đức à, đôi lúc tôi hơi nhụt chí, thấy rằng, thà cứ ở mãi một chỗ như tảng núi mà hay: mặc tình gió mưa và mây trời qua lại. Nếu bạn có ý định lên đường, để tìm kiếm một cái gì đó như tôi, thì quên nó đi. Ngày nào đó tôi sẽ về, kể lại bạn nghe. Nhưng, hỡi anh bạn hiền của tôi, trước khi tôi về, anh hãy cứ ngâm nga bài thơ của Tô Đông Pha đi:

 “Mù tỏa Lô Sơn sóng Triết Giang

Khi chưa đến đó hận muôn vàn

Đến rồi về lại không gì lạ

Mù tỏa Lô Sơn sóng Triết Giang.”

Ngẫm lại những ước vọng của chúng ta, tôi thấy sao mà nhẹ nhàng và dễ thương quá. Chúng taước mơ gì cao siêu! Chỉ là những ước vọng đơn giảnChúng ta chỉ muốn được tự do, không lệ thuộc quá nhiều nơi những bậc cha anh cứ ngồi trên mà phán xuống; không bị câu thúc bởi những kỷ luật đã lỗi thời; không vì cơm ăn áo mặc mà phải quanh co sống dối để vừa lòng tín đồ Phật tửChúng ta cũng chẳng mơ ước được chùa to Phật lớn mà chỉ cần một am tranh trên một mảnh đất tự do, nơi rừng sâu núi thẳm, không một người vãng lai, không một sức mạnh nào bên ngoài kềm chếChúng ta sẽ thực sự sống trong sự yên tĩnh và thoát tục giữa núi rừng cô tịch. Ngày thì hái quả, trồng rau; đêm thì công phu, thiền tọa. Khỏe thì chống gậy trèo non, mệt thì ngồi chơi bờ suối. Lấy trăng sao làm đèn đuốc mỗi đêm, xem muông chim như bằng hữu thường ngày. Mặc tình thế sự thăng trầm, mặc ai tranh chấp lợi danh. Chúng ta sẽ tự do ca hát và reo vui trên đỉnh ngàn. Chúng ta sẽ làm thơ dâng tặng núi đồi hùng vĩ và những gì thiêng liêng cao đẹp nhất đứng vươn trên ngút ngàn mộng mị, vượt khỏi tầm tay với ô trược của thế gianChúng ta sẽ ngồi đốt lửa trong động đá, trong am thiền vào những ngày mưa đông, và chúng ta cũng có thể phanh ngực để đón gió mùa hạ mà không sợ ai bình phẩm, chê cười là mất tư cáchTư cách của chúng ta không nằm nơi những dáng vẻ bề ngoài, nơi những phép xã giaolịch sự vô nghĩa, giả dối của khuôn nếp cuộc đời nữa. Tư cách của chúng ta chính là niềm bình an và tâm thái tịch lặng vô biên trước bao nhiêu biến thiên hoán chuyển của trần gian huyển vọng, hư phù. Tư cách của chúng ta chính là nụ cười hào phóng vỡ bờ xóa sạch mọi ưu phiền hệ lụy của cuộc đờiTư cách của chúng tamột đời sống trọn vẹn, một tâm hồn hùng tráng, và một trí tuệ rạng rỡ…

Nhưng đó hãy còn là những ước vọng. Bằng chứng là cho đến bây giờ chúng ta vẫn còn là những kẻ đi tìm, những kẻ chạy rông. Chúng ta biết tự dogiải thoát đâu phải là cái gì ở bên ngoài mà ở trong chính chúng ta. Mọi sự tìm kiếm đều vô ích. Nhưng rõ ràngchúng ta đã không bằng lòng với môi trường sống hiện tạiChúng ta bị kềm chế, bị đóng khung, bị uốn nắn trong khuôn khổ của những đàn anh thủ cựu bên trong, và một chế độ khắc nghiệt phi luân bên ngoài. Chúng ta càng vùng vẫy, càng muốn ngoi lên thì lại càng bị dìm xuống và bị trói buộc phi lý bởi những áp chế của những chủ thuyết, qui tắc và kỷ luật. Họ thấy hay, thấy mới, họ tin theo, và buộc chúng ta phải ngụp lặn trong xác tín của họ; nhưng, không phải rằng trước ngưỡng cửa giải thoát, và tự do chân thật, mọi luật tắc, tư tưởng, học thuyếtchủ nghĩa đều chỉ là những cặn bã cũ rích và lỗi thời hay sao!

Tuy vậy, khi chúng ta muốn đạp đổ, muốn phá vỡ mọi thành trì của những định kiếncông thức cũ kỹ để đứng lên hít thở không khí tự do, điều này hàm nghĩa rằng chúng ta vẫn mong đợi là sẽ tìm được an lạchạnh phúc, tự dogiải thoát từ những điều kiện thực tế được coi là thuận lợi bên ngoài? Chúng ta có đòi hỏi quá đáng không? Chúng ta có nhầm lẫn không, bạn nhỉ? Chứ không phải rằng người ta chỉ có thể đạt đến tự do giải thoát bằng con đường tự do giải thoát sao? Chúng ta nào phải là những tu sĩ lêu lỏng, phóng túng! Sự trầm mặc hiền lành của chúng ta ai chẳng biết. Chúng ta có đòi hỏi gì nhiều. Bạn còn nhớ không, khi đọc mấy cuốn sách về triết họcvăn chương v.v… tôi đều bị thầy trụ trì chùa Núi ngăn cấm. Ngay cả những sách học ngoại ngữ cũng bị thầy xé nát cả. Cứ chiếu theo luật, thầy ấy buộc chúng ta chỉ học kinh và Hán văn thôi. Kể ra khi thầy ấy có ý xây dựng chúng ta theo truyền thống cũ đấy. Nhưng xây dựng không đúng cách thì chỉ thành phá hoại. Ai cũng có thể thấy rằng làm một cái hang hay dựng một túp lều cỏ ngay trung tâm thành phố thì thật chẳng mấy thích hợp. Người ta sẽ nói mình điên không sai. Cách sống của chúng ta sẽ do chính chúng ta vạch ra, dựa theo khuynh hướng giải thoát của đức Phậttùy thuận hoàn cảnh, thời đạitâm lý địa phương mà chúng ta đang sống. Tất cả những sự kiện xảy ra đều có những phản ứng thích đáng để điều hợp và bố trí lại một môi trường hợp lý. Chúng ta phản đối một vài định thức là vì chúng không còn thích hợp tâm tư và hoàn cảnh chúng ta hiện tại. Và sẽ còn vươn mãi đến tương lai nữa, những khuôn khổ vẫn cứ theo đó mà thay đổi, mà thăng hóa. Chúng ta thiết tha với lý tưởng nhưng phương pháp để thực hiện lý tưởng đó nhiều khi không phù hợp với thời đại hoặc trái ngược với cá tính của mỗi người chúng ta. Sự dồn nén của một tâm tư trong khuôn khổ chật hẹp không vừa vặn với tầm vóc của nó sẽ gây nên sức xung động kịch liệt. Tâm hồn càng ngày càng mở rộng mà nếp sinh hoạt thường nhật cứ mãi chết khô, cố định thì tâm hồn không thể nhẹ nhàng vươn thoát được. Sự phản kháng trong trường hợp này là lẽ tất nhiên không thể ngăn chận.

Chúng ta không phải là những kẻ muốn sống ngoài vòng kỷ luật; nhưng chúng ta ý thức được những kỷ luật nào đem lại lợi ích và những kỷ luật nào là vô nghĩa, lỗi thờiTâm hồn mở đến đâu, vòng cương tỏa của kỷ luật nới rộng đến đó. Mở ra mà không mất, đó mới là điểm cần yếu. Bởi không mở thì không dung được tất cả, nhưng mở hẳn – mà không có sức kềm chế nào như là một nhận thức sáng suốt về trách nhiệm của mình trước quyền lợi tha nhân – thì cũng mất tất cả. Kỷ luật luôn uyển chuyển để thích ứng với hoàn cảnh và tâm tư của mỗi con người, mỗi thời đạiChúng ta đi tìm, chúng ta mãi đi tìm vì chúng ta đã quá ngột ngạt trong trói buộc và vì sự trói buộc này, chúng ta biết chắc là không làm nẩy nở được tâm hồn chúng ta, và không còn cần thiết nữa, không còn cần thiết nữa. Có phải vì chúng ta khát khao tự do, tự lập nên không thể ở yên một chỗ mà trong đó chúng ta bị buộc phải rập theo tất cả những công thức và phải bị chi phối bởi nhiều quyền lực từ bên trên chèn ép xuống?! Chúng ta không may mắn, phải không bạn? Chúng ta không được sống trong một môi trường thích hợpChúng ta không tìm thấy hạnh phúc.

Tôi nhớ hồi còn ở chùa Núi, trước khi bạn dời qua Thiền thất và tôi dời về chùa Hải Đức, chúng ta đã không được đi đâu ra khỏi chùa. Những lúc chúng ta ra ngoài đều là đi tụng đám ma, đám giỗ; xong đám là tức tốc trở về chùa. Thầy trụ trì không đủ sức dạy chúng ta học, mà chúng ta đi học ở chùa nào khác thì thầy kiểm soát, bắt bẻ gắt gao (có lẽ thầy ấy nghĩ rằng chúng ta chỉ nên học thầy ấy thôi). Rồi thầy lại sợ chúng ta viện cớ đi học để đi chơi. Chúng ta ít tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Chúng ta đúng là những sơn tăng. Chiều chiều ra ngồi bìa núi ngắm trời cao biển rộng cũng bị thầy ấy gọi vào: sợ chúng ta ngắm cảnh một hồi sẽ sanh lòng buông lung muốn vẫy vùng ngang dọc… Chúng ta không có chút tự do nào hết. Bỏ cả thân thuộc, bỏ cả những gì thiết yếu của một con người để xuất gia, chúng ta đổi lấy một đời sống như thế đó, có phải là phi lý lắm không? Vậy thì nơi đâu? Đâu là chốn dừng nghỉ thực sự cho hành trình tìm kiếm của chúng ta? Tôi thấy sự kiện tôi rời Nha Trang không có nghĩa giản đơn như một sự nhàm chán, hay chỉ là sự tác thành của tính hiếu kỳ, muốn phiêu lưu. Trong chốn sâu thẳm nhất của đáy lòng, tôi nhìn ra được một nỗi niềm bi thiết, một thất bại lớn lao, một nguyên lý sâu xa, tất cả những gì đã một thoáng thúc đẩy tôi lên đường không điều kiện, không chần chờ, không thắc mắc, không toan tính, không lo âu; nó nói lên niềm thao thức khôn nguôi của một người trẻ tuổi trong nỗ lực tìm đến một khung trời mới lạ mà hắn tin rằng nơi đó, vòm trời của tự do vô hạn được mở ra.

 

Bây giờ ngồi viết cho bạn, tôi đã có thể nhìn cuộc đời rõ hơn, thực tế hơn. Như tôi đã nói với bạn trước đây, những truyện tôi viết lúc còn ở Nha Trang đều chỉ là những sản phẩm của tưởng tượng. Thực ra, một tu sĩ sống bưng bít trên núi, không va chạm với xã hội bên ngoài như chúng ta thì chẳng nên bày vẽ chuyện viết văn làm gì. Tôi nhớ lúc đó, trước khi đốt sạch những bản thảo, tôi đã gọi những truyện của mình là những “mộng truyện”, nghĩa là những cái được viết trong mộng mơ, trong tưởng tượng, hay trong một giấc chiêm bao mà thôi. Lên đường, bước gần lại với cuộc sống chen đua của người thế tục, tôi mới hiểu rõ hơn thế nào là cuộc đời và thế nào là sự tương quan của chính ta đối với nó. Tôi vẫn còn là kẻ đứng ngoài lề cuộc đời, chưa tham dự chính thức vào những sinh hoạt phiền tạp của nó, nhưng tôi đã có thể nghe được rằng hơi thở của nó đã phả vào da thịt tôi. Có lẽ tôi đang kề cận cuộc đời hơn bất cứ lúc nào, kể từ trước đến nay.

Vì phải ở tạm nhà người anh ruột, hàng ngày tôi chỉ nghe thấy những chuyện của thế tục. Tất cả những sinh hoạt của người chung quanh đều khác với sinh hoạt của tôi. Tôi không hề nghe được một tiếng chuông, tiếng mõ hay một thời kinh trong suốt nhiều tuần lễ, mà chỉ thường nghe những lời tính toán, bàn bạc về chuyện gạo cơm, chuyện áo quần, chuyện luyến ái, chuyện làm ăn v.v… Tất cả những chuyện ấy được nói lên trong một giọng rất nghiêm trọng; có khi lo âu, có khi đầy háo hức; có khi thỏa mãn, có khi bất bình; có lúc hoạt kê, có khi đứng đắn; nhưng chung qui cũng xoay quanh vấn đề thực tiễn nhất của đời sống là cái ăn, cái mặc và tình ái.

Nghĩ cũng buồn, bạn nhỉ. Nhưng phải chấp nhận thôi. Rồi mình sẽ thấy quen và chịu đựng được. Nghịch cảnh dạy cho ta nhiều bài học hơn thuận cảnh, tôi mong vậy, và tôi cũng mong rằng đó sẽ là những bài học bổ ích cho lý tưởng của tôi. Dù sao, tôi vẫn có cảm tưởng như mình đang bị cuốn phăng trong một cơn lốc đưa xuống vực thẳm. Tôi đang phấn đấu để vươn ra khỏi nó, và quyết chí đi tìm ngõ thoát chung cho chúng taƯớc mong bạn vẫn bình yên và chờ đợi sự thành công, chờ đợi con đường mới mà chúng ta sẽ là những đồng hành tri kỷ.

 

Hãy cầu nguyện cho tôi mãi mãi như một hoa sencuộc đời có là một biển lửa. Bạn còn nhớ hai câu thơ của Thiền sư Ngộ ấn chứ? 

  “Ngọc phần sơn thượng sắc thường nhuận

Liên phát lô trung thấp vị can.

Tôi tạm dịch như vầy, chép tặng bạn đọc cho vui: 

  “Ngọc trui trên núi màu thêm biếc

Sen nở trong lò sắc càng tươi.”

Thân ái.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10368)
Tập Kỷ Yếu này ghi nhận lại những cảm nhận, những kỷ niệm, những hình ảnh sinh hoạt của Trường Hạ Minh Quang như một món quà tinh thần kỷ niệm cuối khóa cho mọi hành giả tham dự khóa tu... Giáo Hội ÚC Châu
(Xem: 9485)
Em muốn nói chuyện với tôi, bởi vì trong thâm tâm, em chưa mất hẳn niềm tin nơi tất cả chúng tôi. Và tôi muốn nói chuyện với em, bởi vì có lẽ tôi là một trong những người chưa chịu đầu hàng cuộc đời... Nhất Hạnh
(Xem: 9196)
Toàn bộ mục tiêu của tôn giáophổ cập từ ái và bi mẫn, nhẫn nhục, bao dung, khiêm tốn, tha thứ... Dalai Lama
(Xem: 31103)
Tập truyện này không nhắm dẫn chúng ta đi vào chỗ huyền bí không tưởng. Chỉ cần trở lại với tâm bình thường, một tâm bình thường mà thấy đất trời cao rộng vô cùng.
(Xem: 20642)
Những bài nói chuyện trong tập sách này được đề cập đến những vấn đề rất tổng quát của tâm, nhân dịp Lạt ma Yeshe đi thuyết giảng vòng quanh thế giới lần thứ hai cùng với Lạt ma Zopa...
(Xem: 22968)
Thơ Văn Lý Trần - Nhà xuất bản: Khoa Học Xã Hội 1977, Nhiều Tác Giả
(Xem: 17560)
Đức Phật nêu lên tánh không như là một thể dạng tối thượng của tâm thức không có gì vượt hơn được và xem đấy như là một phương tiện mang lại sự giải thoát... Hoang Phong dịch
(Xem: 11539)
Mục đích có được thân người quý báu này không phải chỉ để tạo hạnh phúc cho chính mình, mà còn để làm vơi bớt khổ đau, đem lại hạnh phúc cho người. Đó là mục đích đời sống.
(Xem: 21252)
Theo giáo lý đạo Phật, tâm là nhân tố chính trong mọi sự kiện hay việc xảy ra. Một tâm lừa dối là nguyên nhân của mọi kinh nghiệm mùi vị của samsara...
(Xem: 8676)
Đại ý bài kinh đại khái nói về việc ngài Anan thưa hỏi đức Thế Tôn về việc phụng sự Phật phápkiết tường hay hung tai? HT Thích Minh Thông
(Xem: 22016)
Bồ đề tâm, nghĩa là “tư tưởng giác ngộ”, nó có hai phương diện, một hướng đến tất cả chúng sanh và một tập trung vào trí huệ.
(Xem: 13235)
Cuốn sách Cuộc Tranh Đấu Lịch Sử Của Phật Giáo Việt Nam được Viện Hóa Đạo GHPGVNTN xuất bản vào năm 1964... Nam Thanh
(Xem: 38315)
Tuyển tập 115 bài viết của 92 tác giả và những lời Phê phán của 100 Chứng nhân về chế độ Ngô Đình Diệm
(Xem: 13260)
Nhà Sư Vướng Lụy hay truyện Con Hồng Nhạn Lưu Ly - Nguyên tác Tô Mạng Thù; Bùi Giáng dịch
(Xem: 24109)
Lược Sử Phật Giáo Trung Quốc (Từ thế kỷ thứ I sau CN đến thế kỷ thứ X) - Tác giả Viên Trí
(Xem: 14875)
50 năm qua Phật Giáo chịu nhiều thăng trầm vinh nhục, nhưng không phải vậy mà 50 năm tới Phật Giáo có thể được an cư lạc nghiệp để hoằng pháp độ sinh...
(Xem: 24404)
Năm 623 trước Dương lịch, vào ngày trăng tròn tháng năm, tức ngày rằm tháng tư Âm lịch, tại vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini) xứ Ấn Độ...
(Xem: 10087)
Những Điều Phật Đã Dạy - Nguyên tác: Hòa thượng Walpola Rahula - Người dịch: Lê Kim Kha
(Xem: 17517)
Quyển 50 Năm Chấn Hưng Phật Giáo Việt Nam do HT Thích Thiện Hoa biên soạn là một tài liệu lịch sử hữu ích.
(Xem: 22534)
Phật Giáo Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử của nó luôn luôn gắn liền với dòng sinh mệnh của dân tộc... Trần Tri Khách
(Xem: 22522)
Luận văn trẻ trung tuyệt vời này đưa ra phương pháp tiếp cận dựa trên truyền thống, vạch ra các giai đoạn của con đường.
(Xem: 7424)
Là người mới bắt đầu học Phật, tôi nhận thấy quyển sách nhỏ này thể hiện tốt tinh thần vừa giáo dục vừa khai sáng...
(Xem: 13980)
Kinh thành đá Gia Na là thạch kinh có quy mô lớn nhất trên thế giới, với các tảng đá ma ni trên đó khắc lục tự chân ngôncác loại kinh văn, là thắng tích văn hóa hiếm thấy.
(Xem: 26924)
Về môn Niệm Phật, tuy giản dị nhưng rất rộng sâu. Điều cần yếu là phải chí thành tha thiết, thì đạo cảm ứng mới thông nhau, hiện đời mới được sự lợi ích chân thật.
(Xem: 26709)
Tâm chân thành là tâm Phật, bạn với Phật là đồng tâm. Bốn hoằng thệ nguyện là đồng nguyện với Phật...
(Xem: 19724)
Khi gọi là điều đạo đức, người ứng dụng hành trì sẽ cảm thấy có nhu cầu hướng tới, bởi điều đạo đức luôn mang đến hạnh phúc an lành cho con người.
(Xem: 20677)
Bát chánh đạocon đường tâm linh có khả năng giúp cho người phàm trở thành bậc Thánh. Trước hết là Chánh kiến, tức tầm nhìn chân chính...
(Xem: 21218)
Đọc Bát Đại Nhân Giác để trải nghiệm các giá trị cao siêu trong từng nếp sống bình dị, theo đó hành giả có thể tự mình mở mắt tuệ giác, trở thành bậc đại nhân...
(Xem: 13146)
Do sức ép của công việc, sức ép của mọi thứ trong xã hội đã làm thay đổi cấu trúc đời sống sinh hoạt gia đình truyền thống mà các sắc dân ở các nơi đã phải đối diện.
(Xem: 13283)
Thật không ngoa chút nào, khi tạp chí Chùa cổ Bình Dương cho rằng, chùa Tây Tạng là "dấu ấn đầu tiên của Mật tông”.
(Xem: 29697)
Sự khai triển của Phật giáo đại thừa kết hợp với các dân tộc có nền văn hóa khác nhau đưa đến sự xuất hiện nhiều trình độ hiểu biết Phật giáo rất đặc sắc.
(Xem: 13825)
Tây Tạng là quê hương của những bậc thánh nhân, những vị bồ tát, những đạo sĩ sống cô tịch và độc cư nơi rừng sâu núi thẳm để tu tập thiền định.
(Xem: 13849)
Đến đây, nếu để ý bạn sẽ thấy gần như mỗi người Tây Tạng đi đâu cũng xoay trên tay bánh xe mani (một ống đồng xoay trên một trục thẳng đứng)...
(Xem: 32294)
Tịnh độ giáo là một tông phái thuộc Phật giáo Đại thừa, tín ngưỡng về sự hiện hữu của chư Phật và tịnh độ của các Ngài; hiện tại nương nhờ lòng từ bi nhiếp thụ của Phật-đà...
(Xem: 23830)
Kiến thức là gì? Nó đã được thu thập hàng nghìn năm qua hằng bao kinh nghiệm, tích trữ trong trí não như kiến thức và ký ức. Và từ ký ức đó, tư tưởng (thought) phát sanh.
(Xem: 29642)
Những lời khuyên dạy trong những trang sau đây đều căn cứ trên kinh nghiệm thực hành của Ngài Thiền Sư Ashin Tejaniya.
(Xem: 31370)
Qua quyển sách mỏng này, Susan đã chia sẻ rất chân thật các tâm trạng mà bà phải trải qua trong tuổi già...
(Xem: 34086)
Chính các ngài là những cánh tay đắc lực nhất đã giúp đức Phật hữu hiệu nhất trong công việc hoàng pháp độ sinh...
(Xem: 18349)
Tu sĩ vẫn không quay lại, đôi bàn tay với những ngón tay kỳ diệu bật lên dây đàn, mắt nhìn ra khung cửa tối - biển âm thanh xao động rồi ngưng lắng một lúc...
(Xem: 19375)
Tất cả đang im lặng trong chàng. Triết Hựu có thể nghe được, trong một lúc mười muôn triệu thế giới đang dừng lại, chỉ còn một hơi thở và một trái tim.
(Xem: 32682)
Đức Phật dạy chúng ta hãy vất bỏ mọi thái cực. Đó là con đường thực hành chân chính, dẫn đến nơi thoát khỏi sanh tử. Không có khoái lạc và đau khổ trên đường này...
(Xem: 18625)
Thuở xưa, tại khu rừng Daliko bên bờ sông Đại Hằng, có cây bồ-đề đại thọ, ngàn năm tuổi, vươn lên cao, xòe tán rộng, che phủ cả một vùng.
(Xem: 30691)
Từng Bước Nở Hoa Sen - Chén trà trong hai tay, Chánh niệm nâng tròn đầy, Thân và tâm an trú, Bây giờ ở đây... Thích Nhất Hạnh
(Xem: 16049)
Trưởng giả Tu-đạt-đa (cũng gọi là Tu-đạt) là một nhà từ thiện lớn, luôn vui thích làm những chuyện phước đức, bố thí. Ông thường cứu giúp những người nghèo khó...
(Xem: 26647)
Chùa Linh Mụ đẹp quá, nên thơ quá. Nói vậy cũng chưa đủ. Nó tịnh định, cổ kính, an nhiên, trầm mặc. Nói vậy cũng chưa đủ.
(Xem: 32476)
Khi bạn duy trì được chánh niệm trong mọi lúc, tâm bạn sẽ luôn luôn mạnh mẽ và đầy sức sống, rất trong sángan lạc. Bạn cảm thấy nội tâm mình vô cùng thanh tịnh và cao thượng.
(Xem: 39211)
Đa Văn từ lâu được nổi tiếng là nghe nhiều, nhớ giỏi. Hôm kia, chẳng biết suy nghĩ được điều gì mà chú hăm hở chạy vào gặp nhà sư, lễ phép và khách sáo nói...
(Xem: 40312)
Mục đích của cuộc đời chúng ta là để trưởng thành, là để giải quyết các vấn đề của mình một cách chánh niệmý nghĩa. Trí tuệ sẽ đến và chánh niệm cũng đến cùng.
(Xem: 19198)
“Tỉnh thức trong công việc” của tác giả Michael Carroll là tuyển tập nhiều bài viết ngắn cùng chủ đề, được chia làm bốn phần, mỗi phần đề cập đến các phương diện chánh niệm trong kinh doanh.
(Xem: 19209)
Nằm giữa mây mù và rừng nguyên sinh hoang rậm, cả hệ thống những thiền viện, am, chùa cổ hiện ra - với toà ngang dãy dọc, với ngôi tháp đá tảng xanh 7 tầng...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant